1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THẢO LUẬN KIỂM TOÁN CĂN BẢN Đề tài Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn

45 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn
Tác giả Lương Thị Tuệ Tâm, Phạm Thị Thanh, Trịnh Thị Diệu Thanh, Lê Thị Thảo, Nguyễn Thị Phương Thảo, Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phạm Thị Phương Thảo, Bùi Thị Thu, Lê Thị Thu, Phạm Thị Ngọc Diễm
Người hướng dẫn Đào Ngọc Hà
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Khoa Kinh Tế
Thể loại Bài thảo luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 435,6 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT (7)
    • 1.1 Các khái niệm cơ bản (7)
    • 1.2 Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán (10)
      • 1.2.1 Lựa chọn ngẫu nhiên (10)
      • 1.2.2 Lựa chọn theo hệ thống (12)
      • 1.2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ (13)
      • 1.2.4 Lựa chọn bất kỳ (14)
      • 1.2.5 Lựa chọn mẫu theo khối (14)
    • 1.3 Quy trình chọn mẫu kiểm toán (15)
      • 1.3.1 Thiết kế mẫu (15)
      • 1.3.2 Cỡ mẫu (17)
      • 1.3.3 Lựa chọn phần tử kiểm tra (20)
      • 1.3.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán (21)
      • 1.3.5 Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót (21)
      • 1.3.6 Dự đoán sai sót cho tổng thể (21)
      • 1.3.7 Đánh giá kết quả mẫu (21)
  • CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO (23)
    • 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toán Vaco (23)
    • 2.2 Phương pháp chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiếm toán VACO (24)
      • 2.2.1 Phương pháp chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát 24 2.2.2. Chọn mẫu trong thử nghiệm chi tiết (24)
    • 2.3 Đánh giá về thực trạng vận dụng kỹ thuật chọn mẫu (41)
      • 2.3.1 Ưu điểm (41)
      • 2.3.2 Hạn chế (43)
  • KẾT LUẬN (8)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (45)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Các khái niệm cơ bản

Mẫu kiểm toán : là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả cho tổng thể.

Khái niệm chọn mẫu kiểm toán:

Theo VSA 530 – Lấy mẫu kiểm toán là việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể.

Lý do lấy mẫu kiểm toán:

Trong thực tế, khi tiến hành kiểm toán, số lượng kiểm toán, nghiệp vụ thường rất lớn nên KTV không thể có đủ nguồn lực (con người, thời gian, chi phí) để thực hiện thủ tục kiểm toán cho toàn bộ 100% giao dịch Việc kiểm toán toàn diện cũng không thể giúp KTV phát hiện được toàn bộ sai phạm hoặc đưa ra kết luận tuyệt đối do sai sót luôn có thể tồn tại bởi các lý do chủ quan và khách quan.

Do đó để đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán cũng như tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức, KTV sẽ thực hiện chọn các mẫu với số lượng nhất định và đảm bảo được tính đại diện cao cho cả tổng thể nghiệp vụ kiểm tra.

Các khoản mục cần chú ý khi lấy mẫu kiểm toán:

- Có giá trị lớn hoặc những khoản mục chính: Những khoản mục có sự nghi ngờ, bất thường hoặc dễ bị sai sót

- Những khoản mục có giá trị cao hơn giá trị nhất định: Chiếm tỷ lệ phần trăm lớn trong tổng thể.

- Khoản mục dùng để thu thập thêm thông tin: bản chất giao dịch, hệ thống kế toán và kiểm soát của khách hàng.

- Khoản mục để làm thủ tục kiểm tra

Mục tiêu khi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu:

- Thu thập đủ bằng chứng để đưa ra ý kiến kiểm toán

- Giảm số lượng tài nguyên được sử dụng

- Cung cấp cơ sở để kiểm toán viên đưa ra ý kiến kết luận

- Phát hiện bất kỳ sai sót hoặc gian lận nào có thể xảy ra

- Chứng minh rằng kiểm toán viên đã hoàn thành cuộc kiểm toán của mình một cách đầy đủ theo các chuẩn mực kiểm toán

- Được sử dụng như một công cụ để điều tra

Mẫu kiểm toán: Là một phần dữ liệu được lấy ra từ tổng thể được thực hiện bằng các phép thử cơ bản và tuân thủ để đánh giá, từ kết quả của mẫu kiểm toán suy ra kết quả cho tổng thể

Tổng thể: Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu nhằm rút ra kết luận về toàn bộ dữ liệu đó. Đơn vị lấy mẫu: Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể

Mẫu đại diện: Là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể

Qua kiểm soát nội bộ xác định chỉ 3% phiếu chi không có chứng từ gốc đính kèm Nếu trong hàng ngàn phiếu chi chọn ra 100 phiếu lấy đúng có ba lần thiếu chứng từ gốc thì mẫu chọn là đại diện Có hai khả năng dẫn đến mẫu chọn không tiêu biểu: hoặc do sai lầm do chọn mẫu hoặc do sai lầm khác không do chọn mẫu.

Từ đó dẫn tới hai loại rủi ro tương ứng: rủi ro lấy mẫu và rủi ro ngoài lấy mẫu.

Rủi ro lấy mẫu: Là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên dựa trên việc kiểm tra mẫu có thể khác so với kết luận đưa ra nếu kiểm tra toàn bộ tổng thể với cùng một thủ tục kiểm toán.

Nếu một quần thể chứng từ có tỷ lệ khác biệt là 3% thì kiểm toán viên vẫn có thể lấy một mẫu có chứa ít hơn hoặc nhiều hơn 3% Để giảm bớt rủi ro do lấy mẫu có thể có hai cách:

Cách 1: Tăng kích cỡ mẫu, khi nào kích cỡ mẫu bằng 100% tổng thể, nghĩa là toàn bộ các phần tử của tổng thể đều được kiểm tra thì mẫu sẽ là đại diện hiển nhiên cho tổng thể và như vậy rủi ro lấy mẫu sẽ bị triệt tiêu Tuy nhiên một cỡ mẫu lớn sẽ đòi hỏi nhiều chi phí và thời gian, do vậy vấn đề là phải giải quyết mối quan hệ cân đối giữa rủi ro lấy mẫu và chi phí bỏ ra nếu tiêu dùng một cỡ mẫu lớn

Cách 2: Lựa chọn phương pháp chọn mẫu thích hợp: Chọn mẫu ngẫu nhiên qua bảng số ngẫu nhiên hoặc chọn mẫu ngẫu nhiên theo hệ thống

Rủi ro lấy mẫu có thể dẫn tới hai loại kết luận sai như sau:

Kết luận 1: Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả cao hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại có (đối với kiểm tra chi tiết) Kiểm toán viên quan tâm chủ yếu đến loại kết luận sai này vì nó ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộc kiểm toán và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán không phù hợp.

Kết luận 2: Kết luận rằng các kiểm soát có hiệu quả kém hơn so với hiệu quả thực sự của các kiểm soát đó (đối với thử nghiệm kiểm soát), hoặc kết luận rằng có sai sót trọng yếu trong khi thực tế lại không có (đối với kiểm tra chi tiết). Loại kết luận sai này ảnh hưởng đến hiệu quả của cuộc kiểm toán vì thường dẫn tới các công việc bổ sung để chứng minh rằng kết luận ban đầu là không đúng

Rủi ro ngoài lấy mẫu: Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến một kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quan đến rủi ro lấy mẫu Chằng hạn, kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không phù hợp với mục tiêu kiểm toán hoặc sử dụng đúng thủ tục nhưng không phát hiện ra sai phạm trong mẫu đã chọn do thiếu thận trọng Các trường hợp dẫn tới rủi ro ngoài lấy mẫu thường bao gồm:

- Đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng

- Đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát

- Lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc kiểm toán không hợp lý

Sai phạm cá biệt: Là một sai sót hay sai lệch được chứng minh là không đại diện cho các sai sót hay sai lệch của tổng thể

Lấy mẫu thống kê: Là phương pháp lấy mẫu có các đặc điểm sau:

- Các phần tử được lựa chọn ngẫu nhiên vào mẫu; (1)

- Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu, bao gồm cả việc định lượng rủi ro lấy mẫu (2)

Lấy mẫu phi thống kê: Phương pháp lấy mẫu không có đặc điểm (1) và (2) nêu trên được coi là lấy mẫu phi thống kê

Phân nhóm: Là việc phân chia một tổng thể thành các tổng thể con, mỗi tổng thể con là một nhóm các đơn vị lấy mẫu có cùng tính chất (thường là chỉ tiêu giá trị).

Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua: Là một tỷ lệ sai lệch được kiểm toán viên đặt ra đối với các thủ tục kiểm soát nội bộ mà dựa vào đó kiểm toán viên mong muốn đạt được mức độ đảm bảo hợp lý rằng tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch đặt ra.

Các phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán

Lựa chọn ngẫu nhiên: Sử dụng một số chương trình chọn số ngẫu nhiên.

Chọn mẫu ngẫu nhiên có thể được thực hiện với việc sử dụng các Bảng số ngẫu nhiên hay theo Chương trình máy vi tính.

 Chọn mẫu dựa trên Bảng số ngẫu nhiên : Bảng số ngẫu nhiên là bảng gồm nhiều số được sắp xếp thành các dòng và cột một cách ngẫu nhiên, mỗi số ngẫu nhiên gồm 5 chữ số thập phân.

Nguồn: AICPA, Audit Sampling Guide (1983), New York

Quy trình chọn mẫu bằng Bảng số ngẫu nhiên:

- Định lượng các đối tượng kiểm toán bằng một hệ thống con số duy nhất:

Thông thường, đối tượng kiểm toán (các chứng từ, tài sản,…) đã được mã hóa (đánh số) trước bằng con số duy nhất Chẳng hạn, có 5.000 các khoản phải thu từ khách hàng và được đánh số thứ tự từ 0001 đến 5.000 Khi đó, bản than các con số thứ tự trên là các đối tượng chọn mẫu

Trong một số trường hợp, KTV có thể cần thiết phải đánh số lại cho tổng thể để có được hệ thống các con số duy nhất tương thích với Bảng số ngẫu nhiên. Chẳng hạn, nếu các nghiệp vụ đã được đánh số A-001, B-001… thì KTV có thể dung các con số để thay thế các ký tự chữ cái và khi đó có thể dãy số mới là 1-001, 2-001…

Trường hợp phải đánh số lại cho đối tượng kiểm toán thì nên tận dụng các con số đã có một cách tối đa để đơn giản hóa việc đánh số Ví dụ, trong một quyển sổ chứa các khoản mục tài sản kiểm toán gồm 90 trang, mỗi trang gồm 30 dòng. Để có số duy nhất, có thể kết hợp số thứ tự của trang với số thứ tự của dòng trên mỗi trang để có số thứ tự từ 0101 đến 9030.

Thiết lập mối quan hệ giữa Bảng số ngẫu nhiên với các đối tượng kiểm toán đã định lượng

Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt ra là lựa chọn các con số định lượng tương ứng với số ngẫu nhiên trong bảng.

Có thể có 3 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán cũng gồm 5 chữ số như các con số ngẫu nhiên trong bảng Khi đó có quan hệ tương quan 1-1 giữa số định lượng đối tượng kiểm toán với số ngẫu nhiên trong Bảng Việc tìm được số ngẫu nhiên trong Bảng có nghĩa phần tử nào trong tổng thể có số định lượng bằng với số ngẫu nhiên đó thì sẽ được chọn vào mẫu.

Trường hợp 2: Các con số định lượng của đối tượng kiểm toán gồm số lượng chữ số ít hơn 5 chữ số Chẳng hạn, trong ví dụ nêu ở bước 1, KTV cần chọn ra 100 khoản phải thu trong số 5.000 khoản phải thu từ các khách hàng có đánh số từ 0001 đến 5.000 Các số định lượng có 4 chữ số Do vậy, KTV có thể sử dụng mối quan hệ giữa số định lượng và số ngẫu nhiên bằng cách quy ước sử dụng 4 chữ số đầu hoặc 4 chữ số cuối của số ngẫu nhiên trong Bảng.

Trường hợp 3: Các số định lượng của đối tượng kiểm toán lớn hơn 5, trong khi số ngẫu nhiên trong Bảng chỉ có 5 chữ số Để thiết lập mối quan hệ giữa số định lượng và số ngẫu nhiên, cần ghép them số chữ số còn thiếu vào số ngẫu nhiên cho tương xứng với số chữ số của số định lượng KTV phải xác định cột chính và cột phụ trong Bảng, sau đó chọn them những chữ số ở cột phụ để ghép vào số ngẫu nhiên ở cột chính cho tương ứng với số định lượng Chẳng hạn, với số định lượng có 7 chữ số, ta cần ghép số ngẫu nhiên ở cột chính với 2 chữ số của số ngẫu nhiên ở cột phụ.

Xác định lộ trình sử dụng Bảng số ngẫu nhiên : là việc xác định hướng đi của việc chọn các số ngẫu nhiên Hướng đó có thể dọc (theo cột) hoặc ngang (theo bảng).

Có thể xuôi (từ trên xuống) hoặc ngược (từ dưới lên).

Chọn điểm xuất phát trong Bảng số ngẫu nhiên

Bảng số ngẫu nhiên bao gồm rất nhiều trang Để chọn điểm xuất phát, Bảng số ngẫu nhiên nên được mở ra một cách ngẫu nhiên và ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng để làm điểm xuất phát.

Tiếp tục với ví dụ đã nêu ở trước Với 5.000 khoản phải thu khách hàng đánh số thứ tự từ 0001 đến 5.000, chọn ra 100 khoản để kiểm toán Bước 1: Bỏ qua vì đối tượng kiểm toán đã được đánh số trước Bước 2: Qui ước lấy 4 chữ số nào trong 5 chữ số của các số ngẫu nhiên Giả sử lấy 4 chữ số đầu để có được mối quan hệ giữa đối tượng kiểm toán với các số ngẫu nhiên trong Bảng Bước 3: Xác định lộ trình chọn mẫu: giả định lộ trình chọn là xuôi theo cột Bước 4: Điểm xuất phát được chọn ngẫu nhiên là dòng 3 cột 1 Khoản mục đầu tiên là 2413 → sau đó➔Khoản mục đầu tiên là 2413 → sau đó các khoản mục tiếp tục được lựa chọn bao gồm 4216, 3757 Đến số ngẫu nhiên thứ 4,5… cho đến số ngẫu nhiên thứ 8, các số này đều lớn hơn 5.000 (vượt quá phạm vi của đối tượng kiểm toán) do đó bị loại bỏ và tiếp tục chọn ta được các số tiếp theo 2891, 0942…

 Chọn mẫu theo chương trình máy vi tính:

Phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hoặc tự xây dựng các chương trình chọn mẫu ngẫu nhiên qua máy tính.

Thông thường, ở đầu vào của chương trình cần có: Số nhỏ nhất và số lớn nhất trong dãy số thứ tự của đối tượng kiểm toán, qui mô mẫu cần chọn và có thể cần có một số ngẫu nhiên làm điểm xuất phát Ở đầu ra thường là Bảng kê số ngẫu nhiên theo trật tự lựa chọn hoặc theo dãy số tăng dần hoặc cả hai.

Chọn mẫu bằng chương trình máy vi tính có thể loại bỏ được những số không thích hợp, tự động loại bỏ những phần tử bị trùng lắp và tự động phản ánh kết quả vào giấy tờ làm việc. Ưu điểm: Giảm sai sót chủ quan của con người (rủi ro ngoài lấy mẫu) trong quá trình chọn mẫu.

1.2.2 Lựa chọn theo hệ thống

Lựa chọn theo hệ thống, trong đó số lượng đơn vị lấy mẫu trong tổng thể được chia cho cỡ mẫu để xác định khoảng cách lấy mẫu (k), ví dụ khoảng cách lấy mẫu là 50, sau khi đã xác định điểm xuất phát của phần từ đầu tiên thì cứ cách 50 phần tử sẽ chọn một phần tử vào mẫu Mặc dù điểm xuất phát có thể được xác định bất kỳ, mẫu thường có nhiều khả năng thực sự ngẫu nhiên nếu nó được xác định bằng cách sử dụng một chương trình chọn số ngẫu nhiên trên máy tính hoặc các bảng số ngẫu nhiên Khi sử dụng phương pháp chọn mẫu theo hệ thống, kiểm toán viên cần xác định rằng các đơn vị lấy mẫu trong tổng thể không được sắp xếp sao cho khoảng cách lấy mẫu trùng hợp với một kiểu sắp xếp nhất định trong tổng thể.

Ví dụ: Nếu tổng thể có kích thước (N) là 5.500 đơn vị và cỡ mẫu cần chọn

(n) là 180 thì khoảng cách mẫu (k) sẽ được tính như sau:

Sau đó chọn một đơn vị mẫu đầu tiên (m ) trong khoảng từ phần tử nhỏ nhất₁) trong khoảng từ phần tử nhỏ nhất (x) đến phần tử đó cộng với khoảng cách mẫu k: (x1+k) Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm và dễ sử dụng.

1.2.3 Lấy mẫu theo đơn vị tiền tệ

Quy trình chọn mẫu kiểm toán

Căn cứ theo chuẩn mực kiểm toán 530 “lấy mẫu kiểm toán”, quy trình lấy mẫu kiểm toán bao gồm: Thiết kế mẫu,Xác định cỡ mẫu, Lựa chọn phần tử kiểm tra, Thực hiện các thủ tục kiểm toán,Xem xét bản chất và nguyên nhân của sai sót,

Dự đoán sai sót cho tổng thể,Đánh giá kết quả mẫu

Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên phải xem xét mục đích của thủ tục kiểm toán và các tính chất của tổng thể được lấy mẫu:

Lấy mẫu kiểm toán cho phép kiểm toán viên thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về một số tính chất của các phần tử được lựa chọn nhằm đưa ra hoặc giúp đưa ra kết luận về tổng thể được lấy mẫu Lấy mẫu kiểm toán có thể được tiến hành theo phương pháp thống kê hoặc phi thống kê

Khi thiết kế một mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần xem xét mục đích cụ thể cần đạt được và việc kết hợp các thủ tục kiểm toán để có thể đạt được mục đích đó một cách tốt nhất Việc xem xét nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thập được và hoàn cảnh xảy ra sai lệch hay sai sót hoặc các tính chất khác liên quan tới bằng chứng kiểm toán đó sẽ giúp kiểm toán viên xác định thế nào là sai lệch hay sai sót và tổng thể nào cần phải lấy mẫu Để tuân thủ các quy định tại đoạn 10

Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500, khi lấy mẫu kiểm toán, kiểm toán viên cần thực hiện các thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng chứng minh rằng tổng thể được lấy mẫu là đầy đủ.

Khi xem xét mục đích của thủ tục kiểm toán, kiểm toán viên cần hiểu rõ thế nào là sai lệch hoặc sai sót, để đảm bảo tất cả và chỉ những yếu tố liên quan đến mục đích của thủ tục kiểm toán đã được xem xét khi đánh giá sai lệch hoặc dự tính sai sót. Đối với thử nghiệm kiểm soát, khi xem xét các tính chất của một tổng thể, kiểm toán viên cần đánh giá tỷ lệ sai lệch kỳ vọng dựa trên hiểu biết của kiểm toán viên về các kiểm soát liên quan hoặc dựa trên việc kiểm tra một số ít các phần tử trong tổng thể Đánh giá này được thực hiện nhằm thiết kế mẫu kiểm toán và xác định cỡ mẫu.

Khi xem xét các tính chất của một tổng thể được lấy mẫu, kiểm toán viên có thể quyết định sử dụng phương pháp phân nhóm hay lựa chọn các phần tử có giá trị lớn cho phù hợp.

Với kỹ thuật phân nhóm, các phần tử có giá trị rất lớn hoặc rất nhỏ, những phần tử có đặc trưng khác thường sẽ được tách ra thành các tổng thể con riêng biệt, mỗi tổng thể mới được tạo ra sẽ đồng nhất hơn tổng thể cũ.

Ví dụ: Khi lựa chọn các khoản phải thu để xác nhận, căn cứ vào số tiền của những khoản phải thu để áp dụng thủ tục kiểm toán cũng như cỡ mẫu thích hợp, kiểm toán viên có thể phân nhóm để thử nghiệm như sau:

Nhóm Thành phần của nhóm

Loại yêu cầu xác nhận

1 Các khoản ≥ 100trđ Xác nhận

Yêu cầu gửi thư trả lời trong mọi trường hợp

2 Các khoản từ 10tr đến 100tr

Yêu cầu gửi thư trả lời trong mọi trường hợp

Chỉ yêu cầu trả lời nếu không đồng ý với thông tin đề nghị xác nhận

Kiểm toán viên sử dụng xét đoán của mình để quyết định sử dụng phương pháp lấy mẫu thống kê hay phi thống kê Tuy nhiên, cỡ mẫu không phải là tiêu chí để phân biệt giữa phương pháp thống kê và phi thống kê.

Kiểm toán viên phải xác định cỡ mẫu đủ lớn để giảm rủi ro lấy mẫu xuống một mức thấp có thể chấp nhận được

Cỡ mẫu là số lượng các phần tử trong tổng thể được lựa chọn theo tiêu thức nhất định vào mẫu để kiểm tra Mức độ rủi ro lấy mẫu mà kiểm toán viên có thể chấp nhận ảnh hưởng tới cỡ mẫu yêu cầu Mức độ rủi ro mà kiểm toán viên có thể chấp nhận càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết sẽ càng lớn.

Cỡ mẫu có thể được xác định thông qua các tính toán thống kê hoặc dựa trên xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên.

Khi xác định cỡ mẫu, KTV cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát và kiểm tra chi tiết.

Kiểm toán viên có thể xem xét các yếu tố dưới đây khi xác định cỡ mẫu trong thử nghiệm kiểm soát Các yếu tố này cần được xem xét đồng thời với nhau và giả định rằng kiểm toán viên không thay đổi nội dung hoặc lịch trình thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hoặc thay đổi phương pháp tiến hành các thử nghiệm cơ bản khi xử lý các rủi ro đã được đánh giá.

Yếu tố Ảnh hưởng đến cỡ mẫu

1 Mức độ xem xét của kiểm toán viên đối với các kiểm soát liên quan khi đánh giá rủi ro tăng lên

Tăng Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên dự định đạt được từ tính hữu hiệu của các kiểm soát càng cao thì rủi ro có sai sót trọng yếu mà kiểm toán viên đánh giá càng thấp và do đó cỡ mẫu cần thiết càng lớn Khi đánh giá về rủi ro có sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, nếu kiểm toán viên kỳ vọng về tính hữu hiệu của các kiểm soát, kiểm toán viên cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát Mức độ tin tưởng của kiểm toán viên đối với tính hữu hiệu của các kiểm soát càng cao thì phạm vi thử nghiệm kiểm soát càng lớn

(và do đó, cỡ mẫu sẽ tăng lên).

2 Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua tăng lên

Giảm Tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua càng thấp thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn.

3 Tỷ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể được kiểm tra tăng lên

Tăng Tỷ lệ sai lệch dự kiến càng cao thì cỡ mẫu cần thiết càng lớn để kiểm toán viên có thể đưa ra ước tính hợp lý về tỷ lệ sai lệch thực tế Các yếu tố ảnh hưởng tới việc kiểm toán viên xác định tỷ lệ sai lệch dự kiến của tổng thể bao gồm: hiểu biết của kiểm toán viên về đơn vị được kiểm toán (đặc biệt là các thủ tục đánh giá rủi ro được thực hiện để tìm hiểu về kiểm soát nội bộ), những thay đổi về nhân sự hoặc thay đổi trong kiểm soát nội bộ, kết quả của các thủ tục kiểm toán đã áp dụng trong các kỳ trước và kết quả của các thủ tục kiểm toán khác Nếu tỷ lệ sai lệch kiểm soát dự kiến là cao thì thường khó có khả năng làm giảm được rủi ro có sai sót trọng yếu đã được đánh giá.

4 Mức độ đảm bảo mà kiểm toán viên mong muốn về việc tỷ lệ sai lệch thực tế của tổng thể không vượt quá tỷ lệ sai lệch có thể bỏ qua tăng lên

PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VACO

Giới thiệu khái quát về công ty TNHH kiểm toán Vaco

Tên công ty: Công ty TNHH kiểm toán Vaco

Tên tiếng anh: VACO AUDITING COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: VACO LLC CO.,LTD

Trụ sở chính: Tầng 4, số 168 đường Láng, quận Đống Đa, Hà Nội

Công ty TNHH kiểm toán Vaco được tách ra từ Công ty TNHH Deloitte Việt Nam theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số: 0102032732 ngày 27 tháng

11 năm 2007 (Deloitte Việt Nam được chuyển đổi từ Công ty kiểm toán Việt Nam – VACO, giấy chứng nhận số 0102030181 do Sở Kế hoạch Đầu tư Hà nội cấp ngày 16 tháng 3 năm 2007)

Công ty TNHH Kiểm toán VACO là một trong những Công ty kiểm toán hàng đầu tại Việt Nam cung cấp các dịch vụ chuyên ngành kiểm toán, tư vấn tài chính, kế toán, thuế, thẩm định giá và xác định giá trị doanh nghiệp, đào tạo và quản lý nguồn nhân lực cho tất cả các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động tại Việt Nam.

Công ty có bộ máy quản lí giàu năng lực với ban lãnh đạo là các KTV đã có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lí, dịch vụ kiểm toán độc lập, tư vấn tài chính, tư vấn thuế, … Đội ngũ nhân viên của Công ty là đông đảo những KTV am hiểu sâu sắc các quy chế tài chính, hệ thống pháp luật hiện hành về kế toán, kiểm toán, thuế, đầu tư tại Việt Nam, cũng như các chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán, kiểm toán quốc tế.

Phương châm của VACO là cung cấp nguồn lực tốt nhất và dịch vụ ưu tiên để đáp ứng những yêu cầu cụ thể của khách hàng VACO đảm bảo khách hàng sẽ nhận được sự quan tâm cao nhất và được đáp ứng tốt nhất mong muốn cũng như lợi ích của khách hàng.

Hiện nay VACO cung cấp 5 loại hình dịch vụ chính là :

- Dịch vụ kiểm soát rủi ro doanh nghệp (ERS)

- Dịch vụ tư vấn và giải pháp doanh nghiệp

- Dịch vụ tư vấn thuế

- Dịch vụ đào tạo và quản lí nguồn nhân lực

Phương pháp chọn mẫu trong báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiếm toán VACO

2.2.1 Phương pháp chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát

2.2.1.1 Giới thiệu về quy trình chọn mẫu trong thử nghiệm kiểm soát do Công ty TNHH Kiểm toán VACO thực hiện Ở Việt Nam hiện nay các phương pháp chọn mẫu được áp dụng tại công ty kiểm toán đa dạng Mỗi phương pháp chọn mẫu đều mang những đặc điểm riêng phục vụ cho từng trường hợp, từng tổng thể khác nhau Chúng ta có bao nhiêu doanh nghiệp thì có bấy nhiêu loại hình tổ chức hoạt động, có bấy nhiêu hệ thống tổ chức hạch toán kế toán khác nhau với những đặc điểm riêng biệt Đối với từng hệ thống kế toán đó, lại được thực hiện bởi những phương pháp chọn mẫu thích hợp.

Như vậy có thể thấy việc áp dụng phương pháp chọn mẫu của các công ty kiểm toán ở Việt Nam là rất đa dạng Thực tế cho thấy một số công ty kiểm toán lớn có chương trình kiểm toán chung cho hệ thống trên toàn thế giới thì việc thực hiện chọn mẫu kiểm toán là rất chuyên nghiệp và công việc chọn mẫu của KTV là tương đối đơn giản Trong khi đó, một số các công ty còn lại thì thực hiện chọn mẫu theo các phương pháp khác nhau, công việc chọn mẫu có thể mất thời gian hơn, các KTV có thể phải làm việc nhiều hơn và tốn kém chi phí hơn Tuy nhiên, so với việc chọn mẫu hoàn toàn bằng máy tính, việc chọn mẫu theo xét đoán của KTV cũng có những ưu điểm nhất định Do các công ty lớn tiến hành chọn mẫu hoàn toàn theo máy tính, nên đôi lúc cũng làm giảm đi tính phán đoán, phát giác của KTV.

Tóm lại là mỗi phương pháp chọn mẫu đều có những ưu nhược điểm nhất định và ở Việt Nam để phù hợp với đặc trưng của chương trình kiểm toán, mức phí kiểm toán, trình độ KTV mà các công ty xây dựng các phương pháp chọn mẫu phù hợp Việc chọn mẫu luôn hướng về mục đích cuối cùng là chọn được mẫu có tính đại diện cao để đại diện cho tổng thể Ý thức được điều đó, nhiều công ty kiểm toán đã hướng tới kết hợp chọn mẫu theo máy tính và theo thủ công để tận dụng triệt để ưu điểm của mỗi hình thức để mang lại hiệu quả cao nhất và giảm thiểu rủi ro do chọn mẫu.

Các thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu HTKSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có HTKSNB hoạt động có hiệu lực.

Thực tế, tại VACO, các thử nghiệm kiểm soát ít được thực hiện Thông thường, với các KH kiểm toán năm đầu tiên, KTV của Công ty sẽ thực hiện kiểm tra Hệ thống kiểm soát nhằm đánh giá liệu HTKSNB có được thiết kế và vận hành có hiệu quả hay không từ đó làm cơ sở cho cuộc kiểm toán năm sau Quá trình thực hiện thử nghiệm kiểm soát chủ yếu để thu thập các bằng chứng về sự thiết kế và vận hành của HTKSNB, cách thức tổ chức công tác kế toán, hạch toán và lưu chứng từ nhằm phục vụ cho việc tiến hành các thử nghiệm chi tiết phù hợp.

Chọn mẫu kiểm toán tại VACO đều được dựa trên những đánh giá về rủi ro và mức trọng yếu, do vậy chọn mẫu thường xuyên đề cập đến các giá trị trọng yếu, giá trị trong vếu chi tiết chỉ số tin cây Việc xác định các giá trị này được nằm trong khâu lập kế hoạch kiểm toán.

2.2.1.2 Lập kế hoạch chọn mẫu

Lập kế hoạch chọn mẫu giúp KTV có cái nhìn tổng quát để tiến hành chọn mẫu Tại VACO quá trình lập kế hoạch bao gồm các công việc là xác định mục tiêu kiểm toán, xác định các sai phạm, xác định tổng thể, xác định cỡ mẫu.

Một số khái niệm trong chọn mẫu:

Mức độ trọng yếu (PM - Planning Materiality) là giá trị của sai sót dự tính nếu có, gây ảnh hưởng tới tính sát thực của việc trình bày thông tin trên BCTC, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng Báo cáo tài chính.

Mức độ trọng yếu được xác định nhằm mục đích:

- Ước tính mức độ sai sót có thế chấp nhận được

- Xác định phạm vi kiểm toán cần tập trung

- Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót cụ thể xác định được và các sai sót không thể xác định được.

Việc tính giá trị mức độ trọng yếu dự tính PM tại VACO được thực hiện trong phần mềm AS/2 và được áp dụng chung đối với các loại hình doanh nghiệp.

Mức độ trọng yếu dự tính có thể được lựa chọn một trong các giá trị sau :

- 2% tổng tài sản cố định hoặc 2% vốn chủ sở hữu

Thông thường đối với các doanh nghiệp sản xuất hay thương mại, KTV tính

PM dựa trên chỉ tiêu tổng doanh thu vì doanh thu thường ổn định, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng được sử dụng nhưng ít hơn Tài sản cố định hoặc vốn chủ sở hữu chi được lấy làm căn cứ tính PM khi doanh nghiệp đó đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng hoặc mới đi vào hoạt động, chưa có doanh thu hoặc doanh thu không đáng kể Riêng đối với các dự án quốc tế PM sẽ được tính bằng 2% tổng chi phí.

Giá trị trọng yếu chi tiết (MP - Monetary Precision): Được xác định dựa trên các sai sót phát hiện từ kỳ kiểm toán trước, hiểu biết của KTV về doanh nghiệp, đánh giá rủi ro và độ chắc chắn của KTV về các nhân tố trên KTV thường xác định MP nhỏ hơn mức độ trọng yếu và thường bằng 80% - 90% giá trị trọng yếu dự tính, nhờ đó có thể phát hiện được các sai sót tương đối nhỏ.

Trong trường hợp không kiểm tra, sai sót lớn nhất có thể lên đến 100% giá trị tổng thể, vì sai sót có thể xảy ra ở bất cứ một phần tử nào Khi tiến hành kiểm toán, sai sót lớn nhất này giảm xuống Mục tiêu của KTV là giảm sai sót lớn nhất có thể xuống giá trị bằng MP Nếu không phát hiện thấy sai sót nào trong mẫu thì KTV có thể kết luận rằng sai sót xảy ra trong mẫu chọn bằng 0 và sai sót ước lượng lớn nhất của tổng thế là MP.

Việc tính toán PM cũng như MP đều được thực hiện bởi phần mềm AS/2. KTV cần lựa chọn chỉ tiêu làm cơ sở xác định mức độ trọng yếu

Chỉ số về độ tin cậy (Reliability Factor) : Là xác suất để số ước lượng (dựa trên việc kiểm tra chọn mẫu) bao hàm toàn bộ sai sót trong tổng thể, được sử dụng trong chọn mẫu thống kê

Bảng 1: Chỉ số về độ tin cậy

Việc xác định được R hợp lý sẽ quyết định được qui mô mẫu sử dụng Mức độ tin cậy trong kiểm tra cơ bản liên quan đến việc đánh giá rủi ro và việc KTV có tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ hay không Nếu KTV tin tưởng vào hệ thống kiểm soát nội bộ, đã tiến hành chọn mẫu thuộc tính và các thủ tục khác để đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát và kết luận là tin tưởng thì sẽ giảm bớt công việc trong thử nghiệm cơ bản Lúc này, độ tin cậy R được xác định ở mức 0,7 cho kiểm tra chi tiết, quy mô mẫu do vậy sẽ nhỏ hơn rất nhiều Ngược lại, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng được đánh giá là không tin tưởng thì khi kiểm tra chi tiết, KTV phải xác định R=3 Với các khách hàng của VACO hiện nay, độ tin cậy được sử dụng khi kiểm tra chi tiết chủ yếu là bằng 2. a Xác định mục tiêu thử nghiệm kiểm soát

Ngày đăng: 08/05/2024, 21:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN - BÀI THẢO LUẬN KIỂM TOÁN CĂN BẢN Đề tài  Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN (Trang 2)
Bảng 1: Chỉ số về độ tin cậy - BÀI THẢO LUẬN KIỂM TOÁN CĂN BẢN Đề tài  Mẫu kiểm toán và phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán. Liên hệ thực tiễn
Bảng 1 Chỉ số về độ tin cậy (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w