Xuất phát từ những lý do trên,cùng với việc được tiếp xúcvới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trìnhthực tập của em có thể khẳng định chiến lược kinh doanh có ýnghĩa vô cùn
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS
Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần Chứng khoán VPS
2.1.1 Thông tin về doanh nghiệp
Tên quốc tế: VPS SECURITIES JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: VPS
Mã số thuế: 0104979904 Địa chỉ: Khu văn phòng số 65 Phố Cảm Hội, Phường Đống Mác, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
Người đại diện: NGUYỄN LÂM DŨNG Điện thoại: 0247308 0188
Quản lý bởi Cục thuế Doanh nghiệp lớn
Loại hình DN: Công ty cổ phần ngoài NN
Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)
2.1.2 Chi nhánh, vốn điều lệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Người đại diện: NGUYỄN LÂM DŨNG
Tầng 3, Toà nhà 76 Lê Lai, Phường Bến Thành, Quận 1,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS - CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Người đại diện: VŨ YẾN DUNG
SH1-4, Dự án Times Garden Hạ Long, đường 25 tháng 04, Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
Người đại diện: Nguyễn Nam Dũng
Phòng 804, Tầng 8, Tòa nhà 248 Nguyễn Lương Bằng -
Phường Thanh Bình - Thành phố Hải Dương - Hải Dương. CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN VPS - CHI NHÁNH QUẢNG NINH
Người đại diện: VŨ YẾN DUNG
SH1-4, dự án Times Garden Hạ long, đường 25/4, Phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long, Tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam 2.1.3 Thành tích hoạt động
Với tinh thần kiến tạo không ngừng nghỉ, tính đến QuýI/2022, VPS tự hào khi đứng đầu thị phần môi giới chứng khoán trên cả 4 sàn: HNX, HOSE, UPCOM và Phái sinh, đây cũng chính là quý thứ 9 liên tiếp VPS đạt được thành tích này kể từ Quý I năm 2021 Minh chứng cho những cam kết vì sự thịnh vượng của Khách hàng và bền bỉ kiến tạo những trải nghiệm khác biệt, VPS đã được ghi nhận và trao tặng những giải thưởng danh giá đến từ các tổ chức uy tín hàng đầu trong và ngoài nước:
Giải thưởng “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2023” do Tạp chí World Business Outlook vinh danh trong khuôn khổ Giải thưởng thường niên World Business Outlook Awards 2023.
Giải thưởng "Bình đẳng giới tại nơi làm việc" do Cơ quan Liên Hiệp Quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho Phụ nữ (UN Women) vinh danh trong khuôn khổ Giải thưởng Women’s Empowerment Principles Awards (WEPs) năm 2022.
Giải thưởng “Công ty Môi giới Chứng khoán tốt nhất Việt Nam năm 2022” & “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2022” do tạp chí FinanceAsia – tạp chí chuyên sâu về thị trường tài chính khu vực châu Á vinh danh tại FinanceAsia Country Award.
Giải thưởng “Nhà tư vấn & Thu xếp Trái Phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2022” & “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2022” do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn.
Giải thưởng “Nhà tư vấn & Thu xếp Trái Phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2021” & “Ngân hàng Đầu tư tốt nhất Việt Nam năm 2021” do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn. Giải thưởng “Nơi làm việc tốt nhất Châu Á năm 2021” do tạp chí HR Asia Magazine tổ chức và bình chọn.
Giải thưởng “Đơn vị tư vấn doanh nghiệp và tổ chức tốt nhất Việt Nam năm 2021” do Tạp chí The Asset trao tặng.Giải thưởng "Công ty chứng khoán được khách hàng hài lòng nhất" năm 2021” do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
(VNBA) phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG trao tặng.
Giải thưởng “Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2019-2020” do Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 trao tặng. Giải thưởng “Nhà tư vấn là thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam năm 2020” & "Thương vụ trái phiếu tiêu biểu Việt Nam 2020" do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn. Giải thưởng “Công ty chứng khoán có ứng dụng công nghệ thông tin tiêu biểu" & "Công ty chứng khoán được khách hàng hài lòng nhất" năm 2020” do Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) phối hợp với Tập đoàn dữ liệu quốc tế IDG trao tặng.
Giải thưởng “Công ty chứng khoán thành viên tích cực 2018-2019" do Sở GDCK Hà Nội (HNX) trao tặng. Giải thưởng “Tổ chức tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam năm 2018-2019” do Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 trao tặng. Giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2017- 2019” do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn.
Giải thưởng “Công ty Chứng khoán thành viên tiến bộ nhất về tăng trưởng môi giới 2017-2018 trên HNX" do Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội trao tặng.
Giải thưởng “Công ty Chứng khoán tiêu biểu năm 2017- 2018: Hạng mục Tư vấn Phát hành riêng lẻ” do Diễn đàn M&A Việt Nam 2018 trao tặng.
Giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2017- 2018” và “Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam 2017-2018” do Tạp chí Alpha Southeast Asia bình chọn.
Giải thưởng “Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam 2017” và “Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam2017” tại The Asset Triple A Country Awards 2017, do Tạp chí The Asset trao tặng.
Giải thưởng “Công ty chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu Việt Nam 2016-2017: Hạng mục tư vấn thát hành riêng lẻ”.
Giải thưởng “Best Bond House in Vietnam 2017” (Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam) do Tạp chí Alpha Southeast Asia trao tặng.
Top 5 thị phần môi giới trái phiếu doanh nghiệp năm 2016
Giải thưởng “Công ty chứng khoán thành viên tiêu biểu” giai đoạn 2015-2016 do Sở GDCK Hà Nội (HNX) trao tặng. Giải thưởng “Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam 2016” (Best Debt Capital Market House in Vietnam 2016) do Global Business Outlook bình chọn.
Giải thưởng “Best Investment Bank” (Ngân hàng đầu tư tốt nhất Việt Nam) năm 2015 do Tạp chí Alpha Southeast Asia trao tặng.
Là thành viên của Hiệp hội IMAP - Hiệp hội mua bán & sáp nhập toàn cầu.
Năm 2014, Tập đoàn được vinh dự nhận Giải thưởng "Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu năm 2014" và Giải Nhì "Doanh nghiệp tiêu biểu khu vực Đông Nam Á 2014" do Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN trao tặng Bên cạnh đó, Diễn đàn M&A Việt Nam cũng trao tặng danh hiệu "Công ty tư vấn M&A tiêu biểu năm 2014" nhằm ghi nhận những đóng góp của Tập đoàn trong lĩnh vực tư vấn mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Giải thưởng “Best Domestic Bond House in Vietnam” (Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam) năm 2014 do Tạp chí The Asset Triple A trao tặng.
Giải thưởng “Best Bond House in Vietnam” (Nhà tư vấn và thu xếp trái phiếu tốt nhất Việt Nam) năm 2014 do Tạp chí Alpha Southeast Asia trao tặng.
Giải thưởng “Công ty chứng khoán tiêu biểu” trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014 do Sở GDCK Hà Nội (HNX) trao tặng.
Giải thưởng “Nhà tư vấn M&A tiêu biểu” và “Đơn vị có thương vụ M&A tiêu biểu nhất năm 2010-2011” được trao tặng bởi Diễn đàn M&A Việt Nam trao tặng.
2.1.4 Nghiệp vụ của doanh nghiệp
Bảng 1: Ngành nghề kinh doanh
Hoạt động dịch vụ tài chính khác chưa được phân vào đâu (trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã hội)
Chi tiết: Tự doanh chứng khoán và bảo lãnh phát hành chứng khoán.
6612 Môi giới hợp đồng hàng hoá và chứng khoán
Chi tiết: Môi giới chứng khoán.
Hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính chưa được phân vào đâu Chi tiết: Tư vấn đầu tư chứng khoán.
Nguồn: Bảng cáo bạch VPS
VPS cung cấp các sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, tạo nên giá trị gia tăng cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, bao gồm: môi giới chứng khoán, dịch vụ tài chính, dịch vụ ngân hàng đầu tư, tư vấn tài chính và phân tích Là tổ chức trung gian tài chính, hoạt động ngân hàng đầu tư là trọng tâm xuyên suốt trong định hướng phát triển của chúng tôi Cụ thể, VPS thực hiện các dịch vụ tài chính như thu xếp vốn, bảo lãnh phát hành chứng khoán, hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiê fp (M&A), tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn, nợ trong từng giai đoạn, thời kỳ.
2.1.5 Lịch sử phát triển doanh nghiệp qua các thời kỳ
Bảng 2: Các cột mốc chính
Thời gian Dấu mốc lịch sử
VPS được chủ tịch UBCKNN chấp thuận nguyên tắc thành lập theo quyết định số 413/UBCK-QLKD với số vốn điều lệ 50 tỷ
VPS được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh Việt Nam.
VPS được kết nạp thành hội viên chính thức của hiệp hội kinh doanh chứng khoán Việt Nam.
VPS khai trương hoạt động Phòng giao dịch Hồ Gươm
VPS được tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ lên 300 tỷ
VPS được tăng vốn điều lệ từ 300 tỷ lên 500 tỷ
VPS khai trương hoạt động Chi nhánh Đà Nẵng
Công ty đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
VPS tăng vốn điều lệ từ 500 tỷ lên 800 tỷ
VPS khai trương hoạt động Phòng giao dịch Láng Hạ
VPS khai trương hoạt động Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh
VPS tăng vốn điều lệ từ 800 tỷ lên 970 tỷ
VPS chuyển sang hình thức Công ty cổ phần
VPS tăng vốn điều lệ từ 970 tỷ lên 1470 tỷ
31/10/201 VPS tăng vốn điều lệ từ 1470 tỷ lên 3500 tỷ
Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Chứng khoán VPS
VPS khai trương phòng giao dịch Sài Gòn
VPS khai trương chi nhánh Quảng Ninh
VPS khai trương phòng giao dịch Đông Đô
VPS khai trương phòng giao dịch Thăng Long
VPS tăng vốn điều lệ từ 3700 tỷ lên 5700 tỷ
Nguồn: Bảng cáo bạch VPS
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Chứng khoán VPS
2.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp
Sơ đồ quản trị doanh nghiệp
Sơ đồ 1: Sơ đồ quản trị doanh nghiệp
2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Đại hội đồng cổ đông: bao gồm các cổ đông có quyển biểu quyết, là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, hoạt động thông qua các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, Đại hội đồng cổ đông bất thường và thông qua hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản
Hội đồng Quản trị: là cơ quan quản lý của công ty, có toàn quyển nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội Đồng cổ đông, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo hoạt động của công ty tuân thủ các quy định của Pháp Luật,điều lệ VPS và các quy định nội bộ của công ty, đối xử bình đẳng đối với tất cả cổ đông và tôn trọng lợi ích của người có quyển lợi liên quan tới công ty.
Ban kiểm soát: thực hiện giám sát hội đồng quản trị, ban TGĐ trong việc quản lý và điều hành công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Đại hội đồng cổ công về việc thực hiện nhiệm vụ của mình
Tổng giám đốc: là người điều hành công việc kinh doanh hàng ngày của công ty, chịu sự giám át của hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được giao
Ban quản trị rủi ro: có chức năng xây dựng và đề xuất cơ chế về kiểm soát rủi ro, các chiến lược, chính sách, kế hoạch, phương án kiểm soát rủi ro với các hoạt động kinh doanh của công ty, phân tích, đánh giá, xây dựng phương án giải quyết, giảm thiểu rủi ro
Ban cố vấn: có chức năng tham mưu cho TGĐ trong việc điều hành hoạt động của công ty, hỗ trợ việc phối hợp giữa các phòng ban, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện nhiệm vụ
Ban trợ lý: có chức năng hỗ trợ TGĐ phối hợp, làm việc và kết nối với các bộ phận trong công ty
Ban chiến lược: có chức năng tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty với tầm nhìn dài hạn cũng như trong từng thời kỳ nhằm tạo dựng thương hiệu VPS vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế
Khối nguồn vốn: Tham mưu cho TGĐ trong việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn của công ty trong từng thời kỳ; quản lý nguồn vốn toàn công ty, kinh doanh nguồn vốn nhàn rỗi nhằm đạt được hiệu quả cao; thực hiện các biện pháp đầy mạnh công tác huy động vốn phục vụ hoạt động của công ty trong từng thời kỳ, đảm bảo an toàn thanh khoản cho công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do TGĐ giao
Khối phát triển sản phẩm: Phát triển các sản phẩm tài chính, sản phẩm giao dịch điện tử; xây dựng chính sách khách hàng và các sản phẩm dịch vụ; Nghiên cứu đánh giá sản phẩm của các đơn vị khác; tham mưu cho tổng giám đốc trong việc nghiên cứ, triển khai các sản phẩm của công ty, các phương án hoàn thiện, nâng cao chất lượng các sản phẩm
Khối nghiên cứu: Phát hành các báo cáo phân tích và những khuyến nghị đầu tư dựa trên xu thế và tổng quan thị trường, điều kiện kinh tế vĩ mô; hỗ trợ phòng môi giới khách hàng tổ chức thông qua các buổi gặp mặt khách hàng hiện tại cũng như khách hàng tiềm năng để cung cấp các thông tin phân tích và khuyến nghị; tổ chức các buổi làm việc giữa những nhà đầu tư tiềm năng và ban lãnh đạo các doanh nghiệp; cung cấp những thông tin phân tích để hỗ trợ những phòng/ban trong công ty khi có yêu cầu
Khối tư vấn tài chính: Tham mưu cho TGĐ trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện các sản phẩm dịch vụ tài chính; tham gia vào quá trình nghiên cứu xây dựng, triển khai thực tế các sản phẩm, dịch vụ tài chính niêm yết của công ty; đề xuất và tham mưu cho TGĐ về cơ chế, chính sách sản phẩm dịch vụ tài chính dành cho khách hàng VPS; tham gia vào quá trình nghiên cứu, xây dựng, triển khai thực tế các sản phẩm, dịch vụ mới của công ty
Khối tư vấn đầu danh mục tư và quản lý: Nghiên cứu và mở rộng mạng lưới khách hàng; cung cấp các sản phẩm ngân hàng, môi giới, quỹ, bảo hiểm, dịch vụ… và các sản phẩm đầu tư thông qua một đội ngũ chuyên viên quan hệ khách hàng cao cấp cùng với dự hỗ trợ của các chuyên gia cho khách hàng
Khối tư vấn đầu tư chịu trách nhiệm tìm kiếm và phát triển mạng lưới khách hàng, xử lý các yêu cầu của khách hàng và tư vấn đầu tư chứng khoán Họ cũng tiếp thị và bán các gói sản phẩm, dịch vụ đầu tư, hỗ trợ khách hàng nghiên cứu thị trường và mở, quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán Ngoài ra, khối này còn hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Giám đốc khối và Tổng giám đốc.
Khối dịch vụ ngân hàng đầu tư: Tư vấn và thu xếp phát hành công cụ vốn nợ, bao gồm pát hành trái phiếu, các khoản vay trung và dài han, các công cụ vốn nợ khác; tư vấn và thu xếp cho doanh nghiệp phát hành cổ phần, trái phiếu chuyển đổi, tư vấn cho doanh nghiệp thực hiện niêm yết và tiếp tục phát hành cổ phần ra công chúng; tư vấn và thu xếp để doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư thực hiện thành công giao dịch mua bán chuyển nhượng cổ phần, dự án, tài sản với tỷ lệ lớn của doanh nghiệp; tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp chuyển cơ cấu bảng cân đối tài sản
Khối tài chính kế toán: Tham mưu, giúp việc cho TGĐ trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán, thống kê và quản lý tài sản của công ty; trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kế toán nội bộ, kế toán giao dịch của công ty theo quy định hiện hành của pháp luật và của công ty; Tổ chức kiểm tra, kiểm soát, giám sát công tác hạch toán kế toán, chế độ tài chính, thống kê, báo cáo trong toàn công ty; tổng hợp số liệu lập báo cáo, thống kê kế toán theo chế độ, quy định của pháp luật và của VPS; Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ kế toán cho các nhân viên công ty
Quy trình cung cấp dịch vụ
Quá trình tư vấn dựa trên quá trình phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật và dựa trên các kiến thức cùng các quy định của công ty.
Tuân thủ theo nguyên tắc và quy trình tiếp cận , tìm hiểu và chăm sóc khách hàng.
Sơ đồ 2: Sơ đồ quy trình cung cấp dịch vụ
Nguồn: Bản cáo bạch VPS 2022 Bước 1: Tiếp cận khách hàng
Bộ phận marketing và quảng cáo thu thập dữ liệu khách hàng tiềm năng thông qua nhiều kênh truyền thông Họ xử lý dữ liệu này bằng các thuật toán để lọc ra những dữ liệu khách hàng thật sự, loại bỏ những dữ liệu giả mạo Sau đó, dữ liệu được xử lý sẽ được chuyển cho đội ngũ tư vấn, marketing và telesales để sử dụng cho các hoạt động tiếp theo.
Các nhân viên tư vấn, bộ phân marketing và telesales sẽ liên hệ với các khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp và các ngân hàng đã được cung cấp dựa trên dữ liệu vừa được xử lý và đưa ra lời mời tham gia vào việc đầu tư và tiếp nhận sự tư vấn của các nhân viên tư vấn trong công ty
Bước 2: Tư vấn khách hàng
Bộ phận tư vấn đầu tư sẽ đưa ra các tư vấn về dịch vụ của công ty, mức phí giao dịch và bán các gói sản phẩm dịch vụ đầu tư cho khách hàng dựa trên nhu cầu thực tế và yêu cầu của khách hàng Bộ phận tư vấn cũng đóng vai trò xử lý các yêu cầu giao dịch, tư vấn các điều kiện và quản lý vay margin ký quỹ của khách hàng Nhắc nhở khách hàng về quy định, chính sách và
Cung cấp các dữ liệu phân tích thị trường
Khuyến nghị khách hàng mua bán
Chăm sóc khách hàng gắn bó hạn mức giao dịch ký quỹ dựa trên quy định của công ty sẽ thay đổi.
Thực hiện các tư vấn về chứng khoán và các sản phẩm tài chính cho khách hàng, thực hiện lệnh giúp khách hàng.
Bước 3:Cung cấp dữ liệu thị trường
Bộ phận phân tích thị trường và khối tư vấn đầu tư sẽ có trách nhiệm thu thập các dữ liệu, thông tin trên thị trường và thực hiện phân tích và xác nhận Phân tích thị trường sẽ đưa ra các thay đổi về tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ cho vay, đòn bẩy tài chính dựa trên sức khỏe tài khoản của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn đầu tư thường cung cấp thông tin về thị trường vĩ mô trong và ngoài nước, phân tích yếu tố tác động đến biến động của thị trường chứng khoán và hỗ trợ khách hàng bằng số liệu.
Bước 4: Khuyến nghị khách hàng mua bán
Các tư vấn viên và môi giới viên sẽ đưa ra các khuyến nghị mua bán về các mã chứng khoán trên thị trường dựa trên các phân tích và nhận định thông qua dữ liệu vi mô và vĩ mô ảnh hưởng tới các mã chứng khoán Hướng dẫn khách hàng thực hiện các lệnh theo xu hướng thị trường nhằm đảm bảo khách hàng được hưởng lợi lớn nhất.
Bước 5:Chăm sóc khách hàng gắn bó
Các khách hàng sẽ gắn với ID tư vấn của từng tư vấn viên hoặc môi giới viên, các nhân viên đó sẽ có trách nhiệm thực hiện chăm sóc và tư vấn khách hàng về mặt thực hiện lệnh mua bán hoặc các yêu cầu về hành chính.
Khái quát chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần Chứng khoán VPS
Ta có bảng một số trang thiệt bị phục vụ hoạt động của nhân viên tại công ty
Bảng 3: Một số trang thiết bị phục vụ doanh nghiệp. Đơn vị: Đồng
T Trang thiết bị Nước Đơn giá Số lượng Tổng sản xuất
1 Máy nước nóng Việt Nam 2,000,000 50 100,000,000
4 Tủ hồ sơ Việt Nam 1,500,000 20 30,000,000
5 Tủ lạnh mini Nhật Bản 2,000,000 50 100,000,000
6 Màn hình tivi Hàn Quốc 25,000,000 6 150,000,000
7 Đồng hồ điện tử Trung
8 Bộ máy tính Việt Nam 5,000,000 200 1,000,000,000
9 Bàn ghế văn phòng Việt Nam 2,000,000 200 400,000,000
Các trang thiết bị được VPS thực hiện mua sắm dựa trên nhu cầu của lực lượng lao động và tính chất công việc của mỗi phòng nhằm đáp ứng điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động Hàng năm các thiết bị sẽ được bảo dưỡng hoặc đổi mới tùy theo tình trạng tại thời điểm của trang thiết bị Các trang thiết bị cũ sẽ được ưu tiên tái sử dụng nhằm giảm chi phí và bảo vệ môi trường.
Các phòng ban đều được trang bị đầy đủ và tiện nghi nhất các vật dụng cần thiết, mỗi phòng đều có tối thiểu 01 Máy
Photocopy, 01 Tủ đựng hồ sơ cỡ lớn và 01 Máy điều hoà Mỗi nhân sự chính thức của khối phân tích đều được cấp một máy tính bàn phục vụ nhu cầu làm việc của nhân viên.
Công ty cũng cung cấp tủ lạnh và máy nước nóng ở các phòng ban phục vụ nhu cầu sử dụng của nhân viên khi kết thúc ca làm việc vào buổi sáng, nhân viên có thể ăn tại công ty.
Trang thiết bị của phòng giao dịch được trang bị các tivi màn hình lớn hiện thị bảng giá của các cổ phiếu chứng khoán niêm yết trong phiên giao dịch, phụ vụ nhu cầu quan sát của các
Khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại công ty.
Bảng 4: Tình hình lao động tại công ty
(%) số lượn g tỷ lệ (%) số lượn g tỷ lệ số lượn g tỷ lệ (%) số lượn g tỷ lệ (%)
Nguồn: Báo cáo nhân sự 2022
Quy mô lao động theo trình độ:
Biểu đồ 1:Biểu đồ quy mô theo trình độ
Cao học Đại học Cao đẳng Lao động phổ thông
(Nguồn: Bảng 3 Tình hình lao động tại công ty, Đơn vị: Người)
Tác giả thấy trong quy mô lao động trình độ đại học của công ty cổ phần Chứng khoán VPS là cao nhất chiếm 68,75% năm
Cơ cấu lao động của công ty cho thấy sự chú trọng vào chất lượng nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động trình độ đại học cao, chiếm từ 64,29% năm 2018 đến 75% năm 2019 Dù có xu hướng giảm từ năm 2019, tỷ lệ lao động trình độ cao học vẫn duy trì ở mức cao, phản ánh nhu cầu chuyên môn đặc thù của công ty Ngược lại, tỷ lệ lao động phổ thông và cao đẳng luôn thấp, cho thấy tiêu chuẩn tuyển dụng cao của doanh nghiệp Cơ cấu lao động này phù hợp với đặc thù công việc đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao, thể hiện mục tiêu nâng cao năng lực của toàn thể nhân viên.
Quy mô lao động theo phòng ban:
Biểu đồ 2: Biểu đồ quy mô theo phòng ban
Quản trị rủi ro Phân tích thị trường Kế toán Tư vấn đầu tư
(Nguồn: Bảng 3 Tình hình lao động tại công ty, Đơn vị: Người)
Theo tác giả, tỷ lệ lao động tại phòng Tư vấn đầu tư chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2018 là 84,38%, năm 2019 là 81,43%, năm
2020 chiếm 82,5%, năm 2021 là 84,72% và năm 2022 chiếm
86,4% và là nguồn nhân sự chủ yếu của công ty Chiếm tỷ lệ thấp nhất là bộ phận quản trị rủi ro và kế toán, tiếp đến là bộ phận phân tích thị trường cũng giữ tỷ trọng và số lượng ổn định qua các năm Do đặc thù về ngành nghề nên tỷ lệ lao động phân bố chủ yếu ở ngành nghề kinh doanh chính của công ty là tư vấn, môi giới khách hàng thuộc phòng Tư vấn đầu tư Còn bộ phận quản trị rủi ro và kế toán luôn chiếm tỷ trọng thấp nhất do tính chất đặc thù của ngành và giữ số lượng ổn định qua các năm Số lượng lao động phòng tư vấn đầu tư là chủ lực có sự sụt giảm nhẹ vào năm 2019 do yếu tố tác động bởi thị trường nhưng tăng lại mạnh mẽ sau đó do chính sách mở rộng và chiếm lĩnh thị trường của công ty, và được ưu tiên bởi sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong nước.
Bảng 5: Khái quát tài sản công ty Đơn vị: Triệu đ
Tài sản tài chính ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn khác 22,079 12,238 13,138 32,170 21,302 -10,868 (34)
Tài sản tài chính dài hạn 27,000 42,000 32,739 67,879 19,044 -48,835 (72)
Tài sản dở dang dài hạn 0 2,194 41,650 65,000 76,608 11,608 18
Tài sản dài hạn khác 28,366 32,225 32,475 31,203 48,834 17,631 57
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Phân tích cơ cấu tài sản giúp hiểu mức độ đầu tư, chính sách đầu tư của doanh nghiệp Mức đầu tư vào từng khoản mục tài sản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành kinh doanh, chiến lược cụ thể Để đánh giá mức đầu tư, nhà phân tích cần xác định cơ cấu tài sản tại thời điểm cần phân tích So sánh cơ cấu tài sản theo thời gian cho thấy sự thay đổi trong chiến lược đầu tư của doanh nghiệp Cơ cấu tài sản được xác định theo tỉ lệ phần trăm của từng khoản mục tài sản so với tổng tài sản của doanh nghiệp.
Bảng 6: Cơ cấu tài sản VPS Đơn vị: %
7 Tài sản tài chính ngắn hạn 99 98.28 98.2 98.44 97.6
7 Tài sản ngắn hạn khác 0.23 0.1 0.08 0.12 0.11
Tài sản tài chính dài hạn 0.28 0.35 0.2 0.25 0.09
Tài sản dở dang dài hạn 0 0.02 0.26 0.24 0.38
Tài sản dài hạn khác 0.29 0.27 0.2 0.12 0.24 TỔNG CỘNG TÀI
Nguồn: Bảng khái quát tài sản công ty
Căn cứ vào dữ liệu từ BCĐKT của công ty Cổ phần Chứng khoán VPS, ta có thể xác định được cơ cấu tài sản của công ty trong giai đoạn 2018-2021 như sau:
Năm 2018, VPS tập trung chủ yếu vào tài sản ngắn hạn, với tỷ trọng lên tới 99,23% Điều này phù hợp với lĩnh vực kinh doanh tài chính của công ty, không đòi hỏi đầu tư nhiều vào tài sản cố định Công ty đã phân bổ tiền để đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn, bao gồm tiền và các khoản tương đương tiền (10,85%), tài sản tài chính ghi nhận theo lãi lỗ (38,6%), các khoản cho vay (14,77%), các khoản phải thu ngắn hạn (16,95%) và các khoản phải thu khác (17,22%).
Năm 2019 công ty không có sự biến động nhiều, không có dự án hay khoản đầu tư lớn nào phát sinh trong năm tài chính Tỷ trọng tài sản ngắn hạn vẫn dao động ở mức 98.38%, tuy có giảm nhưng không đáng kể Trong năm nay, công ty đã chú trọng hơn vào tài sản cố định Nhưng dù vậy, do lĩnh vực và ngành nghề kinh doanh, tài sản cố định vẫn ở mức thấp, 0.98%, chi phí xây dựng dở dang chiếm 0.02% năm 2019 Tài sản tài chính ngắn hạn có tỷ trọng là 98.28%, trong đó tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 15.36%, các tài sản tài chính nghi nhận thông qua lãi lỗ chiếm 24.1%, các khoản cho vay chiếm 19.94%, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 16.28%, các khoản phải thu khác chiếm 14.76% Có thể thấy các khoản phải thu ngắn hạn, phải thu khác đã có sự biến động nhưng không đáng kể Khoản tiền và các khoản tương đương tiền tăng do cơ cấu tài sản tăng, công ty đã tăng một khoản tiền gửi ngân hàng cho các hoạt động đầu tư Bên cạnh đó các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ giảm, các khoản cho vay tăng.
Năm 2020, tuy không có sự kiện lớn nào xảy ra trong năm tài chính nhưng tỷ trọng của một số khoản trong tài sản cũng đã có sự thay đổi Tỷ trọng tài sản ngắn hạn của công ty là 98.28%, trong đó tài sản tài chính ngắn hạn chiếm 98.2% Khác với năm trước khi các khoản phải thu ngắn hạn và các khoản phải thu khác vẫn ở mức lớn hơn 10% thì năm 2020, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chỉ còn 2.69%, tỷ trọng các khoản phải thu khác giảm còn 4.69% Điều này cho thấy công ty đã có chính sách để kích thích khách hàng trả tiền trước, giảm các khoản phải thu Theo đó thì tiền và các khoản tương đương tiền tiếp tục tăng 18.93%, các khoản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ tăng hơn 10% lên 34.58%, các khoản cho vay cũng tăng từ 19.94 lên 36.22% Bên cạnh đó thì tài sản cố định và chi phí cơ bản dở dang có tăng nhưng không đáng kể
Năm 2021, tỷ trọng tài sản ngắn hạn tăng nhẹ lên 98.58%, trong đó sự thay đổi lớn nhất thuộc về các khoản cho vay và các khoản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ giảm từ 34.58% xuống còn 15.25%, tiền và các khoản tương đương tiền tăng từ 18.93% lên 24.86%, các khoản cho vay tiếp tục tăng lên 39.31% Các khoản phải thu ngắn hạn tăng từ 2.69% lên 7.89%, còn các khoản phải thu khác giảm xuống còn 2.31%.
Trong năm 2022, cơ cấu tài sản của công ty có sự thay đổi đáng kể Tỷ trọng tài sản ngắn hạn giảm nhẹ còn 97,77%, trong đó tài sản tài chính ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn (97,67%), còn tài sản ngắn hạn khác chỉ chiếm 0,115% Ngược lại, tài sản dài hạn tăng lên đáng kể, với tài sản tài chính giảm xuống chỉ còn 0,09% tổng tài sản, trong khi tài sản cố định tăng vọt lên 1,51% Điều này cho thấy công ty đang có xu hướng tích lũy tài sản cố định.
Việc dành một tỷ trọng vốn lớn đầu tư vào các tài sản tài chính ngắn hạn tăng khả năng sinh lời cho công ty và đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, tuy nhiên công ty cần xem xét cân đối lượng tiền mặt hợp lý để tránh gây lãng phí nguồn lực, mất cơ hội tăng khả năng sinh lời cho công ty.
Bảng 7: Khái quát nguồn vốn công ty Đơn vị: Triệu đồ
Vốn đầu tư chủ sở hữu 3,500,000 3,500,00
LN sau thuế chưa pp 717,735 1,030,54
Quỹ dự trữ điều lệ 17,825 38,114 60,877 85,464 85,464 0 0
Quỹ dự trữ rủi ro 35,368 55,657 78,419 103,007 103,007 0 0
(24.69) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán)
Phân tích cơ cấu nguồn vốn để thấy được mức độ sử dụng của từng nguồn vốn cụ thể trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Thông qua đó để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu nguồn vố Cơ cấu nguồn vốn được xác định bằng tỷ trọng của từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA VPS
Khái quát công tác quản trị chiến lược tại VPS
3.1.1 Căn cứ xây dựng chiến lược
Các căn cứ cho việc xây dựng chiến lược kinh doanh gồm 5 yếu tố:
- Các yếu tố môi trường ngoài: Dựa vào đây để biết được các thời cơ, nguy cơ ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. Sau đó đánh giá và có các biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy các thời cơ và khắc phục các nguy cơ, bảo đảm cho chiến lược kinh doanh vừa có cơ sở khoa học vừa có tính hiện thực.
- Các yếu tố môi trường trong: Dựa vào đây để biết được các mặt mạnh, điểm yếu ảnh hưởng đến hoạt động chiến lược của doanh nghiệp Sau đó đánh giá và có các biện pháp hữu hiệu nhằm phát huy các mặt mạnh và khắc phục các điểm yếu, bảo đảm cho chiến lược kinh doanh vừa có tính chất tiên tiến vừa có tính khả thi cao.
- Đối thủ cạnh tranh: So sánh giữa khả năng của doanh nghiệp và thực lực của các đối thủ trong môi trường ngành gồm cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp để từ đó tìm ra lợi thế vô hình/ hữu hình cho mình.
- Hệ thống mục tiêu chiến lược đã xác định: Để đưa ra các mục tiêu cụ thể của mỗi loại chiến lược.
- Quan điểm nhà lãnh đạo: Quan điểm về hạn chế rủi ro và quan điểm về giành lợi thế cạnh tranh trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh.
Những căn cứ này được coi là vấn đề chủ yếu để đảm bảo tính khoa học và hiện thực của mỗi chiến lược kinh doanh.
3.1.2 Bộ phận thực hiện xây dựng chiến lược
Bộ phận chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược tại VPS là Ban chiến lược Ban chiến lược sẽ cùng với tổng giám đốc trao đổi và tham mưu với nhau nhằm xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty với tầm nhin dài hạn cũng như trong từng thời kỳ nhằm tạo dựng thương hiệu VPS vững mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế cũng như có được những phương án kinh doanh hiệu quả và tối ưu nhất.
Các phòng ban như Khối nguồn vốn, khối nghiên cứu, khối tài chính kế toán,khối công nghệ, khối quản trị nhân lực và Ban quản trị rủi ro sẽ cung cấp các số liệu trong giai đoạn xây dựng, tìm kiếm tài liệu và số liệu để phân tích đánh giá nhằm đảm bảo cho chiến lược thể hiện được tính chất hợp lý, thực tế Cùng với đó là tập trung vào việc xây dựng và đánh giá môi trường kinh doanh, thực trạng của việc thực hiện hệ thống mục tiêu chiến lược trong thời gian qua để xác định được các cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu chi phối hoạt động chiến lược của doanh nghiệp.
3.1.3 Quá trình xây dựng chiến lược
Sơ đồ 3: Quá trình xây dựng chiến lược
Nguồn: Ban quản trị chiến lược VPS
Bước 1: Xác định tầm nhìn, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
• Viễn cảnh: là thông điệp cụ thể hóa sứ mệnh thành một mục tiêu tổng quát, tạo niềm tin vào tương lai của doanh nghiệp.
• Sứ mệnh: nêu rõ lý do tồn tại của doanh nghiệp và chỉ ra các việc cần làm.
• Mục tiêu kinh doanh: chỉ rõ những nhiệm vụ của doanh nghiệp, những gì mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được
Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Mục tiêu của việc phân tích môi trường là nhận biết cơ hội và rủi ro đến từ bên ngoài tổ chức, bao gồm phân tích môi trường vĩ mô và môi trường trong ngành doanh nghiệp kinh doanh Đánh giá môi trường ngành còn nhằm mục đích xác định những yếu tố tác động đến phạm vi ngành, từ đó đánh giá thế mạnh của ngành.
Bước 3: Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp
Nhằm tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp Xác định được cách thức công ty đạt đến lợi thế cạnh tranh, vai trò của các năng lực khác biệt, các nguồn lực và khả năng tạo dựng và duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh cho công ty Từ đó yêu cầu công ty phải đạt được một cách vượt trội về hiệu quả, chất lượng, cải tiến và trách nhiệm với khách hàng
Bước 4: Xác định mục tiêu mà tổ chức cần phải đạt được
Sau khi đã xác định rõ vị trí hiện tại của tổ chức, các mục tiêu sẽ là công cụ giúp đáp ứng kỳ vọng của ban lãnh đạo doanh nghiệp Mục tiêu có thể được thiết lập cho cả các bộ phận riêng lẻ và cho toàn bộ doanh nghiệp, tùy thuộc vào mục đích
Bước 5: Xây dựng chiến lược
Sau khi đã xác định được những yếu tố căn bản mà một kế hoạch cần có sẽ xét tới việc xây dựng kế hoạch Việc xây dựng kế hoạch chính là việc vẽ ra bức tranh về tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai Vì vậy, khi tiến hành xây dựng kế hoạch phải chú ý tới việc phát triển cả nguồn lực bên trong lẫn bên ngoài của tổ chức
Các cấp chiến lược cần xây dựng:
Chiến lược cấp công ty là chiến lược bao gồm toàn bộ các hoạt động của toàn thể doanh nghiệp trong tương lai được hoạch định rõ ràng và chi tiết.
Chiến lược cấp kinh doanh là chiến lược riêng được xây dựng chi tiết cho mảng kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp tối ưu hóa được lợi nhuận của mình.
Chiến lược cấp chức năng là các chiến lược hoạch định riêng cho từng bộ phận chức năng của doanh nghiệp phục vụ cho chiến lược chung.
Bước 6: Triển khai, thực thi chiến lược
Triển khai thực hiện chiến lược là việc xây dựng các giải pháp, biện pháp phù hợp với từng chiến lược để thực thi và đạt được mục tiêu đề ra Việc triển khai thực hiện chiến lược cần phải phân công công việc cụ thể như:
Bước 7: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược
VPS thiết lập một hệ thống kiểm soát tất cả các khâu như tổ chức, kiểm soát đầu vào, kiểm soát đầu ra từ đó nhận ra sớm các vấn đề phù hợp và chưa phù hợp để có những cải cách điều chỉnh kịp thời làm cho chiến lược hiệu quả hơn Việc xây dựng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng, nó xác định hướng đi để doanh nghiệp đạt được mục tiêu theo kế hoạch đặt ra.Chiến lược kinh doanh càng rõ ràng, càng khả thi thì mục tiêu càng sơm đạt được, ngược lại nếu chiến lược kinh doanh mơ hồ, con số không rõ ràng sẽ cản trở sự phát triển, thậm chí là khiến doanh nghiệp phải phá sản.
Môi trường kinh doanh bên ngoài công ty cổ phần Chứng khoán VPS
Môi trường kinh doanh quốc gia (Môi trường vĩ mô) có ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích và đánh giá môi trường này là phát hiện, xác định rõ ràng và đúng đắn các thời cơ và nguy cơ đối với hoạt động chiến lược của doanh nghiệp Để xác định các thời cơ và nguy cơ, cần phải biết rõ các nhân tố chủ yếu tạo thành môi trường như: Các nhân tố nhân khẩu học, kinh tế, tự nhiên, khoa học - công nghệ, chính trị - pháp luật và các nhân tố về văn hoá.
3.2.1.1 Môi trường nhân khẩu học
Là khoa học nghiên cứu về dân số trên các khía cạnh như: quy mô dân số, mật độ phân bố dân cư, tuổi tác, giới tính, chủng tộc nghề nghiệp và các chỉ tiêu thống kê khác Đây là lực lượng đầu tiên phải theo dõi bởi vì “con người tạo nên thị trường” Những xu hướng biến đổi của môi trường nhân khẩu thường là khởi nguồn của các biến đổi trong đời sống, lối sống; nhu cầu ước muốn về cơ cấu và chủng loại hàng hóa; nguồn cung ứng lao động 37 Việt Nam là một nước đang phát triển, với 99,9 triệu dân với tốc độ phát triển dân số nhanh, đây thực sự là một thị trường đầy hấp dẫn với nhiều công ty trong và ngoài nước, trong đó có Vinexad Trong đó, tỷ lệ dân số trẻ chiếm số lượng lớn.
Biểu đồ 7: Cơ cấu dân số Việt Nam
Khảo sát cho thấy hơn 70% nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam nhỏ hơn 30 tuổi, một độ tuổi còn rất trẻ, ưa thích cảm giác mạo hiểm và có sự gia tăng nhanh về tài sản Và đây cũng là lượng khách hàng lớn mà VPS hướng tới cho sản phẩm tư vấn đầu tư của mình Trong khi đó, các nhà đầu tư chứng khoán ở Mỹ, nhóm càng lớn tuổi thì có tỷ lệ mở tài khoản chứng khoán càng cao Đối tượng này ưu tiên sự an toàn và bảo toàn giá trị đầu tư hơn Hơn thế nữa, các sản phẩm chứng chỉ quỹ tương hỗ với một danh mục đầu tư đa dạng, có thể nắm giữ lâu dài, là những lựa chọn hàng đầu của họ Chính nhu cầu đầu tư bền vững đó đã góp phần tạo ra sự phát triển của thị trường tư vấn đầu tư khi các cố vấn tài chính sẽ dựa trên cơ sở mức đóng góp và khẩu vị rủi ro của nhà đầu tư để xây dựng một chương trình hưu trí phù hợp Trong khi đó, mức độ phổ biến của các dịch vụ tư vấn đầu tư ở Việt Nam còn thấp khi đa số người tham gia thị trường sẽ tự thực hiện các giao dịch chứng khoán và không có xu hướng ủy thác cho các đơn vị quản lý chuyên nghiệp trong việc tư vấn danh mục đầu tư Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro khi nhà đầu tư không có sự định hướng cụ thể đến từ các cố vấn tài chính, tâm lý dễ bị dao động khi thị trường có sự biến động lớn.
Trong những năm gần đây, Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ổn định và đáng chú ý, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng, đời sống người lao động được tăng cao, tỷ lệ lạm phát giảm dần, cơ cấu đầu tư và phát triển kinh tế cũng có sự thay đổi rất lớn Việc tiền nhàn rỗi đầu tư vào ngân hàng với tư duy tiền sinh tiền đã có sự phát triển rất lớn Và đó là cơ hội để dòng tiền đầu tư vào các sản phẩm tài chính như thị trường chứng khoán.
Biểu đồ 8: GDP Việt Nam từ 2010 đến 2022
Năm 2020 được coi là năm kỳ tích của kinh tế Việt Nam do tuy gặp nhiều vấn đề do đại dịch gây ra nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng GDP dương Tốc độ tăng trưởng kinh tế đầu năm cán đích 3,21% Đến năm 202, giai đoạn nửa cuối năm có sự bứt phá ngoạn mục lên tới 13,71% với quý IV đạt 5,92%, đây là cú hích lớn cho nền kinh tế nước ta và cũng là con số kỷ lục trong vòng 10 năm trở lại VPS thực hiện việc mở rộng thị phần cũng như doanh số và vốn trong giai đoạn này một phần do dòng tiền từ nền kinh tế đổ vào chứng khoán mạnh mẽ. Biểu đồ 9: Tốc độ tăng trưởng của GDP Việt Nam 2020-2023
Nguồn: Tổng cục thống kê
Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia là thước đo mức độ phát triển kinh tế, đồng thời phản ánh dòng tiền lưu thông trên thị trường Khi tốc độ tăng trưởng dòng tiền mạnh mẽ, thị trường chứng khoán có nhiều cơ hội gia tăng chỉ số, đây là lợi thế đáng kể đối với chiến lược kinh doanh của VPS.
Biểu đồ 10: Lạm phát của Việt Nam từ 2018-2022 Đơn vị:%
Bên cạnh đó, nước ta cũng thành công kiểm soát lạm phát dưới 3,6% liên tiếp từ năm 2018 đến nay Lạm phát năm 2019 cán đích 2,8% và đặc biệt đến năm
2021, lạm phát chỉ còn 1,3%, thấp hơn nhiều so với tăng trưởng Mức thu nhập của người dân vì vậy không bị ảnh hưởng nhiều nên có xu hướng tăng tiêu dùng, mua sắm Hơn nữa, lạm phát thấp cũng tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài Dòng tiền từ các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam là rất lớn, tạo cơ hội cho VPS mở rộng tệp khách hàng của mình một cách mạnh mẽ và đa dạng.
Việt Nam đang thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng khi lãi suất ngân hàng đang giảm xuống, lãi suất tiết kiệm giảm xuống thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng đầu tư vào các sản phẩm tài chính thay vì gửi tiết kiệm Đó cũng là nguồn tiền lớn sẽ đổ vào thị trường chứng khoán.
Biểu đồ 11: Tín dụng và Lãi suất Việt Nam 2018-2023
Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm duy trì quanh vùng 6%, trong khi các kỳ hạn 1 tuần – 1 tháng giảm nhiệt về 6,5 - 8,2% (giảm 20 - 40 điểm cơ bản) Do tính chất giao dịch trên thị trường 2, khối lượng giao dịch liên ngân hàng ở các kỳ hạn dài hơn thường không có thanh khoản và do vậy biến động lãi suất kỳ hạn này thường không mang nhiều ý nghĩa.
Lãi suất trên thị trường thời gian qua có sự điều chỉnh nhẹ, trong đó lãi suất huy động kỳ hạn trên 6 tháng giảm 50 điểm cơ bản tại một số ngân hàng Hiện nay, lãi suất huy động tiền gửi thông thường vẫn dao động trong khoảng 8% - 9,5%, trong khi lãi suất cho vay vẫn ở mức trung bình khoảng 12% - 16%/năm.
Lãi suất cho vay vẫn không có nhiều thay đổi
NHNN đã ban hành Thông tư 26/2022/TT-NHNN về việc tính tỷ lệ đảm bảo an toàn (tỷ lệ LDR), trong đó thay đổi đáng chú ý nhất đến từ lộ trình nới lỏng hơn trong việc tính tiền gửi Kho bạc Nhà nước Khác với dự thảo trước đó, Thông tư
26 có thể được nhìn nhận là một cách hỗ trợ thanh khoản thị trường về trung và dài hạn, khi không loại bỏ lượng tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng ra khỏi công thức tính Trước đó, NHNN cũng đã công bố định hướng tăng trưởng tín dụng của năm 2023 vào khoảng 14 - 15% và có điều chỉnh phù hợp với diễn biến thị trường.
3.2.1.3 Môi trường chính trị, pháp luật và chính phủ
Tín nhiệm quốc gia trong thời gian vừa qua được thế giới đánh giá rất cao, đặc biệt các tổ chức tín dụng như tổ chức S&P đã đánh giá Việt Nam hạng B, B+, là triển vọng và ổn định Còn tổ chức Moody’s, trong 2 năm vừa qua đã xếp Việt Nam là BAA2 - triển vọng và ổn định.
“Trong khi đó, có 15 quốc gia bị hạ điểm tín nhiệm quốc gia, điều đó thể hiện các tổ chức quốc tế rất quan tâm đến vấn đề xếp hạng tín nhiệm Khi xếp hạng tín nhiệm quốc gia được nâng lên sẽ tạo niềm tin cho các quỹ đầu tư tài chính và các ngân hàng của thế giới”.
Bộ Tài chính chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Ủy ban Chứng khoán đã làm việc tại Mỹ để họ hiểu hơn về thị trường tài chính Việt Nam.
Môi trường bên trong doanh nghiệp
3.3.1 Yếu tố công nghệ kỹ thuật
Theo bộ công thương, ngày 12/4/2023 vừa qua, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) đã công bố hợp tác với IBM Power System để nâng cấp hệ thống máy chủ với bộ vi xử lý Power10.
Mục tiêu trở thành một trong những tổ chức trung gian tài chính hàng đầu Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS (VPS) muốn đảm bảo hệ thống công nghệ phục vụ khách hàng của công ty là ưu việt nhất và được ứng dụng tốt nhất để có thể nhân rộng một cách nhanh chóng nhằm đáp ứng những chiến lược tăng trưởng ở hiện tại và trong tương lai.
VPS nhận thấy đã tới lúc công ty cần nâng cấp hệ thống máy chủ IBM Power Systems với bộ vi xử lý Power10 phiên bản mới nhất Để có thể giúp công ty vững bước trên lộ trình phát triển trong ba năm tới và tương lai xa hơn, VPS tin rằng IBM Power Systems chính là một sự lựa chọn hoàn hảo
VPS là một trong những công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam, cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính Nền tảng quản lý tài chính của VPS xử lý hàng trăm nghìn giao dịch Hiệu suất cao, tính sẵn sàng và bảo mật tối ưu là yêu cầu hàng đầu của VPS trong việc xử lý khối lượng công việc phức tạp và tăng cường sử dụng tài nguyên, nhằm đảm bảo hoạt động hiệu quả của môi trường đa khách hàng.
Việc thay đổi sang bộ vi xử lý Power10 sẽ giúp VPS nâng cấp công nghệ hiện sử dụng để vận hành các quy trình phụ trợ (back-end) trong công ty Ngoài ra, chỉ cần khởi động lại hệ thống một cách đơn giản, VPS còn có thể tiết kiệm tối đa công sức cũng như hạn chế rủi ro trong quá trình chuyển đổi ứng dụng, cơ sở dữ liệu và hệ thống phần cứng.
Dự án này đảm bảo hệ thống quản lý và tính toán giao dịch hiệu quả tối ưu, giúp VPS đáp ứng nhu cầu gia tăng từ khách hàng Khả năng xử lý nâng cao đã giúp tăng gấp đôi lượng khách hàng được phục vụ, đồng thời giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống, mang đến trải nghiệm dịch vụ vượt trội Điều này không chỉ tăng cường sự trung thành của khách hàng mà còn đem lại lợi nhuận cao hơn cho VPS.
Quản trị, kiểm soát hê f thống nhâ fn diê fn của công ty: Thi công nhâ fn diê fn văn phòng; Xây dựng, in ấn bô f vâ ft phẩm POSM, mẫu biểu, bô f tài liê fu sản phẩm dịch vụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh, bán hàng.
Tổ chức sự kiê fn: đầu mối chính tổ chức các sự kiê fn của công ty: Hô fi thảo, Chương trình tri ân khách hàng, Chương trình team building hàng năm, Tiệc cuối năm, Chương trình tổng kết, sơ kết, các hoạt đô fng từ thiê fn, các sự kiê fn nhỏ chào mừng 8/3, 20/10, khai xuân, du xuân…
Quan hê f báo chí: duy trì mối quan hê f, làm viê fc với các đơn vị báo chí, truyền hình phục vụ cho các hoạt đô fng truyền thông quảng cáo của Công ty Nắm bắt và kiểm soát các thông tin online, báo điê fn tử và trên báo giấy, xử lý khủng hoảng truyền thông kịp thời khi có phát sinh
Chiến dịch ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới được hỗ trợ mạnh mẽ bởi các hoạt động tiếp thị kỹ thuật số/tiếp thị lan truyền Để đảm bảo chất lượng của các chiến dịch này, cần thiết kế và quản lý chặt chẽ các ấn phẩm phục vụ sự kiện (backdrop, băng rôn, standee, túi giấy, giấy mời, ) và các tài liệu phục vụ cho hoạt động truyền thông nội bộ (poster, hanger, bản tin, thiệp chúc mừng sinh nhật, ) cũng như tài liệu hỗ trợ bán hàng (tờ rơi, tờ gấp, catalog, hồ sơ năng lực, hồ sơ ký kết với khách hàng, ).
Luôn phối hợp hài hòa với bô f phâ fn IT/outsource xây dựng website Công ty, website nô fi bô f, website các Công ty con Quản trị tốt các kênh truyền thông của Công ty (Website, Facebook, Fanpage)
Năm 2018 thì Tỷ số thanh toán hiện hành là 2,12 lần, tức là cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 2,12 đồng tài sản ngắn hạn Hệ số này giảm đều qua các năm giai đoạn 2018-
2021, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty giai đoạn này không tăng, có nghĩa rằng Công ty đã chú trọng đầu tư quá vào ngắn hạn, chủ yếu vào các tài sản tài chính ngắn hạn như cổ phiếu, trái phiếu kỳ hạn ngắn v.v…Năm 2022 do tỷ số thanh toán hiện hành tăng lên 1,68 cải thiện so với năm 2021 do năm
2022 doanh nghiệp đã quản trị rủi ro danh mục đầu tư ngắn hạn của mình Do đó, có thể góp phần làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
Hệ số thanh toán tức thời lại tăng đều qua các năm, và tăng mạnh mẽ nhất vào năm 2022 đạt 0,78 lần Tức mỗi đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,78 đồng tiền hoặc tương đương tiền Doanh nghiệp chuyên về đầu tư tài chính nên việc tăng hệ số thanh toán tức thời lên qua các năm chứng tỏ chiến lược của doanh nghiệp là đầu tư chắc và hiệu quả đã phát huy tác dụng.
Việc nâng cao hệ số thanh toán tức thời giúp doanh nghiệp hạn chế được nhiều rủi ro khi thị trường tài chính biến động mạnh mẽ.
Hệ số thanh toán tổng quát lại giảm đều từ năm 2018 đạt 1,79 lần xuống 1 lần vào năm 2020 chứng tỏ doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ của tài sản và sử dụng ít đòn bẩy tài chính hơn.
Bảng 11: Chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Đơn vị: Triệu đồng
8 16.052.326 26.856.279 20.225.399 6.Hệ số nợ tổng tài sản (6=1/4) (lần) 0,56 0,61 0,69 0,71 0,58
7.Hệ số nợ tổng nguồn vốn (7=1/5)
8.Hệ số cơ cấu tài sản (8=2/4) (lần) 0 0,01 0,01 0,01 0,02
9.Hệ số cơ cấu nguồn vốn (9=3/5) (lần) 0,44 0,39 0,31 0,29 0,42
Nguồn: Bảng cân đối kế toán
Hệ số dư nợ tổng tài sản và tổng nguồn vốn tăng dần qua các năm từ 2018-2021, nhưng sau đó lại giảm mạnh vào năm 2022.
Do doanh nghiệp thực hiện chiến lược mở rộng quy mô và xâm chiếm thị phần nên cần có nhu cầu về các khoản vay tài chính.
Các ma trận chiến lược
3.4.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE của VPS
Ma trận EFE đánh giá các yếu tố bên ngoài, tổng hợp và tóm tắt những cơ hội và nguy cơ chủ yếu của môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của doanh nghiệp Qua đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá được mức độ phản ứng của doanh nghiệp với những cơ hội, nguy cơ và đưa ra những nhận định về các yếu tố tác động bên ngoài là thuận lợi hay khó khăn cho công ty Sau khi phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của công ty ta xem xét đến những yếu tố quan trọng nhất trong bảng sau:
Bảng 12: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE
STT Các yếu tố bên ngoài Mức độ quan trọng
4 Sự ổn định chính trị 0.05 2.8 0.14 T1
6 Tốc độ tăng trưởng GDP 0.08 3.5 0.28 O4
11 Tín nhiệm của đối tác 0.1 3.8 0.38 O7
Như vậy, yếu tố “Nhu cầu đầu tư” là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới sự thành công của Vinexad (với mức độ quan trọng là 0.2) Với việc nguồn vốn nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam tăng dẫn tới việc sẽ ngày càng có các đối tác quốc tế muốn gia nhập thị trường, đây là cơ hội lớn với VPS nên mức độ quan trọng được cho điểm 0.1 Quy mô của thị trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của các công ty chứng khoán nên mức độ quan trọng được cho điểm là 0.1 Chuyển đổi số , tỷ lệ lạm phát và tín nhiệm của đối tác cũng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng phát triển và tồn tại của công ty nên có điểm số quan trọng là 0.1 Chỉ số xác định cơ hội, thách thức là 0.42. Vậy tóm lại, những cơ hội mà VPS nên tận dụng để phát triển Công ty là: Nhu cầu về đầu tư, Quy mô thị trường, Chính sách của Chính phủ, Tốc độ tăng trưởng GDP, Chuyển đổi số, Đối tác quốc tế và Sự tín nhiệm từ đối tác Đồng thời ta cũng nhìn thấy được những thách thức về: Sự ổn định chính trị xã hội, Đối thủ cạnh tranh, Thu nhập bình quân dân số, Tỷ lệ lạm phát Số điểm quan trọng là 3.645 cho thấy khả năng ứng phó của Công ty ở mức khá đối với việc thay đổi chiến lược nhằm tận dụng cơ hội và tránh các mối đe doạ từ bên ngoài.
3.4.2 Ma trận các yếu tố bên trong của VPS (IFE)
Ma trận IFE (Ma trận Đánh giá Yếu tố Nội bộ) là một công cụ phân tích giúp đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của một doanh nghiệp, dựa trên các yếu tố nội bộ Quá trình lập ma trận IFE bao gồm các bước: thu thập dữ liệu về các yếu tố nội bộ, xác định trọng số và đánh giá, sau đó tổng hợp và đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp Ma trận IFE giúp ban lãnh đạo xác định và tận dụng các điểm mạnh, đồng thời tìm ra các biện pháp khắc phục điểm yếu để nâng cao hiệu suất và vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bảng 13: Các yếu tố bên trong của VPS (IFE)
STT Các yếu tố bên trong Mức độ quan trọng
3 Nhân lực trình độ cao 0.15 3.2 0.48 S3
4 Cơ cấu bộ máy tổ chức 0.1 2.8 0.28 W1
6 Nghiên cứu và phát triển 0.1 3.5 0.35 S4
Như vậy, yếu tố “Nguồn vốn”, “Nhân lực trình độ cao”, “Ngân sách mở rộng” là những điểm mạnh nhất đối với VPS với số điểm quan trọng là 0.15; đây là yếu tố mà Công ty chiếm ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh Ngay sau đó là các yếu tố “Thương hiệu”, “Cơ cấu bộ máy tổ chức”, “Marketing” và “Nghiên cứu và phát triển” (mức độ quan trọng là 0.1) Với nguồn vốn dư thừa cùng với nguồn nhân lực trình độ cao VPS còn phát triển thêm nữa trong tương lai Cơ cấu bộ máy tổ chức là yếu điểm của Công ty do vẫn cần cải thiện thêm để phát triển lợi thế cạnh tranh vượt trội so với đối thủ Chỉ số xác định điểm mạnh, điểm yếu là 0.48 Vậy tóm lại, những điểm mạnh nên được tận dụng là:Nguồn vốn, Thương hiệu, Nguồn nhân lực có trình độ cao, nghiên cứu và phát triển, ngân sách mở rộng Song song đó ta còn thấy được những điểm yếu là: Cơ cấu bộ máy tổ chức, Marketing, Sự sáng tạo, độ phổ biến Số điểm quan trọng là 2.847 Công ty chỉ ở mức trung bình đối với vị trí chiến lược nội bộ Còn nhiều điểm yếu mà Công ty chưa thể giải quyết trong khi chưa phát huy tối đa những điểm mạnh để gia tăng sức cạnh tranh so với đối thủ và tận dụng hết các cơ hội của thị trường.
3.4.3 Ma trận SOWT Để đưa ra được những chiến lược kinh doanh phù hợp trước hết cần nhận định được điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và thách thức, điều này được phân tích cụ thể thông qua công cụ ma trận SWOT đối với VPS
Bảng 14: Ma trận SWOT của công ty cổ phần chứng khoán VPS
4 Tốc độ tăng trưởng GDP
7 Tín nhiệm của đối tác
1 Sự ổn định chính trị
3 Nhân lực trình độ cao
4 Nghiên cứu và phát triển
Các chiến lược – SO S2,5+O1,2,3,4,5 : Mở thêm chi nhánh hoặc văn phòng tại các tỉnh thành.
Chiến lược phát triển mở rộng thị trường S1,3,4,5+O1,2,3,4,5 : Nâng cao chất lượng tư vấn khách hàng Chiến lược nâng cao trình độ tư vấn
Các chiến lược – ST S1,2,3+T2: bảo vệ thị phần đã chiếm lĩnh với các hoạt động đa dạng.
Chiến lược duy trì thị phần
S1,4+T4: Tạo ra những sản phẩm tài chính phù hợp với thị trường
Chiến lược đa dạng sản phẩm Các điểm yếu – W
1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
W2,3+O1,5,6,7 : Thu hút các khách hàng nước ngoài thông qua trực tuyến
Thu hút khách hàng quốc tế
W1,3,4+O5 : Thay đổi cơ cấu bộ máy quản lý hiệu quả.
Tối ưu hóa chi phí quản lý
W3+T2 : Hoàn thiện và phát triển các phương pháp cạnh tranh hiệu quả
Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh
W2,3+T2,4 : Thực hiện các hoạt động hiệu quả với thực tiễn.Chiến lược thích nghi
3.4.3 Phân tích các nhóm chiến lược
Qua phân tích mô hình SWOT ta thấy có bốn nhóm với tám phương án chiến lược
Nội dung các chiến lược như sau:
- Nhóm các chiến lược SO:
Ngoài việc mở rộng sang các thành phố lớn trong nước, VPS còn có chiến lược phát triển mở rộng thị trường ra nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia châu Á như Hàn Quốc và Myanmar Sự hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp châu Á và cả một số châu lục khác tạo tiền đề vững chắc cho VPS trong việc mở các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện ở những khu vực này.
• Chiến lược nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư: Dựa vào nhu cầu và khảo sát sau mỗi chu kỳ đầu tư của VPS, doanh nghiệp đã đưa ra những biện pháp nhằm tối ưu hóa các khuyến nghị, các tư vấn đầu tư của doanh nghiệp.
- Nhóm các chiến lược ST:
• Chiến lược duy trì thị phần: Bảo vệ thị trường và thị phần đã chiếm lĩnh được, đánh phủ đầu với các cải tiến đa dạng về dịch vụ; phòng thủ phản công bằng cách nâng cao chất lượng, đưa ra các gói ưu đãi; phòng thủ cơ động bằng cách đa dạng hoá thị trường và dịch vụ nhằm tăng khả năng cạnh tranh đồng thời xây dựng trong tâm trí khách hàng mục tiêu một hình ảnh rõ nét và có giá trị về VPS so với các đối thủ cạnh tranh.
• Chiến lược đa dạng sản phẩm: tạo nên những sản phẩm tài chính phù hợp kích thích về mặt nhu cầu của thị trường, nhưng thực tế là lại là tăng doanh số giúp đạt được các lợi ích thiết thực cho hoạt động kinh doanh.
- Nhóm các chiến lược WO:
• Chiến lược thu hút khách hàng quốc tế: Thông qua các kênh trực tuyến có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường, nguồn vốn ngoại sẽ giúp thị trường ổn định và phát triển hơn nữa
Việc tối ưu chi phí là rất cần thiết với VPS, vốn có đội ngũ nhân viên và bộ máy quản lý cồng kềnh Để tiết kiệm chi phí, việc phát triển công nghệ được triển khai nhằm tinh gọn bộ máy quản lý, từ đó giảm đáng kể chi phí vận hành.
- Nhóm các chiến lược WT:
• Chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh: Hoàn thiện và phát triển các phương pháp cạnh tranh hiệu quả dựa trên đặc điểm của thị trường và khả năng của các đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ.
• Chiến lược thích nghi: Thích nghi với thị trường nhiều biến động bằng các hành động thực tiễn và hiệu quả.
3.4.3 Ma trận QSPM và đề xuất chiến lược
Sử dụng kết quả từ việc xây dựng các ma trận các yếu tố bên ngoài, bên trong và phân tích SWOT như trên, ta xây dựng ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược SO, WO, WT và ST là cơ sở chọn lựa chiến lược được dựa vào: Tổng số điểm hấp dẫn trên ma trận, mục tiêu đề ra và tính khả thi cho chiến lược kinh doanh Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược như sau:
Với các nhóm chiến lược SO:
Bảng 15: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược SO
STT Yếu tố môi trường Phân loại
SO Chiến lược phát triển mở rộng thị trường
Chiến lược nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư
Các yếu tố bên trong
3 Nhân lực trình độ cao 3.2 3 9.6 4 12.8
4 Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.8 2 5.6 2 5.6
6 Nghiên cứu và phát triển 3.5 4 14 3 10.5
Các yếu tố bên ngoài 0 0
4 Sự ổn định chính trị 2.8 2 5.6 2 5.6
11 Tín nhiệm của đối tác 3.8 3 11.4 3 11.4
Chiến lược phát triển mở rộng thị trường có tổng số điểm là 218.7 điểm, cao hơn tổng số điểm hấp dẫn của Chiến lược nâng cao chất lượng tư vấn đầu tư với 210.7 điểm VPS hiện vốn nắm giữ thị phần lớn và có nhiều lợi thế cạnh tranh nên ưu tiên lúc này là mở rộng thêm quy mô, thu hút đối tác mới, nghiên cứu và hoàn thiện sản phẩm tài chính, cải tiến bộ máy và quá trình marketing Và sau đó mới tập trung vào việc nâng cao chất lượng tư vấn để giữ chân khách hàng.
Với các nhóm chiến lược ST:
Bảng 16 : Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược ST
STT Yếu tố môi trường Phân loại
Chiến lược duy trì thị phần Chiến lược đa dạng sản phẩm
Các yếu tố bên trong
3 Nhân lực trình độ cao 3.2 3 9.6 4 12.8
4 Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.8 2 5.6 2 5.6
6 Nghiên cứu và phát triển 3.5 3 10.5 3 10.5
Các yếu tố bên ngoài 0 0
4 Sự ổn định chính trị 2.8 4 11.2 2 5.6
11 Tín nhiệm của đối tác 3.8 3 11.4 3 11.4
Chiến lược đa dạng sản phẩm tổng số điểm là 225.2 điểm, cao hơn tổng số điểm của Chiến lược duy trì thị phần và thị phần là 217 điểm VPS hiện cần tối ưu các khoản chi phí đầu vào vậy nên sẽ ưu tiên thực hiện Chiến lược đa dạng sản phẩm sau đó mới chọn Chiến lược duy trì thị phần.
Với các nhóm chiến lược WO:
Bảng 17: Ma trận QSPM cho nhóm chiến lược WO
STT Yếu tố môi trường Phân loại
WO Chiến lược thu hút khách hàng quốc tế
Chiến lược tối ưu hóa chi phí
Các yếu tố bên trong
3 Nhân lực trình độ cao 3.2 3 9.6 2 6.4
4 Cơ cấu bộ máy tổ chức 2.8 2 5.6 2 5.6
6 Nghiên cứu và phát triển 3.5 3 10.5 3 10.5
Các yếu tố bên ngoài 0 0
4 Sự ổn định chính trị 2.8 3 8.4 2 5.6
11 Tín nhiệm của đối tác 3.8 3 11.4 3 11.4
Xu hướng, triển vọng phát triển của công ty cổ phần Chứng khoán VPS
Xây dựng và phát triển VPS thành một định chế tài chính được khách hàng tin chọn, nơi cung cấp dịch vụ và sản phẩm đầu tư tài chính uy tín, minh bạch với đội ngũ con người làm nghề có đạo đức và tinh thần dấn thân phụng sự, cùng nền tảng công nghệ tích hợp đa kênh tài sản, phù hợp với trải nghiệm cho mọi đối tượng khách hàng Với mục tiêu đó, VPS sẽ trở thành nơi hội tụ trí tuệ và kết nối trí thức toàn cầu, khơi thông dòng vốn của toàn dân, tạo cơ hội cho mọi người dân được tham gia cùng các doanh nghiệp đóng góp vào Giấc mơ Việt Nam – mang lại giá trị phụng sự cho mọi người dân Việt Nam
Tầm nhìn xây dựng VPS là một định chế tài chính đầu tư chuẩn mực và tin cậy, đem lại giá trị Sức khỏe tài chính – Bảo an thịnh vượng – Phát triển bền vững cho những người làm nghề, khách hàng, đối tác và cộng đồng.
Với quan niệm đầu tư tài chính là kỹ năng sống thiết yếu của mỗi cá nhân trong thế kỷ 21, tại VPS, chúng tôi có cơ hội tái sắp xếp cách tổ chức dịch vụ, giúp cho đầu tư trở nên đơn giản và mọi người đều được bình đẳng tiếp cận các cơ hội đầu tư và tích luỹ tài chính để thực hiện các mục tiêu trong cuộc sống của mình.
VPS hiện nay đóng vai trò như một trung tâm chuyển giao vốn quan trọng VPS kết nối các nhà đầu tư cá nhân trên khắp cả nước với các doanh nghiệp Sự kết nối này giúp thúc đẩy đầu tư, từ đó góp phần xây dựng một nền kinh tế vững mạnh và phát triển bền vững.
VPS trở thành một tập đoàn tài chính có sức ảnh hưởng tại Việt Nam và vươn tầm khu vực cùng với thế giới Xây dựng hệ thống nhân sự, con người với kỹ năm được đào tạo bài bản, nhiệt huyết và tận tình với khách hàng Xây dựng được sức mạnh của một tập thể những con người làm nghề chuyên nghiệp, có khả năng hiểu biết sâu sắc về tầm nhìn, sứ mệnh và hệ giá trị của công ty có năng lực tạo ra sức mạnh sáng tạo từ sự đam mê nghề nghiệp), năng lực hành động cùng một tập thể tri thức với kinh nghiệm đa, và khả năng an trú vững vàng trong mọi điều kiện của thị trường.
Phát triển danh mục đầu tư tự doanh chứng khoán ổn định, an toàn, hiệu quả, bền vững, nâng cao khả năng chống chịu rủi ro, có cơ cấu hợp lý giữa các cấu phần thị trường, trở thành kênh đầu tư chủ lực của doanh nghiệp Huy động vốn trung và dài hạn chủ yếu cho phát triển yếu tố nhân sự và hệ thống cơ sở vật chất cho bước tiến xây dựng nhân sự cao cấp và có kỹ năng nghiệp vụ tốt làm nòng cốt của lực lượng phát triển doanh nghiệp giai đoạn tiếp theo Duy trì tăng trưởng về quy mô, chú trọng nâng cao chất lượng; phát triển các công cụ tài chính xanh, tài chính bền vững Cải thiện hệ thống giao dịch chứng khoán trực tuyến của doanh nghiệp Đầu tư và cải thiện các dịch vụ tài chính xanh, an toàn và đảm bảo Thiết kế và cung cấp các dịch vụ tư vấn , hỗ trợ tài chính đến đa dạng các đối tượng trong xã hội.
Ban lãnh đạo công ty kiên quyết và tiếp tục phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả phù hợp với sự biến động trên thị trường chứng khoán.
Khuyến nghị nhằm xây dựng chiến lược hiệu quả tại công
công ty cổ Chứng khoán VPS Đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng hiện tại và thúc đẩy phát triển khách hàng mới
Khách hàng là tâm điểm trong kế hoạch định chiến lược và chính sách Trong xu thế phát triển của thị trường, khách hàng mới đang tạo nên những hiệu tích tích cực, làm động lực cho Dịch vụ Chứng minh khách hàng Cá nhân VPS thay đổi cách tiếp cận và phục vụ các phân khúc khách hàng một cách hoàn thiện Exceler hơn Đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng và bối cảnh thị trường.
VPS nghiên cứu chiến lược thiết kế đa dạng các nhóm sản phẩm chuyên biệt, phù hợp với từng phân khúc khách hàng Bên cạnh các sản phẩm tư vấn đầu tư truyền thông phục vụ nhóm nhà tư vấn giá trị, sự phát triển nhanh chóng của lớp nhà tư vấn mới cùng với sự phát triển bền vững của thị trường đã tạo ra nhu cầu về biên độ sản phẩm ngắn hạn tăng cao Cùng với đó, các công cụ và tiện ích giao dịch trực tuyến ngày càng được nâng cấp nhằm đáp ứng nhu cầu cho tất cả các phân khúc khách hàng
Nâng cao chất lượng và số lượng của đội ngũ môi giới chứng khoán và nhận định thị trường.
Quy mô thị trường ngày càng phát triển cùng nhu cầu và hành vi của khách hàng được thay đổi liên tục và trở nên phức tạp hơn, Đòi hỏi chất lượng tư vấn và chăm sóc sóc của đội ngũ môi ngày càng phải được nâng cao, ứng biến với những thay đổi để luôn đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, Công ty cần tiếp tục mở rộng quy mô mô nhân sự trẻ, tâm huyết để tận dụng cơ hội thị trường và phù hợp với xu thế phát triển, dịch chuyển tăng dần từ tư vấn đầu tư thành quản lý tài sản cho khách hàng treo Cập nhật chính sách phù hợp dành cho môi trường và khách hàng Với xu thế phát triển thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, chính sách cung cấp bán hàng và khuyến khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ trở nên cực đoan kỳ quan trọng Sách chính sách dành riêng cho môi trường và khách hàng luôn được xem như là chất xúc tác quan trọng để thành công.
Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức
Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức VPS tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tệp khách hàng này, dựa trên thời hạn dài dựa trên việc củng cố các hoạt động cốt lõi của bộ phận bao gồm: Chăm sóc khách hàng hiện tại VPS chú ý cung cấp dịch vụ đa dạng bao gồm báo cáo phân tích, giao dịch, tìm gỡ và tham quan doanh nghiệp , cập nhật thị trường, ý tưởng đầu tư vv…, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng trong cập nhật thông tin tin và ra quyết định đầu tư. Bên cạnh đó đó bộ phận Môi giới Khách hàng Tổ chức đảm bảo khả năng thực hiện lệnh tốt nhất cho khách hàng, đẩy mạnh bán các sản phẩm tự động, giao dịch thuật toán và đặc biệt cung cấp nguồn giao dịch lô lớn để quản lý lại các giao dịch có giá trị lớn, đảm bảo nhiều giao dịch của khách hàng tại VPS và từ đó nâng cao doanh thu phí giao dịch
Phát triển tổ chức khách hàng mới VPS nên định hướng hoạt động tiếp cận 2 nhóm khách hàng tiềm năng là nhóm các tổ chức đã đầu tư ở Việt Nam mà chưa có tài khoản giao dịch tại VPS và nhóm các tổ chức đầu tư chưa có đầu tư vào Việt Nam VPS sẽ đồng hành cùng các lĩnh vực này trong việc tìm hiểu thị trường, triển khai chiến lược đầu tư, thiết lập danh mục đầu tư và thực hiện giải pháp ngân hàng đầu tư
Ngoài ra, một bộ phận cũng là mạng lưới mở rộng tập trung các đối tác của VPS trong việc phát triển tổ chức khách hàng tại từng khu vực địa lý, từ đó có thể tiếp cận được nhiều khách hàng hơn và tận dụng được nguồn client của các đối tác Dịch vụ Quan hệ Doanh nghiệp và Nhà đầu tư VPS hướng tới việc trở thành vị trí dẫn đầu về dịch vụ tại Việt Nam thông qua việc làm tổ chức hàng loạt sự kiện kết nối đầu tư giữa các tổ chức đầu tư và doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam, bao gồm các hội thảo đầu tư, gặp gỡ, tham quan doanh nghiệp
Ngoài ra, các công ty chủ đề đưa ra các chuỗi tìm kiếm doanh nghiệp theo ngành, theo từng chủ đề đầu tư khác nhau mà thị trường đang quan tâm để có thể nhanh chóng cập nhật ý tưởng đầu tư và đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin của khách hàng Hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư Với công việc xác định hoạt động phân tích và tư vấn đầu tư là một trong những dịch vụ cốt lõi mang lại lợi thế cạnh tranh, VPS tiếp tục đưa ra những sản phẩm phân tích tốt hơn và phù hợp hơn nhu cầu của nhà tư Việc cung cấp sản phẩm phân tích, tư vấn đầu tư cũng được chú ý quan trọng theo hướng nâng cao tính chủ động Ngoài ra còn có các báo cáo phân tích truyền thống, các dịch vụ như khuyến nghị chiến lược đầu tư, báo cáo ngành/công ty (sân hàng ngành/công ty), khuyến nghị mua – bán (mua/bán cuộc gọi) sẽ được thực hiện thường xuyên và chủ động hơn, qua đó nhanh chóng đưa thông tin tới khách hàng.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, VPS sẽ chú trọng đẩy mạnh hoạt động bán chéo giữa Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Tổ chức với Dịch vụ Ngân hàng đầu tư và Quản lý Quỹ Nhờ đó, VPS có thể cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng, mang lại lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Dịch vụ ngân hàng đầu tư
Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư VPS tiến tới mục tiêu chuẩn vững chắc trong mảng ngân hàng đầu tư trên thông tin TTCK:
Cung cấp các giải pháp tài chính tương ứng cho khách hàng;
Thiết lập mối liên hệ hợp tác chặt chẽ với các Tổ chức Tài chính, Quỹ Đầu tư lớn trên thế giới;
Chuyên môn hóa đội ngũ nhân sự.
Nguồn vốn và thực lực tài chính
Khẳng định vị thế Công ty Chứng khoán có tiềm năng tài chính số 1 trên thị trường thông qua: Đảm bảo chất lượng quản lý nguồn vốn;
Tổng tài sản tăng trưởng ổn định hàng năm;
Cung cấp sản phẩm cấu trúc đa dạng, hiệu quả.
Phân chia tỷ lệ bổ sung của từng chiến lược đầu tư trong danh mục: giữa thời hạn dài và thời hạn ngắn của danh mục; giữa danh mục tăng trưởng, giá trị và phòng thủ; giữa danh mục cổ phiếu niêm yết và IPO/OTC Tỷ lệ quan trọng của từng chiến lược đầu tư được thay đổi tùy theo từng thời kỳ phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô cũng như nền tảng kinh doanh của từng nhóm ngành, doanh nghiệp; Đầu tư vào những công ty có định giá hợp lý và mô hình quản trị công ty tốt Xác định đầu tư linh hoạt, tập trung vào tạo thị trường giúp khách hàng có thể tiếp cận các sản phẩm phái sinh (chứng quyền, quyền chọn vv ); Tập trung xây dựng các chiến thuật giao dịch định lượng và mua/bán tự động, tránh các nguy cơ yếu tố nguy hiểm khi phát hiện chủ quan con người; đẩy mạnh mảng phát hành, tạo lập chứng chỉ trường; tham gia trở thành thành viên thành viên sáng lập và nhà tạo lập thị trường cho các quỹ ETF trên thị trường. Quản lý quỹ
VPS xác định mục tiêu quản lý hiệu quả dòng tiền từ các nhà tư vấn và tăng trưởng tổng tài sản quản lý một cách bền vững Để đạt được mục tiêu này, công ty sẽ tập trung nâng cao năng lực quản lý đầu tư, quản lý rủi ro và chất lượng dịch vụ khách hàng VPS sẽ liên tục tìm kiếm những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhà đầu tư và giới thiệu cho họ những cơ hội đầu tư mới Công ty sẽ tiếp tục tương tác với các nhà tư vấn để nắm bắt nhu cầu và xu hướng đầu tư, đồng thời học hỏi từ các thị trường lớn hơn để phát triển các sản phẩm phù hợp.
Việc phát triển và đa dạng hóa các kênh phân phối kênh vẫn là công việc màVPS phải chú ý để sản phẩm tiếp theo được cung cấp rộng rãi cho các nhà tư vấn trong và ngoài nước Bên cạnh đó, Công ty cũng tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của các sản phẩm đầu tư và hệ thống báo cáo, quản lý dữ liệu; đồng thời tăng cường nhận diện thương hiệu, truyền thông rộng rãi hơn để góp phần nâng cao nhận thức đại chúng về các sản phẩm đầu tư.