1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài bài tập lớn quản lý dự án cửa hàng bán sách

36 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý dự án cửa hàng bán sách
Tác giả An Vương Long, Nguyễn Thị Diệu Hoàng, Đậu Phương Anh, Vũ Đức Trung, Nguyễn Ngọc Kiên
Người hướng dẫn Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ thông tin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 4,97 MB

Nội dung

Phần mềm cũng có thểđược viết bằng một hợp ngữ mức thấp, trong đó có các lệnh mạnh để hướng dẫnngôn ngữ máy của máy tính và được dịch sang ngôn ngữ máy bằng cách dùng phần mềm lắp ráp..

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN -

Vũ Đức Trung Nguyễn Ngọc Kiên

Lớp       : DH11C10 Tên học phần       : Quản lý dự án công nghệ thông tin Giảng viên hướng dẫn:

Hà Nội - 2024

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM

1.1: PHẦN MỀM

1.1.1: KHÁI NIỆM PHẦN MỀM

1.1.2: PHÂN LOẠI PHẦN MỀM:

1.2: QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM:

1.3: MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM:

1.4: LỖI PHẦN MỀM :

1.5: KIỂM THỬ PHẦN MỀM

1.6: CÁC KỸ THUẬT KIỂM THỬ PHẦN MỀM:

1.7: KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU DỰ ÁN VÀ THỰC HIỆN KIỂM THỬ

2.1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DỰ ÁN QUẢN LÝ CỬA HÀNG BÁN SÁCH

2.1.1: Phân tích yêu cầu hệ thống

2.1.2: Thực hiện thiết kế các Form

2.2: QUY TRÌNH THỰC HIỆN TEST

2.2.1 Thiết kế testplan cho dự án Quản lý cửa hàng bán sách

2.2.2 Thiết kế các testcase cho các form được kiểm thử

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN

PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM

Trang 3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM THỬ PHẦN MỀM

1.1: PHẦN MỀM

1.1.1: KHÁI NIỆM PHẦN MỀM

Phần mềm máy tính, hay còn gọi đơn giản là phần mềm, là tập hợp dữ liệu hoặc các câu lệnh hướng dẫn máy tính cho máy tính biết cách làm việc

Điều này trái ngược với phần cứng vật lý, từ đó hệ thống được xây dựng và thực

sự thực hiện công việc Trong khoa học máy tính và kỹ thuật phần mềm, phần mềm máy tính là tất cả thông tin được xử lý bởi hệ thống máy tính, chương trình và dữ liệu Phần mềm máy tính bao gồm các chương trình máy tính, thư viện và dữ liệu không thể thực thi liên quan, chẳng hạn như tài liệu trực tuyến hoặc phương tiện kỹ thuật số Phần cứng và phần mềm máy tính yêu cầu lẫn nhau và không thể tự sử dụng một cách thực tế

Ở cấp độ lập trình thấp nhất, mã thực thi bao gồm các hướng dẫn ngôn ngữ máy được hỗ trợ bởi một bộ xử lý riêng lẻ, có thể là bộ xử lý trung tâm (CPU) hoặc đơn vị xử lý đồ họa (GPU) Một ngôn ngữ máy bao gồm các nhóm giá trị nhị phân biểu thị các lệnh hướng dẫn cách thực hiện của bộ xử lý thay đổi trạng thái của máy tính từ trạng thái trước đó Ví dụ: một lệnh có thể thay đổi giá trị được lưu trữ ở một vị trí lưu trữ cụ thể trong máy tính, một hiệu ứng mà người dùng không thể quan sát trực tiếp Một lệnh cũng có thể gọi một trong nhiều thao tác nhập hoặc xuất dữ liệu, ví dụ hiển thị một số văn bản trên màn hình máy tính; gây ra những thay đổi trạng thái được hiển thị cho người dùng Bộ xử

lý thực hiện các lệnh theo thứ tự chúng được cung cấp, trừ khi nó được hướng dẫn "nhảy" sang một lệnh khác hoặc bị hệ điều hành làm gián đoạn Tính đến năm 2015, hầu hết máy tính cá nhân, thiết bị điện thoại thông minh và máy chủ đều có bộ xử lý với nhiều đơn vị thực thi hoặc nhiều bộ xử lý thực hiện tính

Trang 4

toán cùng nhau và điện toán đã trở thành một hoạt động đồng thời hơn nhiều so với trước đây

Phần lớn phần mềm được viết bằng các ngôn ngữ lập trình cấp cao Chúng dễ dàng và hiệu quả hơn cho các lập trình viên vì chúng gần với ngôn ngữ tự nhiênhơn ngôn ngữ máy Các ngôn ngữ cấp cao được dịch sang ngôn ngữ máy bằng trình biên dịch hoặc trình thông dịch hoặc kết hợp cả hai Phần mềm cũng có thểđược viết bằng một hợp ngữ mức thấp, trong đó có các lệnh mạnh để hướng dẫnngôn ngữ máy của máy tính và được dịch sang ngôn ngữ máy bằng cách dùng phần mềm lắp ráp

1.1.2: PHÂN LOẠI PHẦN MỀM:

Dựa trên mục tiêu, phần mềm máy tính có thể được chia thành:

• Phần mềm ứng dụng: là phần mềm sử dụng hệ thống máy tính để thực hiện các chức năng đặc biệt hoặc cung cấp các chức năng giải trí ngoài hoạt động cơ bản của chính máy tính Có nhiều loại phần mềm ứng dụng khác nhau, bởi vì phạm vi các tác vụ có thể được thực hiện với một máy tính hiện đại là rất lớn, xem danh sách phần mềm

1 Hệ điều hành (operating system)

là các bộ sưu tập thiết yếu của phần mềm quản lý tài nguyên và cung cấp các dịch vụ chung cho các phần mềm khác chạy "trên đỉnh" của chúng Các chương

Trang 5

trình giám sát, bộ tải khởi động, hệ vỏ và hệ thống cửa sổ là những phần cốt lõi của hệ điều hành Trong thực tế, một hệ điều hành đi kèm với phần mềm bổ sung (bao gồm cả phần mềm ứng dụng) để người dùng có thể thực hiện một số công việc với một máy tính chỉ có một hệ điều hành

2 (Driver)

vận hành hoặc điều khiển một loại thiết bị cụ thể được gắn vào máy tính Mỗi thiết bị cần ít nhất một trình điều khiển thiết bị tương ứng; bởi vì một máy tính thường có ít nhất một thiết bị đầu vào và ít nhất một thiết bị đầu ra, một máy tính thường cần nhiều hơn một trình điều khiển thiết bị

3 Tiện ích (utility)

là những chương trình máy tính được thiết kế để hỗ trợ người dùng trong việc bảo trì và chăm sóc máy tính của họ

• Phần mềm độc hại hoặc malware

đó là phần mềm được phát triển để gây hại và phá hỏng máy tính Như vậy, phần mềm độc hại là không mong muốn Phần mềm độc hại có liên quan chặt chẽ với các tội phạm liên quan đến máy tính, mặc dù một số chương trình độc hại có thể được thiết kế như những trò chơi khăm

Hiện nay có rất nhiều loại phần mềm, chủ yếu là dành cho các thiết bị như máytính, điện thoại, máy tính bản Chúng phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau của đời sống, ví dụ: Phần mềm kế toán, phần mềm vẽ kỹ thuật, phần mềm quản

lý công việc, phần mềm quản lý hàng hóa,….Dưới đây mình sẽ phân loại theo các tiêu chí khác nhau để bạn dễ hình dung

• Theo phương thức hoạt động:

Phần mềm hệ thống dùng để vận hành máy tính nói riêng và các thiết bị điện

tử nói chung Ví dụ: hệ điều hành máy tính Windows, Linux, Unix; Các trình điều khiển (driver), phần sụn (firmware) và BIOS Hệ điều hành di dộng iOS, Android, Windows Phone,…

Trang 6

Phần mềm ứng dụng – phần mềm máy tính : Các phần mềm văn phòng

(Microsoft Office, OpenOffice), trò chơi điện tử (game), các công cụ & tiện ích khác (ví dụ như phần mềm quản lý chi tiêu cá nhân, phần mềm quản lý công việc,…)

• Theo khả năng hay quyền hạn can thiệp vào mã nguồn :

Phần mềm mã nguồn đóng (closed source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó không được công bố Để sử dụng phần mềm nguồn đóng phải được cấp bản quyền (mua, tặng là tùy)

Phần mềm mã nguồn mở (open source software): Là phần mềm mà mã nguồn của nó được công bố rộng rãi, công khai và cho phép mọi người tiếp tục phát triển phần mềm đó Thường thì loại phần mềm này miễn phí

1.2: QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM:

Quy trình phát triển phần mềm là một cấu trúc bao gồm tập hợp các thao tác vàcác kết quả tương quan sử dụng trong việc phát triển để sản xuất ra một sản phẩm phần mềm Nhìn chung, một quy trình phát triển phần mềm bao gồm các giai đoạn như sau:

• Giải pháp, yêu cầu:

Nhiệm vụ: Thực hiện khảo sát chi tiết yêu cầu của khách hàng để từ đó tổng hợp vào tài liệu giải pháp Tài liệu này phải mô tả đầy đủ các yêu cầu về chức năng, phi chức năng và giao diện

Kết quả: Đầu ra của giai đoạn này là Tài liệu đặc tả yêu cầu

Trang 7

Kết quả: Test case , lỗi trên hệ thống quản lý lỗi

• Triển khai:

Nhiệm vụ: Triển khai sản phẩm cho khách hàng

Kết quả: Biên bản triển khai với khách hàng

1.3: MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM:

Có rất nhiều mô hình phát triển phần mềm nhưng trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu 3 mô hình phát triển phần mềm phổ biến nhất đó là: Mô hình thác nước, Mô hình chữ V, Mô hình Agile (Phương pháp Scrum)

• Mô hình thác nước:

Trang 8

Mô hình này gồm các giai đoạn xử lý nối tiếp nhau như sau:

1 Thu thập yêu cầu (Requirement gathering): Đây là giai đoạn xác định các yêu cầu chức năng và phi chức năng mà hệ thống phần mềm cần có Kết quả của giai đoạn này là bản tài liệu đặc tả yêu cầu Tài liệu này sẽ là nền tảng cho những giai đoạn tiếp theo cho đến cuối dự án

2 Phân tích hệ thống ( System Analysis): Là giai đoạn định ra làm thế nào để hệ thống phần mềm đáp ứng đúng yêu cầu của khách hàng Giai đoạn này thực hiện phân tích, thiết kế hệ thống phần mềm

3 Coding: Là giai đoạn thực hiện sản phẩm dựa trên đặc tả yêu cầu và tài liệu thiết

kế module

4 Testing: Tester sẽ nhận sản phẩm từ developer và thực hiện kiểm thử cho nhóm các thành phần và kiểm thử hệ thống Khâu kiểm thử cuối cùng sẽ là Kiểm thử chấp nhận, giai đoạn này còn có sự tham gia của khách hàng

5 Implementation: Triển khai hệ thống ra môi trường của khách hàng

6 Operations & Maintenance: Đây là giai đoạn cài đặt, cấu hình và đào tạo cho khách hàng Giai đoạn này sửa chữa những lỗi của sản phẩm (nếu có) và phát triển những thay đổi mới được khách hàng yêu cầu

Trang 9

• Mô hình chữ V

1 Hoạt động tốt với các dự án có quy mô vừa và nhỏ

2 Dễ dàng quản lý vì mỗi giai đoạn có các mục tiêu và mục tiêu được xác định rõ ràng

3 Toàn bộ quy trình được chia thành 2 nhóm giai đoạn tương ứng nhau là phát triển và kiểm thử Mỗi giai đoạn phát triển sẽ tiến hành song song với một giai đoạn kiểm thử tương ứng Do đó, các lỗi được phát hiện sớm ngay từ đầu

• Mô hình Agile: quy trình Scrum

Trang 10

Agile là một phương pháp phát triển phần mềm linh hoạt để làm sao đưa sản phẩm đến tay người dùng càng nhanh càng tốt

1.4: LỖI PHẦN MỀM :

Lỗi lầm, khuyết điểm là thứ con người không bao giờ muốn gây ra, hay mắc phải Tuy nhiên con người là không hoàn hảo và việc sót lỗi và có sai phạm là điều hoàn toàn có thể xảy ra Điều đáng quan tâm ở đây là sau các lỗi đó, chúng

ta sẽ hoàn thiện hơn, hạn chế hơn số lượng lỗi xảy ra Và để hạn chế được lỗi, chúng ta cần xác định rõ được nguyên nhân sâu xa Lỗi đó bắt nguồn từ đâu? Dưới đây là 4 loại lỗi thường gặp :

BUG: Là lỗi trong một module hoặc hệ thống mà nó không thực hiện đúng chức năng như yêu cầu Các bạn Developers chắc hẳn đều rất dị ứng với từ này cho xem

DEFECT: Lỗi trong quá trình phát triển (coding) hoặc lỗi logic làm cho

chương trình hoạt động sai yêu cầu đề ra (cơ bản là giống định nghĩa bug) ERROR: Là hành động của con người dẫn đến kết quả sai

FAILURE chính là sự khác biệt giữa kết quả thực tế trên màn hình và kết quả mong đợi của một function, hệ thống hoặc service nào đó Từ phân tích về

Trang 11

nguyên nhân gây ra từng loại Lỗi ở trên thì có thể thấy Lỗi phần mềm xuất hiện khi xảy ra một trong các vấn đề dưới đây:

 Phần mềm không thực hiện một số chức năng giống như mô tả trong Spec

 Phần mềm thực hiện một số chức năng mà Spec yêu cầu nó không được thực hiện

 Phần mềm thực hiện một số chức năng không được đề cập trong Spec

 Phần mềm không thực hiện một số việc mà Spec không đề cập tới, nhưng là những việc nên làm dưới quan điểm của Tester, phần mềm là khó hiểu, khó sử dụng, hoạt động chậm đối với người sử dụng

1.5: KIỂM THỬ PHẦN MỀM

Kiểm thử phần mềm là phương pháp kiểm tra xem sản phẩm phần mềm đó trên thực tế có phù hợp với các yêu cầu đã đặt ra hay không, và đảm bảo rằng không có lỗi hay khiếm khuyết Nó bao gồm việc kiểm tra, phân tích, quan sát

và đánh giá các khía cạnh khác nhau của sản phẩm Người kiểm thử phần mềm (Tester) sử dụng kết hợp các công cụ thủ công và tự động Sau khi tiến hành kiểm thử, Tester báo cáo kết quả cho team phát triển

Mục đích là xác định các lỗi, khiếm khuyết hoặc các yêu cầu còn thiếu so với yêu cầu thực tế

Cần hiểu được tầm quan trọng của việc kiểm thử đối với mỗi công ty phát triểnphát mềm Với kiểm thử phần mềm, nếu có bất kỳ lỗi nào, nó có thể được xác định sớm và giải quyết trước khi giao sản phẩm

Nhiều công ty phát triển phần mềm thường bỏ qua bước này vì ngân sách eo hẹp và cho rằng nó sẽ không dẫn đến hậu quả lớn Nhưng để tạo những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, chất lượng sản phẩm cần phải được đặt lên hàng đầu Và vì vậy, việc kiểm thử sản phẩm để tìm lỗi là điều gần như bắt buộc Doanh nghiệp chỉ có thể mang đến giá trị cho khách hàng khi sản phẩm cung cấp được coi là lý tưởng Và để đạt được điều đó, các công ty phải đảm

Trang 12

bảo rằng người dùng không gặp phải bất kỳ vấn đề nào khi sử dụng sản phẩm của mình Cách tốt nhất để làm điều đó là tạo ra sản phẩm không có lỗi

Lợi ích của kiểm thử phần mềm:

 Hiệu quả về chi phí: Đây là một trong những lợi ích quan trọng của kiểm thử phần mềm Thực tế cho thấy rằng các lỗi thiết kế khó có thể được loại trừ hoàn toàn đối với bất kỳ hệ thống nào Đó không phải là lỗi bất cẩn của Developer

mà đôi khi do sự phức tạp của hệ thống Nếu các vấn đề về thiết kế không được phát hiện, thì việc tìm ra và sửa các lỗi/khiếm khuyết sẽ trở nên khó khăn và tốnkém hơn Kiểm thử bất kỳ dự án IT nào cũng sẽ giúp công ty tiết kiệm, việc xác định lỗi trong giai đoạn đầu sẽ giúp quá trình sửa chữa tốn ít chi phí hơn

 Bảo mật: Đây là điểm nhạy cảm và dễ bị tấn công nhất của kiểm thử phần mềm.Kiểm thử giúp loại bỏ các rủi ro và vấn đề trong sản phẩm Cùng với đó, tất cả khách hàng đều đang tìm kiếm những sản phẩm đáng tin cậy

 Chất lượng sản phẩm: Đây là yêu cầu thiết yếu của bất kỳ sản phẩm phần mềm nào Kiểm thử phần mềm giống như việc củng cố danh tiếng công ty bằng cách cung cấp các sản phẩm chất lượng cho khách hàng

 Sự hài lòng của khách hàng: Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh sản phẩm nào, mục tiêu cuối cùng đều là mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất Sự hàilòng của khách hàng rất quan trọng trong quá trình hợp tác lâu dài

Phân loại kiểm thử phần mềm :

Kiểm thử phần mềm không phải là một việc đơn lẻ Nó có nhiều hình thức khác nhau và được phân loại theo một số tiêu chí Về cơ bản, kiểm thử phần mềm được chia làm 4 loại:

• Kiểm thử chức năng:

Kiểm thử chức năng là xác minh hệ thống hoạt động theo đúng theo các yêu cầu nghiệp vụ Hình thức kiểm thử này có thể được thực hiện từ hai khía cạnh:

Trang 13

dựa trên yêu cầu (requirements-based) và dựa trên quy trình nghiệp vụ (business– process – based)

Trong kiểm thử dựa trên yêu cầu, các yêu cầu được ưu tiên tùy thuộc vào tiêu chí rủi ro Điều này sẽ đảm bảo những phần quan trọng nhất sẽ được test đầy

đủ Mặt khác, kiểm thử dựa trên quy trình nghiệp vụ sẽ sử dụng những kiến thức tương ứng Quy trình nghiệp vụ mô tả các việc liên quan đến nghiệp vụ hằng ngày của hệ thống

Kiểm thử chức năng gồm 5 bước:

1 Xác định các chức năng mà phần mềm sẽ thực hiện

2 Tạo các dữ liệu đầu vào dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng

3 Xác định các kết quả đầu ra dựa trên các tài liệu đặc tả kỹ thuật của các chức năng

4 Thực hiện các trường hợp kiêm thử

5 So sánh kết quả thực tế và kết quả mong muốn

• Kiểm thử phi chức năng:

Kiểm thử phi chức năng là kiểm tra các đặc tính chất lượng của hệ thống Ví

dụ, kiểm tra xem bao nhiêu người có thể đăng nhập đồng thời vào một phần mềm Kiểm tra phi chức năng cũng quan trọng không kém như kiểm tra chức năng và ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng

• Kiểm thử cấu trúc:

Kiểm thử cấu trúc thường được gọi là “hộp trắng” hoặc “hộp thủy tinh” bởi vì phương pháp này quan tâm đến việc tìm kiếm những gì đang xảy ra bên trong, kiểm tra dựa trên phân tích cấu trúc bên trong của thành phần hoặc hệ thống Nóthường được sử dụng như một cách đo lường của kiểm thử, thông qua độ bao phủ của một tập hợp các yếu tố cấu trúc Kiểm thử cấu trúc chủ yếu được áp dụng ở kiểm thử thành phần, kiểm thử tích hợp

Trang 14

• Kiểm thử liên quan đến các thay đổi:

1 Kiểm thử xác nhận: Khi kiểm thử gặp lỗi, Tester phải xác định nguyên nhân lỗi

là do lỗi phần mềm Sau khi Tester phát hiện lỗi và báo cho Developer để sửa thì phần mềm sau đó sẽ cập nhật phiên bản vá lỗi Cuối cùng, Tester cần thực hiện kiểm tra thêm một lần nữa để xác định rằng lỗi thực sự đã được giải quyết Khi thực hiện kiểm tra xác nhận, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo rằng các trường hợp kiểm thử phải được thực hiện chính xác giống như lần đầu tiên, sử dụng cùng một đầu vào, dữ liệu và môi trường kiểm thử để đảm bảo rằng các lỗi

đã được sửa Tester cần phải biết rằng trong lần kiểm thử sau khi vá lỗi khả năng sinh ra lỗi khác trong phần mềm là điều hoàn toàn có thể xảy ra Vì vậy kiểm thử chính xác ở phiên bản hiện tại của phần mềm là chưa đủ Cách phát hiện các điểm ngoài ý muốn của việc kiểm lỗi là thực hiện kiểm thử hồi quy

2 Kiểm thử hồi quy : Tương tự như kiểm thử xác nhận thì kiểm thử hồi quy liên quan đến việc lặp lại các trường hợp kiểm thử đã được thực hiện trước đó Kiểmthử hồi quy được thực hiện khi phần mềm thay đổi do sửa lỗi, chức năng

mới.Mục đích của kiểm thử hồi quy để xác minh rằng các sửa đổi trong phần mềm hoặc môi trường không gây ra bất lợi ngoài ý muốn, ảnh hưởng hoặc làm

hư các chức năng và hệ thống vẫn đáp ứng các yêu cầu của phần mềm Tất cả các trường hợp trong quá trình kiểm thử hồi quy sẽ được thực hiện mỗi khi một phiên bản vá lỗi của phần mềm được release, và điều này khiến chúng trở nên lýtưởng cho tự động hóa

1.6: CÁC KỸ THUẬT KIỂM THỬ PHẦN MỀM:

1 Phân vùng tương đương:

Phân vùng lớp tương đương cho phép bạn phân chia tập hợp các điều kiện kiểm tra thành một phân vùng nên được coi là giống nhau

Phương pháp kiểm thử phần mềm này chia miền đầu vào của chương trình thành các lớp dữ liệu mà từ đó các trường hợp kiểm thử nên được thiết kế Với các giá trị đầu vào chia thành các vùng tương đương:

Trang 15

• Vùng tương đương hợp lệ: tập hợp các giá trị kiểm thử thỏa mãn điều kiện của

2 Phân tích giá trị biên:

Phân tích giá trị biên dựa trên việc kiểm thử tại các ranh giới giữa các phân vùng, Chúng ta sẽ tập trung vào các giá trị biên chứ không test toàn bộ dữ liệu Thay vì chọn nhiều giá trị trong lớp đương tương để làm đại diện, phân tích giá trị biên yêu cầu chọn một hoặc vài giá trị là các cạnh của lớp tương đương để làm điều kiện test Chúng ta thường thấy rằng một số lượng lớn lỗi xảy ra tại các ranh giới của các giá trị đầu vào được xác định thay vì các giá trị giữa, còn được gọi là các giá trị biên Từ đó đưa ra lựa chọn các test cases thực hiện giá trịđầu vào các giá trị biên

Kỹ thuật thiết kế test cases này bổ sung cho phân vùng tương đương Kỹ thuật kiểm thử phần mềm này dựa trên nguyên tắc: Nếu một hệ thống hoạt động tốt với các giá trị biên thì nó sẽ hoạt động tốt cho tất cả các giá trị nằm giữa hai giá trị biên

Trang 16

Phân tích giá trị biên sẽ chọn các giá trị:

• Giá trị ngay dưới giá trị nhỏ nhất

• Giá trị nhỏ nhất

• Giá trị ngay trên giá trị nhỏ nhất

• Giá trị ngay dưới giá trị lớn nhất

• Giá trị lớn nhất

• Giá trị ngay trên giá trị lớn nhất

3 Bảng quyết định:

Bảng quyết định còn được gọi là bảng Nguyên nhân – Kết quả (Cause-Effect)

Kỹ thuật kiểm thử phần mềm này được sử dụng cho các chức năng cần sự kết hợp của các yếu tố đầu vào các biến

4.Đoán lỗi:

Đoán lỗi là một kỹ thuật kiểm thử phần mềm dựa trên việc đoán lỗi có thể chiếm ưu thế trong code Đây là một kỹ thuật dựa trên kinh nghiệm, trong đó nhà phân tích kiểm thử sử dụng kinh nghiệm của mình để đoán phần có vấn đề hoặc có lỗi của ứng dụng kiểm thử

Kỹ thuật xác định danh sách các lỗi có thể xảy ra hoặc các tình huống dễ xảy

ra lỗi Sau đó, người kiểm thử viết test cases để tìm kiếm những lỗi đó Để thiết

kế các test cases dựa trên kỹ thuật kiểm thử phần mềm này, nhà phân tích có thể

sử dụng các kinh nghiệm trong quá khứ để xác định các điều kiện

Cách đoán lỗi :

• Tester nên sử dụng kinh nghiệm trước đây để kiểm thử các ứng dụng tương tự

• Hiểu biết về hệ thống đang kiểm thử

• Kiến thức về các lỗi thực hiện điển hình

• Nhớ những chức năng phức tạp trước đây

Trang 17

• Đánh giá lịch sử dữ liệu và kết quả kiểm thử

1.7: KIỂM THỬ TỰ ĐỘNG

1 Kiểm thử tự động là :

Xử lý một cách tự động các bước thực hiện các testcase, kiểm thử tự động bằng một công cụ nhằm rút ngắn thời gian kiểm thử Là một kỹ thuật tự động trong đó người kiểm thử tự viết các tập lệnh và sử dụng phần mềm phù hợp để kiểm thử phần mềm Nó về cơ bản là một quá trình tự động hóa của một quy trình kiểm thử thủ công Giống như kiểm thử hồi quy, kiểm thử tự động cũng được sử dụng để kiểm thử ứng dụng theo quan điểm tải, hiệu năng và ứng suất Kiểm thử tự động giúp giảm chi phí kiểm thử bằng cách hỗ trợ quá trình kiểm thử thông qua các công cụ phần mềm

Kiểm thử tự động hay sử dụng phần mềm để kiểm thử với các ưu điểm:

• Có thể thực hiện các kiểm thử một cách liên tục, lặp lại và giảm chi phí cho nhân lực kiểm thử

• Luôn đảm bảo hoạt động theo một kịch bản duy nhất – không bị ảnh hưởng nhưvới kiểm thử viên

2.Quy trình kiểm thử tự động:

Quy trình kiểm thử tự động bao gồm: tester sử dụng các kịch bản tự động (automation scripts) và thực thi các script để chạy ứng dụng với sự giúp sức củacác automation tool Một khi script đã sẵn sàng thì việc thực thi kiểm thử có thể diễn ra nhanh chóng và hiệu quả

Các hoạt động của kiểm thử tự động:

• Phân tích yêu cầu/Xác định môi trường/công cụ

• Xác định tiêu chí đầu ra

• Lên kế hoạch và kiểm soát

Trang 18

• Thiết lập môi trường kiểm thử

• Triển khai thiết kế kiểm thử

• Thực thi kiểm thử

• Phân tích, báo cáo

3.Mục đích của kiểm thử tự động:

• Giảm bớt công sức và thời gian thực hiện quá trình kiểm thử  Tăng độ tin cậy

• Giảm sự nhàm chán cho con người

• Rèn luyện kỹ năng lập trình cho kiểm thử viên

• Giảm chi phí cho tổng quá trình kiểm thử

4.Kiểm thử tự động khi nào:

• Không đủ tài nguyên: Khi số lượng TestCase quá nhiều mà kiểm thử viên khôngthể hoàn tất trong thời gian cụ thể

• Kiểm tra hồi quy: Nâng cấp phần mềm, kiểm tra lại các tính năng đã chạy tốt vànhững tính năng đã sửa Tuy nhiên, việc này khó đảm bảo về mặt thời gian

• Kiểm tra khả năng vận hành phần mềm trong môi trường đặc biệt (Đo tốc độ trung bình xử lý một yêu cầu của Web server, xác định cấu hình máy thấp nhất

Ngày đăng: 08/05/2024, 13:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w