Chương 1:Tổng quan 1.1.Giới thiệu chungNgày nay, việc tập trung hóa- tự động hóa công tác quản lí, giám sát và điều khiển các hệ thống tự động nhằm năng cao hiệu quả của quá trình sản xu
Tổng quan
Giới thiệu chung
Ngày nay, việc tập trung hóa- tự động hóa công tác quản lí, giám sát và điều khiển các hệ thống tự động nhằm năng cao hiệu quả của quá trình sản xuất, tránh rủi ro, tiết kiệm được chi phí.
Hệ thống phân loại sản phẩm được ứng dụng nhiều trong sản xuất tự động hàng hóa với số lượng lớn, giúp phân loại nhanh những sản phẩm đạt yêu cầu và những sản phẩm bị lỗi (phế phẩm) cũng như phân loại thành những nhóm có đặc điểm khác nhau phục vụ cho những công đoạn sản xuất sau này.
Trong các nhà máy sản xuất hàng thực phẩm, nhà máy sản xuất gạch ốp lát cho ngành xây dựng hay sản xuất các chi tiết cơ khí, linh kiện điện tử …, dòng sản phẩm được tạo ra sau hàng loạt những qui trình công nghệ cần được kiểm tra để đảm bảo loại bỏ được những phế phẩm cùng với đó phân loại những sản phẩm đạt chất lượng thành những nhóm cùng loại khác khau, tạo điều khiện thuận lợi cho quá trình lưu kho để phân phối ra thị trường hay phục vụ tốt hơn cho những công đoạn sản xuất tiếp theo Hơn nữa, nó còn có thể tích hợp thêm chức năng dán nhãn, đếm và quản lý sản phẩm , giúp nâng chất lượng của sản phẩm và nâng cao hiệu quả hoạt động của dây chuyền sản xuất
Từ những yêu cầu thực tế đó mà hệ thống tự động phân loại sản phẩm đã sớm được hình thành và phát triển, trở thành một khâu quan trọng trong một hệ thống sản xuất tự động, để thực hiện chức năng kiểm tra, phân loại đảm bảo sự vận hành liên tục của dòng phôi liệu trong quá trình sản xuất tự động Đạt được mục tiêu nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, làm chủ giá thành và chất lượng sản phẩm, tăng khả năng linh hoạt phát triển sản phẩm, thay đổi mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường.
Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, kỹ thuật điện- điện tử và điều khiển tự động đóng vai trò hết sức quan trọng trong mọi lĩnh vực khoa học, quản lý, công nghiệp tự động hóa, cung cấp thông tin… Do đó chúng ta phải nắm bắt và vận dụng nó một cách có hiệu quả nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển nền khoa học kỹ thuật thế giới nói chung và trong sự phát triển kỹ thuật điều khiển tự động nói riêng Với những kỹ thuật tiên tiến như vi xử lý, PLC, vi mạch số… được ứng dụng vào lĩnh vực điều khiển, thì các hệ thống điều khiển cơ khí thô sơ, với tốc độ xử lý chậm chạp ít chính xác được thay thế bằng các hệ thống điều khiển tự động với các lệnh chương trình đã được thiết lập trước.
Trong quá trình hoạt động ở các nhà xưởng, xí nghiệp hiện nay, việc tiết kiệm điện năng là nhu cầu rất cần thiết, bên cạnh đó ngành công nghiệp ngày càng phát triển các công ty xí nghiệp đã đưa tự động hóa và sản xuất để tiện ích cho việc quản lý dây chuyền và sản phẩm cho toàn bộ hệ thống một cách hợp lý là yêu cầu thiết yếu, tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như quản lý một cách dễ dàng
Hệ thống phân loại sản phẩm hoạt động trên nguyên lý dùng các cảm biến để xác định chiều cao của sản phẩm Sau đó dùng xylanh để phân loại sản phẩm có chiều cao khác nhau.
Từ nguyên lý làm việc trên ta thấy muốn hệ thống hoạt động được cần những chuyển động cần thiết:
- Chuyển động của băng chuyền Để truyền chuyển động quay cho trục của băng chuyền ta dùng động cơ điện một chiều thông qua bộ truyền bánh răng trụ răng thẳng trung gian.
- Chuyển động tịnh tiến của xylanh để phân loại sản phẩm có chiều cao khác nhau Chuyển động của xylanh được điều khiển bởi hệ thống khí nén.
Chu trình làm việc máy: khi ấn nút Start máy hoạt động, sản phẩm được xylanh đẩy vào băng chuyền Nhờ hệ thống điều khiển, sản phẩm trên băng chuyền được phân loại với chiều cao khác nhau Các sản phẩm sau khi được phân loại sẽ được chuyển đến thùng hàng để đóng gói Chu trình cứ thế tiếp tục cho đến khi phân loại xong sản phẩm.
Những lợi ích mà hệ thống phân loại sản phẩm đem lại cho chúng ta là rất lớn, cụ thể như:
+Giảm sức lao động, tránh được sự nhàm chán trong công việc, cải thiện được điều kiện làm việc của con người, tạo cho con người tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và được làm việc trong môi trường ngày càng văn minh hơn.
+Nâng cao năng suất lao động, tạo tiền đề cho việc giảm giá thành sản phẩm,cũng như thay đổi mẫu mã một cách nhanh chóng Giúp cho việc quản lý và giám sát trở nên rất đơn giản, bởi vì nó không những thay đổi điều kiện làm việc của công nhân mà còn có thể giảm số lượng công nhân đến mức tối đa…
Một số dây chuyền phân loại trong công nghiệp
Trong thực tế sản xuất chúng ta rất dễ bắt gặp những dây chuyền mà sản phẩm đầu ra có kích thước khác nhau Để tối giản chi phí lao động và tránh cho công nhân những công việc nhàm chán, giảm tỉ lệ sai sót trong dây chuyền, hệ thống phân loại sản phẩm tự động theo chiều cao được ra đời.
Hình 1-1:Phân loại đậu nành
Hình 1-2: Hệ thống phân loại bưu phẩm
Các yêu cầu khi thiết kế hệ thống
Mục tiêu đặt ra là thiết kế: Hệ thống phân loại sản phẩm theo chiều cao có kiểu dáng nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt, bảo trì, sửa chữa. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần thiết kế mô hình cơ khí, điều khiển được động cơ và hệ thống hoạt động tự động Ngoài ra còn có các vấn đề khác như là: vật liệu mô hình, nguồn cung cấp, tính toán thông số chi tiết
Các vấn đề cần được giải quyết đó là:
- Vấn đề cơ khí: phân tích tính toán và lựa chọn vật liệu, thông số kỹ thuật của các chi tiết sao cho thỏa mãn yêu cầu của đề tài: nhỏ, gọn, nhẹ, bền, có tính thẩm mỹ cao, dễ dàng lắp đặt và sửa chữa
- Vấn đề điều khiển: điều khiển hoàn toàn tự động
- Vấn đề an toàn: đảm bảo an toàn cho người sử dụng và sản phẩm không bị hỏng.
Lựa chọn phương án thiết kế
- Sử dụng 1 băng tải để vận chuyển sản phẩm.
- Sử dụng 3 sensor để nhận biết sản phẩm.
- Sử dụng 2 động cơ servo DC có gắn cần gạt làm nhiệm vụ phân loại sản phẩm.
- Sử dụng vi điều khiển làm bộ sử lý chính. Ưu điểm: Hệ thống hoạt động độc lập hơn vì chỉ cần nguồn cấp điện, không cần thêm hệ thống cấp khí nén như khi dùng xilanh khí nén.
Nhược điểm: Sử dụng động cơ servo kèm cần gạt làm giảm độ tin cậy, tốc độ, khả năng hoạt động ổn định của hệ thống, gây khó khăn trong việc điều khiển và tăng chi phí chế tạo, lắp đặt.
- Sử dụng 1 băng tải để vận chuyển sản phẩm
- Đặt 3 sensor để nhận biết sản phẩm.
- Sử dụng 2 xilanh làm nhiệm vụ phân loại sản phẩm.
- Sử dụng bộ điều khiển PLC để điều khiển hoạt động của hệ thống. Ưu điểm: Có khả năng vận chuyển sản phẩm nhanh hơn, năng suất cao hơn Sử dụng hệ thống xilanh khí nén cho tốc độ làm việc nhanh với độ tin cậy và chính xác cao hơn Điều khiển dễ dàng, hoạt động ổn định Lắp đặt dễ dàng, giá thành thấp.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào hệ thống khí nén, không hoạt động được nếu không có hệ thống cung cấp khí nén.
Kết luận: Trong phạm vi yêu cầu của đồ án này ta sẽ chọn phương án 1 để đảm bảo thuận tiến cho việc vận hành mô hình mà không cần nguồn khí.
Đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu của hệ thống
+ Lựa chọn kiểu băng tải dạng cố định nằm ngang gồm có hai con lăn đặt ở vị trí hai đầu băng tải Hai con lăn truyền lực và kéo băng tải.
+ Mặt băng tải được làm bằng mặt vải quấn tròn xung quanh 2 con lăn Sản phẩm được đặt chạy trên mặt băng tải.
-Động cơ băng tải DC1:
+ DC 1 là động cơ điện một chiều có nhiệm vụ quay con lăn của băng tải.
+ Chiều dịch truyển của băng tải là một chiều theo chiều đặt các cảm biến từ CB1 cho phát hiện sản phẩm cao nhất đến CB3 cho phát hiện các sản phẩm thấp nhất.
-Cơ cấu động cơ servo gạt sản phẩm:
+ Servo1 có nhiệm vụ gạt sản phẩm cao xuống ô chứa.
+ Servo2 có nhiệm vụ gạt sản phẩm trung bình xuống ô chứa.
-Các cảm biến: CB1, CB2, CB3:
Các cảm biến được sử dụng là cảm biến quang 3 dây E18.
CB1 phát hiện sản phẩm cao
CB2 phát hiện sản phẩm trung bình
CB3 phát hiện sản phẩm thấp
Có 3 loại sản phẩm: sản phẩm cao, sản phẩm trung bình, sản phẩm thấp.
1.5.2 Nguyên lý hoạt động của dây chuyền phân loại theo chiều cao Trong thiết kế trình bày có 3 loại sản phẩm khác nhau về kích thước Đây chính là đặc điểm mà chủng em sử dụng để phân loại và đếm sản phẩm Qua kích thước của sản phẩm mà chủng em chia thành 3 loại là sản phẩm cao, sản phẩm trung bình và sản phẩm thấp.
Khi ta ấn Start khởi động toàn bộ hệ thống hệ thống bắt đầu vận hành, băng tải hoạt động
Khi vật đi qua các cảm biến phân loại tương ứng động cơ gạt sẽ tác động đẩy vật ra phía ngoài để phân loại Đối với sản phẩm thấp thì sẽ được dẫn thẳng ra ngoài.
Nhấn stop hệ thống dừng. Đồng thời giao diện winform giám sát đc số lượng sản phẩm đã phân loại.
Lựa chọn và thiết kế phần cứng
Sơ đồ khối hệ thống
Hình 2-3: Sơ đồ khối hệ thống Khối nguồn:
- Nguồn 12VDC cung cấp cho động cơ kéo băng tải
- Nguồn 5VDC cung cấp cho mạch điều khiển và động cơ gạt
- Cảm biến quang E18 Omron để phát hiện chiều cao của sản phẩm đặt trên băng.
- Kit vi điều khiển PIC18F4520
- Máy tính giúp người vận hành giám sát trên giao diện winform
Lựa chọn thiết bị chấp hành
Nút ấn còn gọi là nút điều khiển là 1 loại khí cụ điện điều khiển bằng tay, dùng để điều khiển từ xa các khí cụ điện đóng cắt bằng điện từ, điện xoay chiều, điện
1 chiều hạ áp, các dụng cụ báo hiệu và cũng để chuyển đổi các mạch điện điều khiển, tín hiệu liên động bảo vệ …
Nút ấn thường dùng để khởi động, dừng và đảo chiều quay các động cơ điện bằng cách đóng cắt các cuộn dây nam châm điện của công tắc tơ, khởi động từ. Nút ấn gồm hệ thống lò xo, hệ thống các tiếp điểm thường mở và thường đóng và vỏ bảo vệ khi tác động vào nút ấn, các tiếp điểm chuyển trạng thái và khi không còn tác động, các tiếp điểm trở lại trạng thái ban đầu.
Nút ấn thường đặt trên bảng điều khiển, ở tủ điện, trên hộp nút ấn các loại nút ấn thông dụng có dòng điện định mức là 5A, điện áp ổn định mức là 400V, tuổi thọ điện đến 200.000 lần đóng cắt, tuổi thọ cơ đến 1000000 đóng cắt nút ấn màu đỏ thường dùng để đóng máy, màu xanh để khởi động máy.
Sơ bộ về cảm biến
Cảm biến là thiết bị dùng để cảm nhận, biến đổi các đại lượng vật lý và các đại lượng không có tính chất điện cần đo thành các đại lượng điện có thể đo và xử lý được.
Các đại lượng cần đo (m) thường không có tính chất điện (như nhiệt độ, áp suất ) tác động lên cảm biến cho ta một đặc trưng (s) mang tính chất điện (như điện tích, điện áp, dòng điện hoặc trở kháng) chứa đựng thông tin cho phép xác định giá trị của đại lượng cần đo Đặc trưng (s) là hàm của đại lượng cần đo (m):
Người ta gọi (s) là đại lượng đầu ra hoặc là phản ứng của cảm biến, (m) là đại lượng đầu vào hay kích thích (có nguồn gốc là đại lượng cần đo) Thông qua đo đạc (s) cho phép nhận biết gá trị của (m).
Phương trình của cảm biến được viết như sau:
+ X- đại lượng không điện cần đo
+ Y- đại lượng điện sau chuyển đổi
Theo nguyên lý của cảm biến:
- Cảm biến điện tử và ion.
Theo tính chất nguồn điện:
- Cảm biến biến đổi trực tiếp.
Cảm biến dùng trong hệ thống
Tại mỗi khâu chúng ta dùng cảm biến ví trí để xác định vị trí của sản phẩm Khi gặp sản phẩm cảm biến sẽ có tín hiệu báo về bộ điều khiển để ra lệnh điều khiển.
Nguyên lý đo vị trí:
Việc xác định vị trí và dịch chuyển đóng vai trò rất quan trọng trong kỹ thuật. Hiện nay có hai phương pháp cơ bản để xác định vị trí.
Trong phương pháp thứ nhất, bộ cảm biến cung cấp tín hiệu là hàm phụ thuộc vào vị trí của một trong các phần tử của cảm biến, đồng thời phần tử này có liên quan đến vật cần xác định dịch chuyển.
Trong phương pháp thứ hai, ứng với một dịch chuyển cơ bản, cảm biến phát ra một xung Việc xác định vị trí được tiến hành bằng cách đếm số xung phát ra.
Một số cảm biến không đòi hỏi liên kết cơ học giữa cảm biến và vật cần đo vị trí Mối liên hệ giữa vật dịch chuyển và cảm biến được thực hiện thông qua vai trò trung gian của điện trường, từ trường hoặc điện từ trường, ánh sáng.
Các loại cảm biến thông dụng dùng để xác định vị trí và dịch chuyển của vật như điện thế kế điện trở, cảm biến điện cảm, cảm biến điện dung, cảm biến quang, cảm biến dùng sóng đàn hồi. Để xác định vị trí và dịch chuyển của sản phẩm, đồng thời kiểm tra sản phẩm nên trong mô hình đã sử dụng loại cảm biến quang điện.
Cảm biến quang điện phản xạ khuếch tán: Đầu ra là NPN, 3 dây nối NO NPN cho phép dòng ện trong cảm biến đi vàođi điện áp chung Đầu ra của cảm biến hoạt động như một khóa chuyển mạch. Bình thường đầu ra của cảm biến là một Transistor có vai trò như một khóa (khi sụt áp) Nếu cảm biến vừa phát hiện được đối tượng sau đó tạo ra đường tác động Đương tác động này được nối trực tiếp tới Trans NPN Nếu điện áp truyền tới đương tác động là 0V, Trans không cho phép dòng chạy trong cảm biến Nếu điên áp trên đường tác động lớn hơn (12V), Trans sẽ mở khóa cho phép dòng chạy trong cảm biến tới cực chung
Hình 2-5: Sơ đồ nguyên lý cảm biến quang
Cảm biến quang điện bao gồm 1 nguồn phát quang và 1 bộ thu quang Nguồn quang sử dụng LED hoặc LASER phát ra ánh sáng thấy hoặc không thấy tùy theo bước sóng 1 bộ thu quang sử dụng diode hoặc transitor quang Ta đặt bộ thu và phát sao cho vật cần nhận biết có thể che chắn hoặc phản xạ ánh sáng khi vật xuất hiện. Ánh sáng do LED phát ra được hội tụ qua thấu kính Ở phần thu ánh sáng từ thấu kính tác động đến transitor thu quang Nếu có vật che chắn thì chùm tia sẽ không tác động đến bộ thu được Sóng dao động dùng để bộ thu loại bỏ ảnh hưởng của ánh sáng trong phòng Ánh sáng của mạch phát sẽ tắt và sáng theo tần số mạch dao động Phương pháp sử dụng mạch dao động làm cho cảm biến thu phát xa hơn và tiêu thụ ít công suất hơn.
Lựa chọn điện áp cấp cho cảm biến phải phù hợp với điện áp của mạch điều khiển Do mạch điều khiển kết nối với bộ điều khiển PLC nên điện áp của cảm biến là 24 VDC.
Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển
Khối nguồn cấp nguồn cho mạch điều khiển chính được cách ly với nguồn của tải để góp phần tạo nên sự ổn định và an toàn cho mạch điều khiển và liên kết ngoại vi.
Khối nguồn có 3 chức năng chính là:
Chia nguồn V.BAT (nguồn pin) ra thành nhiều mức điện áp khác nhau. Ổn định các điện áp ra cấp cho các phụ tải Điều khiển cấp nguồn cho các phụ tải khi hoạt động, tạm cắt khi chúng không hoạt động nhằm tiết kiệm pin
2.3.2 Khối điều khiển trung tâm
Hình 2-14:Khối điều khiển trung tâm
Hình 2-16: Khối mở rộng 2.3.5 Tổng thể mạch điều khiển sau khi thiết kế
Thiết kế phần mềm
Phần mềm
Arduino là một môi trường phát triển tích hợp đa nền tảng, làm việc cùng với một bộ điều khiển Arduino để viết, biên dịch và tải code lên bo mạch Phần mềm này cung cấp sự hỗ trợ cho một loạt các bo mạch Arduino như Arduino Uno, Nano, Mega, Esplora, Ethernet, Fio, Pro hay Pro Mini cũng như LilyPad Arduino.
Ngôn ngữ phổ quát cho Arduino C và C++, do đó phần mềm phù hợp cho những lập trình viên đã quen thuộc với cả 2 ngôn ngữ này Các tính năng như làm nổi bật cú pháp, thụt đầu dòng tự động, làm cho nó trở thành một sự thay thế hiện đại cho các IDE khác.
Bọc bên trong giao diện đồ họa được sắp xếp hợp lý, Arduino sở hữu những chức năng để thu hút các nhà phát triển Arduino, mở đường đến một đầu ra thành công thông qua các mô-đun gỡ lỗi Tất cả các tính năng của nó được lưu trữ bên trong vài nút bấm, menu, giúp dễ dàng hiểu và điều hướng, đặc biệt là với các lập trình viên chuyên nghiệp Ngoài ra, việc tích hợp các bộ sưu tập ví dụ mẫu sẽ giúp cho những người lần đầu tiếp xúc với Arduino có thể làm quen và nắm bắt ứng dụng nhanh hơn.
3.1.2 Phần mềm thiết kế mạch Altium
Hình 3-20: Phần mềm Altium designer
Altium Designer là một trong những công cụ vẽ mạch điện tử mạnh nhất hiện nay Được phát triển bởi hãng Altium Limited Altium designer là một phần mềm chuyên nghành được sử dụng trong thiết kế mạch điện tử Nó là một phần mềm mạnh với nhiều tính năng thú vị, tuy nhiên phần mềm này còn được ít người biết đến so với các phần mềm thiết kế mạch khác như orcad hay proteus. Altium Designer có một số đặc trưng sau:
- Giao diện thiết kế, quản lý và chỉnh sửa thân thiện, dễ dàng biên dịch, quản lý file, quản lý phiên bản cho các tài liệu thiết kế.
- Hỗ trợ mạnh mẽ cho việc thiết kế tự động, đi dây tự động theo thuật toán tối ưu, phân tích lắp ráp linh kiện Hỗ trợ việc tìm các giải pháp thiết kế hoặc chỉnh sửa mạch, linh kiện, netlist có sẵn từ trước theo các tham số mới.
- Mở, xem và in các file thiết kế mạch dễ dàng với đầy đủ các thông tin linh kiện, netlist, dữ liệu bản vẽ, kích thước, số lượng…
- Hệ thống các thư viện linh kiện phong phú, chi tiết và hoàn chỉnh bao gồm tất cả các linh kiện nhúng, số, tương tự…
- Đặt và sửa đối tượng trên các lớp cơ khí, định nghĩa các luật thiết kế, tùy chỉnh các lớp mạch in, chuyển từ schematic sang PCB, đặt vị trí linh kiện trên PCB.
- Mô phỏng mạch PCB 3D, đem lại hình ảnh mạch điện trung thực trong không gian 3 chiều, hỗ trợ MCAD-ECAD, liên kết trực tiếp với mô hình STEP, kiểm tra khoảng cách cách điện, cấu hình cho cả 2D và 3D
- Hỗ trợ thiết kế PCB sang FPGA và ngược lại.
Visual studio là một phần mềm hỗ trợ đắc lực hỗ trợ công việc lập trình website. Công cụ này được tạo lên và thuộc quyền sở hữu của ông lớn công nghệ Microsoft Năm 1997, phần mềm lập trình nay có tên mã Project Boston Nhưng sau đó, Microsoft đã kết hợp các công cụ phát triển, đóng gói thành sản phẩm duy nhất
Visual Studio là hệ thống tập hợp tất cả những gì liên quan tới phát triển ứng dụng, bao gồm trình chỉnh sửa mã, trình thiết kế, gỡ lỗi Tức là, bạn có thể viết code, sửa lỗi, chỉnh sửa thiết kế ứng dụng dễ dàng chỉ với 1 phần mềm Visual Studio mà thôi Không dừng lại ở đó, người dùng còn có thể thiết kế giao diện, trải nghiệm trong Visual Studio như khi phát triển ứng dụng Xamarin, UWP bằng XAML hay Blend.
Tính đến nay, Visual Studio vẫn được coi là phần mềm lập trình hệ thống hàng đầu, chưa có phần mềm nào có thể thay thế được nó Được đánh giá cao như vậy bởi Visual Studio sở hữu nhiều tính năng cực kỳ hấp dẫn cụ thể như: Đa nền tảng
Hình 3-21: Phần mềm visual studio
Phần mềm lập trình Visual Studio của Microsoft hỗ trợ sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau Không giống như các trình viết code khác, Visual Studio sử dụng được trên cả Windows, Linux và Mac Systems Điều này cực kỳ tiện lợi cho lập trình viên trong quá trình ứng dụng. Đa ngôn ngữ lập trình
Không chỉ hỗ trợ đa nền tảng, Visual Studio cũng cho phép sử dụng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau từ C#, F#, C/C++, HTML, CSS, Visual Basic, JavaScript, …Bởi vậy, Visual Studio có thể dễ dàng phát hiện và thông báo cho bạn khi các chương trình có lỗi.
Visual Studio code cũng hỗ trợ website, đặc biệt trong công việc soạn thảo và thiết kế web.
Kho tiện ích mở rộng phong phú
Mặc dù Visual Studio có hệ thống các ngôn ngữ hỗ trợ lập trình khá đa dạng. Nhưng nếu lập trình viên muốn sử dụng một ngôn ngữ khác, bạn có thể dễ dàng tải xuống các tiện ích mở rộng Tính năng hấp dẫn này được hoạt động như một phần chương trình độc lập nên không lo làm giảm hiệu năng của phần mềm.
Phần lớn các tệp dữ liệu đoạn mã của Visual Studio đều được đặt trong các thư mục tương tự nhau Đồng thời, Visual Studio cũng cung cấp một số thư một cho các tệp đặc biệt để bạn lưu trữ an toàn, dễ tìm, dễ sử dụng hơn.
Kho lưu trữ an toàn
Với Visual Studio, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về tính lưu trữ, bởi phần mềm đã được kết nối GIT và một số kho lưu trữ an toàn được sử dụng phổ biến hiện nay.
Mô hình thực tế
- Sử dụng 1 băng tải để vận chuyển sản phẩm.
- Sử dụng 3 sensor để nhận biết sản phẩm.
- Sử dụng 2 động cơ servo DC có gắn cần gạt làm nhiệm vụ phân loại sản phẩm.
- Sử dụng vi điều khiển làm bộ sử lý chính. Ưu điểm: Hệ thống hoạt động độc lập hơn vì chỉ cần nguồn cấp điện, không cần thêm hệ thống cấp khí nén như khi dùng xilanh khí nén.
Nhược điểm: Sử dụng động cơ servo kèm cần gạt làm giảm độ tin cậy, tốc độ, khả năng hoạt động ổn định của hệ thống, gây khó khăn trong việc điều khiển và tăng chi phí chế tạo, lắp đặt.
- Sử dụng 1 băng tải để vận chuyển sản phẩm
- Đặt 3 sensor để nhận biết sản phẩm.
- Sử dụng 2 xilanh làm nhiệm vụ phân loại sản phẩm.
- Sử dụng bộ điều khiển PLC để điều khiển hoạt động của hệ thống. Ưu điểm: Có khả năng vận chuyển sản phẩm nhanh hơn, năng suất cao hơn Sử dụng hệ thống xilanh khí nén cho tốc độ làm việc nhanh với độ tin cậy và chính xác cao hơn Điều khiển dễ dàng, hoạt động ổn định Lắp đặt dễ dàng, giá thành thấp.
Nhược điểm: Phụ thuộc vào hệ thống khí nén, không hoạt động được nếu không có hệ thống cung cấp khí nén.