Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng. Trong những năm qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm đã tăng cường các biện pháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc và đã thu được những kết quả nhất định. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn những thiếu sót nhất định, hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế trên, trên cơ sở nghiên cứu các văn bản liên quan đến tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc và thực tế quá trình sau 6 tháng thực tập tại quận Nam Từ Liêm, yêu cầu đòi hỏi những lí luận và thực tiễn về nâng cao vai trò trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc và đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
Trang 1HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN ĐÁNH BẠC VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội - 2020
Trang 2HỌC VIỆN CẢNH SÁT NHÂN DÂN
NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG
THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA VỤ ÁN ĐÁNH BẠC VÀ TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Trang 3Tôi xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu của bảnthân tôi Các thông tin, số liệu sử dụng trong khóa luận là trung thực, chính xác.Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu của khóaluận không sao chép bất kỳ công trình nào.
Tác giả khóa luận
Nguyễn Việt Phương
Trang 4Chương 1 Nhận thức chung về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân
Chương 2 Thực trạng, dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam
Từ Liêm
34
1 Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra
các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
34
4 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố,
kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Việnkiểm sát nhân dân
48
Thư mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 6Bảng 2.1 Bảng thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019
Bảng 2.2: Án thụ lý thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc từ năm 2016 – 2019
Biểu đồ 2.1 Biểu đồ thống kê số vụ án điều tra về tội đánh bạc nói riêng trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019
Trang 7MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua đất nước ta thực hiện đường lối đổi mới đã đem lạinhững chuyển biến hết sức tích cực: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất đượctăng cường; nghèo đói giảm nhanh, liên tục; đời sống nhân dân được cải thiện,nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định, an ninh được bảođảm Cùng với sự phát triển của xã hội, quyền con người được xem là thước đo
sự tiến bộ và trình độ văn minh của các xã hội, không phân biệt chế độ chính trị,trình độ phát triển và bản sắc văn hóa Với vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội,Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi việc đảm bảo tốt hơn quyền con người làmục tiêu hướng tới của mình để xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của dân,
do dân, vì dân
Quận Nam Từ Liêm là một trong 12 quận nội thành của thành phố HàNội, nằm phía Tây của thủ đô, giáp với nhiều quận khác của trung tâm thànhphố Hà Nội, quận được coi là địa bàn phức tạp về các loại tội phạm, có vị trí hếtsức quan trọng trên địa bàn thủ đô Hà Nội Những năm gần đây, lợi dụng đặcđiểm địa bàn tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng hoạt động trên địabàn Nam Từ Liêm có chiều hướng gia tăng cả về số lượng và mức độ nguyhiểm, phương thức thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, gây nhiều khó khăn cho công tácphòng ngừa và đấu tranh
Nhận thức được vai trò, trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân trongthực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra đối với các loại tội phạmnói chung và tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc nói riêng Trong nhữngnăm qua Viện Kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm đã tăng cường các biệnpháp trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ án tổ chứcđánh bạc, đánh bạc và đã thu được những kết quả nhất định Nhưng bên cạnh đóvẫn còn những thiếu sót nhất định, hiệu quả chưa cao Xuất phát từ thực tế trên,trên cơ sở nghiên cứu các văn bản liên quan đến tội phạm tổ chức đánh bạc vàđánh bạc và thực tế quá trình sau 6 tháng thực tập tại quận Nam Từ Liêm, yêu
Trang 8cầu đòi hỏi những lí luận và thực tiễn về nâng cao vai trò trách nhiệm của Việnkiểm sát nhân dân trong việc thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, tôi
đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ
án tổ chức đánh bạc và đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Nghiên cứu về thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra đối với các vụ
án nói chung và các vụ án về tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng là vấn đềquan trọng, đang thu hút sự quan tâm của rất nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức.Xung quanh vấn đề thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra theo chức năngcủa Viện Kiểm sát nhân dân đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu ở nhữngkhía cạnh khác nhau, theo những cách tiếp cận khác nhau, có thể kể đến như:
- Giáo trình Giáo trình luật tố tụng hình sự, trường đại học Luật Hà Nội,Nhà xuất bản CAND, Hà Nội, 2018
- Đại học quốc gia Hà Nội - Khoa Luật (2006), Bảo vệ quyền con ngườibằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đoạn xây dựngNhà nước pháp quyền Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Đại học quốc gia, Hà Nội
- GS.TSKH Lê Văn Cảm (chủ biên) (2009), Hệ thống tư pháp hình sựtrong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền, NXB Đại học Quốc gia, HàNội
- Hội đồng Phối hợp Phổ biến Giáo dục pháp luật Trung ương (2013),Quyền con người và chính sách pháp luật về quyền con người, Đặc san tuyêntruyền pháp luật số 06/2013
- TS Phạm Mạnh Hùng (2011), “Bảo vệ quyền con người qua hoạt độngthực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sựcủa Viện kiểm sát”, Tạp chí kiểm sát (21)
- PGS.TS.Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng phápluật tố tụng hình sự”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế - Luật 23, tr 64-80
Trang 9- Thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giaiđoạn điều tra của tác giả Lê Hữu Thể và các tác giả (năm 2008)
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã đề cập, nghiên cứu, phântích về phòng chống tội phạm và hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra của Viện Kiểm sát nhân dân đối với các cơ quan chức năng trong phòngchống tội phạm, luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn ở nhiều khía cạnhkhác nhau Tuy nhiên, việc nghiên cứu nhằm hiểu rõ hơn hoạt động thực hànhquyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địabàn quận Nam Từ Liêm vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệthống, chuyên sâu Song, kết quả nghiên cứu từ các công trình nghiên cứu trên
là những tiền đề quan trọng để tôi tiếp cận, tiếp tục nghiên cứu ở góc độ chuyênsâu trong tình hình mới
Vì vậy, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những giá trị của các công trìnhtrên và để góp phần làm cụ thể hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạtđộng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc,đánh bạc trên địa bàn quận Nam Từ Liêm Đồng thời tìm ra những giải pháp cụthể mang tính hệ thống nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyềncông tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trên địa bànquận Nam Từ Liêm trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài :Nghiên cứu, làm rõ những kiến thức tổng
quát về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chứcđánh bạc, đánh bạc Thực trạng tình hình tội phạm tổ chức đánh bạc và đánhbạc, kết quả phòng ngừa, đấu tranh, điều tra, truy tố, xét xử Cũng như thựctrạng hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chứcđánh bạc, đánh bạc Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế,thiếu sót; chỉ ra những nguyên nhân của những bạn chế, thiếu sót về hoạt độngthực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánhbạc Từ đó đưa ra các dự báo trong thời gian tới và đề xuất phương hướng, giải
Trang 10pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trong giai đoạn hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên khóa luận cần tập trung
giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Khái quát nhận thức chung các vấn đề liên quan đến hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
- Phân tích các quy định pháp luật về hoạt động thực hành quyền công tố,kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc Kết quả các biện phápViện Kiểm sát nhân dân đã tiến hành trong thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
- Nghiên cứu tình hình điều tra tội phạm và thực trạng hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trênđịa bàn quận Nam Từ Liêm
- Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc trênđịa bàn quận Nam Từ Liêm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: hoạt động thực hành quyền công tố,kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện Kiểm sát nhândân, những vấn đề lý luận và thực tiễn
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Về nội dung: Tập trung vào qui định của pháp luật về hoạt động thựchành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc,những vấn đề lý luận, thực tiễn Thực trạng áp dụng pháp luật đối với hoạt độngthực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạctheo chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân
- Về địa bàn: Nghiên cứu hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sátđiều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Viện Kiểm sátnhân dân trên địa bàn quận Nam Từ Liêm
Trang 11- Về thời gian: Nghiên cứu trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến hếtnăm 2019.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên cơ sở những chủ trương của Đảng, của Nhà nước,Pháp luật và đồng thời kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu liênquan về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứutài liệu; phương pháp khảo sát thực tiễn; phương pháp phân tích, tổng hợp,thống kê, so sánh số liệu; phương pháp chuyên gia…
6 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Phát triển và bổ sung nhận thức lý luận về hoạt độngthực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánhbạc Góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về hoạt động của ViệnKiểm sát nhân dân trong thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổchức đánh bạc, đánh bạc Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tàiliệu tham khảo phục vụ cho hoạt động, học tập, nghiên cứu khoa học trong cáctrường luật
- Ý nghĩa thực tiễn: Các giải pháp mà đề tài đưa ra sẽ phần nào giúp các
cơ quan chức năng trên địa bàn tham khảo và vận dụng vào thực tiễn nhằm nângcao hiệu quả trong chỉ đạo thực hiện đối với hoạt động thực hành quyền công tố,kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc theo chức năng của Việnkiểm sát nhân dân
7 Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, khóa luận chia thành hai chương:
Chương 1: Nhận thức chung về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân
Trang 12Chương 2: Thực trạng, dự báo và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạccủa Viện kiểm sát nhân dân quận Nam Từ Liêm
Chương 1 NHẬN THỨC CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG
TỐ, KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN TỔ CHỨC ĐÁNH BẠC,
ĐÁNH BẠC CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
1 Nhận thức về tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc và hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
Trang 131.1 Khái niệm
Theo quy định của BLHS 2015: Điều 8 Khái niệm tội phạm
1 Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự
BLHS năm 2015 quy định chủ thể của tội phạm bao gồm cả: con người vàpháp nhân thương mại Quy định trên cho thấy, pháp nhân thương mại trước hếtphải là pháp nhân được thành lập và hoạt động theo quy định của Bộ luật dân sựnăm 2015 hiện hành Từ khái niệm tội phạm, để tìm hiểu và phân tích cụ thểkhái niệm đặc điểm, dấu hiệu pháp lý của các tội về tổ chức đánh bạc, đánh bạctheo quy định pháp luật hiện hành thì với điểm xuất phát là tệ nạn cờ bạc và có
sự gắn bó chặt chẽ với nhau
Trên cơ sở khái niệm về tội phạm thì theo từ điển pháp luật phổ thông:
đánh bạc là “tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được thua
kèm theo việc được hoặc mất lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác” Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm
trật tự xã hội, không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình và cá nhân người chơi màcòn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tội phạm khác Như vậy,trong trò chơi đánh bạc thì sự thắng thua sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mayrủi, tính toán, suy luận của người chơi Theo Nghị quyết số 01/2010/NQHĐTPngày 22/10/2010 hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Điều 248 và Điều 249
BLHS năm 1999 như sau: “Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực
hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật
Trang 14mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp”
Từ những phân tích và cơ sở pháp lý trên có thể hiểu: “Tội đánh bạc làhành vi tham gia trò chơi được tổ chức trái pháp luật (dưới bất kỳ hình thứcnào), được thua bằng tiền hay hiện vật từ năm triệu đồng trở lên, hoặc dưới nămtriệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc và gá bạc,chưa được xóa án tích mà còn vi phạm Do người có năng lực trách nhiệm hình
sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâmphạm đến trật tự, an toàn công cộng” Văn bản pháp luật đầu tiên quy định về tộiphạm này là Sắc lệnh số 468 năm 1948 Trước khi có BLHS năm 1985, tội đánhbạc được quy định trong Sắc luật số 03 năm 1976 Trong BLHS năm 1985 vànăm 1999, tội đánh bạc đều được quy định thuộc nhóm tội xâm phạm trật tựcông cộng Tuy nhiên, trong BLHS năm 1999, tội đánh bạc được quy định cụthể hơn với những dấu hiệu cụ thể giúp việc phân biệt giữa đánh bạc là tội phạm
và đánh bạc là vi phạm cũng như với các dấu hiệu định khung hình phạt để phânhoá trách nhiệm hình sự giữa các trường hợp phạm tội đánh bạc Theo BLHSnăm 1999, hành vi đánh bạc chỉ bị coi là tội phạm khi tiền hoặc hiện vật đánhbạc có giá trị lớn hoặc khi chủ thể đã bị xử phạt hành chính hoặc bị kết án vềhành vi cờ bạc (đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc), chưa được xoá án tích màcòn vi phạm
Đối với tội tổ chức đánh bạc, hành vi được mô tả trong các tội này gắn bó
chặt chẽ với nhau (hành vi khách quan của tội tổ chức đánh bạc mang tính chất
hỗ trợ, tạo điều kiện cho hành vi đánh bạc) Do vậy, để nghiên cứu khái niệm tội
tổ chức đánh bạc nhất thiết phải đặt nó trong nhóm các tội đánh bạc Tội tổ chứcđánh bạc đã được quy định tại BLHS năm 1985 Tuy nhiên, điều luật quy địnhmột cách chung chung, chưa thể hiện rõ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm Đếnkhi BLHS năm 1999 được thông qua và được sửa đổi, bổ sung năm 2009, tội tổ
Trang 15chức đánh bạc tiếp tục được quy định tại Điều 249, theo đó: “Người nào tổ chức
đánh bạc hoặc gá bạc trái phép với quy mô lớn hoặc đã bị xử phạt hành chính
về hành vi về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đã bị kết án
về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền
từ mười triệu đồng đến ba trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ một năm đến năm năm” Đến BLHS năm 2015 đã có những quy định và các hình thức chế tài cụ
thể hơn cho các hành vi tổ chức đánh bạc, cụ thể, tại Điều 322 BLHS năm 2015
quy định, “người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép thuộc một trong
các trường hợp quy định từ điểm a đến điểm d khoản này thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; nếu phạm tội trong trường hợp có các tình tiết tăng nặng quy định tại khoản 2 Điều 322 thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm” Trên cơ sở quy định của BLHS
2015, sửa đổi bổ sung thì có thể đưa ra khái niệm tổ chức đánh bạc như sau: Tổ
chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánh bạc với tư cách là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy người khác tham gia trò chơi có được thua bằng tiền hoặc tài sản dưới bất kỳ hình thức nào Như vậy, tổ chức đánh
bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự xã hội, thúc đẩy và tạođiểu kiện cho hành vi đánh bạc là hành vi không chỉ ảnh hưởng xấu đến gia đình
và cá nhân người chơi mà còn có thể là nguyên nhân của các tệ nạn xã hội và tộiphạm khác Hay nói cách khác tổ chức đánh bạc, xét về bản chất là hành vi đồngphạm đánh bạc thể hiện ở hành vi rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác tham gia đánhbạc nhưng có thêm dấu hiệu riêng là mục đích trục lợi Đây là loại hành vi xảy
ra tương đối phổ biến cùng với hành vi đánh bạc Do vậy, hành vi tổ chức đánhbạc được quy định thành tội danh riêng
1.2 Dấu hiệu pháp lý của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc
* Đối với tội tổ chức đánh bạc: Tổ chức đánh bạc, được hiểu là hành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người tham gia vào việc đánh bạc thì các yếu tố cấu thành tội phạm được thể hiện như sau:
Trang 16+ Về mặt khách quan
Đối với hành vi tổ chức đánh bạc thì có một trong các hành vi sau: cóhành vi tập hợp, rủ rê, lôi kéo nhiều người (từ hai người trở lên) tham gia đánhbạc Thông thường người đứng ra tổ chức có sự chuẩn bị, bàn bạc, sắp xếp kếhoạch đánh bạc rồi mới tập hợp, rủ rê những người khác tham gia Hành vi tổchức đánh bạc phải là trái phép, tức là không có giấy phép hoặc không đúng vớinội dung giấy phép
Về các dấu hiệu khác thì ngoài dấu hiệu về hành vi nêu trên còn phải cómột trong hai dấu hiệu bắt buộc sau đây:
- Tổ chức đánh bạc với quy mô lớn
- Tổ chức đánh bạc trong cùng một lúc cho từ mười người đánh bạc trởlên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên;
- Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặttrang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công ngưòi canhgác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi khi bị vây bắt, sử dụng phương tiệnnhư ô tô, xe máy, điện thoại…để trợ giúp cho việc đánh bạc;
- Người thực hiện một trong các hành vi nêu trên nếu không thuộc trườnghợp được coi là có quy mô lớn thì phải thuộc trường hợp đã bị xử phạt hànhchính về hành vi đánh bạc và hành vi tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hoặc bị kết
án về tội tổ chức đánh bạc, gá bạc hoặc đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn
vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này Đây là dấu hiệu cấuthành cơ bản của tội này
+ Về khách thể: Cũng như đối với tội hành nghề mê tín, dị đoan và tộiđánh bạc, tội tổ chức đánh bạc là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, mà trựctiếp xâm phạm đến trật tự nếp sống văn minh của xã hội, vì cờ bạc nói chung và
tổ chức hoặc gá bạc nói riêng cũng là một tệ nạn của xã hội
+ Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý Lỗi
cố ý là lỗi trong trường hợp chủ thể có ý thức lựa chọn hành vi phạm tội mặc dù
có đủ điều kiện lựa chọn xử sự khác không nguy hiểm cho xã hội Lỗi cố ý là
Trang 17một trong hai loại lỗi theo Luật hình sự Việt Nam Trong đó, lỗi cố ý có tínhnguy hiểm cao hơn Loại lỗi này đòi hỏi các dấu hiệu: (i) Hành vi khách quan
mà chủ thể thực hiện là hành vị có tính chất phạm tội (hành vi có các dấu hiệukhách quan mà cấu thành tội phạm đòi hỏi); (ii) Chủ thể ý thức được tính chấtphạm tội của hành vi được thực hiện; (iii) Chủ thể đã lựa chọn hành vi có tínhchất phạm tội đó khi có điều kiện lựa chọn hành vị khác Lỗi cố ý được luật hình
sự phân thành hai hình thức.Đó là lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp Haihình thức lỗi này khác nhau ở lí do của việc chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội Cố
ý trực tiếp là trường hợp cố ý, trong đó, chủ thể lựa chọn xử sự phạm tội vì xử
sự đó phù hợp với mục đích của mình
+ Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này không phải chủ thể đặc biệt, chỉ cầnđến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủthể của tội phạm này Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì người đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này thuộctrường hợp quy định tại khoản 2 của điều luật; người đủ 16 tuổi trở lên phải chịutrách nhiệm hình sự về tội phạm này không phân biệt thuộc trường hợp quy địnhtại khoản nào của điều luật
Nếu tổ chức đánh bạc trái phép với quy mô chưa lớn thì người có hành vi
tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành viđánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, hoặc đã bị kết án về tội đánh bạc hoặctội tổ chức đánh bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội tổ chức đánh bạc
+ Về hình phạt của tội tổ chức đánh bạc: Mức phạt của tội này được chialàm hai khung, cụ thể như sau:
(i) Khung một (khoản 1): Người nào tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc tráiphép thuộc một trong các trường hợp sau, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồngđến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
Trang 18a) Tổ chức, sử dụng địa điểm thuộc quyền sở hữu, quản lý của mình đểcho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên
mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên;
b) Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng 01 lần có giá trị20.000.000 đồng trở lên;
c) Tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; lắp đặt trangthiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; phân công người canh gác, người phục vụ,sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để trợ giúp cho việc đánhbạc;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quyđịnh tại Điều 321 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy địnhtại Điều 321 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
(ii) Khung hai (khoản 2): Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sauđây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tính chất chuyên nghiệp;
b) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tái phạm nguy hiểm
(iii) Hình phạt bổ sung (khoản 3): Ngoài việc bị áp dụng một trong cáchình phạt chính nêu trên, tùy từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể
bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phầnhoặc toàn bộ tài sản
Hai là, cấu thành tội phạm tội Đánh bạc (Điều 321)
+ Thứ nhất, chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội đánh bạc không phảichủ thể đặc biệt, chỉ cần đến một độ tuổi nhất định theo luật định và có năng lựctrách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này Điều 12 Bộ luậthình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệmhình sự Theo đó: (i) Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự
về mọi tội mà mình gây ra; (ii) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phảichịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Trang 19theo pháp luật quy định Như vậy, cứ đủ 16 tuổi trở lên là chủ thể của tội đánhbạc nếu có hành vi vi phạm đủ cấu thành tội đánh bạc
+ Thứ hai, mặt chủ quan của tội phạm : Tội phạm này thực hiện với lỗi cố
ý Động cơ phạm tội là sát phạt nhau, tư lợi và mục đích là nhằm lấy tiền, tài sản
từ người thua bạc
+ Thứ ba, khách thể của tội phạm: Đánh bạc là hành vi bị xã hội lên án vànghiêm trị Nó ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh trật tự công cộng, ảnh hưởng tớicuộc sống của chính mỗi gia đình, nếp sống văn minh của xã hội vì đây đượcxem là một tệ nạn xã hội
+ Thứ tư, mặt khách quan của tội phạm: Theo đó, hành vi khách quan:(i) Có sự thỏa thuận thắng thua bằng tiền hay bằng hiện vật có giá trị từnăm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng Trường hợp tiền hay hiện vật cógiá trị dưới năm triệu đồng thì phải thuộc trường hợp đã bị kết án về tội đánhbạc hoặc tội tổ chức đánh bạc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bịtruy cứu trách nhiệm hình sự về tội này Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản củatội đánh bạc
(ii) Trường hợp người phạm tội đã có hành vi đánh bạc trái phép và tiềnhay hiện vật đánh bạc có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên: Về tiền và hiện vật đánhbạc được xác định chính là tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ ở chiếu bạc,thu được trong người đánh bạc hay ở những nơi khác mà đủ cơ sở để xác định
đã được hay sẽ được dùng để đánh bạc Hành vi đánh bạc cấu thành tội phạmkhi giá trị tiền đánh bạc từng lần có trị giá từ 5.000.000 đồng trở lên
(iii) Phân biệt các trường hợp khi xác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánhbạc:
+ Trường hợp tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc của mỗi lần đánh bạcbằng hoặc trên mức tối thiểu (5.000.000 đồng) để truy cứu trách nhiệm hình sựthì người đánh bạc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc đối với lầnđánh đó
Trang 20+ Trường hợp đánh bạc từ 2 lần trở lên mà mỗi lần đánh có tổng tiền, giátrị hiện vật bằng hoặc trên mức tối thiểu thì người đánh bạc phải bị truy cứutrách nhiệm hình sự về tội đánh bạc kèm với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lầntrở lên quy định ở Điều 52 Bộ luật hình sự 2015.
+ Trường hợp có nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau thì việcxác định tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc đối với mỗi người là tổng số tiến,giá trị hiện vật của tất cả người cùng đánh bạc lúc đó
+ Trường hợp đánh bạc mà tổng số tiền để đánh bạc của từng lần đánhđều ở dưới mức tối thiểu 5.000.000 đồng (chưa từng bị kết án về một trong cáctội đánh bạc hoặc tổ chức đánh bạc hoặc chưa được xóa án tích) thì người đánhbạc không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đánh bạc
+ Trường hợp một lần chơi lô đề, cá độ bóng đá, đua ngựa…để tính làmột lần đánh bạc chính là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trongmột kỳ đua ngựa hay một trận bóng đá…người chơi chia làm nhiều đợi để chơithì trách nhiệm hình sự được xác định cho người chơi một lần đánh chính làtổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong tất cả đợt đó
Hậu quả: Tội đánh bạc chỉ quy định hành vi khách quan mà không bắt
buộc phải có hậu quả xảy ra mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự Biết là đánhbạc đem lại nhiều hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới cho gia đình xã hội nhưhạnh phúc gia đình tan vỡ, khiến cho tình trạng tội phạm có thể diễn ra nhiềuhơn như trộm cắp, cướp, giết người, gây rối trật tự công cộng… Pháp luật khôngquy định hậu quả là yếu tố định tội vì hậu quả mà tội đánh bạc gây ra có thể cấuthành tội phạm khác thậm chí có yếu tố nguy hiểm hơn tội đánh bạc Lúc đó,đánh bạc mà gây ra những hành vi gây tội khác thì người phạm tội bị truy cứuđối với tội tương ứng theo luật định
Về mức hình phạt: Điều 321 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định 2 khung hình phạt:
Trang 21– Khung hình phạt cơ bản có mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06tháng đến 03 năm.
– Khung hình phạt tăng nặng có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm ápdụng cho trường hợp phạm tội sau:
+ Có tính chất chuyên nghiệp chính là sử dụng việc đánh bạc làm nguồnsống chính
+ Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50 triệu đồng trở lên
+ Sử dụng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
để phạm tội
+ Tái phạm nguy hiểm
Ngoài hình phạt chính nêu trên người phạm tội còn có thể bị áp dụng hìnhphạt bổ sung là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng
1.3 Phân biệt tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc
Trước tiên chúng ta cần nhận định rằng, hai tội phạm này trên thực tế làrất phổ biến và thường đi kèm với nhau Trong một vụ án cụ thể thường sẽ cómột vài đối tượng đóng vai trò khởi xướng, bị xét xử về tội tổ chức đánh bạc,các đối tượng khác tham gia có thể bị xử lý hành chính hoặc xét xử về tội đánhbạc Điều này xuất phát từ đặc điểm hậu quả của hành vi khách quan trong tội tổchức đánh bạc chính là hành vi đánh bạc của các chủ thể khác được diễn ra trênthực tế Để có thể phân biệt được hành vi của một chủ thể sẽ phải chịu tráchnhiệm hình sự về tội phạm nào trong hai tội này, chúng ta cần thấy được dấuhiệu khác nhau cơ bản trong mặt khách quan của chúng
Hành vi đánh bạc được hiểu là hành vi của các con bạc giải quyết việcđược thua trong các trò chơi bằng những lợi ích vật chất xác định, hành vi đánhbạc là hành vi của chủ thể nhằm rủ rê, lôi kéo các chủ thể khác thực hiện hành viđánh bạc Như vậy, trong một vụ án tổ chức đánh bạc, hành vi tổ chức đánh bạcxuất hiện trước, hành vi đánh bạc của các đối tượng tham gia mang tính chất là
Trang 22hành vi phát sinh sau đó và có thể chúng là kết quả được hình thành, tạo nên dohành vi tổ chức trong trường hợp rủ rê, lôi kéo thì hành vi đánh bạc là kết quảtrực tiếp của hành vi tổ chức đánh bạc Trong trường hợp chủ mưu bố trí, tạosòng bạc thì hành vi tổ chức đánh bạc chỉ đóng vai trò tạo điều kiện, hồn cảnhcho hành vi đánh bạc diễn ra Một điểm cần đặc biệt chú ý, là không phải mọihành vi tổ chức đánh bạc của người phạm tội sẽ đều bị xét xử với tội danh tổchức đánh bạc, mà trong một số trường hợp đó, người phạm tội sẽ bị xét xử vềtội danh đánh bạc Trường hợp thứ nhất là khi người có hành vi tổ chức đánhbạc nhưng không thỏa mãn cả hai dấu hiệu được nói tới trong cấu thành cơ bảnquy mô lớn nhưng tổng số tiền hoặc hiện vật đánh bạc có giá trị từ một triệuđồng đến dưới mười triệu đồng thì phải chịu trách nhiệm hình sự về đồng phạmtội đánh bạc Trường hợp thứ hai là người phạm tội thực hiện hành vi tổ chứcđánh bạc chỉ nhằm cùng tham gia, thỏa mãn “máu cờ bạc” của bản thân, khi đó
họ cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo tội danh đánh bạc Sở dĩ có điều này
là do, tổ chức đánh bạc xét về thực chất chính là hành vi đồng phạm tổ chức, xúigiục, giúp sức đánh bạc Nhưng do tính chất nguy hiểm cao của hành vi, nên đểthực hiện mục đích phân hóa trách nhiệm hình sự, nhà làm luật đã quy địnhchúng thành một tội danh riêng và đặt trong một điều luật khác, kế tiếp sau điềuluật về tội danh đánh bạc trước đó Trong hai trường hợp trên, yếu tố quy môkhông lớn hoặc mục đích chỉ nhằm được thỏa mãn nhu cầu được đánh bạc của
cá nhân đã làm giảm đáng kể tính gây nguy hại cho xã hội của hành vi tổ chứcđánh bạc Do đó mà chúng sẽ không còn tương xứng về tính chất nguy hiểm cho
xã hội nếu được xếp vào tội danh tổ chức đánh bạc, việc quy định chỉ truy cứutrách nhiệm hình sự vể đồng phạm đánh bạc là phù hợp tính chất của hành vi.Tuy vậy cũng không thể nhầm lẫn giữa đồng phạm tổ chức đánh bạc có số tiềnkhông lớn với hành vi tổ chức đánh bạc nhưng quy mô nhỏ số tiền từ một đếndưới mười triệu đồng mà được xếp vào đồng phạm đánh bạc
Trang 232 Nhận thức về hoạt động điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc
Quá trình thực hiện chức năng tăng cường quản lý nhà nước về trật tự antoàn xã hội thì hoạt động điều tra các vụ án đánh bạc tổ chức đánh bạc là vôcùng cần thiết Việc coi trọng và hoàn thiện chính sách hình sự, thủ tục hoànthiện chính sách tư pháp, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trongviệc xử lý người phạm tội của tội tổ chức đánh bạc, đánh bạc nói riêng và các tộiphạm nói chung được thực hiện nghiêm túc hơn bao giờ hết Với yêu cầu về quyđịnh trách nhiệm hình sự nghiêm khắc đối với các tội phạm về đánh bạc, gópphần tạo môi trường phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh Tệ nạn cờ bạc hiệnnay diễn ra rất phổ biến với nhiều hình thức phong phú, tinh vi Ngoài việc đánhbạc theo các hình thức thông thường dễ nhận biết thì hiện nay đang khá thịnhhành việc sử dụng mạng internet để đánh bạc Đánh bạc với quy mô lớn, ngoàiviệc xử phạt người tham gia đánh bạc thì người tổ chức cũng phải chịu tráchnhiệm hình sự Có thể khẳng định, đánh bạc và tổ chức đánh bạc đều là những tệnạn xã hội thường dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, là nguyên nhân tan vỡcủa nhiều gia đình và cũng là nguyên nhân phát sinh các loại tội phạm khác nhưtrộm cắp, cướp của giết người, gây mật trật tự trị an và an toàn xã hội Chính vìvậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan điểm, chủ trương chỉ đạo đấu tranhkiên quyết đối với loại tội phạm này Trong quá trình xây dựng pháp luật, tùytheo từng giai đoạn phát triển của đất nước mà các nhà lập pháp cũng nghiêncứu để có những quy định và chính sách hình sự phù hợp nhằm đấu tranh phòng,chống có hiệu quả đối với loại tội phạm này trong xã hội
Trên cơ sở đó, yêu cầu trong hoạt động điều tra các vụ án hình sự về đánhbạc, tổ chức đánh bạc của Cơ quan điều tra trên thực tế đã đạt được nhiều kếtquả quan trọng Tội đánh bạc là tội phạm rất phổ biến, làm ảnh hưởng đến nếpsống văn minh của nhân dân, làm tha hóa đạo đức cho bộ phận dân cư Đồngthời, điều này đã gây nhiều thiệt hại về vật chất, tinh thân của gia đình và lànguyên nhân gây ra nhiều loại tệ nạn xã hội khác Trong những năm trở lại đây
Trang 24thì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý các hình thức đánh bạccủa các cơ quan chức năng đã và đang đặt được nhiều kết quả quan trọng Trên
cơ sở thực hiện nhiều chuyên án lớn thì hoạt động điều tra của các cơ quan điềutra góp phần tăng cường hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm đánh bạc,ngăn chặn những thiệt hại mà tội phạm tổ chức đánh bạc, đánh bạc đã gây ra cho
xã hội Dưới góc độ chính trị - pháp lý góp phần cụ thể hóa chính sách hình sựcủa Nhà nước ta đối với việc bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội và góp phầnbảo đảm sự hoạt động bình thường, ổn định xã hội góp phần thúc đẩy công bằng
xã hội dân chủ, văn minh
Việc tiến hành điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc là cơ sở đấutranh kiên quyết, xử lý nghiêm minh, triệt để, đúng các quy định pháp luật xâmphạm tới trật tự, an toàn xã hội ở các mức độ khác nhau và đảm bảo tính thốngnhất trong hoạt động đảm bảo tính pháp chế xã hội chủ nghĩa, thượng tôn phápluật của nhà nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển
2.1 Nhận thức về hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra các vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc của Viện kiểm sát nhân dân
Về khái niệm, đặc điểm, mục đích, nguyên tắc:
Tố tụng hình sự là trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết vụ án hình sự theoquy định của pháp luật Quá trình giải quyết vụ án hình sự được chia thành cácgiai đoạn, mỗi giai đoạn tố tụng hình sự có nhiệm vụ giải quyết những yêu cầukhác nhau và tương ứng với mỗi giai đoạn đó là chức năng cụ thể của mỗi cơquan tiến hành tố tụng có thẩm quyền nhằm thực hiện nhiệm vụ do pháp luậtquy định BLTTHS năm 2015 chia quá trình giải quyết vụ án hình sự thành bốngiai đoạn bao gồm: Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự; giai đoạn điều tra vụ ánhình sự; giai đoạn truy tố vụ án hình sự; giai đoạn xét xử vụ án hình sự Riênggiai đoạn thi hành án hình sự đã được tách ra và điều chỉnh theo Luật thi hành ánhình sự năm 2010 Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là giai đoạn thứ hai của quátrình tố tụng hình sự được BLTTHS năm 2015 quy định trong 9 chương, từChương IX đến Chương XVII Thời điểm của giai đoạn này được bắt đầu từ khi
Trang 25cơ quan (người) tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự và kết thúc bằng bản kết luận điều tra và quyết định của CQĐT vềviệc đề nghị VKS truy tố bị can trước Tòa án hoặc đình chỉ vụ án hình sự tươngứng Tuy nhiên, trong một số trường hợp khi có đủ các căn cứ do pháp luật quyđịnh thì vụ án bị đình chỉ điều tra và tất nhiên các hoạt động tố tụng trong giaiđoạn điều tra đối với vụ án đó sẽ chấm dứt, nên trong trường hợp vụ án bị đìnhchỉ điều tra thì cũng được coi là thời điểm chấm dứt giai đoạn điều tra vụ án
2.2 Cơ sở pháp lý
Điều 107 Hiến pháp năm 2013 quy định về chức năng của Viện kiểm sátlà: “Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tưpháp”.Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạtđộng tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật Viện kiểm sát kiểm sátnhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp,góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sátcác hoạt động tư pháp ở địa phương mình Các Viện kiểm sát quân sự thực hànhquyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật
Trong phạm vi chức năng của mình, Viện kiểm sát nhân dân nói chungViện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nói riêng có nhiệm vụ: “bảo vệ pháp luật, bảo
vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợiích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảođảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (Khoản 3 Điều 107Hiến pháp năm 2013);
Đồng thời, điều này được “Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyềncon người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảmpháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất” (Khoản 2 Điều 2 LuậtTCVKSND 2014) Viện kiểm sát nhân dân cùng với các cơ quan tư pháp khác làcông cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
Trang 26bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi íchhợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất., góp phần bảo vệ công lý, giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hộinhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Theo quy định của Hiến pháp 2013
và Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 đã khẳng định vai trò quan trọng của VKSnên trước yêu cầu của công cuộc cải cách VKSND tỉnh Kiên Giang đã và đangtuân thủ nghiêm túc các quy định trên nhằm làm tốt vai trò của mình trong tiếntrình cải cách tư pháp đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới
2.3 Nội dung quyền thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra vụ án hình sự
Theo quy định tại Điều 2 Luật tổ chức VKSND 2014 quy định rõ chứcnăng nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân đáp ứng với sự thay đổi của tìnhhình kinh tế - xã hội ở nước ta Trên cơ sở đó thì khẳng định rõ VKSND có chức
năng quan trọng là thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
* Chức năng thực hành quyền công tố
Hiện nay, ở Việt Nam quyền công tố và thực hành quyền công tố là những
khái niệm được nhắc đến nhiều trong luật TTHS nước ta khi đề cập chức năngcủa viện kiểm sát các cấp Điều 138 Hiến pháp năm 1980 lần đầu tiên quy địnhVKSNDTC nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kiểm sát việc tuân theopháp luật thực hành quyền công tố, bảo đảm cho pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất; các VKS các địa phương và VKS quân sự kiểm sátviệc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố trong phạm vi trách nhiệmcủa mình Quy định đó cũng được nhắc lại trong Hiến pháp năm 1992 Trên cơ
sở quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức VKSND và các văn bản pháp luậtTTHS khác cũng có những quy định tương tự
Trong khoa học luật TTHS, việc xác định khái niệm quyền công tố vàtheo đó là thực hành quyền công tố có ý nghĩa lí luận và thực tiễn rất quan trọng.Giải quyết tốt vấn đề đó giúp cho việc xác định chính xác vai trò, vị trí của viện
Trang 27kiểm sát trong hệ thống cơ quan nhà nước nói chung và trong các cơ quan tưpháp nói riêng; xác định rõ chức năng của viện kiểm sát, đặc biệt là trongTTHS; từ đó có những quyết định đúng đắn về tổ chức viện kiểm sát các cấp.Điều này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đang triểnkhai thực hiện các nghị quyết lần thứ 8 khoá VII, lần thứ 3 và thứ 7 khóa VIIIcủa Ban chấp hành trung ương Đảng về cải cách bộ máy nhà nước.
Vấn đề khái niệm quyền công tố và thực hành quyền công tố đã được đềcập nhiều trong khoa học pháp lí nước ta với các mức độ khác nhau Có tác giả
đề cập khi giải quyết các vấn đề chung của tố tụng hình sự; có những bài viết cótính chất chuyên khảo phân tích có hệ thống về quyền công tố) và gần đây cómột số luận án thạc sĩ cũng đề cập quyền công tố trong từng phạm vi khác nhau(trong giai đoạn điều tra, trong xét xử sơ thẩm ) Mặc dù vậy, quyền công tố vàthực hành quyền công tố vẫn đang là vấn đề phức tạp, đang có nhiều ý kiến khácnhau, thậm chí trái ngược nhau đòi hỏi phải được bàn luận tiếp
Hiện nay, trong sách báo pháp lí nước ta đang có nhiều quan điểm khácnhau về quyền công tố của viện kiểm sát Có thể tóm tắt các quan điểm khácnhau đó thành 4 nhóm chính như sau:
- Quan điểm 1: Công tố không phải là chức năng độc lập của VKS mà chỉ
là hình thức thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS Quan hệ giữa thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật là quan hệ giữa cái riêng và cái chung Quan niệm này phổ biến ở nước ta trước năm 1980 khi hiến pháp chưa có quy định về chức năng thực hành quyền công
tố của viện kiểm sát và cũng xuất phát từ quan niệm phổ biến của các nhà TTHS học Xô viết trước đây.
- Quan điểm 2: Quyền công tố là quyền của VKS thay mặt nhà nước bảo
vệ lợi ích công (nhà nước, xã hội và công dân) khi có các vi phạm pháp luật Vì vậy, VKS thực hành quyền công tố không chỉ trong TTHS mà cả trong lĩnh vực
tố tụng khác như dân sự, kinh tế và các hoạt động tư pháp khác.
Trang 28- Quan điểm 3: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho VKS truy
tố người phạm tội ra trước tòa án và thực hành việc buộc tội đó tại phiên tòa.
- Quan điểm 4: Quyền công tố là quyền của nhà nước giao cho các cơ
quan nhất định khởi tố, điều tra và truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét
xử và thực hiện việc buộc tội trước phiên tòa Quan điểm này phổ biến trong các nhà nước có sự phân chia quyền lực.
Để xác định khái niệm quyền công tố, cần phải khẳng định một số vấn đề
sau đây: Thứ nhất, quyền công tố là quyền của nhà nước Nhà nước uỷ quyền
cho cơ quan cụ thể thực hiện quyền này trong bộ máy cơ quan nhà nước phân
quyền hoặc phân công thực hiện chức năng; thứ hai, quyền công tố về thực chất
là quyền của nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Đểlàm được điều đó, cơ quan được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố phảiđiều tra, xác định tội phạm và người phạm tội, trên cơ sở đó truy tố bị can ra
trước tòa án và bảo vệ sự buộc tội đó trước phiên tòa; thứ ba, quyền công tố
mang tính cụ thể, tức chỉ xuất hiện trong trường hợp tội phạm cụ thể đã đượcthực hiện và đối với những người phạm tội cụ thể Không tồn tại quyền công tốchung chung
Từ những nhận thức trên, có thể đưa ra khái niệm quyền công tố là quyền
của cơ quan nhà nước được nhà nước uỷ quyền thực hiện việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội nhằm đưa người đó ra xét xử trước tòa án
và đồng thời bảo vệ sự buộc tội đó Ở nước ta trong giai đoạn này được giao cho
Viện kiểm sát để phát hiện tội phạm và truy cứu trách nhiệm hình sự đối vớingười phạm tội Để thực hiện tốt quyền này thì VKS phải có quyền và nghĩa vụthu thập đầy đủ tài liệu, chứng cứ để xác định tội phạm và người phạm tội Trên
cơ sở đó thì có quyết định truy tố người phạm tội ra trước tòa án để xét xử theođúng quy định của pháp luật
Từ đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát 2014 quy
định: Thực hành quyền công tố là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong
tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của Nhà nước đối với người phạm tội,
Trang 29được thực hiện ngay từ khi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong suốt quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự.
Trên cơ sở đó thì tại khoản 1 của Điều 6 – Luật tổ chức VKSND 2014 đã ghi rõVKS thực hiện chức năng này bằng các công tác , tạo điều kiện cho việc thựchiện các VKSND trên thực tế
Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 tại Điều 14 đã quyđịnh rõ nhiệm vụ của VKSND khi thực hành quyền công tố:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi thực hành
quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
1 Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra khởi tố hoặc thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can.
2 Hủy bỏ các quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án, quyết định không khởi tố vụ án trái pháp luật; phê chuẩn, hoặc hủy bỏ quyết định khởi tố, quyết định thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can trái pháp luật.
3 Khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
4 Phê chuẩn, không phê chuẩn việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, việc tạm giam và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân.
5 Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp bắt, tạm giữ, tạm giam, các biện pháp ngăn chặn và các biện pháp khác hạn chế quyền con người, quyền công dân theo quy định của luật.
6 Phê chuẩn, không phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định tố tụng khác của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
Trang 307 Đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện việc điều tra để làm rõ tội phạm, người phạm tội; yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.
8 Trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra trong trường hợp để kiểm tra, bổ sung tài liệu, chứng cứ khi xét phê chuẩn các lệnh, quyết định của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu oan, sai, bỏ lọt tội phạm, vi phạm pháp luật mà Viện kiểm sát nhân dân đã yêu cầu nhưng không được khắc phục.
9 Khởi tố hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu hiệu tội phạm.
10 Quyết định việc gia hạn thời hạn điều tra, thời hạn tạm giam, chuyển
vụ án, áp dụng thủ tục rút gọn, áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
11 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc thực hành quyền công
tố theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Theo đó, VKSND có 14 nhiệm vụ trong hoạt động THQCT Viện kiểmsát nhân dân thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố, điềutra, truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật,không làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội;
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị hạn chếquyền con người, quyền công dân trái luật
Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhândân có nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 3 Luật Tổ chức VKSND2014
Trong hệ thống tư pháp, Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất được pháp luậttrao thực hiện chức năng thực hành quyền công tố Đây là một chức năng, nhiệm
vụ hết sức quan trọng, khẳng định vị trí trọng yếu của Viện kiểm sát trong hệthống các cơ quan tư pháp Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật trong thựchành quyền công tố của Viện kiểm sát nói chung và ở tỉnh Kiên Giang nói riêng
Trang 31sẽ đảm bảo khắc phục được tình trạng oan, sai và bỏ lọt tội phạm, góp phầnnâng cao chất lượng hoạt động của toàn bộ hệ thống tư pháp, đảm bảo không bỏlọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
* Chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp
Quá trình xây dựng và phát triển của Nhà nước ta từ năm 1945 đến nay,
cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước luôn là yếu tốkhông thể thiếu được để các cơ quan Nhà nước hoạt động theo đúng các quyđịnh của Hiến pháp và pháp luật Trong hệ thống các cơ quan Nhà nước củanước ta, hệ thống các cơ quan tư pháp có vị trí và vai trò rất quan trọng Hoạtđộng tư pháp ở nước ta được tiến hành bởi nhiều cơ quan, ở nhiều địa phương
và liên quan tới quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Hoạt động tư pháp baogồm: Việc phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra, thu thập chứng cứ trong các vụ
án hình sự do Cơ quan điều tra thực hiện; hoạt động kiểm sát khởi tố vụ án hình
sự, khởi tố bị can, kiểm sát điều tra, kiểm sát giam giữ, cải tạo, kiểm sát xét xử,kiểm sát thi hành án do VKS thực hiện
Hoạt động tư pháp thực chất là hoạt động do các cơ quan tư pháp thựchiện trên cơ sở quy định của pháp luật Chính vì vậy, cơ chế giám sát hoạt động
tư pháp là phương thức tổ chức và vận hành theo những nguyên tắc, những quyđịnh của pháp luật và phương tiện pháp lý tác động và làm cho hoạt động củacác cơ quan tư pháp theo đúng pháp luật, ngăn ngừa vi phạm, sự lạm dụngquyền hạn và các hành vi tiêu cực khác, nhằm nâng cao trách nhiệm pháp lý củacác cơ quan tư pháp, đội ngũ cán bộ tư pháp, để pháp luật được chấp hànhnghiêm chỉnh và thống nhất Thực tế cho thấy, từ khi có Hiến pháp năm 1959đến nay, Quốc hội không thể và không cần thiết phải tự mình trực tiếp giám sáttoàn bộ hoạt động của các cơ quan thực hiện quyền lực Nhà nước Quốc hội đãgiao cho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quanNhà nước, tổ chức xã hội và công dân trong phạm vi được Quốc hội giao cho.Việc Quốc hội giao cho VKS thực hiện quyền kiểm sát việc tuân theo pháp luậttrong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội trước đây và quyền kiểm sát các hoạt
Trang 32động tư pháp hiện nay là xuất phát từ chỗ VKS do cơ quan lập pháp cao nhấtcủa Nhà nước là Quốc hội lập ra, hoạt động theo nguyên tắc tập trung thống nhất
và độc lập so với các cơ quan Nhà nước khác VKS là cơ quan không nằm trong
hệ thống các cơ quan hành pháp và cơ quan xét xử Mặt khác, Quốc hội đã giaocho VKS thực hiện quyền giám sát việc tuân thủ pháp luật như nêu ở trên, cònxuất phát từ nhu cầu và sự đòi hỏi pháp luật phải được chấp hành nghiêm chỉnh
và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích hành động trong nhân dân, giữanhân dân và Nhà nước, giữa các ngành, các cơ quan Nhà nước với nhau
Theo quy định của Hiến pháp 2013 và Luật TCVKSND 2014 thì VKSthực hiện cả chức năng thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát các hoạtđộng tư pháp Thực tế đã chứng minh rằng hoạt động kiểm sát việc tuân theopháp luật trong lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội từ năm 1960 đến năm 2014
và hoạt động kiểm sát các hoạt động tư pháp từ năm 2014 đến nay đã có kết quảtốt, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và chấp hành pháp luật trên nhiềulĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội Trên thực tế hoạt động kiểm sát hoạtđộng điều tra được quy định tại Điều 15 Luật TCVKSND 2014 và quy định tạikhoản 1 Điều 4:
Điều 15 Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
1 Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ
sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
2 Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
3 Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.
4 Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một
số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.
Trang 335 Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.
6 Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, cán bộ điều tra; xử lý nghiêm minh Điều tra viên, cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động
tố tụng.
7 Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.
8 Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát điều tra vụ án hình
sự theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Điều 4 Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân
Hoạt động THQCT&KSĐT đã được cụ thể hóa thông qua quy chế banhành kèm quyết định 111/QĐ-VKSTC ngày 17/4/2019 quy định về thực hànhquyền công tố, kiểm sát khởi tố, điều tra và truy tố Với chức năng nhiệm vụnhư trên thì VKSND thực hiện chức năng trên thông qua các công tác theokhoản 2 Điều 6 Luật TCVKSND 2014 quy định
2.4 Biện pháp tiến hành
Hoạt động THQCT và KSĐT của VKSND được thực hiện thông quanhiệm vụ, quyền hạn của những người được phân công tiến hành hoạt động tốtụng hình sự Theo quy định của Luật tổ chức VKSND năm 2014 và BLTTHSnăm 2015 đối tượng KSĐT của VKSND là hoạt động điều tra của cơ quan điềutra và hoạt động của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạtđộng điều tra Tại Khoản 1 Điều 11 Luật tổ chức CQĐT hình sự 2015 quy định:
“Viện kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động điều tra nhằm bảo đảm cho hoạt động điều tra của CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra tuân thủ các quy định của BLTTHS và Luật này; phải phát hiện kịp thời và yêu cầu, kiến nghị CQĐT, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến