2.Nội dung thực tập:2.1 Tìm hiểu công nghệ xây dựng:Các loại máy móc được sử dụng trong công trường : * Cần cầu tháp :Công dụng:Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VÂN TẢI
-BÁO CÁO THỰC TẬP KỸ THUẬT
Giáo viên hướng dẫn : Đặng Việt Tuấn
Lê Đăng Dũng
Sinh viên thực hiện : Bùi Minh Phú
Lớp : XDDD & CN3 k59
Mã sinh viên : 182503662
Phụ lục
Trang 3I Lời nói đầu
1 Nội dung:
_ Tìm hiểu về công trường : Về công tác tổ chức , thi công , Quản lý
và điều hành công trình…
_ Tìm hiểu các kỹ năng , thao tác của công nhân trên công trường
_ Nắm được những yêu cầu cơ bản về an toan lao động trong xây dựng
_ Nắm được trinh tự và nội dung thi công công trình hay các hạng mục công trình
_ Nắm vững các loai máy móc , thết bị phục vụ quy trinh thi công xây dựng
2 Ý nghĩa :
_ Sinh viên biết được các công tác tổ chức, quản lý và điều hành công trình , ngoài ra nắm được các biện pháp tổ chức thi công xây dựng công trình
_ Sinh viên thanh thạo các kỹ năng, thao tác của công nhân trên công trường
3 Khó khăn và thuận lợi:
a) Thuận lợi :
_ Công trình dễ quan sát _ Giúp hiểu thêm về công việc sau khi ra trường
b) Khó khăn : _ Ảnh hưởng của thời tiết.
_ Quãng đường , phương tiện di chuyển cho sinh viên
_ Thiếu quần áo bảo hộ khi vào công trường
_ Một số nơi không có rào chắn đầy đủ
*) Lời cảm ơn : _ Em xin trân thành cảm ơn các thầy , các anh quản lý
công trình đã tạo điều kiện, hướng dẫn cho em tìm hiểu về cách tổ chức , quản lý ,
điều hành công trình , ngoài ra nắm được các biện pháp tổ chức thi công xây dựng
trong công trình trong đợi thực tập vừa qua
Trang 4II.Nội dung :
1. Giới thiệu chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thực tập:
* ) Công trình Trường Mầm Non STEAME GARTEN:
_ Chủ đầu tư : Tập đoan GELEXIMCO – Công ty CP
_ Đơn vị TVTK : Công ty CP tư vấn kiến trúc xây dựng thủ đô
_ Đơn vị TVGS : Công ty TNHH PACE Việt Nam
_ Đơn vị thi công : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Hà
_ GPXD Số : 09/ GPXD ngày 18/02/2022 của sở xây dựng Hà Nội
*) Công trình làm văn phòng số 38 Thịnh liệt :
_ Thi công phần thô và hoàn thiện cho công trình
_ Cá nhân và nhà thầu nhỏ lẻ thi công và hoàn thiện toàn bộ công trình
2.Nội dung thực tập:
2.1 Tìm hiểu công nghệ xây dựng:
Các loại máy móc được sử dụng trong công trường :
*) Cần cầu tháp : Công dụng:
Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao Cần trục tháp được lắp ráp từ các cấu kiện trong các công trình xây
Trang 5dựng có độ cao lớn, khối lưọng công việc lớn trong một khoảng thời gian thi công dài Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụ cầu lớn, công trình thuỷ điện
Cấu tạo chung:
Hình vẽ mô tả cần trục tháp lắp đặt cố định có đầu tháp quay, dùng xe con
di chuyển trên cần nằm ngang để thay đổi tầm với cùng với chi tiết độ cao
và kích thước từng chi tiết của cần trục
Trang 6– Gồm nhiều đoạn lắp ghép lại với nhau bằng mối ghép bu lông tại thân tháp dạng giàn thép không gia Đầu tháp có thể chuyển động quay được trên đoạn tháp trên cùng
– Cần và cần đặt đối trọng được lắp khớp với đầu tháp và được neo giữ nằm ngang, có thể hạ xuống hoặc nâng lên được khi cần thiết
– Xe con mang vật di chuyển được trên ray nhờ cáp kéo để thay đổi tầm với
– Pa lăng nâng vật có các pu li cố định lắp trên xe con
– Cột ráp nối dùng để thay đổi chiêu cao của thân tháp
*) Máy trộn bê tông
Trang 7Là dòng máy trộn bê tông tự do được gọi tên theo hình dạng bên ngoài của máy Một số nơi còn gọi là máy trộn quả táo hay máy trộn quả trám
Máy được dùng để trộn đều hỗn hợp vật liệu cát, đá cuội, xi măng, các chất phụ gia và nước để tạo thành vữa hay phối liệu bê tông chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Máy trộn bê tông được đặt tên theo hình dáng
Các nhà thầu hay đơn vị thi công thường dùng loại máy trộn bê tông này cho các công trình dạng vừa, nhỏ như xây dựng nhà cửa, làm cầu, cống, đường giao thông ở khu vực nông thôn hay những nơi có lượng người và phương tiện qua lại không quá lớn Máy giúp giảm tối đa chi phí lao động
và thời gian thi công, nâng cao chất lượng thực sự của mỗi công trình
a Cấu tạo
Các bộ phận chính cấu tạo nên máy trộn này gồm có thùng trộn quay nghiêng góc 50 – 100 độ với trục đỡ, cánh trộn được gắn cố định trong thùng trộn, vành bao, máng tiếp nước (có ở máy trộn nghiêng đổ), giá nghiêng thùng, giá đỡ thùng, xi lanh nghiêng thùng, con lăn quay thùng, bánh kẹp
Trang 8b Hoạt động
Mở máy để bộ phận truyền động làm quay máy Khi thùng trộn quay sẽ hơi hướng lên trên, các cánh trộn sẽ quay theo giúp nâng một phần hỗn hợp vật liệu lên cao rồi được rơi tự do xuống thùng trộn Quá trình diễn ra liên tiếp
giúp cho hỗn hợp bê tông trong thùng được trộn đồng đều nhất Khi bê
tông tươi đã trộn xong, nghiêng thùng trộn sao cho trục quay của thùng trộn nghiêng một góc 45 độ so với phương ngang, hướng xuống phía dưới
để đổ phối liệu ra Sau đó bạn kéo thùng lên và bắt đầu một chu trình trộn
bê tông mới
*) Ròng rọc:
Ròng rọc là một loại máy cơ được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Người ta sử dụng ròng rọc là
để trợ lực nâng,kéo vật nặng lên cao hoặc hạ thấp xuống dễ dàng Nhờ có ròng rọc mà có thể tiết kiệm hiệu quả cũng như chi phí nhân công mà còn không hao tốn sức lao động
Cấu tạo của ròng rọc
Ròng rọc được cấu tạp từ 4 bộ phận chính:
- Bánh xe
- Trục chính
- Móc treo cố định
- Giá kế nối móc treo và trục bánh xe
Cấu tạo của ròng rọc khá đơn giản, là thiết bị nâng kéo sơ khai Bao gồm
một bánh xe có rãnh điều hướng sợi dây cáp hoặc có thể sử dụng dây thừng với khả năng chịu đựng sức nặng của vật cần kéo lớn
Bánh xe này được quay quanh trục cố định đươc gắn với một móc treo
Chức năng :
Đây là thiết bị được ứng dụng rộng rãi trong các công việc nâng tạ vật nặng Chính vì vậy ta thường thấy chúng trong dân dụng vì chi phí sử dụng
rẻ, dễ dàng sử dụng, dễ dàng bảo quản cũng như sửa chữa
Trang 9Tải trọng nâng vật nặng khá nhỏ do nó phụ thuộc vào sức kéo của mỗi người Cũng bởi vậy nó thường không được sử dụng trong công nghiệp mà chỉ chủ yếu sử dụng với những việc có quy mô nhỏ
Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển của khoa học và công nghệ cho nên ròng rọc đã được thay thế bằng các loại máy nâng hạ khác hiện đại hơn và hiệu quả cao hơn như pa lăng xích kéo tay, pa lăng cáp điện, tời kéo…
2.2Các biện pháp an toàn lao động:
2.2.1) Các biện pháp an toàn trong tổ chức mặt bằng công trường :
Khi thiết kế MBTC XD, chúng ta phải xác định những chỗ đặt các máy móc xây dựng (thang tải, cần trục, ), kho vật liệu và các cấu kiện, đường vận chuyển và các công trình tạm khác Do đó mặt bằng tổ chức xây dựng không chỉ chú ý theo dây chuyền sản xuất, theo sự thuận tiện của thi công mà còn chú ý đến vệ sinh và an toàn lao động.Trong quá trình thiết kế mặt bằng tổ chức xây dựng phải nghiên cứu trước các biện pháp bảo
hộ lao động sau:
1 Thiết kế các nhà tạm, phòng sinh hoạt phải đảm bảo đầy đủ khi sử dụng
và tránh lãng phí Khu vệ sinh ở cuối hướng gió không quá 100m
2 Tổ chức đường vận chuyển và đi lại hợp lý, đủ rộng (một chiều 4m, hai chiều 7m), chú ý đến chỗ giao nhau trên các luồng vận chuyển
3 Thiết kế chiếu sáng chỗ làm việc: chỗ làm ban đêm, chỗ đi lại
4 Rào chắn tại chỗ nguy hiểm: trạm biến thế, kho chứa vật liệu dễ cháy,
nổ, khu vực hoạt động của cần trục
5 Thiết kế biện pháp chống ồn: Tại nơi nghiền đá, xưởng cưa gỗ, cơ khí…
(khoảng cách, dải cây xanh, cuối hướng gió, vật liệu cách âm,…)
6 Trên mặt bằng chỉ rõ hướng gió, đường qua lại và di chuyển cho xe chữa cháy, đường thoát người, đường tới các nguồn nước tự nhiên
7 Bố trí hợp lý kho bãi: đảm bảo ổn định cho kho, kho bố trí cần phối hợp với công tác bốc dỡ, vận chuyển, xếp vật liệu Vật liệu tập kết trong kho phải đảm bảo chiều cao và khoảng cách để đảm bảo an toàn
8 Làm hệ thống chống sét cho giàn giáo kim loại, các công trình cao, các công trình đứng độc lập như ống khói, trụ đèn pha
9 Đối với các công tác như tôi vôi, nấu nhựa đường khi tiến hành tạo ra hơi khí cháy, các công việc có sử dụng lửa: trong thuyết minh phải đề ra biện pháp an toàn phòng cháy; trên mặt bằng xác định vị trí tiến hành các công việc đó và bố trí các dụng cụ chữa cháy
2.2.2)An toàn điện trong công trình :
*) Nguyên nhân :
Trang 10Những nguyên nhân gây ra tai nạn phổ biến là:
• Tiếp xúc vào bộ phận mang điện, dây trần, cầu dao, bộ phận dẫn điện bị hở
o Dây dẫn điện trên mặt đất, sàn nhà người đi lại dẫm đè lên làm hư hỏng
vỏ bọc
o Không sử dụng đúng điện áp qui định
o Người khác bất ngờ đóng điện khi đang sửa chữa
• Tiếp xúc bộ phận bị mát và bất ngờ xảy ra tai nạn:
o Do chất cách điện hỏng, thiết bị bảo vệ không đạt yêu cầu (không thực hiện nối đất, nối không cho các thiết bị điện)
• Do điện áp bước: Người đi vào vùng có dòng điện rò trong đất, nước
• Do phóng điện hồ quang: không tiếp xúc trực tiếp nhưng người ở gần điện áp cao thế sẽ bị phóng điện hồ quang, gây bỏng Môi trường bình thường khoảng cách phóng điện là 30kv/cm
• Khi sửa chữa không cắt điện và sử dụng dụng cụ, phương tiện bảo vệ thích hợp
• Không nắm vững phương pháp cấp cứu tai nạn
*) Biện pháp :
Đề phòng tiếp xúc va chạm vào phần mang điện:
- Đảm bảo cách điện tốt
- Bao che, ngăn cách bộ phận mang điện
- Không đặt dây điện trên nền,sàn mà phải đặt cao nhờ cọc đỡ
- Sử dụng điện áp an toàn
- Đề phòng đóng điện bất ngờ
Đề phòng tiếp xúc với bộ phận bị mát điện
- Nối đất bảo vệ: dòng 3 pha có dây trung tính cách ly
- Nối không bảo vệ: dòng 3 pha 4 dây, có dây trung tính nối đất
- Cắt điện bảo vệ
Đề phòng do điện áp bước
- Khi có dây điện đứt đầu rơi xuống đất, ao thì tránh xa khu vực tiếp xúc với đầu dây và dùng vào ngăn cách khu vực
- San bằng điện thế: dùng nhiều cọc nối đất nối với nhau bằng thanh dẫn
Đề phòng phóng điện hồ quang Điện áp KV 6-15 15-35 35-100 110-300 Khoảng cách, m 2 3 4 6
Trang 11Sử dụng dụng cụ bảo vệ:
- Dụng cụ bảo vệ chính (sào cách điện, kìm cách điện, kìm đo điện, thiết bị chỉ điện áp, kìm
cách điện)
- Dụng cụ phụ trợ: găng tay, ủng cao su, bục, thảm cách điện
Nắm được phương pháp sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn về điện
2.2.3)Chống sét cho công trình xây dựng:
Bảo vệ chống sét
- Cột thu lôi: Cột thu lôi gồm phần thu sét, dây dẫn sét và cực nối đất
- Phần thu sét: loại sắt thanh, dây, lưới, kim thu sét
- Phần dây dẫn: bằng dây thép, thanh thép nối với cọc, nên có tiết diện > 10 mm
- Cọc nối đất: thép tròn, thép ống, thép góc có điện trở < 4 ôm
2.2.4) An toàn trong thi công đất :
*) Nguyên nhân :
1 Sạt lở đất khi đào hố: thành chất có chiều sâu vượt quá giới hạn cho phép mà không có giải pháp chống sạt lở, gia cố không đúng kỹ thuật, vi phạm công tắc an toàn về tháo dỡ hệ thống chống đỡ
2 Đất đá rơi từ trên miệng hố đào xuống
3 Ngã khi làm việc ở mái dốc khi không đeo dây an toàn, leo trèo lên xuống hố móng không đúng quy định hoặc có biện pháp đảm bảo an toàn
4 Đi qua hố đào qua trời tối, sương mù, ban đêm mất an toàn do không quan sát được tốt
5 Bị nhiễm hơi, khí độc bất ngờ
6 Chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng ra khi nổ mìn
*) Biện pháp :
1 Đảm bảo sự ổn định của hố đào:
- Đào theo mái dốc cho phép
- Gia cố thành hố móng bằng hệ thống chống đỡ: ván gỗ, ván thép
2 Ngăn ngừa không cho đất đá rơi xuống thành hố móng
- Đất đá đó cách xa mép móng 0,5 m
- Khi đào xuất hiện ụ đất lồi ra phải ngừng thi công và phá ụ đất đá đó
- Chừa bờ bảo vệ để ngăn đất, đá rơi xuống, các bờ có tấm bảo vệ cao 15 cm
3 Phòng ngã
- Lên xuống hố phải có thang leo chắc chắn hoặc qua bậc
- Thi công trên mái dốc phải thắt dây an toàn
Trang 12- Hố đào trên đường đi lại phải có rào ngăn, ban đêm có đèn báo hiệu
4 Đề phòng nhiễm độc (khi thăm dò ở hố sâu, thi công giếng chìm)
- Kiểm tra không khí nhờ đèn thợ mỏ + có CO2: đèn lập loè, tắt
+ có CH4: đèn sẽ cháy sáng
- Phát hiện hơi, khí độc phải đình chỉ thi công ngay và có phương pháp triệt nguồn phát sinh bằng máy nén không khí, quạt
5 Ngăn ngừa tai nạn nổ mìn
- Sử dụng mìn ít nguy hiểm nhất đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép
sử dụng
- Bảo quản phải đảm bảo đúng yêu cầu về phòng chống nổ: chứa ở kho riêng; có rào xung quanh khu vực cách ít nhất 40m; chôn dưới đất; mái làm bằng kết cấu nhẹ
- Trước khi cho nổ mìn phải có vào ngăn cách khu vực nguy hiểm ( R = 200m) và có người cảnh giới
- Quan sát vùng nổ để xử lý những mìn câm
- Thay thế phương pháp nổ bằng điện điều khiển từ xa hoặc bằng dây nổ thay cho dây cháy chậm
2.2.5) An toàn trong công tác xây :
*)Nguyên nhân :
- Khối xây đổ:
+ Vữa xây không đảm bảo chất lượng + Vi phạm quy tắc xây: đặt gạch sai; mạch vữa không no; xây quá chiều cao đợt xây; xây tường 10 dài, cao không bổ trụ
+ Tường mới xây gặp mưa
- Ngã cao: do khi vận chuyển vật liệu, làm việc trên cao không có phương tiện làm việc trên cao vững chắc an toàn như: giáo ghế, giáo ngoài, sàn công tác; dây an toàn
- Vi phạm quy tắc an toàn khi vận chuyển vật liệu: tung gạch, đổ vật liệu ồ
ạt từ trên cao
- Vật liệu, dụng cụ từ trên cao rơi xuống chỗ làm việc, đường đi lại phía dưới không có sàn, lưới đỡ
- Công nhân vi phạm nội quy an toàn lao động và kỹ thuật lao động: đi đứng, làm việc trên đỉnh tường; làm việc trên cao nguy hiểm không thắt dây an toàn; chất quá nhiều vật liệu trên sàn công tác; với tay khi vận chuyển vữa, gạch xây lên trên sàn công tác cao quá 2m
*) Biện pháp :
Trang 13Khi xây móng:
- Trước khi xây phải kiểm tra tình trạng vách đất, hệ thống chống đỡ vách đất ( nếu
có) chú ý hố
đào ở nơi đất tơi xốp, ẩm ướt , gần đường giao thông
- Không tập kết đất sát miệng hố đào: đưa gạch xuống hố móng bằng ván trượt, vữa
bằng máng nghiêng
- Hố móng ngập nước phải có biện pháp tiêu nước đợi cạn nước mới tiếp tục xây
Xây tường:
- Xem xét tình trạng móng hoặc phần tường xây trước cũng như các phương tiện
làm việc trên cao như: giàn giáo, kiểm tra việc bố trí vật liệu và vị trí người công
nhân làm việc trên sàn công tác
- Khi xây tường, ống khối cao phải có rào ngăn theo chu vi các công tình cách
tường 1,5m để tránh dụng cụ, vật liệu xây dựng rơi xuống
- Che chắn những lỗ tường từ tầng 2 trở lên nếu lỗ đó người chui qua được
- Không đứng trên mặt tường, không dựa thang vào tường mới xây để lên xuống
- Vật liệu đưa lên cao phải dùng thang tải, tời, cần trục
- Không ném gạch bừa bãi xuống mặt đất
-Trang bị các phưong tiện phòng hộ lao động như; giáy, mũ, dây an toàn, găng tay,
ủng
- Không đổ mùn rác xây dựng bừa bãi xuống đất nhất là khu vực dân cư gây ô
nhiễm môi trường, phải được tập trung để chuyển ra bãi thải qui định
- Công nhân làm việc với xi măng, sàng cát phải đeo khẩu trang tránh bụi
- Thường xuyên phổ biến về an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân,
theo dõi buổi tập huấn về an toàn và vệ sinh lao động
- Công nhân làm việc trên cao phải có sức khoẻ tốt, không bị chóng mặt, uống rượu
bia khi làm việc
2.2.6) An toàn trong việc sử dụng dàn giáo :
*) Nguyên nhân :
- Giàn giao lắp dửng không tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật an toàn: thiếu hệ giằng
giữ giữa các trụ giáo, giữa trụ giáo với công trình; lắp dựng không đúng trình tự;
thiếu lan can và lưới bỏ vệ
- Không thắt dây an toàn khi làm việc trên giàn giáo ở những chỗ nguy hiểm
- Chất quá nhiều vật liệu lên trên sàn công tác
*) Biện pháp :
- Lắp dựng giàn giáo đảm bảo ổn định, vững chắc: chằng giữ cẩn thận, khoảng cách cột chống phải được kiểm tra và tính toán