NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Lạm phát do cầu kéo thuyết Keynes: Demand – pull inflation xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung... NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT Một sự gia tăng t
Trang 1CHƯƠNG 6:
LẠM PHÁT & BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
Trang 2CHƯƠNG 6 LẠM PHÁT
& BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LẠM PHÁT
Khái niệm lạm phát
6.1
Biện pháp kiểm soát lạm phát 6.5
Phân loại lạm phát
6.2
Nguyên nhân của lạm phát
6.3
Tác động của lạm phát
6.4
Trang 36.1 KHÁI NIỆM LẠM PHÁT
Lạm phát phát sinh từ chế độ lưu thông tiền giấy
Các quan điểm về khái niệm lạm phát:
Quan điểm cổ điển: lạm phát xảy ra khi số tiền lưu hành vượt quá dự trữ vàng đảm bảo
Quan điểm các nhà kinh tế tiền tệ: lạm phát là sự mất cân đối giữa tiền và hàng trong nền kinh tế
Quan điểm kinh tế học: lạm phát là sự tăng giá của các loại hàng hoá
Đo lường lạm phát: theo dõi sự thay đổi trong tổ hợp của mức giá cả trung bình của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ
Trang 46.2 PHÂN LOẠI LẠM PHÁT
Căn cứ vào mức độ tăng
giá:
Lạm phát vừa phải;
Lạm phát phi mã;
Siêu lạm phát
Trang 56.3 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Do cung tiền tệ:
Friedman với câu nói nổi tiếng: “lạm phát luôn luôn
và bất cứ ở đâu đều là hiện tượng tiền tệ”
Lạm phát là kết quả của chính sách mở rộng tiền
tệ
Sự thiếu hụt tài khóa có thể dẫn đến một sự gia tăng cung tiền (để tài trợ)
Trang 66.3 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Lạm phát do cầu kéo (thuyết Keynes: Demand – pull
inflation) xảy ra khi mức tổng cầu tăng nhanh hơn so với mức cung
AS
AD1
AD2
AD3
Y
P
Trang 76.3 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Một sự gia tăng tổng cầu có thể:
Người tiêu dùng tiêu dùng nhiều hơn (chẳng hạn, do lãi suất giảm, thuế giảm, thu nhập tăng… );
Các doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn (do kỳ vọng tăng trưởng kinh tế ở tương lai);
Chính phủ tiêu dùng nhiều hơn do thực hiện đẩy mạnh chính sách trợ cấp xã hội, chính sách kích cầu
để phát triển kinh tế
Trang 86.3 NGUYÊN NHÂN CỦA LẠM PHÁT
Lạm phát chi phí đẩy (Cost – push inflation): Tiền
lương gia tăng, giá nguyên vật liệu tăng, gia tăng lợi nhuận các nhà độc quyền, nhập khẩu lạm phát, gia tăng tỷ giá hối đoái…
Trang 96.4 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
Tác động tích cực:
James Tobin (Nhà kinh tế đoạt giải Nobel) nhận định rằng lạm phát vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế: Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các chủ thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó
Trang 106.4 TÁC ĐỘNG CỦA LẠM PHÁT
Tác động tiêu cực:
Lạm phát có thể gây ra những tổn thất cho xã hội:
“Bào mòn” thu nhập;
Bóp méo chi phí đầu tư;
Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập
trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại
Sai lệch phân bổ nguồn lực;
Suy yếu các chức năng tiền tệ…
Trang 116.5 BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Các nhà kinh tế tiền tệ nhấn mạnh việc tăng lãi suất bằng cách giảm cung tiền thông qua các chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát
Những người theo học thuyết Keynes: nhấn mạnh việc giảm cầu, thông thường là thông qua các chính sách tài chính để giảm cầu
Các nhà kinh tế học trọng cung: kiểm soát TGHĐ, hay bằng cách giảm thuế suất giới hạn trong chế độ tỷ giá thả nổi để khuyến khích tích lũy vốn
Trang 126.5 BIỆN PHÁP KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
Một phương pháp khác là đơn giản thiết lập kiểm soát giá cả Kiểm soát này là nó được sử dụng vào thời gian
mà các biện pháp kích "cầu" được áp dụng
Các nhà kinh tế coi việc kiểm soát giá là phản tác dụng khi nó có xu hướng làm lệch lạc các hoạt động của nền kinh tế
Tuy nhiên, nó có thể là "đáng giá" nếu nó ngăn chặn được lạm phát