1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giấy in từ hong kong

41 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tổ Chức Thực Hiện Hợp Đồng Nhập Khẩu Giấy In Từ Hong Kong
Tác giả Nguyễn Quyền Anh, Phan Ngọc Đạt, Nguyễn Trần Công Tạo, Võ Tá Phát, Đặng Nguyễn Trâm Anh, Phạm Tường Vi, Lê Hồ Thiên Thiên
Người hướng dẫn ThS. Thị Hạ Huyền
Trường học Trường Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 4,58 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GIẤY IN TỪ HỒNG KÔNG SANG VIỆT NAM (10)
    • 1.1. Tìm hiểu chung về giấy in (10)
    • 1.2. Tổng quan về hoạt động nhập khẩu giấy in (10)
    • 1.3. Nhu cầu nhập khẩu giấy in tại thị trường Việt Nam (10)
    • 1.4. Tìềm năng về nhập khẩu mặt hàng giấy in tại Việt Nam (11)
    • 1.5. Các quy định về nhập khẩu giấy in (12)
      • 1.5.1. Chính sách nhập khẩu (12)
      • 1.5.2. Mã HS giấy, giấy in (13)
      • 1.5.3. Thuế nhập khẩu (13)
    • 1.6. Các hoạt động thúc đẩy thương mại (14)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GIẤY IN TỪ HONG KONG (15)
    • 2.1. Nghiên cứu thị trường (15)
      • 2.1.1. Nghiên cứu thị trường Hong Kong (15)
      • 2.1.2. Lý do chọn nhập khẩu giấy in của Công ty ORIENTAL PAPER (HK) (15)
    • 2.2. Quy trình nhập khẩu giấy in từ hong kong (16)
      • 2.2.1. Ký kết hợp đồng nhập khẩu (16)
      • 2.2.2. Thủ tục pháp lý về nhập khẩu (17)
      • 2.2.3. Kiểm tra thanh toán (18)
      • 2.2.4. Thuê phương tiện vận tải (18)
      • 2.2.5. Mua bảo hiểm (19)
      • 2.2.6. Thanh toán và nhận chứng từ (19)
      • 2.2.7. Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu (19)
      • 2.2.8. Kiểm tra chất lượng hàng hóa (21)
      • 2.2.9. Nhận hàng (22)
      • 2.2.10. Khiếu nại (nếu có) (22)
    • 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu giấy in (23)
      • 2.3.1. Chiến lược, chế độ, chính sách, luật pháp (23)
      • 2.3.2. Tỷ giá hối đoái (23)
      • 2.3.3. Khả năng sản xuất của nước nhập khẩu (23)
      • 2.3.4. Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu (24)
      • 2.3.5. Tình hình kinh tế, chính trị thế giới (24)
    • 2.4. Phân tích các điều kiện Incoterm 2010 có thể áp dụng (24)
      • 2.4.1. Phân tích các điều kiện Incoterm 2010 (24)
      • 2.4.2. Những lợi ích khi lựa chọn điều kiện CIF (26)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU (27)
    • 3.1. Phân tích SWOT (27)
      • 3.1.1. Ưu điểm (27)
      • 3.1.2. Nhược điểm (27)
      • 3.1.3. Cơ hội (28)
      • 3.1.4. Thách thức (28)
    • 3.2. Một số giải pháp cho Việt Nam trong việc cải thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa (29)
  • KẾT LUẬN (31)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (32)

Nội dung

Giấy có thể nói là một trongnhững ngành gây ô nhiễm nặng nề nhất và với lượng tiêu thụ khổng lồ của nước ta,bên cạnh đó là hạn chế trong việc xử lý chất thải công nghiệp dẫn đến việc chú

TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GIẤY IN TỪ HỒNG KÔNG SANG VIỆT NAM

Tìm hiểu chung về giấy in

Mă •c dù không phải là một trong những ngành công nghiệp trọng yếu, nắm giữ vị trí then chốt của nền kinh tế, song các sản phẩm đại diện của ngành công nghiệp giấy như: Bột giấy, giấy in – viết, giấy bao bì, tissue… lại là những sản phẩm cần thiết trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân Những năm gần đây ngành công nghiệp giấy tại Việt Nam có sự chuyển mình mạnh mẽ thông qua việc các doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, chấp hành tốt các quy định về sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường, thân thiện với thiên nhiên Bên cạnh đó, ngành công nghiệp giấy còn tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, đồng thời là nguồn nguyên liệu để phát triển các ngành sản xuất có liên quan đồng hành, hỗ trợ để cùng phát triển các ngành kinh tế khác Đối với xã hội, ngành công nghiệp giấy đã và đang cung cấp nhiều sản phẩm với mục đích đa dạng: Hoạt động giáo dục - nghiên cứu, hoạt động văn hoá xã hội, hoạt động sản xuất và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

Tổng quan về hoạt động nhập khẩu giấy in

Năm 2020, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều nước trên thế giới, nhiều quốc gia phải đóng cửa nền kinh tế, ngành giấy là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn bởi đại dịch, do đó, tiêu thụ giấy các loại của thế giới đã giảm đáng kể, theo dữ liệu từ trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu giấy các loại toàn cầu năm 2020 chỉ đạt 162,35 tỷ USD, giảm 7,46% so với năm 2019. Bột giấy được sản xuất tập trung ở khu vực Mỹ Latin, Bắc Mỹ, Châu Âu và có tính ổn định cao, trong khi đó khu vực Châu Á có nhu cầu tiêu dùng bột giấy nhiều nhất chiếm tỷ trọng 34,7% của thế giới, nhưng sản xuất chỉ đáp ứng được 62% nhu cầu của khu vực.

Bột giấy được sản xuất chủ yếu ở các khu vực Châu Âu, Mỹ Latin, Bắc Mỹ, có tính ổn định cao; mặc khác tại khu vực Châu Á Theo như thống kê của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), thì nhu cầu nhập khẩu giấy các loại (HS 48, 53) của thế giới là rất lớn Trong thời gian từ 2016 – 2020, nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này của thế giới trung bình đạt 168 tỷ USD/năm; trong năm 2020 đạt 162 tỷ USD giảm7,46% so với năm 2019 nhưng tăng 2,69% so với năm 2016.

Nhu cầu nhập khẩu giấy in tại thị trường Việt Nam

Trong thực tế thì tăng trưởng thương mại điện tử, chuỗi bán lẻ, xu hướng sử dụng bao bì thông minh nhằm tìm ra được nguồn gốc của sản phẩm và thông tin bằng mã QR, tính marketing hình ảnh cũng như màu sắc trên bao bì xu hướng sử dụng sản phẩm tuần hoàn, thân thiện với môi trường từ đó dẫn đến nhu cầu về giấy bao bì tăng trưởng mạnh.

So với 6 tháng đầu năm 2022 thì sản lượng giấy nhập khẩu giảm 6.3% với cùng kỳ năm 2021 ước tính đạt 336.5 nghìn tấn Mặc dù vậy thì Tình trạng sản xuất, xuất khẩu mặt hàng giấy các loại của Việt Nam và, giá nhập khẩu giấy đã tăng từ 20-40% khiến cho kim ngạch xuất khẩu giấy đồng thời là các sản phẩm từ giấy trong 6 tháng đầu năm vẫn đang tăng trưởng 3.5% so với cùng kỳ năm 2021. Việt Nam hiện nay tình hình sản xuất và xuất khẩu mặt hàng giấy các loại tại một số thị trường chủ lực tăng trưởng, ở Việt Nam thì sản xuất của ngành giấy chủ yếu từ giấy bao bì và giấy in - viết, giấy tissue; cùng với đó nhập khẩu chủ yếu là giấy bao bì tráng, giấy in - viết có tráng phủ, các loại giấy đặc biệt, giấy photocopy cao cấp; ngoài ra thì thu gom giấy thu hồi trong nước đạt 43%, sản xuất bột giấy đáp ứng được 35% nhu cầu sử dụng Giấy bao bì trong nước sản xuất chủ yếu là giấy lớp mặt (testliner) cùng với đó là giấy lớp sóng (medium) nhằm để dùng sản xuất thùng các tông sóng, đáp ứng được khoảng 84% nhu cầu nội địa.

Tỷ trọng nhập khẩu chiếm 16% chủ yếu là giấy chất lượng cao và giấy bao bì tráng phủ, trong nước sản xuất chỉ đáp ứng được 5% và chủ yếu là giấy cấp thấp, nhập khẩu chiếm tỷ trọng 95% trên tổng nhu cầu tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê từ VPPA, ta có sản lượng giấy các loại năm 2022 dự kiến các doanh nghiệp ngành giấy sản xuất đạt khoảng gần 7 triệu tấn (trong đó giấy bao bì chiếm khoảng 6 triệu tấn) Như vậy, để đáp ứng nguyên liệu cho sản xuất giấy bao bì ngành giấy cần tới 6,5 triệu tấn giấy thu hồi (theo số liệu hải quan ViệtNam nhập khoảng 4 triệu tấn) Tuy vậy, hoạt động thu gom giấy thu hồi trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng được 43% nhu cầu sản xuất giấy trong nước Vì vậy đối với nguồn nguyên liệu này thì Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào nguồn cung nhập khẩu.

Tìềm năng về nhập khẩu mặt hàng giấy in tại Việt Nam

Nhìn chung, ngành công nghiệp giấy nước ta hiện được đánh giá là ngành có nhiều cơ hội phát triển Các kết quả khảo sát cho thấy, hiện tiêu thụ giấy bình quân của Việt Nam rất thấp, mới đạt 50,7 kg/người/năm so với mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 70 kg/người/năm, Thái Lan 76 kg/ người/năm, Mỹ và EU 200 - 250 kg/người/năm… do vậy, nhu cầu tiêu thụ giấy các loại của Việt Nam còn khá lớn.Thị trường giấy Việt Nam còn nhiều cơ hội, đă •c biệt là phân khúc sản phẩm giấy bao bì cao cấp (tráng phủ), hiện Việt Nam chưa sản xuất được mà phải nhập khẩu hoàn toàn.

Theo Hiệp hội giấy Việt Nam, mức tiêu thụ giấy bao bì ở nước ta trong giai đoạn 2021 đến 2025 dự kiến sẽ tăng 12% nhờ tốc độ đô thị hóa

Việc giải ngân vốn và tăng cường đầu tư công phối hợp với các chính sách kích thích tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu dùng giấy bao bì, giấy in - viết và giấy tissue Đây sẽ là một lợi thế to lớn đối với sự đi lên của ngành công nghiệp giấy trong khoản thời gian tiếp theo.

Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy khá dồi dào; chi phí nhân công, mă •t bằng khá thấp… cũng sẽ hình thành thêm các lợi thế lớn để ngành công nghiệp Giấy có được sự đi lên mạnh mẽ và vững chắc trong tương lai.

Các quy định về nhập khẩu giấy in

Giấy in có thể được nhập khẩu từ nhiều nguồn trên thế giới như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia… Mặc dù, được nhập khẩu từ nhiều quốc gia khác nhau những thủ tục nhập khẩu giấy in chỉ có hai loại như sau:

- Thủ tục nhập khẩu giấy chưa in

- Thủ tục nhập khẩu giấy đã in nội dung

Thủ tục và chính sách nhập khẩu giấy được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

Nghị định 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013

Công văn số 8228/TB-TCHQ ngày 09/09/2015

Công văn số 5315/TB-TCHQ ngày 10/06/2015

Thông tư 65/2017/TT-BTC ngày 27/06/2017

Công văn 3204/TB-TCHQ ngày 08/06/2018

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015; sửa đổi bổ sung 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018.

Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018

Công văn 3255/TCHQ-TXNK ngày 24/05/2019

Thông tư 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020

Theo những văn bản trên thì ta có thể thấy mặt hàng giấy in không thuộc vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu Tuy nhiên, khi nhập khẩu giấy phải xác nhận được giấy đã in hay giấy chưa in. Đối với loại giấy đã in nội dung lên, thì loại giấy đó lúc này sẽ được xếp vào là ấn phẩm Khi đó thủ tục nhập khẩu giấy đã in sẽ thuộc quản lý của Bộ thông tin và truyền thông Thủ tục quy trình nhập khẩu sẽ theo nghị định 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013.

1.5.2 Mã HS giấy, giấy in

Xác định mã HS giấy phải dựa trên đặc điểm của hàng hóa và mô tả trong biểu thuế xuất nhập khẩu Xác định chính xác mã HS có thể xác định được thuế nhập khẩu, chính sách, thủ tục nhập khẩu giấy.

Mô tả Mã HS Thuế nhập khẩu ưu đãi

(%) Đạng cuộn, có chiều rộng trên 28 cm nhưng không quá 36 cm

Dạng tờ, hình vuông hoặc hình chữ nhật, có một chiều trên 28cm nhưng không quá 36 cm, và chiều kia trên 15cm ở dạng không gấp

Dạng tờ, hình vuông hoặc hình chữ nhật, có một chiều trên 36cm, và chiều kia trên 15cm ở dạng không gấp

Mã hs Giấy làm nền sản xuất giấy dán tường

Bảng 1 1 Minh họa mã HS của một vài mặt hàng giấy in

Khi làm thủ tục nhập khẩu giấy phải ưu tiên xác định thuế nhập khẩu vì nó là việc quan trọng Thuế nhập khẩu của giấy phụ thuộc vào mã HS của loại hàng hóa đó Thuế suất nhập khẩu giấy khá cao đặc biệt là các loại giấy có thể in được như giấy A4 Việc lựa chọn chính xác mã HS sẽ giúp công ty nhập khẩu áp được mức thuế thích hợp nhất.

Thuế nhập khẩu giấy, giấy in được chia làm hai loại đó là thuế nhập khẩu và thuế GTGT nhập khẩu Cách tính thuế nhập khẩu:

Thuế nhập khẩu xác định dựa trên mã HS thuế nhập khẩu được xác định theo công thức:

Thuế nhập khẩu = Trị giá CIF x % thuế suất

Thuế giá trị GTGT nhập khẩu được tính theo công thức:

Thuế giá trị gia tăng = (Trị giá CIF + Thuế nhập khẩu) x 10%.

Các hoạt động thúc đẩy thương mại

Việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do, đă •c biệt như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ mang lại cơ hội xuất - nhập khẩu lớn cho ngành giấy và bao bì của Việt Nam Ngoài ra, xu thế dịch chuyển dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã và đang diễn ra do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và đă •c biệt là chịu tác động lớn từ đại dịch Covid-19, thì Việt Nam nằm trong số những quốc gia được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng từ Trung Quốc và một số quốc gia khác Việc tăng cường phát triển và triễn khai mở rộng các cơ sở sản xuất hàng hóa tại Việt Nam sẽ tạo tiền đề tăng trưởng về tiêu dùng cho ngànhGiấy, đă •c biệt là giấy bao bì để đóng hộp cho hàng hoá xuất-nhập khẩu.

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU GIẤY IN TỪ HONG KONG

Nghiên cứu thị trường

2.1.1 Nghiên cứu thị trường Hong Kong:

Dựa trên dữ liệu về thị trường xuất khẩu ở Hong Kong của Volza, việc xuất khẩu các mặt hàng giấy in ở Hong Kong đứng ở vị trí thứ 501 trong bảng xếp hạng các mặt hàng xuất khẩu từ Hong Kong Mặt hàng giấy in ở Hong Kong được xuất khẩu bởi 33 nhà xuất khẩu Hong Kong đến 33 nhà nhập khẩu khác trên toàn thế giới.

Ba thị trường nhập khẩu giấy in của Hong Kong lớn nhất là ba nước Việt Nam, Hoa Kỳ và Pakistan.

Top 3 Danh mục Sản phẩm Giấy Các loại Xuất khẩu từ Hong Kong là:

Mã HSN 48211090 : HS : in: loại khác

Mã HSN 48219090 : HS : loại khác

Những dữ kiện này được cập nhật cho đến ngày 13 tháng 11 năm 2022 và dựa trên dữ liệu xuất khẩu giấy các loại của Hong Kong của Volza, có nguồn gốc từ 70 quốc gia xuất khẩu các lô hàng nhập khẩu có tên người mua, nhà cung cấp, thông tin liên hệ của người ra quyết định hàng đầu như điện thoại, email và hồ sơ LinkedIn.

2.1.2 Lý do chọn nhập khẩu giấy in của Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED của Hong Kong:

Công ty ORIENTAL PAPER là một nhà cung cấp các loại sản phẩm giấy lớn nhất ở Trung Quốc CÔNG TY TNHH GIẤY ORIENTAL (HK) là một công ty xuất khẩu chuyên nghiệp về tất cả các loại giấy Trong nguồn cung cấp của công ty, các mặt hàng chính được xuất khẩu chính là GIẤY KHÔNG THAN, GIẤY NGHỆ THUẬT, BẢNG DUPLEX, BẢNG XÁM, GIẤY OFFSET WOODFREE, FBB/SBS, GIẤY NHIỆT, STICKER GIẤY, GIẤY IN BÁO, TISSUE, v.v

Số lượng bán hàng thường xuyên và trung bình của công ty là tối thiểu 2000 tấn mỗi tháng Trên cơ sở vận chuyển hàng hóa thường xuyên, công ty đã tích lũy được kinh nghiệm đầy đủ và hiệu quả về vận chuyển và dịch vụ khách hàng Hơn nữa, với nền tảng kiến thức thị trường chung, CÔNG TY TNHH GIẤY ORIENTAL(HK) luôn có thể hỗ trợ và bảo vệ khách hàng trên kênh phân phối, Công ty được đánh giá cao và được tin tưởng rộng rãi trong và ngoài nước Công ty ORIENTALPAPER đã kinh doanh trong lĩnh vực Giấy và bìa trong một thời gian khá dài và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như mối quan hệ kinh doanh bền vững trong nhiều năm, cả quốc tế và địa phương Và tại ORIENTAL PAPER, Công ty cam kết sử dụng kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn có được trong lĩnh vực liên quan để tiếp tục phát triển kinh doanh Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang Nam Mỹ,Đông Âu, Nam Á, Trung Đông, Afirca và các quốc gia và khu vực khác.

Quy trình nhập khẩu giấy in từ hong kong

2.2.1 Ký kết hợp đồng nhập khẩu:

Ngày 27/09/2019, Công ty Cổ phần Hòa Bình (HOA BIH JOINT STOCK COMPANY) tại Việt Nam đã ký kết hợp đồng nhập khẩu giấy in của Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED với những điều khoản quan trọng như sau:

Tên hàng hóa Giấy in

Mô tả hàng hóa Giấy trắng 1 mặt bằng cao lanh không có chất kết dính loại nhiều lớp dạng tờ, định lượng: 300; 350; 400GSM, Khổ (720x940)mm, (810x710)mm, (860x1040)mm, mới 100%. Chất lượng Theo tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất.

Giá thanh toán Tính theo giá CIF 660 USD/ MT

Tổng trị giá Bằng số: $33,000.00 USD

Bằng chữ: US DOLLAR THIRTY THREE THOUSAND ONLY.

100% D/P trả ngay qua ngân hàng.

Nếu người mua sử dụng phương thức thanh toán là T/T hoặc L/C trả ngay, ngoại trừ có một thỏa thuận đặc biệt bằng văn bản giữa hai bên, Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED chỉ có thể thực hiện hợp đồng cho việc sản xuất sản phẩm này ngay khi nhận được khoản thanh toán tạm ứng hoặc L/C bản gốc hoặc L/C bản gốc được fax Nếu thanh toán tạm ứng T/T hoặc là L/C không được phát hành đúng hạn dẫn đến chậm trễ chu trình sản xuất, Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED có quyền thay đổi giá theo giá bán theo giá thị trường Các lại phí liên quan phát sinh trong việc thay đổi L/C hoặc thanh toán chênh lệch giá sẽ được tính cho người mua.

Hồ sơ thanh toán Vận đơn: 3 bản gốc, 1 bản copy

Hóa đơn thương mại: 3 bản Hợp đồng bảo hiểm: 3 bản GSP form A: 1+1 bản Packing list: 3 bản Giao hàng Thời gian giao hàng: Khoảng vào cuối tháng 10 năm 2019. Địa điểm giao hàng:

POL: Any port of China POD: Cat Lai Port, HCMC, Vietnam Phương thức giao hàng: Chuyển tải (transhipment) và giao hàng từng phần (partial shipment).

Ký mã hiệu và đóng gói hàng hóa Đóng gói: Theo tiêu chuẩn xuất khẩu đóng gói theo nhóm với cờ.

Ký mã hiệu: Made in China Tình huống bất khả kháng

Dựa vào các tình huống bất khả kháng thường gặp và các nguyên nhân khác được hai bên thỏa thuận đồng ý, việc người bán không giao hàng được hoặc giao hàng chậm trễ sẽ không chịu bất kỳ trách nhiệm nào.

Bảng 2 1 Điều khoản hợp đồng

Hợp đồng số OPVM190927TMP sẽ gồm có hai bản gốc giao cho mỗi bên lưu trữ, các điều khoản thương mại của hợp đồng này được quản lý bởi INCOTERMS 2010 Ngày dự kiến khởi hành giao hàng cuối cùng sẽ dựa trên việc sản xuất và giấy tờ của bên thứ ba sẽ được chấp nhận.

2.2.2 Thủ tục pháp lý về nhập khẩu:

Thủ tục và chính sách nhập khẩu giấy được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15/05/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật quản lý ngoại thương Căn cứ vào Nghị định này, việc nhập khẩu giấy in không yêu cầu phải có giấy phép hay điều kiện nhập khẩu.

Vì vậy, cá nhân, doanh nghiệp có thể nhập khẩu mặt hàng giấy bình thường.Nghị định 125/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan Căn cứ vàoNghị định có thể xác định được mã HS của mặt hàng giấy và mức thuế suất thuế nhập khẩu theo từng loại hàng.

Thông tư số 49/2010/TT-BTC ngày 12/04/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc thực hiện phân loại, áp dụng mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành.

Dựa vào những văn bản pháp lý trên, giấy in tuy không thuộc vào nhóm hàng hóa bị cấm nhập khẩu nhưng khi nhập khẩu phải được xác nhận rằng là giấy đã in hay là giấy chưa in Với hợp đồng này, Công ty Cổ phần Hòa Bình sẽ nhập khẩu loại giấy chưa in Mã HS của loại giấy in này được xác định là 4810.92 với mức thuế suất nhập khẩu là 10%

Ngoài ra, mặt hàng giấy in, giấy A4, giấy bìa khi nhập khẩu không có chính sách đặc biệt Theo đó, Công ty không cần làm các thủ tục như đăng ký kiểm tra chuyên ngành, công bố hợp quy mà chỉ cần làm thủ tục nhập khẩu giấy như bình thường.

Phương thức thanh toán được sửa dụng khi hai bên tiến hành ký kết hợp đồng là: “100% D/P at sight through bank” Phương thúc nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó nhà Xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà Nhập khẩu căn cứ vào bộ chứng từ tài chính và chứng từ giao hàng Phương thức D/P thường đi kèm theo Hối phiếu trả ngay Thời điểm nhờ thu D/P được xác định ngay sau khi giao hàng.

2.2.4 Thuê phương tiện vận tải:

Bởi vì hai bên ký kết hợp đồng theo điều khoản CIF, INCOTERMS 2010 nên công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED sẽ là người đứng ra thuê phương tiện vận tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng đến cho người mua, ở đây sẽ là Cảng Cát Lái Công ty Cổ phần Hòa Bình sẽ chịu trách nhiệm thuê phương tiện vận tải cho chặng sau

Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED đã thuê hãng tàuEVERGREEN làm đơn vị vận chuyển hàng hóa từ cảng Ning Bo, Trung Quốc đến cảng Cát Lái, Việt Nam.

Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED mua bảo hiểm hàng hóa cho Công ty Cổ phần Hòa Bình ở Công ty Bảo Hiểm PING AN với điều kiện bồi thường: Bảo hiểm mọi rủi ro theo điều khoản hàng hóa đường biển khi thiệt hại vượt quá 5% trên toàn bộ lô hàng cho bất kỳ một vụ tai nạn nào

2.2.6 Thanh toán và nhận chứng từ:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu giấy in

2.3.1 Chiến lược, chế độ, chính sách, luật pháp:

Dựa theo chiến lược, chính sách, các quốc gia sẽ có những quy định pháp luật cụ thể về hoạt động xuất nhập khẩu cũng như công tác quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu để đạt được mục tiêu chung của đất nước.

Hiện nay, Việt Nam là một trong số quốc gia có mức hội nhập kinh tế ở mức rất cao, với việc tham gia đàm phán, ký kết và thực thi nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) Điều này tạo ra nhiều động lực tăng cường, mở rộng và phát triển việc xuất – nhập khẩu.

Sự biến đổi của tỷ giá hối đoái sẽ gây ra những biến động lớn trong tỷ trọng giữa xuất khẩu và nhập khẩu Khi tỷ giá hối đoái giảm thì đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, giá hàng nhập khẩu giảm so với hàng hóa trong nước, việc nhập khẩu hàng hóa sẽ tăng lên.

Năm 2019, diễn biến tỷ giá VND/USD tương đối ổn định Theo đó, trong tháng đầu năm và cuối năm, tỷ giá VND/USD giao dịch ổn định quanh ngưỡng 23.250 VND/USD; đến ngày 31/5/2019, tỷ giá VND/USD biến động mạnh dao động quanh mức 23.455 VND/USD ở chiều bán ra; sau đó giảm dần trong các tháng cuối năm Ngày 31/12/2019, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của VND với USD ở mức 23.155 VND/1USD Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng tại thời điểm cuối tháng là 23.849 VND/USD và tỷ giá sàn là 22.460 VND/USD Tỷ giá đã có thể duy trì ở trạng thái ổn định, qua đó góp phần giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhất là xuất - nhập khẩu của doanh nghiệp thuận lợi hơn.

2.3.3 Khả năng sản xuất của nước nhập khẩu:

Khả năng sản xuất của những doanh nghiệp trong nước sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm nhập khẩu, từ đó làm giảm đi nhu cầu nhập khẩu từ nước ngoài Nếu như sản xuất trong nước kém phát triển, không sản xuất được những mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao thì như một điều tất yếu nhu cầu nhập khẩu hàng hoá sẽ tăng lên. Đối với giấy in và giấy viết, năm 2019 sản xuất đạt sản lượng khoảng 328.000 tấn, tăng trưởng 2.8% so với năm 2018 Sản xuất tăng trưởng chủ yếu đến từ Công ty giấy An Hoà, Công ty giấy Hải Dương, Hoàng Hưng Thịnh, ngoài ra tăng trưởng còn đến từ các nhà máy nhỏ trong thời điểm 6 tháng cuối năm 2019 khi giá bột giấy ở mức thấp nên các đơn vị gia tăng sản xuất Sản xuất ở trong nước đã đạt mức tới hạn so với công suất; sản xuất chỉ còn mức tăng nhẹ bởi Công ty giấy

An Hoà, trong khi các doanh nghiệp nhỏ đã tới hạn sản xuất, do dây chuyền công nghệ cũ, lạc hậu, lâu năm và chủ yếu xuất xứ từ Trung Quốc

2.3.4 Nhu cầu tiêu dùng của nước nhập khẩu:

Nhu cầu của người tiêu dùng trong nước tăng sẽ tạo động lực cho việc nhập khẩu, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tăng cường nhập khẩu vào trong nước với kì vọng thu về doanh số bán cao bên cạnh đó là sự gia tăng về giá bán do lượng cầu tăng.

Năm 2019, tiêu dùng giấy in và giấy viết, giấy photocopy ước tính đạt 0,719 triệu tấn và giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2018 Trong đó, giấy in, giấy viết không tráng đạt 0,531 triệu tấn, giảm 1,1% (năm 2018 tiêu dùng 0,537 triệu tấn); giấy in tráng phủ đạt 0,188 triệu tấn, giảm 27,4% so với cùng kỳ năm 2018 (tiêu dùng 0,259 triệu tấn).

2.3.5 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới Đây là yếu tố vĩ mô có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của xuất – nhập khẩu Một cuộc chiến tranh thương mại, một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu hay thậm chí một đại dịch sẽ làm xuất - nhập khẩu của mọi quốc gia rơi vào tình huống khó khăn. Điển hình cho tác động của yếu tố này chính là sự thay đổi lớn của chuỗi cung ứng toàn cầu do tác động của dịch Covid – 19 Ảnh hưởng của đại dịch đã tác động rất lớn khiến nền kinh tế của các nước trở nên kiệt quệ và việc xuất – nhập khẩu bị ảnh hưởng nghiệm trọng.

Phân tích các điều kiện Incoterm 2010 có thể áp dụng

2.4.1 Phân tích các điều kiện Incoterm 2010

Theo các quy định pháp luật hiện hành thì giấy trắng không phải mặt hàng bị cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu mặt hàng này theo quy định Và để tiến hành xuất khẩu giấy trắng từ công ty Cổ phần Hòa Bình tại ViệtNam đến công ty ORIENTIAL PAPER tại Hồng Kông thì hai bên cần phải thỏa thuận rõ về điều kiện, tiêu chí giao hàng để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của các bên liên quan Các điều cần phải xem xét cụ thể là:

Thứ nhất, lựa chọn phương thức vận tải: Mặt hàng giấy trắng 1 mặt bằng cao lanh là mặt hàng không dễ hỏng, vì vậy việc vận chuyển bằng đường biển - phương thức vận chuyển có chi phí thấp nhưng thời gian vận chuyển lâu- sẽ thích hợp hơn việc vận chuyển bằng đường hàng không – thời gian giao hàng nhanh nhưng cước phí cao Vậy nên có thể cân nhắc lựa chọn 4 điều khoản Incoterm 2010 sau: FAS, FOB, CFR và CIF.

Thứ hai, địa điểm giao hàng: Mặt hàng giấy tuy có khả năng chịu va đập và không nhanh hư hỏng, nhưng khi gặp sự cố về độ ẩm thì có khả năng rất lớn là toàn bộ đơn hàng sẽ bị hư hỏng Vì vậy, để phòng ngừa các tình huống có thể phát sinh thì điểm chuyển giao rủi ro lý tưởng là tại cảng đến- cảng dỡ hàng

Tuy nhiên, bên mua cũng cần xem xét đến khả năng vận chuyển hàng hóa, kinh nghiệm trong việc vận tải bảo hiểm của mình để làm sao giảm thiểu được độ rủi ro mà giá mua vào vẫn có thể hợp lý Khi xem xét 4 điều kiện Incoterm, ta nhận thấy:

FAS FOB CFR CIF Địa điểm giao hàng

Tại cảng xếp hàng qui định

Tại cảng xếp hàng qui định

Tại cảng đến quy định

Tại cảng đến quy định Điểm chuyển giao rủi ro, chi phí

Khi hàng hóa đã được đặt dọc mạn tàu tại con tàu mà người mua chỉ định.

Khi hàng hóa đã được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng do người mua chỉ định.

-Rủi ro về hàng hóa được chuyển sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.

-Chi phí: người bán phải chịu các chi phí đến khi hàng hóa đến được cảng đến quy định

-Rủi ro về hàng hóa được chuyển sang người mua khi hàng hóa được xếp lên tàu.

-Chi phí: người bán phải chịu các chi phí đến khi hàng hóa đến được cảng đến quy định.

Người mua có thể mua bảo hiểm nếu cần thiết.

Người mua có thể mua bảo hiểm nếu cần thiết.

Người mua có thể mua bảo hiểm nếu cần thiết.

Người bán phải mua bảo hiểm ở mức tối thiểu (loại C) Người mua có thể thỏa thuận hoặc tự mua nếu muốn có mức bảo hiểm cao hơn.

Người mua có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển cho cả chặng vận tải chính và chặng sau.

Người mua có trách nhiệm thuê tàu vận chuyển cho cả chặng vận tải chính và chặng sau.

Người mua không cần phải tìm tàu vận chuyển cho chặng chính, nhưng chịu trách nhiệm cho toàn bộ chặng vận tải sau.

Người mua không cần phải tìm tàu vận chuyển cho chặng chính, nhưng chịu trách nhiệm cho toàn bộ chặng vận tải sau.

Bảng 2 2 So sánh các điều khoản Incoterm 2010

Từ những phân tích trên có thể thấy rằng điều khoản CIF có khả năng được áp dụng cao nhất khi nhập khẩu giấy từ Hồng Kông về Việt Nam.

2.4.2 Những lợi ích khi lựa chọn điều kiện CIF

Hiện nay, mạng lưới vận tải biển của Việt Nam ở nước ngoài còn quá ít, giá cước vận tải cao so; các công ty bảo hiểm cũng chưa thực sự có uy tín Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam thường gặp khó khăn về vốn, nên rất khó khăn để phải chi trả cước phí vận chuyển và bảo hiểm Thường thì tiền cước vận chuyển sẽ chiếm 7-10% giá trị hàng hóa, nhưng mặt hàng nhập khẩu của công ty có giá trị thấp và cồng kềnh, nên tỷ lệ tiền cước vận chuyển so với giá trị hàng hóa sẽ cao hơn Vì vậy, dù nhập khẩu theo điều kiện CIF thì mức giá mua vào sẽ cao hơn vì đã bao gồm phí vận tải và bảo hiểm mà người bán đã chịu Tuy nhiên,người mua sẽ tránh được các rủi ro về việc thuê tàu hay mua bảo hiểm hàng hóa,như: giá cước vận chuyển tăng, không thuê được tàu, tàu không phù hợp,

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÚP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU

Phân tích SWOT

Mô hình SWOT thường được các doanh nghiệp và nhà nước sử dụng cho việc phân tích các đăc điểm môi trường kinh doanh của rất nhiều các ngành hàng như điện tử, dệt may, thủy sản… nhằm đưa ra những giải pháp và các định hướng chiến lược kinh doanh cho từng loại mặt hàng này

Và cụ thể trong bài này là việc áp dụng mô hình SWOT để phân tích cho qua trình nhập khẩu giấy in về Việt Nam sẽ bao gồm các yếu tố:

Các giấy tờ quản lý nhập khẩu như giấy phép nhập khẩu, tư cách pháp nhân của người nhập khẩu, tờ khai hải quan, giấy phép tạm nhập tái xuất, biên bản đóng gói hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa…được đơn giản hóa, thống nhất với các quy định của WTO.

Các công cụ pháp lý, chính sách quản lý nhập khẩu thông qua việc ban hành các luật, cùng với các văn bản thi hành luật tạo nên môi trường pháp lý thông thoáng, thân thiện, tôn trọng quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh nói chung và trong hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng, giúp cải thiện sự phát triển mạnh của các hoạt động xuất nhập khẩu thời gian qua.

Không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ, cam kết hội nhập quốc tế về sở hữu trí tuệ trong các hiệp định FTA thế hệ mới đã giúp tạo môi trường bảo vệ tốt hơn các thành quả sở hữu trí tuệ, cũng như tạo môi trường minh bạch, công bằng nhằm thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển.

Thị trường nhập khẩu giấy ở Việt Nam còn hạn chế chủ yếu bắt nguồn từ các nước Châu Á, đặc biệt 3 nước xuất khẩu giấy lớn nhất vào thị trường Việt Nam là Thái Lan (chiếm khoảng 23% khối lượng, 20% giá trị), Hong Kong (chiếm khoảng 19% khối lượng và 20% giá trị) và Indonesia (chiếm khoảng 19% khối lượng và 20% giá trị). Ở nước ta các công ty sản xuất giấy in lớn thường không tham gia vào hoạt động nhập khẩu, còn đối với các công ty tham gia vào hoạt động nhập khẩu giấy in hầu hết là các công ty thương mại Vậy nên các doanh nghiệp trong nước sẽ không thể chủ động trong việc điều tiết thị trường và thường sẽ bị các hoạt động đầu cơ chi phối.

Các thủ tục hành chính và thủ tục hải quan phức tạp gây cản trở đối với hoạt động thương mại và làm tăng chi phí đầu vào.

3.1.3 Cơ hội Ưu đãi về thuế:

Cơ hội từ việc thực thi cam kết tự do hóa trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các hiệp định FTA thế hệ mới trong việc phát triển và mở rộng thị trường đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu Việc giảm thuế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu giữa các nước trong khối do giá thành rẻ hơn cũng với chất lượng, mẫu mã hàng hóa phong phú và đa dạng hơn. Cuộc CMCN lần thứ tư và sự phát triển của khoa học – công nghệ:

Sự phát triển của khoa học và công nghệ và cuộc CMCN lần thứ tư giúp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh logistic, tác động tích cực đến phát triển thương mại và tăng khối lượng giao dịch toàn cầu hóa.

Chính sách thuế và ảnh hưởng của việc gia nhập WTO đối với ngành giấy:

Theo hiệp định CEPT mức thuế nhập khẩu giấy vào thị trường Việt Nam hiện nay là khá thấp và trong tương lai không xa, các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam sẽ không còn được hưởng nhiều ưu đãi và chính sách bảo hộ như hiện nay Giá giấy nhập khẩu thấp hơn so với giá sản xuất giấy của các doanh nghiệp trong nước, làm cho các doanh nghiệp sản xuất giấy không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến giá trị tồn kho ngày càng lớn, gây thua lỗ đối với thị trường giấy trong nước Và nếu như vấn đề nhập khẩu ồ ạt không được kiểm soát tốt bằng các công cụ và biện pháp phù hợp có thể gây ra sự khó khăn và thách thức đối với sự phát triển về kinh tế của Việt Nam ở thời gian tới

Nhiều danh mục hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra không có mã số HS kèm theo:

Nhiều mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành những các Bộ, ngành quản lý chưa ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hóa, do đó khiến cho cơ quan hải quan không có cơ sở để tiến hành thực hiện kiểm soát hàng hóa.Quá trình kiểm tra giám định chất lượng đối với các mặt hàng nhập khẩu còn nhiều lỏng lẻo:

Phương pháp kiểm tra quản lý nhập khẩu còn quá chú trọng đến các biện pháp hành chính mà bỏ qua các giám định về công nghệ và chất lượng hàng nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho con người và môi trường ít được chú trọng, thiếu các biện pháp phòng ngừa trước theo quy định của hàng nhập khẩu.

Trang thiết bị cho công tác kiểm tra, thanh tra để thực hiện các hoạt động kiểm nghiệm, xét nghiệm, thẩm tra xác thực…chưa đáp ứng được yêu cầu Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp trao đổi thông tin kịp thời giữa cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành với cơ quan hải quan trong việc xử lý lô hàng đưa về bảo quản Cho nên nhiều trường hợp đưa ra kết quả chậm dẫn đến kéo dài thời gian thông quan hàng hóa.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại và chống gian lận xuất xứ hàng hóa chưa đầy đủ:

Năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi về gian lận xuất xứ và trốn tránh các biện pháp về phòng vệ thương mại còn nhiều hạn chế Do vậy, việc phòng vệ thương mại chưa đạt hiệu quả cao, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại do Việt Nam khởi kiện rất nhỏ trong tương quan với các vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị kiện Ngoài ra, pháp luật hiện hành ở Việt Nam về phòng vệ thương mại chưa hoàn toàn tương thích với điều khoản trong các FTA Việt Nam đã ký kết và chưa thực sự phù hợp với luật pháp quốc tế.

Năng lực về nghiên cứu, dự báo thị trường còn hạn chế:

Việc nắm bắt thông tin, nhận biết các chính sách và những thay đổi trên thị trường thế giới cho việc hoạch định chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường quốc tế (rào cản thương mại, tranh chấp lợi ích giữa các cường quốc và xu hướng hình thành các FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách, luồng thương mại…) của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế.

Một số giải pháp cho Việt Nam trong việc cải thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa

Kiểm soát tên của các loại hàng hóa nhập khẩu theo pháp luật hải quan.

Kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu sẽ tạo điều kiện thuận lợi đối với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình đối chiếu, xác định danh mục tên hàng hóa, thực hiện việc so sánh, áp thuế, đối chiếu hàng hóa vi phạm Ngoài ra, kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu giúp nhà nước rà soát được hệ thống danh mục những loại hàng hóa nhập khẩu đối với chính sách quản lý mặt hàng đưa ra các quy định pháp luật phù hợp, thiết thực trong quá trình kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu Bên cạnh đó, kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới tạo ra sự minh bạch, công bằng đối với doanh nghiệp, xây dựng được niềm tin cho cộng đồng thương nhân Mặt khác, nhà nước dễ dàng phân loại hàng hóa, tránh nhập khẩu các hàng hóa nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng cao đến sức khỏe, môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tiếp tục mở rộng thị trường nhập khẩu.

Việc mở rộng thị trường nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu cũng như năng lực cạnh tranh Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc nhập khẩu các mặt hàng từ nhiều nguồn cung khác nhau.

Nâng cao hiệu quả và luôn thực hiện đổi mới phương thức xúc tiến thương mại. Việc Việt Nam mở rộng trong việc xúc tiến thương mại và tham gia vào các thị trường tiềm năng vừa giúp nâng cao khối lượng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài đồng thời việc nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường tiềm năng này cũng được gia tăng và phát triển.

Tăng cường công tác theo dõi, thực hiện nghiên cứu các diễn biến cũng như các chính sách tác động tới Việt Nam.

Trong bối cảnh tình hình thế giới đang có nhiều sự thay đổi rõ rệt, đặc biệt là là những diễn biến khó lường từ những cuộc tranh chấp thương mại giữa các cường quốc, các hiệp hội ngành, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, luôn cập nhật các thay đổi về các chính sách thương mại, phân tích những tác động của các thay đổi đến các hoạt động xuất nhập khẩu để có những sự ứng phó hay điều chỉnh thích hợp.

Nâng cao những kiến thức về luật cho các doanh nghiệp về những hoạt động nhập khẩu. Đẩy mạnh việc phổ biến các nguồn luật cũng như công tác cảnh báo sớm để có các biện pháp cần thiêt, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của các quốc gia xuất nhập khẩu.

Ngày đăng: 07/05/2024, 21:51

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. 1 Minh họa mã HS của một vài mặt hàng giấy in - tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giấy in từ hong kong
Bảng 1. 1 Minh họa mã HS của một vài mặt hàng giấy in (Trang 13)
Hình 2. 1  Sơ đồ quy trình thanh toán Nhờ thu D/P - tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giấy in từ hong kong
Hình 2. 1 Sơ đồ quy trình thanh toán Nhờ thu D/P (Trang 19)
Bảng 2. 2 So sánh các điều khoản Incoterm 2010 - tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu giấy in từ hong kong
Bảng 2. 2 So sánh các điều khoản Incoterm 2010 (Trang 26)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w