Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Vi Lớp DH16TP01 Ngày sinh: 10/10/1998 Nơi sinh: Quảng Ngãi Tên đề tài: SÀNG LỌC MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA ĐƯỢC TRỒNG TẠI RỪNG NGẬP MẶ
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Chín loại lá khác nhau: Cây Cóc trắng (Lumnitzera racemosa) , Cây Giá
(Excoecaria Agallocha), cây Sú (Aegiceras corniculatum), cây Ráng dại
(Acrostichum aureum), dây Cóc kèn (Derris trifoliata),cây Lức (Pluchea pteropoda) ,cây Ô rô (Acanthus ilicifolius), cây Trang ( Kandelia candel)
Bộ phận thu hái:Lá trưởng thành Địa điểm thu hái: tại rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh vào tháng
Sau khi hái về, nguyên liệu rửa sạch, loại bỏ tạp chất, phơi khô và xây để tạo thành bột cây để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Sinh Hóa, Khoa Công Nghệ Sinh Học, trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 9/2019 đến tháng 7/2020
2.1.3 Hóa chất và thiết bị
- Các loại dung môi ethanol (Việt Nam), metanol (Việt Nam), naOH (Việt Nam), acetonitril (Merck), acid formic (Việt Nam), acid phosphoric (Việt Nam), magnesi (Việt Nam), magnesi carbonate (Việt Nam)
- DMSO, thuốc thử Folin-Ciocalteu (Merck)
- Cân phân tích điện tử (AA – 200)
- Cân kĩ thuật (Sartorius TE 412)
Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập mẫu
Chín mẫu cây thuốc nghiên cứu được thu hái thuộc rừng ngập mặn Cần Giờ Các mẫu cây thuốc này được lựa chọn theo tiêu chí dân gian, tài liệu tham khảo và lựa chọn ngẫu nhiên
2.2.2 Xác định hàm lượng polyphenol Định lượng hợp chất polyphenol tổng số của dịch chiết ban đầu theo phương pháp Folin - Ciocalteau của Aiyegoro và Okoh [5]
2.2.3 Xác định hàm lượng flavonoid
Hàm lượng flavonoid của chất chiết xuất được xác định theo phương pháp tạo màu với AlCl3 bằng cách xây dựng đường chuẩn quercetin [5]
Khi cho nguyên liệu và dung môi tiếp xúc với nhau, ban đầu dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu sau đó những chất trong tế bào nguyên liệu cây sẽ hòa tan vào dung môi rồi khuếch tán ra ngoài tế bào Trong quá trình tách chiết sẽ xảy ra một số quá trình sau: Khuếch tán, thẩm thấu, thẩm tích Trong thực nghiệm, việc chiết rắn- lỏng được áp dụng nhiều hơn gồm ngâm kiệt, ngâm dầm, chiết với máy Soxhlet,…
Sự chiết bằng cách nấu nguyên liệu cây với nước còn được gọi là nước sắc Ngoài ra còn có sự chiết với phương pháp lôi cuốn bằng hơi nước, phương pháp sử dụng chất lỏng siêu tới hạn,…
Có hai phương pháp chính để chiết xuất các hợp chất hữu cơ từ thực vật: chiết lỏng - lỏng và chiết rắn - lỏng Trong đó, phương pháp chiết xuất lỏng - lỏng sử dụng một loại dung môi hữu cơ phù hợp để hòa tan chất cần chiết, giúp tinh chế và cô lập hợp chất mong muốn.
2.2.5 Phương pháp đánh bắt gốc tự do DPPH • [3]
Năm 1922, Goldschmidt và Renn đã phát hiện ra một gốc tự do bền có màu tím đậm, hầu như không phân hủy, không nhị trùng hóa và cũng không phản ứng với oxy đó chính là gốc tự do DPPH • (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) DPPH • là một gốc tự do có màu tím giống như màu của dung dịch KMnO4, không tan trong nước, tan trong dung môi hữu cơ Dung dịch DPPH • có cực đại hấp thụ tại bước sóng 517 nm và sản phẩm khử của nó là 2,2-diphenyl-1-picrylhydrazine (DPPH-H) thì có màu vàng cam
Ngày nay DPPH • được sử dụng để khảo sát khả năng ức chế gốc tự do Phương pháp này rất hữu hiệu được dùng phổ biến vì đơn giản, nhanh chóng và dễ ổn định
Các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH • bằng cách cho hydrogen, làm giảm độ hấp thu tại bước sóng cực đại và màu của dung dịch phản ứng sẽ nhạt dần, chuyển từ tím sang vàng nhạt Phản ứng trung hòa gốc DPPH • của các chất kháng oxy hóa được minh họa bằng phản ứng được mô tả bên trên
Hình 2 1 Cơ chế kháng oxy hóa
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Sàng lọc một số cây có hoạt tính kháng oxy hóa
3.2.1 Quy trình điều chế cao chiết thử nghiệm hoạt tính kháng oxy hóa
Để đánh giá hoạt tính sinh học của lá cây, các lá tươi trưởng thành được thu hái, vệ sinh và phơi khô Sau đó, chúng được nghiền mịn và tiến hành chiết xuất theo sơ đồ 2.2 Cao chiết này được sử dụng để đo hàm lượng polyphenol và flavonoid, cũng như xác định các đặc tính sinh học.
Thuyết minh quy trình: Nguyên liệu sau khi được xử lý, phơi khô, xay nhuyễn thành bột tiến hành trích ly bằng dung môi ethanol (cao cồn) với tỉ lệ nguyên liệu: dung môi 1: 90 (g/ml), ở nhiệt độ 60 0 C, trong thời gian 60 phút và quy trình trích ly được thực hiện lặp lại 4 lần Kết thúc quá trình trích ly tiến hành lọc thô để loại bỏ bã, dịch chiết sau khi lọc được loại dung môi bằng hệ thống cô quay chân không ở nhiệt độ 40 0 C áp suất thấp để làm bay hơi dung môi, hạn chế tối thiểu sự thấp thoát hợp chất sinh học và thu được cao chiết Thu nhận cao cồn của nguyên liệu
3.2.2 Khảo sát tiêu chuẩn nguyên liệu nghiên cứu
3.2.2.1 Xác định một số chỉ tiêu hóa lý của nguyên liệu
❖ Mục đích: Phân tích, xây dựng tiêu chuẩn chất lượng của nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu
Sau khi thu hái, các loại lá được phân loại, rửa sạch và bảo quản Tiếp theo, các chỉ tiêu hóa lý được khảo sát theo phương pháp trình bày ở Bảng 2.1.
Xay Trích ly Lọc và thu dịch chiết
Sơ đồ 2 2 Quy trình điều chế cao chiết từ lá cây
Bảng 2 1 Bảng phương pháp khảo sát thành phần và tính chất nguyên liệu
3.2.2.2 Xác định hàm lượng polyphenol
Cân 100 g nguyên liệu tươi được xử lý theo sơ đồ 2.1 để thu nhận bán thành phẩm cao chiết với dung môi Cao chiết được xác định hàm lượng polyphenol dựa theo phương pháp Folin-Ciocalteau của Aiyegoro và Okoh [11]
Lấy 1ml cao chiết thành phẩm và pha loãng 100 lần Sau đó lấy 1ml dung dịch vừa pha loãng vào bình định mức 10 ml, thêm 0,5 ml thuốc thử Folin –Ciocalteu, lắc đều, để phản ứng diễn ra trong 3 phút rồi thêm vào 1 ml dung dịch Na 2 CO 3 bão hòa, lắc đều và bổ sung nước cất đến vạch định mức Để yên trong 3 phút rồi đem so màu ở bước sóng 760 nm với nước cất làm chuẩn
Dựa vào đường chuẩn acid gallic để xác định hàm lượng polyphenol có trong mẫu cao bán thành phẩm Hàm lượng polyphenol có trong mẫu được tính bằng đương lượng acid gallic (GAE) có trong mẫu cao đem định lượng
3.2.2.3 Xác định hàm lượng flavonoid
Cân 100 g nguyên liệu tươi được xử lý theo sơ đồ 2.1 để thu nhận bán thành phẩm cao chiết, với dung môi cồn thu cao cồn, dung môi nước thu cao nước Cao chiết được xác định hàm lượng flavonoid dựa theo phương pháp tạo màu với AlCl3 bằng cách xây dựng đường chuẩn quercetin [9]
Chỉ tiêu Phương pháp Độ ẩm (%) Sấy đến khối lượng không đổi
Hàm lượng tro tổng (%w/w khô) Nung ở 550 - 600 0 C đến khối lượng không đổi Hàm lượng đường khử, đường tổng
Lấy 1 ml cao bán thành phẩm và pha loãng 10 lần Sau thêm vào 4 ml nước cất thu được hỗn hợp 1 Sau đó, thêm vào 0,3 ml dung dịch NaNO 2 5% Sau 5 phút thêm tiếp 0,3 ml dung dịch AlCl 3 10%, sau 6 phút cho vào 2 ml dung dịch NaOH 1M và định mức đến thể tích 10 ml bằng nước cất Tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng
Dựa theo đường chuẩn quercetin, các nhà nghiên cứu đã xác định được hàm lượng flavonoid trong mẫu cao bán thành phẩm bằng cách định lượng đương lượng quercetin có trong mẫu cao đó.
3.2.3 Thử nghiệm khả năng kháng oxy hóa của một số cây trong rừng ngập mặn [3 ]
- Cân 7,88 mg DPPH • định mức bằng cồn 96 0 thành 100 ml Để ổn định trong tối
30 phút ở 40 0 C Lúc này DPPH • có nồng độ là 0,2 mM
- Mẫu thử: pha mẫu thí nghiệm bằng cồn 96 0 , lắc cho mẫu tan hoàn toàn, pha thành 5 dóy nồng độ từ 75- 200 àg/ml Tiến hành cho 1 ml mẫu thớ nghiệm với 1 ml DPPH • (0,2 mM) Lắc đều, được dung dịch mẫu Để yên các mẫu trong tối trong 30 phút ở nhiệt độ phòng, tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm
- Mẫu đối chứng: được tiến hành tương tự như mẫu thí nghiệm nhưng được thay bằng dung dịch vitamin C
- Mẫu chuẩn: được thay bằng cồn
- Mẫu trắng: gồm dung dịch ethanol và DPPH • (0,2 mM)
Sau khi chuẩn bị các mẫu, tiến hành khảo sát khả năng ức chế gốc tự do, các mẫu sẽ được bơm vào giếng 96 lỗ và đưa vào máy ELISA đọc kết quả ở giá trị mật độ quang 517 nm
Quy trình xác định khả năng đánh bắt gốc tự do DPPH• của dịch chiết được trình bày theo sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.3 Quy trình thử hoạt tính đánh bắt gốc tự do DPPH •
% ức chế gốc tự do = 100 %
- ODo là giá trị ODchứng: mật độ quang của dung dịch DPPH • và EtOH
- OD t là giá trị OD thử : mật độ quang của DPPH • và mẫu thử
- Acid ascorbic là mẫu đối chứng dương
Khả năng kháng oxy hóa được đánh giá bằng giá trị IC 50 Giá trị IC 50 của mỗi mẫu được tính dựa trên phương pháp hồi quy từ đồ thị giữa % ức chế gốc tự do với nồng độ chất ức chế
Mẫu thí nghiệm DPPH • (0,2mM)
Bơm dung dịch mẫu vào giếng Đo OD 517 nm ủ 30 phút
Ứng dụng sản xuất thử nghiệm trà túi lọc có hoạt tính kháng oxy hóa
Với kết quả khảo sát khả năng kháng oxy hóa của chín loại cây, cây có kết quả có hoạt tính khác oxy hóa ở phần 1 sẽ được chọn để làm nguyên liệu trong quy trình sản xuất trà túi lọc
❖ Thuyết minh quy trình: a Chuẩn bị nguyên liệu
Lá cây Sú được thu hái tại rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.Cam thảo và Atiso được mua khô tại cửa hàng thuốc nam b Xử lý
- Lá cây Sú: làm sạch đất cát để chuẩn bị cho các công đoạn sau
- Cam Thảo: Xay nhỏ cam thảo để chuẩn bị cho quá trình phối trộn
- Atiso: phơi khô, xay nhỏ để chuẩn bị cho quá trình phối trộn c Phơi khô
Mục đích: Làm giảm độ ẩm nguyên liệu đến độ ẩm thích hợp nhằm thuận lợi cho quá trình xay tiếp theo
Các biến đổi của nguyên liệu: lượng ẩm giảm, thay đổi kích thước, giảm khối lượng, tăng độ giòn d Xay
Làm giảm kích thước nguyên liệu đến kích thước nhỏ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trích ly e Phối trộn
Mục đích: thêm thành phần cam thảo và atiso với tỉ lệ thích hợp làm tăng giá trị cảm quan cho sản phẩm f Sao
Mục đích: tạo cảm quan màu, mùi, vị cho sản phẩm trà, đồng thời giúp giảm ẩm tăng thời gian bảo quản cho sản phẩm
Các biến đổi của nguyên liệu: độ ẩm giảm, độ giòn tăng lên, tăng độ màu cho sản phẩm, tăng mùi vị hương thơm do các phản ứng hóa học xảy ra g Đóng gói
Sau khi chọn được công thức phối trộn và sao tiến hành đem đi đóng gói túi lọc và vào bao bì để bảo quản sản phẩm
3.3.2 Khảo sát một số giai đoạn chính của quy trình trà túi lọc
3.3.2.1 Khảo sát quá trình phối trộn
Tìm ra tỉ lệ phối trộn giữa bột lá Sú, cam thảo và atiso thích hợp nhất để tạo hương vị cảm quan tốt nhất cho trà túi lọc
Bố trí thí nghiệm hai yếu tố với D là tỉ lệ phối trộn cam thảo bao gồm 6 %, 9
%, 12 %, 15 % tương ứng với D1, D2, D3, D4 và E là tỉ lệ phối trộn atiso bao gồm
5 %, 10 %, 15 % tương ứng E1, E2, E3 bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên Phối trộn các nguyên liệu theo các tỉ lệ bảng 2.2 để chọn công thức thích hợp
Xử lý Phơi khô Đóng gói Sao
Sơ đồ 2 4 Sơ đồ quy trình sản xuất trà túi lọc lá Sú dự kiến
Bảng 2.2: Bảng hàm lượng phối trộn cam thảo và atiso
Hàm lượng atiso bổ sung (%) E1 (5 %) E2 (10 %) E3 (15 %) Hàm lượng cam thảo bổ sung
Chuẩn bị nguyên liệu: bột lá Sú, cam thảo, atiso
Cân 2 g nguyên liệu bao gồm bột lá Sú, cam thảo, atiso trong đó hàm lượng cam thảo và atiso được bổ sung lần lượt như bảng 2.2 Trích ly với 90 ml nước sôi trong vòng 5 phút, tiến hành đánh giá cảm quan dịch trà thu được và ghi nhận kết quả
Chỉ tiêu đánh giá: điểm đánh giá cảm quan vị của trà theo bảng 2.3
Tiến hành tổ chức hội đồng đánh giá cảm quan gồm 7 thành viên , đánh giá các nghiệm thức bằng phương pháp cho điểm và kết quả thu được được xử lý thống kê để chọn được tỉ lệ cho cảm quan tốt nhất
Bảng 2.3: Bảng điểm đánh giá cảm quan mùi vị của dịch trà
Tính chất cảm quan Điểm Mô tả
0 Vị quá ngọt hoặc quá nhạt, cay nồng
1 Vị ngọt gắt hoặc nhạt, cay của gừng
2 Vị ngọt hơi gắt hoặc hơi nhạt, hơi cay
3 Vị hơi ngọt, hậu vị hơi ngọt
4 Vị ngọt, hậu vị ngọt
5 Vị ngọt hài hòa, hậu vị ngọt
0 Mùi rất nồng hoặc không mùi
5 Mùi rất thơm đặc trưng
3.3.2.2 Khảo sát quá trình sao trà đến chất lượng sản phẩm
Tìm tỉ lệ nhiệt độ và thời gian sao trà thích hợp cho chất lượng cảm quan tốt nhất
Bố trí thí nghiệm hai yếu tố với F là nhiệt độ sao bao gồm 70 0 C, 80 0 C, 90 0 C tương ứng với F1, F2, F3 và G là thời gian sao bao gồm 3 phút, 4 phút, 5 phút tương ứng G1, G2, G3 bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên
Bảng 2.4: Bảng bố trí thí nghiệm nhiệt độ và thời gian sao trà
Nhiệt độ ( 0 C) Thời gian (phút)
Cân 2 g nguyên liệu gồm bột lá Sú, cam thảo, atiso trong đó hàm lượng cam thảo và atiso được chọn ở thí nghiệm 3.3.2.1 Tiến hành sao trà theo các nhiệt độ và thời gian như bảng 2.4 Sau khi sao xong đem trích ly với 90 ml nước sôi trong 5 phút, tiến hành đánh giá cảm quan dịch trà vừa thu được
Chỉ tiêu đánh giá: Điểm đánh giá cảm quan màu, mùi, vị của trà theo bảng 2.5 Tiến hành tổ chức hội đồng đánh giá cảm quan gồm 7 thành viên , đánh giá các nghiệm thức bằng phương pháp cho điểm và kết quả thu được được xử lý thống kê để chọn được tỉ lệ cho cảm quan tốt nhất
Bảng 2.5: Bảng điểm đánh giá cảm quan màu, mùi, vị của dịch trà
Tính chất Điểm Mô tả
1 Màu nâu hoặc màu vàng cực kì nhạt
4 Màu vàng rơm hơi nhạt
5 Màu vàng rơm đặc trưng
0 Mùi rất nồng hoặc không mùi, mùi cháy khét
1 Mùi tương đối nồng hoặc thơm tương đối nhẹ, hơi cháy khét
2 Mùi hơi nồng hoặc hơi thơm
0 Vị lạ hoặc cháy đắng
1 Vị ngọt gắt hoặc rất nhạt, hơi cháy đắng
2 Vị ngọt hơi gắt hoặc hơi nhạt, hậu vị hơi đắng
3 Vị hơi ngọt, hậu vị hơi ngọt
4 Vị ngọt, hậu vị ngọt
5 Vị ngọt hài hòa, hậu vị ngọt
3.3.2.3 Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian pha trà dến chất lượng của sản phẩm
⮚ Khảo sát sự ảnh hưởng của nhiệt độ pha trà đến chất lượng của sản phẩm
Tìm được nhiệt độ pha trà thích hợp đến ảnh hưởng chất lượng sản phẩm
Bố trí thí nghiệm một yếu tố H là nhiệt độ pha trà bao gồm 70 0 C,80 0 C, 90 0 C tương ứng với H1, H2, H3, H4 , thí nghiệm 3 lần lặp lại
Bảng 2.6: Bảng bố trí thí nghiệm nhiệt độ nước pha trà thành phẩm
Nhiệt độ nước pha trà ( 0 C)
Chuẩn bị các gói trà túi lọc có trọng lượng 2 g/ gói với các thông số đã chọn Tiến hành pha trà với 90 ml nước/ gói, các nhiệt độ pha trà được tiến hành như bảng 2.6 tiến hành khảo sát nhiệt độ nước pha trà trong 5 phút, đánh giá cảm quan dịch vừa thu được và chọn nhiệt độ để trích ly
Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng polyphenol và flavonoid Đánh giá các nghiệm thức bằng phương pháp xác định hàm lượng polyphenol và flavovoid có trong 2g sản phẩm được xử lý thống kê để chọn giá trị cao nhất
⮚ Khảo sát ảnh hưởng của thời gian pha đến chất lượng cảm quan sản phẩm
Tìm được thời gian trích ly thích hợp cho chất lượng sản phẩm
Bố trí thí nghiệm một yếu tố I là thời gian pha trà bao gồm 3 phút, 5 phút, 7 phút, 9 phút tương ứng I1, I2, I3, I4, thí nghiệm với 3 lần lặp lại
Bảng 2.7: Bảng bố trí thí nghiệm thời gian pha trà thành phẩm
Thời gian pha trà (phút)
Chuẩn bị các gói trà túi lọc có trọng lượng 2 g/ gói với các thông số phối trộn đã chọn Tiến hành pha trà với 90 ml nước/ gói, các thời gian pha trà được tiến hành như bảng 2.7, tiến hành khảo sát thời gian pha trà
Chỉ tiêu đánh giá: Hàm lượng polyphenol và flavonoid Đánh giá các nghiệm thức bằng phương pháp xác định hàm lượng polyphenol và flavovoid có trong 2g sản phẩm được xử lý thống kê để chọn giá trị cao nhất.
Đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thiện
3.4.1 Chỉ tiêu chất lượng hóa lý
Bảng 2.8: Khảo sát chỉ tiêu hóa lý STT Chỉ tiêu hóa lý
Bảng 2.9: Khảo sát chỉ tiêu chất lượng vi sinh STT Chỉ tiêu kiểm nghiệm
5 Tổng số nấm men – nấm mốc (Cfu/g)
6 Tổng số vi khuẩn hiếu khí (Cfu/g)
3.4.3 Thử nghiệm khả năng kháng oxy hóa của sản phẩm
3.4.4 Chỉ tiêu chất lượng cảm quan
❖ Mục đích Đánh giá chất lượng sản phẩm hoàn thiện
Cân 2 g trà với các thông số tối ưu đã chọn được và trích ly với lượng nước thích hợp là 90 ml, ở nhiệt độ và thời gian tối ưu của thí nghiệm 6, 7 Sau khi thu được dịch trà, tiến hành đánh giá chất lượng cảm quan
Mỗi người thử được nhận một phiếu cho điểm như phụ lục G2, một cốc trà, một cốc nước tráng miệng Họ tiến hành thử và cho điểm theo cách thức như sau: + Trước hết cầm cốc nước trà giơ lên nơi có ánh sáng để xem độ trong, độ vẩn đục;
+ Ngửi mùi trên miệng cốc
+ Nếm trong miệng để xác định vị đặc trưng của nước trà
Thực hiện đánh giá cảm quan dựa trên các chỉ tiêu về màu sắc, mùi, vị, độ trong của sản phẩm trà túi lọc cỏ gấu theo bảng 2.15 Sau đó xác định sản phẩm đạt loại nào theo TCVN 3215 -79 tại phụ lục G2.
Để đánh giá chất lượng, người ta sẽ đánh giá dựa trên thang điểm cảm quan bao gồm các tiêu chí về màu sắc, mùi, vị và độ trong của dịch trà Thang điểm đánh giá được sử dụng là 20 điểm, được chia thành 6 bậc theo mức giá trị giảm dần từ 5 đến 0 điểm Trong đó, 0 điểm là mức tệ nhất, tương ứng với sản phẩm bị hỏng, còn từ 1 đến 5 điểm là các mức khuyết tật giảm dần.
Bảng 2.10: Bảng điểm đánh giá chất lượng sản phẩm trà theo TCVN 3215-79
Bậc đánh giá Điểm không trọng lượng
Màu 1 5 Màu vàng rơm đặc trưng
2 4 Màu vàng rơm hoặc vàng hơi đậm
3 3 Màu vàng rơm nhạt hoặc vàng đậm
4 2 Màu vàng nhạt hoặc vàng rất đậm
5 1 Màu vàng rất nhạt hoặc màu vàng nâu
6 0 Không màu hoặc nâu đen
Mùi 1 5 Mùi thơm đặc trưng hài hòa
Vị 1 5 Vị ngọt hài hòa, hậu vị ngọt
2 4 Vị ngọt, hậu vị ngọt
3 3 Vị hơi ngọt, hậu vị hơi ngọt
6 0 Không vị Độ trong 1 5 Trong suốt, không cặn
2 4 Tương đối trong, không có cặn
3 3 Hơi trong và tương đối không có cặn
4 2 Hơi đục và hơi có cặn
5 1 Tương đối đục và có cặn
6 0 Rất đục và có nhiều cặn