1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tác phẩm kinh Điển “ lý luận mác – Ăngghen về vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong tác phẩm “tuyên ngôn của Đảng cộng sản” và Ý nghĩa của nó Đối với cách mạngviệt nam

41 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 229 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong tác phẩm “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định một kết luận vừa mang tính chất phương pháp luận và tính quy luật của xã hội loài người. Đó là “Lịch sử tất cả các xã hội từ trước cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp”. Từ khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội loài người luôn là mâu thuẫn giai cấp, đối kháng giai cấp giữa người giàu và người nghèo, nô lệ và chủ nô, tự do và người nô lệ…v.v nhìn nhận quy luật này lại càng rõ nét và chính xác hơn khi nó được biểu hiện hay bộc lộ trong nền sản xuất đại công nghiệp. Nơi mà có nhà tư bản (giai cấp tư sản) và công nhân làm thuê (giai cấp vô sản). Tác phẩm có viết giai cấp vô sản chỉ có tự giải phóng mình thì mới thoát khỏi áp bức của giai cấp bóc lột của giai cấp tư sản. Là giai cấp mà đã làm giàu chính trên máu và nước mắt của người công nhân hay chính là người chiếm không giá trị thặng dư của người công nhân làm ra. Đó là một giai cấp nó chỉ phục vụ nhu cầu lợi ích cho giai cấp nó. Tuy nhiên, không thể nào mà có thể phủ nhận được vai trò hết sức cách mạng trong lịch sử “giai cấp tư sản trong quá trình thống trị chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra được một lưc lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ trước kia gộp lại”, chính giai cấp tư sản đã làm cuộc cách mạng thay thế giai cấp phong kiến và thay vào đó một xã hội văn minh hơn, phát triển hơn. Điều đó là không thể nào trối cãi được. Nhưng thông qua quá trình “giải phẫu” xã hội tư bản mà Mác – Ăng-ghen đã chỉ ra sứ mệnh giai cấp công nhân là người đào mồ trôn chủ nghĩa tư bản. Hiện nay với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Nhưng nó lại nằm trong tay giai cấp tư sản là phần nhiều. Chủ nghĩa tư bản phát triển vượt giới hạn của nó với những hình thức mới hơn và tinh vi hơn. Rõ ràng chúng không dãy chết mà chúng đang mạnh lên rất nhiều. Nhưng với sự phát triển đó chính nó đang tự “phủ định chính mình”. Bởi, ngày nay với sự phát triển của đội ngũ công nhân tri thức cộng với những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản tất yếu xã hội đó phải thay bằng một xã hội mới hơn. Đó là xã hội Cộng sản. Xuất phát từ những lý do đó việc học tập và nghiên cứu tác phẩm nói chung và giai cấp Tư sản nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn của cách mạng việt nam. Không chỉ khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta mà chúng ta cần có những cái nhìn mới mẻ hơn và xác thực hơn. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thì việc phát huy hay thừa nhận vai trò giai cấp tư sản cùng tham gia vào sự nghiệp chung của cả nước là một tất yếu. Đặc biệt tham gia vào các thành phần kinh tế, có sự đóng góp quan trọng vào việc phát triển khoa học – công nghệ, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay. Nhưng dù sao dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam – đội tiên phong của giai cấp công nhân thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ không rơi vào chệch hướng. Với ý nghĩa đó em xin chọn vấn đề “ Lý luận Mác – Ăngghen về vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong tác phẩm “tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” và ý nghĩa của nó đối với cách mạngViệt Nam”. Làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học này.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong tác phẩm “Tuyên Ngôn Của Đảng Cộng Sản” C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định một kết luận vừa mang tính chất phương

pháp luận và tính quy luật của xã hội loài người Đó là “Lịch sử tất cả

các xã hội từ trước cho đến nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” Từ

khi chế độ tư hữu ra đời, xã hội loài người luôn là mâu thuẫn giai cấp, đối kháng giai cấp giữa người giàu và người nghèo, nô lệ và chủ nô, tự

do và người nô lệ…v.v nhìn nhận quy luật này lại càng rõ nét và chính xác hơn khi nó được biểu hiện hay bộc lộ trong nền sản xuất đại công nghiệp Nơi mà có nhà tư bản (giai cấp tư sản) và công nhân làm thuê (giai cấp vô sản) Tác phẩm có viết giai cấp vô sản chỉ có tự giải phóng mình thì mới thoát khỏi áp bức của giai cấp bóc lột của giai cấp tư sản.

Là giai cấp mà đã làm giàu chính trên máu và nước mắt của người công nhân hay chính là người chiếm không giá trị thặng dư của người công nhân làm ra Đó là một giai cấp nó chỉ phục vụ nhu cầu lợi ích cho giai cấp nó Tuy nhiên, không thể nào mà có thể phủ nhận được vai trò hết

sức cách mạng trong lịch sử “giai cấp tư sản trong quá trình thống trị

chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra được một lưc lượng sản xuất nhiều hơn

và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất của tất cả thế hệ trước kia gộp lại”,

chính giai cấp tư sản đã làm cuộc cách mạng thay thế giai cấp phong kiến và thay vào đó một xã hội văn minh hơn, phát triển hơn Điều đó là không thể nào trối cãi được Nhưng thông qua quá trình “giải phẫu” xã

Trang 2

hội tư bản mà Mác – Ăng-ghen đã chỉ ra sứ mệnh giai cấp công nhân là người đào mồ trôn chủ nghĩa tư bản.

Hiện nay với sự phát triển của cách mạng khoa học và công nghệ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Nhưng nó lại nằm trong tay giai cấp tư sản là phần nhiều Chủ nghĩa tư bản phát triển vượt giới hạn của

nó với những hình thức mới hơn và tinh vi hơn Rõ ràng chúng không dãy chết mà chúng đang mạnh lên rất nhiều Nhưng với sự phát triển đó chính nó đang tự “phủ định chính mình” Bởi, ngày nay với sự phát triển của đội ngũ công nhân tri thức cộng với những mâu thuẫn vốn có trong lòng xã hội tư bản tất yếu xã hội đó phải thay bằng một xã hội mới hơn.

Đó là xã hội Cộng sản.

Xuất phát từ những lý do đó việc học tập và nghiên cứu tác phẩm nói chung và giai cấp Tư sản nói riêng có ý nghĩa cả về mặt lý luận và mặt thực tiễn của cách mạng việt nam Không chỉ khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta mà chúng ta cần có những cái nhìn mới mẻ hơn và xác thực hơn Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thì việc phát huy hay thừa nhận vai trò giai cấp tư sản cùng tham gia vào sự nghiệp chung của cả nước là một tất yếu Đặc biệt tham gia vào các thành phần kinh tế, có sự đóng góp quan trọng vào việc phát triển khoa học – công nghệ, góp phần rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Trong cách mạng giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc đổi mới hiện nay Nhưng dù sao dưới bất cứ hình thức nào thì vẫn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản việt nam – đội

Trang 3

tiên phong của giai cấp công nhân thì con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta sẽ không rơi vào chệch hướng Với ý nghĩa đó em xin chọn

vấn đề “ Lý luận Mác – Ăngghen về vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong tác phẩm “tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” và ý nghĩa của nó đối với cách mạngViệt Nam” Làm đề tài tiểu luận kết thúc môn học này.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở lý luận của các nhà kinh điển về vai trò của

giai cấp tư sản trong tác phẩm Từ đó, đề tài đi tìm ý nghĩa và phân tích quá trìnhhình thành cũng như vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam qua từng giai đoạn củalịch sử, đặc biệt trong công cuộc đổi mới hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu:

Đề tài xin được trình bày sơ lược về tiểu sử và sự nghiệp của Mác – Ăng-ghen

và vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Từ

đó chỉ ra nghiên cứu tác phẩm có ý nghĩa gì với cách mạng việt nam, đặc biệt trong

sự nghiệp đổi mới hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Lý luận của Mác –Ăng-ghen về vai trò giai cấp tư sản

trong tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” và ý nghĩa của nó đối với cách mạngViệt Nam hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu: vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm “TNĐCS” của

Mác – Ăng-ghen Hình thành và vai trò của giai cấp tư sản trong thực tiễn cáchmạng Việt Nam (từ năm 1858-nay)

4 Cơ sở lý luận và phương pháp luận

* Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh Các quan

điểm đường lối chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam

* Phương pháp luận: Đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp khoa học của chủ

nghĩa Mác – Lênin, phương pháp phân tích, tổng hợp, nghiên cứu tài liệu…

Trang 4

5 Kết cấu tiểu luận:

Ngoµi phÇn më ®Çu, kÕt luËn vµ dang môc tµi liÖu tham kh¶o, tiÓu luËn cã kÕtcÊu gåm 3 ch¬ng:

Ch¬ng I: Lý luận của Mác – Ăng-ghen về vai trò của giai cấp tư sản trong tácphẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

Ch¬ng II: Ý nghĩa lý luận của Mác – Ăng-ghen về vai trò lịch sử của giai cấp tưsản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đối với cách mạng Việt Namhiện nay

Chương III: Kết luận

NỘI DUNG

Chương I: Lý luận của Mác – Ăng-ghen về vai trò của giai cấp tư sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản”

1.1 Khái quát tác giả, tác phẩm

1.1.1 Khái quát về C.Mác – Ăng-ghen

* Tiểu sử và sự nghiệp của C.Mác (1818-1883)

Lịch sử nhân loại và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giớisuốt tiến trình củ mình phải cảm ơn những người như C.Mác - Ph.Ăng-ghen, nhữngcon người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóngdân tộc, cho độc lập tự do và bình đẳng trên toàn thế giới Với mục tiêu và lý tưởngcao cả đưa xã hội loài người tiến đến một xã hội ở đó không có áp bức bất công đó là

xã hội cộng sản chủ nghĩa Một con đường không phải ai cũng làm được C.Mác –Ph.Ăng-ghen, những người có bộ óc mẫn tiệp, có khả năng phân tích và tổng hợp thực

Trang 5

tiễn, để lãnh đạo phong trào công nhân và nhân dân lao động trên toàn thế giới tiến lên

xã hội cộng sản chủ nghĩa với tinh thần “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại” Thì

“Tuyên ngôn Đảng cộng sản” là cương lĩnh trên con đường đó

C Mác sinh ngày 5 tháng 5 năm 1818 ở thành phố Tơriơ trong gia đình luật sưHeinrich Marx Năm mười hai tuổi (1830) C Mác vào học trường trung học ởTơriơ Sức học của C Mác thuộc loại giỏi, đặc biệt C Mác nổi bật ở những lĩnhvực đòi hỏi tính độc lập sáng tạo C.Mác cũng tỏ ra có năng lực về toán học Mùathu 1835, C Mác tốt nghiệp trường trung học, sau đó không lâu, tháng mười 1835,

C Mác vào trường đại học tổng hợp Bonn để học luật Hai tháng sau theo lờikhuyên của bố C Mác tiếp tục học ở trường Đại học Tổng hợp Berlin Ở trườngĐại học, năm 1836, ngoài luật học, sử học và ngoại ngữ C Mác bắt đầu đi sâunghiên cứu triết học Mùa xuân 1837, C Mác bắt đầu nghiên cứu kỹ những tácphẩm của Hê-ghen, sang năm 1839 thì vùi đầu vào nghiên cứu triết học, suốt cảnăm 1939 và một phần của năm 1840 C Mác tập trung nghiên cứu những vấn đềlịch sử triết học Cổ đại Ngày 15 Tháng Tư 1841, khi mới 23 tuổi, C Mác nhậnđược bằng Tiến sĩ triết học với luận án Về sự khác nhau giữa triết học tự nhiên củaDémocrite và triết học tự nhiên của épicure tại trường Iêna

Tháng Năm 1843, C Mác đến Kroisnak, một thành phố nhỏ vùng Rhein và ông

đã chính thức làm lễ thành hôn với Jenny vôn Vestphalen

Lần đầu tiên, C Mác gặp Ph Ăng-ghen vào cuối tháng Mười Một 1842, khi Ph.Ăng-ghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Rheinische Zeitung(Nhật báo tỉnh Ranh) Mùa hè năm 1844, Ph ăng-ghen đến thăm C.Mác ở Pa-ri.Hai ông đã trở thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất

cả mọi vấn đề lý luận và thực tiễn Theo yêu cầu của Chính phủ Vương quốc Phổ,Chính phủ Pháp đã trục xuất C Mác Ngày 3 tháng Hai 1845, C Mác rời Pa-ri đếnBrussel, ít lâu sau Ph Ăng-ghen cũng đến đây và hai ông lại tiếp tục cộng tác chặtchẽ với nhau Sau khi cách mạng năm 1848, ở Pháp nổ ra Chính phủ Bỉ trục xuất C

Trang 6

Mác Ông lại đến Pa-ri, Tháng tư 1848, C Mác cùng với Ph Ăng-ghen đến Kioln,tại đây Mác trở thành Tổng biên tập tờ Nhật báo tỉnh Ranh, cơ quan của phái dânchủ Năm 1849 Chính phủ Phổ đóng cửa tờ báo và trục xuất C Mác Ông lại đếnPa-ri, nhưng lần này ông chỉ lưu lại ba tháng Tháng Tám 1849, từ Pa-ri C.Mác điLuân-đôn và sống đến cuối đời (1883) C.Mác qua đời ngày 14/3/1883 ở Luân-đôn.

Hoạt động cách mạng sôi nổi và con đường tìm ra quy luật lịch sử C Mác Công tác thực tiễn ở báo Rheinische Zeitung đã làm thay đổi cơ bản thế giới quancủa C Mác chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật và từ chủ nghĩadân chủ - cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản

* Tiểu sử và sự nghiệp của Ph.Ăng-ghen

(Sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) là nhà lí luậnchính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng vớiKarl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong tràocông nhân thế giới và Quốc tế I

Ông là con trai trưởng của một nhà sản xuất sợi dệt giàu có người Đức Thân phụông là một chủ tư bản lớn, rất sùng đạo, tháo vát về kinh doanh, giao du rộng, nhưng

về chính kiến thì rất bảo thủ Mẹ ông là một trí thức kinh tế, nhạy cảm, đôn hậu, hoạtbát, thích hài hước và yêu văn học nghệ thuật Ông ngoại của Engels là một giáo sưđại học về ngôn ngữ học, thường kể cho cháu ngoại mình nghe chuyện về các anhhùng trong các thần thoại Hy Lạp cổ đại và trong các truyền thuyết dân gian Đức Từnhỏ ông dã là một người thông minh và học giỏi Con đường học hành của ông làkhông đến nơi những ông là một người am hiểu tri thức rất nhiều lĩnh vực như toánhọc, triết học, vật lý học, thiên văn học…Ông là một tấm gương về con đường tự học.Ông sinh ra trong một gia đình theo đạo cơ đốc chính vì thế hồi nhỏ ông chịu ảnhhưởng của những giáo lý đó Nhưng rồi cũng chính ông lại hoài nghi và trái nhữnggiáo lý đó Khi ông chứng kiến cuộc sống hiện thực đau khổ và bất công của xã hội

Trang 7

hiện thực Cũng chính vì thế ông đã tìm đến những tác phẩm Hegel đến với tư tưởngbiện chứng và cùng với C.Mác sáng lập ra chủ nghĩa Mác, sự nghiệp hai ông vớinhững công trình chính sau đây:

Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hegel (1843)

Bản thảo kinh tế - triết học (1844)

Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh (1844)

Nguồn gốc gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước (1844)

1.1.2 Hoàn cảnh lịch sử ra đời và kết cấu tác phẩm

* Hoàn cảnh lịch sử ra đời

Tác phẩm tuyên ngôn đảng cộng sản ra đời khoảng những 3/1/1848 chính ghen đã nói trong tác phẩm của mình là viết tác phẩm này vào đúng dịp khởi nghĩaBeclin Vậy thì tại sao lại diễn ra cuộc khởi nghĩa Beclin và tình hình nước Đức rasao? Và tình hình nước Đức như thế nào và đó cũng chính là nguyên nhân cơ bảndẫn đến khởi nghĩa Beclin Nước Đức lúc này bị chế độ phong kiến chia ra làmnhiều vương quốc nhỏ là 31 tiểu bang, 4 thành phố tự trị Đến năm 1847 nước Đứckhủng hoảng kinh tế trầm trọng nông dân thì bị mất mùa, công nghiệp khủnghoảng Trước những biến động đó gây ra khiến cho tầng lớp nhân dân lao độngnghèo khổ là những người chịu đựng nhiều nhất Chính vì lẽ đó lại càng làm chomâu thuẫn xã hội lại càng bị đẩy lên cao bao giờ hết, đó chính là mâu thuẫn giữagiai cấp nông dân và giai cấp phong kiến, giữa giai cấp phong kiến và giai cấp tư

Trang 8

Ăng-sản…nhưng nổi bật hơn cả là mâu thuẫn của giai cấp nhân, thợ thủ công với giaicấp tư sản Từ đó, đã dẫn đến cuộc khởi nghĩa Beclin 2/1848

Các ông phân tích tình hình lực lượng cách mạng ở nước Đức đầu năm 1848rằng ở nước Đức đã tạo ra các điều kiện đủ thuận lợi để giai cấp tư sản thực hiện sứmệnh lịch sử của mình thống nhất nước Đức để xóa bỏ chế độ phong kiến thối nát

Họ chủ trương cải cách giành chính quyền giành tự do dân chủ cho mình bằng cáchduy trì chế độ quân chủ lập hiến Như vậy với những mâu thuẫn giữa phong kiến và

tư sản, phong kiến và nông dân, công nhân và tư sản thì nhiệm vụ đặt ra lúc nàychính là Giai cấp tư sản có nhiệm vụ là phải lật đổ chế đổ chế độ phong kiến vàvới mâu thuẫn của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản thì giai cấp công nhân cónhiệm vụ là lật đổ sự thống trị của giai cấp phong kiến Chính vì lẽ đó trong tác

phẩm mà các ông đã dùng một từ vô cùng đắt giá đó là “Đã đến lúc” Đã đến lúc

cũng chính là nó sẽ diễn ra không sớm hơn và cũng không muộn hơn, có nghĩa làphù hợp với cả điều kiện chủ quan và khách quan cụ thể:

- Điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra dẫn đến sự ra của “Tuyên ngôn củaĐảng cộng sản”

+ Điều kiện kinh tế

Đầu thế kỷ XIX cuộc cách mạng công nghiệp đã hình thành ở Anh Và nó đã đangđược đẩy mạnh ở Pháp và một số nước ở Tây Âu khác, lực lượng sản xuất phát triểnhơn trước đó rất nhiều Đặc biệt từ năm 40 của thế kỷ XIX quan hệ sản xuất tư bảnchủ nghĩa trở thành quan hệ sản xuất thống trị làm cho mâu thuẫn nội tại trong phươngthức sản xuất tư bản chủ nghĩa tăng lên không ngừng Đó chính là mâu thuẫn giữa tínhchất xã hội hoá của lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa.Cho nên chính lực lượng sản xuất đó nó sẽ phá tan quan hệ mà được coi chính là xiềngxích cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất

+ Mặt xã hội

Những mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế nó sẽ biểu hiện ra mâu thuẫn trong lĩnhvực đời sống xã hội Mâu thuẫn đó tăng lên không ngừng và ngày càng gay gắthơn Cụ thể, phong trào lớn của giai cấp công nhân đã chứng tỏ mình là một lực

Trang 9

lượng xã hội to lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội.Những phong trào cách mạng nổ ra với quy mô và tính chất ngày càng cao đã đánhdấu một thời kỳ đấu tranh có tính chất độc lập của giai cấp công nhân, đã chứng tỏgiai cấp công nhân đã bước lên vũ đài chính trị, đã trở thành lực lượng chính trị độclập Mặc dù những phong trào này thất bại nhưng nó thực sự là một hồi chuôngđánh dấu sự trưởng thành cũng như phát triển của phong trào công nhân Các nhàkinh điển cho rằng chính bây giờ đã đến lúc khi có sự chín muồi của điều kiện kinh

tế - xã hội phát triển, mâu thuẫn lực lượng sản xuất ngày càng trở nên gay gắt

- Điều kiện về mặt tư tưởng lý luận và tổ chức

nghiệp với nhan đề “những ý nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề” anh thanh

niên Mác phê phán việc lựa chọn nghề trên cơ sở quyền lợi ích kỷ hoặc thuần tuý

vật chất “lịch sử thừa nhận những vĩ nhân là những người làm việc vì mục đích

chung, và do đó bản thân họ cũng trở nên cao thượng hơn, kinh nghiệm cho thấy rằng, người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là hạnh phúc nhất” Tư tưởng của Mác ngay từ thời phổ thông ông đã có những tư tưởng vĩ

đại, một con người sống hy sinh, cống hiến cho nhân loại Đến năm 24 tuổi ông đãlàm luận án tiến sỹ triết học Ở ông chúng ta thấy không phải là một nhà chủ nghĩa

xã hội khoa học mà là nhà triết học, luật học, logic học…với tầm học thức uyên báclại vừa là những nhà nhân đạo những nhà cộng sản chủ nghĩa luôn hướng sự nghiệpcủa giai cấp công nhân thế giới theo con đường của tự do, hoà bình…

Còn Ăng-ghen một người nổi danh trên nhiều lĩnh vực toán học, vật lý học,thiên văn học, triết học…đặc biệt ông nghiên cứu kỹ triết học của Hegel triết học

Trang 10

cổ Điển Đức với tác phẩm như triết học pháp quyền Hegel, Hệ tư tưởng Đức…chính trong những tác phẩm này có thể nói chủ nghĩa Mác đã hình thành về cơ bản.Tuy nhiên để nó trở thành tuyên ngôn chính thức thì cần cả một quá trình trảinghiệm, chứng minh tính đúng đắn của nó qua thực tiễn phong trào đấu tranh củagiai cấp công nhân, có sự khẳng định thực tiễn của tổ chức cách mạng

Một vấn đề được đặt ra tại sao lại không tham gia sớm hơn hay muộn hơn mà đúngvào năm 1847 Tại vì, 1846 đã có tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rồi cho nên sự ảnhhưởng của tác phẩm này đã phần nào đó trong quần chúng nhân dân rồi Với lại trước

đó tổ chức này chịu sự ảnh hưởng của tiểu tư sản Đức Không những vậy vì mới ra đời

tổ chức này vẫn còn “non” chưa chín trong bối cảnh mang sẵn trong mình những tưtưởng tiểu tư sản mà chủ nghĩa Mác vào thì chắc chắn sẽ không có chỗ đứng Nếu màvào muộn hơn phong trào thất bại nhiều tổ chức này tan rã thì chủ nghĩa Mác có vàothì không có mảnh đất để thực hiện tư tưởng của mình

Tóm lại, chủ nghĩa Mác khi tham gia vào phong trào đồng minh những người

chính nghĩa Đó chính là biểu hiện mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn “nhưng lý

luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất, một khi nó thâm nhập vào quần chúng nhân dân”, “cũng giống như triết học thấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản thấy triết học là vũ khí tinh thần của mình” Một khi lý luận

nó thâm nhập vào quần chúng nó sẽ soi sáng quần chúng đi, chỉ đạo phong tràothực tiễn từ những bước đi, cách làm thật đúng đắn và khoa học

Trang 11

Mùa hè năm 1847 tổ chức Đồng minh những người chính nghĩa đã tổ chức họpđại hội lần một ở Luân Đôn tiến hành cải tổ và đổi tên tổ chức thành “Đồng minhnhững người cộng sản” tất cả mọi người là anh em “vô sản tất cả các nước Đoànkết lại” Việc đổi tên tổ chức có nghĩa là đã thay đổi cả mục đích hoạt động của nó

từ những khẩu hiệu trước đây có tính chất tiểu tư sản siêu giai cấp đã được thaybằng những khẩu hiệu có tính chất chiến đấu của giai cấp công nhân

Tại Đại hội, đường lối cách mạng của chủ nghĩa Mác cũng được trình bày Đạihội cũng đã thống nhất cơ bản về đường lối hoạt động làm cách mạng lật đổ tư bảnchủ nghĩa xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa, Đại hội đã giao cho Ăng-ghen viếtbản dự thảo tuyên ngôn của Đồng minh những người cộng sản đó là nguyên lý củachủ nghĩa cộng sản Đại hội cũng giao cho Mác viết bảo tuyên ngôn chính thức củaĐảng cộng sản dựa trên những nguyên lý mà Ăng-ghen đã viết trước đó gần đúngvới ngày 18/3/1848

Như vậy, tác phẩm tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra đời được thừa nhận là lýluận khoa học đồng thời là một cương lĩnh chính trị đầu tiên của phong trào cộngsản và công nhân quốc tế Để lý giải nó tác phẩm ấy là một lý luận khoa học nóphải phản ánh lộ trình mang tính khoa học Và tác phẩm cũng luận chứng một cáchkhoa học chỉ có giai cấp công nhân là người có sứ mệnh lịch sử là tiêu diệt chế độ

tư bản xây dựng một xã hội mới xã hội cộng sản chủ nghĩa Với ý nghĩa là mộtcương lĩnh cách mạng đã chỉ rõ ai là lực lượng của cách mạng, con đường ra sao,mục đích nhiệm vụ như thế nào…như vậy tác phẩm ra đời đập tan câu chuyện hưtruyền mà giai cấp tư sản rêu rao về bóng ma cộng sản Mà đó là quá trình tổng kết

và nghiên cứu sâu sắc thực tiễn cách mạng Nhiệm vụ của con người ở đây khôngphải là nhào nặn mà là quá trình nghiên cứu quá trình phát sinh, phát triển, tìm mọicách để giải quyết mọi xung đột, đưa ra những điều kiện, phát huy cao độ yếu tốvật chất và tinh thần cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

* Kết cấu của tác phẩm

- Tác phẩm “Tuyên ngôn Đảng cộng sản” ngoài phần mở đầu một trang tácphẩm được chia ra làm 4 chương cụ thể:

Trang 12

Chương I: Tư sản và Vô sản

Mác – Ăng-ghen đã chỉ rõ vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản

Chương II: những người vô sản và những người cộng sản

Mác – Ăng-ghen đã chỉ rõ mối quan hệ giữa giai cấp vô sản và đảng cộng sản.Qua đó xác định nhiệm vụ của Đảng cộng sản và những biện pháp thực hiện nhiệm

vụ ấy đồng thời chống lại sự vu khống của giai cấp tư sản đối với đảng cộng sản.Chương III: Văn học xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa

Mác đã phân biệt chủ nghĩa xã hội khoa học với các trào lưu xã hội chủ nghĩa khácChương IV: Lập trường của những người cộng sản với các đảng đối lập Mác –Ăng-ghen làm rõ tư tưởng cách mạng không ngừng Tinh thần cách mạng triệt để

về lien minh giai cấp sự đoàn kết đấu tranh cảu những người cộng sản đối với cácđảng phái dân chủ trong cuộc đấu tranh chống lại các thế lực phản động dân tộc

- Tư tưởng cơ bản của tác phẩm

Tư tưởng cơ bản của tác phẩm được thể hiện rõ nhất trong lời tựa được viếtbằng tiếng Đức của Ăng-ghen 1883 trình bày khá rõ ba vấn đề sau:

Một là: Khẳng định sản xuất cơ sở kinh tế cùng với cơ sở xã hội thích ứng với

nó là nền tảng cho toàn bộ lịch sử chính trị của mỗi thời đại

Hai là: lịch sử xã hội từ khi có giai cấp là lịch sử đấu tranh giai cấp

Ba là: Đấu tranh giai cấp đến tư bản chủ nghĩa thì giai cấp vô sản chỉ có thể tựgiải phóng mình bằng cách đồng thời giải phóng vĩnh viễn toàn xã hội

1.2 Quan đểm của Mác –Ăng-ghen về vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của đảng cộng sản”

1.2.1 Sự ra đời của giai cấp tư sản

Ngay từ đầu chương I các ông đã chỉ “lịch sử tất cả các xã hội cho đến ngày

nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” Một kết luận mang tính quy luật mà Mác –

Ăng-ghen đã khẳng định trong tất cả các xã hội từ trước đến nay đều là lịch sử đấutranh giai cấp, phân chia giai cấp Quả vậy từ khi có tư hữu trong xã hội loài ngườithì lịch sử loài người luôn là đấu tranh giai cấp, xung đột giai cấp Có thể khẳngđịnh lời kết luận đầu tác phẩm này là một luận điểm mang tính chất phương pháp

Trang 13

luận, mang tính quy luật để xem xét toàn bộ các xã hội trong lịch sử Các ông cóchỉ rõ sự mâu thuẫn dẫn đến đấu tranh giai cấp cụ thể như sau ví dụ như giữa người

tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chủ đất và nông nô…mâu thuẫn này diễn

ra không ngừng lúc thì nó công khai, lúc thì nó ngấm ngầm và nó chỉ kết thúcthông qua cuộc cải tạo cách mạng hoặc là diệt vong của cả hai giai cấp

Thông qua quá trình nghiên cứu và giải phẫu xã hội tư bản các ông cũng đã chỉ

rõ quá trình phát sinh và phát triển phát triển của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tưsản Cũng như sự diệt vong tất yếu của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đồngthời thắng lợi giai cấp vô sản đều là tất yếu như nhau

Vậy thì một vấn đề được đặt ra tại sao giai cấp tư sản lại được sinh ra từ nhữngngười nông nô ở thành thị và trở thành thị dân Vì theo logic của lịch sử xã hội cómâu thuẫn giai cấp, đối kháng giai cấp thì cái quan hệ đối kháng ấy được biểu hiệnthong qua sự thống trị về mặt kinh tế, quan hệ đặc quyền, đặc lợi Những kẻ bịthống trị họ không có quyền gì ngay cả quyền gì ngay cả quyền sống của chínhmình Ví dụ trong xã hội chiếm hữu nô lệ mâu thuẫn đối kháng rõ nhất là giữa chủ

nô và nô lệ Quyền con người trong xã ấy đối với người nô lệ là không có Conngười có số mà không có tên, từ thủa bình minh của nhân loại cha đã phải bán conrồi phải bán luôn cả chính mình, rồi những hình phạt trong xã hội ấy hết sức lànghiệt ngã đối với người nô lệ…sau đó xã hội phong kiến thì nổi lên mâu thuẫngiữa địa chủ và nông dân, nông nô là những được tự do về thân thể nhưng do quan

hệ sản xuất của xã hội ấy, chính sách thuế, tô của xã hội ấy vô cùng nghiệt ngã vớihai hình thức theo hiện vật và tiền mặt lao dịch Và chính những người nông nô tự

do này họ tự do trồng trọt có cơ hội phát triển họ ra thành thị và trở thành thị dân vàcũng chính là giai cấp tư sản Cụ thể những người nông nô này mua đất của phongkiến để sản xuất nông nghiệp và sản xuất tiểu thủ công nghiệp, buôn bán nhỏ và trởthành những thị dân đầu tiên Cũng từ đó cũng đã bắt đầu xuất hiện những phườnghội trong phường hội có thợ cả và thợ bạn Những người thợ cả này do có nhữngkinh nghiệm về tay nghề lại cộng thêm sự kinh doanh buôn bán có hiệu quả chonên họ có cơ may ngoi lên trở thành những người buôn bán nhỏ Thông qua quá

Trang 14

trình tích luỹ lâu dài về tư bản họ đã trở thành những người tư sản Còn nhữngngười thợ bạn do một số điều kiện về sản xuất và kinh doanh hạn chế chon nên trởthành những người làm thuê cho những người thợ cả ấy.

Như vậy chúng ta đã thấy rõ ràng rằng sự xuất hiện của giai cấp tư sản đầu tiên

là gắn liền với kinh tế hàng hoá, kinh doanh công nghiệp theo lối phường hội thờitrung cổ Không phải bỗng nhiên mà có sự xuất hiện của giai cấp tư sản đầu tiên

mà nó luôn là quá trình phát sinh phát triển lâu dài và gắn liền với nền công nghiệp.Tóm lại, với sự phân tích, nghiên cứu một cách kỹ lưỡng quá trình phát triển củanền sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác – Ăng-ghen đã đi đến kết luận giai cấp tư sản

là sản vật của quá trình phát triển lâu dài cuộc một loạt cuộc cách mạng, sự tìmkiếm lâu dài trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Với sự nắm giữ haythống trị về mặt kinh tế giai cấp tư sản hoàn toàn có lợi thế trong việc quyết địnhmọi vấn đề kiến trúc thượng tầng Bộ mặt, địa vị giai cấp tư sản không ngững tănglên, mà hơn thế nữa lại là một luận chứng khoa học chứng tỏ sự lỗi thời của giaicấp địa chủ phong kiến và sự thay thế giai cấp tư sản – chủ nghĩa tư nghĩa là mộttất yếu dễ hiểu

1.2.2 Vai trò và tính cách mạng của giai cấp tư sản

Với sự ra đời cũng như sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá lại càng chứng tỏ

sự phát triển nhanh chóng của giai cấp tư sản đồng thời cũng cho thấy sự lạc hậu

lỗi thời của giai cấp địa chủ phong kiến Mác – Ăng-ghen đã đánh giá “giai cấp tư

sản đã đóng một vai trò hết cách mạng trong lịch sử” Vậy thì để xem sự phát triển

của giai cấp tư sản như thế nào, nó có vai trò lịch sử ra sao trong xã hội ấy chúng tacùng đi tìm hiểu một cách kỹ lưỡng hơn nữa những đóng góp cho lịch sử

Đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác thì sự phủ định hay chính là sự thaythế của giai cấp tư sản đối với xã phong kiến là một tất yếu dễ hiểu Lịch sử luônvận động và phát triển theo một con đường phủ định biện chứng thì sự tiến bộ củachủ nghĩa tư bản là một thực tế không thể nào trối cãi được và thay vào đó là nhữngquan hệ mới của đồng tiền

Trang 15

Giai cấp tư sản ra đời hình thành và phát triển đã đóng vai trò quan trọng tronglịch sử Được coi là dấu mốc đánh dấu sự phát triển của lịch sử xã hội loài người.

Là giai cấp cách mạng song dù nhìn ở góc độ nào đi chăng nữa thì giai cấp tư sảnvẫn là giai cấp bóc lột Giai cấp chỉ mưu cầu hạnh phúc cho mình mà bất chấp trên

cả máu và nước mắt người công nhân Chính vì vậy tính cách mạng của giai cấp tưsản cũng bị hạn chế Chính sự hạn chế ấy, mâu thuẫn ấy lại chính là căn nguyênkhiến cho chủ nghĩa tư bản diệt vong Sau khi lật đổ giai cấp phong kiến, một chế

độ, giai cấp với đầy tính hạn chế thì giai cấp tư sản lại thiết lập nên mâu thuẫn mớingay trong bản thân mình

Như vậy, nhìn một cách tổng thể từ sự phân tích ngay những nhân tố kháchquan trong lòng xã hội tư bản C.Mác – Ăng-ghen đã chỉ ra một cách cụ thể nhất, rõnét nhất quá trình phát sinh và phát triển của giai cấp tư sản Từ một giai cấp bị áptrong lòng xã hội phong kiến và nó đã trở thành giai cấp thống trị mang đến cho xãhội loài người sang một nền văn minh mới gấp hàng ngàn lần so với chế độ phongkiến Nhưng cũng chính từ sự văn minh ấy, phát triển ấy lại dựa trên quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa thì địa vị, vai trò của giai cấp tư sản cũng trở nên lỗi thời vềmặt lịch sử Chính vì thế sự thay thế một chế độ này bằng một chế độ xã hội khác

là một tất yếu khách quan

Chương II: Ý nghĩa lý luận của Mác – Ăng-ghen về vai trò lịch sử của giai cấp tư sản trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” đối với cách mạng Việt Nam hiện nay

2.1 Cơ sở hình thành và mầm mống giai cấp tư sản Việt Nam

2.1.1 Cơ sở hình thành giai cấp tư sản Việt Nam

- Khi nghiên cứu phát sinh của chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản là đặt ra vấn

đề nghiên cứu sự phát triển của kinh tế hàng hoá và kinh tế tiền tệ, đến trình độ nảysinh ra hiện tượng bóc lột công nhân làm thuê Sản xuất hàng hoá tất nhiên khôngphải đến chủ nghĩa tư bản mới có mà nó có khá lâu từ trước trong chế độ chiếm

Trang 16

hữu nô lệ và chế độ phong kiến Chủ nghĩa tư bản là một bước tất yếu của kinh tếhàng hoá trong lịch sử tiến hoá của nhiều nước trên thế giới Rõ rệt nhất là ở châu

Âu và ở nhiều nước châu Á, chủ nghĩa tư bản không có điều kiện phát triển như ởchâu Âu và chưa kịp chuyển biến kinh tế trong nước thành nền kinh tế tư bản chủnghĩa Song như vậy không có nghĩa dưới chế độ phong kiến thì giai cấp tư sảnkhông hình thành Mao Trạch Đông có nói trong tác phẩm cách mạng Trung Hoa

và Đảng cộng sản Trung Quốc “sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong xã

hội phong kiến đã nuôi sẵn mầm mống chủ nghĩa tư bản Nếu không có sự ảnh hưởng của tư bản ngoại quốc thì Trung Quốc sẽ dần dần phát triển đến xã hội tư bản chủ nghĩa”.

Nhưng chủ nghĩa tư bản xuất hiện từ bao giờ không thể căn cứ vào xuất hiệnnền sản xuất cơ khí và đại công nghiệp để đánh dấu sự phát triển của chủ nghĩa tưbản Chúng ta đều biết rằng quá trình tiến triển của chủ nghĩa tư bản bắt đầu từ hiệptác giản đơn tư bản chủ nghĩa đến công trường thủ công tư bản chủ nghĩa và sau đólên hình thái cơ khí và đại công nghiệp Trong cả ba hình thái nối tiếp nhau ấy Nộidung quan hệ sản xuất vẫn chỉ là một Tức là quan hệ bóc lột quan hệ giá trị thặng

dư của nhà tư bản đối với công nhân Những người bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất

và phải bán sức lao động, quan hệ công nhân làm thuê bị tư bản bóc lột Có điềutrong chừng mực mà sản xuất ở trình độ hợp tác giản đơn và công trường thủ công

tư bản chủ nghĩa thì chủ nghĩa tư bản chưa làm được cuộc cách mạng khoa học kỹthuật triệt để Để làm thay đổi toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội Song như vậy làphải có hiệp tác giản đơn và công trường thủ công mà trong đó xuất hiện sự bóc lộtcông nhân làm thuê rồi vẫn là chưa có chủ nghĩa tư bản Chủ nghĩa tư bản sinh ratrong lòng xã hội phong kiến và có thể dẫn tới một cuộc cách mạng hay không làcòn phải tuỳ thuộc vào điều kiện lịch sử riêng của từng nước

Trang 17

Chính vì vậy khi đặt vấn đề nghiên cứu mà chúng ta cho rằng quan hệ sản xuất

tư bản chủ nghĩa không thể có trong chế độ phong kiến mà chỉ có trong cách mạngkhoa học công nghệ thì đó là một kết luận sai lầm

Có nhiều người lại dựa vào đặc điểm lịch sử riêng biệt của Việt Nam để phủnhận điều kiện trên đây khi đề cập đến sự hình thành của giai cấp tư sản Việt Nam

Họ cho rằng ở Việt Nam không nhất thiết phải căn cứ vào quá trình tích luỹ tư bảntrái lại phải căn cứ vai trò của thực dân pháp tác động đến giai cấp xã hội để xemxét có hay hay không giai cấp tư sản Nếu mà có ảnh hưởng ngoại lai đi chăng nữathì cũng phải xét xem những yếu tố nội tại của mỗi quốc gia dân tộc để nhìn nhậnvấn đề sao cho thấu đáo Mà phải đứng trên lập trường quan điểm của chủ nghĩaMác – Lênin mới thấy được sự thật cũng như cốt lõi của vấn đề Chúng ta phải dựavào những quy luật phổ biến về sự phát triển của xã hội nói chung Nếu khôngchúng ta không bao giờ giải quyết triệt để được vấn đề Vì vậy khi nghiên cứu vềgiai cấp tư sản chúng ta không thể căn cứ vào cái nghĩa mà lớp người đi trướcthường hiểu là lớp trưởng giả, lớp giàu có biểu hiện ở mức sống bên ngoài

Tóm lại, như trên trình bày chúng ta thấy sự xuất hiện của kinh tế hàng hoá ởnước ta đã có từ rất lâu rồi Nhưng do những chính sách của triều đình phong kiếncòn quá hạn chế với kinh tế này cho nên sự bộc lộ của nó là không rõ nét lắm.Nhưng chúng ta cần khẳng định một điều là những cơ sở đầu tiên cho giai cấp tưsản đã có từ lâu ở nước ta

- Kinh tế nước ta phát triển khi tiếp xúc với tư bản phương Tây từ thế kỷ XVcàng phát triển lên nó lại càng uy hiếp sự tồn tại của chế độ phong kiến đang thốngtrị ở nhiều nước Ở châu Âu cách mạng tư sản Anh, Hà lan ở thế kỷ XVI-XVII,Pháp năm 1789 Tư bản chủ nghĩa ở châu Âu phát triển khá mạnh rồi những nhàbuôn người Bồ Đầu Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha lại thường xuyên lui tới khu vựcchâu Á hơn Ở Việt Nam thế thế kỷ XVII những nhà buôn Hà Lan mở những hộibuôn bán ở Hội An – Quảng Nam, Huế, năm 1637 Trịnh Nguyễn cho phép người

Hà Lan mở của hàng

Trang 18

2.1.2 Những mầm mống tư sản đầu tiên

Chúng ta nhận định rằng, nếu không có sự tiếp xúc của nền kinh tế tư bản tâyphương thì nền kinh tế nước ta vẫn phát triển theo hướng hàng hoá Song do có sựtiếp xúc ấy cho nên nó đã đẩy mạnh hơn, nhanh hơn để đẻ ra những mầm mống củanhủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản ở nước ta Chính sách về ruộng đất ở nước ta làchế độ điền địa quan cấp được triều Lê ban hành ở thế kỷ XIX thì kinh tế lãnh chúaphong kiến được chuyển sang kinh tế địa chủ phong kiến Cho nên nó cũng thayđổi hẳn hình thức sở hữu, ví dụ như trước kia chế độ đằng trong thống trị thì có mộtchúa phong kiến địa phương thống trị Dựa vào phong kiến chi phối Trong lúc đótình hình mua ruộng đất đã xuất hiện song chưa phổ biến, địa tô cũng đã xuất hiệnnhưng chưa phải địa tô chủ yếu Sự phân hoá trong nông thôn nước ta trong từngvùng để cho quá trình giao lưu buôn bán các nông phẩm diễn ra tốt hơn Không chỉ

có nông nghiệp mà còn có công nghiệp diễn ra phổ biến, công cuộc đó gắn với khai

mỏ của Pháp ở các tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Quảng Ngãi, Thanh Hoá…theo Phan Huy Chú các chủ mỏ đã xuất vốn ra để thuê lao động và những con sốnày tăng lên liên tục

Tóm lại từ sự trình bày trên có thể khái quát như sau:

Một là: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở nông thôn Nông

nghiệp đã phân hoá thành những ngành chuyên môn hoá sản xuất Những nôngphẩm trở thành hàng hoá, ruộng đất cũng vậy Tình trạng bán ruộng đất lấy tô.Chứng tỏ sự phát triển của nước ta bấy giờ có ý nghĩa rất lớn

Hai là: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện trong các hầm mỏ, công

xưởng Việc xuất vốn thuê mướn người làm là một bằng chứng được Phan HuyChú ghi rất rõ ràng Chứng tỏ những sự xuất hiện trên đây đã có nhưng đó mới chỉ

là mầm mống Nhưng do chiến tranh liên miên cũng do chính sách tụt hậu của nhàNguyễn làm cho mầm mống giai cấp tư sản khó có thể lớn lên được

Trang 19

2.2 Vai trò của giai cấp tư sản việt nam trong công cuộc cách mạng của đất nước

2.2.1 Vai trò của giai cấp tư sản Việt Nam từ 1858 đến trước khi đổi mới đất nước

- Năm 1858 đế quốc Pháp khiêu khích Đà Nẵng 1862 Pháp chiếm Nam Bộ vànăm 1884 Pháp xâm lược toàn cõi nước ta và thống trị nước ta đến năm 1945 trongsuốt thời gian chúng đô hộ nước ta về cơ bản mọi mặt là không phát triển được, nếu

có chỉ là sự què quặt Tất nhiên về mặt thực dân pháp chúng chỉ muốn chặn đứngcon đường phát triển của nước ta Song do yêu cầu phát triển bên trong nền kinh tếnước ta vẫn có sự phát triển nào đó Khi thực dân pháp vào thì mầm mống chủnghĩa tư bản đã nảy nở và phục hồi nhưng về cơ bản thì vẫn phụ thuộc hoàn toànvào pháp Tóm lại chúng ta muốn tìm hiểu về sự phát triển cũng như vai trò củagiai cấp tư sản Việt Nam trước tiên xin được điểm qua chính sách của thực dânpháp ở Việt Nam:

Như vậy, với sự thống trị của đế quốc Pháp giai cấp tư sản Việt Nam qua thậtchịu nhiều đắng cay trên đường phát triển bấp bênh của chính mình Có thể khẳngđịnh không một lúc nào, một ngành nào chủ nghĩa đế quốc pháp lại buông lơi chogiai cấp tư sản Việt Nam phát triển Giai cấp tư sản Việt Nam chưa bao giờ trởthành một lực lượng kinh tế độc lập mà luôn là một lực lượng kinh tế yếu ớt phụthuộc vào Pháp

Thông qua hai thời kỳ là bình định và khai thác Trong giai đoạn một là phápgặp phải sự chống cự của nhân dân ta cho nên kinh tế hàng hoá bị đình trệ Nhữngmầm mống giai cấp tư sản trong thời kỳ trước hình thành hầu như là bị lụi đi đếnbây giờ chưa phục hồi được Ở Nam Bộ khi pháp chiếm được thì phục hồi cơ bảncông thương nghiệp đã bắt đầu trở lại hoạt động nhưng đời sống của giai cấp tư sảnchỉ là sống lay lắt

Sau khi buộc triều đình nhà nguyễn ký hiệp ước bảo hộ thì tình trạng đầu tư vàocông nghiệp của thực dân pháp vẫn rụt rè Trước tình đó giai cấp tư sản Việt Nam

Trang 20

giai cấp tư sản Việt Nam đã bắt đầu nghĩ đến buôn bán mà bắt đầu quan tâm đếnkinh doanh công nghiệp như sản xuất nông cụ, làm đồ sắt, vật dụng làm nhà, lậpquỹ hùn vốn kinh doanh Ví dự như công ty Quang Hưng Long công ty vừa có tínhchất thương mại lại vừa có tính chất công nghiệp, công ty Phượng Lân, TiếnThành…hay Nguyễn hữu Thu, Bạch Thái Bưởi bỏ vốn ra làm mỏ, Bạch Thái Bưởi

bỏ vốn ra mở xưởng sửa chữa tàu thuỷ Ngô Từ Hạ, Bùi Huy Tin lập nhà máy in.Như vậy trong thời gian này hình thức kinh doanh của giai cấp tư sản việt Nam là

vô cùng phức tạp như kinh doanh công nghiệp, thành lập công ty cổ phần, bóc lộtruộng đất…bởi vì họ xuất thân từ nhiều tầng lớp trong xã hội như quan lại phongkiến, nhà buôn thợ thủ công, phú nông thầu khoán…nhưng để làm ăn được tư sảnViệt Nam vấp phải nạn thuế khoá, sự nhập khẩu hàng hoá của Pháp Và cũng chínhtrong giai đoạn này sự biến động lớn ở Nhật, Trung Quốc đã thấm dần vào họ Từ

đó họ đã giác ngộ về mặt giai cấp

Họ đã nhận thức để làm ăn được không chỉ đơn thuần về mặt kinh tế mà cầnphải gạt bỏ đi những trở lực đe doạ là sự thống trị của thực dân pháp và tay sai Vìvậy quyền lợi giai cấp luôn thống nhất với quyền lợi dân tộc Phong trào chống đế

quốc có tính chất tư sản bắt đầu rõ rệt như phong trào “phản đối đế quốc không

cho buôn bán, phản đối toàn bộ chính sách của Pháp đối vơi toàn bộ nhân dân ta” Lòng yêu nước bây giờ không còn là trừu tượng nữa với họ Nó đã được cụ thể

hoá trong từng cuộc đấu tranh bảo vệ quyền lợi giai cấp đang bị uy hiếp Giai cấpmới bắt đầu cầm ngọn cờ chủ nghĩa yêu nước Như phong trào có xu hướng vũtrang bạo động của Phan Bội Châu và cải cách đứng đầu nhà ái quốc Phan ChâuTrinh cùng với nhà cầm đầu Đông Kinh nghĩa thục chủ yếu là người thành thị.Cũng có người cho rằng phong trào của họ không mang tính chất tư sản bởi vì sốlượng quá ít Như vậy nếu mà chỉ chú ý tới là số lượng ít hay nhiều thì mới đượcgọi là phong trào mang tính chất giai cấp tư sản thì quả là không xác đáng Tuy giaicấp tư sản Việt Nam ít nhưng nó đã hình thành trước chiến tranh thế giới thứ nhất

Ngày đăng: 06/05/2024, 14:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w