Khác với những thách thức của một nhà lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo của những lãnh đạo mang trong mình những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng.. Nguyên tắc 1: Am hiểu, thực hành và hoàn thành
Trang 17 NGUYÊN TẮC LÃNH ĐẠO ĐỒNG CẤP
Walt Whitman đã từng kêu gọi rằng:
“Hỡi các bằng hữu! Tôi không dạy đời, cũng không làm từ thiện: khi tôi trao tặng, tôi trao trọn vẹn bản thân mình”
Trao trọn vẹn bản thân mình đối với Walt Whitman ở đây chính là sự tôn trọng, sự kính nể giữa những người tài với người tài, giữa những người cùng chức vụ với những người có trách nhiệm ngang nhau Lãnh đạo đồng cấp chính là cần sử dụng nguyên tắc này để lãnh đạo
Khác với những thách thức của một nhà lãnh đạo cấp trung, lãnh đạo của những lãnh đạo mang trong mình những trách nhiệm và nghĩa vụ riêng
Nguyên tắc 1: Am hiểu, thực hành và hoàn thành chu trình lãnh đạo
Lãnh đạo của những lãnh đạo là một công việc được thực hiện bằng vòng tròn liên tục Đầu tiên
là Quan tâm tới đồng nghiệp Tiếp theo, nhà lãnh đạo sẽ Học hỏi lẫn nhau, rồi Đánh giá và Đóng góp thêm ý kiến Sau khi đóng góp, nhà lãnh đạo Diễn đạt những điều ấy để truyền cảm hứng và nhiệt huyết Sau đó mới Lãnh đạo và tiến tới Thành công
Trang 2Dale Carnegie đã rất thành công khi xuất bản cuốn sách Đắc Nhân Tâm Với ông, việc đối xử người với người là tối quan trọng trong xã hội Ông luôn hướng tới những giá trị nhân văn, những điểm tốt đẹp nơi con người, nhìn sâu vào ưu điểm của họ mà không đánh giá chủ quan, phiến diện hay định kiến Chính điều đó sẽ giúp những người xung quanh của bạn chiến thắng và chính bạn cũng chiến thắng Trong một tổ chức, mỗi cá nhân thành công sẽ mang tới một tổ chức thành công
Như vậy, trước khi lãnh đạo đồng nghiệp của mình, nhà lãnh đạo nên cố gắng hoàn thành chu trình lãnh đạo – một chu trình liên tục và kéo dài chứ không chỉ là việc lãnh đạo tại một thời điểm
Nguyên tắc 2: Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ
Thành công của tập thể quan trọng hơn thành công cá nhân Mặc dù trong một tổ chức, chúng ta cần cả sự cạnh tranh và tinh thần tập thể để giành chiến thắng Hai yếu tố này nếu được ở vị thế cân bằng thì đó là một tập thể tuyệt vời Làm thế nào để trạng thái hoàn thiện chuyển sang trạng thái cạnh tranh và ngược lại Đó chính là câu hỏi cho nguyên tắc Hoàn thiện lãnh đạo đồng cấp trước khi cạnh tranh với họ
Trang 3Trước tiên, nhà lãnh đạo phải hoàn thiện bản thân, biết tư duy phong phú, biết tổ chức và phát triển sự tin cậy giữa các đồng nghiệp với nhau Cuối cùng từ những phát triển đó, cả tập thể sẽ chiến thắng và càng phát triển hơn những ý tưởng hay ho Nếu bạn hoàn thiện được mình thì khi làm việc và cạnh tranh bạn sẽ hành động như một người hung – CẠNH TRANH LÀNH MẠNH Bạn sẽ không nhân danh bất cứ điều gì để làm xấu, cố ý bôi xấu hay đè bẹp họ dưới chân mà chỉ hết sức làm việc để hướng tới thành quả tốt đẹp nhất cuối cùng Vì cuối mục đích của cạnh tranh
là làm đòn bẩy cho chiến thắng của tập thể
Nguyên tắc 3: Hãy là một người bạn
Theodore Roodevelt khẳng định “Thành phần quan trọng nhất trong công thức thành công là
biết cách hòa hợp với mọi người” Nhà lãnh đạo là một người bạn biết lắng nghe, lắng nghe những băn khoăn, khó khăn của đồng nghiệp để tìn cách cùng giải quyết Đó cũng là chìa khóa của làm việc nhóm Bên cạnh những người cũng là lãnh đạo, người quản trị có khiếu hài hước để khiến cho không khí làm việc bớt căng thẳng Lúc đó họ trở thành một người đồng hành để đi tới thành công hơn là một nhà lãnh đạo
Nguyên tắc 4: Tránh đấu đá “chính trị”
Đấu đá “chính trị” ở đây chính là những mưu kế, mối quan hệ mà những người khác sử dụng nó
để nịnh nọt các lãnh đạo cấp trên, để đi đường tắt mà thành công Hãy thông minh nhìn ra đâu là
Trang 4kết quả của một người làm việc theo bản chất, đâu là kết quả của một người làm việc nhờ vào cửa sau Nhờ vậy, nhà lãnh đạo cũng có thể biết cách đồng nghiệp nào thực sự mới là đồng nghiệp tốt Nhà lãnh đạo tài ba là người lãnh đạo vừa biết im lặng đúng lúc, không tham gia vào các cuộc nói chuyện, cãi vã vụn vặt và biết ủng hộ điều đúng đắn, ngay cả khi nó không được tán thành
Nguyên tắc 5: Mở rộng vòng tròn quan hệ
Mỗi người trong chúng ta đều chỉ thích nói chuyện và làm việc với người hợp sở thích, hợp cá tính, những người dễ chịu và lạc quan Nhưng như thế không đủ Mỗi người đều thích có mối quan hệ với những: người quen biết từ lâu, người có kỉ niệm chung, người quý mến mình Nhưng chuyện gì xảy ra nếu trong số những người quen biết ấy đột nhiên không thể giúp bạn giải quyết vấn đề Nếu bạn muốn nhảy vào một thị trường mới, một cuộc điện thoại có thể giúp bạn được không? Bạn có thể nhanh chóng tìm thông tin một nhà hàng tốt nhất ở tại nơi đang công tác để mời khách hàng không? Với mỗi sự kết nối và mở rộng hơn những kết nối ấy, bạn càng tạo thêm
sự ảnh hưởng Đó là điều mà mỗi lãnh đạo đều nên làm và nên làm mỗi ngày
Trang 5Nguyên tắc 6: Sẵn sàng công nhận ý tưởng xuất sắc nhất
Trong kinh doanh, tiền vốn không quan trọng Kinh nghiệm không quan trọng Bạn có thể có cả hai thứ đó Cái quan trọng là ý tưởng Nếu bạn có ý tưởng, bạn có được thứ tài sản thiết yếu nhất
và sẽ không còn thứ gì có thể hạn chế khả năng của bạn trong công việc hay trong cuộc sống Ý tưởng la tài sản lớn nhất của bất cứ ai Những tố chức thành công nhất có lãnh đạo nghĩ ra những
ý tưởng vĩ đại Đó chính là bí quyết khiến những tổ chức đó trở nên vĩ đại Các lãnh đạo có những ý tưởng xuất sắc cho riêng mình Nhưng biết cách chấp nhận về nhì để những ý tưởng xuất sắc hơn được thực hiện và cùng cố gắng đổ tâm huyết vào nó lại là một quyết định thông minh, khiến cả tập thể thành công trên mọi phương diện
Nếu bạn khao khát ý tưởng hay chiến thắng, hãy bênh vực những người sáng tạo và những cống hiến của họ cho tổ chức Khi bạn phát hiện ra những đồng nghiệp sáng tạo, hãy ủng hộ, khích lệ
và bảo vệ họ Những thực thực dụng thường bắn rơi những ý tưởng của người sáng tạo Nhà lãnh đạo phải là người trân trọng sự sáng tạo Họ có thể giúp những người sáng tạo xung quanh họ phát triển và liên tục sản sinh ra các ý tưởng có lợi cho team
Trang 6Nguyên tắc 7: Đừng cố hoàn hảo
Người lãnh đạo hoàn hảo chính là người không cố tỏ ra mình thực sự hoàn hảo Họ thừa nhận khuyết điểm của mình và cố gắng hoàn thiện nó Họ lắng nghe ý kiến từ người khác và tiếp thu chúng Họ không biết tuốt nhưng luôn học hỏi
Nhà thơ kiêm giảng viên trường Đại học Harvard, Horbert Hillyer nói:
“Chủ nghĩa hoàn hảo là một suy nghĩ nguy hiểm trong một thế giới không hoàn hảo Cách tốt
nhất là quên đi những nghi ngờ và bắt tay thực hiện công việc Nếu bạn cố gắng hết mình, bạn sẽ không có thời gian để lo lắng về thất bại”.
Đó là lời khuyên đúng đắn Nếu bạn luôn cố gắng hết mình, đồng nghiệp sẽ kính trọng bạn Nếu
họ kính trọng bạn, họ sẽ lắng nghe và cho bạn cơ hội Và đó là nơi bắt đầu sự lãnh đạo