Khái niệmPhòng ngừa hành chính là các biện pháp cưỡng chế được Luật Hành chính quyđịnh nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội,bảo vệ lợi ích của Nhà n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH
***
LUẬT HÀNH CHÍNH 48A2
TP.Hồ Chí Minh, ngày 9 tháng 4 năm 2024
CHỦ ĐỀ: BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA HÀNH CHÍNH
NHÓM 5 - HC48A2
Trang 27 Nguyễn Thị Như Huyền 2353801014075
I Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa các biện pháp phòng ngừa hành chính
1 Khái niệm
Phòng ngừa hành chính là các biện pháp cưỡng chế được Luật Hành chính quy định nhằm mục đích phòng ngừa vi phạm pháp luật, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh,…
2 Đặc điểm
- Một là: Được áp dụng khi chưa có vi phạm xảy ra hoặc không liên quan đến các vi phạm pháp luật, trường hợp nếu có hành vi vi phạm đã được thực hiện thì áp dụng các biện pháp này nhằm ngăn ngừa những vi phạm hoặc thiệt hại xảy ra tiếp theo
Trang 3VD: Thổi nồng cồn để giảm thiểu tai nạn giao thông,…
- Hai là: các biện pháp phòng ngừa hành chính được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau do nhiều chủ thể có thẩm quyền áp dụng
VD: Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Công an nhân dân năm 2018,…
- Ba là: Được thực hiện theo thủ tục hành chính Đây là đặc điểm quan trọng
để phân biệt với phòng ngừa hình sự
VD: Phạt nguội qua camera, nộp tiền phạt,…
3 Ý nghĩa
Biện pháp phòng ngừa hành chính không chỉ có ý nghĩa phòng ngừa vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, mà còn bảo vệ lợi ích Nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp, phòng ngừa hậu quả thiên tai, dịch bệnh,…
II Các biện pháp phòng ngừa hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành
Trang 41 Các biện pháp bắt buộc trực tiếp
Các biện pháp bắt buộc trực tiếp là những biện pháp được người có thẩm
quyền áp dụng trực tiếp đối với cá nhân, tổ chức nhằm phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng ngừa hậu quả thiên tai dịch bệnh Khi bị áp dụng các biện pháp này thì các chủ thể đều phải chấp hành Việc không chấp hành khi không có lý do xứng đáng
sẽ bị xử phạt trực tiếp theo quy định của pháp luật
VD: Kiểm tra căn cước công dân - giấy tờ tùy thân rất quan trong - nhằm xác nhận chính xác thông tin mang tính nhân thân của 1 công dân trong trường hợp cần thiết
Theo điểm a, khoản 2, Điều 12 thông tư 32/2023/TT – BCA:
- Kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông, kiểm tra chất gây nghiện trong má… (khoản 1 Điều 16 Thông tư 65/2020/TT – BCA)
- Kiểm tra hàng hóa, hành lý và người nhằm phòng ngừa những vi phạm pháp luật như kiểm tra hàng hóa hành lý qua biên giới hoặc kiểm tra người (Theo điểm b khoản 1 Điều 11 Nghị định 06/2013/NĐ – CP)
VD: lừa người sang Campuchia đòi tiền chuộc,…
Trang 5- Kiểm tra bắt được sức khỏe của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực phẩm, y tế dễ gây ra dịch bệnh cho người tiêu dùng hoặc bệnh nhân
2 Những biện pháp hạn chế khả năng gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức trong tình huống bất thường
a Trưng dụng, trưng mua tài sản
Theo khoản 2 Điều 2 Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản năm 2008
- Trưng dụng là việc tạm lấy, tạm sử dụng tài sản, nhân công của cá nhân công
dân hay của cơ quan dưới quyền trong một thời gian nhất định để phục vụ cho công việc cần kíp, trước mắt
- Trưng mua là biện pháp cưỡng chế buộc phải bán tài sản cho Nhà nước theo
thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước với cá nhân, tổ chức sở hữu tài sản trên cơ sở thời giá thị trường
Ngoài trưng dụng tài sản, trưng mua tài sản thì pháp luật Việt Nam còn quy định về biện pháp huy động tài sản Cụ thể tại điều 16 luật công an nhân dân năm
2018 Bên cạnh đó, chúng ta cần phải phân biệt giữa trưng dụng tài sản và huy động tài sản
Trang 6- Trưng dụng tài sản là sự cưỡng chế bắt buộc.
- Huy động tài sản là tự nguyện
=> Nhưng có chung mục đích là giảm tối thiểu thiệt hại cho nhà nước xã hội
VD: Giải toả đền bù,…
b Ngăn cấm họp hạn chế người, phương tiện đi lại ở những khu vực, con
đường có nguy cơ mất an toàn trong trường hợp sụp lún, bão lũ, cây đỗ…
Biện pháp này mang tính chất hạn chế quyền tự do đi lại của cá nhân nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của con người, xa hơn nữa là hạn chế khả năng gây tổn hại đến lợi ích của Nhà nước, xã hội, cá nhân, tổ chức
c Ngăn cấm vào khu vực đang có dịch bệnh
Biện pháp này có tính hạn chế quyền tự do đi lại, tự do cư trú của cá nhân Các biện pháp được áp dụng không liên quan đến vi phạm pháp luật nhưng nhằm mục đích đảm bảo cho hoạt động quản lý của Nhà nước được diễn ra hiệu quả trong tình huống bất thường
VD: phong tỏa các nơi có dịch bệnh Covid 19 phức tạp,…
Trang 7d Ngăn cấm hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông người, hạn chế hoặc tạm
ngưng hoạt động sản xuất, kinh doanh
Các cơ quan Nhà nước áp dụng nhóm biện pháp này hưởng đến việc hạn chế quyền tự do đi lại, tự do hội họp, tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức Trong tương quan đó thì quyền tự do đi lại, tự do hội họp, tự do kinh doanh của cá nhân, tổ chức bị hạn chế trong một khoảng thời gian và không gian nhất định Các biện pháp mang tính cưỡng chế, bắt buộc thi hành mặc dù cá nhân, tổ chức không thực hiện bất kỳ vi phạm pháp luật nào cả
e Tịch thu, tiêu hủy động vật để ngăn dịch bệnh lây lan
Biện pháp này nhằm mục đích tiêu hủy động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh và sản phẩm động vật mang mầm bệnh truyền nhiễm để hạn chế tối đa cơ hội phát tán của mầm bệnh Đây là biện pháp mang tính cưỡng chế, bắt buộc phải thi hành
VD: H5N1 gia cầm, Dịch tả lợn châu phi
Trang 8Trên cơ sở Pháp lệnh Tình trạng khẩn cấp năm 2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2002/NĐ-CP ngày 23/7/2002 quy định chi tiết tình trạng khẩn cấp trong trường hợp có thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm
Ngoài tình trạng khẩn cấp về thảm họa lớn và tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh nguy hiểm thì căn cứ vào nguyên nhân, mục đích, nguồn gốc thì có thể chia tình trạng khẩn cấp thành 5 dạng:
1) Tình trạng khẩn cấp về quốc phòng; (khoản 10 điều 2 luật quốc phòng 2018)
“Công an nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn huy động, trưng dụng theo quy định của pháp luật phương tiện thông tin, phương tiện giao thông, phương tiện khác và người đang sử dụng, điều khiển phương tiện đó trong trường hợp cấp bách để bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội hoặc để ngăn chặn hậu quả thiệt hại cho xã hội đang xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra”.
2) Tình trạng khẩn cấp về an ninh quốc gia; (khoản 1 điều 3 luật an ninh quốc gia 2004)
Trang 9“An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
3) Tình trạng khẩn cấp về thiên tai; (khoản 1, điều 3, luật phòng- chống thiên tai 2013)
“Thiên tai là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác.”
4) Tình trạng khẩn cấp về thảm họa; (khoản 13, điều 2, luật quốc phòng 2018)
“Thảm họa là biến động do thiên nhiên, dịch bệnh nguy hiểm lây lan trên quy mô rộng hoặc do con người gây ra hoặc do hậu quả chiến tranh làm thiệt hại nghiêm trọng về người, tài sản, môi trường.”
Trang 105) Tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ( khoản 13, điều 2, luật phòng chống truyền nhiễm 2007)
“Dịch là sự xuất hiện bệnh truyền nhiễm với số người mắc bệnh vượt quá số người mắc bệnh dự tính bình thường trong một khoảng thời gian xác định ở một khu vực nhất định.”
III Thực trạng pháp luật về biện pháp phòng ngừa hành chính ở Việt Nam
1 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về biện pháp phòng ngừa
hành chính.
Biện pháp phòng ngừa hành chính từ 1945-1954:
Các biện pháp phòng ngừa hành chính giai đoạn này được hình thành trong điều kiện thời chiến, công tác xây dựng pháp luật còn mới mẻ Mặt khác, nhận thức
về các biện pháp phòng ngừa hành chính lúc bấy giờ còn rời rạc, đơn giản ranh giới trong áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính với trừng phạt chưa có sự phân biệt
rõ ràng Mặc dù còn những nhược điểm nói trên, các biện pháp phòng ngừa hành chính trong giai đoạn này cơ bản thích ứng với hoàn cảnh xã hội và điều kiện đất nước
Trang 11Biện pháp phòng ngừa hành chính từ 1954-1986:
So với các biện pháp phòng ngừa hành chính giai đoạn trước, các biện pháp phòng ngừa hành chính giai đoạn này có phần chặt chẽ, thống nhất hơn Các biện pháp được xác lập phù hợp với điều kiện xã hội cụ thể, được bổ sung để đáp ứng nhu cầu quản lí Tuy nhiên, các biện pháp phòng ngừa hành chính giai đoạn này vẫn chưa hoàn chỉnh, điều này thể hiện ở chỗ pháp luật chưa quy định các biện pháp bảo đảm phòng ngừa hành chính được thực thi, tính cưỡng chế còn mang nặng mục đích tước hoặc hạn chế quyền người bị áp dụng Bên cạnh đó, ranh giới giữa cưỡng chế trong phòng ngừa hành chính và cưỡng chế nói chung trong giai đoạn này chưa có sự phân biệt rõ ràng và thường được quy định trong cùng một văn bản
Biện pháp phòng ngừa hành chính từ 1986 – nay:
Nhóm biện pháp kích thích hành vi hợp pháp trong quản lý hành chính nhà nước được quy định gồm: kiểm tra giấy tờ, kiểm tra hộ tịch, hộ khẩu của công dân khi có nghi ngờ về vi phạm chế độ đăng ký tạm trú (điều 14 Luật Công an nhân dân); kiểm tra hàng hóa, hành lý và người do các cơ quan hải quan và công an của khẩu thực hiện ngăn chặn các vụ buôn lậu qua biên giới, trốn thuế hàng hóa nhập, xuất
Trang 12hoặc để đảm bảo an toàn cho các chuyến bay, phát hiện các chất dễ cháy, dễ nổ, những kẻ tình nghi là tội phạm lẩn trốn (điều 15, điều 17 Luật biên giới quốc gia; điều 47, điều 49 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; điều 16, điều 17, điều 19 Luật Hải quan; điều 14 Luật Công an nhân dân; điều 6 Pháp lệnh Bộ đội biên phòng); kiểm tra bắt buộc sức khỏe của những người làm công việc dịch vụ có liên quan đến thực phẩm, y tế, dễ gây ra dịch bệnh cho người tiêu dùng, bệnh nhân (điều 52 Luật An toàn thực phẩm; điều 137, điều
138 Bộ Luật Lao động
Nhóm biện pháp ngăn chặn, hạn chế khả năng gây tổn hại tới lợi ích xã hội, nhà nước, cá nhân, tổ chức trong tình huống bất thường của quản lý hành chính nhà nước:
+ Biện pháp trưng mua trưng dụng: từ sau năm 1986 đến nay trưng dụng, trưng mua chủ yếu thực hiện trong quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh Sau thời kỳ này, trưng mua, trưng dụng cũng chỉ thực hiện trong trường hợp thật cần thiết, như phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu nạn
Trang 13+ Biện pháp ngăn cấm hoặc hạn chế xe cộ đi lại trên tuyến đường nào đó khi xuất hiện nguy cơ mất an toàn giao thông tường các trường hợp bão lụt, cây đổ, nhà nguy cơ đổ hoặc vì lý do an ninh quốc phòng như tại điều 26 Luật Quốc phòng, điều
21 Luật An ninh quốc gia, điều 21 Luật Biên giới quốc gia, Biện pháp ngăn cấm người vào khu vực có dịch bệnh được quy định tại điều 14 Pháp lệnh bộ đội biên phòng; điều 21 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam
VD: trước 2008 chưa có quy định vào về yêu cầu bắt buộc đội nón bảo hiểm tuy nhiên hiện nay đây là điều bắt buộc được luật định,…
2 Thực trạng của biện pháp phòng ngừa hành chính trong pháp luật và áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính hiện nay
Biện pháp phòng ngừa hành chính hiện nay có sự hoàn chỉnh, thể hiện ở sự có mặt của tất cả các nhóm biện pháp phòng ngừa hành chính khác nhau của đời sống xã hội
mà nhà nước điều chỉnh bằng pháp luật Chẳng hạn như an toàn giao thông, biên giới,
y tế và sức khoẻ,
Trang 14- Có thể thấy trước năm 2008 không có quy định về đội mũ bảo hiểm, nhưng tình trạng tử vong vì tai nạn giao thông cao nên kể từ năm 2008, Nhà nước đã đưa ra quy định về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông đường bộ (Thực hiện từ ngày 25/12/2007 tại Nghị quyết số 32/2007/NĐ-CP)
- Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong số 548.000 ca tử vong/năm ở nước
ta thì nguyên nhân liên quan đến rượu bia lên tới 40.000 ca Vậy nên hiện nay tần suất công an giao thông lập chốt để kiểm tra nồng độ cồn tăng lên đáng kể nhằm giảm tai nạn
Bên cạnh những thay đổi tích cực và có thể nói là nỗ lực của phòng ngừa hành chính Thì đâu đó lại có một số lỗ hổng Cụ thể như :
- Còn nhiều bất cập về chính sách quản lý tiền tệ dẫn đến nhiều cá nhân, tổ chức đã vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế cả nước
- Kiểm tra an toàn giao thông nhưng lại làm một cách qua loa, không triệt để
Về phía Nhà nước, nếu các biện pháp phòng ngừa hành chính không được quy định cụ thể mà mang tính chủ quan của chủ thể có thẩm quyền trong quá trình thực
Trang 15hiện chức năng nhiệm vụ của mình, tùy nghi hành chính nếu không được kiểm soát,
sẽ là con đường ngắn nhất dẫn đến lạm quyền
Ngược lại, phía đối tượng quản lý có nhiều trường hợp xem nhẹ các biện pháp này Mặc dù hoạt động áp dụng biện pháp phòng ngừa hành chính diễn ra thường xuyên nhưng ít ai để ý và nhận thức được vai trò của nó Điều đó làm cho pháp luật không được tôn trọng, nhà nước không hoàn thành được vai trò của mình trong quản
lý nhà nước khi sử dụng pháp luật là phương tiện quản lý
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay vai trò của các biện pháp phòng ngừa hành chính càng được thể hiện rõ nét hơn Do đó cũng cần phải đặt ra những giới hạn rõ ràng và cụ thể, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa nhiều quy định trong lĩnh vực này để các biện pháp này được áp dụng vào thực tiễn hiệu quả nhất và theo tinh thần thượng tôn pháp luật