- Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp, trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng protein khá cao, và một số loại cỏ giàu axit amin như a
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
THỨC ĂN THÔ XANH
GVHD: TS NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
Trang 3STT TÊN THÀNH VIÊN MSSV
THÀNH VIÊN NHÓM
Trang 4NỘI DUNG CHÍNH
ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG.
CÁC THỰC LIỆU
DINH DƯỠNG CỦA THỰC LIỆU.
PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ CÁC LƯU Ý.
PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ CÁC LƯU Ý.
PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CÁC LƯU Ý.
PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN
VÀ CÁC LƯU Ý.
Trang 5I ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG:
Thức ăn xanh là loại thức ăn mà
người và gia súc đều sử dụng ở trạng thái tươi, thường dùng cho GSNL và thức ăn bổ sung cho gia súc
khác chiếm tỉ lệ cao Thức ăn xanh được chia làm 2 nhóm: cây cỏ tự
nhiên và gieo trồng.
VD: nhóm cây hòa thảo như cỏ ở bãi chăn, cỏ trồng, thân lá cây ngô, các loại thức ăn xanh khác như rau lấp, bèo cái, bèo Nhật Bản, thân
chuối, rau muống.
Trang 6- Thức ăn xanh chứa nhiều nước, chất xơ, tỷ lệ nước trung bình 80 – 90% Thức ăn xanh chứa nhiều nước và nhiều xơ nên vật nuôi mới cần lượng lớn để thõa mãn nhu cầu như do hạn chế dung tích đường tiêu hóa nên con vật không ăn được nhiều
- Thức ăn xanh dễ tiêu hóa, có tính ngon miệng, là thức ăn dễ trồng và cho năng suất cao
- Thức ăn xanh giàu vitamin: nhiều nhất caroten, vitamin B đặc biệt là vitamin B2, và E có hàm lượng thấp
- Hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn xanh rất thấp vì vậy giá trị dinh dưỡng thấp, trừ một số loại thân lá cây bộ đậu có hàm lượng protein khá cao, và một số loại cỏ giàu axit amin như arginine, axit glutamic và lysine Nếu tính theo trạng thái khô một số loại thức
ăn xanh có hàm lượng protein cao hơn cả cám gạo
Trang 7II CÁC THỰC LIỆU:
1 Cỏ voi:
- Cỏ voi có nguồn gốc từ Nam Phi Loại cỏ này thuộc họ thân thảo, thân mọc thẳng, cao từ 2m – 4m Lá có đặc điểm xanh tươi, dài khoảng 60cm,
rộng 2cm và khá mềm mại
- Cỏ có ưu điểm là dễ nuôi trồng, khả năng sinh trưởng nhanh, năng suất cao Nhưng chúng chỉ phù hợp với những vùng đất màu mỡ, thoáng khí Cỏ voi ngọt có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều giống cỏ chăn nuôi khác Trong
đó, Protein thô chiếm 19,69%, chất béo 2,66%, xơ thô 25,06%, chất chiết xuất không chứa nitơ 41,52%, hàm lượng tro 10,22%.
- Lượng dinh dưỡng trong cả thân, lá và cây đều rất dồi dào nên thường
được làm thực phẩm bổ sung Chính vì thế chúng được tận dụng tối ưu, mang đến hiệu quả cao hơn trong chăn nuôi, giảm được chi phí thức ăn cho người dùng khi nuôi gia súc, gia cầm.
Trang 92 Bèo hoa dâu:
Cung cấp đạm cho cây trồng, đây còn là nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho các loài gia súc, gia cầm, cá Bèo hoa dâu còn được gọi là bèo dâu, là loài thực vật đã xuất hiện từ rất lâu, sống trên mặt nước của các ao hồ nước ngọt ở nước ta
Bèo hoa dâu chứa 25 – 35 % protein trong trọng lượng khô và giàu các amino acid thiết yếu, các chất
khoáng, vitamin, các carotenoid Sự kết hợp hiếm có của giá trị dinh dưỡng cao và tốc độ sinh sản nhanh đã khiến nó trở thành nguồn thức ăn thay thế hiệu quả và tiềm năng cho các loại vật nuôi
3 Ngô:
Ngô là một trong những loại thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho lợn rất tốt
Ngô gồm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô đỏ Ngô chứa nhiều vitamin E nhưng ít vitamin D và vitamin nhóm B Nếu cho lợn ăn ngô nhiều phải bổ sung thêm khoáng Ngô chứa 730 g tinh bột/kg vật chất khô
Protein thô từ 8 – 13% (tính theo vật chất khô) Lipit của ngô từ 3 – 6%, chủ yếu là các axit béo chưa no Ngô
là loại thức ăn rất giàu năng lượng và còn có tính chất ngon miệng với lợn Nên ngô thường được xem là loại thức ăn năng lượng để so sánh với các loại thức ăn khác
Trang 10III DINH DƯỠNG CỦA
THỰC LIỆU:
Dinh dưỡng của thực liệu là các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng và các chất cần thiết cho sự phát triển, sửa chữa và duy trì sức khỏe của cơ thể.
Các chất dinh dưỡng chính
bao gồm: nước, glucid, CP, béo,
xơ, chiết chất không đạm,
khoáng chất, vitamin,…
Trang 11IV PHƯƠNG PHÁP THU HOẠCH VÀ CÁC LƯU Ý:
- Cần thu hoạch đúng thời vụ để đảm bảo giá trị dinh dưỡng cao
+ Đối với cỏ:
Lứa đầu: 50 -60 ngày, các lứa tiếp theo sau 25 – 35 ngày (mùa mưa) và 50 – 60 ngày (mùa đông).
Cách cắt gốc: 8 – 20 cm.
Thu hoạch được khoảng 8-9 lứa/ năm.
+ Đối với cỏ voi:
Sau khi trong 80 – 90 ngày thì thu hoạch đợt đầu (không thu hoạch non đợt đầu) Khoảng cách giữa các lần tiếp theo là từ 30 – 45 ngày
Khi thảm cỏ có độ cao 80 – 100 cm Mỗi lần thu hoạch lưu ý cắt gốc ở độ cao 5cm trên mặt đất, cắt sạch không
để lại mầm cây để cỏ mọc lại đều Cứ mỗi lần thu hoạch cỏ mọc ra lá mới lại tiến hành bón thúc đạm ure và phân ủ
vi sinh.
- Lưu ý:
Nếu thu hoạch sớm ít xơ, nhiều nước, hàm lượng vật chất khô thấp ngược lại thu hoạch quá muộn hàm lượng nước giảm, vật chất khô tăng nhưng chủ yếu tăng chất xơ, còn lipit và protein giảm
Trang 12V. PHƯƠNG PHÁP CHẾ BIẾN VÀ CÁC LƯU Ý.
Dưới đây là một số phương pháp chế biến thức ăn xanh cho động vật:
1 Xay nhuyễn: Đối với động vật nhỏ hoặc có hàm răng yếu
có thể xay nhuyễn thức ăn xanh Điều này giúp tăng tính tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng của thức ăn
2 Cắt nhỏ: Đối với động vật có khả năng nhai tốt hơn, có thể cắt nhỏ các loại rau, củ, và trái cây thành miếng nhỏ Điều này giúp động vật dễ dàng nhai và tiêu hóa thức ăn
3 Nấu chín: Nếu có động vật ăn được thức ăn chín, bạn có thể nấu chín các loại rau, củ, và trái cây Nấu chín giúp làm mềm thức ăn và tăng khả năng tiêu hóa của động vật
Lưu ý :Quan trọng nhất, hãy đảm bảo rằng thức ăn xanh bạn chế biến cho động vật là an toàn và không có chất độc hại Hãy tìm hiểu về các loại thực phẩm phù hợp và không phù
hợp cho từng loại động vật và hỏi ý kiến của chuyên gia thú y nếu cần thiết
Trang 13VI PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN VÀ CÁC LƯU Ý:
- Bảo quản rơm khô: sau khi thu hoạch lúa, bà con nên phơi rơm ngay Khi phơi cần đảo để rơm khô đều và nhanh Đánh rơm khô thành đống, có mái che mưa hoặc nén vào bao tải và đưa vào nhà kho cất giữ
- Bảo quản ngô, thóc: sau khi thu hoạch có thể đem đi phơi dưới nắng; thời gian phơi khô tùy thuộc vào thời tiết Trước khi phơi ngô, khóc cần được bóc bỏ hết lá bẹ và râu ngô
- Bảo quản khoai, sắn: đây là nguồn thức ăn cung cấp thành phần dinh dưỡng quan trọng cho gia súc như tinh bột, đạm, Nên được bảo quản ở dạng khô và dự trữ trong chum, bao tải,
Lưu ý:
- Sân phơi phải khô, sạch, thoáng, dễ thoát nước
- Nơi bảo quản phải khô ráo, thoáng mát, tránh bị mối mọt, ẩm mốc,
Trang 14VII PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN VÀ
CÁC LƯU Ý:
Khi phối trộn có thể dùng máy trộn hoặc trộn thủ công (bằng xẻng,
bằng tay) Cách trộn thủ công dùng bạt trải trên sàn, đổ nguyên liệu nhiều trước, dàn đều, tiếp đến các nguyên liệu khối lượng nhỏ hơn; đối với các
nguyên liệu khối lượng quá nhỏ như khoáng vitamin thì nên trộn thêm với một lượng nguyên liệu nhiều sau đó dàn đều trên đống thức ăn, trộn lần
lượt, nhiều lần đảm bảo đều
Một số lưu ý khi phối hợp khẩu phần cho ăn bao gồm:
- Nguyên liệu thức ăn cần đảm bảo dinh dưỡng, độ ẩm <14%, tạp chất <1%, hàm lượng độc tố,vi sinh vật gây hại, kim loại nặng, trong mức cho phép
quy định
- Khối lượng thức ăn phải phù hợp với nhu cầu sử dụng
- Hỗn hợp thức ăn phải đảm bảo đủ nhu cầu về mặt năng lượng và protein,
có tỷ lệ cân đối giữa protein động vật và thực vật, đủ khoáng và vitamin
- Phải phù hợp đối tượng và lứa tuổi vật nuôi.
Trang 15THANK YOU!