Thực tiễn đấu tranh với tội vận chuyển trái phép chất ma túy tại Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

MỤC LỤC

Kết cấu của chuyên đề

Giới thiệu về Viện kiểm sát nhân thành phố Đà Nẵng

Thi hành chủ trương của Trung ương và Khu uỷ Khu V về việc nhập tỉnh để đáp ứng yêu cầu xây dựng kinh tế, phát triển văn hoá, củng cố quốc phòng, xây dựng đất nước; căn cứ Quyết định số 119/QĐ ngày 04 tháng 10 năm 1975 của Uỷ ban nhân dân cách mạng Khu Trung Trung bộ về việc sáp nhập tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Đà, giải thể Uỷ ban nhân dân cách mạng hai tỉnh và thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Trong thời kỳ này, hệ thống kiểm sát cũng được hình thành đến cấp huyện, kể cả những huyện xa, các huyện miền núi..” (Trích trong Tạp chí kiểm sát kỷ niệm 35 năm thành lập ngành). Căn cứ Luật Tổ chức VKSND được công bố ngày 26 tháng 7 năm 1960, chức năng cơ bản của ngành là: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố, đảm bảo cho pháp luật được chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế dân chủ nhân dân được giữ vững. Điều 3, Luật ghi rừ: VKSND tối cao và VKSND địa phương cỏc cấp thi hành nhiệm vụ trên bằng cách:. a) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tư, chỉ thị và biện pháp của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ và cơ quan Nhà nước địa phương; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên cơ quan Nhà nước và của công dân. b) Điều tra những việc phạm pháp về hình sự và truy tố trước Toà án nhân dân những người phạm pháp về hình sự. c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra của cơ quan Công an và của cơ quan điều tra khác;. d) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Toà án nhân dân và trong việc chấp hành các bản án;. e) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giam giữ của các trại giam;. g) Khởi tố, hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân. Căn cứ Quyết định số 12/QĐ-VKSTC ngày 15 tháng 6 năm 2011 của Viện trưởng VKSND tối cao về việc chia tách phòng nghiệp vụ, VKSND thành phố đã ban hành Quyết định số 227 và Quyết định số 228/QĐ-VKS ngày 01 tháng 12 năm 2011 về việc thành lập phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự và phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật trên cơ sở tách phòng Kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật.

Từ những những số liệu các loại tội phạm phổ biến nêu trên thì tỷ lệ tội phạm vận chuyển trái phép chất ma tuý không chiếm tỷ lệ cao trong các tội phạm hình sự khác nhưng vẫn cho thấy sự gia tăng những năm gần đây đặc biệt là sau khi đi qua đại dịch COVID-19, việc không chiếm đa số so với số liệu của tổng thể tuy nhiên việc gia tăng tội phạm vận chuyển là không thể không quan tâm. Việc vận chuyển nếu không được điều tra ngăn chặn kịp thời sẽ gây ra nhiều hậu quả, tạo ra thêm nhiều các vấn nạn xã hội cho khu vực địa bàn thành phố Đà Nẵng, không chỉ việc đối tượng có thể vận chuyển thành công để thu lợi mà đối tượng có nhu cầu sử dụng cũng đạt được mục đích dẫn đến một chuỗi dây chuyền từ người bán đến vận chuyển sau đấy đến tay người sử dụng sẽ dần dần phá hoại xã hội ổn định, làm ảnh hưởng đến quá trình xây dựng một thành phố văn minh đáng sống.

Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng
Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Đà Nẵng

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hành quyền công tố trong các vụ án hình sự đối với tội vận chuyển trái phép chất ma tuý tại Viện

Về mặt lý luận, nếu các nhà làm luật cho rằng Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 bao gồm bốn tội danh là “tội tàng trữ trái phép chất ma túy”, “tội vận chuyển trái phép chất ma túy”, “tội mua bán trái phép chất ma túy” và “tội chiếm đoạt trái phép chất ma túy”, thì khi xử lý trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên, các cơ quan tiến hành tố tụng phải khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử người đã thực hiện những hành vi phạm tội đó về các tội danh tương ứng với số lượng hành vi phạm tội cụ thể mà các đối tượng này đã thực hiện trên thực tế. Trong thực tế, người chỉ thực hiện một trong số các hành vi “tàng trữ trái phép chất ma túy”, hành vi “vận chuyển trái phép chất ma túy” hoặc hành vi “mua bán trái phép chất ma túy” và người đã thực hiện từ hai hành vi phạm tội trở lên hoặc người đã thực hiện cả bốn hành vi phạm tội được quy định tại Điều 194 Bộ luật hình sự năm 1999 cũng chỉ bị Tòa án xét xử một lần với một tội danh cụ thể, chứ không có trường hợp nào người phạm tội bị xét xử và quyết định hình phạt, tổng hợp hình phạt như trường. Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên đây, một số nguyên nhân khác làm giảm chất lượng của hoạt động xét xử đối với tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023 xuất phát từ: Sự phối kết hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong nước với lực lượng phòng chống ma túy quốc tế, các quốc gia trong khu vực và trên thế giới chưa đầy đủ và toàn diện để có thể ngăn chặn, triệt phá một cách có hiệu quả các đường dây, tổ chức vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy xuyên quốc gia; sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong thành phố Đà Nẵng chưa đồng đều dẫn đến sự phõn húa giàu nghốo khỏ rừ rợ̀t và tỡnh trạng thất nghiợ̀p cũn nhiều làm gia tăng các loại tội phạm, trong đó có tội phạm tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy ; việc quản lý, kiểm tra các cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện chưa được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ nên việc kiểm soát các tệ nạn xã hội nói chung, tệ nạn ma túy nói riêng vẫn chưa đạt được kết quả như mong đợi.

Giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan, ban ngành có liên quan

Thứ hai, tiếp tục sửa đổi các quy định còn bất cập trong BLHS 2015 trên các nội dung như: Điều 16 quy định “Người tự ý nữa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm” cho phù hợp với người chuẩn bị phạm các tội được liệt kê tại khoản 2 Điều 14 BLHS; hoặc khoản 2, đây là quy định mang tính tùy nghỉ, phụ thuộc vào nhận thức của các cơ quan tiến hành tố tụng; về tinh tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, tại điểm b khoản 1 Điều 51 quy định “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả”, quy định như vậy sẽ tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau có thể hiểu là hai tinh tiết gồm “sửa chữa, bồi thưởng thiệt hại" hoặc khắc phục “hậu quả", cũng có thể hiểu là ba tỉnh tiết gồm “sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả". Các án lệ do Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao ban hành chưa đáp ứng được yêu cầu trong xét xử hiện nay tại các Tòa án địa phương cả về số lượng và lĩnh vực mà án lệ đề cập, đặc biệt số lượng án lệ liên quan đến lĩnh vực hình sự còn ít, do vậy, cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả, trong đó cần phát huy tối đa vai trò của Hội đồng tư vấn án lệ. Mặt khác, các đơn vị thông tin tuyên truyền của mỗi ngành, mỗi cơ quan như: Trang thông tin điện tử, Tạp chí, các Báo, Truyền hình cần tổ chức, phát hành các số chuyên đề riêng nhằm đưa tin, tuyên truyền về công tác điều tra, truy tố và xét xử các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe của con người nói chung và các vụ án vận chuyển trái phép chất ma tuý hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giải quyết loại án này trong thời gian tới.