ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I Mục đích đánh giá – Đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản thuộc 1 trong các thể loại sau: thần thoại, sử thi, thơ trữ tình, văn nghị luận, chèo/tuồng (theo yêu cầu cần đạt đối với từng thể loại). – Đánh giá kĩ năng viết theo 1 trong các kiểu loại văn bản sau: nghị luận phân tích tác phẩm truyện, nghị luận phân tích tác phẩm thơ, viết văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay quan niệm. Ma trận đề kiểm tra TT Kĩ năng Nội dung Mức độ đánh giá Nh Tổng ận biết (M1) Thông hiểu (M2) Vận dụng (M3) Vận dụng cao (M4) 1 Đọc Thần thoại – Nhận diện nội dung khái quát của văn bản theo kthể loại – Xác định một số yếu tố về hình thức và nội dung liên quan đến đặc điểm của loại, thể loại văn bản – Nhận diện một số biện pháp tu từ trong văn bản – Nhận diện nội dung khái quát của văn bản theo kiểu loại – Xác định một số yếu tố về hình thức và nội dung liên quan đến đặc điểm của loại, thể loại văn bản – Nhận diện một số biện pháp tu từ trong văn bản – Đánh giá được chủ đề, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, tác động của văn bản đối với cuộc sống và cá nhân – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. – Phân tích, đánh giá các giá trị của văn bản theo tiếp cận cá nhân – Liên hệ, kết nối các yếu tố liên văn bản, vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn Sử thi Thơ trữ tình Văn bản nghị luận Sân khấu dân gian (chèo/tuồng) Thực hành tiếng Việt Số câu hỏi 3 3 2 1 9 88 TT Kĩ năng Nội dung Mức độ đánh giá Nh Tổng ận biết (M1) Thông hiểu (M2) Vận dụng (M3) Vận dụng cao (M4) 2 Viết – Viết văn bản NL phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (truyện) – Nhận diện đối tượng, vấn đề – Đảm bảo cấu trúc hình thức bài viết – Chính tả, chữ viết – Phân tích các yếu tố, chi tiết liên quan đến vấn đề – Lí giải các khía cạnh của vấn đề – Dùng từ, đặt câu đúng – Khái quát các thông tin – Đánh giá ý nghĩa của vấn đề – Kết nối nội dung, vấn đề với cá nhân, rút ra thông điệp – Có phát hiện, ý tưởng riêng, mới mẻ – Có cách diễn đạt, trình bày độc đáo – Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (thơ) – Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Số câu hỏi 1 1 3 3 2 2 10 ĐỀ MINH HOẠ (90 phút) Phần 1. Đọc hiểu văn bản (5 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc viết câu trả lời: Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả mọc rồi lại lặn Như mặt trời khi như mặt trăng.
Trang 1ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
Mục đích đánh giá
– Đánh giá kĩ năng đọc hiểu văn bản thuộc 1 trong các thể loại sau: thần thoại, sử thi, thơ trữ tình, văn nghị luận, chèo/tuồng (theo yêu cầu cần đạt đối với từng thể loại)
– Đánh giá kĩ năng viết theo 1 trong các kiểu loại văn bản sau: nghị luận phân tích tác phẩm truyện, nghị luận phân tích tác phẩm thơ, viết văn nghị luận thuyết phục người khác từ
bỏ một thói quen hay quan niệm
Ma trận đề kiểm tra
TT Kĩ
năng Nội dung
Mức độ đánh giá
Tổng Nhận biết
(M1)
Thông hiểu (M2)
Vận dụng (M3)
Vận dụng cao (M4)
1 Đọc
Thần thoại
– Nhận diện nội dung khái quát của văn bản theo kthể loại
– Xác định một số yếu tố
về hình thức
và nội dung liên quan đến đặc điểm của loại, thể loại văn bản – Nhận diện một số biện pháp tu từ trong văn bản
– Nhận diện nội dung khái quát của văn bản theo kiểu loại
– Xác định một số yếu
tố về hình thức và nội dung liên quan đến đặc điểm của loại, thể loại văn bản – Nhận diện một số biện pháp tu từ trong văn bản
– Đánh giá được chủ
đề, tư tưởng, tình cảm, cảm xúc, tác động của văn bản đối với cuộc sống và cá nhân – Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản để
lí giải ý nghĩa,
thông điệp của văn bản
– Phân tích, đánh giá các giá trị của văn bản theo tiếp cận cá nhân
– Liên hệ, kết nối các yếu
tố liên văn bản, vận dụng vào giải quyết tình huống thực tiễn
Sử thi
Thơ trữ tình
Văn bản nghị luận
Sân khấu dân gian (chèo/tuồng)
Thực hành tiếng Việt
Trang 2TT Kĩ
năng Nội dung
Mức độ đánh giá
Tổng Nhận biết
(M1)
Thông hiểu (M2)
Vận dụng (M3)
Vận dụng cao (M4)
2 Viết
– Viết văn bản NL phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (truyện)
– Nhận diện đối tượng, vấn đề – Đảm bảo cấu trúc hình thức bài viết – Chính tả, chữ viết
– Phân tích các yếu tố, chi tiết liên quan đến vấn đề – Lí giải các khía cạnh của vấn đề – Dùng từ, đặt câu đúng
– Khái quát các thông tin
– Đánh giá
ý nghĩa của vấn đề – Kết nối nội dung, vấn đề với
cá nhân, rút
ra thông điệp
– Có phát hiện, ý tưởng riêng, mới
mẻ – Có cách diễn đạt, trình bày độc đáo
– Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (thơ) – Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm
Số câu hỏi 1 1
ĐỀ MINH HOẠ (90 phút) Phần 1 Đọc hiểu văn bản (5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng hoặc viết câu
trả lời:
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả mọc rồi lại lặn Như mặt trời khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Trang 3Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ vẫn chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh?
(Mẹ và quả, Thơ Nguyễn Khoa Điềm, NXB Văn học, 2012) Câu 1: Văn bản được viết theo phương thức nào? (M1)
A Tự sự B Miêu tả C Biểu cảm D Nghị luận
Câu 2: Nội dung chính của văn bản là gì? (M2)
A Kể về những tháng ngày mẹ vất vả vun trồng cây trái
B Tái hiện hình ảnh ngôi nhà của mẹ và khu vườn đầy cây trái
C Niềm tự hào và cảm phục về công lao vun trồng cây trái của mẹ
D Niềm xúc động và nỗi trăn trở về sự hi sinh, chờ mong của mẹ
Câu 3: Phương án nào nêu không đúng ý nghĩa của hình ảnh “bàn tay mẹ mỏi” trong khổ thơ
cuối? (M1)
A Sự ốm đau, bệnh tật B Sự già nua, héo mòn
C Nỗi vất vả, nhọc nhằn D Niềm mong mỏi, chờ đợi
Câu 4: Hình ảnh “một thứ quả non xanh” được hiểu như thế nào? (M1)
A Trái cây còn non B Trái cây có màu xanh
C Con người chưa trưởng thành D Con người chưa hoàn hảo
Câu 5: Tác dụng của biện pháp tu từ trong câu “Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên – Còn những
bí và bầu thì lớn xuống” là gì? (M2)
A Nhấn mạnh sức lao động của người mẹ
B Miêu tả đặc điểm và hình dáng của bầu và bí
C Thể hiện nỗi vất vả, nhọc nhằn của mẹ trong cuộc sống
D Khẳng định thành quả nuôi dưỡng, vun trồng của mẹ
Câu 6: Phương án nào nêu không đúng về giá trị nghệ thuật của bài thơ? (M2)
A Sử dụng những hình ảnh giàu giá trị biểu tượng
B Sử dụng hiệu quả biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh, tương phản
C Bài thơ giàu tính chất triết lí với những chiêm nghiệm sâu sắc
D Bài thơ có nhiều từ tượng thanh, tượng hình giàu sắc thái biểu cảm
Câu 7 Phân tích một hình ảnh mà em ấn tượng trong bài thơ trên (M3)
Câu 8 Nhận xét về tình cảm, cảm xúc của nhân vật người con trong bài thơ (M3)
Trang 4Câu 9 Không chỉ thuộc về miền thơ ca, mỗi chúng ta hẳn đều có những kỉ niệm về người mẹ
thân yêu Hãy viết từ 3 đến 5 câu cảm nhận của em về hình ảnh mẹ với những cảm xúc được
gợi lên từ bài thơ trên (M4)
Phần 2 Viết (5 điểm)
Hiện nay vẫn còn nhiều bạn học sinh quan niệm đại học là con đường duy nhất để lập
nghiệp Em hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục các bạn cần nhìn nhận vấn đề toàn diện
hơn
Đáp án, hướng dẫn chấm điểm
1 C 0,5
2 D 0,5
3 A 0,5
4 C 0,5
5 D 0,5
6 D 0,5
7 HS lựa chọn được một hình ảnh ấn tượng trong bài thơ và phân tích nét
đẹp và giá trị gợi tả, biểu cảm của hình ảnh 0,5
8
HS nhận xét được về tình cảm, cảm xúc của nhân vật người con trong bài thơ: xúc động, tự hào về công ơn trời biển của mẹ, nỗi trăn trở về bản thân trước sự hi sinh chờ mong của mẹ
0,5
9 HS trình bày được cảm nhận của cá nhân về hình ảnh người mẹ được
gợi lên từ bài thơ, thể hiện cảm xúc chân thành, sâu sắc 1.0
a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội 0,5
b Xác định đúng vấn đề nghị luận
Thuyết phục một số bạn từ bỏ quan niệm đại học là con đường duy nhất
để lập nghiệp
0,5
Trang 5Phần Câu Nội dung Điểm
c Triển khai vấn đề nghị luận
– Trình bày suy nghĩ của cá nhân về vấn đề bằng hệ thống ý chặt chẽ, sáng rõ (biểu hiện của quan niệm, lí do không nên quan niệm như vậy,
cách từ bỏ quan niệm,…)
– Sử dụng dẫn chứng hợp lí để chứng minh cho các lí lẽ khi trình bày về
vấn đề – Liên hệ bản thân, rút ra bài học từ vấn đề được bàn luận
3,0
d Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt 0,5
e Sáng tạo: Bài viết có giọng điệu riêng; cách diễn đạt sáng tạo, văn
Tổng điểm 10,0