1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

57 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tội vận chuyển trái phép chất ma túy thực tiễn tại Viện Kiểm sát Nhân dân Thành phố Đà Nẵng
Tác giả Nguyễn Huy Hải Nam
Người hướng dẫn ThS. Châu Thị Ngọc Tuyết
Trường học Trường Đại học Duy Tân
Chuyên ngành Luật
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 57
Dung lượng 1,54 MB

Nội dung

Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối vớitội vận chuyển trái phép chất ma túy đã được một số tác giả chọn làm đề tài ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT - -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 26

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

NGUYỄN HUY HẢI NAM

ĐÀ NẴNG – 3/2024

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

KHOA LUẬT - -CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP KHÓA 26

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ

THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ĐÀ NẴNG – 3/2024

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Báo cáo thực tập chuyên ngành luật kinh kế với đề tài “Tội vận chuyển trái

phép chất ma túy thực tiễn tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng” là

kết quả của quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của tôi trong thời gian thực tập tạiViện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy,

cô giáo khoa Luật trường Đại học Duy tân đã tân tình, chu đáo trong quá trình giảngdạy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành chương trình học

Tiếp theo tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô Châu Thị Ngọc Tuyết đã tận tìnhhướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành chuyên đề báo cáothực tập tốt nghiệp của mình

Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn đối với bác Viện trưởng Viện Kiểm sátcùng toàn thể các anh, chị công tác tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

đã giúp đỡ và chỉ dạy tôi trong quá trình thực tập tại tòa án, đồng thời tạo mọi điềukiện thuận lợi nhất về cơ sở vật chất và tài liệu để tôi có thể hoàn thành bài báo cáonày

Thời gian thực tập tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng là cơ hộiđể tôi có thể tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kếthợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn Tuy nhiên vì thời gian và kiếnthức của bản thân còn hạn hẹp nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những sai xót.Tôi rất mong nhận được sự cảm thông và ý kiến đóng góp của quý thầy cô, ban lãnhđạo cùng các anh chị để tôi rút kinh nghiệm và hoàn thiện chuyên đề

Xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Huy Hải Nam

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CẢM ƠN 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU 1

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT 2

MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Tình hình nghiên cứu đề tài 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Kết cấu của chuyên đề 6

Chương 1 7

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ 7

1.1 Khái quát về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý 7

1.1.1 Khái niệm về chất ma tuý 7

1.1.2 Khái niệm về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý 10

1.2 Quy định pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý 11

1.2.1 Các yếu tố cấu thành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý 11

1.2.2 Hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý 15

Chương 2 22

THỰC TIỄN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 22

2.1 Giới thiệu về Viện kiểm sát nhân thành phố Đà Nẵng 22

2.1.1 Lịch sử hình thành về Viện kiểm sát nhân thành phố Đà Nẵng 22

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng 24

2.2 Tình hình xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng 30

2.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng 36

2.3.1 Nguyên nhân về công tác nghiệp vụ 36

2.3.2 Nguyên nhân về công tác tổ chức 37

2.3.3 Nguyên nhân về quan hệ phối hợp hoạt động 38

2.3.4 Nguyên nhân về pháp luật 39

Trang 6

2.3.5 Một số nguyên nhân khác 41 Chương 3 42 KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH QUYỀN CÔNG TỐ TRONG CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI VẬN CHUYÊN TRÁI CHẤT

MA TUÝ TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 42 3.1 Giải pháp, kiến nghị đối với Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng42 3.2 Giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan 44 KẾT LUẬN 47

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng 31

1 Bảng 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng ở cấp quận, huyện 32

2 Bảng 2.3

Thống kê số vụ án, số bị cáo phạm tội vận chuển trái phép chất ma tuý tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2019 đến năm 2023

37

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Dưới sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ViệtNam trong những năm qua thực hiện công cuộc đổi mới mục tiêu công nghiệp hóa hiệnđại hóa đất nước, với phương châm phát triển kinh tế nhiều thành phần đã làm cho cácquan hệ pháp luật về kinh tế, dân sự, hình sự ngày càng đa dạng, phong phú Kinh tếphát triển, đời sống nhân dân được cải thiện, bên cạnh sự phát triển nhanh chóng vượtbậc, nền kinh tế đã nảy sinh nhiều vấn đề tiêu cực ảnh hưởng đến tình hình văn hóa,chính trị, trất tự xã hội, … trong đó có tệ nạn vận chuyển trái phép chất ma túy

Đà Nẵng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, nằmtại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Đây là thành phố trung tâm và lớn nhất của toàn bộkhu vực Miền Trung, đóng vai trò là hạt nhân quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểmMiền Trung Thành phố Đà Nẵng có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốcphòng – an ninh với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, vănhóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vựcMiền Trung, Tây Nguyên và cả nước Thời gian gần đây tội phạm ma túy nói chung vàtội phạm vân chuyển trái phép chất ma tuý nói riêng diễn biết hết sức phức tạp Sốlượng tội phạm vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng códấu hiệu gia tăng không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến trật tự xã hội mà còn ảnhhưởng đến sự phát triển kinh tế của thành phố

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, mặc dù các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhândân thành phố Đà Nẵng đã có rất nhiều quyết tâm, nổ lực để ngăn chặn tội phạm vậnchuyển trái phép chất ma túy, nhưng loại tội phạm này vẫn tiếp tục gia tăng một cáchđều đặn cả về số lượng người phạm tội, số vụ việc phạm tội lẫn cả mức độ nguy hiểmcủa hành vi phạm tội Việc giải quyết giải quyết vấn đề về tội vận chuyển trái phépchất ma túy là một vấn đề hết sức khó khăn, nan giải và cần thiết để dảm bảo ổn địnhtình hình an ninh chính trị và trất tự an toàn xã hội

Việc tìm ra nguyên nhân dẫn đến tội vận chuyển trái phép chất ma túy từ đó đề ra

các giải pháp hạn chế là việc vô cùng quan trọng Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài: “Tội

vận chuyển trái phép chất ma túy thực tiễn tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu Thông qua đó giúp tôi học hỏi thêm nhiều kinh

nghiệm, nâng cao kiến thức pháp luật của mình về tội phạm về ma túy và đóng gópthêm những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về việc giải quyết tranh đối với tội vậnchuyển trái phép chất ma túy

Trang 10

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nghiên cứu đến những vấn đề liên quan đến xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối vớitội vận chuyển trái phép chất ma túy đã được một số tác giả chọn làm đề tài nghiêncứu, luận văn, báo cáo, một số bài viết và sách chuyên khảo nghiên cứu về vấn đề này,dưới góc độ đề tài nghiên cứu có:

Nguyễn Thủy Thanh (2010), Các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trong luật hình sự Việt Nam- trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn ở địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - Trường Đại học

quốc gia Hà Nội;

Nguyễn Thị Mai Nga (2012), Cơ sở lý luận, thực trạng của điều tra, truy tố các tội phạm ma túy, Luận văn thạc sĩ, Khoa luật - Trường Đại học quốc gia Hà Nội;

Phạm Hồng Thuỷ (2016), Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trải phép chất ma tuy trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu thực tiễn xét xử tại địa bàn thành phố Đà Nẵng), Luận văn thạc sĩ, Khoa luật Trường Đại học quốc gia Hà Nội;

Ngoài ra còn có một số sách, giáo trình pháp luật liên quan đến vấn đề như:

Trần Văn Luyện (1998), Trách nhiện hình sự đối với các tội phạm về ma túy, Nhà

xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội;

Trần Công Phàn (2015), Tiếp tục quan tâm làm tốt công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát việc giải quyết các vụ án ma túy trong tình hình hiện nay, Tạp chí

Kiểm sát số 20;

Mai Đắc Biên (2020), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Nhà xuất

bản Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội;

Các công trình nghiên cứu trên đã đóng góp những giá trị về lý luận và thực tiễn

về các tội phạm ma túy, đưa ra các nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa và dự báo vềtình hình tội phạm Mỗi công trình, mỗi bài viết đều có những điểm tiếp cận ở nhữngkhía cạnh khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện phápluật Việt Nam

Trang 11

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Đề xuất một số ý kiến nhằm xây dựng pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất

ma túy để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án hình sự trên địa bàn thành phố ĐàNẵng

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu, bài báo cáo có nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở lýluận, cơ sở pháp lý về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với tội vận chuyển tráiphép chất ma túy, trong đo tập trung làm rõ khái niệm, đặc điểm của tội vận chuyểntrái phép chất ma túy, những vấn đề chung về việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đốivới tội vận chuyển trái phép chất ma túy Từ những thực tiễn xét xử sơ thẩm đối với tộivận chuyển trái phép chất ma túy tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng, đánhgiá thực tiễn pháp luật, tìm ra nguyên nhân và những bất cập trong các quy định củapháp luật khi áp dụng thực tiễn Trên cơ sở lý luận thực tiễn đưa ra những kiến nghị, đềxuất nhằm xây dựng pháp luật và nâng cao việc áp dụng pháp luật đối với vấn đề này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài trọng tâm nghiên cứu về việc xét xử tội vận chuyển trái phép chất ma túycũng như nghiên cứu về những vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn và giải pháp hoànthiện quy định của pháp luật có liên quan đến việc xét xử hình sự đối với tội vậnchuyển trái phép chất ma túy tại thành phố Đà Nẵng

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về lĩnh vực cạn chuyển trái phép chất ma tuý: những quy định của pháp luật vềvận chuyển trái phép chất ma tuý

Phạm vi không gian: Nghiên cứu việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với tộivận chuyển trái phép chất ma túy tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng.Phạm vi thời gian: Đề tài sẽ đánh giá thực tiễn việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sựđối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố ĐàNẵng trong khoảng thời gian từ năm 2019 đến năm 2023

Trang 12

5 Phương pháp nghiên cứu.

Để có được những thông tin, ví dụ thực tế và những con số thống kê cụ thể đểphục vụ cho việc hoàn thành tốt chuyên đề, trong bài báo cáo sử dụng các phương phápnghiên cứu như phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, lồng ghép các vào nhau để tất

cả các thông tin được đầy đủ, khách quan và bao quát mọi vấn đề được nêu

Báo cáo được thực hiện trên cơ sở các lý luận chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng và Nhà nước

Sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp so sánh để làm rõ dựatrên tình hình nghiên cứu thực tiễn tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

6 Kết cấu của chuyên đề.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung nghiên cứu của bàibáo cáo gồm ba chương như sau:

Chương 1: Lý quận và quy định của pháp luật về xét xử sơ thẩm vụ án hình sựđối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy;

Chương 2: Thực tiễn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự đối với tội vận chuyển tráiphép chất ma túy tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng;

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng xét xử sơ thẩm vụ án hình sựđối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố ĐàNẵng

Trang 13

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ ĐỐI VỚI

TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ 1.1 Khái quát về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

1.1.1 Khái niệm về chất ma tuý.

Ngày nay thuật ngữ về ma tuý được sử dụng rộng rải trong nhiều lĩnh vực của đờisống xã hội Trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, thuật ngữ, ma túy, chất

ma túy, tội phạm về ma túy được quy định trong các công ước của Liên hiệp quốc vàtrong các văn bản pháp luật của các quốc gia trên thế giới Trong lĩnh vực đấu tranhphòng chống tệ nạn xã hội, ma túy thường được hiểu với các nghiệm như: tình trạngnghiện ma túy, người nghiện ma túy, tiêm chích ma túy Tuy nhiên do phát triển củakhoa học công nghệ dẫn đến đời sống vật chất tinh thần của con người ngày càng đượcnâng lên, đặc biệt là từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay nhu cầu vui chơi, giải trícủa các tầng lớp nhân dân đáng chú ý là giới trẻ ngày càng cao do đó xuất hiện tìnhtrạng lạm dụng việc sử dụng các loại cây cỏ có tính chất gây nghiện trước đây Xuấtphát từ nhu cầu ngày càng lớn của xã hội, các đối tượng phạm tội đã sử dụng nhữngthành tựu của khoa học để điều chế, chế suất các loài cây cỏ, hoa, quả, nhựa có tínhnăng chữa bệnh và vui chơi giải trí thành các chất gây nghiện, chất hướng thần cólượng độc tố cao, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, tàng trữ, vận chuyển, mua bán vàthuật ngữ ma túy được hình thành và ra đời

Theo Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1901 Đã sửa đổi bổ sungtheo nghị định thư 1972 Sửa đổi Công ước Thống nhất về các chất ma túy năm 1961của Liên Hiệp quốc thì sau khi đưa ra định nghĩa về một số loại cây, lá nhựa có chất

ma túy thì tại điểm J khoản 1 Công ước có đưa ra khái niệm “ma tuý” nghĩa là bất kỳchất liệu nào trong bảng I và II dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp Cách đưa ra kháiniệm của công ước về ma túy là dựa trên cơ sở tổng hợp các chất ma túy đã được quyđịnh trong hai bảng của Công ước dù bất kỳ dưới dạng tự nhiên hay đã qua điều chế.Khái niệm này còn tiếp tục được quy định tại điểm r khoản 1 Điều 1 Công ước củaLiên hiệp quốc tế về chống buôn bán bất hợp pháp của chất ma tuý và chất hướng thầnnăm 1988

Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định các tội phạm về

ma tuý tại Chương XX gồm 13 Điều (từ Điều 247 đến Điều 259 không đưa ra kháiniệm chất ma tuý mà các chất ma tuý được liệt kê một số chất có tên gọi cụ thể và các

Trang 14

loại cây khác có chứa chất ma tuý, các chất ma tuý khác ở thể rắn, thể lỏng Theo đócác chất ma tuý theo quy định của BLHS là:

- Cây thuốc phiện, cái Coca, cây Cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất

ma túy do Chính phủ quy định; Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cây Coca; lá khát,

lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây Cần sa, quả thuốc phiện khô, tươi;

- Heroine, cocaine, methamphetamine, amphetamine, MDMA, hoặc XLR-11;

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng, thể rắn

Luật Phòng chống ma túy năm 2000 (sửa đổi bổ sung năm 2008) đã đưa ra một sốđịnh nghĩa liên quan đến ma túy cụ thể như sau:

- Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong cácdanh mục do Chính phủ ban hành

- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạngnghiện đối với người sử dụng

- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sửdụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng

- Tiền chất ma túy là hóa chất cần thiết trong quá trình điều chế, sản xuất chất

ma túy, được quy định trong danh mục của Chính phủ ban hành

- Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc dạng phối hợp cóchứa hợp chất hướng thần, thuốc dạng phối hợp có chứa tiền chất là các loại thuốcchữa bệnh được quy định trong các danh mục do Bộ y tế ban hành có chứa các chấtquy định tại Khoản 2,3,4 Điều này

Đồng thời, Luật Phòng chống ma túy cũng quy định về các loại cây có chứa chất

ma túy và đưa ra khái niệm về người nghiện ma túy như sau:

- Cây có chứa chất ma túy bao gồm cây thuốc phiện (cây Anh túc), cây Coca, câyCần sa hoặc cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định Đến thời điểm hiệnnay, danh mục các chất ma túy do Chính phủ ban hành được quy định cụ thể trong cácNghị định gồm: Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ quyđịnh danh mục các chất ma túy và tiền chất; Nghị định số133/2003/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 06/11/2003 của Chính phủ quy định bổ sung một số chất vào Danh mục cácchất ma túy và tiền chất theo Nghị định 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chínhphủ và Nghị định số 163/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/11/2007 quy định sửatên, bổ sung, chuyển, loại bỏ một số chất thuộc danh mục các chất ma túy và tiền chấtban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ;Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 quy định về bổ sung, sửa tên chất, tênkhoa học đối với một số chất thuộc danh mục các chất ma túy và tiền chất ma túy banhành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ và Nghị

Trang 15

định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007của Chính phủ; Nghị định số

82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ ban hành các Danh mục chất ma túy và tiền chất;Nghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chất ma túy vàtiền chất; gần đây nhất ngày 29/5/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung danh mục các chất ma túy và tiền chất ban hành kèm theoNghị định số 73/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ Theo đó, các chất matúy được chia thành ba danh mục gồm:

+ Danh mục I: các chất ma túy rất độc, tuyệt đối cấm sử dụng trong lĩnh vực y tế,việc sử dụng các chất này trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học và điềutra tội phạm theo quy định đặc biệt của cơ quan có thẩm quyền (có trong Bảng IVCông ước của Liên hiệp quốc năm 1961 và Bảng I Công ước của Liên hiệp quốc năm

1971 (gồm 45 chất

+ Danh mục II: các chất ma túy độc hại, được dùng hạn chế trong phân tích, kiểmnghiệm, nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầuđiều trị (có trong Bảng I và Bảng II Công ước của Liên hiệp quốc năm 1971) gồm 121chất

+ Danh mục III: các chất ma túy độc dược dùng trong phân tích, kiểm nghiệm,nghiên cứu khoa học, điều tra tội phạm hoặc trong lĩnh vực y tế theo yêu cầu điều trị(có trong Bảng III và Bảng IV Công ước của Liên hiệp quốc năm 1971) gồm 69 chất

Từ sự phân tích các quan điểm, các quy định của pháp luật về ma túy, chất ma túy

có thể rút ra khái niệm như sau: Ma túy là các chất có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổnghợp, khi được đưa vào cơ thể con người dưới bất kỳ hình thức nào sẽ gây kích thíchmạnh hoặc ức chế thần kinh và làm thay đổi trạng thái ý thức cũng như sinh lý củangười sử dụng Nếu lạm dụng, con người sẽ bị lệ thuộc vào ma túy và dẫn đến tìnhtrạng nghiện đối với người sử dụng ma túy

Việc nghiên cứu về ma túy và chất ma túy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối vớiCQĐT, VKS, TA trong đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm cho việc khởi tố,điều tra, truy tố và xét xử đúng người đúng tội, đúng quy định của pháp luật, không bỏlọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội

Tóm lại, để xác định một chất nào đó là ma túy thì chất đó phải có các đặc điểmsau: Được quy định trong danh mục các chất ma túy ban hành kèm theo Nghị định củaChính phủ; chất đó có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp; là chất độc gây nghiện; khiđưa các chất này vào cơ thể con người nó sẽ làm biến đổi một số chức năng thần kinh,làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của người đó Nếu lạm dụng ma túy, sử dụngkhông đúng cách, không đúng liều lượng, không theo chỉ định thì người sử dụng sẽ

Trang 16

khỏe về cả thể chất và tinh thần cho chính người sử dụng, đồng thời còn tiềm ẩn nguy

cơ gây thiệt hại cho cộng đồng và xã hội từ chính người nghiện ma túy này

1.1.2 Khái niệm về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Nghiên cứu Điều 250 BLHS năm 2015 cho thấy, điều luật không mô tả như thếnào là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, hay nói theo cách khác làkhông quy định khái niệm cụ thể về tội vận chuyển trái phép chất ma túy Trong khoahọc luật hình sự Việt Nam hiện nay, mặc dù các nhà khoa học còn có nhiều điểm khácnhau về khái niệm tội vận chuyển trái phép chất ma túy, song nhìn chung, cácquan điểm đó vẫn khá thống nhất trong việc nêu ra nội dung và bản chất pháp lý của tộiphạm này

Quan điểm khác lại cho rằng: Hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy là hành

vi chuyển dịch trái phép chất ma túy không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữtrái phép chất ma túy thuộc một trong những trường hợp được quy định tại Điều 250BLHS”

Tổng hợp các điều trên em cho rằng: Tội vận chuyển trái phép chất ma túy làhành vi chuyển dịch một cách bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này tới nơi khác dướibất kỳ loại hình thức nào mà không nhằm mục đích để mua bán hay tàng trữ trái phépchất ma túy khác

Xuất phát từ quy định về tội phạm tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 và quyđịnh và hướng dẫn về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, có thể hiểu Tội vận chuyểntrái phép chất ma túy là hành vi chuyển dịch một cách bất hợp pháp chất ma túy từ nơinày tới nơi khác dưới bất kỳ loại hình thức nào có thể bằng những phương tiện khácnhau như ô tô, tàu bay hay tàu thủy…trên nhiều tuyến đường khác nhau như đường bộhay đường sắt, đường hàng không hoặc đường thủy, đường bưu điện… có thể để trongngười như bỏ vào túi áo, túi quần hay nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như túixách hoặc vali… mà không nhằm mục đích để mua bán hay tàng trữ trái phép chất matúy khác

Các yếu tố cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Để xác định một người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy cần phải xácđịnh đủ 04 yếu tố cấu thành của tội vận chuyển trái phép chất ma túy như sau:

- Chủ thể

- Khách thể

- Mặt chủ quan

- Mặt khách quan

Trang 17

1.2 Quy định pháp luật về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

1.2.1 Các yếu tố cấu thành về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Về khách thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Hành vi phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy xâm phạm những quy địnhcủa Nhà nước về chế độ quản lý độc quyền các chất ma túy Đối tượng của tội vậnchuyển trái phép chất ma túy bao gồm: Lá, thân, rễ cây cần sa, quả cây thuốc phiệntươi, khô

Khách thể bị xâm hại ở đây là chế độ quản lý độc quyền chất ma túy của Nhànước Thuật ngữ “chất ma túy” được sử dụng chính thức và được ghi nhận trong BLHSViệt Nam năm 1985 (tại Điều 203 BLHS năm 1985), tội tổ chức sử dụng ma túy Tuynhiên, không có quy phạm nào chỉ ra khái niệm thế nào là “chất ma túy”, đến năm

2000 Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống ma túy thì tại khoản 1, Điều 2 quy định:

“1 Chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng thần quy định trong các danh mục do Chính phủ ban hành

2 Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng nghiện đối với người sử dụng

3 Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng

4 Tiền chất là các hóa chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành”

Về danh mục chất ma túy và tiền chất được Chính phủ quy định tại các văn bảndưới luật bao gồm:

- Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chính phủ ban hành cácdanh mục chất ma túy và tiền chất, gồm 249 chất ma túy, tiền chất;

- Nghị định số 133/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 bổ sung một số chất mục matúy và tiến chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 củaChính phủ gồm tổng cộng 267 chất ma túy, tiền chất ma túy;

- Nghị định số 163/2007/NĐ-CP ngày 12/11/2007 bố sung một số chất ma túy vàtiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chínhphủ gồm tổng cộng 273 chất ma túy, tiến chất ma túy;

Trang 18

- Nghị định số 17/2011/NĐ-CP ngày 22/02/2011 bổ sung một số chất ma túy vàtiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 67/2001/NĐ-CP ngày 01/10/2001 của Chínhphủ gồm tổng cộng 278 chất ma túy, tiền chất ma túy;

- Nghị định số 126/2015/NĐ-CP ngày 09/12/2015 bổ sung một số chất ma túy vàtiền chất ban hành kèm theo Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 19/07/2013 của Chínhphủ gồm 350 chất ma túy, 43 tiền chất ma túy

Về mặt khách quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Trong mặt khách quan của tội phạm, hành vi khách quan là biểu hiện cơ bản, làdấu hiệu bắt buộc của tội phạm Không có hành vi khách quan sẽ không có những dấuhiệu khác trong mặt khách quan của tội phạm, và như vậy sẽ không có tội phạm

Hành vi khách quan của tội phạm được mô tả là hành vi vận chuyển trái phépchất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất matúy Hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy được hiểu là hành vi chuyển dịch bấthợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ hình thức nào (có thể bằngcác phương tiện khác nhau như ô tô, tàu bay, tàu thủy ; trên các tuyến đường khácnhau như đường bộ, đường thủy, đường hàng không,…; có thể để trong người như chovào túi áo, túi quần, nuốt vào trong bụng, để trong hành lý như va ly, túi sách, ) Bêncạnh đó, tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong BLHS năm 2015 cũng được phápđiển hóa cụ thể mức tối thiểu định lượng các chất ma túy để làm căn cứ truy cứu tráchnhiệm hình sự Ngoài các trường hợp thỏa mãn dấu hiệu về định lượng, Điều 250

BLHS năm 2015 còn bổ sung thêm dấu hiệu định tôị “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các Điều 248, 249, 251, 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích

mà còn vi phạm”

Một vấn đề cần đặc biệt chú ý khi xác định hành vi khách quan của tội này đó là,người giữ hộ, hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mụcđích mua bán trái phép chất ma túy của người đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự

về tội mua bán trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm

Khi áp dụng việc xử lý về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy cần xác định

rõ mặt khách quan của tội phạm, cụ thế Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án phải thu thậptài liệu, chứng cứ, chứng minh về mục đích của tội phạm một cách khách quan về mụcđích của người vận chuyển trái phép chất ma túy từ nơi này đến nơi khác với mục đích

là gì? Nếu mục đích vận chuyển trái phép chất ma túy thuê cho một người khác để cólợi ích vật chất mà không biết, không quan tâm đến người thuê vận chuyển mục đích sửdụng số ma túy đó để làm gì thì người phạm tội phải bị xử lý về tội vận chuyển tráiphép chất ma túy, khi người vận chuyển trái phép chất ma túy mà biết rõ mục đích củangười thuê mình vận chuyển số ma túy đó để bán cho người khác hoặc cất dấu số matúy đó thì người vận chuyển trái phép chất ma túy đó phải bị xử lý về tội mua bán trái

Trang 19

phép chất ma túy hoặc tội tàng trữ trái phép chất ma túy với vai trò đồng phạm vớingười thuê vận chuyển trái phép chất ma túy.

Về chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy là bất kỳ người nào từ đủ 16tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự và đã thực hiện hành vi phạm tội Đối vớingười từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này nếu là tộiphạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiệm trọng

Dựa vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội thì BLHS năm 2015 quy định vềphân loại tội phạm thành bốn loại là tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng,tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, cụ thể tại khoản 1, Điều

9 BLHS năm 2015 quy định:

a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;

b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiệm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là

từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho

xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù:

d) Tôi phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình

Theo quy định tại khoản 1, Điều 250 BLHS năm 2015 thì mức cao nhất củakhung hình phạt là 07 năm tù, như vậy, trường hợp này thuộc loại tội phạm nghiêmtrọng; khoản 2 có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù, trường hợp nàythuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng; khoản 3 có mức cao nhất của khung hình phạt tù

15 năm đến 20 năm; khoản 4 có mức cao nhất của khung hình phạt là tù 20 năm, tùchung thân hoặc tử hình, như vậy khoản 3 và khoản 4 thuộc loại tội phạm đặc biệtnghiêm trọng Theo quy định của Điều 12 BLHS năm 2015 thì người từ đủ 16 tuổi trởlên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo khoản 1,khoản 2, khoản 3, khoản 4 điều 250 BLHS năm 2015, và người từ đủ 14 tuổi trở lênphải chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo quy định tạikhoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 250 BLHS năm 2015

Như vậy, chủ thể của tội vận chuyển trái phép chất ma túy phải là người đủ tuổichịu TNHS theo quy định tại Điều 12 BLHS năm 2015 và có năng lực TNHS, tức là họkhông ở trong tình trạng được coi là không có năng lực TNHS quy định tai Điều 21

Trang 20

BLHS năm 2015 Điều 21 BLHS năm 2015 quy định tình trạng không có năng lực

trách nhiệm hình sự như sau: "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì không phải chịu trách nhiệm hình sự"

Về mặt chủ quan của tội vận chuyển trái phép chất ma túy

Tội phạm là một thể thống nhất giữa mặt khách quan và mặt chủ quan Nếu mặtkhách quan là biểu hiện ra bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan là hoạt động tâm lýbên trong của tội phạm, bao gồm: Lỗi, động cơ, mục đích phạm tội

Dấu hiệu lỗi: Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho

xã hội của mình và đối với hậu quả do mình gây ra, được biếu hiện dưới hình thức cố ýhoặc vô ý

Lỗi được chia thành hai loại là lỗi cố ý và lỗi vô ý Trong mỗi cấu thành tội phạm

cơ bản, dấu hiệu lỗi nói chung chỉ có thể là một loại lỗi đó là lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý Lỗi

cố ý bao gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý cũng gồm lỗi vô ý do cẩu thả và lỗi vô ý do quá tự tin

Mặc dù các nhà làm luật không mô tả trực tiếp dấu hiệu lỗi trong cấu thành tội vận chuyển trái phép chất ma túy, tuy nhiên căn cứ vào hành vi đã phản ánh trong cấu thành tội phạm cơ bản có thể xác định được dấu hiệu lỗi của tội phạm này là lỗi cố ý

trực tiếp Khoản 1, Điều 10 BLHS năm 2015 quy định: “Cố ý trực tiếp là trường hợp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”

Như vậy, dấu hiệu về lỗi của tội vận chuyển trái phép chất ma túy được biểu hiện như sau:

- Về lý trí: Người phạm tội khi thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy đã nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả do hành vi của mình sẽ gây ra đó là xâm phạm sự quản lý độc quyền về các chất ma túy của Nhà nước

- Về ý chí: Người phạm tội mong muốn hậu quả xảy ra Dấu hiệu động cơ, mục đích phạm tội trong tội vận chuyển trái phép chất ma túy phải là dấu hiệu bắt buộc trong việc định tội Tuy nhiên, việc nghiên cứu động cơ, mục đích của người phạm tội

có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi pham tôi khi tòa án quyết định hình phạt

Như vậy, lỗi của người thực hiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp Tức là, người phạm tội nhận thức rõ hành vi vận

chuyển ma túy của mình từ nơi này đến nơi khác và chất ma túy là chất thuộc danh

Trang 21

mục Nhà nước quy định cấm vận chuyển, lưu thông, là chất mà Nhà nước thống nhất quản lý là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi đó.

Trang 22

1.2.2 Hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý

Hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 02 năm đến

đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;

e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam; h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít; i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với

số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.”

Điểm a khoản 1 áp dụng đối với người: “Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm tại Điều này hoặc bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”; ở đây là người đã bị xử lý hành chính về hành vi vận chuyển trái phép chất ma

túy hoặc bị kết án về tội vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc bị kết án một trong cáctội sản suất trái phép chất ma túy, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán trái phép chất

ma túy; hoặc chiếm đoạt chất ma túy chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

Từ điểm b đến điểm h của khoản 1 Điều này đã quy định cụ thể về định lượngkhối lượng chất ma túy làm căn cứ cho việc xác định hành vi vi phạm của người thựchiện tội phạm để phân loại tội phạm thuộc một trong bốn trường hợp là ít nghiêmtrọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng

Hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Trang 23

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15năm:

Phạm tội có tổ chức: Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015: “Phạmtội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùngthực hiện tội phạm” Từ quy định này có thể hiểu luật hình sự Việt Nam phân loại đồngphạm thành: Phạm tội có tổ chức và những trường hợp đồng phạm khác Phạm tội có tổchức và các trường hợp đồng phạm khác giống nhau là đều phải có từ hai người trở lên

cố ý cùng thực hiện một tội phạm và có sự thống nhất ý chí của những người cùng thựchiện tội phạm; giữa những người đồng phạm thường có sự bàn bạc và có sự phân công(ở các mức độ khác nhau) việc thực hiện tội phạm

Ngoài những đặc điểm chung, phạm tội có tổ chức có đặc điểm riêng là "có sựcâu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm", đặc diểm này thể hiện ởmột số dấu hiệu sau đây:

Thứ nhất, nhóm đồng phạm thường là "có sự thông mưu trước giữa những người

đồng phạm" có sự bàn bạc kỹ càng hoặc rất kỹ càng về việc thực hiện tội phạm (chuẩn

bị công cụ, phương tiện phạm tội, cách thức thủ đoạn thực hiện hành vi phạnı tội,phương án che giấu, đối phó việc phát hiện, xử lý )

Thứ hai, trong nhóm đồng phạm thường là “đồng phạm phức tạp" có sự phân

công vai trò, người chỉ huy, người phục tùng , mỗi người đồng phạm đều chịu sự điềukhiển chung nhất của người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy;

Thứ ba, nhóm đồng phạm được hình thành thường là có mục đích hoạt động

phạm tội lâu dài, bền vững, phạm một tội nhiều lần hoặc phạm nhiều tội

Để nhận diện và đánh giá đúng trường hợp đồng phạm là phạm tội có tổ chức,Hội đồng thẩm phán TANDTC đã có hướng dẫn một số trường hợp được coi là phạmtội có tổ chức, đó là sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm nhưsau:

Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch đãthống nhất trước Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổchức thực hiện theo một kế hoạch đã được tính toán kỹ càng, chu đáo có chuẩn bịphương tiện hoạt động và cả kế hoạch che dấu tôi phạm

Với những đặc điểm đã nêu trên, phạm tội có tổ chức có nhiều khả năng phạm tộivận chuyển trái phép chất ma túy nhiều lần gây ra những hậu quả lớn, rất lớn hoặc đặcbiệt lớn cho xã hội trên nhiều mặt Chính vì vậy luật hình sự Việt Nam từ trước đếnnay đều thống nhất quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng định khung hình

Trang 24

phạt quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 250 BLHS năm 2015 Ngoài ra tình tiết nàycòn được quy định là tình tiết tăng nặng TNHS tại điểm a, Khoản 1, Điều 52 BLHSnăm 2015.

Phạm tội 02 lần trở lên: Tại điểm b, khoản 2, Điều 250 BLHS năm 2015 quy

định “phạm tội 02 lần trở lên" Tình tiết này tại điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS năm

1999 được quy định là “phạm tội nhiều lần" Theo xu hướng cụ thể hóa các quy định trong BLHS, các nhà làm luật đã sửa đổi thành “phạm tội 02 lần trở lên" Về nội dung,

ý nghĩa của tình tiết này hoàn toàn không có sự thay đổi, chỉ khác biệt về cách diễn đạt.Phạm tội từ hai lần trở lên được hiểu là trước lần phạm tội này, người phạm tội đã thựchiện tội phạm này ít nhất một lần trước đó và chưa bị xét xử Hành vi phạm tội lần này

là sự lặp lại tội mà người đó đã phạm trước đó nên thể hiện mức độ nguy hiếm cao hơn

so với trường hợp bình thường Mức độ tăng nặng của tình tiết này tùy thuộc vào số lầnphạm tội trước đó cũng như tính chất, mức độ nghiêm trọng của tội phạm mà người đó

đã thực hiện trong từng lần

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn: Là tình tiết thể hiện việc sử dụng chức vụ, quyềnhạn như một thủ đoạn để người phạm tội thực hiện tội phạm Trong phạm vi chức vụ,quyền hạn của mình người phạm tội có được uy tín, sức ảnh hưởng đối với người khác,

vì vây họ đã lợi dụng điều này để thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho lợi ích của Nhànước, của xã hội, các quyền lợi ích hợp pháp của công dân gây ảnh hưởng đến uy tíncủa người cán bộ, uy tín của Nhà nước Do đó, trường hợp phạm tội này có mức độnguy hiểm cao hơn so với những trường hợp bình thường khác nên cần phải tăng nặngTNHS, mức độ tăng nặng phụ thuộc vào tầm quan trọng của chức vụ, quyền hạn vàmức độ lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó của người phạm tội

Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức: Tình tiết này được hiểu là người phạm tội

đã lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức nơi họ công tác hoặc làm việc để thực hiệnhành vi phạm tội Đây là trường hợp người phạm tội thông qua cơ quan tổ chức màmình là thành viên để thực hiện hành vi phạm tội Thông thường trong trường hợp nàyngười phạm tội thông qua các hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển để vận chuyểntrái phép chất ma túy Tuy nhiên, trong một số trường hợp người phạm tội không phải

là người có chức vụ quyền hạn mà chỉ lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức để vậnchuyển trái phép chất ma túy

Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội: Tình tiết này trong BLHS năm

2015 đã được sửa đổi quy định cụ thể về độ tuổi là người dưới 16 tuổi, BLHS năm

1999 quy định "sử dụng trẻ em vào việc phạm tội ", thực tế, nội dung của tình tiếtđịnh khung tăng nặng hình phạt này quy định trong BLHS năm 2015 không có gì thayđổi so với BLHS năm 1999, vì theo Điều 1 Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

của Việt Nam năm 2014 quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi"

Trang 25

Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội là trường hợp người phạm tội đã

dụ dỗ, xúi giục, mua chuộc, hăm dọa, khống chế, lôi kéo người dưới 16 tuổi thựchiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy Nếu xúi giục người dưới 16 tuổi thựchiện hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, mà người bị xúi giục chưa đủ tuổi chịutrách nhiệm hình sự thì người phạm tội vẫn bị coi là sử dụng trẻ em vào việc phạm tội Qua biên giới: Là hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy qua biên giới củaViệt Nam với các nước khác Việc vận chuyển qua biên giới được thực hiện khá đadạng bằng các phương tiện khác nhau như qua đường hàng không, đường thủy, đường

bộ, đường sắt… đều được coi là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với loạitội này

- Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đếndưới 01 kilôgam

- Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ 05gam đến dưới 30 gam

- Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca khối lượng từ 10kilôgam đến dưới 25 kilôgam

- Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam

- Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam

- Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam

- Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít

- Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với sốlượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này

- Tái phạm nguy hiểm

Tái phạm nguy hiểm là các tình tiết phản ánh đặc điểm nhân thân không tốt củangười phạm tội có ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,

và như vậy có ảnh hưởng mức độ TNHS của họ Tái phạm nguy hiểm được áp dụng làtình tiết tăng nặng định khung hình phạt hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự

Khoản 2, Điều 53, BLHS năm 2015 quy định:

“2 Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

Trang 26

a) Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do

cổ ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội pham rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý."

Đây được xem là trường hợp đặc biệt của tái phạm Để áp dụng tình tiết tái phạmnguy hiểm, về cơ bản, cũng cần có điều kiện cần và đủ của trường hợp tái phạm, tuynhiên do là trường hợp đặc biệt của tái phạm nên tái phạm nguy hiểm đòi hỏi có nhữngyêu cầu riêng khi áp dụng Trong khoản 2 Điều 53 BLHS năm 2015 quy định cụ thểhai trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm, và không có gì khác với quy định vềtái phạm nguy hiểm quy định tại khoản 2 Điều 49 BLHS năm 1999 Quy định về táiphạm nguy hiểm được áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên, nhưng không được

áp dụng đối với người chưa đủ 16 tuổi Đối với người chưa đủ 16 tuổi phạm tội, ápdụng quy định tại khoản 7, Điều 91 BLHS năm 2015 “Án đã tuyên đối với người chưa

đủ 16 tuổi phạm tội thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm” Hình phạt quy định tại Khoản 3, Điều 250 Bộ luật Hình sự năm 2015:

Khoản 1 Điều 250 đã quy định phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bịphạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

“a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao cô ca có khối lượng từ 01 kilôgamđến dưới 05 kilôgam;

b) Hêrôin, côcain, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA có khối lượng từ

30 gam đến dưới 100 gam;

c) Lá, rễ, thân, cành, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có khối lượng từ 25kilôgam đến dưới 75 kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam; đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam; e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam; g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít; h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với

số lượng chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoảnnày.”

Trang 27

Hình phạt quy định tại khoản 4, Điều 250 Bộ luật hình sự năm 2015:

“Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilogam trở lên;

b) Heroin, cocaine, Methaphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR- 11 có khối lượng 100 gam trở lên;

c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, ihân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm

từ điểm a đến điểm g khoản này.”

Từ các điểm g, h, i, k, 1, m, n, khoản 2, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, khoản 3 và cácđiểm a, b, c, d, đ, e, g, khoản 4 Điều 250 BLHS năm 2015 là các dấu hiệu định khungtăng nặng hình phạt liên quan đến khối lượng các chất ma túy theo từng khung hìnhphạt và theo hướng tăng dần về khối lượng các chất ma túy Như vậy, người vậnchuyển tái phép chất ma túy với khối lượng càng cao thì hình phạt áp dụng đối với họcàng nghiêm khắc

Quy định tại các điểm I khoản 1; điểm o khoản 2; điểm h khoản 3 và điểm hkhoản 4 Điều 250 về quy định có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thểtích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tạicác điểm trong từng khoản tương ứng, đây là các điểm quy định cụ thể cho từng khoảnkhi áp dụng các điểm này trong BLHS năm 2015 Sau khi BLHS năm 2015 có hiệu lựcpháp luật kể từ ngày 01/01/2018 thì Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-

CP quy định về việc tính tổng khối lượng hoặc thể tích chất ma túy tại một số điều củaBLHS năm 2015 để các cơ quan tiến hành tố tụng thuận lợi cho việc áp dụng các điều

Trang 28

luật trong chương các tội phạm về ma túy trong đó có tội vận chuyển trái phép các chất

ma túy

Hình phạt quy định tại khoản 5 Điều 250 BLHS năm 2015 là hình phạt bổ sung

Cụ thể: "Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến

05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản."

Quá trình áp dụng hình phạt đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy đượccăn cứ trong quy định cụ thể tại Điều 50, Điều 51, Điều 52 BLHS về căn cứ quyết địnhhình phạt, các tình tiết giảm nhẹ TNHS, các tình tiết tăng nặng TNHS

Ngày đăng: 12/05/2024, 08:18

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng - TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng (Trang 35)
Bảng 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng ở cấp quận, huyện - TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng ở cấp quận, huyện (Trang 36)
Bảng 2.4 Tỷ lệ số bị cáo – số vụ án về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý và số - TỘI VẬN CHUYỂN TRÁI PHÉP CHẤT MA TUÝ THỰC TIỄN TẠI VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Bảng 2.4 Tỷ lệ số bị cáo – số vụ án về tội vận chuyển trái phép chất ma tuý và số (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w