GIỚI THIỆU
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở những nước phát triển tất cả nước thải sinh hoạt của nhà dân và nước thải công nghiệp đều phải đấu nối với những trung tâm xử lý môi trường, sau khi xử lý xong mới cho ra ao, hồ, sông, suối Nước ta có những trung tâm xử lý môi trường, nhưng thực chất số lượng không đủ để đáp ứng được nhu cầu thực tế, vì thế hầu như nước thải sinh hoạt đều cho chảy thẳng ra kênh rạch, sông, suối, còn nước thải công nghiệp, nông nghiệp thì có xử lý nhưng còn rất lỏng lẻo và không có sự kiểm soát chặt chẽ Nếu không được kiểm soát và quản lý tốt các dòng thải đó sẽ gây nên nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ phá vỡ cân bằng sinh thái tự nhiên và gây mất mỹ quan đô thị cũng như ảnh hưỡng đến sức khỏe cộng đồng trong khu vực và ô nhiễm do ngành chăn nuôi cũng đang là vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay Ở Việt Nam trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi heo phát triển với tốc độ rất nhanh nhưng chủ yếu là tự phát và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn kỹ thuật về chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi Do đó, năng suất chăn nuôi còn thấp, chất thải ngành chăn nuôi heo gây ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng Ô nhiễm môi trường không những là mầm mống gây ra bệnh tật ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi, năng suất chăn nuôi mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người và môi trường sống xung quanh
Theo thống kê của Bộ NN&PTNT về chăn nuôi, cả nước hiện có khoảng 29 triệu con lợn [1] Mỗi năm khối lượng nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5 triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn,…), còn lại 80% lượng chất thải chăn nuôi đã bị lãng phí và phần lớn thải ra môi trường gây ô nhiễm
Nước thải chăn nuôi heo ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người do gây ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất và sản phẩm nông nghiệp Chất thải này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, trứng giun sán, virus gây dịch như lở mồm long móng, tai xanh Ngoài ra, nước thải chăn nuôi còn có hàm lượng chất hữu cơ cao, gây mùi hôi thối và là môi trường cho ruồi muỗi sinh sôi.
Những tác động của chất thải trong ngành chăn nuôi heo gây nên ảnh hưởng nghiệm trọng, vì thế nhiều phương pháp, kỹ thuật xử lý chất thải khác nhau đã được áp dụng Hầu hết các trang trại chăn nuôi ở Việt Nam đang áp dụng công nghệ khí sinh học như là công nghệ chính để xử lý nước thải chăn nuôi Nước thải chăn nuôi được đưa xuống hầm biogas, nước thải sau biogas được đưa qua các hồ lắng, hồ sinh học để làm sạch trước khi xả xuống nguồn nước mặt Quy hoạch chăn nuôi, áp dụng các phương pháp xử lý bằng lý học, hóa học, sinh học được áp dụng và bước đầu tạo nên hiệu quả nhất định Nhưng nhìn chung thì nhiều nơi vẫn chưa có quy trình xử lý hiệu quả, chất lượng nước sau xử lý không chưa đạt quy định xả thải [3] Hiệu quả tích cực về môi trường của hầm Biogas không thể phủ nhận Tuy nhiên, các hệ thống khí sinh học chưa phải là hệ thống xử lý sau cùng để đảm bảo đủ điều kiện xả thải an toàn vào môi trường Nước thải sau Biogas có các thành phần gây ô nhiễm môi trường vẫn còn ở mức rất cao Chính vì vậy, việc tiếp tục xử lý nước thải sau biogas trước khi thải ra môi trường là rất cần thiết và cần phải xử lý đồng thời nhiều tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là chất hữa cơ, amoni, độ đục để đạt quy định xả thải [4]
Xuất phát từ cơ sở đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ứng dụng bãi lọc thực vật để nâng cao hiệu quả xử lí nước thải sau Biogas’’ Góp phần tìm ra một quy trình mới có tính ứng dụng cao để nâng cao hiệu quả xử lí nước thải sau biogas đạt chuẩn và giảm thiểu chi phí cho người sản xuất.
MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Ứng dụng triển khai đề tài: Nghiên cứu ứng dụng bãi lọc thực vật để nâng cao hiệu quả xử lí nước thải sau Biogas
- Sử dụng các lớp vật liệu làm giá thể là sỏi, cát, than hoạt tính, đất (xơ dừa) Tạo điều kiện cho thực vật thích nghi phát triển và hấp thụ xử lí nước thải
- Khảo sát hiệu quả xử lý thông qua đánh giá các chỉ tiêu: độ đục, amoni, TSS, BOD Đánh giá so sánh với QCVN 62-MT:2016/BTNMT.
- Mẫu nước thải sau Biogas được thu thập tại các hộ dân chăn nuôi đang hoạt động trên địa bàn khu vực huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
- Khảo sát sự phát triển của thực vật qua chiều cao cây và so sánh hiệu quả xử lý nước thải của 2 loại thực vật là cây chuối mỏ két, chùm ngây.
GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI ĐỀ TÀI
Đề tài này sử dụng bể bãi lọc thực vật (wetland) để trồng cây và theo dõi khả năng xử lý nước thải chăn nuôi heo sau Biogas thông qua các chỉ tiêu được so sánh ở nước đầu vào của các qua trình tiền xử lý và nước đầu ra của bể wetland Nguồn nước thải được sử dụng lấy từ nước thải chăn nuôi heo sau Biogas thuộc khu vực tỉnh Bình Dương Đặc tính của nước thải được khảo sát bằng việc xác định các thông số như độ đục, amoni., BOD, TSS.
Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu này đóng góp vào việc tìm ra một quy trình mới có tính ứng dụng cao, nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nước thải sau biogas đạt chuẩn Quy trình này được xây dựng dựa trên các chỉ tiêu so sánh nước đầu vào và đầu ra, cũng như quá trình thích nghi và phát triển của thực vật trong điều kiện xử lý nước thải.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VẬT LIỆU
3.1.1 Nước thải chăn nuôi sau biogas
Nước thải chăn nuôi sau xử lý từ các hầm biogas vẫn chứa một lượng lớn các chất ô nhiễm Nước thải chăn nuôi chủ yếu chứa các chất hữu cơ ít độc, các hydratcacbon, P, hàm lượng BOD, COD, TSS cao, đặc biệt là hàm lượng Nitơ lớn Khi nước thải chưa được xử lý thải ra môi trường thường có màu đen, xám, gây mùi hôi thối khó chịu, làm suy giảm chất lượng nước nguồn tiếp nhận, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Nước thải ngành chăn nuôi mang những đặc điểm riêng, có nồng độ ô nhiễm khá cao, chủ yếu là các chất hữu cơ, cặn lơ lửng và có hàm lượng ni tơ khá cao Việc này khi xả thải ra nguồn nước chung sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa các thủy sinh vật, xảy ra các quá trình phân hủy kỵ khí trong nước gây ra các mùi hôi thối mạnh Do tính chất của nước thải có chứa nguồn cacbon, nitơ cùng các chất dinh dưỡng, nên thực vật và các vi sinh vật có trong đất sẽ lấy thức ăn từ trong nước thải chăn nuôi để sinh sống và phát triển Hiện nay ngành chăn nuôi trên địa bàn Bình Dương nói chung và huyện Phú Giáo nói riêng đang ngày càng phát triển, nhiều trang trại trang trại chăn nuôi lớn , nhỏ được thành lập Chính vì vậy lượng nước thải chăn nuôi xả ra môi trường ngày càng tăng, lượng nước thải này đa phần được xử lý qua hệ thống biogas và một phần nhỏ chưa qua xử lý được xả thải ra các kênh, mương hoặc tưới tiêu trực tiếp cho các cây trồng lâu năm như cao su, hồ tiêu,… Mặc dù đã qua hệ thống biogas nhưng nước thải chăn nuôi vẫn làm nước của các con kênh, mương có màu đen và bốc mùi hôi Chứng tỏ nước thải chăn nuôi sau biogas tại địa bàn vẫn chứa các hàm lượng chất ô nhiễm cao, chưa đủ tiêu chuẩn xả thải ra môi trường Dưới đây là các thông số về tính chất và thành phần của nước thải chăn nuôi khu vực huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Do đề tài có giới hạn nên chỉ khảo sát các chỉ tiêu trong bảng 3.1
BẢNG 3.1: Thành phần nước thải chăn nuôi sau Biogas của cơ sở chăn nuôi heo tại Phú Giáo đã qua tiền xử lý
STT Thông số Đơn vị Giá trị đầu vào QCVN 62-MT:2016/BTNMT
Qua Bảng 3.1, nước thải chăn nuôi heo sau biogas qua công đoạn tiền xử lý vẫn có nồng độ ô nhiễm cao cần phải có biện pháp xử lý để không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường ,cũng như sức khỏe của người dân xung quanh khu vực Hàm lượng BOD trong nước thải khá cao, điều này thể hiện nước thải chăn nuôi gia súc rất thích hợp cho xử lý sinh học [16] Cũng qua bảng trên, nhận thấy nước thải chăn nuôi gia súc có thành phần các chất hữu cơ cao phù hợp với thực vật do thực vật tính có khả năng loại bỏ đồng thời chất hữu cơ và nitơ, photpho Bên cạnh hàm lượng TSS và amoni trong nước thải chăn nuôi lại khá lớn thì độ đục khá cao nên cần có biện pháp loại bỏ bằng bể lọc thực vật
HÌNH 3.1: Nước thải lấy về từ cơ sở chăn nuôi tại Phú Giáo đã qua tiền xử lý
Nước thải chăn nuôi sau công đoạn tiền xử lý bằng biogas vẫn cho màu nâu đậm, độ đục cao và mùi hôi Để giải quyết vấn đề này, đề tài đã nghiên cứu xử lý nước thải bằng 2 bể lọc thực vật chứa các loại thực vật khác nhau và 1 bể lọc thực vật đối chứng Mục đích là so sánh hiệu quả xử lý nước thải của 2 loại thực vật này.
Thực vật ở trong bể lọc thực vật đóng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải
Nó hấp thụ các chất hữu cơ có trong nước thải để sinh trưởng và phát triển, nhờ đó nồng độ các chất ô nhiêm có trong nước thải được giảm xuống Có nhiều loại thực vật thích nghi, phát triển tốt trong hệ thống bãi lọc thực vật đem lại hiệu quả xử lý cao Trong đề tài, nghiên cứu trên 2 loại thực vật là chuối mỏ két và chùm ngây
- Chuối mỏ két (Heliconia psittacorum Sesse Et Moc):là cây thân thảo nhỏ, mọc thành bụi thưa, gốc có thân rễ mập, đẻ nhiều nhánh, sống lâu năm Lá có cuống dài, phiến dạng thuôn bầu dục, gốc tròn, đỉnh thuôn, màu xanh bóng, gân hai bên mảnh song song với nhau.Cụm hoa trên cuống chung dài, mọc ra giữa đám lá, cụm hoa hướng thiên, xếp 2 dãy mo trên mặt phẳng Mo hẹp, màu đỏ cam, bóng, nhọn đầu, bền Hoa lớn có 6 cánh màu vàng cam, quả mọng Cây có tốc độ sinh trưởng nhanh Phù hợp với không gian có nhiều ánh sáng hoặc chịu bóng bán phần Cây được trồng dễ dàng bằng các đoạn thân rễ có chồi thân giả Đặc biệt là nhu cầu nước của cây khá cao Cây có thể đẻ dày, nhiều ở những nơi ngập nước.
HÌNH 3.2: Cây chuối mỏ két
Cây chùm ngây là cây gỗ nhỏ, cao hàng chục mét ở độ tuổi trưởng thành (3-4 năm tuổi) Nó được trồng nhiều ở vùng đất khô hạn khắc nghiệt nhiệt đới hoặc bán nhiệt đới, chịu được hạn hán, ưa nắng, ít sâu bệnh, không cần chăm sóc đặc biệt Cây có nhiều công dụng như làm thức ăn gia súc, khí sinh học, thuốc nhuộm, đấu kiếm, phân bón, chất dinh dưỡng lá, kẹo cao su, chất làm sạch nước, mật ong, thuốc, cây cảnh, thuốc trừ sâu sinh học, bột giấy, dây thừng,
QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
Nghiên cứu này được thực hiện theo quy trình: khảo sát các chế độ vận hành tối ưu nhất, các thông số kĩ thuật: BOD, amoni, tổng rắn lơ lửng, độ đục Quy trình nghiên cứu được tóm tắt dưới (hình 3.4):
HÌNH 3.4: Quy trình thí nghiệm
MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU PHÒNG THÍ NGHIỆM
Trong nghiên cứu này ta tiến hành thí nghiệm với bể lọc thực vật
HÌNH 3.5: Thông số số liệu mô hình
Nước thải đã qua tiền xử lý
Bể lọc thực vật Thu nước đầu ra và đo các chỉ tiêu
Vẽ đồ thị so sánh Đo chiều cao cây và so sánh qua từng tuần
HÌNH 3.6: Sơ đồ hoạt động phòng thí nghiệm
HÌNH 3.7: Mô hình bãi lọc thực vật trong thực tế Đá nhỏ Đất sạch 7cm Đá Đá to to
Than hoạt tính 2cm Đá 10cm Đá nhỏ Đất sạch 7cm Đá Đá to to
Than hoạt tính 2cm Đá 10cm
Nước thải đã qua tiền xử lý
- Bể lọc thực vật: được chia làm 3 bể, nhằm đánh giá hiệu suất của từng bể Bể lọc thực vật được làm từ tôn mỏng và sắt chữ L Bể có kích thước dài 70 cm, rộng 40 cm, cao 30 cm, chiều cao chân bể 20 cm Mỗi bể được chia làm 3 ngăn, cách bởi 2 tấm tôn đục lỗ Vật liệu bể gồm: Thanh chữ L: 0,7m x 2cây, 0,5m x 4cây, 0,4m x 2cây Tôn: 0,4 x 0,3m x 4 tấm, 0,7 x 0,3m x 2 tấm, 0,7 x 0,4 x 1 tấm Cát mịn, than hoạt tính, đất sạch, đá xanh, kéo, khoan, keo, ốc, vít, kẽm,…Ống nhựa 34, 42, giảm
42 34, van 34, túi ni lông trắng
- Trên đây là những vật liệu, thiết bị cho một mô hình và thí nghiệm nghiên cứu của tôi
- Mật độ trồng cây trên bể: 41 cây/m²
- Vận tốc dòng chảy: 0,05 l/p, thời gian lưu: 23h
- Nhu cầu oxy sinh hóa BOD ban đầu là 230 - 450 mg/l, tổng chất rắn lơ lửng ban đầu là 200 - 500 mg/l, amoni là 230 – 380 mg/l và độ đục là 100 – 270 mg/l Lưu lượng nước thải được điều chỉnh bằng van
Nghiên cứu này được thực hiện ở trong phòng thí nghiệm Hóa - Môi trường của khoa Công Nghệ Sinh Học, Trường Đại học Mở TP.HCM từ ngày 01/09/2019 - 13/12/2018 Nhiệt độ hoạt động là nhiệt độ của môi trường xung quanh 28 – 32 0 C Ngày đầu tiên, tiến hành chạy nước thải chăn nuôi heo sau Biogas đã qua công đoạn tiền xử lí vào trong các bể lọc thực vật có trồng cây chuối mỏ két và chùm ngây, nước thải được lấy từ hệ thống xử lý Biogas của hộ chăn nuôi heo tại địa bàn huyên Phú Giáo, tỉnh Bình Dương Nước thải lấy về và qua công đoạn tiền xử lí có nồng độ BOD: 230 - 450 mg/l, TSS: 200 - 500 mg/l, Amoni: 230 - 380 mg/l, độ đục: 100
- 270 mg/l Thời gian hoạt động của mô hình được thể hiện trong bảng 3.3 Trong suốt 2 tuần đầu là giai đoạn để thực vật có thể thích nghi và phát triển với nước thải chăn nuôi để tăng sinh khối, khi thực vật đã bắt đầu ổn định tiến hành khảo sát các thông số kĩ thuật ảnh hưởng đến chất lượng nước đầu ra Hàng tuần tiến hành đo chiều cao cây để theo dõi sự phát triển cây
BẢNG 3.2: Thời gian hoạt động của mô hình
Giai đoạn (tuần) Hoạt động Nhiệm vụ
Giai đoạn thích nghi ( 4 tuần)
Xây dựng và chạy mô hình thí nghiệm
Trồng cây với nước sạch để cây thích nghi
Theo dõi sự phát triển của cây Tưới nước thường xuyên để cây thích nghi trên bể lọc thực vật
Khảo sát các thông số liên quan đến xử lý nước thải (TSS, Amoni, BOD, độ đục)
Cây thích nghi với nước thải chăn nuôi sau Biogas
Khi thực vật đã bắt đầu thích nghi, tiến hành cho nước thải chạy không liên tục vào hệ thống (đã được điều chỉnh lưu lượng đầu vào) cho cây thích nghi với nước thải Đo các chỉ số nước thải TSS, Amoni, BOD, độ đục (đầu vào và đầu ra) để so sánh và đánh giá hiệu quả xử lý của mô hình
Theo dõi chiều cao cây
Xây dựng đồ thị để theo dõi quá trình xử lý nước thải để nếu có bất thường kịp điều chỉnh
Tiếp tục khảo sát các thông số liên quan đến xử lý nước thải (TSS, Amoni, BOD, độ đục)
Cho nước thải chạy liên tục
Tiến hành đo các chỉ số nước thải đầu vào, đầu ra Vẽ đồ thị so sánh với QCVN Đánh giá hiệu quả xử lý của hệ thống Đo chiều cao cây tại bể lọc thực vật và bể đối chứng Vẽ đồ thị so sánh.
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
Hiệu quả của bể lọc thực vật được đánh giá thông qua các chỉ tiêu lý hóa sinh như: BOD, Amoni, TSS, độ đục [18]
3.4.1 Phương pháp tính BOD 5 (Biochemical Oxygen Demand)
Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) thể hiện lượng oxy cần thiết để vi sinh vật hiếu khí phân hủy các chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện thiếu không khí.
- Chuẩn bị nước pha loãng: Nước pha loãng là nước RO
+ Nếu có độ kiềm hoặc độ acid thì mẫu phải được trung hòa đến pH khoảng 6,5 – 7,5 bằng H2SO4 hoặc NaOH
+ Nếu mẫu có hàm lượng clo dư đáng kể, thêm 1 ml acid acetic 1 : 1 hay
H2SO4 1: 50 trong 1 lít mẫu, sau đó tiếp tục thêm 10 ml% rồi định phân bằng
Na2S2O3 0,025M đến dứt điểm Kỹ thuật pha loãng mẫu xử lý theo tỷ lệ: ● 0,1% - 1% : cho nước thải công nghiệp nhiễm bẫn nặng
● 1% - 5% : cho nước uống chưa xử lý hoặc đã lắng
● 5% –25% : cho dòng chảy qua quá trình oxy hóa
● 25% - 100% : cho các dòng sông ô nhiễm (nhận nước thải)
- Nước sau khi được pha loãng đem sục khí 30 phút, tiến hành đo DO0 Chiết nước pha loãng vào chai, đậy nhanh nắp lại (không được có bọt khí) Chai đậy kín để ủ 5 ngày (DO5 ), ủ trong tủ ở 20 0 C đậy kỹ
- Định phân lượng oxy hòa tan Đối với các loại nước đã biết chắc hàm lượng DO = 0 thì không cần định phân lượng oxy hòa tan Đối với mẫu:
+ Một chai xác định hàm lượng DO ngay trên mẫu pha loãng: DO0
+ Một chai còn lại ủ ở 20 0 C ± 1 0 C và định phân DO5 (sau 5 ngày)
- Độ pha loãng sao cho để sự khác biệt giữa hai lần định phân phải ≥ 1 mg O2/l
- Tính Toán: BOD (mg/l) = (DO0 – DO5) x f
Trong đó: DO0: oxy hòa tan đo được ngày đầu tiên (sục khí trong 30 phút)
DO5: oxy hòa tan đo được sau 5 ngày f: hệ số pha loãng
- Hàm lượng oxy hòa tan được đo bằng máy oxy hòa tan HI 9142 của hãng Hanna instruments
HÌNH 3.8: Máy đo oxy hòa tan
3.4.2 Phương pháp tính TSS (Total suspendid solids)
TSS là trọng lượng khô của trong nước thải bị giữ lại bởi lưới lọc Là một chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước sử dụng để đo lường chất lượng nước thải TSS của một mẫu nước hoặc nước thải được xác định bằng cách rót vào một lượng nước qua bộ lọc cân trước có kích thước lọc nhất định, sau đó đem sấy bộ lọc để loại bỏ nước rồi đem cân Việc tăng trọng lượng là con số trọng lượng khô của hạt hiện diện trong mẫu nước được thể hiện trong đơn vị dẫn xuất hoặc được tính toán từ đơn vị của nước đã được lọc qua Về chất lượng nước, hàm lượng chất rắn lơ lửng cao sẽ làm tăng nhiệt độ nước và giảm lượng oxy hòa tan (DO) [19] , nguyên nhân là vì các hạt lơ lửng hấp thụ nhiệt nhiều hơn từ bức xạ mặt trời so với các phân tử nước Nhiệt này sau đó được chuyển sang nước xung quanh bằng dẫn Nước nóng không thể chứa nhiều oxy hoà tan như nước lạnh hơn, do đó mức độ DO sẽ giảm xuống [20]
Cách đo TSS: Chuẩn bị giấy lọc phù hợp với kích thước phểu lọc của máy hút chân không và đã được cân trọng lượng miếng giấy lọc trước (m1) Hút 20 ml (V) nước thải đã khuấy trộn vào becher và rót từ từ vào giấy lọc trong phểu Dùng máy hút chân không đến khi giấy lọc vừa hết nước Gắp giấy lọc vào đĩa petri, sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 70 – 80 0 C, trong vòng 2-3 phút Khi giấy lọc khô đến trọng lượng không đổi, đem đi cân (m2) Độ tăng trọng lượng giấy lọc chính là khối lượng tổng chất rắn lơ lững được tính bằng công thức sau:
Amoni là ion đa năng tích điện dương (NH4+), thường được hình thành từ quá trình khuếch tán amoniac (NH3) Trong quá trình xử lý nước thải, NH4+ được tạo ra thông qua quá trình amoni hóa các chất hữu cơ Sự khử NH4+ chủ yếu xảy ra thông qua quá trình nitrat hóa, diễn ra trong môi trường hiếu khí nhờ hoạt động của vi khuẩn.
Nitrosomonas và Nitrobacter Ngoài ra NH4 + còn được loại bỏ thông qua quá trình khuếch tán trực tiếp vào khí quyển và được hấp thụ một phần bởi thực vật
- Phương pháp : đo bằng bộ test kit nhanh Amoni HI3824
+ Pha loãng nước thải bằng nước RO
+ Rữa cốc nhựa bằng nước thải
+ Đổ 10 ml nước thải đã pha loãng vào cốc nhựa
+ Thêm 2 giọt Amoni Reagent 1 (R1), đậy nắp lắc cốc theo vòng tròn + Thêm 8 giọt Nessler, đậy nắp tiếp tục lắc vòng tròn
+ Đổ dung dung vào khối lập phương ( bảng màu)
+ Đợi 5 phút và xác định màu phù hợp
- Cách tính Amoni : Lấy chỉ số trên bảng màu x hệ số pha loãng
HÌNH 3.9: Bộ test kit Amoni
3.4.4 Phương pháp đo độ đục
- Độ đục chỉ là sự vẩn đục của nước Sự vẩn đục xuất phát từ các hạt lơ lửng trong nước mà chúng ta có thể nhìn thấy chúng riêng lẻ Những hạt này có thể là tảo, bụi bẩn, khoáng chất, protein, dầu hoặc thậm chí là vi khuẩn.
- Độ đục là một phép đo quang chỉ ra sự hiện diện của các hạt lơ lửng Nó được đo bằng cách chiếu ánh sáng qua một mẫu và định lượng nồng độ hạt lơ lửng Khi có càng nhiều hạt trong dung dịch, độ đục càng cao Độ đục có tầm quan trong quản lý môi trường vì độ đục của nước có thể chỉ ra nước có bị ô nhiễm hay không
- Độ đục trong nghiên được xác định bằng máy đo độ đục HI 93703 Nước thải sau khi khuấy đều được đổ vào chai thủy tinh đến vạch mức, dùng giấy mền lau khô bên ngoài chai trước khi cho vào máy Cho mẫu vào máy và đọc kết quả
HÌNH 3.10: Máy đo độ đục
PHƯƠNG PHÁP XỬ LÍ SỐ LIỆU
- Các số liệu được thống kê và lập thành bảng tính, vẽ đồ thị thể hiện quan hệ giữa các thông số thông qua phần mềm Ms Excel
- So sánh số liệu kết quả với QCVN.
PHƯƠNG PHÁP THAM KHẢO TÀI LIỆU
Tham khảo, tìm hiểu tài liệu từ sách, bài báo nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước.