1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chủ đề 5 tìm hiểu về wipo và giới thiệu những lợi ích mà tổ chức này mang lại

21 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Đề 5: Tìm Hiểu Về WIPO Và Giới Thiệu Những Lợi Ích Mà Tổ Chức Này Mang Lại
Tác giả Hoàng Thị Thúy Hoa, Nguyễn Thùy Dung, Nguyễn Thị Phương Thùy, Hoàng Thị Mai Anh, Phạm Thị Hương, Trần Thị Thu Thủy, Nguyễn Minh Ngọc
Người hướng dẫn TS. Phùng Thị Yến
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Bảo Hộ Quốc Tế Về Quyền Sở Hữu Trí Tuệ
Thể loại Bài Tập Nhóm
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Tầm quan trọng của việc thành lập WIPOTổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có tên tiếng Anh là World Intellectual Property Organization WIPO, là một trong những tổ chức chuyên môn thuộc Liên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM

1 Hoàng Thị Thúy Hoa

(nhóm trưởng)

3 Nguyễn Thị Phương Thùy 21064048 Thuyết trình

4 Hoàng Thị Mai Anh 21064002 Nội dung phần I

5 Phạm Thị Hương 21064023 Nội dung phần II, IV

6 Trần Thị Thu Thủy 20064052 Nội dung phần III

7 Nguyễn Minh Ngọc 21064037 Tổng hợp nội dung

Trang 3

MỤC LỤC

NỘI DUNG 4

I Tìm hiểu chung về WIPO 4

1 WIPO là gì? Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO 4

2 Lịch sử ra đời 5

3 Thành viên của WIPO 6

4 Cơ cấu quản trị 7

5 Chức năng và hoạt động 8

6 Vai trò 9

II Sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp ước WIPO 9

III Những lợi ích mà WIPO mang lại 12

1 Cho các nước thành viên nói chung 12

2 Cho Việt Nam nói riêng 17

2.1 VN hợp tác với WIPO để phát triển hệ sinh thái SHTT 17

2.2 WIPO hỗ trợ VN trong thực thi các vấn đề quyền tác giả, quyền liên quan 18

2.3 Về lĩnh vực kinh tế giúp Việt Nam đáp ứng các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 18

IV Thách thức đặt ra cho Việt Nam khi gia nhập Hiệp ước WIPO 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 4

NỘI DUNG

I Tìm hiểu chung về WIPO

1 WIPO là gì? Tầm quan trọng của việc thành lập WIPO

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có tên tiếng Anh là World IntellectualProperty Organization (WIPO), là một trong những tổ chức chuyên môn thuộcLiên Hợp Quốc Công ước thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới được ký tạiStockholm vào ngày 14/07/1967, có hiệu lực từ ngày 26/04/1970 Vào ngày17/12/1974, WIPO đã trở thành tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, có trụ

sở đóng tại Geneva, Thụy Sĩ

Nguyên nhân ra đời WIPO:

● Sự cần thiết phải có một tổ chức quốc tế liên chính phủ để quản lý vấn đề

Sở hữu trí tuệ (SHTT) trên thế giới xuất phát từ bản thân những yếu tố rấtđặc thù của các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ Bởi sở hữu trí tuệ thường

bị giới hạn quyền và pháp lý bởi yếu tố lãnh thổ và nó tồn tại và đượcthực thi theo luật lệ ở mỗi quốc gia Nhưng các sản phẩm trí tuệ, trong đóchứa đựng các ý tưởng sáng tạo, dễ bị sao chép sang các quốc gia, vùnglãnh thổ khác

● Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia sở hữutrí tuệ ngày càng giống nhau thì nhu cầu phải đơn giản hóa công tác bảo

hộ sở hữu trí tuệ thông qua việc tiêu chuẩn hóa quốc tế hay hài hòa hóapháp luật của các nước là một điều cần thiết và nên làm

● Vì thế các chính phủ đã đàm phán và thông qua các điều ước quốc tế đaphương trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ khác nhau Trong hầu hết cáctrường hợp, tên của điều ước quốc tế được lấy từ địa điểm mà điều ước

đó được ký lần đầu tiên (ví dụ như Công ước Paris, Công ước Berne,…)

và WIPO được lập ra để quản lý các điều ước quốc tế này WIPO đượcthành lập ra vì tính cấp thiết phải có tổ chức quốc tế quản lý, giải quyếtcác vấn đề về sở hữu trí tuệ

Nhìn chung, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO) được thành lậpnhằm thúc đẩy và bảo vệ sở hữu trí tuệ (IP) trên toàn thế giới bằng cách hợp tácvới các quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế Nhu cầu bảo vệ quốc tế về sởhữu trí tuệ trở nên rõ ràng khi các nhà triển lãm nước ngoài từ chối tham dựTriển lãm Sáng chế Quốc tế tại Vienna, Áo năm 1873 vì họ sợ ý tưởng của mình

sẽ bị đánh cắp và khai thác thương mại ở các nước khác Điều này dẫn đến việcthành lập Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883 và cuối cùng

Trang 5

là thành lập WIPO WIPO bắt đầu hoạt động vào ngày 26 tháng 4 năm 1970 khicông ước có hiệu lực.

Mặc dù đã có các công ước khác nhau về sở hữu trí tuệ, chẳng hạn nhưCông ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp và Công ước Berne về bảo hộ cáctác phẩm văn học và nghệ thuật, những điều này vẫn chưa đủ để cung cấp sựbảo vệ toàn diện và thống nhất về sở hữu trí tuệ trên phạm vi quốc tế Từ đóphát sinh nhu cầu về một tổ chức thống nhất trở nên rõ ràng để duy trì sự hợptác và thống nhất của tất cả các liên minh về vấn đề IP

WIPO hoạt động để bảo vệ hai phần cơ bản của IP: nhánh công nghiệp vànhánh bản quyền Nó cũng hỗ trợ phát triển các chiến dịch cải thiện Bảo vệquyền sở hữu trí tuệ trên toàn cầu và duy trì sự hài hòa của luật pháp quốc gia

Vì vậy, việc thành lập WIPO đã tạo nền tảng cho việc điều phối và quản lý cácđiều ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ Điều này thể hiện cụ thể ở việc:

+ Phát triển luật sở hữu trí tuệ quốc tế: WIPO tổ chức các diễn đàn quốc tế

để các quốc gia thành viên thảo luận và đàm phán các công cụ pháp lýquốc tế mới và sửa đổi các công cụ pháp lý hiện có

+ Thực thi luật sở hữu trí tuệ quốc tế: Sau khi một điều ước được thông

qua, WIPO sẽ hỗ trợ các nước đưa điều ước đó vào luật quốc gia củamình Ví dụ: Hiệp ước Bản quyền WIPO được thực thi theo luật Hoa Kỳthông qua Đạo luật Bản quyền Thiên niên kỷ Kỹ thuật số (DMCA)

+ Cung cấp dịch vụ sở hữu trí tuệ toàn cầu: WIPO cung cấp các dịch vụ

toàn cầu đăng ký và bảo vệ sở hữu trí tuệ ở các quốc gia khác nhau

+ Giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ: WIPO cung cấp dịch vụ giải quyết

tranh chấp sở hữu trí tuệ quốc tế

+ Xây dựng năng lực sở hữu trí tuệ: WIPO giúp các nước, đặc biệt là các

nước đang phát triển và kém phát triển nhất, xây dựng năng lực sử dụng

sở hữu trí tuệ để phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa

Ngoài ra, WIPO còn duy trì một bộ sưu tập trực tuyến các tài liệu chuẩn

bị cho các hiệp ước mà WIPO quản lý Điều này giúp mang lại sự minh bạch vàcho phép nghiên cứu và hiểu biết về quá trình phát triển cũng như giải thích cáchiệp ước này

2 Lịch sử ra đời

Nguồn gốc của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới xuất thân từ Công ước Paris

ra đời vào năm 1883 về các quyền sở hữu công nghiệp Đây được xem là hiệpước đầu tiên về việc bảo hộ hợp pháp các sản phẩm sáng tạo của một cá nhân

Trang 6

Thành lập vào năm 1883 và bắt đầu có hiệu lực năm 1884, Công ước Paristhành lập một Văn phòng quốc tế với 14 quốc gia thành viên.

Vào năm 1886, Công ước Berne cũng được ra đời với mục đích bảo hộ cáctác phẩm văn học nghệ thuật

Năm 1893, Công ước Paris và Công ước Berne chính thức hợp nhất với têngọi Văn phòng Quốc tế Thống nhất về Bảo hộ Sở hữu Trí tuệ (BIRPI), chínhthức đặt nền móng cho Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới sau này

Tới thập niên 1960, do sự phát triển của thế giới và nhu cầu về bảo hộquyền SHTT toàn cầu cũng tăng lên, BIRPI đã tiến hành cải tổ thành tổ chứcquốc tế liên chính phủ và tới ngày 14 tháng 7 năm 1967, Liên Hợp Quốc đãthông qua Công ước Stockholm về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giớiWIPO (World Intellectual Property Organization)

Công ước về thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới chính thức đặt nềnmóng cho sự thành lập của WIPO, có hiệu lực từ ngày 26 tháng 4 năm 1970 Từđây, các cơ quan của của BIRPI đã chuyển thành một tổ chức mới - WIPO.WIPO là tổ chức hoạt động với mục tiêu thúc đẩy việc bảo hộ tài sản trí tuệtrên toàn thế giới Năm 1974, WIPO trở thành một trong những tổ chức chuyênmôn thuộc Liên Hợp Quốc

Hiện nay, trụ sở của WIPO được đặt tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ Tínhđến thời điểm hiện tại, WIPO đã kết nạp được 193 quốc gia: Việt Nam (1976),Hàn Quốc (1979), Honduras (1983), Nhật Bản (1975), Thụy Sĩ (1970), ThụyĐiển (1970), Mỹ (1970), Trung Quốc (1980), Canada (1970), Pháp (1974), LiênBang Nga (1970) … và Việt Nam là quốc gia thành viên của tổ chức này từ năm1976

3 Thành viên của WIPO

Tính đến thời điểm hiện tại, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới có đến 193quốc gia tham gia và có 250 quan sát viên là các tổ chức phi chính phủ, liênchính phủ Trong đó, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WIPO từngày 02/06/1976

Để trở thành thành viên của tổ chức, các quốc gia phải đáp ứng được cácđiều kiện sau:

● WIPO chỉ kết nạp thành viên là tham gia vào tổ chức Liên Hợp Quốc;

● Để gia nhập tổ chức, quốc gia phải gửi đơn xin gia nhập tới Tổng giámđốc WIPO tại trụ sở ở Geneva

● Đối với các quốc gia thành viên của Công ước Paris và Công ước Bernechỉ có thể gia nhập WIPO nếu như thỏa điều kiện đã ký kết hoặc gia nhập

Trang 7

ít nhất các điều khoản của Văn kiện Stockholm (1967) của Công ướcParis hoặc Văn kiện Paris (1971) của Công ước Berne.

Như vậy, hầu hết các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đều tham gia vàoWIPO Những quốc gia và vùng lãnh thổ không tham gia WIPO bao gồm:Kiribati, Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia, Nauru, Palau, Palestine,Cộng hòa Sahrawi, Quần đảo Solomon, Đài Loan, Đông Timor, Tuvalu vàVanuatu

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới luôn hoan nghênh các tổ chức và các nhómlợi ích tham gia WIPO với tư cách là quan sát viên tại các cuộc họp chính thứccủa quốc gia thành viên

4 Cơ cấu quản trị

Công ước thành lập WIPO quy định thiết chế này bao gồm bốn cơ quan:Đại hội đồng, Hội nghị, Ủy ban điều phối và Văn phòng quốc tế WIPO hay còngọi là Ban thư ký

Đại hội đồng là cơ quan tối cao của WIPO, bao gồm tất cả các quốc gia làthành viên của WIPO và cũng là thành viên của ít nhất một trong các Liên minhBerne hoặc Liên minh Paris Trong số các quyền hạn chức năng, những quyềnhạn quan trọng nhất của Đại hội đồng là chỉ định Tổng giám đốc theo sự đề cửcủa Ủy ban điều phối; xem xét và phê chuẩn các báo cáo và hoạt động của Ủyban điều phối cũng như của Tổng giám đốc liên quan tới hoạt động của WIPO;ban hành những quy định thu chi tài chính của WIPO và ngân sách chi phí hainăm một lần của các Liên minh; phê chuẩn các biện pháp do Tổng giám đốc đề

cử liên quan tới quản trị và ký kết các điều ước quốc tế nhằm thúc đẩy bảo hộ sởhữu trí tuệ; quy định các ngôn ngữ làm việc của Ban thư ký; đồng thời nó cũng

sẽ quyết định nước không phải thành viên nào hoặc tổ chức quốc tế hoặc liênquốc gia, tổ chức phi chính phủ nào được tham dự làm quan sát viên tại cáccuộc họp

Hội nghị, bao gồm tất cả các nước là thành viên của WIPO bất kể họ có làthành viên của một trong các Liên minh hay không Chức năng chính của Hộinghị được chia thành 5 nhóm: Hội nghị tổ chức một diễn đàn trao đổi ý kiếngiữa các quốc gia về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ và đưa ra cáckhuyến nghị, Hội nghị có nhiệm vụ xây dựng chương trình hợp tác phát triểnhai năm một cho các nước đang phát triển; thông qua ngân sách cho mục đíchđó; Hội nghị cũng có thẩm quyền thông qua các sửa đổi đối với Công ước thànhlập WIPO; và cuối cùng Hội nghị cũng phải xác định những nước nào, tổ chứcnào sẽ được chấp nhận làm quan sát viên trong các cuộc họp của Hội nghị

Trang 8

Ủy ban điều phối bao gồm các quốc gia thành viên của WIPO đồng thời làthành viên của Ủy ban điều hành của Liên minh Paris hoặc Liên minh Bernehoặc cả hai Ủy ban điều phối có trách nhiệm tư vấn cho các Liên minh, Đại hộiđồng, Hội nghị, Tổng giám đốc về các vấn đề hành chính, tài chính cũng nhưcác vấn đề liên quan khác, đặc biệt là các vấn đề về ngân sách và chi phí chohoạt động của các Liên minh Chuẩn bị các dự thảo chương trình nghị sự củaĐại hội đồng, dự thảo chương trình và ngân sách cho Hội nghị Khi nhiệm kỳcủa Tổng giám đốc sắp kết thúc thì Ủy ban điều phối có trách nhiệm chỉ địnhứng cử viên Tổng giám đốc mới để Đại hội đồng phê chuẩn.

Một cơ quan khác của WIPO là Văn phòng quốc tế WIPO hay còn gọi làBan thư ký (Secretariat) Đứng đầu cơ quan này là Tổng giám đốc Các chuyênviên của ban này được tuyển dụng theo nguyên tắc bình đẳng giữa các khu vựcđịa lý theo sự sắp xếp của Liên hợp quốc Các nhân viên thông thường đượctuyển dụng từ các nước khác nhau hoặc các khu vực khác nhau trên thế giới

5 Chức năng và hoạt động

Nhiệm vụ của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) là thông qua việchợp tác quốc tế để giải quyết những thách thức về việc bảo hộ sở hữu trí tuệ, nốigần khoảng cách giữa các nước phát triển và đang phát triển, thúc đẩy việc sángtạo và đổi mới ở tất cả các quốc gia thành viên

WIPO chứa đựng dịch vụ, chính sách, thông tin và hợp tác xoay quanh sởhữu trí tuệ toàn cầu Các chức năng và hoạt động của WIPO được thể hiện cụthể:

WIPO cung cấp dịch vụ đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, cũng nhưgiải quyết các tranh chấp về IP trên phạm vi toàn cầu, giúp những nhà khoa học

và nhà sáng chế tiết kiệm thời gian và tiền bạc

WIPO xây dựng mạng lưới các cơ quan điều hành và ủy ban chuyên môn,tạo điều kiện thuận lợi để các nước thành viên và các quan sát viên có thể traođổi, thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho những thách thức mà hệ thống sở hữutrí tuệ toàn cầu đối mặt, nhằm đảm bảo mục tiêu cốt lõi của việc khuyến khích

sự đổi mới và sáng tạo

WIPO cung cấp hệ thống cơ sở dữ liệu chứa đựng thông tin đa dạng về sởhữu trí tuệ, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu của mọi cá nhân và tập thể.WIPO thường xuyên tạo cơ hội cho việc trao đổi thông tin, hợp tác với cácnước thành viên và tổ chức của chính phủ lẫn phi chính phủ, hỗ trợ và thúc đẩybảo hộ cũng như thực thi quyền sở hữu trí tuệ, tạo động lực cho sự phát triển

Trang 9

kinh tế – xã hội, đồng thời giải quyết những vấn đề chung của thế giới liên quanđến lĩnh vực này.

Vậy mục tiêu cốt lõi của WIPO ra đời với nhiệm vụ chính là giải quyếtthách thức toàn cầu liên quan đến sở hữu trí tuệ, bằng cách cung cấp dịch vụđăng ký và bảo hộ quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin và hợp tác giữa cácquốc gia, nhằm khuyến khích sáng tạo và đổi mới

Thông qua WIPO hợp tác quốc tế thúc đẩy việc sáng tạo, truyền bá, khaithác và bảo hộ các sản phẩm trí tuệ của con người phục vụ sự tiến bộ về xã hội,văn hóa và kinh tế của toàn nhân loại Tác dụng của nó là đóng góp vào việc cânbằng giữa một bên là khuyến khích tính sáng tạo trên toàn thế giới bằng cáchbảo hộ một cách đầy đủ các lợi ích vật chất và tinh thần của những người sángtạo và một bên là bảo đảm sự tiếp cận hợp lý tới các lợi ích văn hóa, kinh tế – xãhội đem lại từ sự sáng tạo đó trên toàn thế giới

Hơn nữa, ở một góc độ khác, với thực tế là pháp luật các quốc gia vềSHTT ngày càng giống nhau thì nhu cầu phải đơn giản hóa công tác bảo hộSHTT thông qua việc tiêu chuẩn hóa quốc tế hay hài hòa hóa pháp luật của cácnước là một điều cần thiết và nên làm

II Sự tham gia của Việt Nam vào Hiệp ước WIPO

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thức tư đã mở ra nhiều cơ hội, đã đưađến công cụ sáng tạo mới, đồng thời tạo ra môi trường lưu giữ, phương thứcphân phối và các hình thức khai thác, sử dụng mới đối với tác phẩm, cuộc biểudiễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng

Song song với đó, môi trường số cũng đặt ra nhiều thách thức trong việc tựbảo vệ quyền của các chủ thể và hoạt động của các cơ quan quản lý, thực thi về

Trang 10

quyền tác giả, quyền liên quan nhất là trong bối cảnh phạm vi vi phạm bảnquyền trên không gian mạng có sự tham gia của nhiều chủ thể từ các quốc giakhác nhau, gây khó khăn cho việc xác định và xử lý hành vi vi phạm trong thẩmquyền tài phán quốc gia.

Để hoàn thiện hành lang pháp lý giải quyết những vấn đề này, cùng vớiviệc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, Bộ Văn hóa Thể thao

và Du lịch đã tham mưu, trình các cấp có thẩm quyền đề xuất gia nhập 2 Hiệpước của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) về quyền tác giả, quyền liênquan trên không gian mạng: Hiệp ước về quyền tác giả (WCT) và Hiệp ước vềcuộc biểu diễn và bản ghi âm (WPPT)

Trong những nỗ lực gần đây nhất nhằm hội nhập kinh tế, ngày 17/11/2021,Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 111 của Hiệp ước WIPO vềquyền tác giả (gọi tắt là WCT) Theo đó, các điều khoản của WCT sẽ bắt đầu cóhiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 17/2/2022, mang hy vọng mới tới cho các chủ

sở hữu quyền tác giả trong cuộc chiến chống nạn xâm hại quyền tác giả đangdiễn ra tràn lan trong môi trường số tại Việt Nam

Hiệp ước WCT là một hiệp định đặc biệt theo Công ước Berne liên quanđến việc bảo vệ các tác phẩm và quyền của các tác giả trong môi trường kỹthuật số Bất kỳ bên ký kết nào (ngay cả khi không bị ràng buộc bởi Công ướcBerne) phải tuân thủ nội dung của đạo luật (Paris) năm 1971 của Công ướcBerne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (1886) Ngoài các quyền

đc Công ước Berne công nhận, họ còn được trao một số quyền kinh tế nhấtđịnh Hiệp ước cũng đề cập đến hai vấn đề cần được bảo vệ bằng bản quyền: (i)Các chương trình máy tính, bất kể phương thức hoặc hình thức thể hiện chúng

và (ii) Tổng hợp dữ liệu hoặc tài liệu khác (cơ sở dữ liệu)

Việt Nam gia nhập Hiệp ước WCT không chỉ nhằm đáp ứng cam kết củaViệt Nam trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam mớitham gia, như Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương(CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam(EVFTA) mà còn tạo nền tảng pháp lý hữu hiệu để bảo vệ tác phẩm và quyềntác giả trên môi trường số Hiệp ước WCT đặc biệt hữu ích để phát triển côngnghiệp phần mềm và các nền tảng số mà Việt Nam đang tập trung thúc đẩy.Việc tuân thủ và thực hiện Hiệp ước này mang lại lợi ích cho các quốc gia

dù quốc gia đó ở bất kể giai đoạn phát triển nào Hiệp ước này tạo động lực kinh

tế quan trọng để các cá nhân và công ty sáng tạo trong môi trường kỹ thuật số;cung cấp cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử lành mạnh; duy trì các ngành

Ngày đăng: 03/05/2024, 16:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w