Bình luận các quy định mới về pháp luật ưu đãi xã hội. pháp luật ưu đãi xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống. Có hai đối tượng chính được hưởng ưu đãi xã hội là những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc và những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước. Nhưng bai việt chỉ tập chung phân tích vào những điểm mới của pháp luật ưu đã xã hội đối với người có công với Cách Mạng vì đây vẫn còn là vấn đề đang còn nhiều thiếu sót.
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN: LUẬT KINH TẾ
Đề bài: Bình luận các quy định mới về pháp luật ưu đãi xã hội.
HỌ VÀ TÊN NGUYỄN VIỆT PHƯƠNG
MÃ HỌC VIÊN 29NC03014
Trang 2Họ và tên: Nguyễn Việt Phương
Mã học viên: 29NC03014
Môn: LUẬT KINH TẾ
Đề tài: Bình luận các quy định mới về pháp luật ưu đãi xã hội
BÀI LÀM
1 Khái niệm pháp luật ưu đãi xã hội
Với đặc điểm lịch sử của dân tộc Việt Nam, lịch sử của những cuộc đấu tranh giành và giữ nước nên những người có công là một bộ phận lớn những người đã hy sinh, cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, đó là những Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những thương binh, liệt sĩ, người có công giúp đỡ cách mạng… Họ là những người có công với cách mạng, với đất nước, được Nhà nước và nhân dân ghi nhận, biết ơn sâu sắc Do vậy, ưu đãi
xã hội xét ở một góc độ nào đó chính là những ưu đãi đối với người có công với cách mạng (pháp luật ưu đãi xã hội Việt Nam hiện nay chỉ quy định về đối tượng này)
Tuy nhiên đối tượng người có công được hưởng ưu đãi xã hội không chỉ bó hẹp trong phạm vi những người có công với cách mạng mà còn được hiểu theo nghĩa rộng, đó là những người đã cống hiến sức lực, năng lực, trí tuệ và mạng sống của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, phát triển đất nước
mà không có bất kỳ sự đòi hỏi, yêu cầu bù đắp nào Họ là những người có thành tích xuất sắc bảo vệ cho sự bình an của xã hội, làm rạng danh đất nước, cống hiến, hy sinh vì lợi ích của đất nước, của dân tộc, được sự công nhận của pháp luật mà không có sự phân biệt tôn giáo, dân tộc, tín ngưỡng, tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp…, như Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân, Thầy thuốc ưu tú, Nhà kinh tế, Nhà khoa học có đóng góp xuất sắc…
Chính sách ưu đãi xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước
ta Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, kế hoạch phát triển, tình hình kinh tế
Trang 3-chính trị - xã hội ở mỗi thời kỳ mà Đảng, Nhà nước đưa ra những -chính sách
ưu đãi khác nhau đối với người có công để ghi nhận những đóng góp, công lao to lớn của người có công; thể hiện sự quan tâm, biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với sự hy sinh, cống hiến của họ cho đất nước; bù đắp một phần nào đó cho họ về đời sống vật chất cũng như tinh thần
Ngay từ những ngày đầu giành được chính quyền (năm 1945), tuy còn nhiều khó khăn, phải đương đầu với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược nhưng Đảng và Nhà nước ta vẫn rất chú trọng đến công tác xây dựng cũng như thực hiện chính sách này Chính sách ưu đãi đối với người có công là một chính sách đặc biệt giành cho những đối tượng đặc biệt Vì thế, Nhà nước với vai trò và chức năng của mình, sử dụng các biện pháp khác nhau để xây dựng
và triển khai đưa các chính sách ưu đãi đối với người có công vào cuộc sống Không những vậy, Đảng và Nhà nước còn vận động, kêu gọi và khuyến khích mọi người dân, các tổ chức tham gia các phong trào thiết thực nhằm mục đích thực hiện tốt nhất chính sách ưu đãi đối với người có công
Pháp luật ưu đãi xã hội là sự thể chế hóa các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước đối với người có công, các quyền ưu đãi của người có công
và những đảm bảo về mặt pháp lý cho việc thực hiện các quyền đó Pháp luật
ưu đãi người có công quy định những nguyên tắc, cách thức, phương pháp thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công; quy định quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện ưu đãi đối với người có công; điều chỉnh tất cả các hoạt động ưu đãi đối với người có công nhằm mục đích đảm bảo thực hiện một cách tốt nhất, hữu hiệu nhất các chế độ, ưu đãi đối với đối tượng đặc biệt này
Từ những phân tích trên có thể rút ra kết luận, pháp luật ưu đãi xã hội
là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ hình thành trong việc tổ chức và thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
Trang 4Có hai đối tượng chính được hưởng ưu đãi xã hội là những người có cống hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ tổ quốc và những người có cống hiến đặc biệt trong quá trình xây dựng đất nước Nhưng bai việt chỉ tập chung phân tích vào những điểm mới của pháp luật ưu đã xã hội đối với người có công với Cách Mạng vì đây vẫn còn là vấn đề đang còn nhiều thiếu sót
2 Sơ lược lịch sử hình thành pháp luật ưu đãi xã hội
Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành ngày 16/2/1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ” đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành tương đối toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm chất lượng để từng bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, là cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân; cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra
Đặc biệt là từ năm 1986 đến nay, trong vấn đề ưu đãi đối với người có công, hệ thống pháp luật nước ta đã có những thay đổi quan trọng, trong đó nổi bật nhất là việc ban hành Pháp lệnh Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng và Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” trong cùng năm 1994
Năm 1998 và năm 2000, Pháp lệnh ưu đãi năm 1994 lại được sửa đổi cho phù hợp với điều kiện mới và quá trình cải cách hành chính
Năm 2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thay thế Pháp lệnh ưu đãi năm 1994
Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh số sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005
Trang 5Ngày 9/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ưu đãi người
có công với cách mạng Ngày 15/5/2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân
Như vậy, hành lang pháp lý để thực hiện chính sách ưu đãi người có công đã tương đối đầy đủ Những quy định đó đã góp phần quan trọng trong công tác ưu đãi người có công Do đó, nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại cũng như vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh, như vấn đề xác nhận liệt sỹ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục – đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có công với cách mạng được các cấp, các ngành quan tâm, giải quyết hiệu quả
Việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công đạt được kết quả tích cực Đến nay, toàn quốc đã xác nhận khoảng 9 triệu người
có công, trong đó: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: gần 9.000 người; Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước tổng khởi nghĩa 19/8/1945: 16.500 người; Liệt sỹ: gần 1.2 triệu người; thân nhân liệt sỹ gần 500.000 người; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: trên 117.000 người; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động: gần 1.300 người; Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh: gần 600.000 người; thương binh loại B: trên 40.000 người; Bệnh binh: gần 185.000 người; Người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học: gần 312.000 người; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: gần 111.000 người; Người có công giúp đỡ cách mạng:
Trang 61.897.000 người; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ Quốc tế: gần 4,1 triệu người Hiện cả nước có trên 1,4 triệu người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; qua
rà soát, cơ bản người có công đã được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước
Bên cạnh đó, phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng phát triển sâu rộng từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được hiệu quả thiết thực, thể hiện tình cảm, trách nhiệm
và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sỹ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sỹ được chú trọng và đạt được kết quả tích cực
3 Điểm mới trong pháp luật ưu đã xã hội đối với người có công với cách mạng
Đối tượng là những người có công hiến đặc biệt cho công cuộc bảo vệ
tổ quốc bao gồm: Liệt sỹ và thân nhân liệt sỹ; Thương binh, bệnh binh : Thương binh thuộc lực lượng vũ trang bị suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên do chiến đấu hay phục vụ chiến đấu; bệnh binh thuộc quân nhân , mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do chiến đấu hay hoạt động trong điều kiện thiếu thốn Những người hoạt động cách mạng: những người lấy sự nghiệp giải phóng dân tộc làm mục tiê lý tưởng của cả đời mình
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi) vừa được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua gồm 7 chương và 58 Điều So với Pháp lệnh hiện hành, dự thảo đã bổ sung 03 chương, bỏ 01 chương và 03 điều, bổ sung 13 điều; có 36 điểm mới thuộc 8 nhóm nội dung lớn về đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, nguyên tắc thực hiện, điều kiện, tiêu chuẩn
ưu đãi người có công với cách mạng người có công, chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng, về quản lý nhà nước, về tạm đình chỉ, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, xử lý vi phạm
Trang 7Pháp lệnh mới Quy định chặt chẽ hơn điều kiện, tiêu chuẩn người có công khi xem xét xác nhận liệt sĩ, thương binh, bệnh binh; bổ sung quy định
về việc xem xét xác nhận người có công đối với những trường hợp còn tồn đọng; quy định mở rộng về thời gian xem xét xác nhận đối với người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
Pháp lệnh quy định về điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945: tại điểm a, b khoản 1 Điều 8; quy định điều kiện, tiêu chuẩn công nhận người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 11
Pháp lệnh cũng quy định chặt chẽ hơn về điều kiện công nhận liệt sĩ tại điểm a, b, g, l và k Điều 14
Về điều kiện, tiêu chuẩn thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: sửa đổi, bổ sung các điều kiện, tiêu chuẩn công nhận tại điểm a,
b, d, g, k khoản 1 Điều 23; bổ sung quy định loại trừ không xem xét công nhận là người có công tại khoản 2 Điều 8 và khoản 2 Điều 38
Bổ sung điều kiện, tiêu chuẩn bà mẹ Việt Nam anh hùng tại Điều 17 Theo đó, “Bà mẹ Việt Nam anh hùng là người được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” theo quy định tại Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
Về điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh: Pháp lệnh không tiếp tục quy định xem xét công nhận bệnh binh mới Chỉ công nhận bệnh binh với trường hợp
có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ cấp bách, nguy hiểm và thôi phục vụ trong quân đội nhân dân, công an nhân dân tại khoản 1 Điều 26
Đồng thời, bổ sung quy định giao Chính phủ quy định chi tiết danh mục địa danh, Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học tại khoản 2 Điều 29
Trang 8Pháp lệnh bổ sung một số chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng, cụ thể là: Bổ sung các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng về miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất đối với đất ở; chế độ ưu tiên giao hoặc thuê đất, ưu tiên giao, khoán bảo vệ và phát triển rừng; chế độ vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế; chế độ đối với vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác; quy định trợ cấp một lần đối với thân nhân của một số diện đối tượng người có công đã chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi
Pháp luật ưu đãi xã hội hiện hành không chỉ mở rộng về đối tượng được hưởng ưu đãi mà còn nâng cao mức trợ cấp, phụ cấp cũng như những ưu tiên, ưu đãi trên hầu hết các lĩnh vực cho các đối tượng được hưởng ưu đãi nhằm đảm bảo đánh giá đúng và đủ những công lao của họ và đảm bảo đời sống vật chất tinh thần cho người có công Mức trợ cấp, phụ cấp hàng tháng đối với người có công và thân nhân của họ được đảm bảo tương ứng với mức tiêu dùng của toàn xã hội
Một điểm bổ sung quan trọng khác của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2005 đó là chế độ đối với bố mẹ, vợ hoặc chồng, người
có công nuôi liệt sĩ được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng không phụ thuộc vào tuổi đời; thân nhân 2 liệt sĩ được hưởng trợ cấp nuôi dưỡng Trước đây,
bố mẹ, vợ hoặc chồng người có công nuôi liệt sĩ phải hết tuổi lao động hoặc mất sức lao động từ 61% trở lên mới được hưởng chế độ, còn thân nhân 2 liệt
sĩ chỉ được hưởng trợ cấp tiền tuất Cùng với các chế độ ưu đãi, Pháp lệnh đã đưa ra cơ chế xử lý vi phạm đối với một số loại hành vi Người có công đang hưởng ưu đãi mà phạm tội bị phạt tù có thời hạn nhưng không được hưởng án treo thì trong thời gian chấp hành hình phạt bị đình chỉ chế độ ưu đãi Người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc phạm tội khác bị phạt tù chung thân thì không được hưởng ưu đãi nữa
Trang 94 Kết luận
Trong thời gian qua, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các Ban ngành đoàn thể ở địa phương và sự hỗ trợ của các nguồn lực khác trong
xã hội cùng với sự nỗ lực tự vươn lên của các đối tượng và gia đình chính sách, có thể thấy đời sống của những đối tượng chính sách đã được cải thiện hơn rất nhiều, hầu hết các gia đình chính sách đã có cuộc sống ngang bằng và cao hơn mức sống trung bình của khu dân cư nơi gia đình chính sách cư trú Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước thể hiện qua những quy định bằng pháp luật các ưu đãi, mức trợ cấp cho các đối tượng người có công, còn có thể thấy những kết quả lớn lao của phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn"… trong quần chúng nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội Thông qua các phong trào này, có rất nhiều tổ chức, đoàn thể nhận chăm sóc, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc gia đình liệt sĩ; đỡ đầu con liệt sĩ, con thương binh; đón thương binh nặng về gia đình chăm sóc; giúp hàng nghìn gia đình chính sách có nhà ở ổn định, tặng hàng nghìn sổ tiết kiểm và nhiều sự hỗ trợ khác không chỉ về mặt vật chất mà còn chăm lo đến đời sống tinh thần của người có công Thông qua những ưu đãi của Nhà nước,
sự quan tâm, giúp sức của cộng đồng, một số đối tượng là người có công đã
nỗ lực vươn lên vượt qua khó khăn trở thành những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh giỏi, không những chỉ tự cải thiện cuộc sống của mình, của gia đình mình mà còn tạo cơ hội giúp đỡ những đối tượng là người có công có được dạy nghề, được làm việc, lao động để trở thành những người "tàn nhưng không phế", tạo thêm thu nhập cho gia đình, trở thành những điển hình trong
sự nghiệp đổi mới đất nước
Trang 10TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Thị Tuyết Mai: “Hoàn thiện pháp luật ưu đãi xã hội ở Việt
Nam”, Luận văn Thạc sỹ, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
2 ThS Nguyễn Văn Lin:“Cần hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có
công” Tạp chí Tòa án Nhân dân - điện tử, truy xuất
https://tapchitoaan.vn/bai-viet/xay-dung-phat-luat/can-hoan-thien-phap-luat-uu-dai-nguoi-co-cong, ngày truy cập: 20/03/2022
3 Bảo Yến:Những điểm mới của pháp lệnh ưu đãi người có công với
cách mạng (sửa đổi), Cổng thông tin Quốc hội, truy xuất từ:
https://quochoi.vn/tintuc/pages/tin-hoat-dong-cua-quoc-hoi.aspx?
ItemID=50463, Ngày truy cập: 25/03/2022