1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư Tưởng Triết Học Nguyễn Trãi.pdf

46 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề tư tưởng triết học nguyễn trãi
Tác giả Đinh Thị Vân Uyên, Phí Văn Cao, Trương Đức Thanh, Hà Xuân Sơn, Nguyễn Thị Vân
Người hướng dẫn Kiều Văn Nam
Trường học mln101
Chuyên ngành chủ nghĩa mác-lênin
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 7,16 MB

Nội dung

Có được vị trí đó, không những docuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông, mà quan trọng hơn là do tư tưởng củaông đã đạt tới tầm cao của thời đại, ông đã khái quát được những

Trang 1

TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC NGUYỄN TRÃI

Lớp: JS1402 Nhóm: 1

HS140357

2 Phí Văn Cao HS140276

3 Trương Đức Thanh HS140300

4 Hà Xuân Sơn HS140478

5 Nguyễn Thị Vân HS140415

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3 Phương pháp nghiên cứu: 6

4 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: 6

5 Tính mới của đề tài 6

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Kết cấu: 7

PHẦN NỘI DUNG 7

Chương 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI – CƠ SỞ HÌNH THÀNH 7

1.1 Nguyễn Trãi – con người và sự nghiệp: 7

1.2 Tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học Nguyễn Trãi 10

1.3 Tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi 13

Chương 2: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI - MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN 34

2.1 Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng triết học Nguyễn Trãi 34

2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo với tư tưởng Nguyễn Trãi 35

Chương 3: GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI TRONG XÃ HỘI NGÀY NAY 35

3.1 Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc xây dựng con người mới 35

3.2 Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc thực hiện chế độ dân chủ, xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa 38

3.3 Giá trị tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đối với việc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia 41

PHẦN KẾT LUẬN 44

Danh mục tài liệu tham khảo 45

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài.

Trong tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao anhhùng, nhà tư tưởng xuất sắc, lãnh tụ vĩ đại làm rạng danh đất nước Trong số những anh hùng,nhà tư tưởng ấy, ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi nổi lên như một ngôi sao sáng Ông không chỉ làmột nhà chính trị, nhà quân sự tài năng, mà còn là một nhà tư tưởng kiệt xuất Nói về NguyễnTrãi, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: “Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc, văn võsong toàn, văn là chính trị, chính trị cứu nước cứu dân, nội trị, ngoại giao, “mở nền thái bìnhmuôn thuở, rửa nỗi thẹn ngàn thu”, võ là quân sự: chiến lược và chiến thuật, “yếu đánh mạnh,

ít địch nhiều, thắng hung tàn bằng đại nghĩa”; văn và võ đều là võ khí, mạnh như vũ bão, sắcnhư gươm dao”

Ông sống trong thời buổi đất nước loạn lạc, đất nước bị xâm lược Chính hoàn cảnhlịch sử, hoạt động thực tiễn, thiên tài trí tuệ và nhân cách vĩ đại của ông đã làm cho tư tưởngcủa ông có nhiều giá trị không chỉ đối với đương thời mà còn có ý nghĩa mãi về sau Đặc biệt

là tư tưởng triết học và tư tưởng yêu nước đặc sắc Sách lịch sử tư tưởng Việt Nam viết: "Têntuổi của ông sáng chói trên cuốn sử vàng của dân tộc Có được vị trí đó, không những docuộc đời, đức độ và ý thức vì dân, vì nước của ông, mà quan trọng hơn là do tư tưởng củaông đã đạt tới tầm cao của thời đại, ông đã khái quát được những vấn đề có tính quy luật củacông cuộc cứu nước và dựng nước, chỉ ra được tầm quan trọng của nhận thức lý luận tronghoạt động thực tiễn, từ đó nâng tư duy của dân tộc lên một trình độ mới"

Tư tưởng của ông thể hiện rõ nét trong nhiều tác phẩm để lại cho đời sau Tư tưởng củaNguyễn Trãi là một bộ phận cấu thành, đánh dấu một giai đoạn phát triển quan trọng tronglịch sử tư tưởng Việt Nam Nó thể hiện tư duy sâu rộng, nhạy bén của ông trước những biếnđộng ở thời Trần - Hồ và thời kỳ Lam Sơn khởi nghĩa

Tìm hiểu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, một mặt, góp phần vào công việc ngàycàng làm sáng tỏ chân dung Nguyễn Trãi - một công việc còn lâu dài Mặt khác, góp phầnkhẳng định quan điểm đúng đắn của Đảng ta về việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm

đà bản sắc dân tộc, với phương châm: “Di sản văn hóa là tài sản vô giá, gắn kết cộng đồngdân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu vănhóa Trên đây là một số lý do đã thôi thúc chúng em thực hiện đề tài này Đề tài này chúng

em tìm hiểu còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự đóng góp của thầy

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Suốt nhiều trăm năm qua, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởngNguyễn Trãi trên nhiều phương diện chính trị, văn hóa, văn học, nghệ thuật và triết học Tuynhiên, việc nghiên cứu tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi vẫn còn nhiều khoảng trống như

Trang 4

trong Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử Việt Nam tác giả Trần Huy Liệu viết: “Sựnghiệp của Nguyễn Trãi là một kho tàng rất giàu, rất lớn, chắc chúng ta khai thác chưa hết;huống chi, nhắc nhở sự nghiệp và tư tưởng của vĩ nhân cũng giống như lấy bút tô đậm nhữngcảm hoài đã đậm mà mỗi cháu con đều vinh dự mang trong quả tim khối óc của mình”.

Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu, nhiều tác giả văn học, nhiều học sinh, sinh viên trongnước và ngoài nước đi sâu nghiên cứu và tìm hiểu, nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Trãinhư:

Luận án tiến sĩ Triết học “Tư tưởng nhân văn của Nho giáo và ảnh hưởng của nó trong

tư tưởng Nguyễn Trãi”, Triệu Quang Minh Luận án đã trình bày một cách cụ thể nhất về tưtưởng nhân nghĩa của Nho giáo, từ đó đi đến khẳng định sự ảnh hưởng của nó trong tư tưởngNguyễn Trãi Nhưng sự tiếp thu của Nguyễn Trãi không phải là sự dập khuôn, máy móc mà

nó có sự tiến bộ, sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh đất nước ta Đồng thời, luận văncòn chỉ ra những giá trị trong tư tưởng nhân văn của Nguyễn Trãi đối với việc giáo dục đạođức con người trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, luận văn chỉ mới dừng lại khai thác mộtkhía cạnh trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi đó là tư tưởng nhân nghĩa

“Mấy nét tổng quát về Nho giáo trong lịch sử Việt Nam”, Lê Sĩ Thắng, Tạp chí Triếthọc, số 2, 6/1977

“Nguyễn Trãi, một nhà ái quốc tiêu biểu cho lòng nhân nghĩa và ý chí hòa bình củanhân dân ta đầu thế kỉ XV”, Minh Tranh, Tạp chí Văn Sử Địa, số 20, 8/1956 Trong bài viết,tác giả đã phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa tưtưởng yêu nước, nhân nghĩa, nhân dân, hòa bình của ông

Các bài viết, công trình nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu tư tưởng nhân nghĩa trong

hệ thống tư tưởng triết học Nguyễn Trãi Đánh giá những giá trị của tư tưởng đó trong thờiđại Nguyễn Trãi cũng như trong thời đại ngày nay Tuy nhiên, chưa có một bài viết hay côngtrình khoa học nào trình bày cụ thể toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi

Ngoài ra còn một số bài viết, nghiên cứu về tư tưởng của Nguyễn Trãi như: “Conngười trong tư tưởng Nguyễn Trãi”, Nguyễn Bá Cường, Tạp chí Triết học, Viện Triết học, số

7 “Quan niệm của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm về tính người”, Kỷ yếu hội thảo khoahọc cán bộ trẻ các trường Đại học Sư phạm toàn quốc lần 1, 2011, Nxb Đại học Sư phạm

“Nguyễn Trãi - người anh hùng dân tộc”, Phạm Văn Đồng, Báo Nhân dân số 3099,19/9/1962 “Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi”, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982 Nhưvậy, Nguyễn Trãi là một đề tài thu hút nhiều người quan tâm nghiên cứu để hiểu hơn về mộtcon người vĩ đại đã sống hết mình vì dân vì nước Toàn bộ tư tưởng triết học của Nguyễn Trãicòn là mảnh đất màu mỡ cho nhiều nhà nghiên cứu muốn khám phá, lĩnh hội và phát triển.Trong quá trình khảo sát chúng em nhận thấy có một số bài viết đã bước đầu nghiên cứu về tưtưởng triết học của Nguyễn Trãi một cách toàn diện như bài viết “Về tư tưởng triết học củaNguyễn Trãi”, Doãn Chính, Tạp chí Triết học, số 9 (220), tháng 9/2009 Bài viết đã chỉ ratiền đề lý luận cho việc hình thành tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi Tiếp đó, nghiên cứu tư

Trang 5

tưởng triết học Nguyễn Trãi trên ba nội dung chính là: quan điểm của Nguyễn Trãi về thiênmệnh, về trời đất và con người; tư tưởng của Nguyễn Trãi về nhân nghĩa, đặc biệt là tư tưởng

về dân và vai trò của dân; quan niệm của Nguyễn Trãi về thời

Nhìn chung, các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học ít nhiều đã đề cập đến tưtưởng triết học của Nguyễn Trãi ở những cấp độ nhất định, tuy nhiên chưa có sự bao quátnhất định mà chỉ đi vào nội dung cụ thể Vấn đề tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trịcủa nó chưa được khai thác một cách triệt để và đúng mức trong tình hình xã hội ngày nay.Dựa trên sự khảo sát và đánh giá lịch sử nghiên cứu vấn đề, trên tinh thần kế thừa có chọn lọc

và phát triển các thành tựu của các công trình nghiên cứu đã có, tôi tiến hành nghiên cứu vấn

đề “Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi” nhằm góp phần đem lại cái nhìn hệ thống, toàndiện hơn về tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, đồng thời đánh giá những giá trị hiện thời củanhững tư tưởng đó trong việc phát triển xã hội ngày nay

3 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận văn là phương pháp của chủ nghĩaduy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng kết hợp các phương:phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp quy nạp, diễn dịch; phương pháp lịch sử -logic, phương pháp so sánh

4 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn:

- Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: làm rõ những tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi, từ đó đánh giá những giá trị của nó đối với việc giáo dục con người và phát triển đất nước trong thời đại ngày nay

- Đối tượng nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu những tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi và giá trị của nó trong

xã hội ngày nay

- Phạm vi nghiên cứu: Tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, giá trị của nó đối với giáodục con người và phát triển xã hội ngày nay

Trang 6

5 Tính mới của đề tài.

- Góp phần nghiên cứu làm sâu sắc thêm lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần khẳngđịnh thêm Việt Nam có tư tưởng triết học

- Luận văn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi

- Luận văn chỉ ra những giá trị tích cực trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, ýnghĩa của nó đối với giáo dục, xây dựng con người mới và phát triển xã hội

6 Đóng góp của đề tài.

- Góp phần nghiên cứu làm sâu sắc thêm lịch sử tư tưởng Việt Nam, góp phần khẳngđịnh thêm Việt Nam có tư tưởng triết học

- Luận văn góp phần nghiên cứu một cách hệ thống tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi

- Luận văn chỉ ra những giá trị tích cực trong tư tưởng triết học của Nguyễn Trãi, ýnghĩa của nó đối với giáo dục, xây dựng con người mới và phát triển xã hội

7 Kết cấu:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, nội dung củatiểu luận gồm 3 chương

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NGUYỄN TRÃI – CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1.1 Nguyễn Trãi – con người và sự nghiệp:

1.1.1 Tiểu sử của Nguyễn Trãi:

Nguyễn Trãi, hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở kinh đô Thăng Long, con của NguyễnỨng Long và Trần Thị Thái Trần Nguyên Đán – ông ngoại của Nguyễn Trãi, một vị tôn thấtnhà Trần, cháu 4 đời của Trần Quang Khải Trần Nguyên Đán thời Trần Duệ Tông làm đếnchức Nhập nội kiểm hiệu Tư đồ Bình Chương Quốc Thượng Hầu

Trang 7

Nguyễn Ứng Long (sau đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh) nguyên là người làng Chi Ngại,huyện Phượng Sơn, là một người học trò thông minh học giỏi, biết làm thơ từ năm mười mộttuổi, lớn lên đến mở trường dạy học ở làng Nhị Khê rồi sau nhập tịch vào làng Nhị Khê.Nguyễn Ứng Long có tiếng hay chữ được Trần Nguyên Đán biết đến và đón về dạy kèm congái Trần Thị Thái Nguyễn Ứng Long được Trần Nguyên Đán rất yêu trọng và thường gọi là

“thầy kiểm Nhị Khê”

Năm 1385, Trần Nguyên Đán cáo quan về hưu ở động Thanh Hư trên núi Côn Sơn Lúcnày cậu bé Nguyễn Trãi cũng về Côn Sơn ở với ông ngoại Ở Côn Sơn được ít lâu mẹNguyễn Trãi mất, đến năm 1390, ông ngoại Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán cũng mất.Nguyễn Trãi về làng Nhị Khê sống với cha là Nguyễn Phi Khanh Ở đây, Nguyễn Trãi cùngvới ba em là Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Ly, Nguyễn Phi Báo nhận được sự giáo dục trựctiếp của cha là Nguyễn Ứng Long Năm 1400, Hồ Quý Ly lên ngôi mở ra cho Nguyễn ỨngLong một con đường tiến thân Nguyễn Ứng Long đổi tên là Nguyễn Phi Khanh ra làm quancho nhà Hồ và tới đời Hồ Hán Thương được thụ chức Đại lý tự khanh, kiêm Thị lang tòaTrung thư, Học sĩ viện Hàn lâm, lại lĩnh chức Tu nghiệp ở trường Quốc tử

Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi, ông đậu Thái học sinh (tiến sĩ) sau đó được nhà Hồ cửgiữ chức Ngự sử đài chánh trưởng Nguyễn Trãi cùng cha là Nguyễn Phi Khanh làm quancho nhà Hồ được 6 năm thì quân Minh xâm lược nước ta Năm 1407, cuộc kháng chiến củanhà Hồ thất bại Cha con Hồ Quý Ly và một số triều thần, trong đó có Nguyễn Phi Khanh bịbắt, đưa về Trung Quốc Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc ít lâu thì mất do khônghợp thủy tổ Từ năm 1407 đến năm 1417, Nguyễn Trãi bị giam lỏng 10 năm ở thành ĐôngQuan dưới sự kiểm soát của quân Minh Tuy bị giam cầm, song chí hướng của ông vẫn rấtmãnh liệt Không những nghiền ngẫm sách vở, ông còn quan tâm đến thời cuộc bên ngoài vớinhững cuộc khởi nghĩa đang diễn ra trong nước

Năm 1417, khi nghe tin người anh hùng Lê Lợi đang tập hợp hào kiệt để đánh đuổiquân Minh, Nguyễn Trãi đã tìm đến với Lê Lợi Tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân, NguyễnTrãi được Lê Lợi tin dùng và phong cho là Tuyên phụng đại phu hàn lâm thừa chỉ, có địa vịnhư một quân sư trong màn tướng Sau khi nước nhà giành được độc lập, trước lời dèm phacủa lũ nịnh thần, Nguyễn Trãi không còn được nhà vua tin dùng như trước nữa Từ đó ôngsinh ra chán nản vì không thể cống hiến được gì để xây dựng xã hội vẫn còn đang đầy rẫynhững rối ren, biến động Sống trong cảnh nhàm chán ở triều đình nên Nguyễn Trãi quyếtđịnh cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn

Dưới triều vua Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi lại tiếp tục ra làm quan và cống hiến chotriều Lê Cũng vì vậy, ông lại rơi vào thảm án Lệ Chi Viên Sau vụ án Lệ Chi viên, ông bịgiáng tội “chu di tam tộc” Cái chết của dòng họ nhà Nguyễn Trãi đã gây nên một niềm tiếcthương vô hạn trong lòng dân chúng cho một gia đình đại anh hùng dân tộc Sau này khi nói

về Nguyễn Trãi, Phạm Văn Đồng đã nhận định nguyên nhân dẫn đến thảm án của gia đìnhNguyễn Trãi là “Đối với triều đình nhà Lê lúc bấy giờ, sau khi “bốn biển đã yên lặng”,Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, trung thực quá, thanh liêm quá! Nguồn gốc sâu xa của thảm án

vô cùng đau thương của Nguyễn Trãi bị “tru di” ba họ là ở đó”

Trang 8

Nữ sĩ Yveline Féray (Pháp) đã có lời phát biểu: “Tấn bi kịch của Nguyễn Trãi là tấn bikịch của một người khổng lồ sống giữa đám người lùn” Cái xã hội quá bé nhỏ ấy không đủsức chứa đựng một anh hùng, một thiên tài lớn lao như Nguyễn Trãi nên kết cục là vị thiêntài, anh hùng ấy phải đi đến một thế giới khác.

Năm Kỷ Mão (1459) Lê Tư Thành lên ngôi vua, tức Lê Thánh Tông Năm Giáp Thân(1464) Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trãi Cảm phục trước tài năng vàcái tâm vì dân vì nước của Nguyễn Trãi, vua Lê Thánh Tông đã có một câu thơ nói vềNguyễn Trãi: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo”

1.1.2 Sự nghiệp của Nguyễn Trãi:

Cuộc đời Nguyễn Trãi gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước Ông khôngchỉ là nhà quân sự, nhà chính trị kiệt xuất, mà còn là một nhà văn, nhà thơ với nhiều tác phẩm

đồ sộ Đặc biệt những tác phẩm của ông mang tính bút chiến cao góp phần không nhỏ vàocông cuộc đánh bại kẻ thù và nâng cao ý chí chiến đấu của quân và dân ta Sau khi bị quânMinh giam lỏng ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã tìm đến Lê Lợi Năm 1423, Nguyễn Trãi dâng

“Bình Ngô sách” lên Lê Lợi Năm 1428 chống Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi được vua giaosoạn Chiếu cầu hiền tài, “Hậu tự huấn” để răn bảo thái tử

Sau khi phò tá Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh, Nguyễn Trãi được vua Lê tin tưởng giaocho ông nhiều trọng trách, giúp nhà Lê xây dựng đất nước Nhưng vì được vua tin tưởng nênNguyễn Trãi không tránh khỏi có kẻ ghen ghét, đố kị Bọn gian thần trong triều đình luôngièm pha khiến Nguyễn Trãi không được vua tin dùng như trước nữa Trước tình hình đó,Nguyễn Trãi đã xin cáo quan về ở ẩn tại quê nhà Năm 1434, ông lại được nhà vua triệu ralàm quan, được cử vào điện kinh diên dạy cho vua học tập, soạn sách “Dư địa chí” để giáodục về địa lý, phong tục và soạn lễ nhạc cho triều đình Trong tác phẩm này Nguyễn Trãi đãphần nào khẳng định được chủ quyền độc lập của dân tộc trên nhiều mặt như vị trí địa lý, tàinguyên thiên nhiên Nguyễn Trãi để lại nhiều tác phẩm có giá trị nhưng theo thời gian thì sốlượng tác phẩm bị thất lạc cũng khá nhiều Đến giữa thế kỉ XIX, Dương Bá Cung sưu tầm lạicác tác phẩm của Nguyễn Trãi và in thành bộ “Ức Trai di tập” Các tác phẩm tiêu biểu củaNguyễn Trãi bao gồm: “Quân trung từ mệnh tập”, “Bình Ngô đại cáo”, “Dư địa chí”, “ỨcTrai thi tập”, “Lam Sơn thực lục”, “Văn bia Vĩnh Lăng”, “Chuyện cũ về Băng Hồ tiên sinh”

Trang 9

Các tác phẩm của Nguyễn Trãi đều chứa đựng những giá trị to lớn về giáo dục đạo đứccon người, đặc biệt là giáo dục lòng yêu nước, tinh thần nhân nghĩa Có thể nói, sự nghiệpsáng tác của Nguyễn Trãi với nhiều tác phẩm lớn đã thể hiện hầu hết các tư tưởng triết họccủa ông Bên cạnh đó, trong thời gian kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi

đã có nhiều đóng góp vào chính sách quân sự của dân tộc Cống hiến của Nguyễn Trãi đốivới nhân dân Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là không thể phủ nhận Năm 1980, tổchức giáo dục, khoa học và văn hóa của liên hợp quốc (UNESCO) công nhận Nguyễn Trãi làdanh nhân văn hóa thế giới và tổ chức các hoạt động tôn vinh ông ở nhiều nước trên thế giới.Việt Nam và UNESCO đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm lần thứ 600 năm ngày sinh của ông.Mặc dù sống cách đây nhiều thế kỉ nhưng những gì Nguyễn Trãi để lại còn giá trị rất lớn cả

về mặt tinh thần lẫn vật chất đối với nhân dân Việt Nam và nhiều nước trên thế giới Nhâncách cao đẹp và những tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi đã đem lại những giá trị to lớn, đáng

để cho thế hệ trẻ kế thừa, học tập trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước

1.2 Tiền đề cho sự ra đời tư tưởng triết học Nguyễn Trãi

1.2.1 Tình hình kinh tế, chính trị:

Nguyễn Trãi sinh trưởng trong giai đoạn nhà Trần đang trên đà suy vong, vua quan nhàTrần không quan tâm đến việc xây dựng đất nước Trước tình hình đó mọi vấn đề trong xãhội đều nằm trong tay Hồ Quý Ly Cuối thế kỉ XIV, tức cuối thời Trần, chế độ đại điền trang

và chế độ nô tỳ khủng hoảng dữ dội, cản trở nghiêm trọng sức sản xuất của xã hội Trong lúcnền kinh tế đại điền trang của tầng lớp quý tộc bị lung lay thì nền kinh tế của tầng lớp địa chủmới với chế độ mua bán ruộng đất ngày càng phát triển Trong xã hội hình thành: mâu thuẫngiữa tầng lớp địa chủ mới và quý tộc, mâu thuẫn giữa quý tộc và nô tỳ Cuối thời Trần, nềnkinh tế địa chủ không những có khả năng làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển mà còn tạođiều kiện cho sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp phát triển Sản xuất công nghiệp vàthủ công nghiệp phát triển là tiền đề cho thương nghiệp phát triển

Cuối thế kỉ XIV, trước sự suy vong của nhà Trần, Hồ Quý Ly với tư cách là Tể tướng đãtiến hành các biện pháp cải cách về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục nhằm củng cố và tăngcường sức mạnh của chính quyền trung ương nhưng vẫn không giải quyết được tình trạng suythoái của đất nước và không cải thiện được đời sống khốn khổ của nhân dân Năm 1400, Hồ

Trang 10

Quý Ly lên ngôi vua, họ Hồ thay thế họ Trần nhưng cuộc khủng hoảng xã hội vẫn diễn ra gaygắt Cải cách của nhà Hồ quá táo bạo và nôn nóng nên gặp nhiều khó khăn Trong nhữngchính sách cải cách của họ Hồ thì chính sách hạn điền và hạn nô là đáng chú ý Hồ Quý Ly đãnhìn thấy căn bệnh của xã hội nhưng ông không dựa hẳn vào tầng lớp địa chủ mới là một lựclượng xã hội mới Do đó, cải cách của ông không có hiệu quả lâu dài Năm 1406, giặc Minhxâm lược nước ta Tháng 6 năm 1407 cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại, nước ta chịu ách

đô hộ của nhà Minh Dưới ách thống trị của nhà Minh khiến nhân dân ta rơi vào cảnh lầmthan, nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra đấu tranh giành độc lập dân tộc Năm 1427, khởi nghĩaLam Sơn thắng lợi mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử phát triển dân tộc Dưới thời Lê sơ(1428 – 1527) nhà nước phong kiến đưa ra nhiều chính sách cải cách mọi mặt của đời sốngkinh tế, xã hội Về kinh tế, thực hiện chế độ lộc điền, quân điền, quy định chia lại ruộng đấtcông của làng xã

Nhà Lê đã lợi dụng một cách khôn khéo chế độ công xã để phục vụ lợi ích của nhànước phong kiến Với chế độ quân điền, nhà Lê một mặt vẫn bảo tồn công xã, mặt khác biếncông xã thành cơ sở bóc lột của chính quyền phong kiến, biến thành viên của công xã thànhnhững người nông dân lệ thuộc vào nhà nước phong kiến Chính sách ruộng đất của nhà Lê

về căn bản là sự phân phối lại quyền sử hữu ruộng đất trong nội bộ giai cấp phong kiến nhằmcủng cố chế độ phong kiến trung ương tập quyền, đảm bảo lợi ích của giai cấp địa chủ Nhìnchung, chính sách ruộng đất thời kì này đã giải quyết những mâu thuẫn kinh tế, xã hội đặt racuối thời Trần, khách quan thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nông nghiệp, tuy nhiên cũngchứa đựng mầm mống những mâu thuẫn nội tại nảy sinh trong xã hội sau này

Về chính trị, triều đình tuyển lựa quan lại thông qua quân công và khoa cử để xây dựng

bộ máy quan liêu hành chính Chế độ quan chế được quy định cụ thể Hình luật được đề cao.Triều đình chia thành 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công do các thượng thư đứng đầu, giúpviệc có hai thí lang, bên cạnh có sáu khoa kiểm soát các bộ Nhà vua trực tiếp điều khiển triềuđình Để đề cao quyền lực tối thượng của nhà vua, chức tể tướng và một số chức danh đạithần khác bị bãi bỏ, nghiêm cấm quan lại và giới quý tộc thành lập quân đội riêng Bộ máyhành chính các cấp được cải tổ theo hướng tăng cường sự chi phối của triều đình và hạn chếquyền lực địa phương

Xã hội thời Lê tương đối ổn định và phát triển, có 2 đẳng cấp chính là quan liêu và thứdân Các quan hệ giai cấp đã đan xen vào quan hệ đẳng cấp Trong đó quan liêu là đẳng cấpcầm quyền, cai trị đồng thời được coi là tầng lớp ưu tú của xã hội, có trách nhiệm yêu nuôi vàgiáo hóa dân chúng; thứ dân là giai tầng bị cai trị gồm 4 tầng lớp là: sĩ, nông, công thương

Trang 11

Nho sĩ thời Lê là cầu nối giữa bình dân và quan liêu Dưới thời Lê, Nho giáo được độc tôn,trở thành hệ tư tưởng chính thống Đạo Phật và đạo Lão vẫn tồn tại trong đời sống nhân dânnhưng những tư tưởng bi quan, định mệnh chỉ thoảng qua hoặc vắng bóng trong các tác phẩmcủa các nhà tư tưởng Những đặc điểm chính trị nêu trên đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởngcủa Nguyễn Trãi Cuộc đời của Nguyễn Trãi luôn gần gũi nhân dân, tiếp thu những tinh hoatrong đời sống tư tưởng của nhân dân, hiểu rõ nguyện vọng của nhân dân, chịu ảnh hưởngnhững giá trị tích cực của Nho giáo Vì vậy, Nguyễn Trãi có những tư tưởng thân dân, tưtưởng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa, tư tưởng hòa bình rất độc đáo và phong phú trong thờiđại mà ông trưởng thành và hoạt động.

1.2.2 Tình hình văn hóa, tư tưởng:

Nguyễn Trãi sinh ra và lớn lên giữa những ngày đen tối nhất của đất nước Đây đượccoi là “thời kỳ bản lề của hai chặng đường văn hóa Việt Nam” Có thể nói, trước NguyễnTrãi là một nền văn hóa Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Phật giáo, sau Nguyễn Trãi làmột nền văn hóa Đại Việt được cấu trúc theo mô hình Nho giáo Trước tình hình xã hội cónhiều biển chuyển cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, Nguyễn Trãi đã kế thừa những tinh hoacủa nhân loại làm nền tảng cho những tư tưởng triết học của ông

Trong lịch sử phát triển tư tưởng của Việt Nam, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo đều dunhập vào theo những cách khác nhau và có tầm ảnh hưởng trong đời sống tư tưởng của ngườidân Đại Việt ở những mức độ khác nhau tùy vào từng giai đoạn lịch sử nhất định Giai cấpthống trị Đại Việt đã sử dụng Nho giáo có chọn lọc tùy theo điều kiện cụ thể để tổ chức vàxây dựng xã hội Nếu như thời Lý – Trần, Phật giáo giữ vị trí độc tôn thì đến thời Lê sơ, Nhogiáo trở thành quốc giáo, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội, phục vụ cho lợi ích của giaicấp thống trị Các vua Lê đã tiếp thu tư tưởng Tống Nho, coi đây cơ sở ý thức chính trị vàđạo đức trong quá trình xây dựng triều đại Tuy nhiên, với nền tảng văn hiến đã được tạodựng từ thời Lý – Trần, giai cấp thống trị đã kế thừa Nho giáo một cách sáng tạo, linh hoạt,phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước Điều đó được thể hiện ở một số nét như:

tư tưởng trung quân gắn liền với ái quốc; tư tưởng thân dân, tôn dân, dân bản; tư tưởng nhânnghĩa, nhân văn mang tinh thần Đại Việt; tư tưởng khoan dung, khoan hòa của dân tộc; tưtưởng xây dựng một xã hội hòa bình, thịnh trị, trường tồn ngang hàng với phương Bắc đượcgiải thích theo khuynh hướng tích cực, tiến bộ và mang tính biện chứng sâu sắc Nhận thứcđúng đắn và sâu sắc về độc lập dân tộc, sức mạnh của nhân dân và tinh thần nhân nghĩa làđặc điểm nổi bật nhất trong tư tưởng Nguyễn Trãi Dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho

Trang 12

giáo thì Phật giáo và Đạo giáo không còn chiếm ưu thế trong xã hội như trước Tuy nhiên các

tư tưởng này vẫn tiếp tục được bảo tồn trong đời sống xã hội và có ảnh hưởng lớn đến đờisống tâm linh của nhân dân lao động

Về giáo dục – khoa cử: nhà Lê sơ đặc biệt coi trọng vấn đề giáo dục, thi cử, xây dựngmột chế độ đào tạo nho sĩ và quan lại rất chính quy, thi hành triệt để chính sách trọng sĩ.Quốc Tử Giám hay Thái Học viện ở kinh thành là cơ quan giáo dục cao nhất trong nước Chế

độ thi cử rất quy củ với các kì thi hương ở địa phương và thi hội ở kinh thành, tiến hành 3năm một lần thu hút nhiều sĩ tử cả nước Để đề cao tầng lớp nho sĩ, nhà Lê đặt ra lễ xướngdanh, vinh quy và đặc biệt là lễ khắc tên tuổi người đỗ tiến sĩ vào bia đá Văn Miếu Nội dunggiáo dục chủ yếu là kinh học và sử học nên các kỳ thi đề ra chủ yếu lấy từ các sách kinh điểnNho giáo Năm 1442, triều đình tổ chức kỳ thi tiến sĩ, nền giáo dục, khoa cử được quan tâmphát triển cho đến thời Lê Thánh Tông đã đạt được những thành quả to lớn Chế độ khoa cử

và thi cử thời Lê được mở rộng hơn trước Về nguyên tắc, không những con em quý tộc, quanlại mà con em bình dân đều được đi học và tham gia thi cử, không phân biệt thân phận sanghèn, giàu nghèo Tuy nhiên, để đảm bảo mục đích là đào tạo ra tầng lớp quan lại cho chế độphong kiến, thực tế việc lựa chọn, bổ sung quan lại vẫn tuân theo những quy tắc chặt chẽ.Vua Lê Thánh Tông cho lập bia tiến sĩ trong Quốc Tử Giám, trong bia có nêu Lê Thái Tônglấy việc “trọng đạo Nho làm việc hàng đầu, coi kén chọn anh tài tôn trọng hiền sĩ làm mưulược tốt” Nguyễn Trãi là người có tác động không nhỏ trong việc thúc đẩy sự thâm nhập củaNho giáo vào nước ta dưới triều Lê Chính ý thức hệ tư tưởng này đã góp phần tích cực củng

cố nhà nước phong kiến tập quyền quan liêu, củng cố nền thống nhất của xã hội nông nghiệp,tạo ra một kỷ cương xã hội theo và lễ pháp Một nền thống nhất mà cơ sở kinh tế chủ yếu lànông nghiệp phải dựa vào biện pháp quản lý hành chính là chính thì hệ tư tưởng Nho giáo có

ý nghĩa hỗ trợ tích cực nhất

Trong bối cảnh chính trị - xã hội, văn hóa – tư tưởng Đại Việt cuối thế kỉ XIV đầu thế

kỉ XV, Nguyễn Trãi xuất hiện với tầm vóc một cá nhân kiệt xuất có nhiều cống hiến to lớntrên các lĩnh vực: chính trị, quân sự, văn học, triết học, địa lý Tư tưởng triết học của ông chịuảnh hưởng khá nhiều từ Nho giáo Nói cách khác, nhưng luôn có ý thức Việt hóa những nộidung tư tưởng có yếu tố nguồn gốc Trung Quốc Ông đã góp phần đưa lịch sử phát triển tưtưởng, văn hóa của dân tộc sang một giai đoạn mới, giai đoạn đỉnh cao của tư duy lý luận

1.3 Tư tưởng triết học cơ bản của Nguyễn Trãi

1.3.1 Tư tưởng nhân nghĩa:

Tư tưởng nhân nghĩa là một trong những nội dung quan trọng của tư tưởng triết họcNguyễn Trãi Xuất phát từ tình yêu thương dân chúng cũng như nhận thức được sức mạnhcủa nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước, Nguyễn Trãi đã đề xướng tưtưởng nhân nghĩa - nguyên lý cơ bản trong tư tưởng chính trị của ông Tư tưởng nhân nghĩa

Trang 13

của Nguyễn Trãi thực sự đã trở thành nguồn gốc của sức mạnh dân tộc, sức mạnh của tiềmnăng, của chính nghĩa Đối với Nguyễn Trãi, tư tưởng nhân nghĩa vừa là phương tiện, vừa làmục đích cuối cùng.

“Nhân nghĩa” ở Nguyễn Trãi trước hết là một đường lối chính trị, một chính sách cứunước, dựng nước “Nhân” theo Nguyễn Trãi là lòng thương người, trước hết là thương dân

“Nhân” đồng nghĩa với nhân đạo, bác ái, độ lượng, nó trái ngược với bạo tàn, ích kỷ, hẹp hòi:

“Lấy chí nhân để thay cường bạo” “Nghĩa” là tinh thần, trách nhiệm đối với người, trước hết

là đối với dân với nước Nó đồng nghĩa với nghĩa vụ, công lý; trái với xảo quyệt, bất công:

“Phải liều thân tàn để dựng nghĩa lớn” Trong các bức thư gửi bọn tướng giặc, Nguyễn Trãiluôn nhắc đến quan điểm nhân nghĩa của ông Nguyễn Trãi đã nhận thấy được âm mưu tàn áccủa quân giặc, ông chỉ ra những tội ác chúng đã làm đối với nhân dân ta Nội dung tư tưởngnhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện dưới nhiều khía cạnh khác nhau, qua đó tạo ra sựkhác biệt, sự tiến bộ trong tư tưởng của Nguyễn Trãi so với tư tưởng Khổng Mạnh Nguyễn Trãi nhiều lần gắn nhân với nghĩa với “an dân” Trong “Bình Ngô đại cáo” ôngviết: “Việc nhân nghĩa cốt ở an dân” Mà muốn “an dân” thì trước hết phải đánh đuổi quânMinh xâm lược Chỉ khi quét sạch được quân xâm lược thì mới có thể mở nền thái bình muônthuở, cho nhân dân cuộc sống thái bình, ấm no, hạnh phúc Nhân nghĩa là yêu nước, đánhgiặc Trong bức thư gửi Vương Thông, ông viết: “Dùng quân nhân nghĩa cứu dân khổ đánh

kẻ có tội” Trong bức Thư dụ hàng các tướng sĩ trong thành Bình Than ông viết: “Ta nghe:đại đức hiếu sinh, thần vũ bất sát đem quân nhân nghĩa đi đánh dẹp cốt để an dân” Như thế,yên dân theo Nguyễn Trãi là làm cho dân không phải khổ cực về nạn cướp bóc, thuế má, laodịch nặng nề, được sống và lao động trong hòa bình, được hưởng hạnh phúc Qua đó ta thấy,trong tư tưởng của Nguyễn Trãi chữ ‘nhân” và “nghĩa” không những gắn với “an dân” màcòn gắn liền với chữ “dân” “Nhân” và “nghĩa” là chăm lo cho dân, là cùng dân vui hay buồn,

là gắn bó làm một với dân Đối với Nguyễn Trãi, mọi suy nghĩ và hành động của ông nhấtnhất đều hướng đến nhân dân và đất nước Suốt cuộc đời ông luôn trăn trở làm thế nào để anlòng dân, lấy việc nghĩa để cảm hóa quân xâm lược Đến đây ta thấy rõ được tư tưởng củaNguyễn Trãi không dập khuôn máy móc theo Nho giáo mà nó có nhiều điểm sáng tạo tiến bộhơn Nếu như “nhân nghĩa” của Khổng - Mạnh chủ yếu nhằm phục vụ cho lợi ích của giaicấp thống trị thì “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi hướng tới dân và phục vụ dân

Muốn yên dân phải trừ bạo: “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Nguyễn Trãi coi andân là mục đích của “nhân nghĩa” và trừ bạo là đối tượng, là phương tiện của nhân nghĩa Vìvậy, người “nhân nghĩa” phải lo trừ bạo, tức lo diệt quân cướp nước Người nhân nghĩa phảiđấu tranh sao cho hợp trời, thuận theo lòng người: “lấy yếu chống mạnh, lấy ít địch nhiều,lấy đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” “Nhân nghĩa” là đấu tranh chodân tộc Việt Nam tồn tại và phát triển “Nhân nghĩa” làm cho “càn khôn đã bĩ mà lại thái,trời trăng đã mờ mà lại trong” Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi vì vậy mang đậm sắcthái của tinh thần yêu nước truyền thống của người Việt Nam Ở đây có thể thấy rõ, tư tưởng

“nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi đã vượt lên trên tư tưởng Khổng - Mạnh, được phát triển vàtrở nên sáng tạo khi đặt trong điều kiện cụ thể của Việt Nam thế kỉ XV

Trang 14

“Nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi không chỉ dừng lại ở “an dân” và “trừ bạo” mà nó còn

là tư tưởng biết trọng dân, biết ơn dân Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Trãi luôn tỏlòng quan tâm sâu sắc đến nhân dân Bên cạnh việc dùng những từ của cổ văn để gọi dân như

“xích tử”, “manh lệ”, “sinh linh”, “bách tính”, “thương sinh”, ông đã dùng đến 155 chữ dân.Nguyễn Trãi đã liên hệ dân với “nhân” và “nghĩa” Có thể thấy, ông hiểu “nhân”, “nghĩa” làbổn phận đối với dân Điều này khác với quan điểm của Khổng Tử và Mạnh Tử khi cho rằng

“nhân” và “nghĩa” là bổn phận đối với bề trên, trực tiếp là đối với vua Dân luôn nhận được

sự quan tâm của Nguyễn Trãi dù trong kháng chiến hay ngay cả sau kháng chiến đã thànhcông, đất nước giành độc lập, bước vào xây dựng cuộc sống mới Nguyễn Trãi nhìn thấyđược sức mạnh của quần chúng nhân dân trong việc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ đất nước.Ông nhận thức được rằng lực lượng làm ra thóc gạo, cơm ăn, áo mặc là nhân dân; rằng điệnngọc cung vàng của vua chúa cũng đều do mồ hôi nước mắt của nhân dân mà ra: “thườngnghĩ quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức lao khổ của quân dân” Xuất phát từ những suy nghĩnhư vậy nên khi làm quan trong triều đình, được hưởng lộc vua ban, Nguyễn Trãi nghĩ ngayđến nhân dân, những người đã dãi nắng dầm mưa, những người đã cùng ông góp sức xâydựng nền thái bình Ông viết: “Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày” Ngay từ thuở nhỏ, Nguyễn Trãi đã

có cuộc sống gần gũi, gắn bó với nhân dân, hòa mình vào nhân dân Do đó, ông đã nhận thấyđược những đức tính cao quý của nhân dân, hiểu được nguyện vọng thiết tha của nhân dân,thấy rõ được sức mạnh vĩ đại của nhân dân trong việc sáng tạo lịch sử

An dân, trọng dân chưa đủ để thể hiện hết nội dung và giá trị trong tư tưởng “nhânnghĩa” của Nguyễn Trãi “Nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi còn biểu hiện ở lòng thương người,

ở sự khoan dung độ lượng, thậm chí đối với cả kẻ thù Có thể nói đây là nét độc đáo trong tưtưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi mà chúng ta chưa thấy trong quan điểm của Khổng –Mạnh Theo Nho giáo, “nhân” là bỏ hết tư dục, là yêu người, không nên làm cho người kháccái mà mình không muốn người khác làm cho mình “Nhân” là chí công vô tư, bỏ hết tư tâm

tư ý, khi đối vơi người khác cũng như đối với bản thân mình, lúc nào cũng kính cẩn, thân ái.Người có nhân là người chân thực, giàu tình cảm, cho nên người có nhân bao giờ cũng hiếu

đễ, trung thứ Kẻ bất nhân là kẻ chứa chấp nhiều trí thuật, láu lỉnh, tai quái, nhưng khôngchân thực và nghèo tình cảm, bởi vậy mà kẻ bất nhân tàn nhẫn và gian ác “Nhân” là cái gốccủa sự sinh hóa trong trời đất Thế gian nhờ có “nhân” mà có, vạn vật nhờ có “nhân” mà sinh,quốc gia nhờ có “nhân” mà tồn tại, lễ nghĩa nhờ có “nhân” mà xuất hiện Đối với NguyễnTrãi, “nhân” là lẽ sống, là mục đích của đời người Không có “nhân” thì nhân sinh là vô nghĩa

lý, cũng tức là không có nhân sinh Hiểu được nguồn gốc tư tưởng “nhân nghĩa” của NguyễnTrãi chúng ta mới thấy rằng khi Nguyễn Trãi dựa vào tư tưởng “nhân nghĩa” mà xây dựngchiến lược, chiến thuật đánh đuổi quân Minh, không phải ông dùng thủ đoạn tuyên truyềnnhằm làm tan rã hàng ngũ địch, mà chính vì ông xuất phát tư tư tưởng “nhân nghĩa” trongNho giáo

Nhân nghĩa của Nguyễn Trãi còn được ông xem là cơ sở đạo đức, là chuẩn mực trongchính sách đối xử, là nguyên tắc giải quyết công việc Theo ông, lòng thương người, sự chânthành, khoan dung độ lượng cũng chính là biểu hiện của nhân nghĩa Nguyễn Trãi chủ trương

xá tội cho những người lầm lỗi, không dùng hình phạt nặng đối với những người mắc tộitrộm cắp Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi còn thể hiện độc đáo trong cách đối xử với

Trang 15

kẻ thù khi chúng đã bại trận, đầu hàng Nó thể hiện đức hiếu sinh, sự khoan dung của dân tộcViệt Nam nói chung cũng như tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi nói riêng Nguyễn Trãicũng như Lê Lợi, trong chính sách đối với hàng binh, đã chủ trương không giết để hả giận tứcthời mà còn tạo điều kiện cần thiết cho chúng rút về nước một cách an toàn mà không mất thểdiện

Với tấm lòng nhân ái, yêu nước thương dân, hơn ai hết Nguyễn Trãi không muốn cóchiến tranh xảy ra liên miên trên đất nước ta Luôn trăn trở về cuộc sống, về hạnh phúc, sựyên ấm của nhân dân, ông lên tiếng phản đối chiến tranh Nguyễn Trãi lên án mọi thủ đoạn và

sự tàn bạo trong chiến tranh Ông phản đối sự lừa đảo, âm mưu bội tín của giặc Minh trongquan hệ ngoại giao cũng như những tội ác man rợ của chúng Trong thư gửi giặc Minh, ông

đã vạch trần tội ác của quân giặc: “Binh cốt để bảo vệ cho dân chứ không phải để làm hạidân, dẹp yên để không phải giết, không phải là để giết nhiều người” “Quân của vương giảchỉ có dẹp yên mà không có đánh chém Việc làm nhân nghĩa cốt để yên dân” Bên cạnh đó,ông tuyên bố đường lối nhân nghĩa của nghĩa quân trong khi tiến hành chiến tranh: “Thíchcho người sống mà ghét việc giết người là một tướng có nhân nghĩa Ta vâng mệnh trời lấyđại nghĩa chuyên việc đánh dẹp Nghĩ đến cơ đồ tổ tông bị nguy đổ, thương nỗi nhân dânphải lầm than, đánh thành lấy đất không giết một người Cho nên đánh đông dẹp tây, khôngnơi nào không phục” Ông còn nhấn mạnh phẩm chất cơ bản của người tướng cầm quânkhông phải là kẻ trí dũng mưu lược mà là “nhân nghĩa”: “Kẻ làm tướng lấy nhân nghĩa làmgốc, trí dũng làm của” “Người danh tướng trọng nghĩa khinh quyền mưu” Lần đầu tiêntrong lịch sử chiến tranh thời phong kiến sức mạnh của chính nghĩa, của nhân nghĩa được đềlên như một nhân tố quyết định thắng lợi: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn Lấy chí nhân đểthay cường bạo”

Xuất phát từ việc nhận thức được vai trò quyết định của nhân tố tinh thần, nhân tố conngười, lòng người trong chiến tranh, Nguyễn Trãi đã đề cao sức mạnh của “nhân nghĩa” trongchiến tranh để hướng tới bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của nhân dân Khổng Tử nói dânnhư nước có sức mạnh lật thuyền, Nguyễn Trãi nói: mến người có nhân là dân Vì dân có sứcmạnh vô địch, mà dân ủng hộ người có nhân nên đường lối nhân nghĩa mang lại sức mạnh vôđịch Là một người có lòng thương người, tinh thần nhân đạo cao cả, khi phản đối chiến tranhphi nghĩa, Nguyễn Trãi nhân danh quyền sống của dân tộc, quyền sống của nhân dân vàquyền sống của con người Nguyễn Trãi phản đối chiến tranh phi nghĩa nhân danh nhân dânlao động Khi lên án chiến tranh xâm lược, Nguyễn Trãi không chỉ nhân danh nhân dân nướcmình mà còn nhân danh nhân dân lao động Trung Quốc Nguyễn Trãi luôn thiết tha cho nhândân hai nước thoát khỏi “cái khổ can qua” và không muốn những người dân vô tội ở ViệtNam cũng như ở Trung Quốc “liền năm phải thiệt mạng ở chốn gươm đao”

Nguyễn Trãi cũng lên tiếng phản đối chủ nghĩa quân phiệt, ông viết: “Đồ binh khí làthứ hung bạo, đánh nhau là việc nguy hiểm Thánh nhân bất đắc dĩ mà phải dùng đến Cònviệc dùng binh đến cùng, cạy vào vũ lực là điều xưa nay vẫn răn dạy” Ông coi chủ nghĩaquân phiệt như bệnh tâm thần có thói quen chinh chiến, như mê săn bắn, coi chiến tranh nhưmột trò giải trí, một nghề nghiệp: “Hằng ngày chỉ nghĩ đến việc đánh nhau Hằng ngày lấy

Trang 16

giáo mác cùng đánh nhau, chuyên việc giết chết lẫn nhau” Theo ông: “Cậy vào đức thì tốt,cậy vào sức thì chết”.

Chiến lược đánh giặc cứu nước, cứu dân, mở nền thái bình muôn thuở bằng nhân nghĩacủa Nguyễn Trãi đã có ý nghĩa to lớn cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn đấu tranh cứu nước

và dựng nước của dân tộc ta Nguyễn Trãi và Lê Lợi cùng với quân dân Đại Việt đã kiênquyết thi hành một đường lối kết thúc chiến tranh rất sáng tạo và nhân nghĩa: nghĩ kế nướcnhà trường cửu, tha cho mười vạn hùng binh Gây lại hòa hảo cho hai nước, dập tắt chiếntranh cho muôn đời Đó thực sự là một tư tưởng lớn của một con người có tài kinh bang tế thế

và là một tư tưởng có sức sống vang đến muôn đời

Tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi còn tiến xa hơn một bước nữa, đó là ý tưởngxây dựng một đất nước thái bình Để đi tới một xã hội thái bình, theo ông phải chủ trương

“Hòa” Vì ông cho rằng xã hội như một dàn nhạc gồm nhiều nhạc khí Xã hội vận động nhưcác nhạc khí của dàn nhạc cùng hợp xướng, ở đó có thanh âm hài hòa thì mới tạo được sự thưthái, giống như thế, địa vị và lợi ích xã hội có hài hòa thì trên dưới mới yên Trong cuộc đời,Nguyễn Trãi đã đem hết sức mình cùng nhân dân đánh thắng quân xâm lược, giành lại độclập, thống nhất đất nước Đó là thành công vĩ đại của một dân tộc, niềm vui lớn của NguyễnTrãi Nhưng sở nguyện bình sinh của ông không chỉ dừng lại ở đó Lí tưởng của ông là cứunước cứu dân, phải làm cho nhân dân khỏi lầm than, cơ cực Cứu nước mới là giúp nhân dânthoát khỏi sự đàn áp, thống trị của bọn ngoại xâm Muốn cho dân hết lầm than, cơ cực thìphải cứu dân thoát khỏi sự áp bức, bóc lột của bọn thống trị trong nước Như thế mới là thực

sự cứu dân, yêu dân, vì dân Cái làm quý trong tâm hồn Nguyễn Trãi, làm cho tư tưởng củaông vượt lên trên thời đại chính là chỗ đó

Nguyễn Trãi từ lúc còn trẻ đã để tâm dân chúng, muốn đem lại cho dân một cuộc sống

ấm no, yên vui, hạnh phúc, muốn xây dựng một xã hội thanh bình Trong “Quốc âm thi tập”,Nguyễn Trãi nhiều lần nói đến vua Nghiêu, vua Thuấn và mơ ước xây dựng một xã hội thịnhtrị như đời Nghiêu, Thuấn

Đức sáng của vua Nghiêu, Thuấn tỏa khắp mọi nhà, dân không cần biết gì hơn chỉ cầnthuận theo phép tắc vua ban để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc Nhận thấy được sự tốt đẹptrong một xã hội xa xưa đó Nguyễn Trãi càng mong mỏi xây dựng xã hội đó cho dân mìnhbớt khổ Nguyễn Trãi mong muốn đó là một xã hội thái bình, không phải thứ thái bình củanhững tầng lớp trên, của giai cấp thống trị, trong đó quảng đại quần chúng nhân dân chịu khổ

để cho bọn thống trị yên vui, phè phỡn trên mồ hôi, nước mắt và xương máu của họ Đó phải

là thái bình của quảng đại quần chúng nhân dân, thái bình của một xã hội không có áp bức,bóc lột Nguyễn Trãi hiểu nguồn gốc của mọi lầm than khổ cực của nhân dân chính là do sựbóc lột vẫn còn tồn tại, chỉ khi nào sự bóc lột mất đi thì dân mới hết khổ Nguyễn Trãi đãnhận thức được tình cảnh lầm than của nhân dân cuối thời nhà Trần, nhà Hồ, thời quân Minhchiếm đóng đều do một nguyên nhân là đàn áp bóc lột nặng nề

Nguyễn Trãi cho rằng, sở dĩ nhà Trần đổ, nhà Hồ mất nước là vì những ông vua cuốicủa triều đình đã cai trị nhân dân bằng chính sách chuyên chế và biến nhân dân thành lũ tôi

Trang 17

đòi, với “thuế má phiền, phu dịch nặng, pháp luật ngặt” Trong khi đó, vua ham chơi, cờ bạctửu sắc, tin dùng kẻ xu nịnh, hại người trung nghĩa, không chăm lo cho nhân dân Bọn vuaquan đã vui chơi, hưởng lạc trên mồ hôi, nước mắt của dân chúng, xung quanh luôn đượcnghe những lời xu nịnh của bọn nịnh thần nên không nghe thấy tiếng kêu rên thống khổ củanhân dân, không nhìn thấy được cuộc sống vất vả, lầm than của dân Chính vì thế mà nhàTrần đã mất nước vào tay nhà Hồ

Tuy nhiên, khi nhà Hồ lên nắm quyền cai trị thiên hạ thì “ Họ Hồ chính sự phiền hà.Khiến trong nước nhân tâm oán hận” Chính sự phiền hà, đàn áp nhân dân cũng là nguyênnhân thất bại của nhà Hồ Khi giặc Minh xâm lược và đặt ách thống trị ở nước ta thì NguyễnTrãi cũng chỉ ra được nguyên nhân thất bại của chúng: “ kẻ ở đài Ngự sử thì ngậm miệnglàm thinh, ngồi nhìn dân khổ; kẻ chăn dân thì không lo nuôi nấng, chỉ vu vơ vét; kẻ làmtướng thì không để ý vệ dân, hoành hành tàn ngược Còn như bọn hoạn quan thì chuyên mặtthu vét, bóc lột lương dân, kiếm ngọc tìm vàng, kiệt chằm trơ núi, tìm tòi nhặt nhạnh, khôngcòn sót gì Muốn tiền của có nhiều thì đục khoét của dân mà lấp hố dục; muốn nhà cửa caođẹp thì cướp việc mùa màng để bắt dân đắp xây Thuế công thu vào một phần, giám lâm ănngoài quá nửa Quan lại có lòng thương dân chúng, tuyệt không có ai; quan lại coi dân nhưcừu thù đều như thế cả Càng ngày càng tệ, dân sống không vui như đằm trong nước sâu, nhưngồi trên lửa nóng” Nhận thấy được sự tàn ác của quân giặc, sự thối nát của các triều đạitrước nên khi trở lại làm quan dưới thời vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi đã thể hiện hoài bãocủa mình đối với dân với nước Ông luôn hết lòng phục vụ nhân dân

Mơ ước xây dựng một xã hội “vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn”, Nguyễn Trãinhấn mạnh đến trách nhiệm của kẻ làm vua Ông quan niệm vua quan không phải là đại biểucho địa chủ, phú hào, cũng không phải là một giai cấp áp bức, bóc lột nhân dân, mà là nhữngngười quản lý xã hội, có trách nhiệm chăm sóc nhân dân, bảo vệ dân, đem lại hạnh phúc chonhân dân, chịu trách nhiệm về sự cùng khổ của nhân dân “Chăn nuôi dân chúng ví như cha

mẹ nuôi con, hết lòng thương yêu” Khi viết thay Lê Lợi trong tờ chiếu “Hậu tự huấn” để răndạy thái tử, Nguyễn Trãi viết: “Hòa thuận tương thân nhớ giữ một lòng ưu ái, thương yêu dânchúng, nghĩ làm những việc khoan dân Tuy Thuấn, Vũ, Văn là bậc thánh mà còn nau náu tiếtkiệm, siêng năng, lo âu, giữ gìn cung cấm, những việc kính trời, chăm dân không dám khinhsuất chút nào, huống chi là người còn kém những bậc ấy ” Ông tha thiết có những vị vuahiền, không chỉ có tài mà còn có đức, hết lòng vì dân vì nước để đất nước nối đời thịnh trị,nhân dân không phải sống khổ cực, không phải chịu kiếp sống lầm than

Bên cạnh đó, đối với hàng ngũ quan lại, Nguyễn Trãi coi trọng đức hạnh liêm khiết, chícông vô tư và kiên quyết thanh trừng những người đục khoét của dân “Phàm người có chức

vụ coi quân, trị dân, đều phải dùng phép công bằng, làm việc cần mẫn, thờ vua hết trung, đốidân hết hòa, bỏ thói tham ô, trừ tệ lười biếng Bè đảng riêng tây phải bãi bỏ, thái độ cố phạmphải chưa, coi công việc quốc gia làm công việc của mình Hết lòng hết sức giúp đỡ nhà vua,khiến cho xã tắc như Thái Sơn, cơ đồ vững như thạch bàn” Nguyễn Trãi muốn xây dựng một

xã hội từ vua đến quan đều hết lòng yêu thương dân chúng, chăm lo việc nước, một triều đình

có kỷ cương, có thưởng phạt công minh, dùng người phải đạo, dưới trên thuận theo ý trờilòng người, sống một cuộc đời trong sạch, thanh cao, không làm gì trái đạo hại dân, hại nước

Trang 18

Như vậy, theo Nguyễn Trãi, một đất nước thái bình sẽ là một đất nước có cuộc sống phồnvinh, tươi đẹp, đồng thời có sự hòa thuận, yên vui với các nước láng giềng

Có thể nói, lý tưởng chính trị - xã hội của Nguyễn Trãi phù hợp với nguyện vọng, ước

mơ của nhân dân, dân tộc, trong điều kiện lịch sử lúc bấy giờ Quan niệm của ông là mộtquan niệm mang đầy tính tích cực, tính nhân văn, nhân bản sâu sắc Những tư tưởng và hànhđộng của Nguyễn Trãi mang tính ưu việt, vượt trước so với thời đại mà ông đang sống Ngàynay khi các nhà nghiên cứu quay lại tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi, khôngkhỏi ngỡ ngàng trước những tư tưởng tiến bộ mà ông đưa ra cách đây nhiều thế kỷ Tuynhiên, với bản chất của chế độ xã hội phong kiến, ý muốn xây dựng một xã hội như thờiNghiêu Thuấn của Nguyễn Trãi là không tưởng

Nguyễn Trãi là người tài đức vẹn toàn, có tầm nhìn xa trông rộng Với cái tâm trongsáng, thanh cao cùng trí tuệ uyên thâm, ông đã góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựngđất nước Tầm nhìn chiến lược trong tư tưởng “nhân nghĩa” của Nguyễn Trãi còn được thểhiện ở tư tưởng cầu người hiền tài giúp nước, giúp dân Nguyễn Trãi quan niệm rằng, nhân tốquyết định trong sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị là nhân dân Trong sứcmạnh của nhân dân thì Nguyễn Trãi chỉ ra nhân tài là yếu tố quan trọng, là động lực trong sựnghiệp dựng nước Trong “Chiếu cầu hiền tài” ông cho rằng: “người tài ở đời vốn không ít”,nên triều đình phải cầu hiền tài bằng nhiều đường, nhiều cách như học hành thi cử, hoặc tiếncử: văn võ đại thần, công hầu, đại phu từ tam phẩm trở lên, mỗi người đều cử một người,hoặc ở triều đình, hoặc ở thôn dã, bất cứ là đã xuất sĩ hay chưa, nếu có tài văn võ, có thể trịdân coi quân, thì tùy tài trao chức, hoặc ứng cử: người có tài ở hàng kinh luân bị khuất ở hàngquân nhỏ, người hào kiệt náu ở nơi đồng nội, lẫn ở hàng binh lính, phải tự mình đề đạt đểgánh vác việc dân, việc nước Như vậy, Nguyễn Trãi đã rất chú trọng đến việc đào tạo, bồidưỡng, phát triển và sử dụng nhân tài vào việc trị quốc, an dân Tư tưởng trọng dụng nhân tàicủa Nguyễn Trãi cho đến nay vẫn còn có nhiều giá trị tích cực

Tóm lại, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một nội dung cốt lõi trong toàn bộ hệ

tư tưởng triết học – chính trị của ông Tư tưởng ấy có phạm vi rộng lớn, vượt ra ngoài đườnglối chính trị thông thường, đạt tới mức độ khái quát, trở thành nền tảng, cơ sở của đường lối

và chuẩn mực của quan hệ chính trị, là nguyên tắc trong việc quản lý, lãnh đạo đất nước Tưtưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi có giá trị nhân đạo, nhân văn; ảnh hưởng sâu rộng đếnthực tiễn chính trị của đất nước trong những thời đại sau này Đó chính là phương pháp xửthế, cao hơn nữa là đường lối cứu nước và dựng nước Đúng như Mata Mơ Ban, tổng giámđốc UNESCO nhận định:

“Nhân nghĩa đó đã làm cho những quan niệm của ông về nhân dân trở nên đặc sắc.Nguyễn Trãi đã sớm hiểu dân, thương dân và luôn quan tâm đến những lo lắng của dân.Nguyễn Trãi hết sức kính trọng khả năng sáng tạo của dân, ông thường so sánh khả năng ấyvới sức mạnh chở thuyền và lật thuyền của nước Sáu trăm năm sau, sự thao thức của con

Trang 19

người hành động và nhà thơ Nguyễn Trãi cùng những thao thức của tất cả những ai yêu thathiết nhân nghĩa trên trái đất này”

Nhìn chung, tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là một luồng sinh khí có sức mạnhlàm phấn chấn lòng người, thúc giục con người hành động vì lý tưởng cao đẹp, vùng lên đánhgiặc để giải phóng đất nước Đồng thời là lời cảnh tỉnh, hạn chế dục vọng của tầng lớp thốngtrị, trấn an lòng nhân dân trước thực trạng chiến tranh liên miên Tư tưởng nhân nghĩa củaNguyễn Trãi đã đặt nền tảng cho sự phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống của Việt Namđạt đến đỉnh cao Tầm cao của chủ nghĩa yêu nước Nguyễn Trãi được đo bằng tinh thần yêu

Tổ quốc sâu xa và nồng hậu, kết hợp với lòng tự hào về quá khứ oanh liệt, về truyền thốngvăn hóa của đất nước Nó cũng được làm sâu sắc thêm bằng lòng căm thù mãnh liệt đối vớinhững tội ác của kẻ thù và tấm lòng băn khoăn lo lắng cho vận mệnh của Tổ quốc “Nhânnghĩa” của Nguyễn Trãi thực sự đã trở thành phương pháp luận của suy nghĩ và hành độngtrong chiều sâu tư tưởng

Nhân nghĩa của ông là đường lối chính trị, là chiến lược cứu nước, dựng nước Giá trị

to lớn của tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã được khẳng định là một động lực mạnh

mẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội đương thời Chân giá trị của tư tưởng nhân nghĩa bắtnguồn từ truyền thống lịch sử dân tộc, hoàn cảnh chính trị với hào khí của cuộc kháng chiếnchống quân Minh xâm lược trong đó có cuộc đời hoạt động của Nguyễn Trãi Đó là sự kháiquát có sức thuyết phục và khoa học nhất toàn bộ tư tưởng chính trị của ông “Nhân nghĩa cốt

ở yên dân”, “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”, “Trừ tham, trừ độc, trừ bạo ngược Có nhân,

có nghĩa, có anh hùng” Đó là nguồn động lực, kim chỉ nam cho mọi hành động không chỉcho một giai đoạn lịch sử mà qua nhiều thế kỷ, đặc biệt trong thời kỳ xây dựng đất nước theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Ngày nay, chân giá trị tư tưởng ấy của Nguyễn Trãi góp phầnlàm sáng tỏ đường lối của Đảng và nhà nước ta trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, trongchiến lược xây dựng con người mới, xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến, đậm đà bản sắc dântộc

Thế kỉ XV, Nguyễn Trãi nổi bật lên là một nhà tư tưởng, một nhà hoạt động chính trị lỗilạc, với sức sáng tạo phi thường, với tâm hồn lộng gió và trí tuệ rộng lớn “Nhân nghĩa” đượcxem là một tư tưởng xuyên suốt trong cuộc đời và tư tưởng của Nguyễn Trãi “Nhân nghĩa”

đã trở thành một truyền thống vô cùng quý báu của dân tộc ta từ xưa đến nay Ở Nguyễn Trãi,

tư tưởng “nhân nghĩa” được thể hiện như một lời nhắc nhở thận trọng đối với mọi người dân

Trang 20

Việt Nam, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn phải lấy “nhân nghĩa” làm chuẩn mực của cuộcsống, tiếp nối lời răn dạy của cha ông ta:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gươngNgười trong một nước phải thương nhau cùng”

Tư tưởng nhân nghĩa còn nhiều giá trị trong thời đại ngày nay, góp phần xây dựng vàphát triển đất nước Tuy nhiên tư tưởng của ông vẫn còn một số hạn chế nhất định NguyễnTrãi sống trong bối cảnh xã hội đầy rối ren, ý thức hệ của giai cấp phong kiến chi phối mọimặt của đời sống xã hội Khi xã hội phong kiến đang cố gắng bảo vệ sự thống trị thì NguyễnTrãi mơ ước xây dựng một xã hội vua Nghiêu Thuấn, dân Nghiêu Thuấn Ở đó, vua quanchăm lo đến đời sống nhân dân, không có áp bức bóc lột Trong xã hội phong kiến việc xâydựng một xã hội như thế là không tưởng Ngoài ra, sự khắc nghiệt của xã hội phong kiến đãkhông chấp nhận những tư tưởng của ông, Nguyễn Trãi nhân nghĩa quá, thân dân quá nênphải chịu thảm án chu di tam tộc Dù còn một số hạn chế nhất định nhưng tư tưởng nhânnghĩa của Nguyễn Trãi vẫn còn chứa đựng nhiều giá trị tích cực

1.3.2 Tư tưởng thân dân:

Nếu tư tưởng nhân nghĩa là quan điểm triết học nhất quán bao trùm lên toàn bộ cuộcđời và sự nghiệp của Nguyễn Trãi thì tư tưởng thân dân lại là quan điểm cốt lõi trong conngười văn hóa của ông Trước Nguyễn Trãi, nhân dân với tư cách là những người dân laođộng bình thường ít nhiều cũng đã được nói tới Nhưng nhân dân ở đây mới chỉ là đối tượngcủa sự thương xót và chăn dắt của các minh quân, hiền tướng Lý Công Uẩn đã biết chú trọngđến ý dân, lòng dân khi tiến hành các hoạt động chính trị Trong “Chiếu dời đô”, ông viết:

“Trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân” Lý Thường Kiệt cho rằng: “Trời sinh ra dân chúng,vua hiền tất hòa mục, đạo làm chủ cốt ở nuôi dân” Mặc dù đã để tâm đến dân chúng nhưng ở

Lý Thường Kiệt vẫn đề cao vai trò của vua quan trong mọi vấn đề của đất nước, ông cho rằng

“Nam quốc sơn hà” là cho “Nam đế cư”, người dân chưa được nhắc đến như một lực lượngquan trọng đối với việc xây dựng và bảo vệ đất nước

Trần Hưng Đạo là người đầu tiên nêu bật vai trò của nhân dân trong chiến tranh ở lời dichúc nổi tiếng của ông Với Trần Hưng Đạo, việc khoan thư sức dân, tranh thủ sự đồng lòngcủa nhân dân là kế sâu rễ bền gốc, là phương châm chiến lược lâu dài để xây dựng phát triểnquốc gia độc lập Trần Minh Tông hết lòng thương xót dân: hết thảy sinh dân đều là đồng bào

Trang 21

của ta, nỡ lòng nào để cho bốn bể khốn cùng Trong bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, với chế độđại điền trang và chế độ nô tỳ đương thịnh hành, vai trò của nhân dân lao động ít được nhắcđến, không được đề cao

Khi diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, một phong trào yêu nước có tính chất nhân dânsâu sắc, thì tư tưởng về vai trò của nhân dân trong đấu tranh chính trị mới hình thành đầy đủ,thể hiện thông qua quan điểm của Nguyễn Trãi Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi là tưtưởng thân dân ảnh hưởng phần tích cực của Nho giáo và chịu ảnh hưởng của đời sống nhândân Theo Nho giáo, để bảo vệ lợi ích lâu dài của giai cấp thống trị trong xã hội thì vua quanphải quan tâm đến đời sống của nhân dân Vua quan có quan tâm đến đời sống của nhân dânthì mới nhận được sự ủng hộ của nhân dân, chế độ phong kiến nhờ vậy mà được bảo vệ, củng

cố Trong bất kì hoàn cảnh nào, mọi suy nghĩ, hành động của Nguyễn Trãi đều hướng đến dânchúng lầm than

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Trãi lại dành tình cảm cho nhân dân như vậy, bêncạnh ảnh hưởng của Nho giáo thì cuộc sống từ thuở ấu thơ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến tưtưởng của ông Xã hội dưới thời Nguyễn Trãi xảy ra loạn lạc liên miên, ông đã phải sốngcuộc đời nghèo khó cùng cha ở làng Nhị Khê sau khi ông ngoại mất Ông cũng đã phải trảiqua những năm tháng “no nước uống thiếu cơm ăn” khi bị giam lỏng ở thành Đông Quan.Đặc biệt, trong thời gian tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, ông đã sống gần gũi, “nằm gai nếmmật” cùng với nhân dân Qua đó, ông đã thấy được nguyện vọng và sức mạnh của nhân dântrong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc Bởi lẽ đó, tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi

có nhiều nét độc đáo, gần gũi với hầu hết quảng đại quần chúng nhân dân

Ngay từ khi còn đọc sách thánh hiền, Nguyễn Trãi nhận thấy phải quan tâm đến đờisống của nhân dân Cái tài, lòng nhân nghĩa của ông được hình thành từ rất sớm Dường như,Nguyễn Trãi luôn đau đáu nỗi niềm về cuộc sống của nhân dân, bất kể khi vui hay buồn, khithái bình hay loạn lạc Trong bài thơ mừng Lê Lợi về Lam Sơn, ông cũng nhắc đến tấm lòng

vì dân của nhà vua: “Nhớ xưa ở Lam Sơn đọc binh thư, đương lúc ấy chí đã ở nơi nhân dân”.Khi quân Minh xâm lược nước ta, Nguyễn Trãi cũng xuất phát từ tình thương yêu dân chúng

mà tham gia kháng chiến: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” Mặt khác, vạch trần tội ác của giặc Minh: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, vùicon đỏ xuống dưới hầm tai vạ” Nguyễn Trãi luôn sục sôi ý chí căm thù giặc, quyết tâm “vìdân rửa sạch vết tanh hôi” Tội ác của giặc Minh gây nên cho nhân dân ta không thể nào kể

Trang 22

xiết được, biết bao gia đình phải tan nát, bao nhiêu dân lành phải chịu cảnh chia ly Sự thốngtrị của giặc Minh đối với dân tộc ta càng kéo dài bao nhiêu thì nhân dân ta càng phải chịukiếp sống khổ cực, lầm than bấy nhiêu Chính vì vậy mà Nguyễn Trãi đã luôn lấy cuộc sốngcủa nhân dân làm mục tiêu cho mọi hành động và sách lược chiến đấu với kẻ thù NguyễnTrãi đã ví mình như Bá Nhân: “Bá Nhân chan lệ Tấn Sơn Hà” Khi nhà Tần mất, Bá Nhânchạy sang Giang Đông, nhìn non nước mà khóc; Nguyễn Trãi cũng rơi lệ khi nhìn về Tổ quốcmình đang bị xâm lăng, nhìn về nhân dân mình đang bị quân giặc giày xéo Cho nên, trongkhoảng thời gian Nguyễn Trãi phò Lê Lợi ở Lam Sơn cũng là lúc: “cái chí cũng đã vì dân đenrồi”.

Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, nếu Lê Lợi là minh chủ, là linhhồn của cuộc kháng chiến thì Nguyễn Trãi lại là linh hồn của tư tưởng nhân nghĩa áp dụngtrong nghĩa quân, gắn kết tình quân dân bền chặt: “hòa rượu cùng uống, binh sĩ một dạ chacon” “Đồng bào cốt nhục nghĩa càng bền Cành Bắc, cành Nam một cội nên” Nguyễn Trãiquan niệm, nhân dân là lực lượng có sức mạnh vô địch, khi đất nước lâm nguy có nhân dânđứng lên giúp đỡ Vì thế khi đất nước thái bình, vua quan, tướng sĩ được hưởng bổng lộc củatriều đình thì phải nhớ đến nhân dân lao động Bởi ông nghĩ tất cả những vinh hoa phú quý cóđược đều là do nhân dân làm ra, là mồ hôi và nước mắt của dân

Điều đó có nghĩa là được sống yên ổn thì phải nhớ ơn người lính chiến đấu, có lương

mà ăn, có bổng lộc mà hưởng thì phải đền ơn người nông dân Nguyễn Trãi còn nhấn mạnhđiều đó như một chân lý tuyệt đối: “Quy mô lớn lao lộng lẫy đều là sức lao khổ của quândân” Dưới chế độ phong kiến, ở vị thế của kẻ thống trị, tầng lớp vua quan chỉ lo hưởng lạc,bòn rút của dân, bắt dân xây dựng lầu son gác tía mà ít chăm lo đến đời sống và lợi ích củadân Nguyễn Trãi lại khác, ông thường nghĩ những quy mô lớn lao, lộng lẫy đều là sức laokhổ của nhân dân Đến đây, Nguyễn Trãi đã vượt bọn quan lại đương thời xa lắm, cái mà ôngnhận thức được lúc bấy giờ đã đi ngược lại với lề thói cũ của xã hội phong kiến nên khôngphải lúc nào ông cũng nhận được sự đồng tình từ giai cấp mình Trong các chiếu văn ông viếtthay Lê Lợi khi răn dạy thái tử, khi ngăn cấm bọn quan lại tham lam, lười biếng, khi chiêu dụhiền tài đều sáng ngời tấm lòng Nguyễn Trãi yêu quý nhân dân, luôn lo lắng cho vận mệnhcủa dân tộc, cho cuộc sống của nhân dân lao động

Khi được nhà vua cử ra làm nhạc với Lương Đăng, việc Nguyễn Trãi nghĩ đến đầu tiênkhông phải là đào là kép, là nhạc cụ mà là nhân dân: “ dám mong bệ hạ rủ lòng thương vàchăn nuôi dân, khiến trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận oán sầu, đó tức

Trang 23

là giữ được cái gốc của nhạc” Trong sự nghiệp quan trường, Nguyễn Trãi một lòng nghĩ đếndân và khẳng định cái chí của ông hướng về nhân dân, lưu tâm kinh điển: chí muốn theo cáichí của người xưa, thường nghĩ đến sinh linh, lo trước điều lo của thiên hạ, vui sau cái vuicủa thiên hạ Để thể hiện ý chí, tấm lòng đối với nhân dân, Nguyễn Trãi đã từng mắng bọnNguyễn Thúc Huệ và Lê Cảnh Xước là những chức quan Nội mật viện và Học sĩ: Hiện naytrong nước đương hạn hán, sở dĩ có tai nạn ấy là do các ông Các ông chỉ là những ngườithích sưu cao thuế nặng, vơ vét của dân cho nhiều, nên trời mới giáng tai họa, tỏ ý trừng phạt.Trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã nhìn thấy sứcmạnh của nhân dân và nhận thấy rằng thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết.Trong thư gửi cho Vương Thông, ông đã chỉ ra sự chênh lệch giữa quân Minh và nghĩa quânLam Sơn nhưng cái kết cuối cùng nhân dân ta đã dành thắng lợi bởi lòng quân dân như một:

“Ở Khả Lam, Trà Lân, bọn Phương Chính có quân vài vạn đều là tinh nhuệ, tôi chỉ có vàitrăm quân” nhưng nghĩa quân “đi đến đâu đánh tan đến đấy, thế tựa chẻ tre” Như vậy, đánhđược giặc, cứu được nước là do dân Sự hưng vong của một triều đại cũng do nhân dân quyếtđịnh Sức mạnh của nhân dân là vô địch Trong bài “Đóng cửa biển”, Nguyễn Trãi viết: “Làmlật thuyền mới biết dân mạnh như nước” Nước có thể chở thuyền nhưng cũng có thể lậtthuyền Sức mạnh của nhân dân một lần nữa được Nguyễn Trãi khẳng định đanh thép

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạoNguyễn Trãi đã khẳng định lập trường chiến đấu vì nhân dân Khi viết bài chiếu “Dụhào kiệt” nhằm kêu gọi nhân tài ra cứu nước, Nguyễn Trãi vẫn luôn khẳng định cứu nước làcứu dân: tôi cúi mình thành khẩn khuyên các bậc hào kiệt nên cùng lòng góp sức giúp đỡmuôn dân, chớ có ẩn náu khiến thiên hạ đắm mãi vào cảnh lầm than

Xuất phát từ lòng yêu thương, tôn quý nhân dân, từ sự đánh giá cao địa vị, công lao củanhân dân trong đời sống xã hội, Nguyễn Trãi đã hình thành tư tưởng bình đẳng xã hội, một tưtưởng ít thấy trong thời đại phong kiến trước Nguyễn Trãi và sau ông Ông nói: “Trời khôngche riêng ai, đất không chở riêng ai, mặt trời, mặt trăng không soi riêng ai” Quan niệm bìnhđẳng của Nguyễn Trãi không chỉ về mặt xã hội, về quyền sống của con người mà còn trong

cả trí tuệ Ông không coi thường hay quá đề cao ai dù họ có học vấn thấp hay cao Dù ở hoàncảnh nào thì nhân dân trong quan niệm của Nguyễn Trãi cũng là những người có phẩm chấtcao thượng, có lý tưởng, hướng đến cái tốt, làm những điều thiện Điểm này ở Nguyễn Trãi

Ngày đăng: 12/05/2024, 22:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w