TÊN TIỂU LUẬN: HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI NƠI CÔNG TÁC

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
TÊN TIỂU LUẬN: HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN VỚI NƠI CÔNG TÁC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 Chương I: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật 3 1. Sơ lược lịch sử hình thành: 3 1.1 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng 3 1.2 Phép biện chứng duy vật 3 2. Nội dung chính của phép duy vật biện chứng 4 2.1 Hai nguyên lý của phép biện chứng duy vật 4 2.1.1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 4 2.1.2 Nguyên lý về sự phát triển 4 2.2 Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 4 2.2.1 Quy luật lượng – chất: quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. 4 2.2.2 Quy luật mâu thuẫn: 5 2.2.3 Quy luật phủ định của phủ định 5 2.3 Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật: 6 2.3.1 Cái riêng và cái chung: 6 2.3.2 Nguyên nhân và kết quả: 6 2.3.3 Tất nhiên và ngẫu nhiên: 6 2.3.4 Nội dung và hình thức: 7 2.3.5 Bản chất và hiện tượng: 7 2.3.6 Khả năng và hiện thực: 7 3. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng là nhận thức và thực tiễn 7 3.1 Thực tiễn: 7 3.2 Nhận thức 7 4. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 8 4.1 Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất: 8 4.2 Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng: 8 4.3 Tồn tại xã hội và ý thức xã hội: 9 5. Các hình thái kinh tế xã hội 9 Chương 2: Vận dụng kiến thức thực tiễn tại cơ quan: 10 1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức 10 2. Ngành nghề/lĩnh vực hoạt động với vai trò trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng 10 KẾT LUẬN 11

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA LUẬT HỌC

Phùng Đình Bình

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

Ngành, chuyên ngành: KINH TẾ LUẬTGiảng viên: TS Lê Hồ Sơn

Năm 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC HUẾ

KHOA LUẬT HỌC

Phùng Đình Bình

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TRIẾT HỌC MÁC – LÊ NIN

TÊN TIỂU LUẬN: “BA QUY LUẬT TRONG PHÉP BIỆN CHỨNG

DUY VẬT, LIÊN HỆ THỰC TIỀN TẠI UBND XÃ HIỆP AN HUYỆN ĐỨC TRỌNG, TỈNH LÂM ĐỒNG”

Ngành, chuyên ngành: KINH TẾ LUẬTGiảng viên: TS Lê Hồ Sơn

Năm 2023

Trang 3

1.4Nội dung chính của phép biện chứng duy vật 7

1.5Một số vấn đề lý luận chung về các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật: 7

1.5.1 Khái niệm và phân loại quy luật: 7

1.5.2 Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại 8

1.5.3 Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập 9

1.5.4 Quy luật phủ định của phủ định 11

Chương 2: Vận dụng kiến thức thực tiễn tại cơ quan: (Anh Bình tự cân nhắc thêm vào cho phù hợp với hoạt động tại tổ chức – Không cứ thêm rồi chuyển em fix lại hen) 12

2.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức 12

2.2 Sứ mệnh: 13

2.3 Tầm nhìn: 13

2.4 Nhận diện những luận điệu xuyên tạc, quan điểm sai trái của các thế lực thù địch: 14

2.5 Vận dụng các quy luật cơ bản của biện chứng duy vật để xây dựng, định hướng trách nhiệm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng Sản Việt Nam: 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

MỞ ĐẦU

Công tác quản trị trên hầu hết ở các lĩnh vực ngoài việc phải vận dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý khoa học trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế giới hiện đại luôn vận động như ngày nay mà còn đòi hỏi cần phải có các phương pháp tư duy đúng đắn để lựa chọn các mô hình, thể chế phù hợp với quy mô tính chất chủ thể hoạt động nhằn đưa đến sự hiệu quả, thành công.

Quản lý tổ chức là một quá trình hoạt động, liên kết giữa các bộ phận trong tổ chức với mối quan hệ chủ quan và khách quan Do đó việc nghiên cứu và vận dụng của tư duy khoa học sao cho phù hợp với nghệ thuật quản trị sẽ mang lại giá trị cốt lõi cho tổ chức và có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức.

Theo V.I Lenin nhận định, Phép biện chứng duy vật của Mac-Angghen là học thuyết về phát triển dưới hình thức đấy đủ, sâu sắc và toàn diện nhất, về tính tương đối của tri thức con người Đó là linh hồn của sống của chủ nghĩa Mác Vì vậy việc vận dụng phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa M ac -Lenin vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Việc vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn để chỉ đạo hoạt động, tuyên truyền, sản xuất, điều hành doanh nghiệp…thể hiện rất nhiều khía cạnh khác nhau của khoa học triết học, khoa học quản lý kinh tế, quản lý con người, văn hoá, đạo đức…tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó mỗi khía cạnh là một

chuyên đề khoa học khá lý thú Trong phạm vi đề tài, tôi xin được phép phân tích “Ba quy luật trongphép biện chứng duy vật, liên hệ thực tiễn tại UBND Xã Hiệp An, Huyện Đức Trọng, Tỉnh LâmĐồng” để chứng minh cho nhận định trên.

Trang 5

NỘI DUNGChương I: Cơ sở lý luận về phép biện chứng duy vật

Trước khi vào nội dung của bài, tác giả muốn truyền tải thông tin để người đọc có thể hiểu thế nào là chủ nghĩa duy tâm, thế nào là chủ nghĩa duy vật? với chủ nghĩa duy tâm là bạn coi trọng ý thức hơn vật chất, xem ý thức có vai trò quyết định vật chất, kiểu như chỉ cần có niềm tin là có thể sống được.

Còn duy vật là bạn coi trọng vật chất hơn ý thức, xem vật chất có vai trò quyết định vật chất, điển hình là câu nói “Có thực với vực được đạo”

Từ đó, có khái niệm “duy vật biện chứng”, đó là mọi sự vật tồn tại luôn có mối quan hệ tác động qua lại

lẫn nhau và nó có vai trò quyết định ý thức.

1.1 Sơ lược lịch sử hình thành:

Phép biện chứng duy vật là một bộ phận lý luận cơ bản hợp thành thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin; là “khoa học về mối liên hệ phổ biến” và cũng là “khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy” “Theo quan niệm của Mác, cũng như của Hêghen thì phép biện chứng bao gồm cái mà ngày nay người ta gọi là lý luận nhận thức hay nhận thức luận”.

1.2 Phép biện chứng và các hình thức cơ bản của phép biện chứng

Khái niệm biện chứng, phép biện chứng:

Trong chủ nghĩa Mác – Lênin, khái niệm biện chứng dùng để chỉ những mối liên hệ, tương tác, chuyển hóa và vận động, phát triển theo quy luật của các sự vật, hiện tượng, quá trình trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Biện chứng bao gồm biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan Biện chứng khách quan là biện chứng của thế giới vật chất, còn biện chứng chủ quan là sự phản ánh biện chứng khách quan vào trong đời sống ý thức của con người.

Theo Ph Ănghen: “Biện chứng gọi là khách quan thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn biện chứng gọi là chủ quan, tức là tư duy biện chứng, thì chỉ phản ánh sự chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên …”.

Phép biện chứng là học thuyết nghiên cứu, khái quát biện chứng của thế hệ thống các nguyên lý, quy luật khoa học nhằm xây dựng hệ thống các nguyên tắc phương pháp luận của nhận thức và thực tiễn Với

Trang 6

nghĩa như vậy, phép biện chứng thuộc về biện chứng chủ quan, đồng thời nó cũng đối lập với phép siêu hình – phương pháp tư duy về sự vật, hiện tượng của thế giới trong trạng thái cô lập và bất biến.

1.3 Phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ph Ăngghen cho rằng: “Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”.

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ph.Ăngghen đã định nghĩa: “phép biện chứng là khoa học về sự liên hệ phổ biến”; còn khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển (trong đó có bao hàm học thuyết về sự phát triển của nhận thức) trong phép biện chứng mà C.M ác đã kế thừa từ triết học của Hêghen, V.I.Lênin đã khẳng định : “Trong số những thành quả đó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết xề sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này không phản ánh vật chất luôn luôn p hát triển không ngừng”,v.v

1.4 Nội dung chính của phép biện chứng duy vật

Sự phong phú và đa dạng của các sự vật hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy quy định nội dung phép biện chứng duy vật Nội dung của phép biện chứng duy vật bao gồm nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển Nó được xem là linh hồn sống của chủ nghĩa Mac.

Phép biện chứng duy vật giữ vai trò là một nội dung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác -Lênin; đồng thời nó cũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học.

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biện chứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa: Phép biện chứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng.

Trang 7

Với những nội dung cơ bản là: Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến; Nguyên lý về sự phát triển; các cặp phạm trù: cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết quả, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực Ba quy luật gồm Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa

các mặt đối lập; Quy luật phủ định của phủ định Và lý luận nhận thức duy vật biện chứng Hai nguyênlý, ba quy luật, sáu cặp phạm trù và lý luận nhận thức giúp chúng ta hình thành quan điểm toàn diện,quan điểm lịch sử cụ thể, quan điểm về sự phát triển, giúp chúng ta thấy được con đường, cách thứcvà khuynh hướng của sự phát triển trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, giúp chúng ta nhận ra đượcnhững mặt quyết định trong các mối quan hệ, giúp chúng ta hiệu quả nhất.

Với đề tài này, tác giả sẽ đi sâu và nghiên cứu các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật.

1.5 Một số vấn đề lý luận chung về các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật:

1.5.1Khái niệm và phân loại quy luật:

Quy luật là những mối liên hệ khách quan, bản chất, tất nhiên, phổ biến và lập lại giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa các sự vật, hiện tượng với nhau.

Phân loại quy luật căn cứ vào mức độ của tính phổ biến để phân loại thì các quy luật được chia thành: những quy luật riêng, những quy luật chung và những quy luật phổ biến; Căn cứ vào lĩnh vực tác động để phân loại thì các quy luật được chia thành ba nhóm lớn: Những quy luật tự nhiên, những quy luật xã hội và những quy luật của tư duy Phép biện chứng duy vật nghiên cứu những quy luật chung nhất, tác động trong toàn bộ các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy của con người Đó là quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập; quy luật phủ định của phủ định.

1.5.2Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại Quy luật này là quy luật về phương thức chung của quá trình vận động, phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

Khái niệm chất, dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự thống nhất

hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác Để hiểu chất là gì cần hiểu thuộc tính là gì? Thuộc tính về chất là một khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại với các sự vật khác Đó có thể là tính chất, trạng thái, yếu tố, v.v của sự vật Ví dụ, chất của đồng chỉ bộc lộ ra khi đồng tác động qua lại với nhiệt độ, không khí, điện, v v… Chất của một người được bộc lộ ra qua quan hệ của người đó với những người khác và qua công việc mà người đó làm v.v Mỗi sự vật có nhiều thuộc tính Tổng hợp những thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản của sự vật Như vậy, sự vật cũng có nhiều chất Chất của sự vật là khách quan Nó do thuộc tính của sự vật quy định.

Trang 8

Khái niệm lượng, dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật về các phương diện: số lượng

các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc độ, nhịp điệu của các quá trình vận động, phát triển của sự vật Một sự vật có thể tồn tại nhiều loại lượng khác nhau, được xác định bằng các phương thức khác nhau phù hợp với từng loại lượng cụ thể của sự vật.

Những thay đổi về lượng dẫn đền những thay đổi về chất: mỗi sự vật đều có lượng, chất và chúng thay đổi trong quan hệ chặt chẽ với nhau Lượng thay đổi nhanh hơn chất, nhưng không phải mọi thay đổi của lượng đều ngay lập tức làm thay đổi căn bản về chất Sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất chỉ trong giới hạn nhất định Vượt quá giới hạn đó sẽ làm cho sự vật không còn là nó, chất cũ mất đi, chất mới ra đời Giới hạn mà trong đó, sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm thay đổi về chất được gọi là độ Độ là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa lượng và chất, là khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng (tăng lên hoặc giảm đi) chưa làm cho sự thay đổi căn bản về chất của sự vật Những điểm giới hạn mà khi sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ làm cho sự thay đổi về chất của sự vật diễn ra được gọi là: điểm nút

Sự thay đổi về chất do những thay đổi về lượng trước đó gây ra gọi là: bước nhảy Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn phát triển của sự vật và là điểm khởi đầu của một giai đoạn phát triển mới Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác v.v…Quy luật này còn có chiều ngược lại Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật trên nhiều phương diện như làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.

Chung quy, sự thống nhất giữa lượng và chất trong sự vật tạo thành độ của sự vật Những thay đổi về lượng dần dần đến giới hạn nhất định thì xảy ra bước nhảy, chất cũ bị phá vỡ, chất mới ra đời cùng với độ mới Đó chính là cách thức phát triển của sự vật Qúa trình này diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng vận động, biến đổi.

Ý nghĩa của phương pháp luận, muốn có thay đổi về chất phải tích luỹ về lượng, không được nóng vội chủ quan Khi tích luỹ về lượng đã đủ, cần thực hiện bước nhảy, tránh bảo thủ, trì trệ, ngại khó Phân biệt và vận dụng sáng tạo bước nhảy Để sự vật còn là nó phải nhận thức được độ của nó và không để cho lượng thay đổi vượt quá giới hạn độ Khi chất mới ra đời phải xác định quy mô, tốc độ phát triển mới về lượng

Tóm lại, đây là quy luật cơ bản và phổ biến về phương thức chung của quá trình vận động, phát triển

trong tự nhiên, xã hội và trong tư duy của con người Chất và lượng là hai mặt thống nhất của mọi sự vật và hiện tượng hay một quá trình nào đó trong tự nhiên, xã hội và trong cả tư duy Hai phương diện đó đều

Trang 9

tồn tại khách quan, trong đó chất tồn tại thông qua lượng và lượng là biểu hiện của chất ra bên ngoài Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và lượng trong quá trình nhận thức chỉ có ý nghĩa tương đối: có cái trong mối quan hệ này lại là chất nhưng trong mối quan hệ khác lại đóng vai trò là lượng Quy luật này chỉ ra rằng bất kì sự vật nào cũng là sự thống nhất giữa chất và lượng, sự thay đổi dần dần về lượng vượt quá giới hạn của độ sẽ dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời sẽ tác động trở lại tới sự thay đổicủa lượng Việc nắm vững nội dung quy luật này có vai trò to lớn trong việc xem xét giải quyết những vấn đề do công cuộc đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nayở nước ta đặt ra Việc thực hiện thành công quá trình đổi mới trên từng lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tạo ra bước nhảy về chất ở đó, và tạo điều kiện để thực hiện thành côngquá trình đổi mới toàn diện tất cả các mặt của đời sống xã hội nhằm tạo ra bước nhảy về chất của toàn bộ xã hội nói chung Như bất kì một sự thay đổi về chất nào khác, những bước nhảy trong quá trình đổi mới hiện nay cũng chỉ có thể là kết quả của quá trình thay đổi về lượng thích hợp Bất kì một sự nôn nóng, chủ quan, ảo tưởng nào đều có thể dẫn tới sai lầm, tổn thất, cản trở sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước.

1.5.3Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập

Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển của sự vật.

Khái niệm mặt đối lập, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng, vận động trái

ngược nhau nhưng đồng thời lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau Thí dụ, diện tích âm và diện tích dương trong một nguyên tử, đồng hoá và dị hoá của một cơ thể sống, sản xuất và tiêu dùng trong hoạt động kinh tế của xã hội, chân lý và sai lầm trong quá trình phát triển của nhận thức.v.v…

Khái niệm mâu thuẫn, dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và đấu tranh, chuyển hoá giữa các mặt đối lập

của một sự vật hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến Bởi vì mọi sự vật hiện tượng đều vốn có mâu thuẫn; mâu thuẫn diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc trong mọi lĩnh vực tự nhiên xã hội và tư duy Mâu thuẫn có tính đa dạng, phong phú Bởi vì mỗi sự vật, hiện tượng quá trình đều bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác nhau, như mâu thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu v.v… chúng biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử, cụ thể khác nhau, chúng có vai trò, vị trí khác nhau đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật Trong những lĩnh vực khác nhau cũng tồn tại những mâu thuẫn với những tính chất khác nhau, tạo nên tính phong phú trong biểu hiện của mâu thuẫn Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau

Trang 10

Khái niệm thống nhất của các mặt đối lập, dùng để chỉ sự liên hệ, ràng buộc, không tách rời nhau, quy

định lẫn nhau của các mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại Sự thống nhất của các mặt đối lập cũng bao hàm sự đồng nhất giống nhau, tương đồng và có trạng thái cân bằng, tác động ngang nhau.

Khái niệm đấu tranh của các mặt đối lập, dùng để chỉ khuynh hướng tác động qua lại, bài trừ phủ định

lẫn nhau Đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối, vì nó diễn ra thường xuyên liên tục, trong tất cả quá trình vận động, phát triển của sự vật; ngay trong sự thống nhất của các măt đối lập cũng bao chứa những nhân tố phá vỡ sự thống nhất đó Vì vậy, thống nhất của các mặt đối lập là tương đối có điều kiện tạm thời Sự tác động qua lại dẫn đến chuyển hóa giữa các mặt đối lập là một quá trình lúc mới xuất hiện, mâu thuẫn thể hiện ở sự khác biệt và phát triển thành hai mặt đối lập Khi hai mặt đối lập của mâu thuần xung đột với nhau gay gắt và khi điều kiện đã chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết Mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới được hình thành và quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn, làm cho sự vật, hiện tượng luôn luôn vận động và pháttriển Bởi vậy, sự liên hệ, tác động và chuyển hoá giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển trong thế giới Thực chất của quy luật này là mọi sự vật, hiện tượng đều chứa đựng những mặt, những khuynh hướng đối lập, tạo thành những mâu thuẫn trong bản thân nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành xung lực nội tại của sự vận động và phát triển, dẫn tới sự mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới.

Ý nghĩa của phương pháp luận, cần phải thấy được động lực phát triển của sự vật không phải ở ngoài sự

vật mà là những mâu thuẫn trong bản thân sự vật Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến nên nhận thức mâu thuẫn là cần thiết và phải khách quan Không nên sợ mâu thuẫn, không né tránh mâu thuẫn Trong hoạt động thực tiễn phải biết xác định trạng thái chín muồi của mâu thuẫn để giải quyết kịp thời Mâu thuẫn chỉ được giải quyết khi có đủ điều kiện chín muồi, cho nên không được giải quyết mâu thuẫn nóng vội khi chưa có điều kiện chín muồi, nhưng cũng không được để việc giải quyết mâu thuẫn diễn ra tự phát Nếu điều kiện chưa chín muồi có thể thông qua hoạt động thực tiễn để thúc đẩy điều kiện nhanh đến Quy luật này là “hạt nhân” của phép biện chứng Là quy luật về nguồn gốc, động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển Theo quy luật này, nguồn gốc và động lực cơ bản, phổ biến của mọi quá trình vận động, phát triển chính là mâu thuẫn khách quan vốn có của sự vật

1.5.4Quy luật phủ định của phủ định

Phủ định, là khái niệm chỉ sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.

Phủ định siêu hình là sự phủ định sạch trơn, sự phủ định không tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo, không tạo cho cái mới ra đời, lực lượng phủ định là ở bên ngoài sự vật Phủ định biện chứng là khái niệm dùng để chỉ sự tự phủ định, sự phủ định tạo tiền đề cho sự phát triển tiếp theo của sự vật, sự phủ định tạo tiền đề cho cái mới ra đời thay thế cái cũ, lực lượng phủ định ở ngay trong bản thân sự vật.

Ngày đăng: 05/05/2024, 22:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan