Bài thảo luận cđs trong kinh doanh nhóm 4

46 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Bài thảo luận cđs trong kinh doanh nhóm 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển đổi số trong kinh doanh, phân tích chuyển đổi số TPBANKChuyển đổi số trong kinh doanh, phân tích chuyển đổi số TPBANKChuyển đổi số trong kinh doanh, phân tích chuyển đổi số TPBANK

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

- -ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN: CHUYỂN ĐỔI SỐ TRONG KINH DOANHĐề tài:

Phân tích các hoạt động trước, trong và sauchuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 6

PHẦN I: XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 7

1.1 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới 7

1.2 Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam 9

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPBANK 14

2.1 Giới thiệu chung về TPBank 14

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TPBank 14

PHẦN III: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG TPBANK 16

3.1 Thực trạng trước chuyển đổi số của TPBANK 16

3.1.1 Các hoạt động trước khi chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 16

3.1.2 Những hạn chế trước hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng TPBank:.173.2 Xác định chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 18

3.2.1 Đánh giá thực trạng của của ngân hàng TPBank 18

3.2.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh 18

3.2.1.2 Đánh giá thực trạng chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 19

3.2.2 Xây dựng chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 26

3.3 Giai đoạn khởi đầu chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 28

3.3.1 Áp dụng công nghệ vào trong hệ thống ứng dụng core – banking 28

3.3.2 Dịch vụ thẻ 30

3.3.3 Mobile banking 31

3.3.4 Internet Banking 32

3.3.5 Nhân lực phát triển công nghệ số 33

3.4 Giai đoạn mở rộng chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 33

3.4.1 Chuyển đổi mô hình quản trị của TPBank 33

3.4.2 Áp dụng công nghệ số vào nhiều lĩnh vực khác nhau của TPBank 36

3.5 Giai đoạn hoàn tất chuyển đổi số của ngân hàng TPBank 38

4

Trang 5

3.5.1 Áp dụng CNS để từng bước kết nối các hệ thống hiện có thành một hệ thống thông tin xuyên suốt từ kinh doanh đến các nghiệp vụ quản trị trong TPBank 383.5.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu chung trong TPBank 393.5.3 Đầu tư vào đổi mới sáng tạo (R&D) để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ và

không ngừng nâng cấp các hệ thống hiện tại 403.5.4 Áp dụng CNS mới để đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng cho cơ sở

dữ liệu chung của TPBank 40KẾT LUẬN 42TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

5

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh thời nay, nền kinh tế, dịch vụ thương mại của các nước trên toàn thế giới đang trên đà phát triển nhanh với tốc độ chóng mặt qua nhiều sự đổi mới về quy trình làm việc và một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thay đổi đó là nhờ việc chuyển đổi số trong kinh doanh Việc áp dụng các công nghệ số vào hoạt động ngân hàng là một xu hướng tất yếu, giúp tăng cường hiệu quả và tốc độ phát triển của ngành, cũng như giúp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, mở ra nhiều cơ hội, phương hướng trong tương lai giúp tăng hiệu quả làm việc, giảm thiểu đi các chi phí vận hành không cần thiết và cuối cùng là gia tăng sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy nhau cùng phát triển Các ngân hàng hiện nay đều đang chạy đua để “số hóa” các hoạt động dịch vụ mà mình cung cấp, trong đó có gương mặt tiêu biểu trong việc áp dụng chuyển đổi số một cách nổi bật đó là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong (TPBank), họ đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình để đón đầu xu hướng của thị trường đồng thời hơn thế nữa là từ đó mà họ có thể điều chỉnh các mục tiêu cần phải đạt được trong tương lai Đồng thời, TPBank đã nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi số trong hoạt động dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và đã tiên phong áp dụng những giải pháp tiên tiến trong lĩnh vực này.

Và quan trọng nhất là việc chuyển đổi số trong mô hình quản trị của mình với có sự hỗ trợ của các yếu tố cốt lõi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như là: trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT), Big Data, Blockchain; với mục đích là thay đổi cơ cấu, cách vận hành doanh nghiệp của mình nhằm tạo các dịch vụ, sản phẩm mới phục vụ cho nhu cầu của khách hàng một cách tốt hơn để có thêm đem về nhiều thành tựu lẫn lợi nhuận nhất có thể TPBank tập trung vào cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tài chính đa dạng cho tất cả các tệp khách hàng từ cá nhân đến doanh nghiệp

Thông qua bài thảo luận này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu, phân tích về quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong (TPBank), những biện pháp đã được áp dụng để giúp TPBank đạt được nhiều thành công trong quá trình chuyển đổi số của mình Để từ đó mà ta có thể đưa ra các đề xuất, kiến nghị góp phần cải thiện những nhược điểm hiện đang mắc phải trong quá trình chuyển đổi số của các doanh trong lĩnh vực tài chính.

6

Trang 7

PHẦN I: XU HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI SỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM1.1 Xu hướng chuyển đổi số trên thế giới

Tiến trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp trên thế giới.

Trong cùng báo cáo, Cisco & IDC nhấn mạnh trong năm, 31% doanh nghiệp đang ở giai đoạn đầu của chuyển đổi số, giảm 8% so với năm 2019; 53% các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tiếp theo ("Observer" - "Quan sát"), tăng 3% so với năm 2019; 13% doanh nghiệp trong giai đoạn "Thách thức" (Challenger) và 3% các doanh nghiệp đã "Trưởng thành" ("Native"), tăng lần lượt 4% và 1% so với năm trước

Trạng thái của các doanh nghiệp trong tiến trình tới "trưởng thành số" (Nguồn Cisco & IDC 2020)

Xuất phát Quan sát Thách thức Trưởng thành

(Nguồn Cisco & IDC 2020)

Khảo sát từ 900 nhà lãnh đạo doanh nghiệp trong báo cáo của Fujitsu về “Chuyển đổi số toàn cầu năm 2019” cho thấy có tới 40% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã thực hiện và gặt hái thành quả từ các dự án chuyển đối, khoảng 40% các dự án vẫn đang trong giai đoạn triển khai và chỉ một số ít, dưới 30% các doanh nghiệp chưa thực hiện dự án chuyển đổi số nào Cụ thể hơn, các lĩnh vực như tài chính, vận tải, sản xuất, y tế và bán buôn/ bán lẻ là những lĩnh vực có tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện các dự án chuyển đổi số cao nhất Đặc biệt, có tới hơn 40% doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng và vận tải đã triển khai các dự án thành công với kết quả rõ rệt.

7

Trang 8

Tiến trình chuyển đổi số theo ng ành (Fujitsu 20 19)

Đã triển khai và có kết quảĐang triển khaiTestingKế hoạchChưa có kế hoạch

Xu hướng ưu tiên các dự án và thị trường chuyển đối số

Theo Gartner, công ty nghiên cứu và tư vấn về công nghệ thông tin hàng đầu thế giới, các dự án chuyển đổi số đang là ưu tiên của rất nhiều doanh nghiệp trên thị trường Cụ thể, có tới 87% nhà lãnh đạo đánh giá số hóa quy trình đang là ưu tiên số 1, 40% các tổ chức đã và đang triển khai rộng rãi các hoạt động số nhằm số hóa quy trình kinh doanh, quy trình quản trị và có tới 91% lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động số hóa trong từng phạm vi nhất định.

Thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Market Research Future cho thấy vào năm 2018, mức đầu tư cho chuyển đổi số toàn cầu đạt 250,65 tỷ USD Ước tính tới năm 2025, con số này đạt khoảng 817,05 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng mức đầu tư trung bình hàng năm đạt 18,87%.

8

Trang 9

Mức độ tăng trưởng ấn tượng này gấp nhiều lần so với mức tăng trưởng GDP thế giới, thể hiện mới quan tâm và sự đầu tư rất lớn từ các doanh nghiệp và các tổ chức cho các dự án liên quan tới chuyển đổi số cho tới năm 2025.

Các ưu tiên của doanh nghiệp khi chuyển đổi số

Theo khảo sát của BDO năm 2019 với hơn 300 lãnh đạo cấp Giám đốc (C-level) cho thị trường các doanh nghiệp cỡ vừa trong các lĩnh vực bán lẻ, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, tài chính, y tế và dược phẩm năm 2019 cho biết có tới hơn 60% lãnh đạo cấp cấp nói rằng mục tiêu từ 18 tháng tới 5 năm của họ khi thực hiện chuyển đổi số nhằm “nâng cao trải nghiệm khách hàng”, “cải thiện hiệu quả hoạt động” và “tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới”.

Ư u t i ê n c ủa do a nh ng hi ệ p khi t hực hiệ n c huy ể n đổ i s ố ( BDO 2 0 1 9 )

1.2 Thực trạng chuyển đổi số tại Việt Nam

Rào cản trong hoạt động chuyển đổi số đối với doanh nghiệp Việt Nam

9

Trang 10

Khảo sát của VCCI và JETRO với hơn 400 doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy thực trạng khiêm tốn trong chuyển đổi số doanh nghiệp với rào cản chính bảo gồm

+ Chi phí đầu tư và chuyển đổi số còn cao

+ Hạ tầng công nghệ thông tin hiện tại kém phát triển

+ Khó khăn trong việc tiếp cận các giải pháp về rủi ro và an ninh mạng + Nguồn lực chuyển đổi số còn hạn chế

+ Tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, chuỗi cung ứng chưa được chuẩn hóa + Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về công nghệ số.

Phân tích SWOT đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam trong chuyển đổi số

- Nhận thức của các lãnh đạo doanh nghiệp về xu hướng CĐS

- Cơ cấu tổ chức linh hoạt, phản hồi nhanh với các thay đổi

- Kênh tiếp thị, phân phối và bán hàng đa dạng

- Khả năng kết nối thông tin nhanh chóng với khách hàng và nhà cung cấp đầu vào

- Năng lực quản trị nội bộ chưa cao, cơ cấu tổ chức chưa hoàn thiện, quy trình chưa chuẩn hóa

- Thiếu nhân sự có kỹ năng và CNTT để

Trang 11

- Khả năng áp dụng phần mềm vào các nghiệp vụ tài chính, kế toán

còn thiếu

- Năng lực và nhận thức liên quan đến quản lý rủi ro và an ninh mạng

- Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của

- Sự gia tăng các rủi ro liên quan đến an toàn thông tin, an ninh mạng.

(nguồn nhóm Tư vấn)

Vị trí của doanh nghiệp trong lộ trình chuyển đổi số

48.8% doanh nghiệp đã từng sử dụng một số giải pháp CĐS nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa phù hợp, hoặc doanh nghiệp áp dụng để đáp ứng những nhu cầu tức thời đặt ra trong bối cảnh dịch Covid-19 nhưng giờ không còn nhu cầu Lý do khác cho thực trạng này là việc các doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu và chiến lược CĐS đúng đắn, cũng như thiếu nhân sự phục vụ CĐS cả về lượng và chất Điều này thể hiện rõ khi chỉ có 6.2% đã hoàn thành xác định mục tiêu CĐS và chỉ 7.6% đã từng bước xây dựng kế hoạch trong ngắn và dài hạn để chuyển đổi số.

35.3% doanh nghiệp đã số hoá dữ liệu, quy trình (chủ yếu đưa các dữ liệu, văn bản,

giấy tờ từ “bản cứng” thành “bản mềm” lưu trữ trên hệ thống) Đây là hoạt động quan trọng để tiến tới CĐS ở phạm vi rộng và đồng bộ hơn.

Một tỉ lệ nhỏ (2.2%) đã làm chủ công nghệ, phần mềm quản lý để phân tích dữ liệu, tự động hoá để đưa ra các quyết định trong sản xuất kinh doanh, cho dù một số vẫn còn gặp khó khăn trong quá trình sử dụng công nghệ.

11

Trang 12

Mức độ đầu tư cho chuyển đổi số

Kết quả khảo sát cho thấy, chưa đến 40% các doanh nghiệp có ngân sách để đáp ứng nhu cầu CĐS từ mức trung bình đến đầy đủ để tiếp nhận các tư vấn và giải pháp CĐS Trong khi đó, có đến 43,3% doanh nghiệp có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS, nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế.

Đáng lo ngại có tới 20% doanh nghiệp hoàn toàn không có dự toán ngân sách đầu tư cho CĐS.

Trên thực tế việc thiếu ngân sách dành cho CĐS cũng là thách thức phổ biến tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là DNNVV.

12

Trang 15

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TPBANK.2.1 Giới thiệu chung về TPBank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập từ ngày 05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng TPBank được thừa kế những thế mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ đông chiến lược bao gồm: Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đoàn Công nghệ FPT, Công ty Tài chính quốc tế IFC,

TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động Dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến và trình độ quản lý chuyên sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm đột phá như LiveBank – mô hình ngân hàng tự động 24/7, Savy - ứng dụng tiết kiệm vạn năng, QuickPay - thanh toán bằng mã QR code, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank TPBank đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T'aio với trí thông minh nhân tạo Al và công nghệ máy học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay Tất cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành nhà băng đầu tiên có hệ sinh thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.

Tính đến ngày 30/9/2022 ngân hàng có vốn điều lệ là 15.817.555 triệu đồng Mạng lưới của TPBank tính đến cuối tháng 9/2022 có một Hội sở chính, một văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh, 53 chi nhánh và 71 phòng giao dịch tại nhiều tỉnh thành trên cả nước Trụ sở chính của TPBank có địa chỉ tại: Số 57 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội.

Với tuyên ngôn thương hiệu "Vì chúng tôi hiểu bạn", TPBank mong muốn lấy nền tảng của "sự thấu hiểu" khách hàng để xây dựng phong cách chất lượng dịch vụ ngân hàng hàng đầu hiểu để sẻ chia hiểu để cùng đồng hành với khách hàng, để sáng tạo ra những sản phẩm dịch vụ tốt nhất và phù hợp nhất đem lại những giá trị gia tăng cao nhất cho khách hàng Đó cũng chính là kim chỉ nam cho sự phát triển bền vững mà TPBank hướng đến.

15

Trang 16

2.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TPBank.

 Ngân hàng TPBank được thành lập vào ngày 05 tháng 5 năm 2008 Sau đó vào tháng 8/2010, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng

 Tháng 12/2013, TPBank cho ra mắt nhận diện thương hiệu chính thức và đón nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

 Đến tháng 12/2014, ngân hàng khai trương trụ sở mới tại số 57 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 Trong những năm tiếp theo, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm và dịch vụ mới Tháng 8/2016, ngân hàng giới thiệu thẻ tín dụng TPBank World MasterCard

 Tháng 2/2017, họ đã ra mắt hệ thống điểm giao dịch tự động đầu tiên.

 Vào tháng 10/2017, TPBank cho ra mắt ứng dụng thanh toán bằng hình thức quét mã QR

 Sau đó, vào tháng 04/2018, TPBank niêm yết thành công 555 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh Đây là sự kiện nổi bật đánh dấu bước tiến đáng kể trong quá trình hoạt động ổn định và bền vững của ngân hàng.

 Đến tháng 3/2019, vốn điều lệ của TPBank đạt 8.566 tỷ đồng và vào tháng 12/2020, ngân hàng niêm yết bổ sung 215.082.516 cổ phiếu

 Tháng 12/2021, vốn điều lệ của TPBank đã tăng lên hơn 15.817 tỉ đồng.

 Vào tháng 4/2022, TPBank ra mắt nền tảng Ngân hàng Số hoàn toàn mới dành cho Doanh nghiệp (TPBank Biz), cho phép khách hàng doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ ngân hàng trực tuyến một cách dễ dàng và thuận tiện hơn Sau gần 15 năm đi vào hoạt động, ngân hàng Tiên Phong Bank đã đạt tổng tài sản trên 206 tỷ đồng và có hơn 60 chi nhánh trên toàn quốc.

 Tháng 10/2022, TPBank lọt vào bảng xếp hạng Top 50 Doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam của VNR500.

 Tháng 1/2023, TPBank nâng cấp toàn diên LiveBank 24/7: tăng tốc độ xử lý và đổi mới giao diện theo xu hướng Glassmorphism Hiện nay TPB vẫn đang tiếp tục mở nhiều chi nhánh và phát triển mạnh mẽ tại khắp các tỉnh và thành phố.

16

Trang 17

PHẦN III: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA NGÂN HÀNG TPBANK3.1 Thực trạng trước chuyển đổi số của TPBANK

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong (TPBank) là một trong những ngân hàng lớn và uy tín nhất tại Việt Nam, với lịch sử hơn 15 năm hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng thương mại Cùng với đó là những thành tựu nổi bật trong hành trình chuyển đổi số đã đưa ngân hàng TPBank trở thành “lá cờ tiên phong” dẫn đầu xu thế trong làm sóng chuyển đổi số ở nước ta Trước khi bắt đầu quá trình chuyển đổi số vào năm 2017, TPBank đã thực hiện các hoạt động theo cách thức mô hình hoạt động truyền thống của ngành ngân hàng, TPBank hoạt động như một ngân hàng truyền thống, tập trung chủ yếu vào các dịch vụ ngân hàng offline như mở tài khoản, cho vay, thanh toán và gửi tiền Các giao dịch thường diễn ra tại các chi nhánh hoặc qua các công cụ truyền thống như điện thoại và máy tính cá nhân TPBank cũng cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng dành cho cá nhân và doanh nghiệp

3.1.1 Các hoạt động trước khi chuyển đổi số của ngân hàng TPBank

Một trong những phương thức chính để hoạt động của TPBank trước khi chuyển đổi số là thông qua mạng lưới chi nhánh và điểm giao dịch trải rộng khắp.

- TPBank đã phát triển một hệ thống chi nhánh và điểm giao dịch rộng lớn, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ ngân hàng của mình Các chi nhánh và điểm giao dịch này thường được trang bị đầy đủ các thiết bị và nguồn nhân lực để phục vụ nhu cầu của khách hàng, bao gồm các quầy giao dịch, máy rút tiền tự động (ATM), và các thiết bị thanh toán khác.

- Khách hàng của TPBank thường phải đến trực tiếp các chi nhánh hoặc điểm giao dịch của ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính Đây là một trong những phương thức chính để tiếp cận dịch vụ ngân hàng trước khi chuyển đổi số Tại các quầy giao dịch, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch như rút tiền, gửi tiền, chuyển khoản, mở tài khoản và các dịch vụ tài chính khác Quá trình này thường yêu cầu khách hàng điền các biểu mẫu, ký tên và sử dụng các giấy tờ chứng từ như sổ tiết kiệm, hợp đồng vay mượn và các loại giấy tờ khác để xác nhận giao dịch.

17

Trang 18

- Cung cấp dịch vụ tài chính cho doanh nghiệp: TPBank cung cấp các dịch vụ như tín dụng doanh nghiệp, quản lý tiền mặt, thanh toán quốc tế và các dịch vụ tài chính khác cho doanh nghiệp.

- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng: Bao gồm các dịch vụ tư vấn tài chính, hỗ trợ khách hàng qua điện thoại, email và tại các chi nhánh.

- Ngoài các dịch vụ truyền thống như vay mượn và gửi tiền, TPBank cũng cung cấp các dịch vụ tiết kiệm truyền thống Khách hàng có thể mở các loại sổ tiết kiệm với lãi suất cố định hoặc linh hoạt tại các chi nhánh hoặc điểm giao dịch của TPBank Quá trình này thường yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân và tiền gửi ban đầu để mở tài khoản tiết kiệm.

- Một trong những yếu tố quan trọng khác của hoạt động của TPBank trước khi chuyển đổi số là việc quản lý dữ liệu và tài chính truyền thống TPBank sử dụng các hệ thống quản lý dữ liệu và tài chính truyền thống, phụ thuộc nhiều vào tài liệu giấy tờ và quản lý dữ liệu tay để thực hiện các hoạt động ngân hàng Điều này có thể bao gồm việc lưu trữ và quản lý thông tin khách hàng, thông tin tài chính và các dữ liệu khác liên quan đến hoạt động ngân hàng của TPBank.

- Quản lý tài chính cá nhân: TPBank cung cấp các công cụ và dịch vụ cho phép khách hàng quản lý tài chính cá nhân, bao gồm cả thông tin tài khoản, giao dịch và kế hoạch tài chính.

- Những hoạt động này thường được thực hiện qua các kênh offline và truyền thống trước khi TPBank chuyển đổi sang mô hình kinh doanh số hóa.

3.1.2 Những hạn chế trước hoạt động chuyển đổi số của ngân hàng TPBank:

- Về hạ tầng công nghệ:

+ Hệ thống CNTT cũ kỹ, thiếu linh hoạt và khả năng mở rộng.

+ Hệ thống dữ liệu chưa được tích hợp thống nhất, gây khó khăn cho việc phân tích và khai thác dữ liệu.

+ An ninh mạng chưa được đảm bảo an toàn tuyệt đối - Về nguồn nhân lực:

18

Trang 19

+ Thiếu nhân lực có chuyên môn cao về công nghệ số.

+ Nhân viên chưa có đủ kiến thức và kỹ năng sử dụng các công nghệ mới + Văn hóa doanh nghiệp chưa thích ứng với môi trường số.

3.2 Xác định chiến lược chuyển đổi số của ngân hàng TPBank3.2.1 Đánh giá thực trạng của của ngân hàng TPBank

3.2.1.1 Tầm nhìn, sứ mệnh

Tầm nhìn: Trở thành một trong những ngân hàng đầu tại Việt Nam với các sản

phẩm, dịch vụ tài chính trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh,

Sứ mệnh:

- TPBank cung cấp sản phẩm/dịch vụ tài chính hoàn hảo cho Khách hàng và Đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao.

- TPBank là tổ chức kinh tế hoạt động minh bạch, an toàn, hiệu quả và bền vững, mang lại lợi ích tốt nhất cho các Cổ đông.

- TPBank tạo điều kiện tối ưu để mỗi Cán bộ Nhân viên có cuộc sống đầy đủ về kinh tế, phát huy năng lực sáng tạo và phát triển sự nghiệp của bản thân.

- TPBank là tổ chức có trách nhiệm xã hội cao, tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng với mục tiêu vì CON NGƯỜI và HƯNG THỊNH QUỐC GIA.

Mục tiêu dài hạn (SMART):

Cụ thể (Specific): TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt mức 8.7000 tỷ đồng trong năm 2023 Đến năm 2028, ngân hàng dự kiến đạt trên 21.000 tỷ.

19

Trang 20

Đo lường được (Measurable): Tổng tài sản dự kiến tăng 7% lên 350.000 tỷ đồng Nguồn vốn huy động thị trường 1 ước tăng 6% lên 306.960 tỷ đồng.

Có thể đạt được (Achievable): TPBank sẽ tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh đa dịch vụ, phát triển cơ sở khách hàng đa dạng, chất lượng dựa trên chiến lược số hóa toàn diện.

Có ý nghĩa (Relevant): TPBank sẽ chú trọng nâng cao tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) nhằm giảm chi phí vốn, tăng biên lãi thuần để nâng hiệu quả kinh doanh và tăng cường kiểm soát, thu hồi, xử lý nợ xấu.

Thời gian rõ ràng (Time-bound): Mục tiêu này được đặt ra cho giai đoạn từ năm 2023 đến năm 2028.

3.2.1.2 Đánh giá thực trạng chuyển đổi số của ngân hàng TPBank

 Các tác động và xu hướng bên ngoài:  Môi trường vĩ mô:

- Hạ tầng, công nghệ thông tin:

Cơ sở hạ tầng (tòa nhà, trang thiết bị, hệ thống công nghệ và nguồn nhân lực) của TPBank tác động đáng kể đến quá trình chuyển đổi số của TPBank.

20

Trang 21

Các tòa nhà và trang thiết bị ngân hàng khi được hiện đại hóa và nâng cấp sẽ dễ dàng hỗ trợ các dịch vụ kỹ thuật số Việc đầu tư vào máy chủ, mạng và trung tâm dữ liệu tiên tiến sẽ đáp ứng nhu cầu tăng về dịch vụ kỹ thuật số Hệ thống công nghệ (điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, blockchain và phân tích dữ liệu) thể hiện tính cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thay đổi của khách hàng của, giúp ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao trải nghiệm của khách hàng và tạo ra những cơ hội kinh doanh mới.

Nguồn nhân lực của TPBank rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi số Ngân hàng cần thu hút và giữ chân nhân tài có kỹ năng và chuyên môn phù hợp để thúc đẩy chương trình chuyển đổi kỹ thuật số của họ Điều này bao gồm việc thuê các nhà khoa học dữ liệu, kỹ sư phần mềm và chuyên gia an ninh mạng để phát triển và duy trì hệ thống công nghệ của ngân hàng.

- Kinh tế vĩ mô:

Xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và Tổ chức Thương mại Thế giới Điều này khiến TPBank hiện đại hóa hệ thống và áp dụng các giải pháp kỹ thuật số để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mong đợi của khách hàng.

Sự thay đổi toàn cầu hướng tới nền kinh tế kỹ thuật số và thanh toán trực tuyến đã thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng số Điều bắt buộc là TPBank phải liên tục nâng cấp nền tảng số để cung cấp các dịch vụ liền mạch, an toàn và thuận tiện cho khách hàng.

- Văn hóa xã hội:

+ Thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng nên các ứng dụng thanh toán điện tử cần đa dạng Vì vậy, TPBank điều chỉnh các dịch vụ ngân hàng số cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

+ Nhu cầu ngày càng tăng, việc áp dụng các giải pháp công nghệ tài chính (fintech) đã thúc đẩy TPBank nắm bắt và cải tiến dịch vụ của mình Các công ty Fintech đẩy mạnh phát triển ngân hàng số, cung cấp các dịch vụ như ví di động, ví trả sau…

+ Hành vi và kỳ vọng của xã hội, khách hàng mong đợi dịch vụ ngân hàng số thân thiện và dễ tiếp cận.

- Chính sách, Pháp luật Thương mại điện tử:

21

Trang 22

+ Chính sách Chính phủ: Chính phủ Việt Nam đã thúc đẩy chuyển đổi số thông qua nhiều hoạt động và chính sách Các văn bản quan trọng như:

Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”.

Quyết định số 810/QĐ-NHNN ngày 11/5/2021 của Thống đốc NHNN ban hành Kế hoạch chuyển đổi số ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

+ Pháp luật về thương mại điện tử: Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng đã mở đường cho quá trình số hóa và chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng tại Việt Nam

 Môi trường vi mô

Nhà cung ứng: gồm 5 cổ đông lớn Tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji, Công ty cổ phần FPT, Công ty thông tin di động VMS (MobiFone), Tổng công ty cổ phần tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare) và Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore Họ là nhà cung cấp tài chính và thiết bị, dịch vụ cho sự phát triển của TPBank:

+ Công ty cổ phần FPT: hỗ trợ công nghệ và kinh nghiệm khai thác các giải pháp công nghệ trong hoạt động Ngân hàng.

22

Trang 23

+ Tổng công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare): hỗ trợ cho TPBank về tiềm lực tài chính và hệ thống đối tác rộng rãi, chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị tài chính.

+ Công ty Thông tin Di động VMS (MobiFone): hỗ trợ các giải pháp về sử dụng các dịch vụ ngân hàng thông qua kênh điện thoại di động (Mobile Banking) với chất lượng dịch vụ cao.

+ Tập đoàn tài chính SBI Ven Holding Pte.Ltd Singapore: hỗ trợ về mô hình ngân hàng điện tử LiveBank bằng kinh nghiệm phát triển về mảng này tại Việt Nam.

+ Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI và các cổ đông liên quan nắm giữ 20% cổ phần của TPBank.

- Sản phẩm thay thế:

Hiện nay sự xuất hiện mạnh mẽ của các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các công ty tài chính cung cấp dịch vụ cho vay trên thị trường, điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Các hoạt động cho vay, cầm cố, thế chấp tài sản và đổi tiền vẫn được thực hiện bên ngoài ngân hàng giữa các cá nhân với nhau Các hoạt động này được điều chỉnh bởi luật pháp nên được xem là các sản phẩm thay thế truyền thống cho các sản phẩm của ngân hàng.

- Khách hàng:

Nhóm khách hàng thuộc thế hệ Y (1980 - 1990) và thế hệ Z (1995 - 2015) là nhóm đối tượng mà TPBank luôn nhắm đến Vì đây là nhóm khách hàng trẻ, họ tiếp thu nhanh chóng các nền tảng công nghệ và khả năng lan truyền thông tin của nhóm khách hàng này là vô cùng lớn Điều này rất phù hợp với mục tiêu phát triển chuyên sâu của ngân hàng TPBank về lĩnh vực ngân hàng số Điển hình năm 2020,tổng số lượng khách hàng của TPBank đã lên đến 3,6 triệu khách hàng, trong đó phần lớn là các khách hàng của hệ thống LiveBank.

Khách hàng truyền thống, khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vẫn là phân khúc khách hàng luôn được quan tâm TPBank vẫn trên đà phát triển nhiều sản phẩm và các dịch vụ để phục vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau.

- Các đối thủ tiềm năng:

23

Ngày đăng: 05/05/2024, 16:56