1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận giữa kỳ đánh giá khả năng phát triển du lịch làng nghề truyền thống nước mắm nam ô

21 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Khả Năng Phát Triển Du Lịch Làng Nghề Truyền Thống Nước Mắm Nam Ô
Tác giả Nhóm 3
Người hướng dẫn GV Phạm Thị Lấm
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quy hoạch du lịch
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,46 MB

Nội dung

Cơ sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”.Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo t

Trang 2

Tên thành viên Nhiệm vụ

Trần Quỳnh Thúy Như (Nhóm

trưởng)

Tổng hợp wordTìm thông tin về chương 1Thuyết trình

Trần Hoàng Nữ Như Ý Tìm thông tin giới thiệu chung

về làng Trần Thị Ngọc Tú Tìm thông tin về mức độ hấp

dẫn Thuyết trình

Lê Thị Thu Hương Tìm thông tin về mức độ bền

vững và sức chứa du khách

Lê Nguyễn Phương Thành Tìm thông tin về thời gian hoạt

động và mức độ thuận lợiNguyễn Phúc Tân Tìm thông tin cơ sở vật chất kỹ

thuật

Thuyết trìnhNguyễn Thị Bích Ngọc Làm Powerpoint

Nguyễn Thị Tuyết Ngân Làm Powerpoint

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 2

1.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống 2

1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống 2

1.3 Du lịch làng nghề truyền thống 3

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM NAM Ô 5

2.1 Giới thiệu chung về làng nghề mắm Nam Ô 5

2.2 Mức độ hấp dẫn 5

2.3 Mức độ bền vững 11

2.4 Sức chứa du khách 11

2.5 Thời gian hoạt động 12

2.6 Mức độ thuận lợi 12

2.7 Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch 14

2.8 Đánh giá chung 15

KẾT LUẬN 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Trang 4

MỞ ĐẦU

Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống ngày càng cao thì cùng với đó du lịch đã trởthành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của nhiều người Thực tếcho thấy, du lịch là một trong những ngành kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thếgiới hiện nay, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện cơ sở vật chất kĩ thuật, nâng cấpcác di sản văn hóa, khuyến khích phát triển kinh tế – xã hội, giao lưu văn hóa và tăngcường hiểu biết lẫn nhau giữa các khu vực, các quốc gia, thông qua qua đó góp phầnbảo vệ và giũ gìn hòa bình thế giới Hiện nay du lịch là một xu hướng phát triển mạnh

ở các quốc gia trên thé giới trong đó có Việt Nam Du lịch ngày càng mang lại lợi ích

và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung, từngquốc gia hay từng địa phương nói riêng Và các làng nghề truyền thống ở Việt Namcũng đã đóng góp rất nhiều vào ngành du lịch Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay

đã được phục hồi, đầu tư phát triển với qui mô và kĩ thuật cao

Nam Ô là một ngôi làng cổ nằm bên vịnh Đà Nẵng Trải qua nhiều thế kỷ, Nam

Ô ngày càng trở nên sầm uất và phồn thịnh, thu hút đông đảo cộng đồng cư dân từnhiều vùng, miền khác nhau đến lập nghiệp Từ thời mở đất, lập làng của các thế hệtrước, nghề đi biển đánh bắt hải sản phát triển mạnh và kéo theo đó nghề chế biến thựcphẩm cũng hình thành Từ con cá cơm than, người dân đã chế biến ra nước mắm thơmngon mang thương hiệu Nam Ô Trải qua bao thăng trầm, đến nay người dân Nam Ôvẫn gìn giữ và bảo tồn nguyên vẹn những kinh nghiệm, bí quyết làm nước mắm truyềnthống được trao truyền qua nhiều thế hệ Đây cũng là một trong những điều kiện thuậnlợi để phát triển du lịch Xuất phát từ lý do đó, nhóm em lựa chọn đề tài “Đánh giá khảnăng phát triên du lịch làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô”

NỘI DUNG

Trang 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ LÀNG NGHỀ

VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1 Làng nghề và làng nghề truyền thống

Từ xa xưa do đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có nhiều lao độngtham gia đã khiến cư dân Việt cổ sống quần tụ lại với nhau thành từng cụm dân cưđông đúc, dần hình thành nên làng xã Trong từng làng xã đã có cư dân sản xuất cácmặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên những làng nghề và truyềnnghề từ thế hệ này sang thế hệ khác Đề tài làng nghề truyền thống là đề tài rất thú vị,

đã có rất nhiều nhà văn hóa nghiên cứu về đề tài này

Theo Tiến sĩ Phạm Côn Sơn trong cuốn “Làng nghề truyền thống Việt Nam” thìlàng nghề được định nghĩa như sau: “làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa màcũng có nghĩa là nơi quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, kỉ cương tập quánriêng theo nghĩa rộng Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũnghàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm Cơ sởvững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữgìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương”

Xét theo góc độ kinh tế, trong cuốn: “Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyềnthống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa” Tiến sĩ Dương Bá Phượng chorằng: “Làng nghề là làng ở nông thôn có một hoặc một số nghề thủ công tách hẳn rakhỏi thủ công nghiệp và kinh doanh độc lập Thu thập từ các làng nghề đó chiếm tỉtrọng cao trong tổng giá trị toàn làng”

Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về làng nghề truyền thống,nhưng ta có thể hiểu làng nghề truyền thống là: Một địa phương, một khu vực lãnh thổ

mà tại đó đa số người dân kiếm sống bằng một ngành nghề đặc trưng được truyền từđời này sang đời khác mang bản sắc văn hóa, dân tộc được nhiều người thừa nhận.Ngày nay trong quá trình phát triển của kinh tế xã hội Làng nghề đã thực sựthành đơn vị kinh tế tiểu thủ công nghiệp, có vai trò, tác dụng tích cực rất lớn đối vớiđời sống kinh tế xã hội

1.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống

Thứ nhất, làng nghề truyền thống là một cụm dân cư sinh sống tạo thành làngquê hay phường hội Thuật ngữ “làng” dùng để chỉ một đơn vị hành chính từ thời xaxưa ám chỉ một cộng đồng, một nhóm người chung sống với nhau trong cùng phạm vilãnh thổ nhất định có mối quan hệ mật thiết với nhau dưới sự quản lý của cơ quanchính quyền địa phương Đây là một cộng đồng nhỏ về văn hoá Những phong tục, tập

2

Trang 6

quán, đền thờ, miếu mạo… của mỗi làng xã vừa có nét chung của văn hoá dân tộc, vừa

có nét riêng của mỗi làng quê, làng nghề

Do đó làng nghề truyền thống về bản chất cũng là một làng chính vì vậy trongphạm vi lãnh thổ nhất định là tập hợp một số lượng người cùng chung sống, làm việcdưới sự quản lý của chính quyền địa phương

Thứ hai, làng nghề truyền thống là làng mà tại đó đa số người dân kiếm sốngbằng một nghề giống nhau Để được coi là một làng nghề thì đòi hỏi tại khu vực đóphải tập hợp một số lượng lớn người dân cùng làm việc bằng một ngành nghề giốngnhau Nếu chỉ một số lượng nhỏ làm việc bằng một ngành nghề giống nhau thì khôngđược coi là một làng nghề mà chỉ gọi với một tên gọi khác là nghề truyền thống củagia đình, dòng họ Một làng nghề truyền thống có thể có một nghề hoặc vài nghềtruyền thống Nếu làng có vài nghề thì có một nghề chính và tên nghề đó được gọi tênlàng nghề Sản phẩm của làng nghề có quy trình công nghệ nhất định, được truyền từthế hệ này sang các thế hệ khác

Thứ ba, làng nghề truyền thống là nơi bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật Làngnghề là cả một môi trường kinh tế – xã hội và văn hoá Nó bảo lưu những tinh hoanghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác, hun đúc ở các thế hệ nghệnhân tài hoa và những sản phẩm độc đáo mang bản sắc riêng Sản phẩm của các làngnghề truyền thống là những sản phẩm văn hoá, có giá trị mỹ thuật cao Do đó, pháttriển các làng nghề góp phần đắc lực vào việc giữ gìn các giá trị văn hoá của dân tộcViệt Nam trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá

Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì:

“ Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch

sử, di tích văn hóa, những phong tuc tập quán còn hiện diện…Bao gồm hệ thống đình,chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn, ở, mặc, giao tiếp,…”

Trang 7

Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹthuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đềsáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống Đó chính là phần vănhóa phi vật thể Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thểkhác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sảnphẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống…

Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó Vì vậy mà dulịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa Từ đó ta có thểhiểu du lịch làng nghề truyền thống như sau:

“Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó dukhách được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiếtđến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó”

Du lịch làng nghề truyền thống là một loại hình du lịch văn hóa hấp dẫn, gópphần làm phong phú cho sản phẩm du lịch Đi du lịch làng nghề truyền thống conngười sẽ luôn được thư thái nghỉ ngơi đắm mình trong một không gian mang đậm chấtnông thôn trong lành Du lịch làng nghề truyền thống có vai trò vô cùng to lớn đối vớicác làng nghề, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn Việt Nam, cải thiện đời sốngnhân dân Việt Nam tại các vùng nông thôn còn lạc hậu Các làng nghề truyền thốngcũng có tác động tích cực trở lại hoạt động du lịch Các giá trị văn hóa tại các làngnghề truyền thống chính là hạt nhân để khai thác phục vụ cho hoạt động du lịch pháttriển sản phẩm độc đáo Trong tương lai du lịch làng nghề truyền thống sẽ ngày càngphát triển mạnh mẽ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu đi du lịch ngày càng cao của khách dulịch trong và ngoài nước Tuy nhiên phát triển du lịch làng nghề truyền thống phải cóquy hoạch tổng thể, theo hướng phát triển du lịch bền vững, khai thác đi đôi với bảotồn môi trường văn hóa xã hội, môi trường tự nhiên để không làm mai một đi các giátrị văn hóa, giữ cho môi trường tự nhiên trong sạch, môi trường xã hội ổn định, vănminh Bởi vì làng nghề truyền thống là sự kết tinh những nét đẹp dân tộc thuần phác,chứa đựng cả suy nghĩ, tình cảm lối sống ông cha ngàn đời truyền lại

4

Trang 8

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG NƯỚC MẮM NAM Ô

2.1 Giới thiệu chung về làng nghề mắm Nam Ô

Nam Ô thuộc vương quốc Champa, về sau, vào khoảng đầu thế kỷ XIV, khi ChếMân dâng châu Ô, châu Lý cho Đại Việt vào năm 1306 để cưới công chúa HuyềnTrân, vùng đất này trở thành cửa ô phía Nam của Đại Việt nên có tên gọi Nam Ô, và từ

đó, người Việt bắt đầu di cư đến sinh sống ở vùng này Trải qua nhiều biến thiên vàthăng trầm của lịch sử, đến nay, làng Nam Ô không còn rộng lớn như xưa, chỉ còn làmột ngôi làng nhỏ nép mình bên vịnh Đà Nẵng, nhưng tên làng Nam Ô vẫn được giữnguyên

Nam Ô là một ngôi làng cổ, cửa ô phía Nam của nước Đại Việt xưa, hình thànhcách ngày nay hàng trăm năm, nằm bên vịnh Đà Nẵng, dưới chân đèo Hải Vân, bên lềđường thiên lý thuộc phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng; làmột làng nghề truyền thống khai thác, đánh bắt thủy hải sản, làm nước mắm Theo thống kê của Hội làng nghề nước mắm Nam Ô, hiện có 92 hộ làm mắm,trong đó 10 cơ sở quy mô lớn, 17 cơ sở đăng ký thương hiệu riêng, ba hợp tác xã vàmột doanh nghiệp Mỗi năm, làng nghề làm nước mắm Nam Ô đưa ra thị trường hàngtrăm ngàn lít nước mắm

Năm 2009, làng nghề nước mắm Nam Ô được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học

và Công nghệ) công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể Đến năm 2019,Làng nghề nước mắm Nam Ô được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là disản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hiện nay, người dân Hội làng nghề nước mắmNam Ô có hơn 60 hộ tham gia sản xuất và các hợp tác xã, công ty

Với những giá trị tiêu biểu, ngày 27/11/2020, UBND thành phố Đà Nẵng đãquyết định xếp hạng Cụm di tích lịch sử Nam Ô là di tích cấp thành phố

2.2 Mức độ hấp dẫn

Làng Nam Ô bên cạnh thương hiệu nước mắm trứ danh, Nam Ô còn sở hữu cảnhquan thiên nhiên tươi đẹp với những bờ biển xanh, cát trắng mịn, bãi đá rêu phong, đồinúi Hải Vân hùng vĩ, vươn mình ôm lấy làng cổ, cùng với các di chỉ văn hóa có lịch sửlâu đời như đền thờ bà Liễu Hạnh, dấu tích Huyền Trân công chúa, mộ cổ tiền hiềnlàng Nam Ô, lăng thờ cá Ông, các di chỉ, dấu tích Chăm, các nét đẹp văn hóa, phongtục tập quán, lễ hội tại địa phương Đây chính là điều kiện thuận lợi để gắn kết pháttriển các sản phẩm, dịch vụ du lịch tại làng nghề

Nước mắm

“Nam Ô nước mắm thơm nồng

Đi mô cũng nhớ mùi hương quê nhà”

Trang 9

Từ ngàn xưa, nước mắm Nam Ô đã có tiếng ở khắp các vùng đất Quảng Nam.Nước mắm Nam Ô được xem như một đặc sản xứ Quảng, mang hương vị đậm đà,thơm nồng mà ai đi xa cũng nhớ về.

Nhắc đến những làng nghề truyền thống Đà Nẵng, không thể không kể đến làngnghề nước mắm Nam Ô Ngay cả các bậc lão làng cũng không thể nhớ được ngôi làng

ra đời chính xác vào năm nào, chỉ biết vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,làng nghề đã phát triển rất mạnh

Vào khoảng những năm 80 của thế kỷ XX, thương hiệu nước mắm truyền thốngcủa Đà Nẵng được tặng thưởng Huy chương Vàng – giải thưởng được trao tại Hội chợtriển lãm Giảng Võ (Hà Nội) Và tháng 8/2019 vừa qua, nghề làm nước mắm Nam Ôđược Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thểquốc gia Đây có thể xem là “động lực” quan trọng góp phần bảo tồn và phát triển làngnghề trở thành sản phẩm du lịch văn hóa hấp dẫn của địa phương

Điều làm nên nét đặc trưng của thương hiệu nước mắm Nam Ô không chỉ ở chấtlượng, mùi thơm ngon đặc trưng mà còn bởi đây từng là sản phẩm được lựa chọn đểtiến Vua

Với người dân làng nghề làm mắm Nam Ô, điều họ tự hào nhất về thứ đặc sảnnày chính là từng được chọn để tiến Vua Trải qua hàng trăm năm với bao thăng trầm,biến thiên của lịch sử, người dân làng Nam Ô vẫn gìn giữ và lưu truyền những kinhnghiệm, bí quyết để làm nên những giọt nước mắm có màu đỏ thẫm, mang vị ngọt tựnhiên

Nguyên liệu chính để tạo nên mùi vị riêng cho nước mắm Nam Ô là cá cơm than

và muối Mỗi năm, người dân Nam Ô làm mắm vào tháng ba và tháng tám âm lịchtheo vụ cá cơm than

Cá cơm than dùng để làm mắm là loại cá có nguồn gốc từ Cà Mau Vào khoảngtháng Giêng đến tháng Ba âm lịch, từng đàn cá cơm than ở Cà Mau xuôi theo dòng hảilưu đến Phan Thiết, Mũi Né Sang đầu tháng 3 âm lịch, khi đàn cá di chuyển đến vịnh

Đà Nẵng cũng là lúc người dân ra khơi đánh bắt cá về làm mắm Nước mắm làm từloại cá cơm than này được gọi là mắm cá cơm tháng ba Cá lựa chọn là cá to vừa phải,béo tròn, tươi xanh Cá được ướp bằng muối biển tinh khiết, hạt to, trắng trong từ SaHuỳnh hay Cà Ná, được ủ ròng trong vòng 6 tháng để những thành phần gây vị bất lợi(chát, đắng, nóng cổ) chảy đi, vị mặn dịu lại

Cá và muối được trộn theo tỉ lệ 3 cá 1 muối và ủ theo phương pháp truyền thốngbằng lu sành trong vòng 12 – 18 tháng Sau thời gian đó, những giọt nước mắm đượclọc bằng phễu tre và vải để tối ưu dưỡng chất và mùi vị Rồi tiếp tục được đưa ra đểngoài trời trong 10 ngày để bảo đảm chất lượng và hương vị tinh khiết nhất

6

Trang 10

Làng nghề nước mắm Nam Ô hiện tại còn khoảng vài chục hộ sản xuất nướcmắm, trong đó thương hiệu nước mắm Hương Làng Cổ là 1 cơ sở sản xuất uy tín lâuđời Tiền thân của xưởng nước mắm Hương Làng Cổ là hãng nước mắm Hồng Hương,thương hiệu này đã được Viện Pasteur Nha Trang chứng nhận là sản phẩm “nguyênchất và hảo hạng” vào năm 1958 Xưởng đang được hoạt động bởi thế hệ thứ 5 của giađình gắn bó nhiều thế hệ với làng nghề nước mắm Nam Ô này.

Nước mắm Hương Làng Cổ được sản xuất hoàn toàn theo phương pháp thủ côngtruyền thống, chỉ sử dụng cá cơm than và muối biển rồi ủ chượp trong các lu sành từlàng gốm Lái Thiêu, Bình Dương

Đến tháng 5 âm lịch, đàn cá lại bắt đầu đổi hướng theo dòng nước ra Huế, Thuận

An, Tư Hiền sau đó ra tận miền Bắc Tháng 8 âm lịch, cá cơm theo dòng hải lưu dichuyển vào vùng biển Đà Nẵng Lần này có cả 3 loại cá cơm: cá cơm than, cá cơm đỏ(ruột màu đỏ), cá cơm sùng (ruột tựa cá rầu) Nước mắm làm đợt này gọi là mắm cátháng tám

Nước mắm Nam Ô ngon, có vị đặc trưng không chỉ từ cá cơm than mà một phầnnhờ vào việc chọn muối Muối dùng làm mắm Nam Ô là muối Đề Gi, Sa Huỳnh(Quảng Ngãi) hay muối Cà Ná (Ninh Thuận)

Hiện nay, nước mắm Nam Ô được sản xuất theo phương pháp lọc nhĩ, tinh khiết,thuần chất cá cơm than, không sử dụng bất kỳ loại hóa chất nào

Nói đến nước mắm Nam Ô không thể không nhắc đến người Chăm Theo các bậccao niên, người Chăm đã mang nghề làm nước mắm và văn hóa sử dụng nước mắmđến với dân làng Nam Ô Có thể nói, nghề làm nước mắm Nam Ô là sản phẩm của quátrình giao lưu, tiếp biến văn hóa Việt – Chăm Dần dần, người Việt đã nâng kỹ thuậtsản xuất nước mắm lên tầm cao hơn

Nghề làm nước mắm Nam Ô là nghề thủ công truyền thống thể hiện đậm nét cốtcách, đặc trưng văn hóa của cư dân địa phương Nghề xuất phát từ việc ngư dân đánhbắt hải sản để kiếm ăn hàng ngày Những khi đánh bắt dư dả thì ngư dân đã nghĩ đếnviệc chế biến cá bằng cách muối cá để thành nước mắm và các loại mắm để cá không

bị hỏng, đồng thời phục vụ nhu cầu ăn uống hằng ngày

Di tích lịch sử

Vào năm 2020, Nam Ô được công nhận có 7 di tích gồm: Đình Nam Ô, Miếu bàLiễu Hạnh, Miếu bà Bô Bô, Nghĩa trủng Nam Ô, Lăng ông Nam Ô, Dinh âm linh Nam

Ô và Giếng Lăng

+ Dinh Cô hồn làng Nam Ô

Di tích Dinh Cô Hồn là một trong các di tích có giá trị văn hóa lịch sử nhất định,bởi lẽ, di tích gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm (lý do khởi dựng), với sinh hoạtvăn hóa tinh thần (tín ngưỡng tâm linh truyền thống) thể hiện tính nhân văn, tinh thần

Ngày đăng: 04/05/2024, 17:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w