1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục quản lí hoạt Động dạy học môn nghệ thuật

124 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN HỒNG SƠN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGHỆ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Quản lí giáo dục Mã số: 8140114 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. HỒ VĂN DŨNG HUẾ - 2022 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là phương sách hàng đầu để kiến quốc lâu dài và hiệu quả. Dạy học không đơn thuần là cung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng lý thuyết của từng môn học ở trên lớp mà còn gắn bó chặt chẽ với bản chất của dạy học hiện đại: “Học để biết, học để làm việc, học để chung sống và học để làm người” (UNESCO). Nghị quyết số 29 – NQ/TW ngày 4/11/2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh: “Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Luật Giáo dục Luật số: 43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 ghi rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm Mĩ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế ”. Chiến lược phát triển Giáo dục năm 2011 – 2020 của nước ta, nêu rõ: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở con người lao động của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Những giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của người lao động, rõ ràng được hình thành cơ bản không chỉ bằng giờ học trên lớp mà phải được rèn luyện, củng cố và phát triển thông qua các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng. Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp THCS là cấp cơ bản, là giai đoạn trung gian giữa tiểu học và THPT, ở cấp học này học sinh được cung cấp kiến thức cơ bản, đầy đủ nhất về “Đức – Trí – Thể - Mĩ” để hình thành nhân cách. Tâm sinh lý của lứa tuổi này cũng có nhiều biến động. Do đó các hoạt động dạy – học ở các trường THCS là vô cùng quan trọng, là cơ sở cho các cấp học và bậc học cao hơn. Trong những năm qua một trong những môn học được đưa vào chương trình giáo dục ở phổ thông góp phần tất yếu vào giáo dục thẩm mỹ, hình thành và phát triển nhân cách ở thế hệ trẻ nhưng chưa được đánh giá cao trong nhà trường, gia đình cũng như toàn xã hội đó chính là môn Nghệ thuật. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật trong các trường THCS nói chung và các trường THCS huyện Chương Mỹ nói riêng hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế. Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật nhằm khắc phục những hạn chế đó, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Mĩ thuật ở các trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học phân môn Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Mĩ thuật, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Hiện nay, hoạt động dạy học Mĩ thuật đã được các trường THCS của huyện Chương Mỹ quan tâm. Tuy nhiên, mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện còn chưa tốt, đa số giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều hình thức đào tạo khác nhau, trình độ chuyên môn không đồng đều. Những giáo viên lớn tuổi thường bắt nhịp các đổi mới chậm hơn và họ rất ngại phải thay đổi. Trong khi đó, các giáo viên trẻ nhạy bén, tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễn mà đặc biệt đa số giáo viên còn cho rằng môn Mĩ thuật là môn phụ nên chưa được coi trọng, chưa được đầu tư. Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp với thực tiễn và áp dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp thì sẽ khắc phục được những mặt còn hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học Mĩ thuật, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở trường THCS. 5.2. Điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 6.2.1. Phương pháp điều tra 6.2.2. Phương pháp quan sát 6.2.3. Phương pháp phỏng vấn 6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm 6.2.5. Phương pháp chuyên gia 6.3. Phương pháp xử lí số liệu 7. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7.1. Phạm vi về địa bàn nghiên cứu Về địa bàn nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu 37 (dự kiến) trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 7.2. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động dạy học phân môn Mĩ thuật và quản lý hoạt động dạy học môn Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 7.3. Phạm vi về đối tượng khách thể khảo sát Luận văn tập trung khảo sát đối tượng CBQL, giáo viên dạy Mĩ thuật và học sinh ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 7.4. Phạm vi về thời gian Quá trình nghiên cứu thực tiễn được thực hiện trong năm học 2021 - 2022 đến năm học 2022 - 2023. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở. Chương 2. Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài 1.1.2. Nghiên cứu trong nước 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lí 1.2.2. Quản lí giáo dục 1.2.3. Hoạt động dạy học 1.2.4. Hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật 1.2.5. Quản lí hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3. Lý luận về hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3.1. Những yêu cầu về dạy học Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3.2. Hoạt động dạy môn Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3.3. Hoạt động học môn Mĩ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.3.5. Điều kiện hỗ trợ việc dạy và học bộ môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.4. Lý luận về quản lí hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.4.1. Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Nghệ thuật 1.4.2. Quản lí hoạt động giảng dạy môn Mĩ thuật của giáo viên 1.4.3. Quản lí hoạt động học tập môn Mĩ thuật của học sinh 1.4.4. Quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Mĩ thuật 1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 1.5.1. Các yếu tố khách quan 1.5.2. Các yếu tố chủ quan Tiểu kết chương 1 Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGHỆ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội, giáo dục huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội 2.1.2. Tình hình giáo dục 2.2. Khái quát khảo sát về thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Phương pháp khảo sát 2.2.4. Đối tượng khảo sát 2.2.5. Địa bàn khảo sát và cách xử lí số liệu 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2.3.1. Thực trạng mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học Mĩ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.3.2. Thực trạng hoạt động dạy Mĩ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.3.3. Thực trạng hoạt động học Mĩ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.3.5. Thực trạng các điều kiện hỗ trợ việc dạy và học Mĩ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2.4.1. Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.4.2. Thực trạng quản lí hoạt động dạy Mĩ thuật của giáo viên ở các trường trung học cơ sở 2.4.3. Thực trạng quản lí hoạt động học Mĩ thuật của học sinh ở các trường trung học cơ sở 2.4.4. Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học Mĩ thuật ở các trường trung học cơ sở 2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2.6. Đánh giá chung về quản lý hoạt động dạy học Mĩ thuật của môn Nghệ thuật tại các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2.6.1. Kết quả đạt được 2.6.2. Tồn tại 2.6.3. Nguyên nhân Tiểu kết chương 2 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGHỆ THUẬT Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh về vai trò của Mĩ thuật trong chương trình dạy học cấp trung học cơ sở 3.2.2. Chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy Mĩ thuật của giáo viên 3.2.3. Tăng cường quản lý việc học tập Mĩ thuật của học sinh 3.2.4. Đầu tư cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ hoạt động dạy học Mĩ thuật 3.2.5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Mĩ thuật 3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về lý luận 1.2. Về thực tiễn 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội 2.2. Đối với Huyện ủy – HĐND - UBND huyện Chương Mỹ 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Chương Mỹ 2.4. Đối với CBQL các trường THCS 2.5. Đối với giáo viên dạy môn Mĩ thuật TÀI LIỆU THAM KHẢO DỰ KIẾN KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU TT NỘI DUNG CÔNG VIỆC THỜI GIAN GHI CHÚ 1 Xây dựng và duyệt đề cương 10/2022 2 Triển khai thực hiện đề tài luận văn 12/2022- 04/2023 3 Viết và hoàn thiện luận văn 5/2023- 10/2023 4 Bảo vệ luận văn Giảng viên hướng dẫn khoa học TS. Hồ Văn Dũng Huế, ngày 09 tháng 11 năm 2022 Học viên thực hiện Nguyễn Hồng Sơn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, dẫn chứng và kết quảnghiên cứu ghi trong luận văn là trung thực, được khảo sát thực tế tại các trườngTHCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ của thành phố Hà Nội, được cho phép sửdụng, trích dẫn và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.

Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quý thầy cô!

Với tình cảm chân thành và lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâusắc đến quý lãnh đạo, BGH Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế - phòng Đàotạo sau đại học; các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục, các giáo viên đãtrực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứucho đến khi hoàn thành khóa học.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hồ Văn Dũng đã luôntận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốtquá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn.

Xin chân thành cám ơn Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hà Nội, PhòngGiáo dục - Đào tạo huyện Chương Mỹ, cùng Ban giám hiệu và quý thầy cô giáo cáctrường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội đã quan tâm, tạo điềukiện thuận lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn, cung cấp số liệu và tưvấn khoa học trong quá trình tôi thực hiện đề tài.

Xin chân thành cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, tiếp sức,giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.

Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng tôi tin chắc rằng luận văn không thểtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chân tình của quý Thầy,Cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

Trân trọng cám ơn!

Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Nguyễn Hồng Sơn

Trang 5

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 9

4 Giả thuyết khoa học 9

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

6 Phương pháp nghiên cứu 9

7 Phạm vi nghiên cứu 10

8 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔNNGHỆ THUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ 11

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề 11

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 12

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 13

1.2 Các khái niệm cơ bản 15

1.2.1 Quản lí 15

1.2.2 Quản lí giáo dục 17

1.2.3 Hoạt động dạy học 18

1.2.4 Hoạt động dạy học môn Nghệ thuật 19

1.2.5 Quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở .19

1.3 Lí luận về hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở .201.3.1 Những yêu cầu về dạy học Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 20

1.3.2 Hoạt động dạy môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 21

1.3.3 Hoạt động học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở 23

Trang 6

1.3.5 Điều kiện hỗ trợ việc dạy và học bộ môn Nghệ thuật ở trường THCS 24

1.4 Lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường THCS 25

1.4.1 Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Nghệ thuật 25

1.4.2 Quản lí hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật của giáo viên 29

1.4.3 Quản lí hoạt động học tập môn Nghệ thuật của học sinh 32

1.4.4 Quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Nghệ thuật 34

1.5 Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trườngtrung học cơ sở 36

2.1 Khái quát tình hình kinh tế xã hội, giáo dục huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 40

2.1.1 Tình hình kinh tế xã hội huyện Chương Mỹ 40

2.1.2 Tình hình giáo dục huyện Chương Mỹ 41

2.2 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 45

2.2.1 Mục tiêu khảo sát 45

2.2.2 Nội dung khảo sát 45

2.2.3 Đối tượng khảo sát 46

2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả khảo sát 46

2.3 Thực trạng hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơsở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 47

2.3.1 Thực trạng những yêu cầu về dạy học môn Nghệ thuật ở các trườngtrung học cơ sở huyện Chương Mỹ 47

2.3.2 Thực trạng hoạt động dạy môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sởhuyện Chương Mỹ 49

2.3.3 Thực trạng hoạt động học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sởhuyện Chương Mỹ 52

Trang 7

2.3.5 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ việc hoạt động dạy học môn Nghệ thuật

ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 55

2.4 Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trunghọc cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 56

2.4.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt độngdạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 56

2.4.2 Thực trạng quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Nghệthuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 56

2.4.3 Thực trạng quản lí hoạt động dạy môn Nghệ thuật của giáo viên ở cáctrường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 59

2.4.4 Thực trạng quản lí hoạt động học môn Nghệ thuật của học sinh ở cáctrường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 64

2.4.5 Thực trạng quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Nghệthuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 68

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Nghệthuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 71

2.6 Đánh giá chung về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trườngtrung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 73

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 77

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 77

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 77

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 77

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 78

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 78

Trang 8

3.2.1 Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh vềvai trò của môn Nghệ thuật trong chương trình dạy học cấp trung học cơ sở 783.2.2 Chú trọng hơn nữa công tác quản lý hoạt động giảng dạy môn Nghệ

thuật của giáo viên 81

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực chuyên môn và kĩ năng dạy học phát triểnnăng lực học sinh cho giáo viên 85

3.2.4 Chỉ đạo đổi mới nội dung và phương pháp dạy học môn Nghệ thuật ở cáctrường trung học cơ sở 86

3.2.5 Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Nghệthuật 89

3.2.6 Tăng cường đầu tư và chỉ đạo sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị dạy học đểphục vụ dạy học môn Nghệ thuật 91

3.3 Mối quan hệ giữa các nhóm biện pháp 94

3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 943.4.1 Mục đích khảo nghiệm 94

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 94

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 94

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 94

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 94

2.1 Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chương Mỹ 99

2.2 Đối với các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ 99

2.3 Đối với giáo viên dạy môn Nghệ thuật 100

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101PHỤ LỤC P1

Trang 9

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮTChữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

CBQL : Cán bộ quản lýCMHS : Cha mẹ học sinhCNTT : Công nghệ thông tinCSVC : Cơ sở vật chất

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Thang đo khoảng theo giá trị trung bình 46Bảng 2.2 Đánh giá của CBQL, GVNT về thực hiện mục tiêu dạy học môn Nghệthuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 48Bảng 2.3 Đánh giá của CBQL, GVNT về thực hiện phương pháp dạy học mônNghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 50Bảng 2.4 Đánh giá của CBQL, GVNT về tình hình học tập môn Nghệ thuật củahọc sinh ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 52Bảng 2.5 Tổng hợp kết quả học tập môn Nghệ thuật của học sinh 53Bảng 2.6 Đánh giá của CBQL, GVNT về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập mônNghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 54Bảng 2.7 Đánh giá của CBQL, GVNT về các điều kiện hỗ trợ cho hoạt động dạyhọc môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 55Bảng 2.8 Đánh giá của CBQL, GVNT về tầm quan trọng của công tác quản lý hoạtđộng dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 56Bảng 2.9 Đánh giá của CBQL, GVNT về quản lý mục tiêu, chương trình, nội dungdạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 57Bảng 2.10 Đánh giá của CBQL, GVNT về quản lý hoạt động dạy môn Nghệ thuậtcủa giáo viên ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 59Bảng 2.11 Đánh giá của CBQL, GVNT về quản lý hoạt động học tập môn Nghệthuật của học sinh ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 65Bảng 2.12 Đánh giá của CBQL, GVMT về quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt độngdạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 68Bảng 2.13 Đánh giá về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạyhọc môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 71Bảng 3.1 Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạtđộng dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 94Bảng 3.2 Kết quả về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động dạy học mônNghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ 95

Trang 11

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.Đó là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, là phương sáchhàng đầu để kiến quốc lâu dài và hiệu quả Ngày nay, việc dạy học không chỉ làcung cấp tri thức, rèn luyện kỹ năng của học sinh đối với các môn học mà còn là sự

phát huy năng lực, phẩm chất của người học, với phương châm: “Học để biết, họcđể làm việc, học để chung sống và học để làm người” Theo Nghị quyết số 29–NQ/

TW ngày 4/11/2013 đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn mạnh:

“Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lí tốt; cócơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảmcác điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hộihóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hướng xã hộichủ nghĩa và bản sắc dân tộc Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạttrình độ tiên tiến trong khu vực” Luật Giáo dục Luật số 43/2019/QH14 ngày 14tháng 6 năm 2019 cũng đã nêu rõ: “Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển toàn diệncon người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mĩ và nghềnghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yêu nước, tinh thầndân tộc, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huytiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồnnhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổquốc và hội nhập quốc tế” [22]

Đó là những giá trị đạo đức cơ bản và năng lực nghề nghiệp cần có ở conngười lao động của thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước Sự hình thànhnhững giá trị đạo đức và năng lực nghề nghiệp của học sinh được hình thành cơ bảnkhông chỉ thông qua các giờ học trên lớp mà còn phải được rèn luyện, củng cố vàphát triển thông qua các hoạt động giáo dục phong phú, đa dạng, đặc biệt hoạt độnggiáo dục ngoài giờ lên lớp ở nhà trường phổ thông đóng vai trò quan trọng.

Trong hệ thống giáo dục nước ta, cấp Trung học cơ sở là cấp cơ bản, là giai

Trang 12

đoạn trung gian giữa tiểu học và Trung học phổ thông, ở cấp học này học sinh đượccung cấp kiến thức cơ bản, đầy đủ nhất về “Đức – Trí – Thể - Mĩ” để hình thànhnhân cách Tâm sinh lí của lứa tuổi này cũng có nhiều biến động Hoạt động dạy –học môn Nghệ thuật ở các trường THCS là rất quan trọng Trong những năm qua,môn học Nghệ thuật được đưa vào chương trình giáo dục ở phổ thông để góp phầngiáo dục thẩm mĩ và hình thành phẩm chất, phát triển năng lực của học sinh theoNghị quyết 29-NQ/TW đã quy định

Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn học, trong đó có môn Nghệthuật Đây là môn học bắt buộc ở cấp THCS Môn Nghệ thuật không chỉ phát triểncho các em năng lực Nghệ thuật mà còn nhằm giáo dục cho học sinh ý thức kếthừa và phát huy nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, đảm bảo phù hợp với sự pháttriển của thời đại Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của BộGD&ĐT ban hành ngày 19/01/2018 đã nêu cụ thể, môn Nghệ thuật là môn học bắtbuộc ở giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và trung học cơ sở và là mônhọc tự chọn ở giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp của cấp trung học phổthông [2] Như vậy, môn Nghệ thuật ngày càng có vị trí quan trọng trong chươngtrình giáo dục phổ thông hiện nay

Thông qua môn Nghệ thuật, sẽ trang bị cho các em một số kiến thức, kĩnăng cơ bản về hội họa, âm nhạc, tiếp thu những tinh hoa của nền Nghệ thuật dântộc Từ đó, phát huy óc sáng tạo và tính thẩm mĩ góp phần phát triển năng khiếu,phát hiện tài năng và bồi dưỡng nhân tài cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước Mônhọc Nghệ thuật là một môn năng khiếu Vì vậy, đòi hỏi các em phải có tính sángtạo, độc lập trong học tập, thông qua đó học sinh vận dụng linh hoạt kiến thức đã

Trang 13

Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật trong các trườngTHCS nói chung và các trường THCS huyện Chương Mỹ nói riêng hiện nay vẫncòn nhiều bất cập và hạn chế Để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề xuất cácbiện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật nhằm khắc phục những hạnchế đó, nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS

trên địa bàn huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, tôi chọn đề tài “Quản lí hoạt

động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề về lí luận và thực tiễn, từ đó đề xuất cácbiện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Nghệ thuật,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyệnChương Mỹ, thành phố Hà Nội

4 Giả thuyết khoa học

Hiện nay, hoạt động dạy học môn Nghệ thuật đã được các trường THCS

Trang 14

còn chưa tốt, đa số giáo viên được đào tạo từ nhiều nguồn, nhiều hình thức đào tạokhác nhau, trình độ chuyên môn không đồng đều Những giáo viên lớn tuổi thườngbắt nhịp các đổi mới chậm hơn và họ rất ngại phải thay đổi Trong khi đó, các giáoviên trẻ nhạy bén, tiếp thu cái mới rất nhanh nhưng lại thiếu kinh nghiệm thực tiễnmà đặc biệt đa số giáo viên còn cho rằng môn Nghệ thuật là môn phụ nên chưađược coi trọng, chưa được đầu tư Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp với thựctiễn và áp dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo các biện pháp thì sẽ khắc phục đượcnhững mặt còn hạn chế, nâng cao chất lượng dạy học môn Nghệ thuật, đáp ứng tốtyêu cầu phát triển giáo dục THCS trong giai đoạn hiện nay.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ởtrường THCS

5.2 Điều tra khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lí hoạt động dạyhọc môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

5.3 Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở cáctrường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận

Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu nhằm xâydựng cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu

6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Sử dụng hệ thống câu hỏi điều tra để thu thập các số liệu nhằm xác định thựctrạng hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các trườngTHCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, từ đó phân tích những nguyên nhânthành công và hạn chế của thực trạng này.

- Phương pháp phỏng vấn

Phỏng vấn các CBQL, GV ở các nhà trường, về thực trạng quản lí hoạtđộng dạy học môn Nghệ thuật nhằm làm rõ thực trạng quản lí việc giảng dạy mônNghệ thuật, từ đó có căn cứ đề xuất các biện pháp quản lí hiệu quả

- Phương pháp chuyên gia

Trang 15

6.3 Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý và đánh giá thực trạngQLHĐDH môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội

7 Phạm vi nghiên cứu

7.1 Phạm vi về địa bàn nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tại 37 trường THCS trên địa bàn huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội

7.2 Phạm vi về nội dung nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu HĐDH môn Nghệ thuật và quản lí hoạt độngdạy học môn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

7.3 Phạm vi về đối tượng khách thể khảo sát

Luận văn tập trung khảo sát 74 đối tượng là CBQL, 37 GV dạy Mĩ thuật, 37GV dạy Âm nhạc và 37 Tổ trưởng chuyên môn ở các trường THCS huyện ChươngMỹ, thành phố Hà Nội.

8 Cấu trúc của luận văn

Cấu trúc của luận văn gồm phần mở đầu, phần kết luận, phần khuyến nghị vàtài liệu tham khảo, phụ lục Luận văn có 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở

trường trung học cơ sở.

Chương 2 Thực trạng về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các

trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở các

trường trung học cơ sở huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN NGHỆTHUẬT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong xu thế phát triểnhiện nay của đất nước đòi hỏi cần phải đổi mới giáo dục Bất cứ một quốc gia nàotrên thế giới, giáo dục luôn là nhân tố tích cực thúc đẩy sự phát triển của xã hội,

Trang 16

Trước yêu cầu đổi mới GDPT, đòi hỏi phải đổi mới công tác quản lí, đổi mớiquản lí và lãnh đạo nhà trường trở thành đòi hỏi cấp bách, trong đó quản lí hoạtđộng dạy học là vấn đề cơ bản có tác động trực tiếp nâng cao chất lượng giáo dục.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng Chương trình giáo dục phổ thông tổngthể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộtrưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) với mục tiêu hình thành và phát triển cho học sinh

những phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm;đồng thời, hình thành và phát huy những năng lực cốt lõi cho học sinh (bao gồm

những năng lực chung và năng lực đặc thù) thông qua tất cả các môn học và hoạt

động giáo dục như: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, nănglực giải quyết vấn đề và sáng tạo và hình thành, phát huy những năng lực đặcthù thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục.

Môn Nghệ thuật là một môn học thuộc lĩnh vực Âm nhạc và Mĩ thuật vẫncòn những vướng mắc về chất lượng dạy học, nhất là quản lí dạy học bộ môn cònnảy sinh nhiều vấn đề trong khâu quản lí cần phải có biện pháp tích cực và hiệuquả.

Giáo dục trong thời đại hiện nay đã có nhiều thay đổi lớn, đặc biệt là sự pháttriển của khoa học - kỹ thuật và công nghệ đã làm thay đổi chức năng và nhiệm vụcủa người quản lí nhà trường, của giáo viên, đòi hỏi người quản lí và các giáo viênphải có những kỹ năng và năng lực mới trong quản lí và giảng dạy Thực tế, đổimới giáo dục và đào tạo đang là vấn đề cấp thiết và còn gặp nhiều khó khăn, tháchthức Hiện nay, đất nước ta đang nỗ lực đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục- đào tạo, đổi mới dạy và học, đổi mới công tác quản lí giáo dục với nhiều mô hình,biện pháp khác nhau, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đặc biệt là biện phápquản lí của cán bộ quản lí đối với hoạt động dạy học nói chung và quản lí mônNghệ thuật nói riêng cần phải có sự nghiên cứu để đề ra các biện pháp quản lí hoạtđộng dạy học phù hợp.

Nhìn chung, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều văn bản, tài liệu nói vềcông tác quản lí nhà trường, quản lí hoạt động dạy học Song các nghiên cứu trongcông tác quản lí hoạt động dạy học nói chung và quản lí hoạt động dạy học mônNghệ thuật nói riêng còn có nhiều vấn đề cụ thể chưa được giải quyết.

Trang 17

Nghệ thuật nói riêng luôn được các Hiệu trưởng, các cấp lãnh đạo quan tâm, nhưngchưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào về công tác quản lí hoạt động dạy họcmôn Nghệ thuật ở các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội Chínhvì vậy, tôi cho rằng việc nghiên cứu về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở

các trường THCS huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội là rất cần thiết, nhằm góp

phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học môn Nghệ thuật ở trường THCS.

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn Nghệ thuật bao gồm cácphương pháp giảng dạy, sáng tạo, quản lý lớp học và tích hợp Nghệ thuật vàochương trình học Các nước tiên tiến thường có các mô hình giáo dục Nghệ thuậttiên tiến như sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, khuyến khích sự sáng tạo vàphát triển kỹ năng Nghệ thuật.

Theo tác giả Bernd Meier/Nguyễn Văn Cường (2005) trong nghiên cứu

“Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới” thì

việc giảng dạy môn học nghệ thuật cần áp dụng các phương pháp, phương tiệndạy học mới vào giảng dạy để phát triển năng lực của học sinh Ông cũng đã đisâu nghiên cứu và phân tích những điểm mạnh và hạn chế của các phương phápcũng như phương tiện mới khi thực hiện trong giảng dạy Để từ đó, học sinh cócách nhìn mới và vận dụng tốt những kiến thức vào thực tiễn [8].

Tiến sĩ Robert G.Mayer cũng đã nhấn mạnh: “Tại sao phải đầu tư vàochương trình chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây làmột phần của chiến lược cơ bản, bởi vì cũng như trước khi xây dựng tòa nhà, tacần xây dựng một cái nền bằng đá vững chắc trên cơ sở đó làm nền tảng xâylên toàn bộ công trình kiến trúc” Ông coi đây là một phần quan trọng trong việc

xây dựng một xã hội học tập, sáng tạo và đa dạng, thông qua đó phát triển tư duysáng tạo, kích thích sự phát triển năng khiếu, phát triển kỹ năng xã hội, tăng cườngsự tự tin [8].

Tác giả người Hàn Quốc Jang Young Soog (2014), cũng đã đề cập đến vấn

đề dạy học năng khiếu và nghệ thuât trong cuốn “Hướng dẫn hoạt động âm nhạc,thể dục, tạo hình cho trẻ mầm non” Ông đã nghiên cứu cơ bản về lí thuyết và các

bài hát, các động tác vận động để giúp giáo viên hiểu hơn về hoạt động âm nhạc

Trang 18

chơi cần phải được thực hiện thường xuyên Trong hoạt động tạo hình, ông chỉ đềcập một phần nhỏ về lí thuyết giáo dục mĩ thuật Song bên cạnh đó, tác giả cungcấp một số hoạt động thực hành mĩ thuật cho trẻ ở trường mầm non Điểm đặcbiệt trong cuốn sách này là phần lớn các bài tạo hình đều được thực hiện dựa trênviệc sử dụng các vật liệu dễ tìm trong sinh hoạt hằng ngày Giáo dục thẩm mĩkhông chỉ là một phần quan trọng của chương trình học mà còn đóng vai trò quantrọng trong sự phát triển toàn diện của trẻ thơ, từ khía cạnh tinh thần đến khía cạnhxã hội và cảm xúc [23].

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Giáo dục Âm nhạc và Mĩ thuật là lĩnh vực thuộc giáo dục Nghệ thuật Giáo

dục thẩm mĩ theo cuốn Từ điển bách khoa Tâm lí học, Giáo dục học Việt Nam địnhnghĩa giáo dục thẩm mĩ (Aesthetics education) như sau “bộ phận quan trọng tronggiáo dục, một bộ phận giáo dục toàn diện, gắn bó chặt chẽ và được thực hiện thôngqua tất cả các quá trình giáo dục khác trong nhà trường Giáo dục thẩm mĩ là đàotạo và phát triển thẩm mĩ (tình cảm thẩm mĩ, thị hiếu thẩm mĩ, năng lực thẩm mĩ)của nhân cách, làm cho nhân cách có những quan hệ thẩm mĩ đúng đắn đối vớihiện thực (giáo dục cái thẩm mĩ), đồng thời thông qua các phương tiện thẩm mĩ,đặc biệt phương tiện nghệ thuật để tác động đến sự phát triển toàn diện và hài hòacủa nhân cách (giáo dục bằng cái thẩm mĩ)” [20] Theo đó, giáo dục trong nhà

trường, việc giáo dục thẩm mĩ được thực hiện qua môn học Nghệ thuật và tích hợpvới các môn học các hoạt động giáo dục khác, nhằm hình thành năng lực thẩm mĩ,phát triển năng khiếu nghệ thuật cũng của học sinh.

Với mục tiêu “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện”, giáo dục nghệ thuậtnói chung và giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật nói riêng luôn được được Đảng và Nhànước đặc biệt quan tâm Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Đảng về đổi

mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã đề ra nhiệm vụ, giải pháp: “Đổi mớichương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức,lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân Tập trung vào những giá trị cơ bảncủa văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốtlõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” Từ những

Trang 19

26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) với mục tiêu hình thành và phát

triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trungthực, trách nhiệm; đồng thời, hình thành và phát triển cho học sinh những năng lựccốt lõi (bao gồm những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tất cả

các môn học và hoạt động giáo dục: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và

hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo) và những năng lực đặc thù được

hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục:năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ,năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất.

Trong chương trình giáo dục phổ thông môn Nghệ thuật đã xác định: nănglực thẩm mĩ của học sinh bao gồm năng lực âm nhạc, năng lực mĩ thuật, năng lựcvăn học; mỗi năng lực được thể hiện qua các hoạt động [2]:

+ Nhận thức các yếu tố thẩm mĩ;

+ Phân tích, đánh giá các yếu tố thẩm mĩ;

+ Tái hiện, sáng tạo và ứng dụng các yếu tố thẩm mĩ.

Các yêu cầu cần đạt về năng lực thẩm mĩ, năng lực Âm nhạc đối với học sinh

mỗi lớp học, cấp học được qui định trong chương trình các phân môn Âm nhạc, Mĩthuật và được tích hợp trong nhiều môn học, các hoạt động giáo dục, phù hợp vớiđặc điểm của mỗi môn học và hoạt động giáo dục, trong đó hai phân môn Âm nhạcvà Mĩ thuật giữ vai trò chủ đạo Như vậy, vị trí và tầm quan trọng của năng lựcthẩm mĩ và âm nhạc trong chương trình giáo dục của các trường phổ thông cầnđược thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất trong mối quan hệ tương tác, tích hợpđa chiều và xuyên thấm nhiều môn học và hoạt động giáo dục.

Giáo dục nghệ thuật trong trường phổ thông được định hướng nhằm gópphần hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực cho học sinh; đồng thời,thông qua việc trang bị những kiến thức, kĩ năng cơ bản về các lĩnh vực nghệ thuật,tập trung hình thành, phát triển năng lực thẩm mĩ, âm nhạc và phát hiện, bồi dưỡngnăng khiếu nghệ thuật cho học sinh; giáo dục thái độ tôn trọng, khả năng kế thừa vàphát huy những giá trị văn hoá, nghệ thuật truyền thống của dân tộc trong quá trìnhhội nhập và giao lưu với thế giới cho học sinh [20].

Xác định những mục tiêu và định hướng hoạt động thực hiện Bộ GD&ĐT

Trang 20

tiên của nhân cách, ” Đến bậc phổ thông, giáo dục nghệ thuật được thực hiệnthông qua nhiều môn học, mà cốt lõi là môn Âm nhạc và môn Mĩ thuật Từ lớp 10đến lớp 12, học sinh được lựa chọn môn học thuộc nhóm môn công nghệ và nghệthuật phù hợp với định hướng nghề nghiệp, sở thích và năng lực của bản thân.

Như vậy, chương trình GDPT mới 2018 nói chung và GD nghệ thuật nóiriêng, được xây dựng theo quan điểm tập trung phát triển ở học sinh năng lực âmnhạc và mĩ thuật, biểu hiện của năng lực nghệ thuật trong các lĩnh vực này thôngqua nội dung GD với những kiến thức cơ bản, thiết thực; chú trọng thực hành; gópphần phát triển phẩm chất, nhân cách cũng như những năng lực và định hướng nghềnghiệp cho HS Nội dung GD của chương trình được thiết kế theo hướng kết hợpgiữa đồng tâm với tuyến tính; thể hiện rõ đặc trưng nghệ thuật âm nhạc, mĩ thuật vàbản sắc văn hoá dân tộc; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớphọc trên, đồng thời “bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Quản lí

Quản lí là quá trình tổ chức và điều hành các tài nguyên nhằm đạt được mụctiêu cụ thể Từ khi có sự phân công, tổ chức, điều khiển các hoạt động lao động theonhững yêu cầu nhất định [10]

Quản lí là quá trình tổ chức, tác động có định hướng, có chủ đích của ngườiquản lí đến người bị quản lí nhằm làm cho tổ chức hoạt động và đạt được mục đíchcủa hoạt động.

Quản lí là sự bảo đảm duy trì hoạt động trong điều kiện có sự biến đổi của hệthống và môi trường, nhằm thích ứng với hoàn cảnh mới, yêu cầu đổi mới.

Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lí, tuy nhiên chúng ta có thể nhậnthấy điểm chung mà các khái niệm đã đề cập về quản lí, đó là:

- Quản lí bao giờ cũng có mục tiêu Hoạt động quản lí được thực hiện vớimột tổ chức hay một nhóm xã hội

- Quản lí là thực hiện những tác động hướng đích từ chủ thể đến đối tượng.Yếu tố con người, trong đó người quản lí và người bị quản lí, giữ vai trò trung tâmtrong hoạt động quản lí.

- Quản lí không những thể hiện ý chí, quan điểm của người quản lí mà còn là

Trang 21

Từ những đặc trưng nêu trên, có thể hiểu: Quản lí là sự tác động hợp quyluật của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí bằng tổ hợp những cách thức, nhữngphương pháp nhằm khai thác và sử dụng tối đa các tiềm năng, các cơ hội của cánhân cũng như của tổ chức, để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Quản lí đòi hỏi phải có thông tin, luôn gắn với thông tin Những thông tin vềcon người, về xã hội và những nhu cầu, những ham muốn, những năng lực hoạtđộng, mối quan hệ của con người theo những định hướng giá trị Quá trình quản lí,do vậy, là một quá trình thông tin, truyền tin, xử lí tin, tiếp nhận tin, biến thông tinthành năng lượng thúc đẩy hoạt động giao tiếp hướng đích [12].

Các chức năng của quản lí:

Sự phân chia các chức năng quản lí được thông qua một số ý kiến khác nhau.Hiện nay, theo cách tiếp cận quá trình quản lí người ta thống nhất có bốn chức năngcơ bản: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.

- Chức năng lập kế hoạch: là quá trình thiết lập các mục, các hoạt động vàcác điều kiện đảm bảo thực hiện các mục tiêu đó Lập kế hoạch là nền tảng củaquản lí nhằm xác định các chức năng, nhiệm vụ Đồng thời dự báo, đánh giá triểnvọng và đề ra mục tiêu, chương trình hoạt động; Nghiên cứu xác định sự tiến bộ,định lượng ngân sách; Xây dựng các nguyên tắc, các tiêu chuẩn để tổ chức thựchiện;

- Chức năng tổ chức: là quá trình sắp xếp và phân bổ công việc, điều hành vàcác nguồn lực cho các thành viên của tổ chức Từ đó, để họ có thể hoạt động và đạtđược các mục tiêu một cách có hiệu quả Chức năng này gồm: Xây dựng các cơcấu, nhóm; các yêu cầu; tạo sự hợp tác, liên kết; lựa chọn, sắp xếp; bồi dưỡng, phâncông nhóm và cá nhân đảm bảo phù hợp.

- Chức năng chỉ đạo và lãnh đạo: là quá trình điều hành, tác động đến cácthành viên nhằm làm cho họ nhiệt tình, tự giác nỗ lực phấn đấu đạt các mục tiêu củatổ chức Chức năng bao gồm: Kích thích động viên các thành viên; Thông tin, báocáo hai chiều; Bảo đảm sự hợp tác giữa chủ thể quản lí và khách thể quản lí.

- Chức năng kiểm tra: là những hoạt động của người quản lí nhằm đánh giávà xử lí những kết quả của quá trình vận hành tổ chức, thực hiện Chức năng baogồm: Xây dựng định mức và tiêu chuẩn đánh giá; Các chỉ số công việc, các phương

Trang 22

1.2.2 Quản lí giáo dục

Quản lí giáo dục là quá trình tổ chức, lập kế hoạch, điều chỉnh và đánh giácác hoạt động giáo dục nhằm đạt được mục tiêu giáo dục Quản lí giáo dục bao gồmviệc quản lí tài nguyên, nhân sự, chương trình học và tạo điều kiện thuận lợi để họcsinh và giáo viên phát triển toàn diện [18]

Quản lí giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các hoạt động trong nhàtrường với các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo theo yêu cầu pháttriển của xã hội hiện nay

Quản lí giáo dục thực chất là quản lí quá trình hoạt động của người dạy,người học và quản lí các tổ chức sư phạm ở các cơ sở khác nhau trong việc thựchiện các kế hoạch và chương trình giáo dục và đào tạo nhằm đạt được các mục tiêugiáo dục đề ra.

Quản lí giáo dục là thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với hệ thốnggiáo dục nhằm ổn định, phát triển và đạt mục tiêu đã định đã đề ra.

Khái niệm “quản lí giáo dục” là quá trình tổ chức, điều hành hoạt động giáodục, có mục đích và có kế hoạch cụ thể đến các lực lượng giáo dục, nhằm tổ chứcvà phối hợp hoạt động, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện,thực hiện có hiệu quả, phát triển cả về số lượng và chất lượng của sự nghiệp giáodục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục đáp ứng theo yêu cầu đổi mới GD.

Nếu chỉ đề cập đến hoạt động quản lí trong ngành giáo dục và đào tạo thìquản lí giáo dục được hiểu là quản lí hệ thống giáo dục từ Trung ương đến địaphương, bao gồm tất cả các ngành học, cấp học, trường học theo mục đích đặt racho các thời kỳ.

Nếu thu hẹp khái niệm giáo dục Nghệ thuật theo phạm vi các hoạt động diễnra trong các trường học và các cơ sở đào tạo thì quản lí giáo dục được hiểu là quảnlí nhà trường Quản lí giáo dục Nghệ thuật là tác động một cách khoa học đến côngtác dạy và học môn Nghệ thuật của các nhà trường, nhằm tổ chức và thực hiện tốiưu các quá trình dạy học, giáo dục Âm nhạc, Mĩ thuật theo chủ trương, đường lốicủa Đảng tiến tới đạt được mục tiêu đáp ứng theo yêu cầu đổi mới giáo dục.

Như vậy có thể khái quát: Quản lí giáo dục là sự tác động bằng các chứcnăng kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra của chủ thể quản lí lên từng bộ

Trang 23

quả mục tiêu giáo dục.

1.2.3 Hoạt động dạy học

Dạy học là quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục thông quaviệc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm truyền tải nội dung kiến thức, pháthuy năng lực và phẩm chất cho học sinh

Dạy học là quá trình tương tác giữa giáo viên với học sinh trong đó giáo viênsử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học để tạo ra môi trường học tập tíchcực Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển toàn diện của học sinh.

Hoạt động dạy học trong nhà trường là hoạt động cơ bản, đặc trưng và có đặcthù riêng Để công tác quản lí hoạt động dạy học của nhà trường đạt hiệu quả, ngườihiệu trưởng cần phải có kỹ năng quản lí tốt, nắm bắt và hiểu rõ các điều kiện cầnthiết về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực Trong đó, đội ngũ giáo viên là nguồn lựcquan trọng nhất, mang tính quyết định trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục.

Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động của giáo viênvà học sinh Qua đó, giáo viên sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học đểhướng dẫn nhằm giúp cho học sinh nắm vững hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vàhình thành, phát triển được những năng lực, phẩm chất.

1.2.3.1 Hoạt động dạy

Hoạt động dạy là hoạt động chuyên biệt do người lớn tổ chức và điều khiểnhoạt động của trẻ nhằm giúp chúng lĩnh hội nền văn hoá xã hội tạo ra sự phát triểntâm lí và hình thành nhân cách.

Thông qua các phương pháp và phương tiện dạy học, Giáo viên đề ra yêucầu, nhiệm vụ để nhằm dẫn dắt học sinh vào những tình huống có vấn đề, kích thích

Trang 24

nhiệm vụ khách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ bằng cách vậndụng kiến thức đã học cùng với sự hướng dẫn của giáo viên

Giáo viên cùng tương tác với HS để giúp cho HS tự điều chỉnh hoạt động học củamình, đồng thời giúp cho giáo viên có được sự điều chỉnh hoạt động dạy của mình

1.2.4 Hoạt động dạy học môn Nghệ thuật

Xuất phát từ ý kiến của các nhà giáo dục học: Thái Duy Tuyên, Hà Thế Ngữ,Đặng Vũ Hoạt, Nguyễn Văn Cường- Bernd Meier có thể hiểu: Dạy học là quátrình giáo viên hướng dẫn, tổ chức điều khiển hoạt động dạy học để học sinh tự tìmtòi, chiếm lĩnh tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo nhằm đạt được mục đích dạy học.

Hoạt động dạy học môn Nghệ thuật trong nhà trường THCS là quá trình tácđộng có mục đích, có kế hoạch của người giáo viên tổ chức hoạt động học môn Âmnhạc và Mĩ thuật để học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo bồi dưỡngvà phát triển thẩm mĩ cũng như khả năng nghệ thuật của học sinh nhằm đạt đượcmục đích dạy học mà các phân môn Âm nhạc, Mĩ thuật đã xác định [20].

1.2.5 Quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở

Quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật thực chất là quản lí quá trình dạyhọc môn Mĩ thuật và Âm nhạc Quản lí quá trình dạy học là quá trình tổ chức, điềukhiển quá trình dạy học để nó vận hành một cách có mục đích, có tổ chức, có kếhoạch và luôn có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát nhằm đạt mục tiêu giáo dục đề ra.Quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật là hoạt động quản lí điều hành để nhữngyêu cầu, mục tiêu, nội dung chương trình của môn Nghệ thuật được thực hiện mộtcách tốt nhất, đạt hiệu quả cao nhất.

1.3 Lí luận về hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở

1.3.1 Những yêu cầu về dạy học Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở

Âm nhạc và Mĩ thuật với chức năng giáo dục thẩm mĩ đã góp phần giúp họcsinh thêm yêu quê hương đất nước, biết cảm nhận cái hay cái đẹp của nghệ thuậttrong cuộc sống, đồng thời, phát hiện năng khiếu nghệ thuật của học sinh Thôngqua các môn học Âm nhạc và Mĩ thuật, học sinh được biết đến những giá trị vănhóa nghệ thuật của nhân loại và của Việt Nam để từ đó có óc thẩm mĩ và rèn luyệnbản thân hướng đến chân - thiện - mĩ, đến với cái thiện và xa rời cái ác Như vậy,giáo dục Âm nhạc và Mĩ thuật có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng của giáo dục

Trang 25

Nói đến nghệ thuật, chúng ta cần hiểu ở nhiều góc độ Vì nghệ thuật lànhững hoạt động của con người tạo ra các sản phẩm nhằm mang lại những lợi íchvề giá trị nghệ thuật Như Âm nhạc với các hoạt động đàn, hát, chơi nhạc cụ…Mĩthuật, hội họa với các hoạt động vẽ tranh, điêu khắc… Nghệ thuật còn được sử dụngđể nói đến một kỹ năng điêu luyện của một việc nào đó như: nghệ thuật nấu ăn,nghệ thuật trang trí, nghệ thuật trình diễn… Nghệ thuật là một lĩnh vực tập hợp sựsáng tạo của các môn sáng tạo nhằm tạo ra những tác phẩm nghệ thuật

Do vậy, giáo dục nghệ thuật trong các nhà trường phổ thông theo chươngtrình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể (2018) với mục đích đưa mônNghệ thuật với nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau dưới dạng các học phần(modun) để học sinh được lựa chọn phù hợp với năng lực của mình mà không chỉđơn thuần có 2 loại hình là Âm nhạc và Mĩ thuật Đó chính là những điểm nổi bậtmà chương trình giáo dục phổ thông mới (2018) nhằm thực hiện việc đổi mới giáodục căn bản và toàn diện của Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 và Nghịquyết số 88/2014/QH13 Nghị quyết của Quốc hội đã đề cập

Để việc giảng dạy môn Nghệ thuật ở trường THCS đạt hiệu quả, các nhàtrường cần:

Thứ nhất, cần phải đào tạo chuẩn trình độ cho đội ngũ giáo viên dạy môn

nghệ thuật.

Trước đây, do nhu cầu cần GV để giảng dạy Âm nhạc và Mĩ thuật cho cáctrường THCS ở các địa phương Vì thế, nhiều trường văn hóa, nghệ thuật đã liên kếtđể đào tạo giáo viên nghệ thuật Tuy nhiên, việc đào tạo đó không đảm bảo được vềchất lượng, chuyên môn Nên dẫn đến thực tế tình trạng đội ngũ giáo viên nghệthuật không đồng đều về trình độ chuyên môn.

Vì vậy, đào tạo lại và bồi dưỡng GV là việc làm hết sức cần thiết của cáctrường sư phạm trong giai đoạn này đáp ứng chương trình giáo dục tổng thể mới.

Thứ hai, các giáo viên cần phải đổi mới phương pháp dạy học.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới và của môn học Nghệ thuật ở chương trình giáodục phổ thông 2018, cần phải kiện toàn đội ngũ giáo viên dạy học các môn nghệthuật đảm bảo đồng đều về trình độ Đồng thời, các GV phải đổi mới phương phápdạy học theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho người học.

Trang 26

1.3.2 Hoạt động dạy môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở

1.3.2.1 Chuẩn bị hoạt động giảng dạy

Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ GD&ĐT (2014) về việcHướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm tra,đánh giá, mỗi trường THCS được chủ động xây dựng chương trình giảng dạy chocác bộ môn, trong đó có môn Nghệ thuật, bao gồm các phân môn Mĩ thuật và Âmnhạc, nhưng phải đảm bảo đầy đủ nội dung theo quy định của Bộ GD&ĐT, khôngđược cắt xén chương trình, phải thống nhất trong tổ nhóm và phải được Ban Giámhiệu duyệt vào đầu năm học Từ kế hoạch giảng dạy các phân môn Mĩ thuật vàÂm nhạc đã được Ban Giám hiệu phê duyệt, giáo viên tiến hành thiết kế từng đơnvị bài dạy cụ thể Việc thiết kế bài dạy là xây dựng kế hoạch chi tiết của từng giáoviên đối với mỗi bài dạy Qua đó, thể hiện mục tiêu, yêu cầu cần đạt về nội dungkiến thức, phương pháp và điều kiện dạy học để phát huy được năng lực, phẩmchất của học sinh Kế hoạch bài dạy phải đảm bảo chất lượng chuyên môn, yêu cầucần đạt cũng như hình thức trình bày theo đúng quy định Trong thiết kế bài dạy,giáo viên phân môn Mĩ thuật và Âm nhạc cần đặc biệt chú ý đến việc sử dụng cácđồ dùng giảng dạy Mĩ thuật và Âm nhạc là môn học bắt buộc người giảng dạyphải có đồ dùng giảng dạy Đối với các phân môn Mĩ thuật và Âm nhạc, đồ dùnggiảng dạy là trực quan sinh động Từ đó, dẫn dắt học sinh khai thác, tìm hiểu,khám phá kiến thức

1.3.2.2 Thực hiện hoạt động giảng dạy

Việc thực hiện hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật, trong đó có các phânmôn Mĩ thuật và Âm nhạc của giáo viên ở trường THCS được thực hiện đảm bảotheo quy định: giảng dạy dưới sự phân công chuyên môn của nhà trường; đảm bảotheo khung chương trình đã quy định và chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD&ĐTđể phát huy sự sáng tạo, linh động trong học tập nhằm phát huy năng lực và phẩm

Trang 27

bị dạy học để truyền đạt tri thức cho học sinh

Kế hoạch giảng dạy của bộ môn trong năm học do giáo viên Mĩ thuật và Âmnhạc và tổ chuyên môn xây dựng được Hội đồng trường phê duyệt Các GV cần

thực hiện đúng và đủ đảm bảo theo thời khóa biểu, khung chương trình đã phâncông GV giảng dạy cần phải bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng của BộGD&ĐT, đảm bảo học sinh ở các khối lớp được lĩnh hội tri thức đúng và đồng bộvà được thực hành thường xuyên theo đặc trưng của bộ môn Trong quá trình giảngdạy, người GV cần nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các phương pháp, các kĩ thuậtdạy học phù hợp, tăng cường sử dụng các phương pháp, kĩ thuật mới, hiện đại nhằmtăng tính tích cực, chủ động của học sinh trong quá trình học tập để từ đó HS vậndụng các kiến thức đã học vào cuộc sống, để thực hành tạo ra các sản phẩm nghệthuật Đối với mỗi kiểu bài, mỗi chủ đề khác nhau cần có các phương pháp, kĩ thuậtdạy học phù hợp, cần vận dụng một cách linh hoạt, mềm dẻo để phù hợp với từngđối tượng học sinh khác nhau trong lớp học Bên cạnh đó, GV phải luôn rút kinhnghiệm sau mỗi tiết dạy để thấy được mặt còn hạn chế, từ đó điều chỉnh thiết kếhoạch bài dạy để có những tiết tốt hơn về sau [20]

1.3.2.3 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Việc kiểm tra, đánh giá của giáo viên Mĩ thuật và Âm nhạc đối với kết quảhọc tập của học sinh so với các môn học khác cũng có sự khác biệt, mà giáo viênkhông thể tùy tiện hay hời hợt, vì Mĩ thuật và Âm nhạc không có công thức, khôngcó đáp án cụ thể và có phần trừu tượng, sản phẩm của học sinh không có sai đúng rõràng như các môn học khác, mà chỉ có bài chưa đẹp, chưa hợp lí về bố cục, về đậm

Trang 28

nhạt, hát tốt hay chưa tốt Mục tiêu của môn Mĩ thuật là bồi dưỡng tính thẩm mĩ

cho học sinh chứ không phải đào tạo những họa sĩ chuyên nghiệp Việc dạy họcmôn Nghệ thuật trong nhà trường phải hướng tới phát triển khả năng nghệ thuật củahọc sinh, như cảm thụ âm nhạc, từ đó làm phong phú tinh thần của nhân cách học sinh,giáo dục tính chất đạo đức, thẩm Mĩ trong hoạt động, đồng thời giáo dục tính tư tưởng,động cơ, quan niệm và niềm tin đối với HS Cũng chính từ những lí do đó, việc đánhgiá kết quả học tập của học sinh, không chỉ dựa trên mục tiêu bài học, mà GV cònphải có sự khích lệ, động viên, phát triển đam mê của học sinh Cần phải khuyếnkhích đối với những học sinh khá, có năng lực sáng tạo, động viên khích lệ đối vớinhững HS chưa thực hiện được yêu cầu và đặc biệt hơn là hạn chế đưa ra nhữngđánh giá hoặc điểm kém đối với những HS chưa thực hiện được yêu cầu cảu bài họcmà cần phải đánh giá dựa trên sự tiến bộ, tích cực của học sinh

1.3.3 Hoạt động học môn Nghệ thuật ở trường trung học cơ sở

1.3.3.1 Giáo dục động cơ, ý thức học tập cho học sinh

Giáo dục động cơ, ý thức học tập học sinh có vai trò quan trọng trong côngtác quản lí nhà trường hiện nay với sự tham gia vào cuộc của GV, cha mẹ học sinhvà CBQL nhà trường nhằm giúp học sinh có định hướng đúng đắn trong học tập vàrèn luyện Nội dung này bao gồm: Tuyên truyền, quán triệt các yêu cầu của mônNghệ thuật để giáo dục động cơ, ý thức học tập, bồi đắp tình cảm để học sinh thấyhứng thú, yêu thích đối với môn học; Tăng cường khả năng giao tiếp, năng lực họctập Âm nhạc và Mĩ thuật; Xây dựng nền nếp học tập, rèn luyện trong quá trình họctập; Phối hợp với các lực lượng giáo dục cùng động viên, khích lệ học sinh trongquá trình học tập.

1.3.3.2 Xây dựng nền nếp, phương pháp học tập trên lớp của học sinh

Xây dựng nền nếp, phương pháp học tập trên lớp của học sinh bao gồm: Xâydựng nội quy học tập trên lớp chung cho HS trong toàn nhà trường và quy định

Trang 29

trình, tư duy sáng tạo, kỹ năng vẽ hình, sắp xếp bố cục… Tạo môi trường học tậptrên lớp sôi nổi, phát động phong trào thi đua thông qua các buổi liên hoan, biểudiễn văn nghệ, thi vẽ tranh nhanh trên lớp tạo bầu khí sôi nổi trong giờ học Hướngdẫn HS thực hành, luyện tập bài học trên lớp, ở nhà thông qua ứng dụng công nghệthông tin như quay video, clip, tiktok…

1.3.3.3 Đánh giá kết quả học tập môn Nghệ thuật của học sinh

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Nghệ thuật cần được thực hiện theohướng dẫn, quy định hiện hành về đánh giá kết quả học tập đối với HS THCS Bêncạnh đó, nhà trường triển khai các nội dung sau: Xây dựng hệ thống các tiêu chíđánh giá kết quả học tập của học sinh một cách phù hợp tổ chức đánh giá kết quảhọc tập của học sinh bằng phương pháp và hình thức phong phú, đa dang Triểnkhai đánh giá quá trình học tập của HS Báo cáo kết quả học tập của học sinh theoquy định [6],[7].

1.3.4 Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Nghệ thuật ở trường trung học cơsở

Kết quả học tập môn Nghệ thuật được đánh giá bằng nhận xét theo một trong2 mức: Đạt, Chưa đạt và nhận xét những trường hợp đặc biệt về năng khiếu hoặc vềý thức và thái độ học tập [6],[7]

Để đánh giá kết quả học tập của HS, giáo viên căn cứ chuẩn kiến thức, kỹnăng và các yêu cầu cần đạt của môn học quy định trong chương trình giáo dục phổthông Việc đánh giá kết quả học tập của HS được thông qua thái độ tích cực và sựtiến bộ của HS để từ đó có nhận xét kết quả các nội dung yêu cầu đối với môn học.

Môn Nghệ thuật, đối với bài kiểm tra, đánh giá định kỳ được thực hiện riêngtheo từng nội dung của phân môn Âm nhạc và phân môn Mĩ thuật Kết quả bài kiểmtra được đánh giá mức Đạt khi cả 2 nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật được đánh giá Đạt.

Vì thế, khi đánh giá kết quả học tập của HS, ngoài việc dựa trên mục tiêu bàihọc, giáo viên còn phải có sự khích lệ, động viên, phát huy niềm đam mê, sự sángtạo và hứng thú của học sinh Giáo viên cần phải biết khuyến khích đối với nhữnghọc sinh khá, có năng lực sáng tạo và động viên khích lệ đối với những HS còn hạnchế Không nên đưa ra những đánh giá hoặc điểm kém mà cần phải dựa trên sự tiếnbộ của học sinh.

Trang 30

1.3.5 Điều kiện hỗ trợ việc dạy và học bộ môn Nghệ thuật ở trường trung học cơsở

Muốn dạy học tốt phải có các phương tiện dạy học, cơ sở vật chất dành chodạy học Hiệu quả của phương tiện dạy học và cơ sở vật chất dành cho môn Nghệthuật đến đâu phụ thuộc vào chính bản thân người giáo viên dạy học, nhưng đồngthời cũng phụ thuộc trực tiếp vào quản lí của các cấp quản lí trong nhà trường khichỉ đạo khai thác phương tiện dạy học, cơ sở vật chất dành cho dạy học theo địnhhướng phát triển năng lực

Trong thời đại 4.0 đây là một nội dung quản lí quan trọng để nâng cao hiệuquả chất lượng dạy học của nhà trường Đối với quản lí phương tiện, CSVC thiết bịdạy học, người CBQL thực hiện các công việc sau: Trên cơ sở rà soát, đánh giá hiệntrạng sử dụng CSVC, thiết bị; xây dựng kế hoạch bổ sung; mua sắm; sửa chữa;Hướng dẫn, chỉ đạo đơn vị, cá nhân liên quan cách thức sử dụng, bảo quản để nângcao hiệu quả của CSVC, thiết bị; tăng cường kiểm tra, đánh giá CSVC, thiết bị đểnâng cao hiệu quả sử dụng.

Đối với ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là đòi hỏi cần thiếtyêu cầu người CBQL nhà trường phải có sự am hiểu ứng dụng CNTT trong dạyhọc: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV nhà trường; phát động sâu rộng thànhphong trào và đề ra các yêu cầu cụ thể về số tiết ứng dụng CNTT trong dạy học;tạo điều kiện cho GV học tập nâng cao trình độ tin học; Tổ chuyên môn phát huyvai trò tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề GV về ứng dụng CNTT trong dạy học.

1.4 Lí luận về quản lí hoạt động dạy học môn Nghệ thuật ở trường trung họccơ sở

1.4.1 Quản lí mục tiêu, nội dung, chương trình dạy học môn Nghệ thuật

Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (2018) đã nêu rõ [1]:

“Chương trình giáo dục phổ thông thực hiện mục tiêu giáo dục hình thành,phát triển phẩm chất và năng lực cho HS thông qua các nội dung giáo dục ngônngữ và văn học, giáo dục toán học, giáo dục khoa học xã hội, giáo dục khoa học tựnhiên, giáo dục công nghệ, giáo dục tin học, giáo dục công dân, giáo dục quốc

Trang 31

Mỗi nội dung giáo dục đều được thực hiện ở tất cả các môn học và hoạt động giáodục, trong đó có một số môn học và hoạt động giáo dục đảm nhiệm vai trò cốt lõi”.

Căn cứ mục tiêu giáo dục và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực ở từnggiai đoạn giáo dục và từng cấp học, chương trình mỗi môn học và hoạt động giáodục xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và nội dung giáo dụccủa môn học, hoạt động giáo dục đó Đối với giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiệnphương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, nhằm bảo đảm trang bị cho học sinhtri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng sau trung học cơ sở; đốivới giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dụcphân hoá, bảo đảm học sinh được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn họcsau phổ thông có chất lượng Cả hai giai đoạn này đều có các môn học tự chọn; giaiđoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp có thêm các môn học và chuyên đề học tậplựa chọn, nhằm đáp ứng nguyện vọng, phát triển tiềm năng, sở trường của mỗi HS

1.4.1.1 Nội dung giáo dục

Các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình giáo dụcphổ thông 2018 như các môn Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Giáo dục công dân;Lịch sử và Địa lí; Khoa học tự nhiên; Công nghệ; Tin học; Giáo dục thể chất; Nghệthuật (Âm nhạc, Mĩ thuật); Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáodục của địa phương

Trang 32

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2

1.4.1.2 Thời lượng giáo dục

Khung thời lượng của các môn học của các khối lớp học cũng đã được chỉ rõ

trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Cụ thể: “mỗi ngày học 1 buổi, mỗibuổi không bố trí quá 5 tiết học; mỗi tiết học 45 phút Khuyến khích các trườngtrung học cơ sở đủ điều kiện thực hiện dạy học 2 buổi/ngày theo hướng dẫn của BộGiáo dục và Đào tạo”.

Bảng tổng hợp kế hoạch giáo dục cấp trung học cơ sở

Nội dung giáo dục

Số tiết/năm học

Môn học bắt buộc

Trang 34

Tin học 35 35 35 35

Hoạt động giáo dục bắt buộc

Hoạt động trải nghiệm, hướng

Nội dung giáo dục của địa

Môn học tự chọn

Trang 35

Tiếng dân tộc thiểu số 105 105 105 105

Trang 36

hiện qua nhiều môn học tuy nhiên chủ đạo, cốt lõi vẫn là Âm nhạc và Mĩ thuật

* Môn Âm nhạc

Đối với giáo dục âm nhạc HS được trải nghiệm và phát triển năng lực âmnhạc của mình với các nội dung, hoạt động như: múa, hát, cảm thụ và hiểu biết âmnhạc, vận dụng và sáng tạo; để từ đó góp phần phát hiện và bồi dưỡng những HS cónăng khiếu âm nhạc Đồng thời, thông qua nội dung các bài hát, các hoạt động âmnhạc và phương pháp giáo dục của nhà GV, nhằm phát triển các phẩm chất yêunước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, cũng như các năng lực tự chủ vàtự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo của HS để trở thànhnhững công dân phát triển toàn diện về nhân cách, hài hoà về thể chất và tinh thần

Nội dung giáo dục âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thông 2018được phân chia theo hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dụcđịnh hướng nghề nghiệp

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Giáo dục Âm nhạc giai đoạn cơ bản trong chương trình 2018 là nội dunggiáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 Bao gồm những nội dung kiến thức và kĩ năng

Trang 37

cơ bản về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âmnhạc Giáo dục âm nhạc tạo cho HS được trải nghiệm, khám phá và thể hiện bảnthân thông qua các hoạt động âm nhạc Nhằm phát triển năng lực thẩm mĩ, nhậnthức, cảm thụ âm nhạc và mối liên hệ giữa âm nhạc với văn hoá, lịch sử

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Ở giai đoạn này, chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã xây dựng và

nêu rõ: “Âm nhạc là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghềnghiệp của học sinh Nội dung môn học bao gồm kiến thức và kĩ năng mở rộng,nâng cao về hát, nhạc cụ, nghe nhạc, đọc nhạc, lí thuyết âm nhạc, thường thức âmnhạc Những học sinh có sở thích, năng khiếu hoặc định hướng nghề nghiệp liênquan có thể chọn học thêm một số chuyên đề học tập Nội dung giáo dục âm nhạcgiúp học sinh tiếp tục phát triển các kĩ năng thực hành, mở rộng hiểu biết về âmnhạc trong mối tương quan với các yếu tố văn hoá, lịch sử và xã hội, ứng dụng kiếnthức vào đời sống, đáp ứng sở thích cá nhân và tiếp cận với những nghề nghiệpliên quan đến âm nhạc” Như vậy, giáo dục Âm nhạc không chỉ đơn thuần là giáo

dục nghệ thuật, cảm thụ âm nhạc mà giáo dục Âm nhạc còn mang đậm tính chấtđịnh hướng nghề nghiệp cho học sinh.

* Môn Mĩ thuật

Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã đề cập đến giáo dục

Trang 38

môn Mĩ thuật như sau: “Giáo dục mĩ thuật trong nhà trường phổ thông góp phầnhình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và các năng lực chung,trọng tâm là khơi dậy và phát triển năng lực mĩ thuật - biểu hiện của năng lực thẩmmĩ với các thành phần sau: quan sát và nhận thức thẩm mĩ, sáng tạo và ứng dụngthẩm mĩ, phân tích và đánh giá thẩm mĩ; trên cơ sở đó giáo dục cho học sinh ýthức tôn trọng, kế thừa giá trị văn hoá, nghệ thuật dân tộc, tiếp cận giá trị thẩm mĩthời đại, phát huy tinh thần sáng tạo phù hợp với sự phát triển xã hội”

Chương trình của phân môn Mĩ thuật trong chương trình giáo dục phổ thông2018 kết hợp cấu trúc tuyến tính và cấu trúc đồng tâm Mở rộng nội dung Mĩ thuậttạo hình, Mĩ thuật ứng dụng đồng thời lồng ghép, tích hợp hoạt động thực hànhnghệ thuật để tạo cơ hội cho học sinh được trải nghiệm và ứng dụng mĩ thuật vàođời sống thực tế; từ đó, giúp học sinh nhận thức được vai trò và tầm quan trọng củamĩ thuật, cũng như mối liên hệ giữa mĩ thuật với đời sống, văn hoá, lịch sử, xã hộivà các môn học, hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, góp phần hình thànhnhân cách, phẩm chất và năng lực của học sinh, đồng thời phát hiện, bồi dưỡngnhững học sinh có năng khiếu

Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, nội dung giáo dục mĩ thuậtđược phân chia thành hai giai đoạn, đó là: giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạngiáo dục định hướng nghề nghiệp

Trang 39

- Giai đoạn giáo dục cơ bản

Giáo dục Mĩ thuật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 là nội dunggiáo dục bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 9 Thông qua giáo dục Mĩ thuật, tạo cơ hội chohọc sinh làm quen và được trải nghiệm, vận dụng kiến thức mĩ thuật thông quanhiều hình thức hoạt động để áp dụng trong đời sống thực tế; từ đó hình thành, pháttriển ở học sinh các khả năng quan sát và cảm thụ nghệ thuật, khả năng nhận thứcvà biểu đạt thế giới; khả năng cảm nhận và tìm hiểu, thể nghiệm các giá trị văn hoá,thẩm mĩ trong đời sống và nghệ thuật

- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp

Đây là môn học được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệpcủa học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 Chương trình giáo dục

tổng thể đã nêu rõ: “Nội dung giáo dục mĩ thuật được mở rộng, phát triển kiếnthức, kĩ năng mĩ thuật đã hình thành ở giai đoạn giáo dục cơ bản, tiếp cận cácnhóm ngành nghề liên quan đến nghệ thuật thị giác và có tính ứng dụng trong thựctiễn; tạo cơ sở cho học sinh được tìm hiểu và có định hướng nghề nghiệp phù hợpvới bản thân dựa trên nhu cầu thực tế, thích ứng với xã hội”.

Trang 40

1.4.2 Quản lí hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật của giáo viên

Chương trình giáo dục phổ thông có nhiều môn học, trong đó có môn Nghệthuật Đây là môn học bắt buộc ở cấp THCS Môn học Nghệ thuật không chỉ phát

triển cho học sinh năng lực thẩm mĩ, năng lực âm nhạc mà còn giáo dục cho cácem ý thức kế thừa, phát huy văn hóa nghệ thuật dân tộc, phù hợp với sự phát triểnvà hội nhập của đất nước Vị trí, vai trò của môn Nghệ thuật cũng đã được nêu rõ

trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông về môn Nghệ thuật của BộGD&ĐT ban hành ngày 19/01/2018, là môn học bắt buộc ở giai đoạn giáo dục cơ

bản ở bậc tiểu học và THCS, là môn học tự chọn ở giai đoạn giáo dục định hướngnghề nghiệp trung học phổ thông Đặc biệt, lần đầu tiên môn học này được đưa vào

chương trình trung học phổ thông Như vậy, môn Nghệ thuật ngày càng có vị trí

quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông

Hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật của giáo viên là hoạt động cơ bản, cóý nghĩa quyết định đến chất lượng dạy vầ học Âm nhạc, Mĩ thuật cho học sinh.

Với môn học nghệ thuật đặc thù như phân môn Mĩ thuật và Âm nhạc, hoạt động

giảng dạy cũng bị ảnh hưởng bởi “chất nghệ sĩ” của giáo viên Việc giảng dạy họcvà đảm bảo hiệu quả của môn học này, cần phải có sự quản lí đặc biệt Quản lí

hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật mà trong đó là dạy Mĩ thuật và Âm nhạc bao

gồm quản lí các hoạt động của giáo viên, như: xây dựng kế hoạch bài dạy; thựchiện hoạt động giảng dạy, sử dụng phương pháp, thiết bị dạy học, kiểm tra, đánhgiá kết quả học tập của học sinh

Hoạt động giảng dạy môn Nghệ thuật cho học sinh ở trường THCS nếu

được quản lí tốt sẽ có góp phần quan trọng trong việc đạt được mục tiêu môn học,

Ngày đăng: 14/05/2024, 16:41

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w