1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

phần I luật tài chính công

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phần I: Khái Quát Chung Về Tài Chính Công Và Pháp Luật Tài Chính Công
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Thị Hoài Thu
Trường học Đại học Luật TP.HCM
Chuyên ngành Luật
Thể loại Bài giảng
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

KẾT CẤU MÔN HỌC• PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG• PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG• PHẦN 3: PHÁP LUẬT VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ D

Trang 1

LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

Gv: Ths Nguyễn Thị Hoài Thu

Trang 2

KẾT CẤU MÔN HỌC

• PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH

CÔNG VÀ PHÁP LUẬT TÀI CHÍNH CÔNG

• PHẦN 2: PHÁP LUẬT VỀ HUY ĐỘNG CÁC

NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG

• PHẦN 3: PHÁP LUẬT VỀ PHÂN PHỐI VÀ SỬ

DỤNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH CÔNG

Trang 3

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI CHÍNH CÔNG VÀ PL TÀI CHÍNH CÔNG

I - Khái quát chung về tài chính công

Trang 4

II - Khái quát chung về pháp luật tài chính công

2.1 Khái niệm pháp luật tài chính công

2.2 Phạm vị điều chỉnh

2.3 Phương pháp điều chỉnh

2.4 Quan hệ pháp luật tài chính công

2.5 Quản lý Nhà nước về tài chính công

Trang 5

I - Khái quát chung về tài chính công

1.1 Khái niệm tài chính công

- Tài chính là gì?

Hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình

phân phối các nguồn lực tài chính bằng việc tạo lập và

sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy

và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội

 Về nội dung: là hệ thống các quan hệ kinh tế phát

sinh trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính

Về hình thức biểu hiện: các quỹ tiền tệ

Trang 6

- Tài chính công là gì?

Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi

bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và

sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

 Là hoạt động tài chính thuộc khu vực công

Mang tính đặc thù và có thể chi phối các hoạt độngtài chính khác

Trang 7

1.2 Đặc điểm của tài chính công

• Về chủ thể tham gia: chủ thể của quan hệ tài chính

công là nhà nước

• Về nội dung: là tổng hợp toàn bộ các hoạt động tạo

lập (thu) và phân phối, sử dụng (chi) các quỹ tài

chính công, trong đó, quỹ ngân sách nhà nước giữ vaitrò quan trọng, chi phối đến các quỹ tài chính còn lại

• Tài chính công phải tôn trọng nguyên tắc công khai, minh bạch và có sự tham gia của công chúng

Trang 8

• Tính công cộng của tài chính công: tài chính công

thường phục vụ cho những hoạt động không vì lợi nhuận (trừ trường hợp doanh nghiệp nhà nước), tạo ra hàng hóa

và dịch vụ công, mọi người dân có nhu cầu có thể tiếp cận.

• Về sự kết hợp giữa tính ko bồi hoàn và bồi hoàn, giữa

bắt buộc và tự nguyện Vd: cung cấp những loại hàng

hóa công cho xã hội dưới dạng bồi hoàn không theo cơ chế giá thị trường thông qua việc thu phí, lệ phí

• Tính sở hữu công?

Trang 9

 Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước

 Tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập

Trang 10

• Căn cứ vào nội dung quản lý, tài chính công bao

Trang 11

* Đặc trưng của NSNN

• Về mặt nội dung:

Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, các

khoản chi của Nhà nước.

• Về điều kiện có hiệu lực:

NSNN chỉ có giá trị, tức có hiệu lực thi hành khi nó đãđược cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định

Quốc hội chính là cơ quan có thẩm quyền quyết định dựtoán NSNN

Trang 12

• Về hiệu lực:

NSNN chỉ có hiệu lực trong năm ngân sách Năm NS bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 dươnglịch hàng năm

Trang 13

* Đặc trưng của Quỹ tài chính công ngoài NS

• Về chủ thể: Nhà nước

• Về nguồn tài chính:

+Một phần trích từ NSNN theo quy định của Luật

NSNN  đóng vai trò như vốn “mồi” Tỷ trọng lớn hay nhỏ tuỳ thuộc vào chức năng hoạt động của từng loại

quỹ.Vd?

+ Một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã

hội, chủ yếu là nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của

Trang 14

• Về mục tiêu sử dụng: giải quyết những biến động bất

thường không dự báo trước trong quá trình phát triểnkinh tế – xã hội, không có trong dự toán NSNN

nhưng NN phải có trách nhiệm xử lý

• Về cơ chế hoạt động: khá linh hoạt hơn quỹ NSNN,

thường được điều chỉnh bằng văn bản dưới luật

• Về điều kiện hình thành và tồn tại: tuỳ thuộc vào sự

tồn tại các tình huống, các sự kiện kinh tế, xã hội khi các tình huống được giải quyết dứt điểm, quỹ cóthể không còn tồn tại

Trang 15

1.4 – Vai trò của tài chính công

• Tạo lập vốn: tài chính công huy động nguồn tài

chính đảm bảo hoạt động của nhà nước và hệ thống

chính trị

• Điều tiết vĩ mô nền kinh tế - xã hội: ổn định kinh tế,

chống lạm phát, thiểu phát…

• Tạo lập công bằng xã hội

• Vai trò kiểm tra của tài chính công: TCC phát huy

chức năng này trong giới hạn thu chi NSNN, xuất

phát từ yêu cầu của quy luật tiết kiệm  TCC phải

Trang 16

• T(lt) = H (lt)

• T (lt) > H (lt)

Trang 17

II - Khái quát chung về PL tài chính công

2.1 Khái niệm

PL tài chính công là tổng hợp các QPPL điều chỉnh các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục

vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội

Trang 18

2.2 - Phạm vi điều chỉnh của PL TCC

Điều chỉnh 3 nhóm quan hệ cơ bản:

- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình tạo lậpcác nguồn quỹ tài chính công (thu)

- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình quản lý, phân phối các nguồn quỹ tài chính công

- Nhóm QHXH phát sinh trong quá trình sử dụngcác nguồn quỹ tài chính công (chi)

Trang 19

2.3 Phương pháp điều chỉnh

- Phương pháp quyền uy phục tùng: thể hiện mối quan

hệ bất bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trong quan

hệ pháp luật tài chính VD:

- Phương pháp bình đẳng thỏa thuận: thể hiện các chủthể tham gia trong quan hệ tài chính bình đẳng về địa

vị pháp lý VD:

Trang 20

2.4 – Quan hệ pháp luật tài chính công

• Khái niệm:

Quan hệ pháp luật tài chính công là những quan hệ xãhội phát sinh trong lĩnh vực tài chính công gắn liền vớiviệc hình thành và quản lý, sử dụng các nguồn tài chínhthuộc ngân sách nhà nước chịu sự điều chỉnh của quyphạm pháp luật tài chính

 Các yếu tố cấu thành QHPL TCC: chủ thể? Kháchthể? Nội dung?

Trang 21

• Chủ thể: nhà nước, pháp nhân, cá nhân Chủ thể bắt

buộc phải là nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước

ủy quyền có sử dụng ngân sách nhà nước

• Khách thể : nhằm thỏa mãn các nhu cầu khác nhau

tương ứng với các chủ thể khác nhau trong quan hệpháp luật tài chính Vd: Quỹ Bảo hiểm xã hội, QuỹPhòng chống ma túy, Quỹ Bảo vệ môi trường ViệtNam…

• Nội dung: quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham

gia quan hệ PL tài chính công

Trang 22

2.5 – Quản lý Nhà nước về tài chính công

a Khái niệm: Là hoạt động của hệ thống các CQNN

tác động vào quá trình tạo lập/phân phối/sử dụng cácquỹ tiền tệ của NN nhằm thực hiện các mục tiêu vànhiệm vụ của NN

Trang 23

b Đặc điểm:

• Là lọai hình quản lý hành chính NN

• Thực hiện bởi hệ thống cơ quan NN và tuân thủ quyđịnh pháp luật

• Phương thức quan trọng điều tiết nguồn lực tài chính

để thực hiện chức năng, nhiệm vụ NN

Trang 24

c Các nguyên tắc quản lý TCC

• Nguyên tắc tập trung, dân chủ

• Nguyên tắc hiệu quả

• Nguyên tắc thống nhất

• Nguyên tắc minh bạch và công khai

Trang 25

d Nội dung quản lý tài chính công:

• Quản lý NSNN: Quản lý hệ thống NSNN: Quản lýphân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi; Quản lý quỹ

NSNN

• Quản lý các quỹ TCC ngoài NSNN (quỹ dự phòng, quỹ hỗ trợ, quỹ ASXH…): Quản lý nguồn thu, Quản

lý chi, Quản lý quỹ TCCNNS

• Quản lý nợ công (nợ vay, ODA): Quản lý huy độngvốn NSNN; Giám sát sử dụng vốn vay; Quản lý trảnợ

Trang 26

Trách nhiệm, quyền hạn của bộ máy quản lý tài chính công:

• Quốc hội

• Chính phủ

• Bộ Tài chính

• Cơ quan Bảo hiểm xã hội

• Cơ quan quản lý địa phương

• …

Ngày đăng: 08/05/2024, 11:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w