Giáo án Ngữ Văn 11: Nguyễn Du - Cuộc đời và sự nghiệp theo chương trình mới của bộ giáo dục dựa trên bộ sách Cánh Diều. Các giáo viên tham khảo và triển khai theo cách dạy của cá nhân mình để học sinh có những tiết học vui vẻ và chất lượng. Mọi thắc mắc xin liên hệ: Dilrebabiancianna@gmail.com
Trang 1NGUYỄN DU
CUỘC ĐỜI & SỰ NGHIỆP
Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chư mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Trang 2KHỞI ĐỘNG
Hãy cho biết các câu thơ sau miêu tả các nhân vật nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du ?
(Vui một chút để học bài cho tốt nhé !!!)
Trang 3Có nhà viên ngoại họ Vương,
Gia tư nghĩ cũng thường thường bực trung.
Một trai con thứ rốt lòng, là chữ, nối dòng nho gia.
Đề huề lưng túi gió trăng,
Sau chân theo một vài thằng con con.
Tuyết in sắc ngựa câu giòn,
Cỏ pha màu áo nhuộm non da trời,
VƯƠNG QUAN
KIM TRỌNG
Trang 4Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao.
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang.
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng,
MÃ GIÁM SINH
Xe châu dừng bánh cửa ngoài,
Rèm trong đã thấy một người bước ra.
Thoắt trông lờn lợt mầu da,
Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?
TÚ BÀ
Trang 5Một chàng vừa trạc thanh xuân
Hình dong chải chuốt, áo khăn dịu dàng;
Nghĩ rằng cũng mạch thư hương,
Hỏi ra mới biết rằng chàng
SỞ KHANH
Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Một, hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
THÚY KIỀU
Trang 6sang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Râu hùm, hàm én, mày ngài
Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao
Đường đường một đấng anh hào
Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài
Vốn dòng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là
[ ] Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
THÚY VÂN
TỪ HẢI
HOẠN THƯ
Trang 7Khách du bỗng có một người,
Kỳ Tâm họ Thúc cũng nòi thư hương.
Vốn người huyện Tích châu Thường,
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm tri
[ ] Nguyệt hoa hoa nguyệt não nùng,
Đêm xuân ai dễ cầm lòng được chăng?
Lạ gì thanh khí lẽ hằng, Một dây một buộc ai giằng cho ra
Sớm đào tối mận lân la, Trước còn trăng gió sau ra đá vàng.
THÚC SINH
Trang 8BỐ CỤC BÀI HỌC
Cuộc đời
từng trải
với vốn
sống
phong phú
Nguyễn
Du – nhà thơ với cái nhìn hiện thực sâu sắc
Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa
Nguyễn Du – thiên tài nghệ thuật
TỔNG KẾT
Trang 9MỤC TIÊU BÀI HỌC
1 Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, tác giả, truyện thơ Nôm, thể loại thơ Đường luật để đọc hiểu những đoạn trích tiêu biểu trong truyện Kiều, thơ chữ Hán
của Nguyễn Du Hiểu được vẻ đẹp tâm hồn, tài năng cùng những đóng góp to lớn của đại thi hào đối với sự phát của văn học dân tộc
2 Nhận biết và phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp đối
3 Viết được bài nghị luận và thuyết trình, giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật tự chọn (điện ảnh, sân khấu, âm nhạc, hội họa )
4 Tự hào về Nguyễn Du và có ý thức phát huy di sản văn học
của đại thi dân tộc
Trang 10ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú
Nguyễn Du (1765 – 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh nhưng sinh ra ở Thăng Long (Hà Nội ngày nay)
Gia đình: Sinh ra trong gia đình truyền thống khoa bảng – 18 đời làm quan
“Bao giờ Ngàn Hống hết cây Sông Rum hết nước, họ này hết quan”
Thời đại: Nguyễn Du sống có những biến đổi “kinh thiên động địa” –
“một phen thay đổi sơn hà”
Thời kỳ bão táp của phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là khởi nghĩa Tây Sơn Nguyễn Huệ lật đổ vua Lê – chúa Trịnh ở đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở đàng Trong, phá quân Xiêm ở phía Nam, phá quân Thanh ở phía Bắc
Trang 11I Cuộc đời từng trải với vốn sống phong phú
- 10 năm gió bụi, lưu lạc khắp nơi Bước chân Nguyễn Du
từng qua nhiều miền quê: từ kinh thành Thăng Long – đến kinh thành Huế - quê cha Hà Tĩnh – quê mẹ Bắc Ninh –
quê vợ Thái Bình – lánh nạn ở Thái Nguyên – làm quan ở
Quảng Bình – đi sứ qua nhiều vùng đất Trung Hoa
- Nguyễn Du thông tuệ và tiếp nhận ảnh hưởng của tinh hoa
những vùng văn hóa lớn của đất nước (Kinh Bắc, Thăng Long, Nghệ - Tĩnh, Huế )
Trang 12Văn hóa Huế - Bình Trị Thiên
Văn hóa Bắc Bộ
Văn hóa Thăng Long – Hà Nội kinh kỳ
Trang 13Đi sứ Trung Quốc 10 năm gió bụi đất Thăng Long
Trang 14II ĐẠI THI HÀO DÂN TỘC
1 Nguyễn Du – nhà thơ với cái nhìn hiện thực sâu sắc
Ông hướng ngòi bút vào đối tượng miêu tả là những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin, người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành )
Sự bất công xã hội
“Ngót trống canh mồm khô cổ ráo
Được quăng cho năm sáu đồng tiền”
Truyện Kiều: phản ánh những thế lực trong xã hội tồn tại để chà đạp, đè nén con người: Hồ Tôn Hiến tham lam, tàn bạo, Tú Bà – Sở Khanh: mưu mô, quỷ quyệt
Xã hội vì đồng tiền:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
Hoặc “Trong tay đã sẵn đồng tiền
Dẫu rằng đổi trắng thay đen khó gì”
Trang 152 Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa
Niềm cảm thương với những số phận khổ đau, bất hạnh
+ Xót thương cho người kỹ nữ tài hoa – Đạm Tiên:
Kiếp hồng nhan có mong manh, Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương.
[ ] Sống làm vợ khắp người ta, Khéo thay thác xuống làm ma không chồng.
Nào người phượng chạ loan chung, Nào người tích lục tham hồng là ai ?
+ Xót thương những nhà thơ đời trước có tài nhưng cuộc đời trôi nổi, nhọc nhằn Ông cảm thông với Khuất Nguyên
“ Ba năm cố quốc đọa đầy
Sở từ muôn thuở bậc thầy văn chương”
Trang 162 Nguyễn Du – nhà nhân đạo chủ nghĩa
+ Nguyễn Du tự thương mình, tự cảm hoài cho bản thân
“Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa Người đời ai khóc Tố Như chăng ?”
+ Tiếng nói đồng cảm trước bi kịch của con người trong truyện Kiều thể hiện qua hình tượng nhân vật Thúy Kiều: bi kịch tình yêu, gia đình, nhân phẩm “tài mệnh tương đố”, “hồng nhan bạc mệnh”
+ Khóc thương cho nhân loại trong “Văn tế thập loại chúng sinh” với những thân phận, cái chết của 10 loại cô hồn: trẻ con, người già, phụ
nữ, binh sĩ
=> “Lời văn tả ra hình như có máu ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm ở trên tờ giấy, khiến ai đọc cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt từng khúc ruột” – Mộng Liên Đường chủ nhân
Trang 173 Nguyễn Du – thiên tài nghệ thuật
+ Thơ chữ Hán: phần lớn được viết theo thể Đường luật với đa
dạng thể loại: tứ tuyệt, bát cú, trường thiên Bút pháp đa dạng: trữ tình, tự sự, hiện thực, trào phúng
+ Nguyễn Du phát triển truyện thơ Nôm nên một tầm cao mới
khi xây dựng tuyến nhân vật có sự trung hòa Trong một nhân
vật như Thúc Sinh có cả mặt tốt và mặt đáng phê phán.
Điểm nhìn trần thuật có sự thay đổi
Kết cấu truyện gồm ba phần “Gặp gỡ - thử thách – Đoàn tụ”
hình thức kết thúc có hậu nhưng bản chất lại là bi kịch: Kiều gặp lại người yêu nhưng không ba giờ gặp lại tình yêu
Trang 18TỔNG KẾT
Nguyễn Du là ĐẠI THI HÀO của dân tộc Việt Nam
Những đóng góp của Nguyễn Du không chỉ có ý nghĩa to lớn đối với văn hóa, văn học Việt Nam mà còn mang tầm vóc quốc
tế
Năm 1965, Hội đồng Hòa bình Thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa – nhà thơ Nguyễn Du.
Năm 2013 Tổ chức Giáo Dục, Khoa học vằ Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chọn Nguyễn Du là nhân vật văn hóa Thế giới.