Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất a Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất- Chủ nghĩa duy tâm:+ “Thừa nhận” sự tồn tại của các s
Trang 1TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM
- -BÀI THU HOẠCH MÔN TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Chủ đề: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.
Giáo viên hướng dẫn:
TS MẠCH THỊ KHÁNH TRINH
Học viên thực hiện:
Từ Thức
Khoa: Toán – tin.
Ngành: Khoa học dữ liệu.
MSSV: 22280093.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
Trang 2BÀI THU HOẠCH MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
(TS MẠCH THỊ KHÁNH TRINH)
Họ và tên: Từ Thức
Trường: Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM
Lớp: 22KDL1 (sáng T6)
MSSV: 22280093
CHỦ ĐỀ: VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC (Chương II, phần 1)
PHỤ LỤC
Phần 1: Lời mở đầu……… 3
Phần 2: Trình bày bài thu hoạch……… 3
I Nội dung……… 3
1 Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất……… 3
2 Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức……… 6
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức……… 9
II Lý do chọn nội dung……… 10
III Ứng dụng của nội dung vào thực tiễn………10
2
Trang 3PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới xung quanh ta có vô vàn sự vật hiện tượng phong phú và đa dạng Nhưng dù phong phú
và đa dạng đến đâu thì cũng quy về hai lĩnh vực: vật chất và ý thức Có rất nhiều quan điểm triết học xoay quanh vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, nhưng chỉ có quan điểm triết học Mác – Lênin đúng và đầy đủ đó là: “Vật chất là cái có trước, ý thức là cái có sau Vật chất quyết định sự ra đời của ý thức, đồng thời ý thức tác động trở lại vật chất.”
PHẦN 2: TRÌNH BÀY BÀI THU HOẠCH
I Nội dung
1 Vật chất và phương thức tồn tại của vật chất
a) Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước C.Mác về phạm trù vật chất
- Chủ nghĩa duy tâm:
+ “Thừa nhận” sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế giới
+ Phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại” của chúng
Về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã “phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan” của vật chất
- Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại:
+ Quy vật chất về một hay “ một vài dạng cụ thể của nó và xem chúng là khởi nguyên của thế giới, tức là quy vật chất về những vật thể hữu hình, cảm tính đang tồn tại ở thế giới bên ngoài Chẳng hạn:
+Nước ( Thales)
+Lửa (Heraclitus)
+Không khí (Anaximenes)
+Đất, nước, lửa, gió (Tứ đại - Ấn Độ)
+Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ (Ngũ hành – Trung Quốc)
Bước tiến quan trọng nhất của sự phát triển phạm trù vật chất là định nghĩa vật chất của hai nhà triết học Hy Lạp cổ đại là Leucippus (khoảng 500 – 440 trước Công nguyên) và Democritos (khoảng 460 – 370 trước Công nguyên)
Cả hai ông đều cho rằng, vật chất là “nguyên tử”
+Hạt nhỏ nhất
+Đặc, không thẩm thấu
+Không khác nhau về chất
+Đa dạng về hình dáng & trật tự sắp xếp
+Tồn tại vĩnh viễn
3
Trang 4 Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XV-XVIII
-“Thuyết nguyên tử” vẫn được tiếp tục nghiên cứu, khẳng định trên lập trường duy vật
b) Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX và sự phá sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất
-Năm 1895, Wilhelm Conrad Rontgen, phát hiện ra “tia X”
Thuyết nguyên tử cho rằng: “ nguyên tử chỉ tồn tại ở dạng hạt” Nhưng tia X tồn tại dưới dạng sóng, điều này đã bác bỏ quan niệm không thẩm thấu của thuyết nguyên tử trước đó
-Năm 1896, Henri Becquerel, phát hiện ra “hiện tượng phóng xạ của nguyên tố Urani” -Năm 1897, Joseph John Thomson, phát hiện ra “điện tử”
…
Thuyết nguyên tử chính thức bị bác bỏ
Henri Bergson định nghĩa:
“Vật chất là cái phi vật chất đang vận động (!) Đây chính là cuộc khủng hoảng vật lý học hiện đại mà như V.I.Lênin khẳng định, thực chất của nó là sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyễn lý cơ bản, ở sự gạt bỏ thực tại khách quan ở bên ngoài ý thức, tức là ở sự thay thế chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bất khả tri.”
Để khắc phục cuộc khủng hoảng này, V.I Lênin cho rằng:
“Tinh thần duy vật cơ bản của vật lý học, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất cả mọi thứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phải thay thế chủ nghĩa duy vật siêu hình”
c) Quan niệm của triết học Mác – Lênin về vật chất
“Cái tiêu tan không phải là vật chất mà là ý thức con người”
- Vật chất là mọi thứ trong thế giới ngoài ý thức con người
(Khái quát nhất, chung nhất, không sinh, không mất, tồn tại biến đổi)
- Vật chất là một phạm trù triết học ( Khái niệm lớn nhất của triết học)
4
Trang 5 Trong tác phẩm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I Lênin đã đưa
ra định nghĩa về vật chất như sau:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
lệ thuộc vào cảm giác”
Đây là một định nghĩa hoàn chỉnh về vật chất mà cho đến nay các nhà khoa học hiện đại coi là một định nghĩa kinh điển
Định nghĩa vật chất của V.I Lênin bao hàm các nội dung cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, vật chất là thực tại khách quan – cái tồn tại hiện thực bên ngoài ý thức và không
lệ thuộc vào ý thức
+ Thứ hai, vật chất là cái mà khi tác động vào các giác quan con người thì đem lại cho con người cảm giác
+ Thứ ba, vật chất là cái mà ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó
d) Phương thức tồn tại của vật chất
-Phương thức tồn tại của vật chất tức là cách thức tồn tại và hình thức tồn tại của vật chất
- Chủ nghĩa duy vật biên chứng khẳng định:
“Vận động là cách thức tồn tại, đồng thời là hình thức tồn tại của vật chất; không gian, thời gian
là hình thức tồn tại của vật chất”
Vận động
- Vận động theo nghĩa chung nhất là mọi sự biến đổi nói chung
- Vận động là phương thức tồn tại của vật chất:
+Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất
+Vận động của vật chất là tự thân vận động và mang tính phổ biến
Những hình thức vận động cơ bản của vật chất
Xã hội
Sinh học
Hóa học
Vật Lí
Cơ học
- Chuyển hóa từ hình thức thấp lên hình thức cao
5
Trang 6- Hình thức cao bao hàm hình thức thấp.
Vận động và đứng im
- Đứng im là “vận động trong thăng bằng”
- Đứng im là một dạng của vận động, nó còn là nó chứ chưa chuyển hóa thành cái khác
- Đứng im là tương đối, là tạm thời
Không gian và thời gian
- Không gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính(1), sự cùng tồn tại, trật tự, kết cấu và sự tác động lẫn nhau (Mỗi vật đều có không gian tồn tại)
- Thời gian: hình thức tồn tại của vật chất vận động xét về mặt độ dài diễn biến, sự kế tiếp của các quá trình (Thời gian là độ dài của sự tồn tại)
- Không gian và thời gian là hai thuộc tính, hai hình thức tồn tại khác nhau của vật chất vận động, nhưng chúng không tách rời nhau
- Vật chất có 3 chiều không gian và một chiều thời gian
(1) Quảng tính: 3 chiều là: dài, rộng, dày
2 Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức
a) Nguồn gốc ý thức
Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm: Ý thức là nguyên thể đầu tiên
+Là sự hồi tưởng, tự ý thức về ý niệm tuyệt đối
+Do cảm giác sinh ra là cái vốn có, biệt lập với thế giới bên ngoài
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình: Đồng nhất ý thức với vật chất, một dạng vật chất đặc biệt
+Nguyên tử hình cầu, nhẹ, linh động
+Óc tiết ra ý thức như gan tiết ra mật
+Ý thức là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất
Quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng:
6
Trang 7Nguồn gốc của ý thức: + Tự nhiên.
+ Xã hội
Nguồn gốc tự nhiên
Bộ óc người:
Có cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức tạp, bao gồm 14-15 tỷ tế bào thần kinh
Ý thức:
Là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất
Phản ánh ý thức:
Sự tái tạo những đặc điểm hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động qua lại lẫn nhau
-Phản ánh vật lý – hóa học: Giới tự nhiên vô sinh
-Phản ánh sinh học: +Tính kích thích, cảm ứng
+Phản xạ không điều kiện
+Phản ánh tâm lý
-Phản ánh ý thức: Cao nhất trong bộ óc con người Phản ánh mang tính năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào bộ óc con người
+Tiếp nhận thông tin
+Lưu giữ thông tin
+Xử lí thông tin để tìm ra ý nghĩa của nó
+Liên kết thông tin cũ để tạo ra thông tin mới
Nguồn gốc xã hội
Có nhiều yếu tố cấu thành nguồn gốc xã hội của ý thức, song cơ bản và trực tiếp nhất là: +Lao động
+Ngôn ngữ
Lao động
- Là quá trình con người tác động vào thế giới tự nhiên, làm thay đổi giới tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu sống của mình
7
Trang 8Vai trò lao động trong ý thực con người:
+Thay đổi cấu trúc cơ thể người, làm các giác quan hoàn thiện hơn
+Làm các sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan bộc lộ hết kết cấu, thuộc tính… thành những hiện tượng có thể quan sát được
Ngôn ngữ
- Là hệ thống tín hiệu chứa đựng nội dung thông tin mà con người sử dụng trong các quan hệ
( Hệ thống tín hiệu gồm: hình ảnh,âm thanh, cử chỉ,… Được người ta tự qui ước với nhau)
- Ngôn ngữ ra đời do nhu cầu của lao động, cùng lao động
(Qui ước những tín hiệu để săn bắt, phối hợp, …Những tín hiệu ngày càng được mở rộng, bổ sung)
- Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất(2) của ý thức
Vai trò của ngôn ngữ:
+Lưu giữ, truyền đạt, tiếp nhận và phát triển thông tin
+Tổng kết, đúc kết, khái quát thực tiễn
+Nhận thức đối tượng 1 các gián tiếp
(2) Cái vỏ vật chất: Biết sao nói vậy: +Biết nhiều nói nhiều, biết ít nói ít,…
+Biết mơ hồ nói mơ hồ, biết rõ nói rõ,…
b) Bản chất ý thức
-Ý thức là hình ảnh chủ quan(*) của thế giới khách quan, là quá trình phản ánh(*) tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người
*Chủ quan:
+Tạo ra sự phong phú trong đời sống con người
+Sai lệch về kiến thức
*Phản ánh
+Chụp, chép, lưu Phân tích tạo ra thông tin mới.
c) Kết cấu của ý thức
Các lớp cấu trúc của ý thức
- Tiếp nhận dưới góc độ cấu trúc, ý thức bao gồm:
+Tri thức ( là nhân tố cơ bản, cốt lõi nhất Toàn bộ sự hiểu biết của con người) +Tình cảm ( là sự rung động của ý thức)
+Niềm tin ( tri thức đã được kiểm nghiệm Hình thành niềm tin)
+Ý chí (Khả năng huy động sức mạnh bản thân Vượt qua trở ngại để đạt được mục đích)
8
Trang 9*Trong đó tri thức là yếu tố quyết định những yếu tố còn lại.
*Tri thức khác nhau sẽ dẫn dắt “tình cảm, niềm tin, ý chí” khác nhau
Các cấp độ của ý thức
- Khi xem xét ý thức theo chiều sâu của thế giới nội tâm con người, có các yếu tố: +Tự ý thức ( Là cơ sở, cốt lõi mọi thứ)
+Tiềm thức ( Là dạng ý thức bị chôn vùi, thất lạc Vào thời điểm nào đó sẽ tuôn ra)
+Vô thức ( Vượt ra tầm kiểm soát của ý thức, không do lí trí điều khiển, những hành động diễn ra không theo ý thức)
Vấn đề trí tuệ nhân tạo
Ý thức mang bản chất xã hội Do vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoàn thiện được như bộ óc con người
3 Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
a) Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
Chủ nghĩa duy tâm
- Ý thức là tồn tại duy nhất, tuyệt đối, là tính thứ nhất từ đó sinh ra tất cả
- Thế giới vật chất chỉ là bản sao, biểu hiện khác của ý thức tinh thần, là tính thứ hai, do ý thức tinh thần sinh ra
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
- Tuyệt đối hóa yếu tố vật chất, nhấn mạnh một chiều vai trò của vật chất sinh ra ý thức, quyết định ý thức
- Phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức, không thấy được tính năng động sáng tạo, vai trò to lớn của ý thức trong hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực khách quan b) Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng trong đó vật chất quyết định ý thức, còn ý thức tác động tích cực trở lại vật chất
Vật chất quyết định ý thức
Vật chất quyết định: +Nguồn gốc ý thức
9
Trang 10+Nội dung ý thức.
+Bản chất ý thức
+Sự vận động, phát triển ý thức
Ý thức có tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất
+Thứ nhất, tính độc lập tương đối của ý thức thể hiện ở chỗ, ý thức có “đời sống” riêng, có qui luật vận động, phát triển riêng, không lệ thuộc một cách máy móc vào vật chất +Thứ hai, sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động thực tiễn của con người
+Thứ ba, vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ nó có chỉ đạo hoạt động, hành động của con người; nó có thể quyết định làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại
+Thứ tư, xã hội ngày càng phát triển thì vai trò của ý thức ngày càng to lớn, tri thức khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
II Lý do chọn nội dung
Lí do em chọn nội dung này là:
Từ mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, ta có thể liên hệ bản thân để rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu đối với quá trình học tập và làm việc Trước hết, ta cần tôn trọng tính khách quan kết hợp phát huy tính năng động chủ quan Em thấy bản thân cần phải xác định rõ các nhân tố vật chất như điều kiện vật chất, hoàn cảnh sống, quy luật khách quan, từ đó:
+ Căn cứ vào điều kiện vật chất để đạt được mục tiêu, ước mơ
+ Vận dụng điều kiện vật chất để đạt được mục đích
Cụ thể hơn, một tiết học Triết của một giảng viên tâm huyết, truyền đạt bài thú vị, dễ hiểu
sẽ khiến bản thân mình yêu môn Triết và không sợ nó, thúc đẩy mình tìm hiểu thêm về Triết, nhưng nếu như giảng viên môn Triết của mình thiếu tâm huyết, truyền đạt bài giảng không linh hoạt, khó hiểu thì mình sẽ sinh ra tâm lý chán nản, không thích học môn Triết Đó chính là vật chất quyết định ý thức Em đã vận dụng để nâng cao năng suất học tập của bản thân bằng cách tạo ra những cơ sở vật chất tốt để thúc đẩy tinh thần học như: tìm kiếm một phương pháp học tập phù hợp bản thân, trang trí sắp xếp góc học tập thật gọn gàng,…
Bên cạnh đó, em còn đặc biệt chú ý tôn trọng tính khách quan và hành động theo các quy luật mang tính khách quan Thể hiện qua một số hành động như không cúp triết, tham gia
10
Trang 11đầy đủ các buổi học, làm theo giáo viên hướng dẫn,…Ngoài ra, em tự ý thức được rằng mình cần chống lại bệnh chủ quan duy ý chí cũng như bệnh bảo thủ trì trệ
Cụ thể là cần tiếp thu những cái mới nhưng tiếp thu có chọn lọc, học hỏi và lắng nghe ý kiến của mọi người xung quanh Ví dụ, trong làm việc nhóm để thuyết trình môn Triết em
đã ngồi lại với bạn bè, bàn bạc để mỗi người đưa ra ý kiến cá nhân và sau đó tổng hợp lại
để hoàn thiện bài thuyết trình đúng theo ý của tất cả các thành viên
III Ứng dụng của nội dung vào thực tiễn
Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi
mới ở Việt Nam hiện nay Như chúng ta đã biết, sau khi giải phóng thành công đất nước, kinh thế miền Bắc bị suy giảm nghiêm trọng Cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu kinh tế mất cân đối, năng suất lao động thấp… sản xuất nông nghiệp chưa đủ cung cấp lương thực cho dân, ngoài còn bị tàn phá nặng nề bởi đế quốc Mĩ
Trước tình hình kinh tế đó, Đảng và nhà nước đã đi sâu vào nghiên cứu phân tích tình hình, phân tích các nhân tố khách quan, lấy ý kiến nhân dân Đặc biệt là đổi mới tư duy Đại hội Đảng VI rút ra kinh nghiệm lớn trong đó là phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hoạt động theo quy luật khách quan
Tại đại hội VII ta đã đánh giá tình hình kinh tế chính trị của nước ta đã đạt được các bước tiến quan trọng Tình hình kinh tế chính trị ổn định nên nền kinh tế có điều kiện phát triển bước đầu nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo sự quản lý của nhà nước Lực lượng sản xuất huy động tốt hơn, tránh lạm phát,…
Tại đại hội Đảng XII, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: “5 năm qua, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến rất phức tạp; kinh tế thế giới phục hồi chậm; khủng hoảng chính trị ở nhiều nơi, nhiều nước; cạnh tranh về nhiều mặt ngày càng quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực; diễn biến phức tạp trên Biển Đông,… đã tác động bất lợi đến nước ta” Đảng và nhà nước đã phát huy tính tích cực, sáng tạo của ý thức: Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh thế và thực hiện ba đột phá chiến lược được tập trung thực hiện bước đầu đạt kết qua tích cực Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, xã hội, y tế có bước phát triển An sinh xã hội được quan tâm nhiều hơn và cơ bản được bảo đảm
Qua các dẫn chứng trên ta thấy Đảng ta đã vận dụng đúng đắn mối quan hệ giữa vật chất và ý thức vào công cuộc đổi mới đất nước Đó là yếu tố quan trọng giúp chúng ta thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năn 2010 và cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
11