1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Thị trường lao động là một trong những thị trường đầu vào cơ bản mà các doanh nghiệp là người mua, khác với thị trường sản phẩm trong đó họ là người bán. Những kết quả của thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động và mức độ làm việc. Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, cộng với tiến trình phát triển tất yếu của đất nước, điều này sẽ kích sự di chuyển lao động giữa các vùng miền, địa phương, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thậm chí là giữa các khu vực. Đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực để giải quyết.Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải quyết của những cơ quan, đơn vị chuyên trách và những bộ phận có liên quan. Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này ở tỉnh Long An trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế.

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

-*** -

TIỂU LUẬN

HỌC PHẦN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH LONG AN, NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG MÔI TRƯỜNG

TOÀN CẦU HÓA

Họ và tên học viên: Trần Thị Mãi

Mã số học viên: QT10114

Giảng viên giảng dạy: TS Đinh Kiệm

Hà Nội - 2021

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG 2

1 Khái niệm về thị trường lao động 2

1.1 Một số quan niệm về thị trường lao động 2

1.2 Khái niệm thị trường lao động 2

2 Các đặc điểm của thị trường lao động 3

3 Các nhân tố cấu thành và tác động đến thị trường lao động 5

3.1 Cung sức lao động 5

3.2 Cầu sức lao động 5

4 Ý nghĩa của thị trường lao động 7

Chương 2: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH LONG AN 8

1 Tổng quan về tỉnh Long An 8

2 Thực trạng về thị trường lao động Long An 9

2.1 Về cung lao động 9

2.2 Về cầu lao động 10

2.3 Hoạt động của các Trung tâm Dịch vụ việc làm 10

2.4 Đánh giá thực trạng thị trường lao động 13

3 Những thuận lợi, khó khăn trong môi trường toàn cầu hóa 14

3.1 Về cơ hội 14

3.2 Về thách thức 14

Chương 3: MỐT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH LONG AN 15

1 Định hướng 15

2 Mục tiêu 16

3 Một số giải pháp phát triển thị trường lao động tỉnh Long An trong thời gian tới 16

KẾT LUẬN 18

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Thị trường lao động là một trong những thị trường đầu vào cơ bản mà các doanh nghiệp là người mua, khác với thị trường sản phẩm trong đó họ là người bán Những kết quả của thị trường lao động liên quan chặt chẽ đến điều kiện lao động và mức độ làm việc Nước ta đang trong thời kỳ hội nhập, cộng với tiến trình phát triển tất yếu của đất nước, điều này sẽ kích sự di chuyển lao động giữa các vùng miền, địa phương, các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp thậm chí là giữa các khu vực Đây là một vấn đề thực sự cần thiết phải có những giải pháp hiệu quả và thiết thực để giải quyết.Vì vậy, cần thiết phải có sự phối hợp hoạt động và giải quyết của những cơ quan, đơn vị chuyên trách và những bộ phận có liên quan Tuy nhiên, việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp khắc phục tình trạng này ở tỉnh Long An trong thời gian qua dường như chưa hiệu quả và thiết thực với thực tế Vì

thế mà em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng thị trường lao động tỉnh Long An, những thuận lợi và khó khăn trong môi trường toàn cầu hóa” để phân tích và

đưa ra giải pháp cho vấn đề cung cầu lao động tỉnh Long An

Đề tài nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích hiểu và nắm được thực trạng về thị trường lao động tại tỉnh Long An, biết được hoạt động của các đơn vị liên quan việc giải quyết vấn đề này tại tỉnh Long An hiện nay

Đối tượng nghiên cứu: Tình hình cung cầu lao động tại tỉnh Long An

Phạm vi nghiên cứu: Trên toàn địa bàn tỉnh Long An năm 2017-2019

Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, đề tài có kết cấu như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về thị trường lao động

Chương 2: Thực trạng về thị trường lao động tại tỉnh Long An

Chương 3: Mốt số giải pháp phát triển thị trường lao động tỉnh Long An trong thời gian tới

Trang 4

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG

1 Khái niệm về thị trường lao động

1.1 Một số quan niệm về thị trường lao động

Trước hết có thể hiểu rằng thị trường lao động là một thị trường hàng hoá Một số nước quan niệm rằng đây là một thị trường hàng hoá bình thường, không có

gì đặc biệt so với các thị trường khác, song cũng có một số nước khác lại cho rằng đây là một thị trường hàng hoá đặc biệt, và do vậy đã xuất hiện những trường phái với những quan điểm khác nhau về sự can thiệp của Nhà nước vào thị trường này Phái Tân Cổ Điển không đề cập gì đến vai trò của Nhà nước và cho rằng Nhà nước đứng ngoài cuộc

Phái Duy Tiền Tệ coi vai trò của Nhà nước trong việc can thiệp vào thị trường lao động là cần thiết và có hiệu quả

Ở Đức, sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan niệm rằng: Thị trường lao động

là thị trường hàng hoá đặc biệt Vì vậy Nhà nước phải có chính sách riêng nhằm can thiệp, bảo vệ quyền lợi của người lao động Như vậy, thị trường lao động của Đức mang tính chất xã hội

Trước đây Việt Nam chưa thừa nhận sức lao động là hàng hoá, thị trường lao động chưa được chú trọng Hiện nay quan điểm nhận thức đã thay đổi

1.2 Khái niệm thị trường lao động

Hiện nay đang tồn tại nhiều định nghĩa về thị trường lao động từ các nguồn tài liệu khác nhau:

Theo Adam Smith, thị trường lao động là không gian trao đổi dịch vụ lao động (hàng hóa sức lao động) giữa một bên là người mua sức lao động (chủ sử dụng lao động) và người bán sức lao động (người lao động) Định nghĩa này nhấn mạnh vào đối tượng trao đổi trên thị trường là dịch vụ lao động, chứ không phải là người lao động

Trang 5

Theo Từ điển Kinh tế học Pengiun, thị trường lao động là thị trường trong đó tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động được xác định trong bối cảnh quan

hệ của cung lao động và cầu lao động Định nghĩa này nhấn mạnh kết quả của quan

hệ tương tác cung - cầu trên thị trường lao động là tiền công, tiền lương và các điều kiện lao động

Theo Từ điển kinh tế MIT, thị trường lao động là nơi cung và cầu lao động tác động qua lại với nhau Định nghĩa này nhấn mạnh vào quan hệ trên thị trường lao động cũng là quan hệ cung - cầu như bất kỳ một thị trường nào khác

Mặc dù có nhiều điểm khác biệt, nhưng các định nghĩa hiện có về thị trường lao động đều thống nhất với nhau về các nội dung cơ bản của thị trường lao động

Có thể tóm lược các nội dung này thành một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về thị trường lao động như sau: Thị trường lao động (hoặc thị trường sức lao động) là nơi thực hiện các quan hệ xã hội giữa người bán sức lao động (người lao động làm thuê) và người mua sức lao động (người sử dụng sức lao động), thông qua các hình thức thỏa thuận về giá cả (tiền công, tiền lương) và các điều kiện làm việc khác, trên cơ sở một hợp đồng lao động bằng văn bản, bằng miệng, hoặc thông qua các dạng hợp đồng hay thỏa thuận khác

2 Các đặc điểm của thị trường lao động

Một là, hàng hóa trên thị trường lao động là loại hàng hóa đặc biệt, vì khác với

hàng hóa thông thường, hàng hóa sức lao động gắn chặt với người có sức lao động (không thể tách tời người lao động) cả về số lượng và chất lượng

Hai là, tính không đồng nhất của hàng hóa sức lao động trên thị trường lao

động: Các hàng hóa, dịch vụ đặc bịêt là hàng hóa công nghiệp thường được chuẩn hóa cao, đảm bảo tính đồng nhất về mẫu mã, chất lượng Mỗi người lao động khác nhau về tuổi tác, nguồn gốc, giới tính, trí thông minh, sự khéo léo, thể lực, động lực làm việc và chúng đều có ảnh hưởng đến năng suất, hiệu lực lao động

Ba là, giá cả sức lao động trên thị trường lao động do quan hệ cung - cầu lao

động xác định: Sự hoạt động của quy luật cung - cầu lao động trên thị trường xác

Trang 6

định giá cả sức lao động, được biểu hiện thông qua trạng thái quan hệ thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công Khi cung lao động lớn hơn cầu lao động, giá cả sức lao động có thể ở mức thấp Ngược lại, ở thời điểm cầu lao động lớn hơn cung lao động, đặc biệt đối với người lao động có trình độ chuyên môn kỷ thuật cao, ở dạng “quý hiếm” thì sức lao động sẽ có giá cao hơn

Bốn là, thị trường lao động hoạt động đa dạng với nhiều phân lớp khác nhau:

Ngoài thị trường lao động chung toàn quốc, người ta còn xác định các phân mảng thị trường khác như thị trường lao động theo lãnh thổ địa lý, thị trường lao động theo trình độ kỹ năng Vì thế trên thị trường lao động của một số nước có thể ở vùng này, vùng khác hoặc khu vực này, khu vực khác, mức độ hoạt động của quy luật cung - cầu lao động có thể khác nhau, sôi động hoặc kém sôi động

Năm là, vị thế yếu hơn của người lao động trong đàm phán trên thị trường lao

động Trong các quan hệ giao dịch hay đàm phán trên thị trường lao động, cán cân thường nghiêng về phía người sử dụng lao động, vì ở các nước đang phát triển, số lượng những người đi tìm việc làm thường nhiều hơn số lượng cơ hội việc làm sẵn

có (cung thường lớn hơn cầu)

Ngoài một số đặc điểm của thị trường lao động nói chung, thị trường lao động Việt Nam còn có những đặc điểm sau:

Việt Nam có khoảng hơn 49 triệu người trong độ tuổi lao động Lực lượng lao động trẻ hùng hậu, trình độ văn hóa khá và đồng đều, khả năng tiếp thu công nghệ nhanh, chấp nhận mức lương thấp hơn các thị trường khác

Về mặt số lượng, các doanh nghiệp, nhà đầu tư có quá nhiều lựa chọn đối với công nhân hay nhân viên văn phòng, nhưng chất lượng của họ không phải lúc nào cũng đáp ứng được

Trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động còn thấp, ý thức, tác phong công nghiệp chưa cao Phần lớn số lao động chưa được đào tạo nghề sống ở nông thôn, gây khó khăn cho việc thúc đất chuyển dịch cơ cấu lao động

Trang 7

Thị trường lao động cả nước nói chung vẫn đang chập chững những bước đi đầu tiên, gần như hoàn toàn tự phát Các hoạt động dịch vụ liên quan đến thị trường lao động chưa hoàn thiện, quy mô thị trường lao động còn hạn chế

3 Các nhân tố cấu thành và tác động đến thị trường lao động

Các nhân tố chủ yếu tạo nên thị trường lao động bao gồm bên cung sức lao động; bên cầu sức lao động; các quan hệ giao dịch giữa bên cung và bên cầu sức lao động về giá cả sức lao động Trạng thái của các nhân tố này quyết định cơ cấu

và đặc điểm của thị trường lao động Trong đó, bên cung và bên cầu sức lao động

là hai chủ thể của thị trường lao động, có quan hệ ràng buộc với nhau, dựa vào nhau để tồn tại

3.1 Cung sức lao động

Là tổng nguồn sức lao động do người lao động tự nguyện đem ra tham dự vào quá trình tái sản xuất xã hội, tức tổng số nhân khẩu trong độ tuổi lao động, có năng lực lao động, và cả tổng số nhân khẩu không nằm trong độ tuổi lao động, nhưng trong thực tế chính thức tham gia vào quá trình tái sản xuất xã hội Cung lao động được chia làm hai loại: Cung thực tế và cung tiềm năng

Cung thực tế về lao động: Bao gồm tất cả những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc và những người thất nghiệp;

Cung tiềm năng về lao động: Bao gồm những người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc, những người thất nghiệp, những người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học, đang làm công việc nội trợ, hoặc không có nhu cầu làm việc

Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến cung lao động là: Quy mô và tốc độ tăng dân số, quy định về độ tuổi lao động, tình trạng tự nhiên của người lao động, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động vào thị trường lao động và một số nhân tố khác

3.2 Cầu sức lao động

Là nhu cầu về sức lao động của một quốc gia, một địa phương, một ngành hay một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, nhu cầu này thể hiện

Trang 8

qua khả năng thuê mướn lao động trên thị trường lao động Về mặt lý thuyết, cầu

về lao động cũng được phân chia thành hai loại: Cầu thực tế và cầu tiềm năng Cầu thực tế về lao động: Là nhu cầu thực tế về lao động cần sử dụng tại một thời điểm nhất định, thể hiện qua số lượng những chỗ làm việc trống và chỗ làm việc mới

Cầu tiềm năng về lao động: Là nhu cầu về lao động cho tổng số chỗ làm việc

có thể có được, sau khi đã tính đến các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong tương lai như vốn, đất đai, tư liệu sản xuất, công nghệ, và cả những điều kiện khác nữa như chính trị, xã hội, v.v

Cầu về lao động bao gồm: Cầu về chất lượng và cầu về số lượng lao động Việc nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô, tiền vốn, tri thức của doanh nghiệp ngày càng đòi hỏi nâng cao cầu về chất lượng sức lao động Còn trong điều kiện năng suất lao động không biến đổi, cầu về sức lao động xã hội tỷ lệ thuận với quy mô và tốc độ sản xuất Nếu quy mô sản xuất không đổi, cầu về sức lao động tỷ

lệ nghịch với năng suất lao động

Các nhân tố tác động tới cầu lao động:

Một là, Sự phát triển của kinh tế xã hội: Nền kinh tế mà tốc độ tăng trưởng

kinh tế cao tạo ra nhiều việc làm, các tổ chức, đơn vị kinh tế làm tăng nhu cầu về lao động Do đó nhu cầu thuê nhân công ngày một tăng tạo việc làm, và tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển

Hai là, khoa học kỹ thuật phát triển: Khi khoa học kỹ thuật phát triển nó có tác

động đến cầu lao động Đưa khoa học công nghệ kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm và làm cho nhu cầu sử dụng người lao động trong sản xuất giảm, dẫn đến cầu lao động giảm khoa học kỹ thuật là nhân tố làm cho cầu lao động giảm

Ba là, các chính sách của Nhà nước: Chính sách phụ cấp, tiền lương cũng

được điều chỉnh để thu hút người lao động về công tác tại cơ sở, các vùng khó

Trang 9

khăn Đặc biệt Nhà nước phải chú trọng tới chính sách tạo việc làm cho người lao động, thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và trong nước , nhằm tăng cầu lao động

để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế Đồng thời có chích sách ưu đãi về thuế trong xuất khẩu lao động và bảo vệ người lao động ở nước ngoài

4 Ý nghĩa của thị trường lao động

Phát triển thị trường lao động có ý nghĩa tác động mạnh mẽ đến người lao động, và ảnh hưởng trực tiếp tới việc thu hút đầu tư, tới sự phát triển kinh tế của một quốc gia, hoặc một địa phương

Sự phát triển của thị trường lao động với nguồn nhân lực dồi dào về số lượng hứa hẹn đáp ừng đủ nhu cầu về nhân lực cho nhà đầu tư để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo kế hoạch của họ Lao động là yếu tố đầu vào quan trong, có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh, cho nên nhà đầu tư thường quan tâm trước hết đến nguồn lao động

Một thị trường lao động với nguồn cùng lao động đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng sẽ hấp dẫn đặc biệt các doanh nghiệp, nhà đầu tư Trong bối cảnh thế giới đang dần tiến đến nền kinh tế tri thức, yếu tố con người với trình độ chuyên môn phù hợp sẽ quyết định tính cạnh tranh doanh nghiệp, doanh nghiệp nào có nguồn nhân lực được đào tạo, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, đáp ứng tốt yêu cầu công việc sẽ đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh

Một thị trường lao động với mặt bằng giá cả sức lao động phù hợp sẽ tạo sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư Chi phí lao động chiếm một phần không nhỏ trong giá thành sản phẩm, dịch vụ và tỉ lệ nghịch với lợi nhuận mà nhà đầu tư dự kiến thu được

Một thị trường lao động với các điều kiện giao dịch thuận lợi giữa cung và cầu lao động cũng sẽ kích thích hoặc thu hút nhà đầu tư

Trang 10

Chương 2 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH LONG AN

1 Tổng quan về tỉnh Long An

Vị trí địa lí

Long An nằm ở tọa độ địa lý : 105030' 30'' đến 106047' 02'' kinh độ Đông và 10023'40'' đến 11002' 00'' vĩ độ Bắc Long An có diện tích tự nhiên là 4.493,8 km2, chiếm tỷ lệ 1,35 % so với diện tích cả nước và bằng 11,06 % diện tích của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo đường Quốc lộ 1A, tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía Đông, giáp với Vương Quốc Campuchia về phía Bắc, giáp với tỉnh Đồng Tháp về phía Tây và giáp tỉnh Tiền Giang về phía Nam

Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 137,7 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ)

Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các huyện: Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa, Tân Trụ, Châu Thành, Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An; có 192 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 166 xã, 12 phường và 14 thị trấn

Dân số và mật độ dân số

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Long An đạt 1.688.547 người, mật độ dân số đạt 376 người/km²

Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 271.580 người, chiếm 16,1% dân

số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.416.967 người, chiếm 83,9% dân số Dân số nam đạt 842.074 người, trong khi đó nữ đạt 846.473 người

Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương là 1.62% Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2020 đạt 18%

Ngày đăng: 14/05/2024, 15:16

w