MỤC LỤC
Việc giải ngân vốn và tăng cường đầu tư công phối hợp với các chính sách kích thích tiêu dùng trong nước của Chính phủ sẽ kéo theo tăng trưởng tiêu dùng giấy bao bì, giấy in - viết và giấy tissue. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nguồn dăm gỗ - làm nguyên liệu cho sản xuất bột giấy khá dồi dào; chi phí nhân công, mă •t bằng khá thấp… cũng sẽ hình thành thêm các lợi thế lớn để ngành công nghiệp Giấy có được sự đi lên mạnh mẽ và vững chắc trong tương lai.
Xác định mã HS giấy phải dựa trên đặc điểm của hàng hóa và mô tả trong biểu thuế xuất nhập khẩu. Xác định chính xác mã HS có thể xác định được thuế nhập khẩu, chính sách, thủ tục nhập khẩu giấy.
Nếu người mua sử dụng phương thức thanh toán là T/T hoặc L/C trả ngay, ngoại trừ có một thỏa thuận đặc biệt bằng văn bản giữa hai bên, Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED chỉ có thể thực hiện hợp đồng cho việc sản xuất sản phẩm này ngay khi nhận được khoản thanh toán tạm ứng hoặc L/C bản gốc hoặc L/C bản gốc được fax. Dựa vào những văn bản pháp lý trên, giấy in tuy không thuộc vào nhóm hàng hóa bị cấm nhập khẩu nhưng khi nhập khẩu phải được xác nhận rằng là giấy đã in hay là giấy chưa in. Phương thúc nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó nhà Xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền từ nhà Nhập khẩu căn cứ vào bộ chứng từ tài chính và chứng từ giao hàng.
Bởi vì hai bên ký kết hợp đồng theo điều khoản CIF, INCOTERMS 2010 nên công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED sẽ là người đứng ra thuê phương tiện vận tải và vận chuyển hàng hóa đến cảng đến cho người mua, ở đây sẽ là Cảng Cát Lái. Công ty ORIENTAL PAPER (HK) LIMITED mua bảo hiểm hàng hóa cho Công ty Cổ phần Hòa Bình ở Công ty Bảo Hiểm PING AN với điều kiện bồi thường: Bảo hiểm mọi rủi ro theo điều khoản hàng hóa đường biển khi thiệt hại vượt quá 5% trên toàn bộ lô hàng cho bất kỳ một vụ tai nạn nào. Sau khi có đầy đủ chứng từ xuất nhập khẩu: Hợp đồng, commercial invoice, packing list, vận đơn đường biển, giấy chứng nhận xuất xứ, thông báo hàng đến và xác định được mã HS giấy.
Sản xuất tăng trưởng chủ yếu đến từ Công ty giấy An Hoà, Công ty giấy Hải Dương, Hoàng Hưng Thịnh, ngoài ra tăng trưởng còn đến từ các nhà máy nhỏ trong thời điểm 6 tháng cuối năm 2019 khi giá bột giấy ở mức thấp nên các đơn vị gia tăng sản xuất. Và để tiến hành xuất khẩu giấy trắng từ công ty Cổ phần Hòa Bình tại Việt Nam đến công ty ORIENTIAL PAPER tại Hồng Kông thì hai bên cần phải thỏa thuận rừ về điều kiện, tiờu chớ giao hàng để phự hợp với tỡnh hỡnh kinh tế, xó hội của các bên liên quan. Thứ nhất, lựa chọn phương thức vận tải: Mặt hàng giấy trắng 1 mặt bằng cao lanh là mặt hàng không dễ hỏng, vì vậy việc vận chuyển bằng đường biển - phương thức vận chuyển có chi phí thấp nhưng thời gian vận chuyển lâu- sẽ thích hợp hơn việc vận chuyển bằng đường hàng không – thời gian giao hàng nhanh nhưng cước phí cao.
Tuy nhiên, bên mua cũng cần xem xét đến khả năng vận chuyển hàng hóa, kinh nghiệm trong việc vận tải bảo hiểm của mình để làm sao giảm thiểu được độ rủi ro mà giá mua vào vẫn có thể hợp lý. Thường thì tiền cước vận chuyển sẽ chiếm 7-10% giá trị hàng hóa, nhưng mặt hàng nhập khẩu của công ty có giá trị thấp và cồng kềnh, nên tỷ lệ tiền cước vận chuyển so với giá trị hàng hóa sẽ cao hơn.
Cơ hội từ việc thực thi cam kết tự do hóa trong các hiệp định thương mại song phương và đa phương, các hiệp định FTA thế hệ mới trong việc phát triển và mở rộng thị trường đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu. Sự phát triển của khoa học và công nghệ và cuộc CMCN lần thứ tư giúp nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh logistic, tác động tích cực đến phát triển thương mại và tăng khối lượng giao dịch toàn cầu hóa. Theo hiệp định CEPT mức thuế nhập khẩu giấy vào thị trường Việt Nam hiện nay là khá thấp và trong tương lai không xa, các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam sẽ không còn được hưởng nhiều ưu đãi và chính sách bảo hộ như hiện nay.
Giá giấy nhập khẩu thấp hơn so với giá sản xuất giấy của các doanh nghiệp trong nước, làm cho các doanh nghiệp sản xuất giấy không tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến giá trị tồn kho ngày càng lớn, gây thua lỗ đối với thị trường giấy trong nước. Và nếu như vấn đề nhập khẩu ồ ạt không được kiểm soát tốt bằng các công cụ và biện pháp phù hợp có thể gây ra sự khó khăn và thách thức đối với sự phát triển về kinh tế của Việt Nam ở thời gian tới. Nhiều mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành những các Bộ, ngành quản lý chưa ban hành đầy đủ tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với hàng hóa, do đó khiến cho cơ quan hải quan không có cơ sở để tiến hành thực hiện kiểm soát hàng hóa.
Phương pháp kiểm tra quản lý nhập khẩu còn quá chú trọng đến các biện pháp hành chính mà bỏ qua các giám định về công nghệ và chất lượng hàng nhập khẩu, các quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn cho con người và môi trường ít được chú trọng, thiếu các biện pháp phòng ngừa trước theo quy định của hàng nhập khẩu. Năng lực bộ máy giám sát, kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa để triển khai hiệu quả các hoạt động ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi về gian lận xuất xứ và trốn tránh các biện pháp về phòng vệ thương mại còn nhiều hạn chế. Việc nắm bắt thông tin, nhận biết các chính sách và những thay đổi trên thị trường thế giới cho việc hoạch định chiến lược quản trị kinh doanh của doanh nghiệp còn yếu, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường quốc tế (rào cản thương mại, tranh chấp lợi ích giữa các cường quốc và xu hướng hình thành các FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách, luồng thương mại…) của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn hạn chế.
Bên cạnh đó, chưa có sự phối hợp trao đổi thông tin kịp thời giữa cơ quan quản lý nhà nước về kiểm tra chuyên ngành với cơ quan hải quan trong việc xử lý lô hàng đưa về bảo quản. Do vậy, việc phòng vệ thương mại chưa đạt hiệu quả cao, số lượng vụ việc phòng vệ thương mại do Việt Nam khởi kiện rất nhỏ trong tương quan với các vụ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị kiện. Ngoài ra, pháp luật hiện hành ở Việt Nam về phòng vệ thương mại chưa hoàn toàn tương thích với điều khoản trong các FTA Việt Nam đã ký kết và chưa thực sự phù hợp với luật pháp quốc tế.
Bên cạnh đó, kiểm soát tên hàng hóa nhập khẩu qua biên giới tạo ra sự minh bạch, công bằng đối với doanh nghiệp, xây dựng được niềm tin cho cộng đồng thương nhân. Mặt khác, nhà nước dễ dàng phân loại hàng hóa, tránh nhập khẩu các hàng hóa nằm trong danh mục cấm nhập khẩu, hàng hóa có nguy cơ ảnh hưởng cao đến sức khỏe, môi trường và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Việc mở rộng thị trường nhập khẩu giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị khu vực, nâng cao năng lực xuất nhập khẩu cũng như năng lực cạnh tranh.
Việc Việt Nam mở rộng trong việc xúc tiến thương mại và tham gia vào các thị trường tiềm năng vừa giúp nâng cao khối lượng xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài đồng thời việc nhập khẩu hàng hóa từ các thị trường tiềm năng này cũng được gia tăng và phát triển. Trong bối cảnh tỡnh hỡnh thế giới đang cú nhiều sự thay đổi rừ rệt, đặc biệt là là những diễn biến khó lường từ những cuộc tranh chấp thương mại giữa các cường quốc, các hiệp hội ngành, cơ quan quản lý và các doanh nghiệp cần tăng cường công tác nghiên cứu, luôn cập nhật các thay đổi về các chính sách thương mại, phân tích những tác động của các thay đổi đến các hoạt động xuất nhập khẩu để có những sự ứng phó hay điều chỉnh thích hợp. Đẩy mạnh việc phổ biến các nguồn luật cũng như công tác cảnh báo sớm để có các biện pháp cần thiêt, hạn chế thiệt hại từ các vụ kiện phòng vệ thương mại của các quốc gia xuất nhập khẩu.