1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý

106 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Thi Pháp Luật Về Cổ Phần Hóa Doanh Nghiệp Nhà Nước Thuộc Bộ Quốc Phòng Do Quân Chủng Hải Quân Trực Tiếp Quản Lý
Tác giả Nguyễn Đức Cường
Người hướng dẫn PGS.TS. Phan Thị Thanh Thủy
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Kinh tế
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 25 MB

Nội dung

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa IX về tiếp tục sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2001đến nay, Bộ Quốc phòng “BQP” đã triển khai t

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

NGUYEN ĐỨC CƯỜNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

(Định hướng ứng dung)

HÀ NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi được

thực hiện dưới sự hướng dan khoa hoc của PGS.TS Phan Thị Thanh Thủy

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình

nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chínhxác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tat cả các môn hoc và đã thanhtoán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Đại học Luật,Đại học Quốc gia Hà Nội

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cam ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Đức Cường

Trang 4

LOI CAM ON

Dé hoàn thành luận văn này, tôi xin bay tỏ lòng biết ơn tới các giảng viên Bộ môn Luật Kinh doanh, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy tôi suốt thời gian qua Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc tới PGS.TS Phan Thi Thanh Thủy - người đã trực tiếp hướng dan,giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn

Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và các bạn học đã tạo diéu

kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

Chương 1: NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CO PHAN

HOA DOANH NGHIEP NHA NUOC THUOC BO QUOC

PHONG DO QUAN CHUNG HAI QUAN TRUC TIEPQUAN LY 1 9

1.1 Khái quát về cỗ phan hóa doanh nghiệp nha nước 9 1.1.1 Quan điểm về cô phan hóa doanh nghiệp nhà nước và quá trình

cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam - 9 1.1.2 Đặc điểm của cỗ phan hóa 2-2-2 E©E+E£2E£2E£2EE+EE+rxerxerseee II 1.1.3 Vai trò cổ phần hóa - 2 2 £+EE+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkerkeee 14

1.1.4 Nguyên tắc thực hiện cỗ phần hóa 2 - 25s 2+£+zE+£s+zszse2 16

1.2 Những vấn đề chung về cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp

1.2.1 Khái quát về doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do

quân chung hải quân quản lý 55+ < + *+++E++svEeeeerseseereze 17

1.2.2 Sự cần thiết phải cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ

Quốc phòng nói chung và do Quân chủng Hải quân quản lý

TO] TIÊN , - G2 G 1 TH HH ng 20

1.3 Kinh nghiệm cé phần hóa doanh nghiệp quân đội của Trung

Quốc và những gợi ý cho Việt Nam 2-5 scsccxcccec 23

Tiểu kết Chương 1 -¿- 2 25s +E£2E£+EE+EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEcrkerkee 30

Trang 6

Chương 2: THỰC TRANG THI HANH PHÁP LUAT VE CÓ

PHÀN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BỘ

QUOC PHÒNG DO QUAN CHUNG HAI QUẦN TRUC 2000.960000

Cơ sở pháp lý của tiến trình cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng nói chung và do Quân chủng Hải

quân quản lý nói riêng - - - 5 +5 + *+x + EseEerrerrerrereerrke

Giai đoạn thí điểm cô phần hóa một số doanh nghiệp nhà nước

(tir MAm 1992 JSC 0)J/V/-bítÝ

Giai đoạn mở rộng cô phan hóa (từ năm Giai đoạn day mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước từ năm

1996-199§) -1998 đến năm 2005 -2¿-©222222++22EEE2EEEEEEEvrtrtrrrrrrrrrrrrrree

Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến nay

Thực trạng thi hành những quy định của Bộ Quốc phòng về

việc cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong Quân đội Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong

quân đội (từ năm 2001 đến năm 2003) -.2- 2-2 s2 s52 Giai đoạn mở rộng và day mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà

nước trong quân đội từ năm 2003 - 2005 - «+ +-«+++s<>++

Giai đoạn từ khi Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực đến nay

Thực trạng cỗ phần hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một

thành viên Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn do Quân chủng

Hai quar quam ly 078 `

Sơ lược về Công ty trách nhiệm hữu han một thành viên Tổng

công ty Tân Cảng Sai GÒN - 5 G11 vn ng

Quá trình cô phan hóa Công ty trách nhiệm hữu hạn một thànhviên Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn 2-2 2 s+cs+rxecse¿Đánh giá về tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

do Quân chủng Hai quân quản lý - 5 5s s+s<++>+sss+

Trang 7

2.4.1 Những khó khăn đến từ các hạn chế của quy định pháp luật về cô

phan hóa và nguyên nhân 2-2-2 + +E£+E+£E£+EE+EE+Exerxerxerxeee

2.4.2 Những khó khăn trong thực tiễn thực thi và nguyên nhân

Tiểu kết Chương 2 ¿2 2S SE£2E 2E £EE2EEEEEEEEE7E71.211211211 11211 xe

Chương 3: MOT SO KIÊN NGHỊ NHAM NANG CAO HIỆU QUÁ

THUC THỊ PHÁP LUAT VE CO PHAN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC THUỘC BO QUOC PHONG DO QUAN CHUNG HAI QUAN QUAN LÝ -

3.1 Cac yêu cầu pháp ly và thực tiễn đặt ra đối với cỗ phần hóa

doanh nghiệp quân đội nói chung và doanh nghiệp quân đội thuộc Quân chủng Hải quân nói riêng 5+5

3.2 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về cỗ phan hóa

doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng

3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực

thi cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc

phòng do Quân chủng Hải quân quản lý

-Tiểu kết Chương 3 2-2 ®SS+SE2E2EE+EE2E1E715717171E211211211 1111 txe KET LUẬN - 2 SE E1 1E 1112111111111 111111111111 111111 1x xe.

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -.2 -2+c+ec2cxzestrxeeee

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

Từ viết tắt Tên đầy đủ

BKS Ban kiểm soát

DNCPH Doanh nghiệp cổ phần hóa

DNNN Doanh nghiệp nhà nước

DNQD Doanh nghiệp quan đội

ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCSG Tan Cang Sai Gon

Trang 9

DANH MỤC BANG

Số hiệu Tên bảng Trang

Bang 2.1 | Ngành nghề kinh doanh của CTTNHH MTV ICD Tân

Cảng Sóng Thần 52

Bang 2.2 | Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 60

Bảng 2.3 | Tình hình sử dụng lao động của công ty 64

Bảng 2.4 | Danh mục người lao động được mua cổ phan theo giá

ưu đãi 68

Trang 10

DANH MỤC SƠ DO

Số hiệu Tên sơ đỗ Trang

Sơ đồ 2.1 | Tổ chức trước khi cô phan hóa 53

Sơ đồ 2.2 | Cơ cấu tô chức và hoạt động của Công ty cô phần ICD

Tân Cảng Sóng Thần 58

Sơ đồ 2.3 | Sơ đồ cơ cấu tô chức của Công ty trước cô phần hóa 64

Trang 11

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cơ cấu lại, đôi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) theo cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan, xu thé tất yếu; đồng

thời, đó cũng là quá trình “thường xuyên, liên tục với phương thức thực hiện và lộ

trình hợp lý” Trong quan điểm chi đạo về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao

hiệu qua DNNN, Nghị quyết Trung ương 5 (khóa XII) xác định:

Tiếp tục day mạnh co cấu lại DNNN theo hướng kiên quyết céphần hóa, bán vốn tại những doanh nghiệp mà Nhà nước không cầnnăm hoặc không cần giữ cô phan, vốn góp chi phối, kế cả nhữngdoanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả; đồng thời xử lý triệt dé,

bao gồm cả việc cho phá sản các DNNN yếu kém.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa IX) về tiếp tục sắp xếp, đổi

mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2001đến nay, Bộ Quốc phòng (“BQP”) đã triển khai tô chức lại các DNNN trực

thuộc Bộ Quốc phòng nhằm phù hợp với yêu cầu đổi mới, phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết của Đảng qua từng thời kỳ, phục vụ tốt nhiệm vụ

quân sự, quốc phòng (QSQP), góp phần phát triển kinh tế - xã hội Số lượng

DNNN trực thuộc Bộ Quốc phòng được tinh giảm từ hơn 300 doanh nghiệp trước năm 2000, nay xuống còn khoảng gần 90 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng và gần 20 công ty cô phan có vốn Nhà nước do

Bộ Quốc phòng quản lý [54]

Các doanh nghiệp quân đội sau sắp xếp, đổi mới nhìn chung ổn định,sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thích ứng được với thị trường trong nước vàtừng bước hội nhập quốc tế; bảo đảm việc làm, thu nhập ổn định cho hàng

chục vạn lao động; góp phần quan trọng vào giữ vững, nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng, ồn định, phát triển kinh tế vĩ mô, công nghiệp hóa, hiện đại

Trang 12

hóa đất nước và bảo đảm an sinh xã hội Đặc biệt, trong điều kiện khó khănchung của kinh tế trong nước, khu vực và thế giới, nhiều doanh nghiệp quânđội vẫn có tốc độ tăng trưởng khá, giữ vững thương hiệu trên các lĩnh vực màquân đội có tiềm năng, như: Viễn thông, bay dịch vu, dịch vụ cảng biển, xây

dựng, đóng tàu, đóng góp quan trọng vào ngân sách nhà nước Các doanh

nghiệp quân đội đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với củng cố

quốc phòng, góp phần giữ vững an ninh chính trị trên các địa bàn chiến lược,

nhất là biên giới, biển, đảo

Mặc dù, cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội đã đạt được những kết quảkhá khả quan, nhưng kết quả này vẫn đang bị chậm so với mục tiêu đề ra,

ngoai những nguyên nhân chung của các DNNN, thì các doanh nghiệp lực

lượng vũ trang nói chung và doanh nghiệp quân đội nói riêng trong diện côphần hóa có những nguyên nhân mang tính chất đặc thù như chưa có sựnhận thức thống nhất về CPH DNNN nên các cơ quan, DN và cả người lao

động không thấy được trách nhiệm của mình trong việc triển khai thực hiện

chủ trương CPH;

Mặt khác, doanh nghiệp quân đội và người lao động trong doanh

nghiệp quân đội vừa là đối tượng điều chỉnh của các văn bản quy phạm phápluật như đối với các DNNN trong diện CPH, đồng thời cũng vừa là đối tượngđiều chỉnh của các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quốc phòng, anninh Do vậy, việc giải quyết chế độ, chính sách đối với người lao động; trình

tự CPH; quản lý nguồn vốn Nhà nước và vấn đề quản lý, sử dụng đất quốc

phòng an ninh sau CPH đối với các DN trong Quân đội thuộc diện CPH gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc, chồng chéo dẫn tới thời gian triển khai

CPH thường chậm, bị kéo dải.

Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, việc nghiên cứu thực thi pháp

luật về CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng nói chung và CPH DNNN do

Trang 13

Quân chủng Hải quân quản lý trực tiếp nói riêng là rất cần thiết, góp phần đề

xuất những cơ sở lý luận, thực tiễn và kiến nghị những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và đây nhanh tiến trình CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng.

Chính vi vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài “Thực thi pháp luật về cỗ phan hoá

doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân ching Hải quân trực tiếp quản lý” làm luận văn thạc sĩ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Cô phần hóa về thực chất là quá trình chuyển đôi những doanh nghiệp

mà Nhà nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu để huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài,

nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý

nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế Theo tinh than của Quyết định số 202/CT, ngày 08-06-1992, và Chi thị số 84/TTg, ngày 04-08-

1993, của Thủ tướng Chính phủ, công cuộc cô phần hóa doanh nghiệp nha nước được bắt đầu thí điểm từ năm 1990 - 1991 và chính thức triển khai vào

năm 1992 với chiến lược đặt ra là cơ bản hoàn thành vào năm 2020 [50] Cùng

với việc tái cơ cấu nền kinh tế, việc cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước được đây mạnh trong giai đoạn 2011-

2015 và 2016 - 2020 đề đảm bảo vận hành đầy đủ cơ chế thị trường

Trong hơn 20 năm qua, tổng số doanh nghiệp đã được cô phan hóa là

hơn 630 doanh nghiệp, với tổng giá trị doanh nghiệp thực tế khoảng

1.040.244 tỷ đồng, vốn nhà nước thực tế khoảng 317.739 tỷ đồng [56] Cơ

chế, chính sách về đôi mới tổ chức, quan lý, sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đã được ban hành, sửa đổi, bổ sung khá day đủ và đồng bộ: Nghị

định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, Nghị định 189/2013/NĐ-CP ngày

20/11/2013, Nghị định 116/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015, Nghị định

126/2017/NĐ-CP ngày 16/11/2017, Nghị định 140/2020/NĐ-CP; Thông tư số

127/2014/TT-BTC ngày 05/9/2014, Thông tư số 21/2019/TT-BTC ngày

Trang 14

11/4/2019, Thông tư 156/2019/TT-BQP tạo hành lang pháp lý cho công

tác cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Bên cạnh những văn kiện của Đảng và Chính phủ, cũng đã có nhiều đềtài khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài viết đăng trên các tạp chí khoahọc dé cập và nghiên cứu chuyên sâu về cô phần hóa doanh nghiệp nha nước

Các công trình đó đều thống nhất ở sự cần thiết phải thực hiện cô phần hóa va

hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về cô phần hóa như:

Cuốn sách về Cổ phan hoá DNNN những van dé lý luận và thực tiễn

(PGS TS Lê Hồng Hạnh, NXB Chính trị Quốc gia, 2004); Cải cách doanh

nghiệp (Phan Đức Hiếu, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế, NXB Tài chính,

2003); Cổ phần hoá — Giải pháp quan trọng trong cải cách DNNN (của Ban

chỉ đạo Đổi mới và phát triển doanh nghiệp, NXB Chính trị Quốc gia, 2002);

Luận án tiến sỹ của Phan Thị Thùy Linh (2019) Cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước có quy mô lớn tại Việt Nam; Luận văn Thạc sĩ của Hàn

Mạnh Thắng (2005), Những van dé pháp lý về cổ phan hoá doanh nghiệp Nhànước (qua thực tiễn cô phan hoá doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội):

đội)” của tác giả Hàn Mạnh Thắng, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm

2005; Luận văn thạc sĩ “Những van dé pháp lý về cổ phan hóa doanh nghiệpnhà nước trong Quân đội ” của tác giả Nguyễn Gia Trọng, Khoa Luật - Đại họcQuốc gia Hà Nội, năm 2009; hay bai viết của tác giả Nguyễn Xuân Phúc “Tdi

cơ cấu doanh nghiệp quán đội, một số van dé đặt ra”, Tạp chí Tài chính, số 12;

Bài viết của tác giả Quang Phương “Đẩy nhanh thực hiện cổ phan hóa doanh

Trang 15

nghiệp quân đội”, Quân đội nhân dân online, số 12, năm 2016; Bài viết củaThiếu tướng Võ Hồng Thắng “Đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu doanh nghiệp

quân đội”, Tạp chí quốc phòng toàn dân, số 08, năm 2016; các bài viết tại báo Quân đội nhân dân về CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng; Thực tiễn cô phan

hóa tại các Doanh nghiệp do Quân chủng Hải Quân trực tiếp quản lý Các

nghiên cứu này, đã trở thành tiền đề lý luận, là cơ sở đặt “nền móng” dé xây

dựng lý luận về CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng nói chung và Quân chủngHải quân nói riêng Bên cạnh đó, những vấn đề về sự mâu thuẫn, không đồngnhất, chồng chéo của các quy định pháp luật về CPH DNNN thuộc Bộ Quốc

phòng hay sự thay đổi của các quy định pháp luật trong tiến trình CPH các

DNNN thuộc Bộ Quốc phòng, vì vậy vấn đề CPH DNNN thuộc Bộ Quốc

phòng cần được nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn, trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhằm đây nhanh và

có hiệu quả tiễn trình CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng

Chính vì vậy tác giả đã chọn dé tài nghiên cứu Thực thi pháp luật về

cỗ phan hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chúng Hải quân trực tiếp quản lý làm luận văn thạc sỹ Tác giả cũng hy vọng răng kết quả nghiên cứu sẽ là một tài liệu tham khảo có giá trị góp

phần thúc day tiến trình CPH các doanh nghiệp quân đội, đặc biệt trong

Quân chủng Hải quân.

3 Mục tiêu nghiên cứu đề tài3.1 Mục tiêu tong quát

Luận văn tập trung vào nghiên cứu cơ sở pháp lý, việc thực thi pháp

luật về cổ phần hóa doanh nghiệp quân đội do Quân chủng Hải Quân trực tiếp quản lý mà cụ thể là các doanh nghiệp trực thuộc Công ty TNHH MTV Tổng

công ty Tân Cảng Sài Gòn theo quy định của pháp luật Việt Nam; trên cơ sở

đó đưa ra những kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện các trình tự thủ tục, quy

định pháp lý trong CPH DNNN.

Trang 16

3.2 Mục tiêu cụ thể

- Nghiên cứu về cơ sở pháp lý về cô phan hóa doanh nghiệp nha nước thuộc Bộ Quốc phòng, giúp cho việc tra cứu, thực hiện cô phần hóa được

thuận tiện, đúng quy định pháp luật.

Nghiên cứu về thực tiễn thực thi CPH DNNN ở Quân chủng Hải quân

thuộc Bộ Quốc phòng dé tìm ra những nguyên nhân can trở tiến trình này.

- Rút ra những giải pháp, kiến nghị của Luận văn sẽ là cơ sở quan trọng

để các cơ quan chức năng nghiên cứu, hoàn thiện hành lang pháp lý về cổ

phần hóa doanh nghiệp nhà nước nói chung và doanh nghiệp quân đội nói

riêng trong thời gian tới.

- Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ là cơ sở để cơ quan quản lý nhà

nước thực hiện các biện pháp chuyên sâu hơn và toàn diện hon dé thúc đây

tiễn trình cổ phần hóa doanh nghiệp nha nước đặc biệt các doanh nghiệp quânđội ở Việt Nam, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng trong việc

CPH doanh nghiệp Quân đội.

4 Tính mới và những đóng góp của đề tài

Trên cơ sở kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu, Luận văn đạt được những kết quả nghiên cứu có tính mới như sau:

- Về tổng quát: Luận văn là công trình nghiên cứu dau tiên đưa ra cách tiếp cận mới, chuyên sâu, thống nhất và toàn diện về cô phần hóa

doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải Quântrực tiếp quản lý trên cơ sở các quy định pháp luật mới ban hành Đồng

thời, đây cũng là công trình đầu tiên nghiên cứu khái quát thực trạng thực thi pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng

nhưng do một Quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lý Trên cơ

sở đó, đưa ra các kiến nghị toàn diện từ chính sách, định hướng đến các giải pháp cu thể nhằm tăng cường hiệu quả tiến trình cô phần hóa doanh

nghiệp nhà nước trong Quân đội.

Trang 17

- Về chỉ tiết, Luận văn có một số điểm nôi bật sau đây:

+ Nghiên cứu chuyên sâu, thống nhất và toàn diện tiến trình cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quântrực tiếp quản lý trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành Trên cơ sở đó

tác giả đưa ra sự so sánh với các quy định của pháp luật về cổ phần hóa trong

giai đoạn trước đó.

+ Luận văn sẽ tập trung phân tích môi trường pháp lý gắn với môi trường lịch sử dé tìm ra các bat cập của pháp luật Việt Nam về cô phần hóa

doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trựctiếp quản lý

+ Luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị, giải pháp cụ thể nhằm thúc dayhiệu quả tiến trình cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu đối tượng trong phạm vi sau đây:

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các quy định của pháp luật về CPH DNNN thuộc Bộ Quốc phòng Từ lý thuyết này,

luận văn tìm hiểu và đánh giá về thực tiễn thực thi CPH DNNN thuộc Bộ Quốcphòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý, đánh giá thực trạng CPHDNNN qua thực tiễn tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn Từ đó rút ra nhữnggiải pháp thiết thực để đóng góp cho hoàn thiện pháp luật về CPH DNNNthuộc Bộ Quốc phòng, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác CPH DNNN

thuộc Bộ Quốc phòng qua thực tiễn tại Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn.

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động CPH DNNN cũng như áp dụng pháp luật trong khoảng thời gian từ 2014 đến nay.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu hoạt động thực thi các quy địnhcủa pháp luật về CPHDNNN được áp dụng tại Bộ Quốc phòng qua thực tiễntại các DNNN do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý

Trang 18

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn chỉ tập trung vào tìm hiểucác van dé lớn sau: (1) Tổng quan về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước;đánh giá ưu, nhược điểm và rút ra những kinh nghiệm CPH DNNN thuộc

Bộ Quốc phòng; (2) Thực trạng những quy định pháp luật và những vẫn đềpháp lý đặt ra trong tiến trình thực thi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

thuộc Bộ Quốc phòng và DNNN thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý; (3) Nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến

những hạn chế trong quá trình cổ phan hóa của các doanh nghiệp thuộc BộQuốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quan ly; (4) Đề xuất một sốkiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật cổ phần hóa doanhnghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng

6 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên

cứu truyền thống của luật học như phân tích, tổng hợp, so sánh, phân loại quan hệ pháp luật dé xác định và giải quyết các van đề nghiên cứu Bên cạnh

đó, luận văn dựa vào các quy luật kinh tế và quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích và đề xuất giải pháp.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tai liệu tham khảo, nội dungcủa luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vẫn đề lý luận chung về cô phần hóa doanh nghiệp

nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý.

Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý.

Chương 3: Một số kiến nghị nham nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng

Hải quân quản lý.

Trang 19

Chương 1

NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN CHUNG VE CO PHAN HÓA DOANH NGHIEP NHA NUOC THUOC BO QUOC PHONG

DO QUAN CHUNG HAI QUAN TRUC TIEP QUAN LY

1.1 Khai quat về cỗ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

1.1.1 Quan điểm về cỗ phan hóa doanh nghiệp nhà nước và quatrình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam

Cé phan hóa (equityzation) là cách gọi tat của việc chuyển đổi các

DNNN mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn thành công ty cổ phần có

nhiều chủ sở hữu ở Việt Nam Việc chuyển đổi này nhằm mục đích để huy động vốn của các nhà dau tư trong và ngoài nước, nâng cao năng lực tai

chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý và nâng cao hiệu quả,

sức mạnh cạnh tranh cho nền kinh té.

Việc đôi mới và phát triển DNNN dé thích ứng với các đòi hỏi của nền

kinh tế thị trường là một yêu cầu đặt ra đối với các quốc gia đang phát trién.

Và một trong những giải pháp quan trọng để thúc đây chuyển đổi sở hữu

DNNN đó chính CPH DNNN

CPH DNNN có thé nhìn nhận dưới các khía cạnh sau:

Xét về mặt sở hữu, CPH là quá trình chuyển đổi sở hữu DNNN, chuyên

DN thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thành DN có nhiều chủ sở hữu với

mục dich bao đảm sự tồn tại và phát triển không ngừng của DN theo sự phát

triển của kinh tế - xã hội (Điều 1 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011).

Xét về bản chất kinh tế, CPH là việc nhà nước hoặc giữ nguyên phần

vốn hiện có trong DN nhưng phát hành cô phiếu để thu hút thêm vốn, hoặc

bán bớt một phan hay toàn bộ giá trị cô phần của mình trong DN cho các đối

tượng là tô chức hoặc cá nhân trong va ngoài nước hoặc cho cán bộ quản lý,

Trang 20

cán bộ công nhân viên của DN bằng đấu giá công khai hay thông qua thị

trường chứng khoán (Điều 4 Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011).

Xét về mặt pháp lý, CPH là việc chuyên đổi DNNN sang hoạt độngtheo mô hình CTCP hoạt động theo các quy định về CTCP của pháp luật hiệnhành CPH DNNN là quá trình thực hiện đa dạng hóa sở hữu, chuyền cácDNNN thuộc sở hữu nhà nước thành CTCP thuộc sở hữu của các cổ đông

thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia mua cô phiếu Các chủ sở hữu có

quyền lợi và nghĩa vụ của mình tương đương với phần vốn góp đó, được

hưởng lợi nhuận, chức vụ và địa vị trong DN tương đương với tài sản mà

minh bỏ ra dé đóng góp vào DN

Xét về khía cạnh chính trị CPH DNNN không nhằm mục tiêu tư nhân

hóa nền kinh tế, không nhằm xóa bỏ hoàn toàn sở hữu nhà nước trong các cơ

sở kinh tế công mà chỉ giảm mức độ sở hữu, mà cụ thể hơn là tùy từng DN

mà Nhà nước nắm giữ tỷ lệ phần vốn góp nhất định Quá trình CPH đưa tư

nhân vào cùng làm chủ sở hữu, trong đó có cả người lao động từng làm trong

DN, có thé có cá nhân, tổ chức là người nước ngoài Day chính là đồng chủ

sở hữu cùng có tiếng nói quyết định đến sự phát triển của DN, đưa nền kinh tế

của đất nước dần dần phát triển và hội nhập quốc tế theo đúng định hướng

tiễn lên xã hội chủ nghĩa

Xét về mặt kinh tế - xã hội, CPH góp phần nâng cao sự minh bạch trong

quan tri và diéu hanh DN, tao ra co ché thuc hién su công bằng đối với các

nhà đầu tư, người lao động CPH DNNN, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý

xã hội đối với các lĩnh vực mà trước đây nhà nước (độc quyền) quản lý thôngqua việc chuyên giao vốn, “thoát vốn” nhà nước tại các DNNN sau CPH

Như vậy có thé thấy, cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước là quá trìnhchuyển doanh nghiệp nhà nước từ hình thức sở hữu độc nhất của Nhà nước

sang hình thức sở hữu đa thành phân thông qua việc thu hút thêm vốn từ các

10

Trang 21

thành phan kinh tế khác nhau hoặc ban toàn bộ hay một phan tài sản củadoanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước dé thành lập công ty cổ phan

1.1.2 Đặc điểm của cỗ phan hóa

Từ khái niệm trên đây, ta có thê rút ra được một số đặc điểm của

CPH DNNN:

Thứ nhất, cổ phân hóa là biện pháp chuyển DN từ sở hữu nhà nước Sang hình thức nhiều sở hữu hay còn gọi là đa sở hữu Doanh nghiệp được CPH sẽ không chỉ có một chủ sở hữu độc quyền quyết định mọi vấn đề về đầu tư, kinh

doanh mà sẽ có các chủ sở hữu khác — được gọi là các cô đông cùng đóng gópvốn và đều có quyền tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp Quyền và lợi ích của doanh nghiệp không chỉ là của một chủ sở hữu mà

là của nhiều chủ sở hữu tham gia góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp

Thứ hai, cô phan hóa là quá trình chuyển đổi hình thức pháp lý từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phan Đây là hình thức

chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, liên quan đến nguồn luật điều chỉnh doanhnghiệp Sau khi chuyển đổi, doanh nghiệp sẽ chịu sự điều chỉnh của LuậtDoanh nghiệp và các văn bản hướng dan thi hành theo hình thức công ty cỗphần chứ không nằm trong sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp nhà nước

Thứ ba, quá trình cổ phan hóa được tiến hành thông qua hình thức nhànước bản một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại DN cho các cánhân, tổ chức khác nhau như: Người lao động trong doanh nghiệp, nhà đầu tưchiến lược, bán công khai ra công chúng Thông qua việc bán cô phần của DN

ra công chúng, DNNN sau khi CPH có thé thu hút sự tham gia mua cổ phan

của những người có trình độ và kinh nghiệm về kỹ thuật; tài chính, quản lý vàthương mại Họ là những nhà quản lý giỏi, có tỉnh thần trách nhiệm cao và

hoạt động thực sự vì lợi ích của DN.

Quá trình CPH DNNN đã góp phần khắc phục những hạn chế, yếu kém

11

Trang 22

trong quá trình kinh doanh của các DNNN, đáp ứng những yêu cầu về cảicách, đôi mới khu vực kinh tế nhà nước dé phù hợp với yêu cầu phát triển củanên kinh tế nước ta.

Xét về mặt bản chất kinh tế thì CPH DNNN là việc (i) nhà nước giữ

nguyên vốn hiện có tại doanh nghiệp và phát hành thêm cổ phiếu đề tăng vốn

điều lệ hoặc (ii) bán một phần hoặc toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh

nghiệp cho các đối tượng là tổ chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước hoặccho CB-CNV-NLĐ của doanh nghiệp bằng hình thức đấu giá công khai hay

thông qua thị trường chứng khoán.

Điều 5 Nghị định 126/2017/NĐ-CP quy định chỉ tiết về chuyển doanh

nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh

nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cô phần, quy định

việc cô phần hóa DNNN nhà nước có các hình thức như sau:

(1) Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm

cô phiếu dé tăng vốn điều lệ;

(2) Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp

vừa bán bớt một phan vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu dé tăng vốn

điều lệ:

(3) Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa

bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cô phiếu dé tăng vốn điều lệ.

Các hình thức này cung không có nhiều thay đổi so với Nghị định 59/2011/NĐ-CP quy định về việc chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cô phan.

Xét về mặt sở hữu, CPH là quá trình chuyển doanh nghiệp 100% sởhữu nhà nước thành doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu với mục đích bảo đảm

sự tồn tại và phát triển không ngừng của doanh nghiệp theo sự phát triển

chung của kinh tế - xã hội Sự thay đổi này không chi là sự thay đổi về tên gọi

mà còn là sự thay đôi căn bản trên các mặt như sau:

12

Trang 23

Thứ nhất, chuyển hóa quyền sở hữu (từ đơn sở sang đa sở hữu) Từ đódẫn đến việc thay đổi các quyền quản lý điều hành doanh nghiệp, tạo nên sự

găn kết chặt chẽ giữa các quyền liên quan đến vốn và tài sản của doanh

nghiệp Đây cũng là điều kiện thiết yếu dé đảm bảo quyền làm chủ thực sự

của những người cô đông tham gia góp vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.

Thứ hai, sự thay đôi căn bản về tô chức, với cơ cau tô chức chặt chẽgồm DHDCD, HĐQT, BKS, Ban điều hành đã có sự phân công, phân cấp và

giám sát lẫn nhau, đảm bảo hiệu quả trong quản lý, sử dụng vốn doanh nghiệp cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ ba, thay d6i căn bản về quản lý giữa nhà nước và doanh nghiệp.

Từ chỗ DNNN bi chi phối toàn diện sang quyền tự chủ kinh doanh được mở

rộng và tính chịu trách nhiệm được dé cao

Điều 1 Nghị định 59/2011/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/01/2018) có đề

cập đến mục tiêu, yêu cầu của việc chuyên doanh nghiệp 100% vốn nhà nước

thành công ty cô phan, cụ thé: (1) Chuyển đổi những doanh nghiệp mà Nhà

nước không cần giữ 100% vốn sang loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở

hữu; huy động vốn của các nhà dau tư trong nước và nước ngoai dé nâng caonăng lực tài chính, đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý nhằm

nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế: (2) Bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động trong doanh

nghiệp; (3) Thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường: khắcphục tình trạng cô phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp; gắn với pháttriển thị trường vốn, thị trường chứng khoán

Xét về mặt pháp lý thì CPH là việc chuyển đổi mô hình hoạt động

DNNN sang mô hình CTCP Cổ phần hóa DNNN là quá trình thực hiện đa

dạng hóa chủ sở hữu, chuyển sở hữu 100% nhà nước sang Công ty cô phan

thuộc sở hữu của các cô đông trong đó bao gôm cả nhà nước.

13

Trang 24

1.1.3 Vai trò cổ phan hóaDoanh nghiệp nhà nước là một bộ phận trong thành phan kinh tế nhànước Việc sắp xếp, đổi mới, CPH DNNN là nhằm trực tiếp nâng cao hiệuquả của DNNN, đảm bảo DNNN làm tốt nhiệm vụ nòng cốt, phát huy vai trò

chủ đạo của nền kinh tế nhà nước, qua đó, phát triển mạnh mẽ các thành phần

kinh tế khác Do vậy CPH DNNN trong nên kinh tế quốc dân có những vai

trò chủ đạo sau:

Thứ nhất, cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước tạo ra sự bình đăng pháp

lý, cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện cho các thành phân kinh tế cùng thamgia thị trường, thúc day khu vực tư nhân phát triển CPH DNNN là xử lý vềmặt quan hệ sản xuất để phát triển lực lượng sản xuất, kết hop chặt ché lựclượng sản xuất với quan hệ sản xuất, góp phan thực hiện chủ trương da dang

hóa sở hữu Trước đây, chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thé hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc

hậu CPH là tiến trình nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất mà thực chất là đa

dạng hóa sở hữu nhằm thu hút các nguồn lực vào sản xuất Các DN huy động

và tập trung được nguôn tài chính lớn dé đổi mới dây chuyền công nghệ, đàotạo và đào tạo lại nguồn nhân lực, phát huy và tận dụng tối đa những ưu điểmcủa lực lượng sản xuất vào sản xuất kinh doanh dé chiếm lĩnh thi trường và tìmkiếm lợi nhuận Đồng thời, CPH cũng không ngừng cải thiện quan hệ sản xuất,

tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới phương thức quản lý, quản trị; doanh

nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh Đây là mối quan hệ không thê tách rời

Thứ hai, cổ phan hóa góp phan tích cực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyên đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế -

14

Trang 25

xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổbiến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiễn hiện đại,

dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao Thực hiện CPH là một trong những giải pháp

quan trong dé cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới nhằm huy động

các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế Với việc huy động

được các nguồn lực, các doanh nghiệp cô phần có điều kiện mở rộng sản xuấtkinh doanh; đầu tư đổi mới công nghệ, đưa dây chuyền máy móc kỹ thuật cao

vào quá trình sản xuất hang hóa, tạo cơ sở dé nâng cao hiệu quả sản xuất kinh

doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường trong nước và

quốc tế Bên cạnh đó, cô phần hoá còn tác động tích cực đến đổi mới quản lý

ở cả tam vĩ mô và vi mô Chuyển từ DNNN sang công ty cổ phan không

những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công

tác quản ly ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân.

Thứ ba, cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước còn góp phan làm thay đổi

tu duy kinh tế cũ theo chế độ bao cấp lôi thời lạc hậu, thay vào đó là tư duy năng động, nhạy bén trước tình hình biến đổi của kinh tế thế gidi Chế độ một

chủ sở hữu là nhà nước thực hiện chính sách bao cấp đã lỗi thời, lạc hậu, cầnthay vào đó là chế độ đa chủ sở hữu cùng hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi

nhuận trước nhiều thách thức và khó khăn của nền kinh tế Từ đó, mau chóng chuyên đổi cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ, đây nhanh quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mục tiêu của Đảng và Nhà nước đề ra

Cuối cùng, cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước còn góp phan làm

chuyển dịch các thành phần kinh tế, cụ thé: Từ việc DNNN do Nhà nước làmchủ, được xếp trong thành phần kinh tế nhà nước, do Nhà nước quản lý và chỉ

phối, thì sau khi CPH, DN được cô phan sẽ có sự thay đôi chuyên dịch về các

thành phần kinh tế khác Trong những DN cổ phan có 3 chủ sở hữu, nếu sở

hữu của tập thé người lao động chi phối thi DN thuộc thành phan kinh tế tập

15

Trang 26

thé Nếu sở hữu nha nước và sở hữu tư ban tư nhân chi phối thì DN thuộcthành phần kinh tế tư bản nhà nước Còn trường hợp sở hữu tư bản tư nhânchi phối thi DN thuộc thành phan kinh tế tư bản tư nhân Như vậy, thành phần

kinh tế nhà nước về mặt quy mô sẽ bị giảm đi, thay vào đó là sự gia tăng về

quy mô của các thành phan kinh tế khác, góp phần vào quá trình chuyền dịch

thành phần kinh tế, theo đó Nhà nước dần rút bớt đi sự “chi phối” của mình,

mà thay vào đó là sự “xâm nhập” tư nhân hóa.

1.1.4 Nguyên tắc thực hiện cỗ phần hóa Căn cứ theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011, cé phan hóa DNNN phải luôn bám sát và quán triệt các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, cổ phan hóa doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo nguyên tắc da dang hóa về sở hữu Theo nguyên tắc này, DNNN được CPH sẽ thay

đổi hình thức sở hữu từ một chủ sở hữu sang đa chủ sở hữu Chủ sở hữu DNkhông phải chỉ mỗi Nhà nước mà còn có rất nhiều cá nhân, tổ chức khác,

ngay cả người lao động cũng đều có quyền làm chủ Các chủ sở hữu DN đều

có quyền quyết định những vấn đề quan trọng của DN

Thứ hai, cô phan hóa doanh nghiệp nhà nước phải dam bảo nguyên tắc

bảo đảm quyên lợi của người lao động Quyền lợi của người lao động trong

DN CPH rat dé bị vi phạm nếu không có sự điều chỉnh và can thiệp của pháp

luật Trong quá trình CPH, người lao động trong DN là những cá nhân “thấp

cô bé họng”, dé bị xâm phạm quyền và lợi ích nếu như không có pháp luật

bảo hộ và can thiệp Vì thế các DNNN tiến hành CPH phải đảm bảo nguyên

tắc bảo đảm quyên lợi của người lao động trong việc hưởng chính sách ưu đãi

mua cô phần, hưởng lợi tức, hưởng lương, thưởng và các chế độ phúc lợikhác, ngay cả chế độ trợ cấp thôi việc, mất việc cho những người lao động

không đủ khả năng và trình độ làm việc cho DN sau khi được CPH.

Thứ ba, cổ phan hóa phải đảm bảo nguyên tắc công ty cổ phần kế thừa

toàn bộ quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp nhà nước Theo nguyên tắc này,

16

Trang 27

DN sau khi được CPH phải kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ để đảm bảoquyên và lợi ích cho người lao động; xử lý những van dé tài chính của DN, có

trách nhiệm về toàn bộ tài sản và nguồn vốn của DN Từ đó, DN cổ phần sẽ được kế thừa những thành quả của DNNN, đồng thời cũng phải thực hiện trọn

vẹn những nghĩa vụ của DNNN còn chưa hoàn thành, tiếp tục xây dựng

những cơ sở dé phát triển DN sau CPH.

Thứ tư, cô phan hóa phải đảm bảo nguyên tắc thực hiện công khai,mình bạch thông tin và niêm yết trên thị trường chứng khoán

DN CPH phải thực hiện công khai, minh bạch thông tin về DN, vềphương án CPH, tình hình quản lý và sử dụng lao động, đất đai theo đúng quy

định của Luật Doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật.

DN CPH có tình hình tài chính đáp ứng đủ điều kiện niêm yết theo quy

định của pháp luật về chứng khoán, phải xây dựng phương án CPH dé dam

bảo cơ cấu cô đông thực hiện niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung

tâm Giao dịch chứng khoán.

Cơ quan quyết định CPH quy định việc CPH đồng thời với việc niêmyết trên thị trường chứng khoán trong phương án CPH dé công bố cho các nhàđầu tư biết trước khi bán cỗ phan lần đầu Người đại diện phần vốn nhà nướctại DN có trách nhiệm biểu quyết tại Đại hội cổ đông lần đầu để thông qua

Nghị quyết về việc niêm yết.

1.2 Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chúng Hải quân trực tiếp quản lý

1.2.1 Khái quát về doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do

quân chúng hải quân quản lý

1.2.1.1 Khái niệm và đặc điểm của doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ

Quốc phòng

Khái niệm doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng (còn gọi là

17

Trang 28

doanh nghiệp quốc phòng) được giải thích tại Điều 3 Nghị định 93/2015/ND-CP về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an

ninh như sau:

Doanh nghiệp quốc phòng, an ninh là doanh nghiệp nhà nước đượcthành lập hoặc tổ chức lại để thực hiện các nhiệm vu mang tính ồn định,thường xuyên trong những ngành, lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốcphòng, an ninh hoặc bảo đảm bí mật và an ninh quốc gia

Cũng theo Nghị định này, doanh nghiệp được xác định là doanh nghiệp

quốc phòng, an ninh phải bảo đảm các điều kiện sau:

- Là doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

- Có ngành, lĩnh vực hoạt động quy định tại Phụ lục về Danh mục

ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh ban hành

kèm theo Nghị định này.

- Được cơ quan có thâm quyền giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ quốc phòng, an ninh hoặc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng,

an ninh ôn định, thường xuyên bằng nguồn lực của Nhà nước hoặc nguồn lực

của doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu đầu tư, thành lập doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp nhà nước trong quân đội (doanh nghiệp quân

đội - DNQD) được hiểu là doanh nghiệp nha nước do Bộ Quốc phòng trực

tiếp quản lý dưới các hình thức Tập đoàn, Tổng công ty, đoàn Kinh tế — Quốc phòng Doanh nghiệp quân đội có thể chia ra thành hai loại là doanh nghiệp

quốc phòng an ninh và doanh nghiệp thuần túy về kinh tế tham gia vào cáclĩnh vực như: viễn thông, Logistics, xăng dầu, hàng không, xây dựng, bất

động sản, đóng tàu

Do tính chất đặc biệt quan trọng của doanh nghiệp quân đội có mục

tiêu sản xuất các thiết bị, sản phẩm an ninh quốc phòng đối với an ninh quốc

gia, van đề cô phần hóa DNNN hiện này chi đặt ra đối với các doanh nghiệp

quân đội có chức năng thuân túy vê kinh tê.

18

Trang 29

Đối với các DNNN trực thuộc Bộ Quốc phòng, thực hiện Nghị quyếtTrung ương 3 (khóa IX) về tiếp tục sắp xếp, đôi mới, phát triển và nâng caohiệu quả của doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2001 đến nay, bằng nhiều hìnhthức, Bộ Quốc phòng đã tô chức lại các doanh nghiệp trực thuộc dé phù hop

với yêu cầu đổi mới, phát triển doanh nghiệp theo Nghị quyết của Đảng qua

từng thời kỳ, phục vụ tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng góp phan phát triểnkinh tế - xã hội Số lượng đầu mối DNQD được tinh giảm từ trên 300 doanhnghiệp trước năm 2000, nay xuống còn 83 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nướcthuộc Bộ Quốc phòng và 20 công ty cổ phần có vốn Nhà nước do Bộ Quốc

Doanh nghiệp trực thuộc BỌP phù hợp với nhiệm vụ QSQP và quy định của

pháp luật Việc sắp xếp lại DNNN thuộc BQP nhằm mục đích (1) đổi mới DNNN thuộc BỌP gắn với nâng cao hiệu quả SXKD và thực hiện nhiệm vu

QSQP; tăng cường hiệu lực quan lý nhà nước va quản ly của chu sở hữu; (2)

tập trung đầu tư nâng cao năng lực sản xuất quốc phòng đối với các doanhnghiệp sản xuất, sửa chữa vũ khí trang bị; (3) bảo đảm đủ nguồn lực cho cácdoanh nghiệp đứng chân trên địa bàn chiến lược; (4) giảm ảnh hưởng củanhững doanh nghiệp ít liên quan đến nhiệm vụ QSQP; (5) gắn quản lý cácdoanh nghiệp với hoạt động chuyên môn kỹ thuật đặc thù quốc phòng

1.2.1.2 Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ quốc phòng do Quân chủng

Hải quân quản lý

Khi đất nước Việt Nam bị chia cắt làm hai miền sau thất bại của cuộc

Tổng tuyển cử 1954, bảo vệ chủ quyền, quản ly chặt chẽ một dai bờ biến

19

Trang 30

miền Bắc dài hơn 800 km, từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 là nhiệm vụ quantrọng, có ý nghĩa chiến lược cả về chính trị, kinh tế và quốc phòng Từ cuốitháng 7-1954, Bộ Tổng Tư lệnh đã chỉ thị cho Cục Tác chiến tổ chức một bộphận chuyên theo dõi tình hình trên biển, nghiên cứu, chuẩn bi dé án, xây

dựng lực lượng bảo vệ vùng biển Ngày 7/5/1954, Bộ Quốc phòng ra Nghị

định số 284/ND-A thành lập Cục Phòng thủ bờ bề (tiền thân của Quân chủngHải quân nhân dân (HQND) Việt Nam) Việc ra đời của Cục Phòng thủ bờ bê

đã mở đầu cho thời kỳ xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân chủng

Hải quân nhân dân Việt Nam.

Cũng như các quân, binh chủng khác trong quân đội, giai đoạn đầu củađổi mới rất nhiều DNNN thuộc BQP có chức năng chuyên làm kinh tế được

thành lập và giao cho Quân chủng Hải quân quản lý.

1.2.2 Sự cần thiết phải cỗ phan hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc

Bộ Quốc phòng nói chung và do Quân chủng Hải quân quản lý nói riêng

Có thể nói, DNNN thuộc BQP nói chung là một bộ phận của thành

phần kinh tế nhà nước Nhiệm vụ chủ yếu, thường xuyên của DNNN thuộc

BQP là tăng cường và củng có tiềm lực quốc phòng, an ninh bảo vệ Tổ quốc

đồng thời tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, vào sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đây tăng trưởng kinh tế

Các DNNN thuộc BQP có chức năng làm kinh tế phần lớn được thành

lập trong thời kỳ bao cấp và thời kỳ đầu của Đồi mới, có 100% vốn của Nha nước tham gia sản xuất và phục vụ dân sinh; dam bảo sẵn sàng chuyên sang chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu khi có yêu cầu Các DN này không có vai

trò to lớn trong việc điều tiết nền kinh tế như các DNNN lớn thuộc các Bộngành khác, nhưng nó lại đảm bảo cho việc phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, anninh Tuy nhiên, cũng như các DNNN nói chung, do nền kinh tế nước ta trong

một thời gian dài duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung, vì vậy các DNNN

20

Trang 31

thuộc BQP đã phat triển một cách nhanh chóng, với rất nhiều DN được thànhlập dé phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng và sản xuất hang dân sinh trong

các lĩnh vực bat ké hiệu quả hoạt động của nó như thé nao.

Viéc phai dam bao 100% vốn nhà nước đối với các ngành, lĩnh vực

trong quan đội như logistics, thương nghiệp; dich vụ khách sạn, nhà nghỉ

dưỡng; sản xuất và sửa chữa máy móc thiết bị; đồ nội thất, văn phòng đã

không còn phủ hợp trong nên kinh tế thị trường Bởi lẽ hiện nay các DN khuvực tư nhân đang thực hiện rất tốt nhiệm vụ này, thậm chí còn đạt được hiệu

quả sản xuất kinh doanh cao hơn các DNNN thuộc BQP Thực tế cho thấy ngay cả các sản pham đặc biệt chuyên dùng cho quốc phòng, an ninh như: Hệ

thong giám sát hành trình; hệ thống định vị vệ tinh GPS; thiết bị bay không

người lái; thiết bị lặn ngầm; camera giám sát an ninh; các thiết bị ghi âm, ghi

hình cũng đã được các cá nhân, tô chức và các doanh nghiệp khu vực tưnhân tham gia nghiên cứu, sản xuất chế tạo thương mại hóa sản phẩm cung

ứng ra thị trường trong nước và xuất khẩu đi quốc tế Từ thực tế đó, các

DNNN thuộc BQP cần phải được thu hẹp về quy mô, ngành nghé, lĩnh vựchướng tới chỉ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và sản xuất các loạihàng hóa tối quan trọng mà các DN khu vực tư nhân chưa đủ sức “đảmđương” hoặc bị cắm tham gia sản xuất, kinh doanh

Bên cạnh đó, các DNNN thuộc BỌP còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém như: quy mô nhỏ, cơ cấu còn nhiều bất hợp lý, trình độ công nghệ lạc hậu, quản lý còn yếu kém, chưa thực sự tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh; kết quả sản xuất kinh doanh chưa tương xứng với

các nguồn lực đã có và sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước; hiệu quả và sức cạnhtranh còn thấp, nợ không có khả năng thanh toán tăng lên, lao động thiếu việc

làm và dôi dư còn lớn.

Sự yếu kém của DNNN thuộc BQP do nhiều nguyên nhân tác động,

trong đó nôi lên một sô nguyên nhân như:

21

Trang 32

DNNN trong Quân đội thoạt động tương đối dàn trải trong các ngànhlĩnh vực kinh tế từ đánh bắt hải sản, sản xuất nông sản, hàng tiêu dùng cho

đến máy móc trang thiết bị công nghiệp, từ cung cấp dich vụ logistics cho đến viễn thông được bố trí hầu hết các địa ban trong cả nước, bao quất nhiều

ngành, nghé, lĩnh vực nên sự đầu tư của Bộ Quốc phòng đối với từng DNngành mình là không đủ để phát triển và hiện đại hóa sản phẩm dịch vụ.Nguồn vốn của Nhà nước đã hạn hẹp lại đầu tư vào nhiều DN nên không tậptrung đầu tư được công nghệ mới, DN trở lên lạc hậu, sản phẩm dịch vụ kém

sức cạnh tranh trong nên kinh tế thị trường.

Thêm vào đó, việc tập trung đầu tư nguồn lực tài chính, nhân lực, vật

lực vào làm kinh tế có thể gây ra những ảnh hưởng không mong muốn đến

năng lực chiến đấu bảo vệ tô quốc.

Các DN hoạt động chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận, việc xây dựng

kế hoạch dé sản xuất kinh doanh không phải theo nhu cau thị trường mà bằng chỉ tiêu, mệnh lệnh, DN hoàn toàn không có quyền tự chủ trong quản lý và

phân phối sản phẩm cũng như quy định giá cả Vì vậy chưa thích nghi kịp với

cơ chế thị trường nên tính năng động và linh hoạt của DNNN thuộc BỌP cómặt còn hạn chế

Các DNNN thuộc BQP ít tham gia cung cấp dịch vụ công cộng, chủ yếu

phục vụ cho quốc phòng và an ninh, do đó khi chuyên đổi cơ cấu, việc sử dụng lao động không theo đúng khả năng thực tế và không khuyến khích được người

lao động sáng tạo Điều này làm cho số lao động làm việc trong các DN tăng,kéo theo chi phí sản xuất tăng lên mà hiệu quả sản xuất không cao

Kinh nghiệm sản xuất kinh tế của các DNNN thuộc BQP thường khôngnhiều, sản phẩm hàng hóa phan lớn chưa khang định được uy tín thương mại,

việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường có nhiều khó khăn Các DN lại thường

đóng quân vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng đến lợi nhuận khi tham gia hoạt

động kinh doanh của các DN này.

22

Trang 33

Là DNNN mang tính “đặc thù” nên nguồn vốn dành cho các DN dé tái đầu

tư hau như lay từ ngân sách Nhà nước hoặc được ngân sách nhà nước bảo trợ

Năng lực và trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý trong các DN

chưa theo kịp với sự phát triển của các doanh nghiệp ngoài quân đội như khảnăng tiếp cận công nghệ, thông tin, kỹ năng quản lý kinh doanh còn nhiều hạn

chế Trong khi đó việc đào tạo, bé sung nguồn cán bộ cho phát triển khoa học

kỹ thuật đang thiếu cả công nhân lành nghề, kỹ thuật viên lẫn nhà khoa học,

đây là hạn chế rất lớn có ảnh hưởng đến sự cạnh tranh vả xu hướng phát triển

của các DN Điều này dẫn đến tình trạng thua lỗ kéo dài của các DNNNchuyên làm kinh tế thuộc BQP

Do yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đòihỏi DNNN thuộc BQP cũng phải đổi mới, hòa nhập dé phù hợp với nền kinh

tế thị trường dé tồn tại và phát triển Cũng như các DNNN khác, yêu cầu cô

phần hóa DNNN làm kinh tế trong quân đội thông qua đổi mới cơ cấu tổ

chức, đa dạng hóa cấu trúc vốn sở hữu dé hoạt động thực sự hiệu quả, giảm

thiểu gánh nặng cho ngân sách nhà nước trở nên cấp thiết

Từ khi Đảng và Nhà nước chủ trương thực hiện thí điểm chương trình

CPH DNNN theo Quyết định 143/HĐBT ngày 10/5/1990, Quyết định

202/HDBT ngày 8/6/1992, Chi thị 84/TTg ngày 4/3/1993 và Luật DNNN

tháng 4 năm 1995, các DNNN thuộc BỌP đã chủ động cải cách, sắp xếp lại

hệ thống các DN, tập trung tiến hành chuyền đổi các DN trong diện CPH

1.3 Kinh nghiệm cổ phan hóa doanh nghiệp quân đội của Trung

Quốc và những gợi ý cho Việt Nam

Trung Quốc là quốc gia láng giéng với thé chế chính trị, kinh tế, văn hoá

xã hội có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam Trong quá trình cải cách, mở

cửa, các DNNN Trung Quốc cũng phải đối đầu với rất nhiều khó khăn tronghoạt động và khả năng cạnh tranh, tạo thế đứng trên thị trường trong và ngoài

23

Trang 34

nước ĐỀ giải quyết thực trạng này, ngay từ đầu thập niên 80, Trung Quốc đã

đề cập đến giải pháp CPH, đặc biệt trong thập niên 90, giải pháp này đã đượcthé chế hoá và được coi là biện pháp hữu hiệu trong cải cách DNNN [55]

Cô phần hóa ở Trung Quốc đã được thực hiện từ năm 1984 với sự ra

đời của CTCP hữu hạn Bách hóa Thiên Kiều (Bắc Kinh) Sau đó, trong văn

kiện quan trọng được ban hành thang 12 năm 1986, Quốc Vụ viện Trung

Quốc đã cho phép “Các địa phương có thể chọn ra một vài doanh nghiệp lớn

và vừa có điều kiện, thuộc chế độ sở hữu toàn dân dé thực hiện thí điểm cổ

phần hóa” Trong những năm 1991 — 1995, đã có tới 13.500 DN hoàn thành

CPH Việc CPH xong một khối lượng lớn các DNNN đã tạo cho Chính phủ

Trung Quốc có nguồn thu ngân sách khá lớn Chỉ tính 700 DN bán cổ phiếutrên thị trường đã thu được 500 tỷ nhân dân tệ, bằng 7,3% GDP của Trung

Quốc năm 1996 [1].

Năm 1997, Hội nghị Trung ương 4 khoá XV của Đảng Cộng san Trung

Quốc đã đưa ra những luận điểm mới về cải cách thê chế kinh tế, đồng thời đề cập đến một số van đề như: Quyền tài sản DN, quản lý điều hành DN, CPH Đối với các DN bắt đầu tiến hành CPH, Chính phủ Trung Quốc thực hiện một

số biện pháp hữu hiệu như: Khuyến khích sáp nhập tài sản, quy phạm hóaviệc phá sản, chuyển nợ thành cổ phan, trợ giúp DN cải tạo kỹ thuật, giảiquyết vẫn đề việc làm cho người lao động ; đồng thời xây dựng và hoànthiện hệ thống các văn bản pháp quy liên quan đến sự vận hành của DN như:Luật Phá sản doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở

hữu toàn dân, Luật Lao động, Luật Công ty, Luật Ngân hành thương nghiệp,

Luật Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc trong đó, hai văn bản có tầm quan

trọng đặc biệt là Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữu toàndân và Luật Công ty Luật Doanh nghiệp công nghiệp thuộc chế độ sở hữutoàn dân được thông qua ngày 13/4/1998, đã quy định cụ thé các quyền lợi

24

Trang 35

của DNNN như: Cho phép DN tự sản xuất một số sản phẩm theo yêu cầu củathị trường, có quyền lựa chọn đơn vị mua hàng, có quyền từ chối các cácnhiệm vụ sản xuất ngoài kế hoạch của các ban, ngành Những quy địnhpháp luật mang tính “cởi trói” này, đã đem lại cho các DN Trung Quốc nhiềuquyền tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, góp phan tháo gỡ các ràng buộc

về mặt hành chính, trả DN về đúng với vòng quay của thị trường

Bắt nhịp vòng quay đổi mới của nền kinh tế thị trường, cùng với các

điều kiện pháp lý thuận lợi, các DN quân đội Trung Quốc đã tiến hành mạnh

mẽ quá trình chuyển đổi theo hai hướng: hòa nhập công nghệ dân sinh vớicông nghiệp quốc phòng và thương mại hóa trong quân sự:

Chính sách hòa nhập công nghệ dân sinh với công nghiệp quốc phòngđược các DN quân đội Trung Quốc đặc biệt quan tâm nham khắc phục sự

thiếu hụt về công nghệ và các vấn đề nổi cộm ngay trong các tổ chức công

nghiệp quốc phòng Nhằm đây nhanh “hướng đi” đột phá này, sau khi đã

được Hội đồng nhà nước Trung Quốc phê chuẩn, Ủy ban khoa học, công nghệ

và công nghiệp quốc phòng đã cùng với Ủy ban phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc công bố Bản tom lược chính sách gồm có 9 chương và 52

điều khoản về: cơ cấu của công nghiệp, tổ chức ngành công nghiệp, côngnghệ công nghiệp, phân bố công nghiệp, mở mang công nghiệp, tài năng, bímật thông tin và an ninh (bảo mật) Đây là tiền đề của chính sách quản lýnhững ngành như nguyên tử, không gian vũ trụ, hàng không, đóng tàu, chế

tạo vũ khí, công nghệ quân sự và điện tử.

Thông qua nội dung cua Ban tom lược chính sách, trong giai đoạn 1980

đến đầu những năm 1998, Trung Quốc đây mạnh chuyển đổi các nhà máy quốc phòng sang sản xuất hàng dân sự; phát triển công nghệ lưỡng dung và sự

phối hợp giữa khu vực thương mại với khu vực quân sự Các nhà quân sựTrung Quốc đã thu lợi nhờ cách tiếp cận lưỡng dụng của việc hòa nhập công

25

Trang 36

nghệ dân sinh với công nghiệp quốc phòng, nhất là ngành đóng tàu và khônggian vũ trụ (tên lửa và vệ tinh), qua đó đã mở rộng và cải tiễn được năng lựcchỉ huy, cũng như tác chiến thông tin Chính sách lưỡng dụng được thể hiện

cả trong cải tổ bộ máy quản lý công nghiệp quốc phòng và những chính sách

chung của Trung Quốc về nhân lực, khoa học công nghệ, thương mại tạo

ra chuyên biến căn bản, nhằm phát huy tối đa sự phối hợp, hòa nhập của công

nghiệp quốc phòng với công nghiệp dân sinh, phục vụ cho việc hiện đại hóa

quân đội, nâng cao sức sống của người dân, giữ được ôn định, hài hòa.

Một chính sách tiếp theo của Trung Quốc là thương mại hóa trong quân

sự, bao gồm hai phạm trù khác nhau: Mot là, từ năm 1984 cho phép các quânđội Trung Quốc được sử dụng vật lực để kinh doanh; Hai là, khái niệm kháccủa thương mại hóa ngành công nghiệp quốc phòng tức là những công ty

bộ/ngành trước đây chỉ sản xuất tập trung vào vũ khí cho quân đội, thì từ năm

1980 được sản xuất hàng tiêu dùng Trong quá trình thương mại hóa nói trên,

sẽ có kênh chuyền giao công nghệ lưỡng dụng, phục vụ cho việc hiện đại hóa

công nghiệp quốc phòng Đây là kênh chính mà qua đó sẽ thương mại hóa

quân sự Trung Quốc, có thé tác động tích cực đến khả năng củng cô quốc

phòng của Trung Quốc Nhà nước sẽ kiên quyết không tài trợ cho những xínghiệp làm ăn thua lỗ, đây các xí nghiệp vào cạnh tranh thị trường dé tựkhang định vươn lên, đồng thời ưu tiên thông qua hợp tác quốc tế dé tiêu thụsản phẩm dân sự của các nhà máy quốc phòng; tiến hành tái cơ cấu côngnghiệp quốc phòng nhằm vào những biện pháp thay đổi hệ thống quản lýhành chính, đem lại sự sống cho các DN quốc phòng

Năm 2002, Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVI đã xác định:

Đi sâu cải cách DNNN, ngoài một số ít DNNN phải hoạt động với 100% vốn nhà nước, cần tích cực đây mạnh thực hiện chế độ cổ

phan, phat triển kinh tế sở hữu hỗn hợp Thực hiện đa nguyên hóa

26

Trang 37

chủ thé đầu tư những DNNN độc quyên, quan trọng do Nhà nướckhống chế cô phan Xúc tiễn cải cách ngành nghề độc quyên, tích

cực đưa vào cơ chế cạnh tranh

Nói chung chủ trương cải cách DNNN của Trung Quốc về cơ bản là

sắp xếp lại khu vực DNNN theo hướng thu hẹp phạm vi, giảm số lượng và tậptrung dồn vào những lĩnh vực, ngành nghề quan trong của nền kinh tế; cơ cấulại quản lý nội bộ DN theo chế độ công ty phù hợp với cơ chế thị trường

Đầu năm 2003, Ủy ban khoa học, công nghệ và CNQP đã đưa ra những

mục tiêu mới cho sự phát triển CNQP của Trung Quốc trong vòng 20 năm tới,

đó là: “Thiết lập một hệ thống nghiên cứu, phát triển và sản xuất mới tập trung vào tích hợp quân sự - dân sự; diéu chỉnh cơ chế quản lý và hoạt động thích ứng với nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” [26].

Những kết quả to lớn của quá trình CPH DNNN mà Trung Quốc đạt

được trong thời gian vừa qua đã cho thấy, việc xây dựng và định hướng cho

DN hoạt động theo các quy luật kinh tế cơ bản sẽ luôn là hướng đi đúng dan

và phù hợp với quy luật Theo nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Văn An thuộcViện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương trong quá trình nghiên cứu nềnkinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc có nhận xét:

Mặc dù nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa ma hai nước Trung

Quốc và Việt Nam chủ trương xây dựng có khác nhau đôi chút xét

về khái niệm: Trung Quốc là kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa,

còn Việt Nam là định hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng xét về bản

chất, về mục tiêu và phương thức thực hiện thì không có gì khác

biệt giữa hai nền kinh tế thị trường của hai nước [46]

Do vậy từ quá trình cải cách DNNN của Trung Quốc có thê rút ra kinh

nghiệm cho các nước đang chuyên đổi như Việt Nam, đó là:

Thứ nhất, hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển và hòa nhập công nghiệp

quốc gia, công nghiệp dân sinh với công nghiệp quốc phòng Công nghiệp

27

Trang 38

quốc gia và công nghiệp quốc phòng tuy là hai lĩnh vực có những hướng pháttriển khác nhau nhưng có chung mục đích là phục vụ đất nước và nhân dân,

do vậy việc hòa nhập hai lĩnh vực công nghiệp này là hướng đi cần thiết và

đúng đắn dé tổng hợp sức mạnh của cả quốc gia hoàn thành thang lợi những

nhiệm vụ chính trị của đất nước Khi hòa nhập, một mặt công nghiệp quốc gia

được tham gia nghiên cứu sản xuất, kinh doanh mở rộng thêm các ngành

nghề, lĩnh vực quốc phòng, an ninh, kỹ thuật công nghệ cao; mặt khác côngnghiệp quốc phòng sẽ thu hút được các nguồn lực ngoai ngân sách nha nước

như vốn, khoa học công nghệ tập trung dé phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phan thoát khỏi được tình

trạng trì trệ, làm ăn thua lỗ không hiệu quả Hiệu quả của chính sách lưỡng

dụng này mang lại từ thực tế của Trung Quốc là một bài học kinh nghiệm cho

Việt Nam khi tiến hành CPH các DNNN trong quân đội Trong thời gian tới,

dé thực hiện hướng đi này, chúng ta cần nghiên cứu va áp dụng cơ chế day

mạnh dau tư các cơ sở sẵn có cho phát triển công nghệ, công nghiệp quân su

quốc gia; củng cô liên kết thông tin trong lĩnh vực công nghệ, công nghiệp

quốc phòng an ninh; đây mạnh hiện đại hóa ưu tiên phát triển công nghiệp

công nghệ cao dé có thé ứng dụng cả trong quân sự lẫn dân sự

Thứ hai, thương mại hóa trong lĩnh vực quốc phòng an ninh theo hướngcho phép các lực lượng vũ trang sử dụng vật lực dé kinh doanh Các DN trước

chỉ sản xuất phục vụ đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ quốc phòng an ninh thì nay tiễn tới được sản xuất hàng tiêu dùng tham gia vào thị trường dân sự Đây là bước chuyên mình quan trọng của các DNVT khi hòa nhập với nền kinh tế thị trường, thay vì sản xuất các sản phẩm quốc phòng an ninh theo chỉ tiêu, kế

hoạch Nhà nước giao, thì các DN này sẽ sản xuất hàng tiêu dùng căn theo nhucầu tăng giảm của thị trường Điều này đồng nghĩa với việc DN sẽ phải “năngđộng” theo thị trường, phải tự chủ về tài chính, chủ động tìm kiếm đối tác hợp

tác đầu tư, thị trường tiêu thụ sản phẩm Trong quá trình thương mại hóa đó,

28

Trang 39

cần phải xây dựng được các kênh chuyên giao công nghệ lưỡng dụng phục vụcho việc củng cố và hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng Nhà nước sẽ kiênquyết không tài trợ cho những xí nghiệp làm ăn thua lỗ, sẵn sàng cho các DN

“đóng cửa” theo đúng tinh thần của Luật Phá sản; nâng cao sức cạnh tranh và

đưa các DN vào “sân chơi công bằng” theo quy luật khách quan của thị

trường; hỗ trợ và ưu tiên tiêu thụ sản phẩm dân sự của các DN quốc phòng;

tiến hành đồng bộ các biện pháp đổi mới về quản trị và nhân sự đem lại sức sống mới cho các DN quốc phòng [48].

29

Trang 40

Tiểu kết Chương 1

DNNN thuộc BQP nói chung va do Quân chung Hai quân quản lý là

một bộ phận của thành phần kinh tế nhà nước Nhiệm vụ chủ yếu, thường

xuyên của DNNN thuộc BQP là tăng cường và củng cé tiềm lực quốc phòng,

an ninh bảo vệ Tổ quốc đồng thời tham gia vào các hoạt động sản xuất kinhdoanh, vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đây tăngtrưởng kinh tế Tuy nhiên, luôn phải tính đến một thực tế trong thời kỳ baocấp và thời kỳ đầu của Đổi mới, quân đội đã thành lập một số lượng lớn

doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước không thuộc lực lượng các doanh nghiệp sản xuất vũ khí, trang thiết bị, cung cấp dịch vụ an ninh quốc phòng Các doanh nghiệp này tham gia thị trường, làm kinh tế thuần túy Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, việc cải cách lực lượng

doanh nghiệp quân đội làm kinh tế bang cách cô phan hóa, đa dang sở hữu làmột chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao năng lực

cạnh tranh của DNNN, đảm bảo sự cạnh tranh bình đăng, lành mạnh giữa các

thành phần kinh tế và đặc biệt là tập trung sức chiến đấu và khả năng quốc

phòng của quân đội vào các nhiệm vụ được g1ao.

30

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3 | Tình hình sử dụng lao động của công ty 64 - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Bảng 2.3 | Tình hình sử dụng lao động của công ty 64 (Trang 9)
Sơ đồ 2.2 | Cơ cấu tô chức và hoạt động của Công ty cô phần ICD - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Sơ đồ 2.2 | Cơ cấu tô chức và hoạt động của Công ty cô phần ICD (Trang 10)
Bảng 2.1. Ngành nghề kinh doanh của CTTNHH MTV ICD Tân Cảng Sóng Than - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Bảng 2.1. Ngành nghề kinh doanh của CTTNHH MTV ICD Tân Cảng Sóng Than (Trang 62)
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động cua Công ty cỗ phan ICD Tân Cảng Sóng Than - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức và hoạt động cua Công ty cỗ phan ICD Tân Cảng Sóng Than (Trang 68)
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Bảng 2.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 70)
Bảng 2.4. Danh mục người lao động được mua cỗ phan theo giá wu đãi - Luận văn thạc sĩ luật học: Thực thi pháp luật về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Quốc phòng do Quân chủng Hải quân trực tiếp quản lý
Bảng 2.4. Danh mục người lao động được mua cỗ phan theo giá wu đãi (Trang 78)
w