Biện pháp thi công phần ngầm của công trình là sự dụng quy trình thi công Bottom up thông thường là sau khi xử lí hố đào xong sẽ xây dựng nhà theo trình tự ở dưới lên Phương pháp thi côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
KHOA: KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Trang 2Để hoàn thành bài báo cáo thực tập kỹ thuật này, em chân thành cảm ơn quý thầy,
cô trong khoa Kỹ thuật xây dựng, Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải đã tận tình
truyền đạt các kiến thức trong những năm em học tập Với vốn kiến thức được tiếp
thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình làm bài báo cáo mà còn
là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin
Em cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh, chị tại các vị trí mà chúng em được có
cơ hội đến thăm quan, được thực tế nhìn thấy công việc, cũng như những bài học
quý giá trong quá trình đi thực tập
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp giảng dạy cao quý Đồng kính chúc các anh, chị tại các vị trí thực tập luôn
dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1, tháng 6, năm 2023
Sinh viên
Vũ Văn Tài
Trang 3- PHỤ LỤC
1 Lời cảm ơn
2 Chương I: Giới thiệu tổng quát về các công trình xây dụng
I Công trình nhà hiệu bộ cho cán bộ giảng viên trường đại học GTVT
II Công trình cầu Vĩnh Tuy 2
III Công trình Handiresco
3 Chương 2: Nội dung thực tập kỹ thuật
I Công trình nhà hiệu bộ cho cán bộ giảng viên trường đại học GTVT
1 Tổng quan về công trình
2 Tiến độ thi công và phương pháp thi công của công trình
2.1 Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc
2.2 Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ
2.8 Kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi
2.9 Công nghệ xây dựng được sử dụng trong công trường
II Công trình cầu Vĩnh Tuy 2
1 Phạm vi khảo sát
2 Giai đoạn thi công
3 Công nghệ xây dựng đặc biệt trong công trình
III Công trình Handiresco
1 Phạm vi khảo sát
2 Cấp đất công trình
3 Công nghệ xây dựng đặc biệt trong công trình
4 Chương 3: Kết luận
Trang 4Chương I: Giới thiệu tổng quan về các công trình xây dựng
I Công trình nhà điều hành và làm việc của cán bộ giảng viên trường ĐH
II Công trình cầu Vĩnh Tuy 2
Giai đoạn thi công:
Quy mô, diện tích:
Thời gian xây dựng dự kiếnMức đầu tư:
Trang 5Chương 2: Nội dung thực tập kỹ thuật
I I Công trình nhà điều hành và làm việc của cán bộ giảng viên trường
ĐH GTVT
1 Tổng quan về công trình
Công trình có 17 tầng gồm 2 tầng hầm và 15 tầng nổi Công trình nằm trong khuôn
viên của trường đại học giao thông vận tải nên diện tích đường đi nội bộ trong
công trường thi công hẹp gồm 1 cổng chính và 1 cổng phụ Cổng chính thì chỉ
được mở khi vào buổi tuối sau giờ tan học của sinh viên Công trình đào đất làm
đẩy tiến độ vào buổi tối
2 Tiến độ thi công và phương pháp thi công của công trình
Công trình đang làm đến tiến độ thi công phần ngầm
Hình ảnh từ trên cao nhìn thi công phần ngầm
Trang 6Biện pháp thi công phần ngầm của công trình là sự dụng quy trình thi công Bottom
up thông thường là sau khi xử lí hố đào xong sẽ xây dựng nhà theo trình tự ở dưới
lên
Phương pháp thi công tường chắn larsen để chống sạt nở đất sử dụng robot thủy
lực
Vận chuyển vật liệu bằng cần trục tháp nằm ở giữa công trình nằm trên đường đi
nội bộ của công trình về phía bắc
Sử dụng các thanh giằng chống chữ I để tránh tường vây bị đẩy cong ra do áp lực
của đất, sạt nở đất, giữ ổn định cho tường vây
Thi công bottom up này ưu điểm công trình mặt bằng rộng, các thiết bị thi công
đơn giản như robot thủy lực, máy xúc, cần trục tự hành, cần trục
Biện pháp thi công cọc khoan nhồi
Quy trình các bước thi công được tiến hành theo trình tự:
Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc;
Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ;
Kiểm tra chất lượng cọc
2.1 Công tác chuẩn bị, định vị tìm cọc và đài cọc
Định vị là công tác vô cùng quan trọng, xác định vị trí của các trục, tim của công trường, vị trí chính xác nhất của các giao điểm, xác định vị trí tim cốt của từng cọc khác nhau trên hồ sơ thiết kế
Trang 7Giác móng: xác định và định vị các trục chi tiết trung gian, đưa các trục
ra ngoài phạm vi thi công của móng và đồng thời cố định các mốc bằng cột bê tông chôn sâu dưới đất
Xác định tim cọc: được đóng bằng các cọc tiêu thép D = 14 và chiều dài
cọc là 1,5m vuông góc với nhau
2.2 Rung hạ ống vách, khoan tạo lỗ
Tác dụng của ống vách: định vị, dẫn hướng cho máy khoan đi, giữ độ ổn
định cho bề mặt của hố khoan, chống sập trên hố, bảo vệ để đất đá hay thiết bị rơi xuống hố khoan, làm sàn để đỡ tạm và để thao tác buộc nối, lắp dựng cốt thép
Quá trình hạ ống vách: trước tiên là chuẩn bị máy rung, tiếp đến là lắp
máy rung vào ống vách, tiếp là rung hạ ống vách với sai số của tâm mónglớn hơn 30mm Và cuối cùng sau khi hạ ống vách dùng thước nivo áp vàothành trong ống vách để kiểm tra độ thẳng đứng
Khoan tạo lỗ: để mũi khoan chạm tới đáy hố thì máy mới bắt đầu quay,
ban đầu tốc độ chậm và sau đó nhanh dần, trong khi khoan cần khoan có thể nâng lên hạ xuống 1 đến 2 lần để giảm đi sự ma sát thành cũng như lấy đất đầy vào gầu, đặc biệt nên dùng tốc độ thấp khi khoan để tăng mô men quay
2.3 Vét đáy hố khoan
Khi kiểm tra độ sâu của hố khoan thì bạn cần xác định chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét, vì lớp mùn có khả năng ảnh hưởng đến khả năng làm việc có hiệu quả hay không của cọc
Độ sâu của hố khoan khi đạt đến độ sâu thiết kế thì những công việc tiếp theo của quá trình thi công cọc nhồi được phép tiếp tục Khi nạo vét có thể dùng gầu hình trụ
Trang 82.4 Thổi rửa đáy hố khoan
Dùng cẩu thả ống thổi rửa xuống hố khoan, các ống này được nối với nhau bằng ren và có đường kính là F90 Phía trên của ống có hai cửa, mộtdùng để nối với ống dẫn (thu hồi dung dịch bentonite và cát về lại máy lọc) và một cửa dẫn khí có F45
Bơm khí với áp suất 7 at và duy trì trong cả thời gian thổi rửa khoảng 20 – 30 phút, sau đó lấy mẫu dung dịch ỏ đáy hố khoan và giữa hố lên để kiểm tra Nếu dung dịch này đạt so với yêu cầu thì có thể dừng để chuẩn
bị cho công tác lắp dựng cốt thép
2.5 Đổ bê tông
Lỗ khoan sau khi vét phải được ít nhất 3 giờ thì tiến hành đổ bê tông
Trường hợp nếu quá trình quá dài thì phải lấy mẫu dung dịch ở đáy hố, nếu dung dịch không tốt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu
Mẻ bê tông đầu tiên cần sử dụng nút bằng bao tải chứa vữa xi măng nhão,đảm bảo cho bê tông không bị tiếp xúc trực tiếp với nước hay dung dịch khoan và nhớ loại trừ khoảng chân không khi tiến hành đổ bê tông
2.6 Lấp đầu cọc nhồi
Thực hiện việc tháo ra toàn bộ các giá đỡ của ống phần trên
Cắt các thanh thép treo trên lồng thép
Lấp đá 1×2 và đá 4×6 vào đầu cọc và lấp bằng mặt đất tự nhiên vốn có
2.7 Rút ống vách
Trong các bước thi công khoan cọc thì đối với bước này, việc thực hiện yêu cầu tay
nghề khá cao khi phải dùng máy rung để đằm xuống và rút ống lên một cách từ từ
Trang 92.8 Kiểm nghiệm sản phẩm cọc khoan nhồi
Đây là công tác vô cùng quan trọng vì nó nhằm phát hiện ra các thiết sót của từng
phần trước khi thi công Chính vì thế mà nó có tác dụng ngăn chặn sai sót ở từng
khâu trước khi sự cố nghiêm trọng nhất xảy ra
- Bãi tập kết thép và thi công lắp dựng cốt thép nằm ở phía tây công trình
Vận chuyển đất sẽ đào dồn từ 1 đầu phía đông về phía tây là cổng phụ của công
trình Quy trình đào đất kết hợp với đập đầu cọc khoan nhồi đến cos đáy móng
Ta làm sạch cốt thép đầu cọc khoan nhồi bằng dung dịch hoặc chà bằng máy
Sau đó lắp dựng cốt thép đài móng
Lắp dựng xong ta tiến hành lắp dựng ván khuôn đài
Sau khi đổ bê tông xong 1 ngày bảo dưỡng bê tông bằng nước
Ta tiến hành tháo ván khuôn và tiến hành lấp đất bằng với cao độ đáy sàn tầng hầm
2
2.9 Công nghệ xây dựng được sử dụng trong công trường
Hệ thống máy móc, thiết bị được sử dụng trong công trường:
- Cần trục tháp Zoomlion mã hiệu TC5013B-6+ Công dụng: Được dùng để vận chuyển vật liệu xây dựng và các cấu kiện xây dựng lên cao Cần trục tháp được lắp ráp từcác cấu kiện trong các công trình xây dựng có độ cao lớn, khối lưọng công việc lớn trong một khoảng thời gian thi công dài Thường được sử dụng để thi công nhà cao tầng, trụcầu lớn, công trình thuỷ điện
+ Thông số kỹ thuật của cần trục tháp:
Trang 11Hình 1: Thông số cần trục tháp Zoomlion
- Máy trộn bê tông tự do:
+ Công dụng: Máy được dùng để trộn đều hỗn hợp vật liệu cát, đá cuội, xi măng, các chất phụ gia và nước để tạo thành
Trang 12vữa hay phối liệu bê tông chất lượng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng
Hình 2: Máy trộn bê tông dự do+ Cấu tạo máy trộn: Các bộ phận chính cấu tạo nên máy trộn này gồm có thùng trộn quay nghiêng góc 50 – 100 độ với trục đỡ, cánh trộn được gắn cố định trong thùng trộn, vành bao, máng tiếp nước (có ở máy trộn nghiêng đổ), giá nghiêng thùng, giá đỡ thùng, xi lanh nghiêng thùng, con lăn quay thùng, bánh kẹp
+ Nguyên lý hoạt động: Mở máy để bộ phận truyền động làm quay máy Khi thùng trộn quay sẽ hơi hướng lên trên, các cánh trộn sẽ quay theo giúp nâng một phần hỗn hợp vật liệu lên cao rồi được rơi tự do xuống thùng trộn Quá trình diễn
ra liên tiếp giúp cho hỗn hợp bê tông trong thùng được trộn đồng đều nhất Khi bê tông tươi đã trộn xong, nghiêng thùngtrộn sao cho trục quay của thùng trộn nghiêng một góc 45 độ
Trang 13liệu ra Sau đó bạn kéo thùng lên và bắt đầu một chu trình trộn bê tông mới.
Phương án thi công: Thi công đào mở (Bottom-Up) kết hợp sử dụng hệ văng chống giữ ổn định đất khu vực xung quanh hố đào
Hình 3: Hệ thống văng chống giữ ổn định đất Giải pháp kết cấu cho công trình:
- Phần ngầm: Sử dụng giải pháp cọc bê tông cốt thép khoan nhồi vớiđường kính lớn
Trang 14Hình 4: Cấu tạo cọc khoan nhồi bê tông
- Phần thân: Sử dụng hệ khung bê tông cốt thép toàn khối là hệ chịu lực chính cho công trình
Hình 5: Khung bê tông cốt thép
Trang 15I Công trình cầu Vĩnh Tuy 2
1 Phạm vi khảo sát
- Khảo sát dọc tuyển cầu tại các khu vực trụ cầu đã hoàn thành và các vị trí hợp long
- Tuyến cầu nối liền 2 quận Hoàng Mai và quận Long Biên
- Nhà thầu thi công: Liên danh nhà thầu Vinaconex và nhà thầu Trung Chính
2 Giai đoạn thi công:
- Công trình đã thi công toàn bộ các trụ cầu trên cả tuyến, bước đầu vào giai đoạn hợp long các trụ cầu
Hình 6: Sơ đồ thi công cầu Vĩnh Tuy 2
Trang 163 Công nghệ xây dựng được sử dụng tại công trường Phương pháp thi công: Đúc hẫng các dầm cầu bê tông cốt thép từ phía các trụ cầu
- Là quá trình xây dựng kết cấu nhịp dần từng đốt theo sơ đồ hẫng cho tới khi nối liền thành kết cấu nhịp cầu hoàn chỉnh Nguyên tắc
cơ bản của phương pháp đúc hẫng cân bằng là sử dụng thiết bị giá
đỡ ván khuôn (xe đúc) để tạo ra các đốt dầm, đoạn dầm Việc thi công kết cấu dầm được bắt đầu từ khối dầm trên đỉnh trụ, sau đó các phân đoạn dầm từ 2,5m - 5m được thi công đối xứng qua khối đỉnh trụ lần lượt từng cặp khối về 2 phía Kết thúc thi công mỗi nhịp bằng khối hợp long giữa nhịp đó
- Ưu điểm:
+ Giảm chi phí đà giáo Ván khuôn được dùng lại nhiều lần với cùng một thao tác lặp lại sẽ giảm chi phí nhân lực và nâng cao năng suất lao động Đẩy nhanh tiến độ thi công
+ Phương pháp đúc hẫng cân bằng thích hợp với việc xây dựng các kết cấu nhịp có chiều cao mặt cắt thay đổi, khi đúccác đốt dầm chỉ cần điều chỉnh cao độ ván khuôn đáy dầm cho phù hợp Việc thay đổi chiều cao tiết diện cho phép sử dụng vật liệu kết cấu hợp lý, giảm được trọng lượng kết cấu
và cho phép vượt các nhịp lớn
+ Việc sử dụng phương pháp thi công đúc hẫng cân bằng cho các cầu BTCT DƯL có nhịp trung và lớn có nhiều lợi thế, đặc biệt trong điều kiện thi công khó khăn, không thể thi công hệ đà giáo như các trường hợp qua thung lũng sâu, sông rộng, không gian dưới cầu thông thuyền, có giao thông
Trang 17xuất, hay trường hợp nền đất yếu phải đầu tư nhiều chi phí cho móng hệ đà giáo.
- Nhược điểm: Việc đúc hẫng kết cấu trong điều kiện hẫng kém ổn định, mặt bằng chật hẹp đòi hỏi đơn vị thi công phải có trình độ tổ chức tốt, trang thiết bị đồng bộ cũng như trình độ kỹ sư, công nhânphù hợp mới có thể đảm bảo chất lượng công trình
Hình 7: Quá trình đúc hẫng dầm cầu
Hệ thống máy móc, kỹ thuật tại công trường:
- Cần cầu bánh xích:
Trang 18+ Công dụng: một loại cẩu có hệ thống di chuyển bằng bánh xích; có khả năng nâng các vật năng lớn hơn so với xe cẩu bánh lốp Dòng xe cẩu này có thể làm việc trên nhiều loại nền địa hình; ngay cả trên nền đất bùn lầy…
+ Cấu tạo:
o Dãi xích: 2 dãi xích của xe cẩu bánh xích được dẫn động trên 2 động cơ động lập bao gồm hệ thống bánh sao chủ động; bánh sao bị động và hệ thống con lăn
o Thân chính: Thân chính được lắp đặt trên hệ thống mâm quay 360 độ
o Đối trọng: Đối trọng xe cẩu bánh xích cấu tạo tách rời và cóthể lắp theo nhu cầu sử dụng Đối trọng dùng để cân bằng tải; tạo ổn định cho cả hệ thống khi xe cẩu nâng hàng
o Cần cẩu: Cần cẩu của xe cẩu bánh xích có thể chỉ có cần chính hoặc ghép cấu hình cần phụ Hệ thống cần được gắn với nhau nhờ các chốt ắc và hoạt động nhờ hệ thống cáp cần; cáp cương, giá đỡ…
o Mỏ cẩu: Mỏ cẩu là linh kiện dùng để móc hàng; treo hàng
Mỏ cẩu của xe cẩu bánh xích được hoạt động nhờ hệ thống cáp cẩu và buli
+ Nguyên lý hoạt động: nguyên lý đòn bẩy; tức là mômen xoắn ở cả hai bên của đường lật ngược giúp cân bằng
- Cần trục tháp:
Công nghệ bê tông cốt thép (DƯL):
- Định nghĩa: Bê tông dự ứng lực còn được gọi với nhiều cái tên khác nhau như bê tông cốt thép ứng lực trước hay bê tông tiền áp
Trang 19Đây là một công nghệ kết cấu bê tông cốt thép là sự kết hợp sử dụng ứng lực trước với cường độ rất căng của cốt thép.
Hình 8: Quá trình chuẩn bị cho công tác tạo DƯL cho dầm cầu
- Các ống gen của công trình được bố trí ,tập kết thành từng bãi, được xuyên suốt chiều dài công trình nhằm tạo thuận tiện cho việc thi công cốt thép DƯL
Trang 21II Công trình Handiresco
- Định nghĩa: Tầng hầm được xây dựng tại các công trình bằng hệ thống cọc khoan nhồi, thường được định vị bên dưới móng cột bêntrong bề mặt ngôi nhà và xây tường vây tại hệ thống cọc xung quanh ngôi nhà Mặt khác, tường vây được xây dựng trên mặt bằngcủa ngôi nhà bằng cách sử dụng cọc đổ bê tông
- Ưu điểm:
+ Do tường chắn được đỡ bằng dầm sàn bê tông cốt thép nên
độ an toàn cao cho các công trình lân cận và các hoạt động xung quanh trong suốt quá trình thi công
+ Công việc thi công được đẩy nhanh, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, thậm chí có thể bàn giao sớm với giá cos 0,00 cho các doanh nghiệp thương mại
+ Sàn kết cấu có thể được sử dụng để thu thập vật liệu trong quá trình xây dựng đường hầm, lý tưởng cho các dự án có không gian hạn chế và các doanh nghiệp nhỏ
Trang 22+ Không cần hệ thống hỗ trợ tạm thời hoặc đầu tư tiền vào bất
kỳ hệ thống phụ nào để hỗ trợ tường tầng hầm trong quá trình đào và xây dựng Bởi vì hệ thống đường ống này thường phức tạp và tốn kém một mức giá thấp+ Khó khăn về thời tiết sẽ được giảm bớt bằng cách xây dựng trong các tầng hầm đã có sẵn tầng trệt
+ Hệ thống kết cấu của tòa nhà cực kỳ ổn định và có thể chịu được tường đất
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động trong các tầng hầm không được thông gió
Trang 23Hình 11: Cửa hầm thi công Top-Down
- Các cột của công trình được bố trí thép chờ, chạy dọc theo suốt chiều cao hầm của công trình:
Hình 12: Thép chờ từ hệ thống cọc khoan nhồi của công trình
- Ngoài ra các bãi vật liệu thép cũng được bố trí xung quanh các vị trí thi công của công trình
Hình 13: Bãi thép được bố trí trên công trình
Trang 24Chương III: Kết luận
- Chuyến đi thực tập giúp cho em hiểu rõ hơn về môi trường thực tế ngoài công trường ra sao
- Giúp em vận dụng được các kiến thức đã được học trong suốt quá trình học đại học của mình
- Giúp em hiểu được tầm quan trọng của những công việc thực tế đã
và đang được làm trong công trường