Kỹ Thuật - Công Nghệ - Kinh tế - Quản lý - Cơ khí - Vật liệu UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ ------ UNG THỊ MỸ YẾN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HNG PHÁT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 4 năm 2016 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Tên đề tài: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH HNG PHÁT Sinh viên thực hiện UNG THỊ MỸ YẾN MSSV: 2112010643 CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KHÓA 2012 – 2016 Cán bộ hƣớng dẫn Th.S NGUYỄN THỊ VY THANH MSCB: Quảng Nam, tháng 04 năm 2016 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Quảng Nam, Lãnh đạo Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt 4 năm qua. Với vốn kiến thức đƣợc tiếp thu trong suốt quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là nền tảng trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giáo viên hƣớng dẫn Ths. Nguyễn Thị Vy Thanh đã tận tình hƣớng dẫn, góp ý, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng kế toán Công ty TNHH Hƣng Phát đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành khóa luận. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã hết lòng giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng xin kính chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Đồng kính chúc các anh chị trong Công ty TNHH Hƣng Phát luôn vui vẻ, hạnh phúc, đạt đƣợc nhiều thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn Tam Kỳ, tháng 04 năm 2016 UNG THỊ MỸ YẾN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Chi tiết từ viết tắt Từ viết tắt Chi tiết từ viết tắt XDCB Xây dựng cơ bản CNSX Công nhân sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh XL Xây lắp BHXH Bảo hiểm xã hội CP Chi phí BHYT Bảo hiểm y tế NVL Nguyên vật liệu BHTN Bảo hiểm thất nghiệp SDĐK Số dƣ đầu kỳ KPCĐ Kinh phí công đoàn SDCK Số dƣ cuối kỳ TSCĐ Tài sản cố định SPXL Sản phẩm xây lắp CCDC Công cụ dụng cụ DN Doanh nghiệp MTC Máy thi công SX Sản xuất SDMTC Sử dụng máy thi công TNCN Thu nhập cá nhân NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp UNC Ủy nhiệm chi NCTT Nhân công trực tiếp PC Phiếu chi SXC Sản xuất chung ĐVT Đơn vị tính CPSX Chi phí sản xuất KDC Khu dân cƣ NLVL Nguyên liệu vật liệu PCN Phiếu công nợ VL Vật liệu PKC Phiếu kết chuyển GTGT Giá trị gia tăng NLC Nhiên liệu chính TK Tài khoản BCHCT Ban chỉ huy công trình DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG Sơ đồ, biểu đồ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang Sơ đồ 1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15 Sơ đồ 1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16 Sơ đồ 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 19 Sơ đồ 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 22 Sơ đồ 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 24 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH Hƣng Phát 34 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất công ty TNHH Hƣng Phát 35 Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức thi công công trình công ty Hƣng Phát 36 Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán phòng tài chính – kế toán 37 Sơ đồ 2.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 39 Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán tập hợp chi phí NVLTT 41 Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán tập hợp chi phí NVLTT 48 Sơ đồ 2.8 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí nhân công của công ty 54 Sơ đồ 2.9 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí nhân công thuê ngoài 58 Sơ đồ 2.10 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí ca máy thuê ngoài 82 Sơ đồ 2.11 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí tiền lƣơng BCHCT 92 Sơ đồ 2.12 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí công cụ dụng cụ 103 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu...................................................................................... 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 2 4.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 2 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3 5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................ 3 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................. 3 6. Cấu trúc của đề tài .............................................................................................. 4 NỘI DUNG ............................................................................................................ 5 CHƠNG 1 ........................................................................................................... 5 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP ............................................................................................... 5 1.1. Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp .......................................................................... 5 1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hƣởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp ....................................................................................... 5 1.1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ...................................................................... 5 1.1.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp .................................................................................................... 6 1.1.2. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ......... 7 1.1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp .......................... 7 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ............................. 7 1.1.3. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp . 10 1.1.3.1. Khái niệm giá thành trong doanh nghiệp xây lắp ................................... 10 1.1.3.2. Phân loại về giá thành sản phẩm xây lắp ................................................ 10 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ...................................................................................................... 12 1.1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ................... 12 1.1.5.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................................................................. 12 1.1.5.2. Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp .......................... 14 1.1.5.3. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 15 1.1.5.4. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công ....................................... 17 1.1.5.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung .................................................. 20 1.1.6. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ................ 22 1.1.6.1. Nội dung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp22 1.1.6.2. Phƣơng pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ......................................................................................................................... 22 1.1.7. Phƣơng pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp ..... 23 1.1.8. Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ................... 24 1.1.8.1.Đối tƣợng và kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ... 24 1.1.8.2. Phƣơng pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp ....... 24 1.2. Tổng quan tài liệu về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp .................................................................................. 26 1.2.1. Một số đề tài nghiên cứu ............................................................................ 26 1.2.2. Điểm mới của đề tài nghiên cứu lần này.................................................... 27 CHƠNG 2 ......................................................................................................... 29 TH C TR NG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP T I ................................................................ 29 C NG TY TNHH HNG PHÁT ........................................................................ 29 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hƣng Phát ....................................... 29 2.1.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty .............................. 29 2.1.1.1. Lịch sử hình thành của công ty ............................................................... 29 2.1.1.2. Quá trình phát triển của công ty .............................................................. 29 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hƣng Phát ................................................................................... 30 2.1.2.1. Chức năng ............................................................................................... 30 2.1.2.2. Nhiệm vụ ................................................................................................. 31 2.1.2.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ............................................... 31 2.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển ........................ 32 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty ....................................................... 33 2.1.3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý .............................................................................. 33 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận .............................................. 33 2.1.3.3. Quy trình công nghệ sản xuất đối với công trình xây lắp ....................... 34 2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty .......................................... 36 2.1.5. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty ....................................................... 38 2.1.6. Hệ thống tài khoản đƣợc vận dụng tại công ty .......................................... 38 2.2. Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ......................................................................... 39 2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ............. 39 2.2.2. Đối tƣợng, phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ........................................................ 39 2.2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ............................. 39 2.2.2.2. Phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ........................ 40 2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ... 40 2.2.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp ........................... 40 2.2.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp ........................................... 53 2.2.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công ....................................... 66 2.3.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung ............................................................... 91 2.3.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm ................................................................................................... 106 2.3.4.1. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất. ........................................................ 106 2.3.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang .................................................................. 108 CHƠNG 3 ....................................................................................................... 112 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP ................................................... 112 T I C NG TY TNHH HNG PHÁT .............................................................. 112 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hƣng Phát ..................................................... 112 3.2. Nhận x t thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ...................................................... 113 3.2.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 113 3.2.2. Nhận x t thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty .................................................................................... 115 3.2.2.1. u điểm ................................................................................................. 115 3.2.2.2. Nhƣợc điểm ........................................................................................... 119 3.3. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ...................................... 122 3.3.1. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp ....................................................................................................................... 122 3.3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát ...................................... 123 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................ 129 1. Kết luận .......................................................................................................... 129 2. Kiến nghị ........................................................................................................ 129 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 131 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong quá trình phát triển hiện nay thì xây dựng nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với ngành kinh tế , tạo ra cơ sở vật chất- kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng vốn rất lớn củ a xã hội. Đất nƣớc ta đang hòa mình chung vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổ i hoàn toàn sang nền kinh tế mở điều này tạo ra cho công ty nhi ều cơ hội nhƣng cũng không ít thách thức. Trong nền kinh tế hiện nay để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình bằng cả uy tín, chất lƣợ ng song song với đó là giá thành xây lắp. Để nâng cao tính chủ động, sáng tạ o và trách nhiệm quản lý chi phí đòi hỏi phải tính đúng đầy đủ các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất, từ đó mới đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý củ a giá thành sản phẩm. Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạ ng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu nhƣ thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu… Công ty TNHH Hƣng Phát là một trong những công ty xây lắp hoạt độ ng với những công trình hạng mục lớn, thời gian dài, công việc theo dõi, tập hợ p chi phí, tính toán giá thành các công trình sản phẩm xây lắp chiếm phần lớ n trong công việc kế toán. Công ty luôn tìm mọi cách để đầu tƣ chiều sâu, lấy chất lƣợ ng sản phẩm hạ giá thành sản phẩm làm phƣơng châm hành động của mình. Công ty đã xây dựng đƣợc nhiều công trình ở trong và ngoài tỉnh nhƣ: Đƣờng Bao Quảng Trƣờng, cầu Đập Ván, Khu tái định cƣ Tứ Hiệp, Đƣờng trục chính khu công nghiệp Thuận Yên… Đóng góp một phần vào sự thành công này là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, công việc này ảnh hƣởng lớn đến hiệu quả hoạt động, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, qua thông tin kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà quản lý của công ty sẽ theo dõi đƣợc chi phí, giá thành từng công trình theo từng giai đoạn, từ đó giúp nhà quản lý có thể quản lý vốn một cách hiệu quả đồng thời khắc phục đƣợc trình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cùng với sự mong muốn học hỏi của bản thân, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hƣng Phát em đã chọn đề tài: “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. - Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sả n phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. - Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Khu dân cƣ Đông Tân Thạnh tại công ty TNHH Hƣng Phát. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp: Khu dân cƣ Đông Tân Thạnh trong năm 2015 tại Công ty TNHH Hƣng Phát. - Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại Công Ty TNHH Hƣng Phát. - Phạm vi thời gian: Đề tài đƣợc bắt đầu nghiên cứu từ tháng 01 năm 2016 đến tháng 03 năm 2016. 4. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. + Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình trong doanh nghiệp xây lắp. + Tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình trong doanh nghiệp xây lắp. - Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. + Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Hƣng Phát. + Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. - Những giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. + Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công trình xây lắp tại Công ty TNHH Hƣng Phát. 3 + Nhận x t chung về thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. + Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ sổ sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình cùng các tài liệu có liên quan khác để xử lý các thông tin tìm đƣợc. - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet để tìm hiểu, tổng hợp về cơ sở khoa học và phƣơng thức quả n lý chi phí sản xuất. - Phƣơng pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu sơ cấp tại bộ phận kế toán của công ty để tiến hành xử lý số liệu. - Phƣơng pháp xử lý số liệu: Tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổ ng hợp thông tin từ những số liệu đã thu thập đƣợc ở công ty để đánh giá và tìm ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm tại công ty. - Phƣơng pháp quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát, đối thoại trực tiế p với bộ phận kế toán của công ty để thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài. Đồng thời, phỏng vấn nhà quản lý để đƣa ra những ý kiến đóng góp sát thực hơn với tình hình của công ty trong quá trình hoàn thiện đề tài. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học Hệ thống những vấn đề lý luận căn bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời... giúp cho các nhà quản lý đƣa ra đƣợc những chiến lƣợc kinh doanh đúng lúc, quản lý chặt chẽ và sử dụng nguồn vốn đầu tƣ có hiệu quả. Đáp ứng nhu cầu quản lý thông qua việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình hoạt động. - Nâng cao đƣợc năng lực nghiên cứu cho đề tài, cơ sở cho đào tạo cử nhân, thạc sĩ, cải thiện môi trƣờng làm việc tại công sở. 4 - Giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí cần thiết, hạ giá thành đến mức thấp nhất, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh, nâng cao đƣợc thu nhập đời sống cho công nhân lao động. - Nghiên cứu đề tài giúp em nắm bắt đƣợc phƣơng pháp kế toán tập hợ p chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty. Bên cạnh đó em còn học hỏi đƣợ c kinh nghiệm thực tế về công tác kế toán nhằm trang bị cho mình kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt công việc sau này. 6. Cấu trúc của đề tài Nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần: Chƣơng 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợ p chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Chƣơng 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuấ t và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát. 5 NỘI DUNG CHƠNG 1 CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢ N PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sả n phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hƣởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp 1.1.1.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp Trong quá trình đầu tƣ xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nề n kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xây lắp giữ vai trò quan trọng. Doanh nghiệ p xây lắp là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật, nhận thầu thi công xây lắp các công trình xây dựng với nhiề u hình thức nhƣ: xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, xây dựng mới; cải tạ o, trùng tu, bảo trì các công trình xây dựng. Các doanh nghiệp xây lắp tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hình thứ c quản lý nhƣng đều là những tổ chức hoạt động sản xuất xây lắ p trong nghành xây dựng cơ bản. Hoạt động xây lắp là hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp, tuy nhiên đó là hoạt động sản xuất của nghành công nghiệp đặc biệt. Đặc điể m của hoạt động sản xuất xây lắp có ảnh hƣởng rất lớn đến việc tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp xây lắp: Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ: Mỗi sản phẩm của sản xuất xây lắp đều có yêu cầu về mặt cấu trúc, mỹ thuật, hình thức, địa điểm xây dự ng khác nhau. Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về mặt tổ chức quả n lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từ ng công trình cụ thể. Sản phẩm của sản xuất xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thờ i gian thi công dài: Do đặc điểm này mà mọi công trình phải đƣợc lập dự toán và quả n lý chi phí xây lắp công trình theo dự toán ( dự toán thiết kế, dự toán thi công). Đối tƣợng hạch toán chi phí, đối tƣợng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng đƣợc xác định phù hợp với đặc điểm này. 6 Sản phẩm của sản xuất xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiệ n sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm. Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điề u kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức độ nào đó mang tính chất thời vụ. Do đặc điể m này, trong quá trình thi công xây lắp trƣớc khi tiến hành xây lắp có thể phát sinh các khối lƣợng xây lắ p công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành. Sản phẩm của sản xuất xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hay giá thỏ a thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu). Vì đã quy định giá cả của sản phẩm xây lắp trƣớc khi tiến hành xây lắp công trình thông qua hợp đồng giao nhận thầ u, nên việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp đƣợc thực hiệ n thông qua việc bàn giao công trình xây lắp hoàn thành cho chủ đầu tƣ. Nhƣ vậy, với đặc điểm sản xuất xây lắp đã nêu trên có ảnh hƣởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Công tác kế toán vừa đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ của kế toán trong mộ t doanh nghiệp sản xuất vừa đáp ứng với đặc thù riêng của loại hình doanh nghiệ p xây lắp. 1.1.1.2. Nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính trong doanh nghiệp. Việc hạ thấp giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng thu nhập nhân viên tạo nguồn tích lũy nhà nƣớc. Để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệ p cần tăng cƣờng công tác quản lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất.Vì vậy, việc xác định đúng đắn đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợ ng tính giá thành phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thỏa mãn mọi yêu cầu quản lý đặ t ra hết sức cần thiết. Nhiệm vụ đặt ra cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuấ t và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp là: - Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản, sổ sách kế toán phải phù hợp với quy định của Nhà nƣớc, các chuẩn mực cũng nhƣ chế độ kế toán. 7 - Xác định đƣợc đối tƣợng, phƣơng pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp dựa trên đặc điểm tổ chức SXKD và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp. - Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất. - Tính toán chính xác giá thành thực tế của đối tƣợng tính giá thành và thƣờng xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác tính giá thành của doanh nghiệp. - Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho ban quản lý, giúp nhà quản trị đƣa ra những quyết định kinh doanh kịp thời và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh. 1.1.2. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.2.1. Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ chi phí về lao độ ng sống và lao động vật hóa phát sinh trong quá trình sản xuất và cấ u thành nên giá thành của sản phẩm xây lắp. Theo đó, chi phí về tiền công là biểu hiện bằng tiền của lao động số ng còn chi phí về nguyên vật liệu,… là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa. 1.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp a. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế Là việc phân chia chi phí thành những yếu tố chi phí khác nhau nhằm phụ c vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất mà không x t đến công dụng cụ thể hay địa điểm phát sinh của chi phí. Để cung cấ p thông tin về chi phí một cách cụ thể và tùy theo yêu cầu, trình độ quản lý mà mức độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau. Theo quy định hiện hành ở Việ t Nam, toàn bộ chi phí đƣợc chia làm 5 yếu tố sau: - Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). - Chi phí nhân công: phản ánh toàn bộ số tiền lƣơng và các khoản trích nhƣ BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lƣơng của CNSX, công nhân sử dụng MTC và nhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận đội sản xuất. 8 - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. - Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chƣa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế giúp nhà quả n lý biết đƣợc kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí chi ra trong quá trình sản xuấ t lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán. b. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng mục đích và công dụng đƣợc xếp vào khoản mục chi phí. Toàn bộ chi phí xây lắp đƣợ c chia thành các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí nguyên liệu, vậ t liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác, công cụ dụng cụ,… đƣợc sử dụng trực tiếp để thực hiện và hoàn thành khối lƣợng xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiế p sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ nhƣ tiền lƣơng chính, lƣơng phụ, các khoản phụ cấp, tiền công của công nhân trực tiếp bao gồm cả lao động do doanh nghiệp quản lý và thuê ngoài. Tiền lƣơng của công nhân trực tiế p xây lắp không bao gồm các khoản trích theo lƣơng. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụ ng máy thi công gồm chi phí thƣờng xuyên nhƣ lƣơng, chi phí vật liệu, khấu hao… và chi phí tạ m thời nhƣ chi phí sửa chữa lớn, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lề u, lán, bệ, đƣờng ray chạy máy…).Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trƣớc sau đó phân bổ dần vào TK 623. Hoặc phát sinh sau nhƣng phải tính trƣớ c vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trƣờng hợp này phải tiến hành trích trƣớ c chi phí (hạch toán trên TK 352). - Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ quản lý đội, công trƣờ ng xây dựng, bao gồm lƣơng nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca củ a nhân viên quản lý đội, các khoản trích KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành trích trên tiền lƣơng phải trả của nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, công nhân trực tiếp sản xuất thuộc danh sách lao động 9 của doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của các độ i và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội nhƣ chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện nƣớc, điện thoại, chi mua tài liệu kỹ thuật, bằ ng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định… Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuấ t xây lắp theo dự toán. Bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công trình, hạng mục công trình xây lắp là khâu công việc không thể thiếu. c. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí - Chi phí biến đổi (biến phí): là những khoản mục chi phí thay đổi tỷ lệ vớ i mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ hoạt động có thể là số lƣợng sản phẩm sả n xuất ra, số lƣợng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành… Trong doanh nghiệ p, biến phí tồn tại khá phổ biến nhƣ chi phí nguyên vật liệu trực tiế p, chi phí nhân công trực tiếp… - Chi phí cố định (định phí): là những khoản mục chi phí rất ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị. Mức độ hoạt động càng cao thì định phí cho một đơn vị mức độ hoạt động càng giảm. Nhƣ vậ y dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí. - Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến. Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi nhƣ đặc điểm của chi phí khả biế n. Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng hạn nhƣ chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị… Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phƣơng hƣớng nâng cao chất lƣợng và hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh. d. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tƣợng chịu chi phí Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất đƣợc chia thành 2 loại: - Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuấ t ra một sản phẩm hay trực tiếp thực hiện một lao vụ, dịch vụ nhất đị nh. Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí trực tiếp là chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trự c tiếp cho hoạt động xây lắp, chi phí cho lao động trực tiế p tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp. 10 - Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, công việ c, nhiều đối tƣợng khác nhau. Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí gián tiế p là chi phí sản xuất chung đƣợc tập hợp theo từng công trƣờng hoặc độ i thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phƣơng pháp thích hợ p, chi phí máy thi công đƣợc phân bổ cho các đối tƣợng xây lắp theo phƣơng pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lƣợng phục vụ thực tế. Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phƣơng pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tƣợng tập hợp chi phí mộ t cách hợp lý. e. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh - Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuấ t sản phẩm hoặc mua hàng hóa, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiế p, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và đƣợ c tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, bao gồ m chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định đƣợc những chi phí nào đƣợc tính vào giá thành, giá vốn sản phẩm trong kỳ, những chi phí nào liên quan đến cả thời kỳ hoạt động làm giảm lợi tức trong kỳ để kết chuyển xác định kế t quả kinh doanh của hoạt động đó. 1.1.3. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệ p xây lắp 1.1.3.1. Khái niệm giá thành trong doanh nghiệp xây lắp Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiề n các chi phí sản xuất để hoàn thành khối lƣợng sản phẩm xây lắp theo quy định. Sả n phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, khối lƣợng xây lắp hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có thiết kế và tính dự toán riêng. 1.1.3.2. Phân loại về giá thành sản phẩm xây lắp Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý và công tác hạch toán giá thành cũng nhƣ yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa nên giá thành cũng đƣợc xem x t dƣới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau. Với doanh nghiệp xây lắp cần phân biệt các loạ i giá thành công tác xây lắp sau: Xét theo thời điểm tính toán và nguồn số liệu để tính giá thành: giá thành đƣợc chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế. 11 Giá thành dự toán (Zdt) : Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối lƣợng xây lắp công trình, giá thành dự toán đƣợc xác định theo định mức và khung giá qui định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ. Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Thu nhập chịu thuế tính trước Trong đó, thu nhập chịu thuế tính trƣớc đƣợc tính theo định mức qui định. Giá thành kế hoạch (Zkh): Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị. Giá thành kế hoạch cho ph p tính toán các chi phí phát sinh sao cho chi phí sản xuất thực tế không vƣợt quá tổng số chi phí sản xuất dự kiến trong kế hoạch, do đó giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp. Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán Giá thành thực tế(Ztt): Là chỉ tiêu đƣợc xác định sau khi kết thúc quá trình sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh. Hay nói cách khác, đó là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lƣợng xây lắp mà đơn vị đã nhận thầu, giá thành thực tế đƣợc xác định theo số liệu kế toán. Muốn đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất thi công của công tác xây lắp đòi hỏi chúng ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhau. So sánh các loạ i giá thành này phải đảm bảo thống nhất về thời điểm và dựa trên cùng đối tƣợ ng tính giá thành. Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt đƣợ c mục đích đó thì các doanh nghiệp xây lắp phải đảm bảo: Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế Xét theo phạm vi phát sinh chi phí: giá thành đƣợc chia thành giá thành sả n xuất và giá thành toàn bộ. Giá thành sản xuất (giá thành công xƣởng): phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình trong phạm vi đơn vị thi công bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC. Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ, giá thành tiêu thụ): Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong thi công (chi phí sản xuấ t) và chi phí ngoài thi công (chi phí bán hàng và quản lý). Do đó, giá thành toàn bộ đƣợc tính theo công thức: Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất sản phẩm tiêu thụ + Chi phí quản lý DN + Chi phí tiêu thụ sản phẩm 12 1.1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩ m trong doanh nghiệp xây lắp Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuấ t, còn giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí kết tinh trong một khối lƣợng sản phẩ m, một công việc, lao vụ nhất định. Chi phí sản xuất biểu hiện mặ t hao phí, giá thành biểu hiện mặt kết quả. Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, chúng giống nhau về chất là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhƣng do chi phí bỏ ra giữa các kỳ không đều nhau nên giữa chi phí sản xuất và giá thành khác nhau về lƣợng. Sự khác nhau về lƣợng giữa chi phí sản xuất và giá thành đƣợc biểu hiện qua sơ đồ sau: Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ = Tổng giá thành của sản phẩm xây lắp hoàn thành + Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Tổng giá thành của sản phẩm xây lắp hoàn thành = Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ Nhƣ vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiế t với nhau, trong đó chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, việc quả n lý tốt giá thành chỉ đƣợc thực hiện triệt để khi doanh nghiệp tiến hành quản lý tố t chi phí sản xuất vì sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hƣởng trự c tiếp tới giá thành sản phẩm xây lắp. 1.1.5. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 1.1.5.1. Đối tƣợng và phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp a i tượng tập hợp hi ph sản uất trong oanh nghi p ắp Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các CPSX cần đƣợc tổ chức tập hợp theo đó. Xác định đối tƣợng tập hợp CPSX là cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế toán chi tiết về chi phí sản xuất. Để xác định đối tƣợng tập hợp CPSX ở doanh nghiệp xây lắp ngƣời ta căn cứ vào các yếu tố sau: - Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình thi công: Nếu công trình quy mô nhỏ, thời gian ngắn thì đối tƣợng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ công trình. Nếu công trình có quy mô lớn, tính chất thi công khác biệt thì nên tập hợp theo hạng mục công trình hay nhóm hạng mục công trình. 13 - Căn cứ vào hình thức tổ chức thi công: nếu công trình có nhiều đơn vị tham gia thi công thì đối tƣợng tập hợp chi phí là từng đối tƣợng thi công. - Căn cứ vào đối tƣợng thanh toán với đơn vị chủ đầu tƣ: do đơn vị căn cứ vào đối tƣợng thanh toán trên hợp đồng với nhà đầu tƣ để xác định đối tƣợng tính giá thành sản phẩm nên trƣờng hợp này đối tƣợng tập hợp chi phí chính là đối tƣợng tính giá thành. - Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu kế toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt. Phư ng pháp tập hợp hi ph sản uất trong oanh nghi p ắp Đối với ngành XDCB do phát sinh nhiều chi phí mà quá trình sản xuất lại phức tạp và sản phẩm mang tính đơn chiếc có quy mô lớn, thời gian sử dụng lâu dài. Mỗi công trình lại bao gồm nhiều hạng mục công trình, nhiều công việc khác nhau nên có thể áp dụng các phƣơng pháp tập hợp chi phí sản xuất nhƣ sau: + Phương pháp tập hợp theo công trình, hạng mục công trình Theo phƣơng pháp này, hàng kỳ, các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp theo công trình, hạng mục công trình đó. Giá thành thực tế của đối tƣợng đó chính là tổng chi phí đƣợc tập hợp kể từ khi bắt đầu thi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ công trình, hạng mục công trình. + Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đ t hàng Theo phƣơng pháp này, hàng kỳ chi phí phát sinh đƣợc phân loại và tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng. Khi đơn đặt hàng đƣợc hoàn thành thì tổng chi phí phát sinh đƣợc tập hợp chính là giá thành thực tế. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi đối tƣợng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng riêng. + Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công Theo phƣơng pháp này, các chi phí phát sinh đƣợc tập hợp theo từng đơn vị thi công công trình. Trong từng đơn vị thi công đó, chi phí lại đƣợc tập hợp theo từng đối tƣợng chịu chi phí nhƣ công trình, hạng mục công trình. Cuối tháng tập hợp chi phí từng đơn vị thi công để so sánh với dự toán. Trên thực tế có nhiều yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tƣợng, khi đó chi phí cần đƣợc phân bổ cho từng đối tƣợng chịu chi phí một cách chính xác và hợp lý, có thể sử dụng các phƣơng pháp tập hợp sau: 14 Phương pháp tập hợp trực tiếp : Phƣơng pháp này áp dụng đối với những chi phí có liên quan đến một đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí. Trong trƣờng hợp này, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tập hợp trực tiếp cho từng đối tƣợng. Phương pháp tập hợp gián tiếp : Phƣơng pháp này áp dụng khi một loại chi phí có liên quan đến nhiều đối tƣợng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp cho từng đối tƣợng. Trƣờng hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tƣợng liên quan theo công thức. C Ci = x ti Ti Trong đó: + Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tƣợng thứ i. + C : tổng chi phí sản xuất cần phân bổ. + Ti : Tổng đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ. + ti : Đại lƣợng tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tƣợng i. 1.1.5.2. ế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp a N i ung hi ph ngu ên i u, vật i u tr tiếp Chi phí NLVL trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể của sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lƣợng xây lắp. Khi xuất dùng vật liệu, nếu xác định rõ đối tƣợng tập hợp chi phí thì căn cứ chứng từ gốc để ghi nhận trực tiếp vào đối tƣợng tập hợp chi phí có liên quan, nếu không xác định cụ thể cho từng đối tƣợng tập hợp chi phí thì tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức hợp lý. b. Tài khoản sử ụng: - Tài khoản sử dụng: TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp - Kết cấu: Bên Nợ TK 621 Bên Có + Trị giá thực tế của NLVL dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp phát sinh trong kỳ hạch toán. + + Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho + Kết chuyển trị giá NLVL thực tế sử dụng trong kỳ vào TK 154 (1541) + Kết chuyển chi phí NLVL trực tiếp vƣợt trên định mức vào TK 632 15 TK 621 không có số dƣ cuối kỳ. TK 621 đƣợc mở chi tiết cho từng đối tƣợng hạch toán chi phí. c. Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu xuất vật tƣ - Phiếu nhập xuất thẳng - Phiếu kê khai mua vật tƣ - Hóa đơn GTGT - Ủy nhiệm chi, phiếu chi S đồ kế toán tập hợp hi ph ngu ên vật i u tr tiếp Trường hợp Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 152 TK 621 TK154 Xuất kho VL, CCDC dùng Cuối kỳ, kết chuyển chi phí trực tiếp cho hoạt động xây lắp NLVL trực tiếp sang TK 154(1541) TK 111,112,331.. TK152 Mua ngoài NLVL đƣa vào sử dụng NLVL thừa dùng không hết ngay (không nhập kho) nhập lại kho TK133 TK 632 Phần chi phí NLVL trực tiếp Thuế GTGT vƣợt định mức bình thƣờng đƣợc khấu trừ Sơ đồ 1.1. ế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) 1.1.5.3. ế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp a N i ung hi ph nh n ng tr tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất xây lắp. - Chi phí nhân công trực tiếp gồm: tiền lƣơng, khoản phụ cấp của công nhân trực tiếp tham gia hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, cụ thể gồm: + Tiền lƣơng chính của công nhân chính hoặc công nhân phụ trực tiếp thi công. + Các khoản phụ cấp theo lƣơng nhƣ làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm,... + Tiền lƣơng phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp 16 b. Tài khoản sử ụng: - Tài khoản sử dụng: TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp - Kết cấu: Bên Nợ TK 622 Bên Có + Tập hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ. + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 (1541) + Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vƣợt trên mức bình thƣờng vào TK 632 TK 622 không có số dƣ cuối kỳ. TK 622 đƣợc mở chi tiết cho từng đối tƣợng hạch toán chi phí. c. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thanh toán lƣơng - Phiếu kế toán - Phiếu chi, ủy nhiệm chi S đồ kế toán tập hợp hi ph nh n ng tr tiếp Sơ đồ 1.2. ế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Theo phương pháp kê khai thường xuyên) TK 334 TK 622 TK 154 Cuối kỳ, xác định chi phí NCTT vƣợt định mức TK 335 Tiền lƣơng nghĩ ph p phải trả cho CN TK 632 Tiền lƣơng, công phải trả cho công nhân trực tiếp SX Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 154 (1541) Trích trƣớc tiền lƣơng nghỉ phép của CNSX 17 1.1.5.4. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công a N i ung hi ph sử ụng má thi ng Máy móc thi công trong doanh nghiệp xây lắp là các loại máy phục vụ trực tiếp cho sản xuất xây lắp nhƣ : máy trộn bê tông, trộn vữa, cần trục, cần cẩu tháp, xúc đất, san nền… C hi phí sử dụng máy thi công là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa nằm trong quá trình sử dụng xe, máy thi công cho các công trình xây lắp. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiệ n các khối lƣợng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệ p xây lắp. + Nếu doanh nghiệp có tổ chức các đội máy thi công riêng biệ t và có phân cấp hạch toán cho đội máy tổ chức hạch toán kế toán riêng thì tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công đƣợc tính vào các khoản mụ c chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC chứ không phản ánh vào khoản mụ c chi phí sử dụng máy thi công. Sau đó các khoản mục này đƣợc kết chuyển để tính giá thành cho một ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tƣợng xây lắ p (công trình, hạng mục công trình). + Nếu doanh nghiệp không tổ chức các đội máy thi công riêng biệt, hoặ c có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhƣng không tổ chức kế toán riêng cho độ i máy thi công và thực hiện phƣơng thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằ ng máy thì các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công đƣợ c tính vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. Sau đó tính phân bổ chi phí sử dụ ng máy thi công thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công bao gồ m chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lƣợng công tác xây lắp. Chi phí này gồm: + Chi phí thƣờng xuyên cho hoạt động củ a máy thi công là chi phí phát sinh hằng ngày khi sử dụng máy, bao gồm chi phí nhân công điều khiể n máy, chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền mua bảo hiểm, sửa chữa, điện nƣớc, chi phí trả cho nhà thầu phụ về MTC), chi phí khác bằng tiền. Chi phí thƣờng xuyên phát sinh đƣợc tập hợ p trực tiếp vào các đối tƣợng tập hợp chi phí ( công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc…) 18 + Chi phí tạm thời là chi phí nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng máy, bao gồ m chi phí sửa chữa lớn, chi phí công trình tạm để che và bảo dƣỡng máy…Đối vớ i chi phí tạm thời, do liên quan đến nhiều đối tƣợng tập hợp chi phí nên phải đƣợ c phân bổ hoặc trích trƣớc cho các đối tƣợng tập hợp chi phí có liên quan theo thờ i gian sử dụng công trình hoặc thời gian thi công trên công trƣờng. b. Tài khoản sử ụng: - Tài khoản sử dụng: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công - Kết cấu: Bên Nợ TK 623 Bên Có + Các chi phí liên quan đến hoạt động của máy thi công. Chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, máy thi công. + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. + Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công vƣợt trên mức bình thƣờng vào TK 632. TK 623 không có số dƣ cuối kỳ TK 623 có 6 TK cấp 2: - TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy thi công - TK 6232: Chi phí vật liệu - TK 6233: Chi phí công cụ, dụng cụ - TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công - TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài - TK 6238: Chi phí bằng tiền khác TK 623 “ Chi phí sử dụng máy thi công” đƣợc mở chi tiết cho từng loạ i máy móc, thiết bị thi công hoặc nhóm máy cùng loại. c. Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu xe máy - Bảng tổng hợp nhật trình xe máy - Biên bản đối chiếu công nợ ca máy - Hóa đơn GTGT và phiếu công nợ. 19 S đồ kế toán tập hợp hi ph sử ụng má thi ng Hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc vào tổ chức quản lý đội máy thi công của doanh nghiệp: tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lƣợng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp. Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội xe, MTC riêng hoặc có tổ chức đội xe, MTC riêng nhƣng đội xe, máy không tổ chức kế toán riêng: các chi phí liên quan tới hoạt động của đội MTC đƣợc hạch toán riêng vào khoản mục chi phí sử dụng MTC, sau đó tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục. Trƣờng hợp doanh nghiệp thực hiện giao khoán giá trị xây lắp nội bộ cho đơn vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán riêng) thì doanh nghiệp không theo dõi các khoản chi phí sử dụng MTC mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng chi phí sử dụng MTC và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lƣợng xây lắp hoàn thành đã bàn giao đƣợc duyệt. Sơ đồ 1.3. ế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công Trường hợp 2 : Nếu doanh nghiệp có tổ chức đội xe, máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy thì tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công đƣợc hạch toán vào các khoản mục:
Trang 1UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Trang 2UBND TỈNH QUẢNG NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Quảng Nam, Lãnh đạo Khoa Kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Kinh tế đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho tôi trong suốt 4 năm qua Với vốn kiến thức được tiếp thu trong suốt quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là nền tảng trong suốt quá trình học tập và làm việc sau này
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
giáo viên hướng dẫn Ths Nguyễn Thị Vy Thanh đã tận tình hướng dẫn, góp ý,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và làm báo cáo khóa luận tốt nghiệp này
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, phòng kế toán Công ty TNHH Hưng Phát đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp số liệu để tôi hoàn thành khóa luận
Xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, đã hết lòng giúp đỡ, động viên khích lệ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Cuối cùng xin kính chúc các thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp Đồng kính chúc các anh chị trong Công ty TNHH Hưng Phát luôn vui
vẻ, hạnh phúc, đạt được nhiều thành công trong cuộc sống
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tam Kỳ, tháng 04 năm 2016
UNG THỊ MỸ YẾN
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Chi tiết từ viết tắt Từ viết tắt Chi tiết từ viết tắt
XDCB Xây dựng cơ bản CNSX Công nhân sản xuấtSXKD Sản xuất kinh doanh XL Xây lắp
BHXH Bảo hiểm xã hội CP Chi phí
BHYT Bảo hiểm y tế NVL Nguyên vật liệu
BHTN Bảo hiểm thất nghiệp SDĐK Số dƣ đầu kỳ
KPCĐ Kinh phí công đoàn SDCK Số dƣ cuối kỳ
TSCĐ Tài sản cố định SPXL Sản phẩm xây lắp
CCDC Công cụ dụng cụ DN Doanh nghiệp
MTC Máy thi công SX Sản xuất
SDMTC Sử dụng máy thi công TNCN Thu nhập cá nhân
NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp UNC Ủy nhiệm chi
NCTT Nhân công trực tiếp PC Phiếu chi
SXC Sản xuất chung ĐVT Đơn vị tính
CPSX Chi phí sản xuất KDC Khu dân cƣ
NLVL Nguyên liệu vật liệu PCN Phiếu công nợ
VL Vật liệu PKC Phiếu kết chuyển
GTGT Giá trị gia tăng NLC Nhiên liệu chính
TK Tài khoản BCHCT Ban chỉ huy công trình
Trang 5DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG
Sơ đồ,
biểu đồ Tên sơ đồ, biểu đồ Trang
Sơ đồ 1.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 15
Sơ đồ 1.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16
Sơ đồ 1.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 19
Sơ đồ 1.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 22
Sơ đồ 1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 24
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty TNHH Hưng Phát 34
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất công ty TNHH Hưng Phát 35
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ tổ chức thi công công trình công ty Hưng Phát 36
Sơ đồ 2.4 Sơ đồ bộ máy kế toán phòng tài chính – kế toán 37
Sơ đồ 2.5 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ 39
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán tập hợp chi phí NVLTT 41
Sơ đồ 2.7 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán tập hợp chi phí NVLTT 48
Sơ đồ 2.8 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí nhân công của công ty 54
Sơ đồ 2.9 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí nhân công thuê ngoài 58
Sơ đồ 2.10 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí ca máy thuê ngoài 82
Sơ đồ 2.11 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí tiền lương BCHCT 92
Sơ đồ 2.12 Sơ đồ quy trình chứng từ kế toán chi phí công cụ dụng cụ 103
Trang 6MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2
4.1 Nội dung nghiên cứu 2
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
5.1 Ý nghĩa khoa học 3
5.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
6 Cấu trúc của đề tài 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 5
1.1 Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 5
1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp 5
1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp 5
1.1.1.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 6
1.1.2 Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 7
1.1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 7
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 7
1.1.3 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 10 1.1.3.1 Khái niệm giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 10
Trang 71.1.3.2 Phân loại về giá thành sản phẩm xây lắp 10
1.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 12
1.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 12
1.1.5.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 12
1.1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 14
1.1.5.3 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 15
1.1.5.4 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 17
1.1.5.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 20
1.1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 22
1.1.6.1 Nội dung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp22 1.1.6.2 Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp 22
1.1.7 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp 23
1.1.8 Kế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 24
1.1.8.1.Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 24
1.1.8.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 24
1.2 Tổng quan tài liệu về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 26
1.2.1 Một số đề tài nghiên cứu 26
1.2.2 Điểm mới của đề tài nghiên cứu lần này 27
CHƯƠNG 2 29
TH C TR NG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP T I 29
C NG TY TNHH HƯNG PHÁT 29
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hưng Phát 29
2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty 29
2.1.1.1 Lịch sử hình thành của công ty 29
2.1.1.2 Quá trình phát triển của công ty 29
Trang 82.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty TNHH Hưng Phát 30
2.1.2.1 Chức năng 30
2.1.2.2 Nhiệm vụ 31
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 31
2.1.2.4 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển 32
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy của công ty 33
2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 33
2.1.3.2 Chức năng và nhiệm vụ của từng bộ phận 33
2.1.3.3 Quy trình công nghệ sản xuất đối với công trình xây lắp 34
2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty 36
2.1.5 Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 38
2.1.6 Hệ thống tài khoản được vận dụng tại công ty 38
2.2 Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát 39
2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát 39
2.2.2 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát 39
2.2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 39
2.2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 40
2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát 40
2.2.3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 40
2.2.3.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 53
2.2.3.3 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 66
2.3.3.4 Kế toán chi phí sản xuất chung 91
2.3.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 106
2.3.4.1 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 106
2.3.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang 108
CHƯƠNG 3 112
Trang 9GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 112
T I C NG TY TNHH HƢNG PHÁT 112
3.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH Hƣng Phát 112
3.2 Nhận x t thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát 113
3.2.1 Nhận xét chung 113
3.2.2 Nhận x t thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 115
3.2.2.1 Ƣu điểm 115
3.2.2.2 Nhƣợc điểm 119
3.3 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát 122
3.3.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp 122
3.3.2 Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hƣng Phát 123
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 129
1 Kết luận 129
2 Kiến nghị 129
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131 PHỤ LỤC
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển hiện nay thì xây dựng nói chung và xây dựng cơ bản nói riêng có vai trò quan trọng và có tác động to lớn đối với ngành kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất- kĩ thuật cho nền kinh tế quốc dân, sử dụng vốn rất lớn của
xã hội Đất nước ta đang hòa mình chung vào nền kinh tế thế giới, chuyển đổi hoàn toàn sang nền kinh tế mở điều này tạo ra cho công ty nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức Trong nền kinh tế hiện nay để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự khẳng định mình bằng cả uy tín, chất lượng song song với đó là giá thành xây lắp Để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm quản lý chi phí đòi hỏi phải tính đúng đầy đủ các khoản chi phí đã chi ra trong quá trình sản xuất, từ đó mới đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của giá thành sản phẩm Vấn đề đặt ra là làm sao quản lý vốn có hiệu quả, khắc phục tình trạng lãng phí, thất thoát vốn trong điều kiện sản xuất xây dựng cơ bản trải qua nhiều khâu như thiết kế, lập dự án, thi công, nghiệm thu…
Công ty TNHH Hưng Phát là một trong những công ty xây lắp hoạt động với những công trình hạng mục lớn, thời gian dài, công việc theo dõi, tập hợp chi phí, tính toán giá thành các công trình sản phẩm xây lắp chiếm phần lớn trong công việc kế toán Công ty luôn tìm mọi cách để đầu tư chiều sâu, lấy chất lượng sản phẩm hạ giá thành sản phẩm làm phương châm hành động của mình Công ty
đã xây dựng được nhiều công trình ở trong và ngoài tỉnh như: Đường Bao Quảng Trường, cầu Đập Ván, Khu tái định cư Tứ Hiệp, Đường trục chính khu công nghiệp Thuận Yên… Đóng góp một phần vào sự thành công này là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty, công việc này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động, sự thành công và phát triển của doanh nghiệp Mặt khác, qua thông tin kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cung cấp, các nhà quản lý của công ty sẽ theo dõi được chi phí, giá thành từng công trình theo từng giai đoạn, từ đó giúp nhà quản lý có thể quản lý vốn một cách hiệu quả đồng thời khắc phục được trình trạng thất thoát, lãng phí trong quá trình sản xuất, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp cùng với sự mong muốn học hỏi của bản thân, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Hưng Phát em đã chọn đề tài:
“Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công
ty TNHH Hưng Phát” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình
Trang 112 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
- Tìm hiểu thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
- Đề ra giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp: Khu dân cư Đông Tân Thạnh tại công ty TNHH Hưng Phát
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành công trình xây lắp: Khu dân cư Đông Tân Thạnh trong năm
2015 tại Công ty TNHH Hưng Phát
- Phạm vi về không gian: Đề tài thực hiện tại Công Ty TNHH Hưng Phát
- Phạm vi thời gian: Đề tài được bắt đầu nghiên cứu từ tháng 01 năm 2016
đến tháng 03 năm 2016
4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
+ Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình trong doanh nghiệp xây lắp
+ Tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình trong doanh nghiệp xây lắp
- Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
+ Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH Hưng Phát
+ Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
- Những giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
+ Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm công trình xây lắp tại Công ty TNHH Hưng Phát
Trang 12+ Nhận x t chung về thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
+ Một số giải pháp hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Tiến hành thu thập các báo cáo, chứng từ
sổ sách về chi phí sản xuất và giá thành công trình cùng các tài liệu có liên quan khác để xử lý các thông tin tìm được
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu từ sách, báo, tạp chí, internet để tìm hiểu, tổng hợp về cơ sở khoa học và phương thức quản lý chi phí sản xuất
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu sơ cấp tại bộ phận kế toán của công ty để tiến hành xử lý số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu: Tiến hành phân tích, đối chiếu, so sánh và tổng hợp thông tin từ những số liệu đã thu thập được ở công ty để đánh giá và tìm ra một số biện pháp góp phần hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Tiến hành quan sát, đối thoại trực tiếp với bộ phận kế toán của công ty để thu thập các số liệu thứ cấp liên quan đến đề tài Đồng thời, phỏng vấn nhà quản lý để đưa ra những ý kiến đóng góp sát thực hơn với tình hình của công ty trong quá trình hoàn thiện đề tài
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1 Ý nghĩa khoa học
Hệ thống những vấn đề lý luận căn bản về kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
5.2 Ý nghĩa thực tiễn
- Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm luôn cung cấp thông tin một cách chính xác, kịp thời giúp cho các nhà quản lý đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng lúc, quản lý chặt chẽ và sử dụng nguồn vốn đầu tư có hiệu quả Đáp ứng nhu cầu quản lý thông qua việc cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tình hình hoạt động
- Nâng cao được năng lực nghiên cứu cho đề tài, cơ sở cho đào tạo cử nhân, thạc sĩ, cải thiện môi trường làm việc tại công sở
Trang 13- Giúp công ty hoàn thiện công tác kế toán nhằm tiết kiệm tối đa các chi phí cần thiết, hạ giá thành đến mức thấp nhất, đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh,
nâng cao được thu nhập đời sống cho công nhân lao động
- Nghiên cứu đề tài giúp em nắm bắt được phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty Bên cạnh đó em còn học hỏi được kinh nghiệm thực tế về công tác kế toán nhằm trang bị cho mình kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt công việc sau này
6 Cấu trúc của đề tài
Nội dung của khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về kế toán tập hợp chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chương 2: Thực trạng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát
Trang 14NỘI DUNG CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP
1.1 Cơ sở khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp ảnh hưởng đến việc tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp xây lắp
1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động xây lắp
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân, các doanh nghiệp xây lắp giữ vai trò quan trọng Doanh nghiệp xây lắp là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, được thành lập theo quy định của pháp luật, nhận thầu thi công xây lắp các công trình xây dựng với nhiều hình thức như: xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, xây dựng mới; cải tạo, trùng tu, bảo trì các công trình xây dựng
Các doanh nghiệp xây lắp tuy khác nhau về quy mô sản xuất, hình thức quản lý nhưng đều là những tổ chức hoạt động sản xuất xây lắp trong nghành xây dựng cơ bản Hoạt động xây lắp là hoạt động sản xuất có tính chất công nghiệp, tuy nhiên đó là hoạt động sản xuất của nghành công nghiệp đặc biệt Đặc điểm của hoạt động sản xuất xây lắp có ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức công tác kế toán của các doanh nghiệp xây lắp:
Sản phẩm xây lắp mang tính riêng lẻ: Mỗi sản phẩm của sản xuất xây lắp
đều có yêu cầu về mặt cấu trúc, mỹ thuật, hình thức, địa điểm xây dựng khác nhau Chính vì vậy, mỗi sản phẩm xây lắp đều có yêu cầu về mặt tổ chức quản
lý, tổ chức thi công và biện pháp thi công phù hợp với đặc điểm của từng công trình cụ thể
Sản phẩm của sản xuất xây lắp có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian thi công dài: Do đặc điểm này mà mọi công trình phải được lập dự toán và quản
lý chi phí xây lắp công trình theo dự toán ( dự toán thiết kế, dự toán thi công) Đối tượng hạch toán chi phí, đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây lắp cũng được xác định phù hợp với đặc điểm này
Trang 15Sản phẩm của sản xuất xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất (xe máy, thiết bị thi công, người lao động…) phải di chuyển theo địa điểm sản xuất sản phẩm
Sản xuất xây lắp thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết và do đó việc thi công xây lắp ở một mức
độ nào đó mang tính chất thời vụ Do đặc điểm này, trong quá trình thi công xây
lắp trước khi tiến hành xây lắp có thể phát sinh các khối lượng xây lắp công trình phải phá đi làm lại và các thiệt hại do ngừng sản xuất, doanh nghiệp cần có kế hoạch điều độ cho phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành
Sản phẩm của sản xuất xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hay giá thỏa thuận với chủ đầu tư (giá đấu thầu) Vì đã quy định giá cả của sản phẩm xây lắp
trước khi tiến hành xây lắp công trình thông qua hợp đồng giao nhận thầu, nên việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp được thực hiện thông qua việc bàn giao công trình xây lắp hoàn thành cho chủ đầu tư
Như vậy, với đặc điểm sản xuất xây lắp đã nêu trên có ảnh hưởng rất lớn đến kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công tác kế toán vừa đáp ứng yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ của kế toán trong một doanh nghiệp sản xuất vừa đáp ứng với đặc thù riêng của loại hình doanh nghiệp xây lắp
1.1.1.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính trong doanh nghiệp Việc hạ thấp giá thành có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng thu nhập nhân viên tạo nguồn tích lũy nhà nước Để không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản lý kế toán tập hợp chi phí sản xuất.Vì vậy, việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và thỏa mãn mọi yêu cầu quản lý đặt
ra hết sức cần thiết
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp là:
- Thực hiện các tiêu chuẩn chứng từ, hạch toán ban đầu, hệ thống tài khoản,
sổ sách kế toán phải phù hợp với quy định của Nhà nước, các chuẩn mực cũng như chế độ kế toán
Trang 16- Xác định được đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp dựa trên đặc điểm tổ chức SXKD và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp
- Tổ chức tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
- Tính toán chính xác giá thành thực tế của đối tượng tính giá thành và thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện công tác tính giá thành của doanh nghiệp
- Định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin cần thiết cho ban quản lý, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định kinh doanh kịp thời và phù hợp với đặc điểm ngành
Theo đó, chi phí về tiền công là biểu hiện bằng tiền của lao động sống còn chi phí về nguyên vật liệu,… là biểu hiện bằng tiền của lao động vật hóa
1.1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
a Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế
Là việc phân chia chi phí thành những yếu tố chi phí khác nhau nhằm phục
vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu đồng nhất mà không x t đến công dụng cụ thể hay địa điểm phát sinh của chi phí Để cung cấp thông tin về chi phí một cách cụ thể và tùy theo yêu cầu, trình độ quản lý mà mức
độ chi tiết của các yếu tố có thể khác nhau Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 5 yếu tố sau:
- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị vật liệu dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi)
- Chi phí nhân công: phản ánh toàn bộ số tiền lương và các khoản trích như BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên lương của CNSX, công nhân sử dụng MTC và nhân viên quản lý sản xuất ở các bộ phận đội sản xuất
Trang 17- Chi phí khấu hao tài sản cố định: Phản ánh tổng số khấu hao tài sản cố định phải trích trong kỳ của tất cả các tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh
- Chi phí khác bằng tiền: Phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế giúp nhà quản lý biết được kết cấu, tỉ trọng của từng yếu tố chi phí chi ra trong quá trình sản xuất lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán
b Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí
Theo cách phân loại này, những chi phí có cùng mục đích và công dụng được xếp vào khoản mục chi phí Toàn bộ chi phí xây lắp được chia thành các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ các chi phí nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu khác, công cụ dụng cụ,… được sử dụng trực tiếp
để thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp
- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền công của công nhân trực tiếp bao gồm cả lao động do doanh nghiệp quản lý và thuê ngoài Tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp không bao gồm các khoản trích theo lương
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng máy thi công gồm chi phí thường xuyên như lương, chi phí vật liệu, khấu hao… và chi phí tạm thời như chi phí sửa chữa lớn, chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy…).Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước sau đó phân bổ dần vào TK 623 Hoặc phát sinh sau nhưng phải tính trước vào chi phí sử dụng máy thi công trong kỳ (do liên quan đến việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ) Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí (hạch toán trên TK 352)
- Chi phí sản xuất chung: Là chi phí phục vụ quản lý đội, công trường xây dựng, bao gồm lương nhân viên quản lý đội xây dựng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý đội, các khoản trích KPCĐ, BHYT, BHXH, BHTN theo tỷ lệ quy định hiện hành trích trên tiền lương phải trả của nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, công nhân trực tiếp sản xuất thuộc danh sách lao động
Trang 18của doanh nghiệp, khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của các đội và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội như chi phí sửa chữa, chi phí thuê ngoài, chi phí điện nước, điện thoại, chi mua tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, tiền thuê tài sản cố định…
Cách phân loại này có tác dụng phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sản xuất xây lắp theo dự toán Bởi vì trong hoạt động xây dựng cơ bản, lập dự toán công trình, hạng mục công trình xây lắp là khâu công việc không thể thiếu
c Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
- Chi phí biến đổi (biến phí): là những khoản mục chi phí thay đổi tỷ lệ với mức độ hoạt động của đơn vị Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành… Trong doanh nghiệp, biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp…
- Chi phí cố định (định phí): là những khoản mục chi phí rất ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động của đơn vị Mức độ hoạt động càng cao thì định phí cho một đơn vị mức độ hoạt động càng giảm Như vậy dù doanh nghiệp có hoạt động hay không hoạt động thì vẫn tồn tại định phí
- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến Ở một mức độ hoạt động cụ thể nào đó, chi phí hỗn hợp mang đặc điểm của chi phí bất biến, và khi mức độ hoạt động tăng lên, chi phí hỗn hợp sẽ biến đổi như đặc điểm của chi phí khả biến Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí hỗn hợp cũng chiếm một tỷ lệ khá cao trong các loại chi phí, chẳng hạn như chi phí điện thoại, chi phí bảo trì máy móc thiết bị… Cách phân loại này giúp doanh nghiệp có cơ sở để lập kế hoạch, kiểm tra chi phí, xác định điểm hòa vốn, phân tích tình hình tiết kiệm chi phí, tìm ra phương hướng nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh
doanh
d Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí
Theo cách phân loại này, toàn bộ chi phí sản xuất được chia thành 2 loại:
- Chi phí trực tiếp: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất ra một sản phẩm hay trực tiếp thực hiện một lao vụ, dịch vụ nhất định Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí trực tiếp là chi phí về nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, chi phí cho lao động trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động xây lắp
Trang 19- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều sản phẩm, công việc, nhiều đối tượng khác nhau Trong doanh nghiệp xây lắp chi phí gián tiếp là chi phí sản xuất chung được tập hợp theo từng công trường hoặc đội thi công và tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo phương pháp thích hợp, chi phí máy thi công được phân bổ cho các đối tượng xây lắp theo phương pháp thích hợp căn cứ vào số ca máy hoặc khối lượng phục vụ thực tế
Cách phân loại này có tác dụng trong việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất cho các đối tượng tập hợp chi phí một cách hợp lý
e Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với thời kỳ xác định kết quả kinh doanh
- Chi phí sản phẩm: là những chi phí liên quan trực tiếp đến việc sản xuất sản phẩm hoặc mua hàng hóa, bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung
- Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh trong một thời kỳ và được tính hết thành phí tổn trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp xác định được những chi phí nào được tính vào giá thành, giá vốn sản phẩm trong kỳ, những chi phí nào liên quan đến cả thời kỳ hoạt động làm giảm lợi tức trong kỳ để kết chuyển xác định kết quả kinh doanh của hoạt động đó
1.1.3 Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.3.1 Khái niệm giá thành trong doanh nghiệp xây lắp
Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất để hoàn thành khối lượng sản phẩm xây lắp theo quy định Sản phẩm xây lắp có thể là công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây lắp hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý có thiết kế và tính dự toán riêng
1.1.3.2 Phân loại về giá thành sản phẩm xây lắp
Để đáp ứng cho yêu cầu quản lý và công tác hạch toán giá thành cũng như yêu cầu xây dựng giá cả hàng hóa nên giá thành cũng được xem x t dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Với doanh nghiệp xây lắp cần phân biệt các loại giá thành công tác xây lắp sau:
* Xét theo thời điểm tính toán và nguồn số liệu để tính giá thành: giá thành
được chia thành giá thành dự toán, giá thành kế hoạch và giá thành thực tế
Trang 20Giá thành dự toán (Zdt): Là tổng số chi phí dự toán để hoàn thành khối
lượng xây lắp công trình, giá thành dự toán được xác định theo định mức và khung giá qui định áp dụng cho từng vùng lãnh thổ
Giá thành dự toán = Giá trị dự toán – Thu nhập chịu thuế tính trước
Trong đó, thu nhập chịu thuế tính trước được tính theo định mức qui định
Giá thành kế hoạch (Zkh): Là giá thành xác định xuất phát từ những điều
kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị Giá thành kế hoạch cho ph p tính toán các chi phí phát sinh sao cho chi phí sản xuất thực tế không vượt quá tổng số chi phí sản xuất dự kiến trong kế hoạch, do đó giá thành kế hoạch phản ánh trình độ quản lý giá thành của doanh nghiệp
Giá thành kế hoạch = Giá thành dự toán - Mức hạ giá thành dự toán Giá thành thực tế(Ztt): Là chỉ tiêu được xác định sau khi kết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm dựa trên cơ sở các chi phí phát sinh Hay nói cách khác, đó là toàn bộ các chi phí thực tế để hoàn thành bàn giao khối lượng xây lắp mà đơn vị
đã nhận thầu, giá thành thực tế được xác định theo số liệu kế toán
Muốn đánh giá chất lượng hoạt động sản xuất thi công của công tác xây lắp đòi hỏi chúng ta phải so sánh các loại giá thành trên với nhau So sánh các loại giá thành này phải đảm bảo thống nhất về thời điểm và dựa trên cùng đối tượng tính giá thành Mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận, để đạt được mục đích đó thì các doanh nghiệp xây lắp phải đảm bảo:
Giá thành dự toán > Giá thành kế hoạch > Giá thành thực tế
* Xét theo phạm vi phát sinh chi phí: giá thành được chia thành giá thành sản
xuất và giá thành toàn bộ
Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng): phản ánh tất cả những chi phí phát sinh liên quan đến việc thi công công trình trong phạm vi đơn vị thi công bao gồm chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC
Giá thành toàn bộ (giá thành đầy đủ, giá thành tiêu thụ): Phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phát sinh trong thi công (chi phí sản xuất) và chi phí ngoài thi công (chi phí bán hàng và quản lý) Do đó, giá thành toàn bộ được tính theo công thức:
+ Chi phí quản
lý DN +
Chi phí tiêu thụ sản phẩm
Trang 211.1.4 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Chi phí sản xuất là toàn bộ chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất, còn giá thành sản phẩm là toàn bộ chi phí kết tinh trong một khối lượng sản phẩm, một công việc, lao vụ nhất định Chi phí sản xuất biểu hiện mặt hao phí, giá thành biểu hiện mặt kết quả Đây là hai mặt thống nhất của một quá trình, chúng giống nhau về chất là hao phí lao động sống và lao động vật hóa nhưng do chi phí bỏ ra giữa các kỳ không đều nhau nên giữa chi phí sản xuất và giá thành khác nhau về lượng Sự khác nhau về lượng giữa chi phí sản xuất và giá thành được biểu hiện qua sơ đồ sau:
Chi phí sản
xuất dở dang đầu
kỳ
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
=
Tổng giá thành của sản phẩm xây lắp hoàn thành
+ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Tổng giá thành
của sản phẩm xây
lắp hoàn thành
= Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
- Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
Như vậy, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau, trong đó chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, việc quản
lý tốt giá thành chỉ được thực hiện triệt để khi doanh nghiệp tiến hành quản lý tốt chi phí sản xuất vì sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm xây lắp
1.1.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.5.1 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
a i tượng tập hợp hi ph sản uất trong oanh nghi p ắp
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn mà các CPSX cần
được tổ chức tập hợp theo đó Xác định đối tượng tập hợp CPSX là cơ sở để xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ kế
toán chi tiết về chi phí sản xuất Để xác định đối tượng tập hợp CPSX ở doanh nghiệp xây lắp người ta căn cứ vào các yếu tố sau:
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của công trình thi công: Nếu công trình quy mô nhỏ, thời gian ngắn thì đối tượng tập hợp chi phí có thể là toàn bộ công trình Nếu công trình có quy mô lớn, tính chất thi công khác biệt thì nên tập hợp theo hạng mục công trình hay nhóm hạng mục công trình
Trang 22- Căn cứ vào hình thức tổ chức thi công: nếu công trình có nhiều đơn vị tham gia thi công thì đối tượng tập hợp chi phí là từng đối tượng thi công
- Căn cứ vào đối tượng thanh toán với đơn vị chủ đầu tư: do đơn vị căn cứ vào đối tượng thanh toán trên hợp đồng với nhà đầu tư để xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm nên trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí chính là đối tượng tính giá thành
- Căn cứ vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế, yêu cầu kế toán kinh tế nội bộ của doanh nghiệp mà đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là toàn bộ quy trình công nghệ hay từng giai đoạn, từng quy trình công nghệ riêng biệt
Phư ng pháp tập hợp hi ph sản uất trong oanh nghi p ắp
Đối với ngành XDCB do phát sinh nhiều chi phí mà quá trình sản xuất lại phức tạp và sản phẩm mang tính đơn chiếc có quy mô lớn, thời gian sử dụng lâu dài Mỗi công trình lại bao gồm nhiều hạng mục công trình, nhiều công việc khác nhau nên có thể áp dụng các phương pháp tập hợp chi phí sản xuất như sau:
+ Phương pháp tập hợp theo công trình, hạng mục công trình
Theo phương pháp này, hàng kỳ, các chi phí phát sinh có liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp theo công trình, hạng mục công trình đó Giá thành thực tế của đối tượng đó chính là tổng chi phí được tập hợp
kể từ khi bắt đầu thi công đến khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ công trình, hạng mục công trình
+ Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn đ t hàng
Theo phương pháp này, hàng kỳ chi phí phát sinh được phân loại và tập hợp theo từng đơn đặt hàng riêng Khi đơn đặt hàng được hoàn thành thì tổng chi phí phát sinh được tập hợp chính là giá thành thực tế Phương pháp này được sử dụng khi đối tượng tập hợp chi phí là các đơn đặt hàng riêng
+ Phương pháp tập hợp chi phí theo đơn vị thi công
Theo phương pháp này, các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng đơn
vị thi công công trình Trong từng đơn vị thi công đó, chi phí lại được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí như công trình, hạng mục công trình Cuối tháng tập hợp chi phí từng đơn vị thi công để so sánh với dự toán Trên thực tế có nhiều yếu tố chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng, khi đó chi phí cần được phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí một cách chính xác và hợp lý, có thể sử dụng các phương pháp tập hợp sau:
Trang 23Phương pháp tập hợp trực tiếp: Phương pháp này áp dụng đối với những
chi phí có liên quan đến một đối tượng kế toán tập hợp chi phí Trong trường hợp này, kế toán căn cứ vào các chứng từ gốc để tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng
Phương pháp tập hợp gián tiếp: Phương pháp này áp dụng khi một loại
chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất, không thể tập hợp cho từng đối tượng Trường hợp này phải lựa chọn tiêu thức hợp lý
để tiến hành phân bổ chi phí cho từng đối tượng liên quan theo công thức
C
Ci = x ti
Ti
Trong đó: + Ci : Chi phí sản xuất phân bổ cho đối tượng thứ i
+ C : tổng chi phí sản xuất cần phân bổ
+ Ti : Tổng đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ
+ ti : Đại lượng tiêu chuẩn dùng để phân bổ của đối tượng i
1.1.5.2 ế toán tập hợp chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
a N i ung hi ph ngu ên i u, vật i u tr tiếp
Chi phí NLVL trực tiếp bao gồm chi phí vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể của sản phẩm xây lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây lắp Khi xuất dùng vật liệu, nếu xác định rõ đối tượng tập hợp chi phí thì căn cứ chứng từ gốc để ghi nhận trực tiếp vào đối tượng tập hợp chi phí có liên quan, nếu không xác định cụ thể cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung, cuối kỳ phân bổ theo tiêu thức hợp lý
dùng trực tiếp cho hoạt động
xây lắp phát sinh trong kỳ
hạch toán
+ + Trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho
+ Kết chuyển trị giá NLVL thực tế sử dụng trong kỳ vào TK 154 (1541)
+ Kết chuyển chi phí NLVL trực tiếp vượt trên định mức vào TK 632
Trang 24- Ủy nhiệm chi, phiếu chi
S đồ kế toán tập hợp hi ph ngu ên vật i u tr tiếp
* Trường hợp Doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên
TK 152 TK 621 TK154
Xuất kho VL, CCDC dùng Cuối kỳ, kết chuyển chi phí trực tiếp cho hoạt động xây lắp NLVL trực tiếp sang TK 154(1541)
TK 111,112,331 TK152
Mua ngoài NLVL đưa vào sử dụng NLVL thừa dùng không hết
ngay (không nhập kho) nhập lại kho
TK133
TK 632
Phần chi phí NLVL trực tiếp Thuế GTGT vượt định mức bình thường được khấu trừ
Sơ đồ 1.1 ế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
(Theo phương pháp kê khai thường xuyên)
1.1.5.3 ế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
a N i ung hi ph nh n ng tr tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp là các chi phí cho công nhân trực tiếp tham
gia vào quá trình hoạt động sản xuất xây lắp
- Chi phí nhân công trực tiếp gồm: tiền lương, khoản phụ cấp của công
nhân trực tiếp tham gia hoạt động thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, cụ thể
gồm:
+ Tiền lương chính của công nhân chính hoặc công nhân phụ trực tiếp thi
công
+ Các khoản phụ cấp theo lương như làm thêm giờ, phụ cấp trách nhiệm,
+ Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp thi công xây lắp
Trang 25Sơ đồ 1.2 ế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp (Theo phương pháp
kê khai thường xuyên)
TK 334 TK 622
TK 154
Cuối kỳ, xác định chi phí NCTT vượt định mức
TK 335 Tiền lương nghĩ ph p
phải trả cho CN
TK 632 Tiền lương, công phải trả cho
công nhân trực tiếp SX
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK
154 (1541)
Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX
Trang 261.1.5.4 Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
a N i ung hi ph sử ụng má thi ng
Máy móc thi công trong doanh nghiệp xây lắp là các loại máy phục vụ trực
tiếp cho sản xuất xây lắp như : máy trộn bê tông, trộn vữa, cần trục, cần cẩu tháp, xúc đất, san nền…
Chi phí sử dụng máy thi công là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa nằm trong quá trình sử dụng xe, máy thi công cho các công trình xây lắp
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công: tổ chức đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp
+ Nếu doanh nghiệp có tổ chức các đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy tổ chức hạch toán kế toán riêng thì tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được tính vào các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT và chi phí SXC chứ không phản ánh vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Sau đó các khoản mục này được kết chuyển để tính giá thành cho một ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tượng xây lắp (công trình, hạng mục công trình)
+ Nếu doanh nghiệp không tổ chức các đội máy thi công riêng biệt, hoặc có
tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công và thực hiện phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy thì các chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công được tính vào khoản mục chi phí sử dụng máy thi công Sau đó tính phân bổ chi phí sử dụng máy thi công thực tế cho từng công trình, hạng mục công trình
Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công bao gồm chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp Chi phí này gồm:
+ Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công là chi phí phát sinh hằng ngày khi sử dụng máy, bao gồm chi phí nhân công điều khiển máy, chi phí nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài (tiền mua bảo hiểm, sửa chữa, điện nước, chi phí trả cho nhà thầu phụ
về MTC), chi phí khác bằng tiền Chi phí thường xuyên phát sinh được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí ( công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc…)
Trang 27+ Chi phí tạm thời là chi phí nhằm hỗ trợ cho việc sử dụng máy, bao gồm chi phí sửa chữa lớn, chi phí công trình tạm để che và bảo dưỡng máy…Đối với chi phí tạm thời, do liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí nên phải được phân bổ hoặc trích trước cho các đối tượng tập hợp chi phí có liên quan theo thời gian sử dụng công trình hoặc thời gian thi công trên công trường
b Tài khoản sử ụng:
- Tài khoản sử dụng: TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công
- Kết cấu:
Bên Nợ TK 623 Bên Có
+ Các chi phí liên quan đến
hoạt động của máy thi công
Chi phí vật liệu, chi phí dịch
vụ khác phục vụ cho xe, máy
thi công
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công vào TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
+ Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường vào
- TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
- TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Biên bản đối chiếu công nợ ca máy
- Hóa đơn GTGT và phiếu công nợ
Trang 28S đồ kế toán tập hợp hi ph sử ụng má thi ng
Hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc vào tổ chức quản lý đội máy thi công của doanh nghiệp: tổ chức đội máy thi công riêng chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng máy hoặc giao máy thi công cho các đội, xí nghiệp xây lắp
*Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội xe, MTC riêng hoặc có
tổ chức đội xe, MTC riêng nhưng đội xe, máy không tổ chức kế toán riêng: các chi phí liên quan tới hoạt động của đội MTC được hạch toán riêng vào khoản mục chi phí sử dụng MTC, sau đó tính phân bổ cho từng công trình, hạng mục Trường hợp doanh nghiệp thực hiện giao khoán giá trị xây lắp nội bộ cho đơn
vị nhận khoán (không tổ chức hạch toán riêng) thì doanh nghiệp không theo dõi các khoản chi phí sử dụng MTC mà chỉ theo dõi tiền tạm ứng chi phí sử dụng MTC và thanh toán tiền tạm ứng khi có bảng quyết toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt
Sơ đồ 1.3 ế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công
* Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp có tổ chức đội xe, máy thi công riêng biệt
và có phân cấp hạch toán cho đội máy thì tất cả các chi phí liên quan tới hoạt động của đội máy thi công được hạch toán vào các khoản mục: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của đội máy Sau đó các khoản mục này được kết chuyển để tính giá thành cho một ca máy thực hiện và cung cấp cho các đối tượng xây lắp (công trình)
Tiền lương phải trả cho công nhân
điều khiển máy thi công
Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
Trang 29x
Tổng tiêu thức phân bổ của từng đối
tượng
1.1.5.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
a N i ung hi ph sản uất hung
- Chi phí sản xuất chung trong doanh nghiệp xây lắp bao gồm:
+ Lương nhân viên quản lý đội xây dựng
+ Tiền ăn ca của nhân viên quản lý đội, của công nhân xây lắp
+ Các khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT, BHTN theo tỷ lệ quy định trích trên tiền lương phải trả của nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển MTC, công nhân trực tiếp sản xuất thuộc lao động không xác định thời hạn
+ Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động của đội
+ Các chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội như: chi phí sửa chữa, thuê ngoài, điện nước, điện thoại, tiền thuê TSCĐ, …
- Chi phí sản xuất chung nếu phải phân bổ cho công trình, hạng mục công trình thì tiêu chuẩn phân bổ theo tỷ lệ với chi phí trực tiếp (như chi phí vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí MTC và chi phí trực tiếp khác)
Kể từ 1/1/2015 theo Luật làm việc số 38/2013/QH13 và Công văn số 4064/BHXH – THU quy định tỷ lệ đóng các khoản trích theo lương như sau:
- BHXH: 18% lương cơ bản của công nhân
- BHYT: 3% lương cơ bản của công nhân
- BHTN: 1% lương cơ bản của công nhân
- KPCĐ: 2% lương thực tế của công nhân
chung phát sinh trong kỳ
+ Các khoản giảm chi phí sản xuất chung + Chi phí sản xuất chung cố định không phân
bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán (TK 632)
+ Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào TK 154- chi phí SXKD dở dang
Trang 30TK 627 không có số dư cuối kỳ
TK 627 được mở chi tiết cho từng đối tượng hạch toán chi phí
TK 627 có các tài khoản cấp 2 sau:
- Tài khoản 6271: chi phí nhân viên phân xưởng
- Tài khoản 6272: chi phí nguyên, vật liệu
- Tài khoản 6273: chi phí dụng cụ sản xuất
- Tài khoản 6274: chi phí khấu hao TSCĐ
- Tài khoản 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài
- Tài khoản 6278: chi phí khác bằng tiền
c Chứng từ sử dụng
- Bảng tính lương, phụ cấp, bảng trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN
- Hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán
- Hóa đơn GTGT, bảng kê mua hàng, phiếu chi
- Bảng trích khấu hao TSCĐ
- Bảng tổng hợp chi phí dịch vụ mua ngoài, phiếu xuất kho
S đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Sơ đồ 1.4 ế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Trang 311.1.6 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.6.1 Nội dung kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp
Tổng hợp chi phí sản xuất thường tiến hành vào cuối kỳ, khi trong kỳ có công trình, hạng mục công trình, giai đoạn công việc hoàn thành bàn giao vào
cuối kỳ hoặc khi công trình hoàn thành
1.1.6.2 Phương pháp kế toán tổng hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp
xây lắp
a Tài khoản kế toán sử ụng
- Tài khoản kế toán sử dụng: TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
- Kết cấu và nội dung phản ánh TK 154 - Chi phí SXKD dở dang
Bên Nợ TK 154 Bên Có
- SDĐK: Chi phí SXKD dở dang
đầu kỳ
- Phát sinh: + Các chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí sử dụng
MTC, chi phí sản xuất chung phát
sinh trong kỳ liên quan đến giá
thành sản phẩm xây lắp công trình
+ Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp; hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành nhờ tiêu thụ + Các khoản giảm chi phí sản xuất
SDCK: Giá trị sản phẩm xây lắp
dở dang cuối kỳ hoặc khối lượng
xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa
được bàn giao cho đơn vị giao thầu
TK 154 được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn, công việc của hạng mục công trình hoặc nhóm các hạng mục công trình Tài khoản này trong ngành xây lắp có 4 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1541 - Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất
sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ;
- Tài khoản 1542 - Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành
sản xuất sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dở dang cuối kỳ (thành phẩm, cấu kiện xây lắp, );
- Tài khoản 1543 - Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ
và phản ánh chi phí dịch vụ dở dang cuối kỳ;
Trang 32- Tài khoản 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo
hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dở dang cuối kỳ
b Chứng từ sử dụng
- Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
c S đồ kế toán tổng hợp hi ph SX (theo phương pháp kê khai thường xuyên)
Sơ đồ 1.5 Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
1.1.7 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất Để tính được giá thành sản phẩm doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang
Với đặc điểm thi công của các công trình xây dựng là thời gian thường k o dài, khối lượng công việc lớn, kết cấu phức tạp, nên cuối kỳ kế toán sẽ có những công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành Do đó, sản phẩm dở dang trong sản xuất xây lắp là các công trình, hạng mục đang thi công dở dang, chưa hoàn thành hoặc khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, chưa chấp nhận thanh toán
Xác định sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp xây lắp chính là việc tính toán, xác định phần chi phí sản xuất trong kỳ cho khối lượng sản phẩm làm dở
TK 154 (1541)
TK 627
TK 155 Sản phẩm hoàn
thành chưa bàn giao
Xuất bán thành phẩm
Phân bổ, kết chuyển chi phí nguyên
liệu, vật liệu trực tiếp
TK 622
Phân bổ, kết chuyển chi phí nhân
công trực tiếp
TK 623
Phân bổ, kết chuyển chi phí sử
dụng máy thi công
Phân bổ, kết chuyển chi phí sản
xuất chung vào giá thành sản phẩm
TK 336
SP hoàn thành bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp nội bộ
TK 632
Trang 33dang cuối kỳ Việc đánh giá sản phẩm dở dang phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư
Nếu qui định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí luỹ kế phát sinh từ lúc khởi công đến cuối mỗi kỳ Công thức cụ thể như sau:
Nếu qui định thanh toán SPXL theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý (theo giai đoạn hoàn thành) thì sản phẩm dở dang là khối lượng XL chưa đạt tới điểm dừng
kỹ thuật hợp lý đã qui định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục CT đó cho các giai đoạn, tổ hợp công việc đã hoàn thành
và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng Cụ thể công thức như sau:
kỳ theo dự toán
Giá trị của khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán
Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối
kỳ theo dự toán
1.1.8 ế toán tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.1.8.1.Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
- Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần được tính giá thành và giá thành đơn vị
- Trong doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành có thể là: các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành, hoặc các khối lượng xây lắp có tính dự toán riêng đã hoàn thành
- Kỳ tính giá thành là mốc thời gian bộ phận kế toán giá thành phải tổng hợp số liệu để tính giá thành thực tế cho các đối tượng tính giá thành Cụ thể, kỳ tính giá thành trong XDCB sẽ phụ thuộc vào đặc điểm tổ chức sản xuất, chu kỳ sản xuất và hình thức nghiệm thu bàn giao khối lượng sản phẩm hoàn thành
1.1.8.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, quy trình sản xuất công nghệ khá phức tạp, thời gian thi công k o dài nên việc bàn giao thanh toán cũng đa dạng: có thể là công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành, có
Trang 34thể là các giai đoạn công nghệ, bộ phận công việc hoàn thành theo giai đoạn quy
ước
a T nh giá thành theo phư ng pháp tr tiếp (ha phư ng pháp giản đ n)
Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh cho một công trình, hạng mục công trình từ khi khởi công xây dựng đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó Phương pháp này phù hợp với các công trình thi công ngắn hạn, phù hợp kỳ tính giá thành của đơn vị
Các công trình thi công dài hạn, nghiệm thu thanh toán từng phần thường phát sinh khối lượng dở dang cuối kỳ thì đơn vị tính giá thành khối lượng xây lắp hoàn thành theo công thức sau:
- Nếu công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà chỉ có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao, kế toán xác định theo công thức sau:
Hệ số =
C
x 100%
Gdt C: Tổng chi phí thực tế cả công trình, hạng mục công trình
Gdt: Tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình
T nh giá thành theo định mứ
Phương pháp này áp dụng thích hợp đối với những doanh nghiệp xây dựng thoả mãn các yêu cầu sau: Phải tính được giá thành định mức trên cơ sở các định mức và đơn giá tại thời điểm tính giá thành Vạch ra một cách chính xác các thay đổi về định mức trong quá trình thực hiện thi công công trình Xác định được các chênh lệch so với định mức và nguyên nhân gây ra chênh lệch đó
Trang 35Theo phương pháp này thì giá thành thực tế sản phẩm xây lắp được tính theo công thức:
±
Chênh lệch
do thay đổi định mức
±
Chênh lệch
do thoát ly định mức
T nh giá thành theo đ n đặt hàng
Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp nhận thầu xây lắp Khi đó, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng
Theo phương pháp này chi phí sản xuất thực tế phát sinh được tập hợp theo từng đơn đặt hàng và khi nào hoàn thành công trình thì chi phí sản xuất tập hợp
được cũng chính là giá thực tế của đơn đặt hàng đó
1.2 Tổng quan tài liệu về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp
1.2.1 Một số đề tài nghiên cứu
Công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp, là khâu phức tạp nhất trong toàn bộ công tác kế toán ở doanh nghiệp, liên quan đến yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất Nó có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý, phản ánh năng lực, trình độ của các nhà quản lý Thông qua số liệu từ bộ phận kế toán, nhà quản
lý biết được tình hình chi phí sản xuất của đơn vị.Từ đó, có những biện pháp kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm Do đó đây là một đề tài rất phổ biến, được nhiều người quan tâm và nghiên cứu Trong quá trình thực tập và viết bài, em đã tham khảo một số đề tài cùng lĩnh vực
* Đề tài “ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát” của sinh viên Nguyễn Thị Diễm Ly
(2014) Trường Đại học Quảng Nam
- Ưu điểm:
+ Hệ thống lại các vấn đề cơ sở lý luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm trong DN xây lắp
+ Nêu lên được thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty TNHH Hưng Phát
+ Về phương thức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được xác định một cách phù hợp, tập hợp được chi phí sản xuất riêng cho từng đối tượng tính giá thành
Trang 36* Đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp tại công ty Xây dựng số 3 Hải Phòng” của sinh viên Phạm Minh Đức, lớp
QT1103K Trường Đại học dân lập Hải Phòng
- Ưu điểm :
+ Biết vận dụng cơ sở lý luận một cách khoa học về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp nên đã đưa ra được một số giải pháp giúp nhà quản trị nắm bắt được tình hình tài chính nói chung và khoản mục chi phí nói riêng của đơn vị, từ đó xác định được số lượng, khối lượng sản xuất, phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, cung cấp đầy đủ kịp thời, chính xác số liệu kế toán, đáp ứng được yêu cầu thi công các công trình Đồng thời tạo điều kiện thực hiện tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ được nâng cao
+ Tập hợp được chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp ở công ty theo từng công trình, hạn mục công trình nên đã giúp cho ban giám đốc, đội trưởng biết được lãi, lỗ, nguyên nhân cụ thể, từ đó rút ra được kinh nghiệm cho những công trình sau
- Nhược điểm:
Cách trình bày chứng từ chưa hợp lý, chưa có tính thuyết phục cao do chưa minh họa cụ thể các trường hợp xảy ra trong hạch toán thực tế tại doanh nghiệp Bên cạnh đó vẫn chưa đưa ra được các giải pháp cụ thể hơn để nâng ca được việc hạch toán về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp
1.2.2 Điểm mới của đề tài nghiên cứu lần này
Nhận thấy được các ưu nhược điểm từ các đề tài tham khảo nêu trên , từ đó
em đã rút ra các điểm mới cho đề tài nghiên cứu lần này của mình, đó là sẽ khắc phục được những hạn chế về việc trình bày, sắp xếp chứng từ, đưa các chứng từ thực tế hơn về hạch toán kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH Hưng Phát Đồng thời vẫn tiếp thu những ưu điểm của đề tài tham khảo để tiếp tục áp dụng vào thực tiễn tại đơn vị và đề xuất
Trang 37những giải pháp thiết thực cụ thể phù hợp với thực trạng của công ty hiện nay nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại đơn vị, đạt đƣợc mục tiêu là tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành sản phẩm xây lắp cho đơn vị
Trang 38CHƯƠNG 2
TH C TRẠNG Ế TOÁN TẬP HỢP CHI PH SẢN UẤT V
T NH GIÁ TH NH SẢN PHẨM Y LẮP TẠI
CÔNG TY TNHH HƯNG PHÁT
2.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH Hưng Phát
2.1.1 Lịch sử h nh thành và quá tr nh phát triển của công ty
2.1.1.1 Lịch sử h nh thành của công ty
Nền kinh tế nước ta đang chuyển mình đi lên, ra sức cạnh tranh cùng khu vực và hòa nhập vào nền kinh tế thế giới Vì vậy, việc xây dựng cơ sở hạ tầng là một nhân tố hết sức quan trọng làm nền tảng cho việc thu hút đầu tư và phát triển Được gieo hạt từ những ngày đầu của nền kinh tế thị trường, Công ty TNHH Hưng Phát đã ra đời trong xu hướng chung của sự phát triển, nó góp phần đáp ứng kịp thời trong công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đang rộ lên khắp cả nước Công ty TNHH Hưng Phát là một công ty tổ chức dưới hình thức độc lập,
tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân
- Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Hưng Phát
- Trụ sở chính đặt tại: Lô G3 - KDC Hòa Thuận - TP Tam Kỳ - Quảng Nam
- Điện thoại: (0510)3 824 087
- Fax: (0510)3 824.905
- Mã số thuế: 4000347249
- Công ty được thành lập theo quyết định số 3302080051, do sở Kế hoạch đầu
tư tỉnh Quảng Nam cấp Công ty tiến hành đăng ký kinh doanh ngày 05/01/2000 nhưng do một số trở ngại nên đã chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/2000 Vốn điều lệ của công ty là 8.000.000.000 đồng
2.1.1.2 Quá tr nh phát triển của công ty
Là một công ty tư nhân mới thành lập hoạt động trong cơ chế thị trường
có sự cạnh tranh gay gắt nhưng với sự năng động của ban lãnh đạo công ty, cộng với sự uy tín trong quá trình thi công công trình xây dựng nên với số vốn đầu tư
Trang 39ban đầu 8.000.000.000 đồng không phải là nhiều nhưng vào những năm gần đây kết quả sản xuất kinh doanh của công ty có nhiều triển vọng Công ty từng bước nâng cao năng lực lãnh đạo, chú ý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, mua sắm trang thiết bị thi công mở rộng địa bàn hoạt động từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân viên và người lao động
Trong thời gian qua, công ty đã đầu tư đúng định hướng phát triển của
xã hội và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước Cho đến ngày hôm nay việc kinh doanh của công ty có hiệu quả đem lại lợi nhuận cao, tăng tích lũy cho đơn vị Mạng lưới hoạt động rộng khắp và quan hệ kinh tế giữa các tỉnh lân cận trong cả nước Công ty đã thu hút được nhiều lực lượng có trình độ và tay nghề cao, họ đã làm việc rất nhiệt tình dưới sự lãnh đạo điều hành của ban lãnh đạo công ty Một số chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh trong 3 năm 2012- 2014:
* Chỉ tiêu vốn (ĐVT: đồng Việt Nam):
*Chỉ tiêu lao động (người):
*Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận (ĐVT: đồng Việt Nam):
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Doanh thu 29.623.271.898 31.867.475.936 32.625.507.952 Lợi nhuận 1.239.995.658 1.304.449.161 1.523.404.891 Qua các chỉ tiêu trên ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty luôn có lãi và tăng qua các năm Đó là kết quả của quá trình cố gắng phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Hưng Phát
2.1.2.1 Chức năng
- Kinh doanh và khai thác vật liệu xây dựng
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ và dịch vụ khác
- San ủi, cải tạo các công trình mặt bằng
- Cho thuê xe cơ giới, thiết bị thi công công trình
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Vốn cố định 9.847.167.029 10.143.257.691 10.165.203.461 Vốn lưu động 3.623.365.005 3.755.181.286 3.954.320.147 Tổng vốn KD 13.470.532.034 13.898.438.977 14.119.523.608
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Lao động gián tiếp 53 57 60 Lao động trực tiếp 160 165 170
Trang 40- Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông thủy lợi và xây lắp điện
- Sửa chữa máy móc, thiết bị
- Nâng cao năng suất lao động, không ngừng thay đổi trang thiết bị, đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên có năng lực cao đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường
- Thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động đảm bảo cân bằng cho xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Bồi dưỡng nghiệp
vụ, nâng cao trình độ công tác kế toán cho cán bộ nhân viên, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường
- Tổ chức cơ cấu của công ty phải gọn, nhẹ và có hiệu quả
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
- Sản phẩm thi công là công trình kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, có thời gian thi công dài, sản phẩm cố định tại nơi sản xuất, các điều kiện khác của sản xuất như: xe máy, thiết bị thi công, người lao động phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm vì thế việc tổ chức quản lý phải có dự toán thiết kế và tổ chức thi công
- Sản phẩm được tiêu thụ theo giá quyết toán, giá thỏa thuận hay giá trúng thầu và có thể phần phát sinh được duyệt bổ sung do thay đổi thiết kế làm ảnh hưởng tới quá trình thi công Do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm xây lắp không thể hiện rõ
- Nguyên liệu của công ty rất đa dạng, khối lượng lớn, nơi xây dựng xa nơi cung cấp NLVL Vì vậy chi phí thu mua và vận chuyển rất lớn Mặt khác, NLVL trong xây dựng sử dụng theo định mức Vì thế, việc cung cấp vật tư cũng như nhu cầu tính toán dự trữ nhằm đảm bảo thời gian thi công công trình rất lớn
Do đặc điểm kinh doanh như vậy nên công tác hạch toán nói chung và lập các báo cáo kế toán nói riêng thường hay chậm trễ