1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận - Luật Dân Sự 2 - Đề Tài - Hợp Đồng Dịch Vụ

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hợp Đồng Dịch Vụ
Trường học Trường Đại học Kinh tế TPHCM
Chuyên ngành Luật Kinh doanh
Thể loại Tiểu Luận
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 161,5 KB

Nội dung

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

KHOA LUẬT KINH DOANH

LUẬT DÂN SỰ 2

HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

Trang 2

CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

1 Khái niệm, đặc điểm hợp đồng dịch vụ.

1.1 Khái niệm

Theo điều 518 Bộ luật dân sự 2005 có định nghĩa “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận

giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”

Trong BLDS, hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng có những đặc điểm riêng Các quy phạm của hợp động dịch vụ điều chỉnh các loại dịch vụ cụ thể như: Dịch vụ sửa chữa tài sản, dịch vụ pháp lý, dịch vụ cung cấp thông tin thương mại, dịch vụ quảng cáo… Người cung ứng dịch vụ bằng công sức, trí tuệ của mình để hoàn thành công việc đã nhận Tuy nhiên, người cung ứng dịch vụ có thể sử dụng những người cộng sự giúp việc cho mình và phải chịu trách nhiệm về những sự việc xảy ra do lỗi của người cộng sự Tuy nhiên, bên cung ứng dịch vụ không được giao cho người khác làm thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ

Khi thỏa thuận về việc thực hiện công việc dịch vụ, bên thuê dịch vụ phải đưa ra các yêu cầu của mình về chất lượng, kỹ thuật và các thông số khác Từ đó, các bên có cơ sở để thỏa thuận về các điều kiện cung ứng dịch vụ

1.2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như thỏa thuận

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ưng thuận Hợp đồng có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản chủ yếu của hợp đồng

1.3 Đối tượng của hợp đồng dịch vụ

Theo điều 519 BLDS 2005 “Đối tượng của hợp đồng dịch vụ phải là công việc có thể

thực hiện được, không bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội”

Theo nghĩa đơn thuần thường hiểu thì dịch vụ có thể là mọi hành vi của chủ thể này thực hiện công việc mang lại hiệu quả có lợi cho chủ thể khác

1.4 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ

Trang 3

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như thỏa thuận

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lý theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng ưng thuận Hợp đồng có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản chủ yếu của hợp đồng

2 Nội dung hợp đồng dịch vụ

2.1 Bên thuê dịch vụ

2.1.1 Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ

Theo điều 520 BLDS “Nghĩa vụ của bên thuê dịch vụ

1 Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết

để thực hiện công việc, nếu có thủa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi;

2 Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận”

Bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền thù lao về kết quả công việc mà bên cung ứng dịch

vụ đã hoàn thành Nếu đối tượng của hợp đồng dịch vụ yêu cầu phải có thông tin từ bên thuê dịch vụ thì bên thuê phải cung ứng tài liệu, thông tin đầy đủ cho bên cung ứng dịch vụ (dịch vụ pháp lý…) Đối với những loại dịch vụ yêu cầu phải có phương tiện để thực hiện thì bên thuê phải cung cấp những phương tiện đó

2.1.2 Quyền của bên thuê dịch vụ

Theo điều 521 BLDS 2005 “Quyền của bên thuê dịch vụ

1 Yêu cầu bên thuê cung ứng dịch vụ thực hiện công việc theo đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác;

2 Trong trường hợp bên cung ứng dịch vụ vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Trong quá trình thực hiện dịch vụ, nếu có những sai sót từ phía cung ứng dịch vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu sửa chữa sai sót đó Nếu sai sót nghiêm trọng và việc dịch vụ đòi hỏi phải chi phí thêm, bên thuê dịch vụ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Bên thuê dịch vụ có quyền hủy hợp đồng nếu bên cung ứng dịch vụ hoàn thành kết quả công việc không đúng như thỏa thuận Hoăc hoàn thành công việc nhưng không đúng thời hạn

mà do đó công việc không còn ý nghĩa đối với bên thuê dịch vụ và yêu cầu bên cung ứng dịch

vụ phải bồi thường thiệt hại nếu có

Trang 4

Yêu cầu bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, địa điểm

và các thỏa thuận khác Nếu bên cung ứng dịch vụ vi phạm ngiêm trọng nghĩa vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại Bên thue dịch vụ có nghĩa vụ trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ như đã thỏa thuận

2.2 Bên cung ứng dịch vụ

Theo điều 522 BLDS “Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ.

1 Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và các thỏa thuận khác;

3 Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc, nếu không có sự đồng ý của bên thuê dịch vụ;

4 Bảo quản và phải giao lại cho bên thuê dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc;

5 Báo ngay cho bên thuê dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc;

6 Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định;

7 Bồi thường thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nếu làm mất mát, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.”

Nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải đạt được một kết quả nhất định thì bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện việc cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với các điều khoản và mục đích của hợp đồng Nếu các bên không thỏa thuận

cụ thể về tiêu chuẩn kết quả cần đạt được thì bên cung ứng phải có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ với kết quả phù hợp với tiêu chuẩn thông thường của loại dịch vụ đó, trừ trường hơp có thỏa thuận khác

Bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ cung ứng dịch vụ với nỗ lực và khả năng cao nhất nếu tính chất của loại dịch vụ được cung ứng yêu cầu bên cung ứng dịch vụ phải nỗ lực cao nhất để đạt được kết quả mong muốn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Theo điều 523 BLDS 2005 “Quyền của bên cung ứng dịch vụ

1 Yêu cầu bên thuê dịch vụ cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện;

2 Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ, mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu chờ ý kiến sẽ gây thiệt thiệt hại cho bên thuê dịch vụ, nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ;

3 Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền dịch vụ.”

Bên cung ứng dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức dùng công sức của mình để hoàn thành

và thực hiện công việc do bên thuê dịch vụ chỉ định Trong thời gian thực hiện hợp đồng phải

Trang 5

tự mình tổ chức thực hiện công việc Khi hết hạn của hợp đồng phải giao lại kết quả của công việc mà mình đã thực hiện cho bên thuê dịch vụ

Bên cung ứng dịch vụ có quyền yêu cầu bên thuê dịch vụ phải cung cấp thông tin, tài liệu

và phương tiện Được thay đổi điều kiện dịch vụ vì lợi ích của bên thuê dịch vụ mà không nhất thiết phải chờ ý kiến của bên thuê dịch vụ, nếu việc chờ ý kiến sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ nhưng phải báo ngay cho bên thuê dịch vụ Yêu cầu bên thuê dịch vụ trả tiền công Sau khi hoàn thành công việc, nếu xảy ra rủi ro thì bên cung ứng dịch vụ không chịu trách nhiệm

về những thiệt hại cho bên thuê dịch vụ

Trong thời gian thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ có thể thay đổi những điều kiện dịch vụ nếu việc thay đổi đó không làm phương hại đến lợi ích của bên thuê dịch vụ Trong quá trình thực hiện dịch vụ, bên cung ứng dịch vụ phải tự mình chuẩn bị phương tiện, kỹ thuật

và tổ chức thực hiện công việc mà mình đã nhận Do vậy, điều kiện của dịch vụ có thể phải thay đổi cho phù hợp với khả năng của bên cung ứng dịch vụ

Trong tình trạng bình thường, bên cung ứng dịch vụ không có quyền thay đổi điều kiện của dịch vụ nếu việc thay đổi đó không mang lại lợi ích cho bên thuê dịch vụ Trường hợp này cần phải thỏa thuận với bên thuê dịch vụ Nhưng khi cung ứng dịch vụ, nếu không thay đổi điều kiện của dịch vụ mà sẽ gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ thì việc thay đổi điều kiện đó phải hoàn toàn vì lợi ích của bên thuê dịch vụ Trong trường hợp này, bên cung ứng dịch vụ được phép thay đổi điều kiện của dịch vụ và phải thông báo cho bên thuê dịch vụ biết

2.3 Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

Theo điều 525 BLDS 2005 “Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dịch vụ

1 Trong trường hợp việc tiếp tục thực hiện công việc không có lợi cho bên thuê dịch

vụ thì bên thuê dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nhưng phải báo cho bên cung ứng dịch vụ biết trước một thời gian hợp lý; bên thuê dịch vụ phải trả tiền công theo phần dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại.

2 Trong trường hợp bên thuê dịch vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc thực hiện không đúng theo thoả thuận thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

Khi thực hiện dịch vụ mà bên cung ứng dịch vụ biết được việc tiếp tục làm dịch vụ sẽ có hại cho bên thuê dịch vụ thì bên cung ứng dịch vụ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng dịch vụ, mặc dù bên thuê dịch vụ không đồng ý Bên thuê dịch vụ có thể không biết hoặc không lường thấy hết hậu quả xảy ra nếu tiếp tục thực hiện công việc Bên cung ứng dịch

vụ cần phải giải thích cho bên thuê dịch vụ biết sự cần thiết phải chấm dứt hợp đồng dịch vụ sẽ không gây thiệt hại cho bên thuê dịch vụ Trường hợp này, bên thuê dịch vụ phải thanh toán các chi phí cần thiết cho bên cung ứng dịch vụ, phải trả tiền công theo số lượng, chất lượng mà bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện và bồi thường thiệt hại

2.4 Tiếp tục hợp đồng dịch vụ

Trang 6

Theo điều 526 BLDS 2005 “Tiếp tục hợp đồng dịch vụ

Sau khi đã kết thúc thời hạn dịch vụ mà công việc chưa hoàn thành và bên cung ứng dịch

vụ vẫn tiếp tục thực hiện công việc, còn bên thuê dịch vụ biết nhưng không phản đối thì hợp đồng dịch vụ đương nhiên được tiếp tục thực hiện theo nội dung đã thoả thuận cho đến khi công việc được hoàn thành.”

Khi hợp đồng dịch vụ thực hiện một công việc mà các bên không thỏa thuận về kết quả công việc đó, nếu hết hạn của hợp đồng mà công việc chưa được thực hiện xong thì về nguyên tắc hợp đồng dịch vụ chấm dứt và cần phải thanh toán hợp đồng Nếu bên cung ứng dịch vụ tiếp tục thực hiện công việc đến khi hoàn thành mà bên thuê dịch vụ không có ý kiến gì về việc kéo dài thời gian đó thì hợp đồng dịch vụ được coi là kéo dài thời hạn Trường hợp này, bên thuê dịch vụ phải thanh toán tiền công cho thời gian đã kéo dài sau khi hết hạn hợp đồng

2.5 Trả tiền dịch vụ

Theo điều 524 BLDS 2005 “Trả tiền dịch vụ

1 Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ theo thoả thuận.

3 Khi giao kết hợp đồng nếu không có thoả thuận về giá dịch vụ, phương pháp xác định giá dịch vụ và không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá dịch vụ thì giá dịch vụ được xác định căn cứ vào giá thị trường của dịch vụ cùng loại tại thời điểm và địa điểm giao kết hợp đồng.

4 Bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ tại địa điểm thực hiện công việc khi hoàn thành dịch vụ, nếu không có thoả thuận khác.

5 Trong trường hợp dịch vụ được cung ứng không đạt được như thoả thuận hoặc công việc không được hoàn thành đúng thời hạn thì bên thuê dịch vụ có quyền giảm tiền dịch

vụ và yêu cầu bồi thường thiệt hại.”

CHƯƠNG II: HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ PHÁP LÝ

1 Khái niệm hợp đồng dịch vụ pháp lý

Quan hệ cung ứng DVPL được xác lập và thực hiện thông qua hình thức pháp lý là HĐDVPL HĐDVPL có bản chất chung của hợp đồng, là sự thỏa thuận nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ cung ứng DVPL Theo nguyên tắc áp dụng luật chung và luật chuyên ngành trong trường hợp cùng điều chỉnh quan hệ HĐDVPL thì các nguyên tắc và quy định đối với HĐDV trong BLDS và LTM 2005 cũng được áp dụng cho HĐDVPL

Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính thương mại là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó, bên cung ứng cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ pháp lý cho bên thuê dịch vụ để nhận thù lao, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ thanh toán và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận

Trang 7

2 Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ pháp lý

2.1 Bên cung ứng DVPL phải là các tổ chức hành nghề có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Để có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ HĐDVPL với tư cách là bên cung ứng DVPL, bên cung ứng DVPL phải là các tổ chức hành nghề tồn tại hợp pháp, có thẩm quyền cung cấp DVPL và có quyền cung ứng loại hình DVPL đã đăng ký Cụ thể, bên cung ứng DVPL phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Được tổ chức dưới hình thức các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL hoặc người cung ứng DVPL hành nghề với tư cách cá nhân (gọi chung là tổ chức cung ứng DVPL);

- Đã đăng ký hoạt động cung ứng DVPL và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc cấp giấy phép hoạt động DVPL;

- Cung ứng loại DVPL đúng lĩnh vực và đúng loại hình DVPL của tổ chức hành nghề

2.2 Phương thức ký kết và hình thức tồn tại đặc biệt của hợp đồng dịch vụ pháp lý

Đa số các HĐDVPL được ký kết theo hai phương thức ký kết HĐDV truyền thống đó là phương thức trực tiếp và phương thức gián tiếp và tồn tại dưới các hình thức do pháp luật quy định Tuy nhiên, có một số loại HĐDVPL, phương thức ký kết và hình thức tồn tại rất đặc biệt nhưng vẫn thể hiện được đầy đủ sự thỏa thuận của các bên Việc đề nghị và chấp nhận giao kết hợp đồng được thể hiện bằng những cách thức và dưới những hình thức rất đặc thù hay nói cách khác hoàn toàn không tồn tại một bản HĐDVPL độc lập, chứa đựng đầy đủ nội dung của một HĐDVPL và không được thể hiện dưới một hình thức truyền thống nhất định nào mà tồn tại dưới hình thức sự pha trộn các hình thức tồn tại của một HĐTMDV HĐDVPL loại này được giao kết và phát sinh hiệu lực khi bên sử dụng DVPL có yêu cầu và bên cung ứng chấp nhận thực hiện một hoặc nhiều công việc thuộc lĩnh vực hành nghề của mình cho bên yêu cầu Quá trình thực hiện cũng đồng thời là quá trình các bên tiếp tục đưa ra những thỏa thuận và đề nghị mới thuộc nội dung hợp đồng HĐDVPL của Công chứng viên và Thừa phát lại là những loại hợp đồng có phương thức ký kết và hình thức tồn tại điển hình của trường hợp này

2.3 Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân và tính rủi ro cao

2.3.1 Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính đối nhân

Tính đối nhân của HĐDVPL thể hiện ngay trong yếu tố hình thức tổ chức của các tổ chức cung ứng DVPL Hiện nay, pháp luật quy định cho hầu hết tổ chức hành nghề cung ứng các loại hình DVPL dưới hình thức Văn phòng hoặc công ty hợp danh Các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL tại Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ, hoạt động mang tính chất đối nhân, do các cá nhân có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp quen biết nhau, tin cậy vào trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của nhau, cùng nhau thành lập ra và đồng thời là người trực tiếp thực hiện công việc thuộc lĩnh vực hành nghề mà tổ chức đã đăng

ký hoạt động Là các chủ thể kinh doanh trên thị trường, các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL luôn phải tạo lập uy tín và thương hiệu riêng cho mình

Trang 8

Tính đối nhân của DVPL còn được thể hiện bởi yếu tố người thực hiện DVPL Nhà đầu

tư thành lập các tổ chức hành nghề cung ứng DVPL đồng thời là người thực hiện DVPL (trách nhiệm cao hơn người lao động bình thường) Các công việc thuộc lĩnh vực đã đăng ký hành nghề của tổ chức hành nghề phải do chính nhà đầu tư hoặc thành viên của tổ chức hành nghề thực hiện và họ không được giao lại công việc cho người khác thực hiện nếu không được sự đồng ý của khách hàng

2.3.2 Hợp đồng dịch vụ pháp lý có tính rủi ro cao

HĐDVPL hàm chứa yếu tố rủi ro cao hơn các loại HĐDV khác, bởi các nguyên nhân sau:

- Các bên chủ thể HĐDVPL sự bất cân xứng về kiến thức pháp luật HĐDVPL

- Do tính khó xác định của chất lượng DVPL

- Kết quả DVPL trong một số trường hợp bị phụ thuộc vào trình độ công nghệ của các

phương tiện kỹ thuật có liên quan.

- Trong một số trường hợp chủ thể HĐDVPL không kiểm soát được kết quả công việc

3 Phân loại hợp đồng dịch vụ pháp lý

HĐDVPL có thể chia thành các loại khác nhau dựa trên tiêu chí khác nhau Chủ yếu như sau:

3.1 Căn cứ vào loại hình tổ chức hành nghề cung cấp DVPL.

HĐDVPL có thể chia thành 5 loại: HĐDVPL của tổ chức hành nghề luật sư; HĐDVPL của tổ chức hành nghề công chứng; HĐDVPL của tổ chức hành nghề Thừa phát lại; HĐDVPL của Trung tâm tư vấn pháp luật và HĐDVPL của các tổ chức khác

3.2 Căn cứ vào nội dung của HĐDVPL

HĐDVPL có thể chia thành 8 loại: hợp đồng dịch vụ tranh tụng; hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp luật; hợp đồng dịch vụ công chứng; hợp đồng dịch vụ lập vi bằng; hợp đồng dịch vụ tống đạt giấy tờ của tòa án và cơ quan thi hành án; hợp đồng xác minh điều kiện thi hành án; hợp đồng thi hành án và HĐDVPL khác

3.3 Căn cứ vào loại chuyên gia thực hiện HĐDVPL

HĐDVPL có thể chia thành 4 loại: HĐDVPL của luật sư; HĐDVPL của công chứng viên; HĐDVPL của thừa phát lại; HĐDVPL của tư vấn viên pháp luật và HĐDVPL của chuyên gia pháp lý khác

CHƯƠNG III: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

Trang 9

Tình huống 1:

Vụ tranh chấp hợp đồng dịch vụ pháp lý trị giá 85 tỉ đồng giữa Công ty TNHH Mân

Nghi với Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế và Xây dựng Kiến Khang

Theo hồ sơ, tháng 9-2008, Công ty Mân Nghi ký hợp đồng dịch vụ khoán gọn với Công

ty Kiến Khang Nội dung hợp đồng là Công ty Kiến Khang thực hiện dịch vụ để Công ty Mân Nghi được quyền thuê, khai thác một lô đất ở đường Nguyễn Huệ - Đồng Khởi (quận 1) Chi phí thực hiện dịch vụ là 85 tỉ đồng, thời gian thực hiện đến ngày 10-1-2009 Trong hợp đồng

có sự bảo lãnh của hai cá nhân

Để thực hiện, Công ty Mân Nghi đã giao cho Công ty Kiến Khang 500 triệu đồng đặt cọc Đến hạn thỏa thuận, Công ty Kiến Khang không thực hiện được công việc giao kết Theo thỏa thuận, nếu không thực hiện được thì phía nhận làm dịch vụ phải trả lại gấp đôi cọc (1 tỉ đồng) Ngày 19-1-2009, Công ty Mân Nghi nhận lại 300 triệu đồng, sau đó công ty khởi kiện yêu cầu tòa buộc Công ty Kiến Khang cùng hai người bảo lãnh liên đới bồi thường số tiền còn lại

Xử sơ thẩm hồi tháng 4, TAND quận 1 nhận định hợp đồng dịch vụ giữa hai bên là công việc thực hiện được pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội, các bên giao kết tự nguyện nên hợp đồng có giá trị pháp lý Việc không thực hiện được là do lỗi phía bị đơn nên tòa chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty Mân Nghi Sau đó, phía bị đơn kháng cáo

Theo tòa phúc thẩm, kết quả xác minh khu đất mà phía bị đơn cam kết giúp bên nguyên đơn có thể thuê, khai thác là thuộc đất của cơ quan chức năng Khu đất này chỉ được cho thuê qua hình thức đấu giá trực tiếp công khai Vì vậy, thỏa thuận giữa hai bên là công việc không thể thực hiện được Bị đơn không có lỗi nên không phải bồi thường gấp đôi tiền cọc như thỏa thuận

Tình huống 2:

Chị T có tranh chấp về hợp đồng đặt cọc và sang nhượng đất với một người Do thiếu hiểu biết nên qua một người bạn giới thiệu, chị đã nhờ ông Tình tư vấn giúp, Ông Tình tự giới thiệu mình là luật sư tự do, và là luật sư làm việc cho một văn phòng luật sư tại Hà Nội Ông Tình còn đưa cho chị T xem các giấy tờ, bản án để giới thiệu ông đã từng tư vấn pháp luật, tham gia bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều người

Sau khi xem xét tài liệu do chị T cung cấp, ông Tình và chị T đã ký HĐDVPL ngày 24-11-2009 tại văn phòng 40 Hòa Tây - Vĩnh Hòa, với nội dung bên B (ông Tình) đồng ý “nhận

tư vấn tham gia tố tụng từ giai đoạn tố tụng cho đến khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm nhằm bào chữa bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà N.T.P.T trong vụ kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc” Sau khi ký hợp đồng, chị T đã đưa cho ông Tình 3 triệu đồng để chi phí cho việc làm thủ tục khởi kiện

Trang 10

Tại phiên tòa sơ thẩm do TAND TP Nha Trang mở ngày 22-9-2011, ông Tình bất ngờ khi được thẩm phán cho biết bà T đã có đơn gửi Tòa xin rút ủy quyền đối với ông Tình trước khi TAND tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm vụ kiện của chị T

đồng Tuy nhiên Ông Tình thắc mắc thì được chị T giải thích thời gian trước chị bận học nên mới nhờ ông Tình, thời gian này chị rảnh rỗi nên muốn trực tiếp tham gia tố tụng tại Tòa Ông Tình không đồng ý nhưng chị T vẫn kiên quyết hủy bỏ HĐDVPL đã ký với ông Cho rằng chị

T đã vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng nên ông Tình kiện chị T ra Tòa, yêu cầu Tòa án buộc chị T phải bồi thường thiệt hại cho ông với tổng số tiền là 27.540.000 đồng theo điều 425,426

và 525 của BLDS 2005 về việc đơn phương chấm dứt Hợp đồng dân sự

Về phần mình, tại phiên tòa, chị T trình bày: do có tranh chấp hợp đồng đặt cọc và sang nhượng đất, chị T muốn kiện ra Tòa nhưng do không rành thủ tục pháp lý nên muốn nhờ ông Tình giúp đỡ, tư vấn

Chị T cho biết, trước khi ký hợp đồng, chị có hỏi: “Trong thời gian này cháu bận học nên nhờ chú tham gia tố tụng tại Tòa, đến khi nào rảnh, cháu trực tiếp tham gia có được không?”, ông Tình trả lời được Vì thế, vào thời điểm vụ án tranh chấp của chị được chuyển lên TAND tỉnh, do không còn đi học, mặt khác do nghi ngờ ông Tình không phải là luật sư nên chị đã làm đơn gửi Tòa xin rút ủy quyền đối với ông Tình Chị T cho biết, quá trình làm việc với ông Tình, chị thấy vị “luật sư” này nhiều lần viết sai chính tả, nói năng không gãy gọn, thiếu hiểu biết… Trước khi chấm dứt hợp đồng, chị đã gặp ông Tình thỏa thuận muốn tự mình tham gia

tố tụng, đồng thời vẫn trả cho ông Tình 3% trên số tiền được Tòa chấp nhận, thậm chí có thể trả hơn nhưng ông Tình không đồng ý Vì vậy ngày 26-1-2011, chị T đã gửi đơn đến TAND tỉnh xin rút ủy quyền, đồng thời chấm dứt HĐDVPL đã ký với ông Tình

Tại phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ kiện giữa ông Tình và chị T., Hội đồng xét xử nhận thấy, trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa, chị T và người làm chứng đều khai rằng, do ông Tình giới thiệu ông là luật sư nên chị mới đồng ý ký kết HĐDVPL với ông Tình Nhưng tại Tòa, ông Tình không thừa nhận điều này…

Tuy nhiên qua kết quả thẩm vấn, Tòa cũng nhận định, mặc dù hợp đồng thể hiện công việc của ông Tình là “tư vấn pháp lý và tham gia bào chữa, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho bà T.” nhưng thực tế, công việc của ông Tình chỉ là tư vấn pháp luật và đại diện theo ủy quyền của chị T để tham gia tố tụng tại Tòa Tại Tòa ông Tình cũng thừa nhận, ông chưa có bằng cử nhân luật, chưa được đào tạo nghề luật sư, không có chứng chỉ hành nghề luật sư, không gia nhập bất cứ một đoàn luật sư nào, ông cũng không phải là tư vấn viên pháp luật, không phải là cộng tác viên tư vấn pháp luật của một trung tâm tư vấn pháp luật nào Vì thế, tòa nhận định ông Tình chưa đủ điều kiện để hành nghề luật sư nhưng đã hành nghề luật sư qua việc ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để thực hiện công việc tư vấn pháp luật là vi phạm các quy định của Luật Luật sư không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật mà vẫn thực hiện là vi phạm pháp luật

Ngày đăng: 13/05/2024, 22:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w