1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài định hướng xây dựng chính sách và quy hoạch phát triển du lịch việt nam trong 5 10 năm tới

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Định Hướng Xây Dựng Chính Sách Và Quy Hoạch Phát Triển Du Lịch Việt Nam Trong 5 – 10 Năm Tới
Tác giả Nguyễn Khắc Tâm, Nguyễn Thị Ái Vy, Nguyễn Thị Kim Ngân, Mai Bá Quân
Người hướng dẫn GV Hà Thế Linh
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Việt Nam Học – Chuyên Ngành Du Lịch
Thể loại Bài Thuyết Trình Giữa Kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 628,3 KB

Nội dung

Phục hồi và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịchchất lượng cao.Cần tăng cường nâng cao đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực c

Trang 1

I Th

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÀNH VIỆT NAM HỌC – CHUYÊN NGÀNH DU LỊCH

BÀI THUYẾT TRÌNH GIỮA KỲ MÔN QUY

HOẠCH

DU LỊCH

ĐỀ TÀI: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CHÍNH SÁCH

VÀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT

NAM TRONG 5 – 10 NĂM TỚI

GVHD : GV HÀ THẾ LINH

SVTH : NGUYỄN KHẮC TÂM NGUYỄN THỊ ÁI VY NGUYỄN THỊ KIM NGÂN

MAI BÁ QUÂN

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5/2022

Trang 2

ực trạng quy hoạch Du lịch Việt Nam:

Du lịch Việt Nam đã có quá trình hình thành và phát triển hơn nửa thế kỷ qua, thế nhưng, các hoạt động du lịch mới được chú trọng đầu tư trong thời gian gần đây Tuy vậy, ngành Du lịch đã nhanh chóng trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng và đóng góp rất lớn vào sự thành công trong chiến lược phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

Những thành tựu đó của ngành Du lịch phần nào khẳng định sự đúng đắn trong chính sách và công tác quy hoạch phát triển du lịch

Tuy có những bước phát triển vượt bậc và những sự thay đổi lớn lao trong chiến lược và chính sách phát triển du lịch nhưng công tác quy hoạch du lịch trong thời gian này chưa được chú trọng và trên thực tế, chưa có một quy hoạch tổng thể nào Nhìn chung, giai đoạn từ 1990 trở về trước, hệ thống tổ chức bộ máy ngành Du lịch chưa thực sự định hình và thiếu tính thống nhất về mô hình tổ chức ở các địa phương Vì vậy, công tác quy hoạch phát triển du lịch chưa thực hiện được Tuy nhiên, những phát triển của ngành Du lịch trong thời kì này là cơ sở và căn cứ quanquan trọng để xây dựng quy hoạch và phát triển du lịch về sau

Giai đoạn từ 1990 đến nay, việc quy hoạch du lịch đã được Đảng và Nhà nước quan tâm, đầu tư khi sự nghiệp du lịch của chúng ta khởi sắc Đây là giai đoạn được triển khai thực hiện trong bối cảnh đất nước mở cửa và hội nhập Đảng và Nhà nước xác định, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn

Quy hoạch đã thực hiện được mục tiêu tối ưu hoá sự đóng góp của ngành Du lịch vào thu nhập quốc dân, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm

để bước vào thập kỷ đầu của thế kỷ 21, du lịch trở thành một ngành công nghiệp tương xứng với tiềm năng du lịch to lớn của đất nước

Phát triển du lịch nhằm thu hút ngày càng nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt

Nam, nhưng không làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Trang 3

Quy hoạch du lịch gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái bền vững, với cơ chế quản lý phù hợp, vừa tôn tạo, khai thác, vừa bảo vệ được các di sản thiên nhiên, cảnh quan, môi trường.

II Chính sách phát triển du lịch Việt Nam trong tương lai

1 Kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn mới

Để phát triển ngành du lịch Việt Nam trong bối cảnh mới, đặc biệt trong và sau đại dịch toàn cầu COVID-19, ngành du lịch cần triển khai đồng thời nhiều giải pháp

Đặc biệt, các nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2030 cần tiếp tục được thực hiện, ưu tiên các giải pháp trọng tâm, phù hợp với nhu cầu trong tương lai

1.1 Ổn định và thúc đẩy tăng trưởng thị trường du lịch nội địa, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch trước và sau dịch

Trước mắt, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng thị trường du lịch nội địa là nhiệm vụ quan trọng khi dịch bệnh chưa được kiểm soát hoặc lượng khách quốc tế tăng chậm là giải pháp quan trọng Điều này không chỉ đáp ứng nhu cầu du lịch của người dân trong nước, mà còn đảm bảo tính bền vững của hoạt động kinh doanh dulịch trong ngắn hạn

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục có chính sách, cơ chế thích hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch, như hỗ trợ thuế, giá; hỗ trợ vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi; hỗ trợ công tác xúc tiến, quảng bá, tiếp cận thị trường; thực thi các chính sách kích cầu du lịch

1.2 Tiếp tục đầu tư hoàn thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ du lịch

Mặc dù ảnh hưởng nặng nề của COVID-19 đến ngành du lịch, nhưng đây cũng là thời điểm để ngành du lịch đánh giá lại quá trình phát triển, tân trang cơ sở vật chất

Trang 4

công nghệ du lịch, hoàn thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch để chuẩn bị cho một giai đoạn phát triển mới Đồng thời, ngành du lịch cần tăng cường nghiên cứu, pháttriển các sản phẩm, dịch vụ du lịch đa dạng, hình thành các dòng sản phẩm du lịch mới (du lịch chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ du lịch nghỉ đêm ), nâng caochất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu thị trường

1.3 Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến cần được khởi động lại trong thời gian tới để kích cầu du lịch tại các thị trường Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Đông Nam Á, Đông Nam Á và nhiều thị trường truyền thống gần gũi khác Malaysia, ) Đồng thời tiếp tục nghiên cứu, tiếp cận và mở rộng các thị trường tiềm năng và xa xôi như Tây Âu, Bắc Mỹ, Nga, Úc, New Zealand…

Bên cạnh các phương thức quảng bá, quảng bá truyền thống như tổ chức các sự kiện quốc tế, triển lãm, hội nghị, hội thảo, quảng bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, quảng bá thông qua các hãng hàng không , các hãng lữ hành quốc tế cần áp dụng các phương thức hiện đại, ứng dụng công nghệ số, thực hiệntiếp thị kỹ thuật số, quảng cáo trực tuyến, CNN, BBC, National Geographic, Discovery và các kênh truyền hình nổi tiếng khác quảng cáo, và đặt văn phòng đại diện tại nhiều quốc gia và thị trường trọng điểm

1.4 Phục hồi và phát triển nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là nhân lực du lịch chất lượng cao.

Cần tăng cường nâng cao đào tạo nguồn nhân lực trong ngành du lịch, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai cũng như như cầu của khách hàng

1.5 Tăng cường phối hợp và liên kết ngành.

Tăng cường phối hợp với ngành Hàng không trong việc xúc tiến, quảng bá, cập bến, phát triển thị trường du lịch ; phối hợp với cơ quan hải quan, cơ quan thuế tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch quốc tế xuất nhập cảnh và mua sắm hàng

Trang 5

miễn thuế; phối hợp với ngành nông nghiệp cung cấp cho các nhà hàng, công ty kinh doanh dịch vụ ăn uống

1.6 Xây dựng môi trường du lịch thân thiện, an toàn

Hiện nay, tình trạng chèo kéo khách du lịch, chặt chém, lừa đảo, cướp giật, gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh du lịch Việt Nam Cần tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng, doanh nghiệp và toàn xã hội, tích cực hành động để xây dựng hình ảnh du lịch Việt Nam thân thiện, an toàn và mến khách

III Mục tiêu đặt ra cho quy hoạch du lịch Việt Nam

1.1 Đến năm 2027

Việt Nam cố gắng phát triển lại du lịch sau dịch bệnh covid 19,trở thành một trong những quốc gia lớn về du lịch trong khu vực Đông Nam á và trên thị trường quốc tế

Tổng thu từ khách du lịch:Đạt 1785 - 1890 nghìn tỷ đồng ( tương đương 80,8 –

84 tỷ USD ),tăng trưởng bình quân 13 – 14%/năm.Đóng góp trực tiếp vào GDP đạt

12 – 14%

Tạo ra khoảng 5,7 – 6,3 triệu việc làm,trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp,tăng trưởng bình quân 12 -14%

Về khách du lịch: Cố gắng đại được 36 triệu lượt khách du lịch đến từ quốc tế và

125 triệu lượt khách nội địa,tốc độ bình quân hằng năm tăng 12 – 14%/năm và khách nội địa từ 6 – 7%/năm

1.2.Đến năm 2032:

Du lịch trở thành ngành kinh tế nổi bật,góp phần đóng góp trực tiếp vào gdp trong thành phần kinh tế nhà nước.Đáp ứng và phát triển các tiêu chí,chính sách đã được nhà nước đề ra

Tổng thu khách du lịch:Đạt 3200 – 3400 nghìn tỷ đồng ( tương đương 145 – 150 tỷUSD ), tăng trưởng bình quân 11 – 12%/năm,đóng góp vào 15 -17 %

Trang 6

Tạo ra khoảng 8,7 – 9,7 triệu việc làm,trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp,tăng trưởng bình quân 12 – 14%.

Về khách du lịch: Tăng 38 triệu khách du lịch đến từ quốc tế và 165 triệu khách nội địa,tốc độ bình quân hằng năm tăng 12 -14%/năm và khách nội địa từ 6-7%/năm

IV Giải pháp

1 Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch, trong đó nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch và bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, khôngngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam.Phát triển

du lịch bền vững và bao trùm trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý,

sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh

Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hóa dân tộc Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thôngqua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam

Với mục tiêu Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững và Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững, “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” đã đưa ra

Trang 7

những lộ trình cụ thể để phấn đấu đạt được mục tiêu chung Trong đó, để hoàn thành mục tiêu về doanh thu từ các lượt khách du lịch quốc tế và nội địa, Chiến lược tập trung các biện pháp nhằm tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển

du lịch để hướng tới sự bền vững

2 Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch: Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế

Thứ nhất: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống luật pháp; tăng cường hợp tác công – tư; nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách phù hợp để huy động tối ưu và sử dụng hiệu quả nguồn lực nhà nước và xã hội cho phát triển du lịch; xây dựng chiến lược đầu tư du lịch bền vững; chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư phát triển du lịch, nhất là các khu vực động lực, địa bàn trọng điểm, vùng sâu, vùng xa có tiềm năng

du lịch, phát triển sản phẩm du lịch và đào tạo nhân lực du lịch; chính sách phát triển du lịch tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên;

Thứ hai: Bổ sung, hoàn thiện và ban hành chính sách tạo điều kiện thuận lợi tối

đa, đơn giản hóa thủ tục thị thực nhập cảnh và hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách

du lịch quốc tế đến Việt Nam; hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả Quỹ

hỗ trợ phát triển du lịch;

Thứ ba: Ban hành cơ chế, chính sách ưu tiên cho đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch; khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược và các tập đoàn đa quốc gia về du lịch chuyên nghiệp hàng đầu thế giới đầu tư hình thành các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu dịch vụ du lịch phức hợp, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế tại các khu vực động lực và địa bàn trọng

Trang 8

Thứ tư: Dành nguồn lực thích hợp từ ngân sách nhà nước đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, động lực và khu vực còn khó khăn nhưng có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới các khu, điểm du lịch, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đảm bảo an toàn giao thông cho khách du lịch; đầu tư các điểm dừng, nghỉ trên các tuyến du lịch đường bộ.Thứ năm: Đẩy mạnh thực hiện chính sách “mở cửa bầu trời”, tạo điều kiện cho các hãng hàng không mở các đường bay mới kết nối Việt Nam với thị trường nguồn, tăng cường tần suất các đường bay hiện có; giải quyết các điểm nghẽn và tình trạng quá tải tại các cảng hàng không, xây dựng sân bay mới, hiện đại tại một

số địa bàn trọng điểm; tập trung đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dụng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông; cải thiện hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch;

Thứ sáu: Ưu tiên ngân sách nhà nước và có cơ chế thích hợp huy động nguồn vốn

từ xã hội để đầu tư cho công tác xây dựng quy hoạch du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo vệ tài nguyên và môi trường, bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa lịch sử, lễ hội dân gian, làng nghề truyền thống phục vụ du lịch và phát triển du lịch cộng đồng

Thứ bảy: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các Bộ liên quan xây dựng cơ chế chính sách đặc thù (trình Chính phủ ban hành) về việc ưu đãi thuế; ưu tiên, miễn giảm thuế; cho chậm tiền thuế có thời hạn; giảm tiền thuế đất; cho vay với lãi suất ưu đãi… đối với các dự án đầu tư mới, đồng bộ vào du lịch có khả năng tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn; các dự án đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh du lịch mới có khả năng tạo nên thương hiệu du lịch Việt Nam có , khả năng cạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch./

Trang 9

3 Phát triển cơ cấu cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ trong du lịch

Một là phát triển cơ cấu hạ tầng hiện đại đồng bộ cả từngvùng toàn bộ trong nước Tập hợp các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch là các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch khu du lịch Quốc gia khu du lịch có tiềm năng nâng cao khả năng kết nối giao thông giữa các vùng du lịch khu vực khu du lịch

Đầu tư phát triển các điểm dừng nghỉ dưỡng trên các tuyến đường bộ hay là nâng cao và mở rộng xây dựng các cảng hàng không quốc tế có sức chứa lên nhiều hàng ngàn khách, trong một năm

Xây dựng các cảng biển mở rộng các cảng biển khôi phục các cảng biển nội địa và quốc tế cải thiện cơ sở hạ tầng chất lượng dịch vụ đường sắt

Ba là đổi mới và hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng thông tin đẩy mạnh cải thiện trong quá trình chuyển đổi số giữa ngành du lịch số hóa các thông tin tài liệu.Xây dựng xây dựng kho chứa dữ liệu hình thành và vệ sinh thái thông minh thu hútcác nguồn lực xã hội nhà đầu tư Công nghệ thân thiện với môi trường đầu tư và xúc tiến các cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch Đặc biệt là các cơ sở như là cơ

sở lưu trú là cơ sở nghỉ dưỡng cơ sở giải trí phù hợp cao cấp phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước Các dịch vụ có chất lượng năm sau trở lên

để phù hợp với nước ngoài vào thị trường khó tính

Tập trung đầu tư và hình thành các trung tâm hội nghị tiệc cưới tại triển lãm mua sắm với vi mô hiện lại sức chứa nhiều và đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng

du lịch mới Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu

Trang 10

về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

4 Đây là phương thức quan trọng để nâng cao năng lực của các cơ sở đào tạo trongnước hướng tới tiệm cận các chuẩn quốc tế về đào tạo Mô hình liên kết này đặc biệt có ý nghĩa đối với các bậc đào tạo trung cấp nghề du lịch bởi các sinh viên sẽ

có cơ hội thực tập trong môi trường dịch vụ du lịch đẳng cấp quốc tế Cách chữa nguồn nhân lực du lịch là phát triển nguồn nhân lực theo cơ cấu hợp lý phù hợp vớicác sản phẩm du lịch bảo đảm số lượng chất lượng và cân đối về giữa các ngành nghề và trình độ phát triển đáp ứng yêu cầu cạnh tranh hội nhập có các chính sách khuyến khích và thúc đẩy phát triển nguồn lực trong du lịch thị trường lao động một cách toàn diện Nâng cao chất lượng du lịch đã về đội ngũ quản lý nhà nước trong doanh nghiệp và cơ cấu nghị trong du lịch chú trọng đào tạo các nhà quản lý cao cấp trong các hoạt động du lịch hiện nay đa dạng các loại hình đào tạo là xây dựng xã hội hóa

Du lịch khuyến khích doanh nghiệp tham gia và Đào tạo nguồn nhân lực trong du lịch chú trọng đào tạo các kỹ năng bao gồm các kỹ năng mềm kỹ năng hoạt động

kỹ năng giao tiếp

Trực tiếp phục vụ trong du lịch Đặc biệt là đội ngũ du lịch hướng dẫn viên du du lịch hướng dẫn viên tại điểm tổ chức đào tạo các hướng dẫn viên cho cộng đồng nhân dân cư địa phương

Các nhà làm du lịch góp phần quảng bá điểm đến và hình ảnh du lịch của địa phương mình đến bạn bè quốc tế cả câu khu vực tăng cường các hoạt động của cơ

sở đào tạo du lịch trường đào tạo nghề Du lịch chất lượng cao trong khu vực để phát triển khuyến khích đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn hỗ trợ khách du lịch.Một trong những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động đào tạo du lịch ở Việt Nam là việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thẩm định và cấp chứng chỉ nghề theo hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng 13 nghề du lịch Việt Nam (VTOS) dưới sự

Trang 11

hỗ trợ của Cộng đồng Châu Âu Đây là kết quả tích cực của hội nhập góp phần nâng cao năng lực hội nhập của du lịch Việt Nam(trích tài liệu tham khảo) Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội trên mà hội nhập quốc tế đem lại, hoạt động đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức Trên hết, đó là khó khăn trong đào tạo nhân lực du lịch đạt tiêuchuẩn khu vực và quốc tế cũng như sự cạnh tranh trong đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao(Trích tài liệu tham khảo)

Tuy nhiên hoạt động đào tạo nhân lực du lịch Việt Nam đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế là còn rất hạn chế Cho đến nay việc xác định một cách đầy đủ và có hệ thống tiêu chuẩn về trình độ đầu ra đạt đẳng cấp khu vực và quốc tế đối với các bậcđào tạo du lịch ở Việt Nam còn chưa thống nhất để có thể lấy đó làm căn cứ cho việc đưa ra yêu cầu tối thiểu đối với các cơ sở đào tạo du lịch Đây có thể được xem là yếu tố cơ bản hạn chế năng lực đào tạo du lịch Việt Nam đạt trình độ quốc

tế, đặc biệt trong bối cảnh có sự khác biệt khá lớn về các chương trình đào tạo du lịch ở các cấp, giữa các cơ sở đào tạo du lịch hiện nay ở Việt Nam Việt Nam chưa

có được một trường đại học du lịch; chưa có được mã số đào tạo du lịch thống nhất; thiếu đội ngũ giảng viên có trình độ; hạn chế về cơ sở vật chất đào tạo cũng như sự khác biệt về cơ sở đào tạo giữa các vùng miền,… Đó cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo hướng đến chuẩn khu vực và quốc tế.Trong điều kiện trên, năng lực cạnh tranh về đào tạo du lịch đạt chuẩn quốc tế của Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới là rất hạn chế.(Trích tài liệu tham khảo)

Nâng cao nhận thức về yêu cầu hội nhập về nhân lực du lịch Nhận thức là yếu tố quan trọng hàng đầu, là nền tảng của một hoạt động từ xây dựng chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động phát triển và tổ chức các hoạt động cụ thể hướng đến thực hiện mục tiêu Mục tiêu đào tạo để có được nguồn nhân lực du lịchđáp ứng yêu cầu hội nhập không phải là ngoại lệ, và để đạt được mục tiêu đó cần

Ngày đăng: 08/05/2024, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w