1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Pháp Luật Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Tác Giả Trong Bối Cảnh Thực Thi Các Hiệp Định Thương Mại Tự Do Thế Hệ Mới
Tác giả Mạch Văn Hoàn
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân Sự và Tố Tụng Dân Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 21,21 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TU VIET TATEVFTA: Hiệp định Thuong mai tự do giữa Việt Nam va Liên minh châu Âu UKVFTA: Hiệp định thương mai tự do Việt Nam — Vuong Hiệp định TRIPS: Hiệp định về các khía cạ

Trang 1

MẠCH VĂN HOÀN

HOÀN THIỆN PHAP LUẬT VIỆT NAM VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIÁ TRONG BOI CANH THỰC THI

CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẺ HỆ MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bat kỳ công trình

nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bao tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tắt cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định cua Trường Dai học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại học Luật - Đại họcQuốc gia Hà Nội xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Mạch Văn Hoàn

Trang 4

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOAN 522122 2E21122122112711211021211 11.1111 rree i DANH MỤC CAC TU VIET TAT oi eccecccecccecccecscecssesssesssesssesssessseesseesseeens iv

MỞ DAU - 2-5 52222221221 E1E2121211211211 2111111111111 111111 011 1 1 reo 5

CHƯƠNG 1: KHÁI QUAT CHUNG VE BAO HO QUYÈN TÁC GIÁ TRONG BOI CANH THỰC THI CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

DO THE HE MỚI - 2° 2© ££SEEE9EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEE7122E1 21121 crk 13 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả -2- 2 2 szx+zxezse¿ 13

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quyên tác giả - - 2-52 2+sezxsrserszxez 131.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác giả -5- 171.2 Khái quát chung về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 19

1.2.1 Bối cảnh hình thành các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 19

1.2.2 Khái quát chung về nội dung bảo hộ quyên tác giả trong các Hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mớii ¿2-2 2 2 +E+EE+EE+EE+E£EEeEE+EE+EErEerkerxrree 261.3 Vai trò của các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong các Hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới đối với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam 39

KET LUẬN CHƯNG I 2-2-5 SEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEkErkrrkerkee 42 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ

QUYEN TAC GIÁ TRONG BOI CANH THUC THI CÁC HIỆP ĐỊNH

THUONG MAI TU DO THE HE MỚI - 2 2© 22 s2 +2 43

2.1 Sự phát triển của pháp luật Việt Nam về bao hộ quyền tác giả 43

2.1.1 Trước khi Bộ luật dân sự 2005 ban hành - << +++<<<<+ 43 2.1.2 Từ khi Bộ luật dân sự 2005 được ban hành - -<5<< 44

2.2 Đánh giá tính tương thích của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tácgiả với các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mớii - - 2-5 s erx+xerxez 472.2.1 Tinh tương thích trong quy định về các quyền cơ bản của chủ thé quyềntác giả của pháp luật Việt Nam với các quy định trong các Hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới - - 5: Ss+E+EEESE+EEEEEEEESEEEEEESEEEEEEEESEEEEEEEEEEErEeErrerrsree 47

il

Trang 5

2.2.2 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả và đối sánh với các quy định trong cácHiệp định thương mại tự do thé hệ mới 2-2-5 s52 £2£2+Ez£xe£xzszez 542.2.3 Bảo hộ các biện pháp công nghệ nhằm bảo hộ quyên tác giả và đối sánhvới các quy định trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 55

2.2.4 Các giới han và ngoại lệ và đối sánh với các quy định trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mớii -¿s+s+E+t+E+ESEEEE+ESEEEEEEEESEErkrErrersrree 58 KET LUẬN CHƯNG 2 2-2-5222 +EE2EEEEEEEEEEEEEE211211211 21121 EEcxe 63 CHƯƠNG 3: THUC TIEN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VE BAO HỘ QUYEN TAC GIÁ Ở VIỆT NAM VÀ KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT TRONG BÓI CẢNH THỰC THỊ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THE HE MỚI 2-22 52522 x£2£zcx2 64

3.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh thựcthi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới - 2-5 s25: 643.2 Tính cấp thiết hoàn thiện các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tácgia trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 703.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trongbối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới 743.4 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng và thực thi pháp luậtViệt Nam về Bảo hộ quyền tác giả ¿2-52 2+E2+EeEEeE2EZEerEerxersrree 76KET LUẬN CHUONG 3 - 2252 ©5<+E<‡EEEEEEEEEEECEEEEEEEEEEEkerkrrkrrkee 79KET LUẬN ¿52252 2<22EEEEEEE21211211211211 2111111112111 1x xe 80

DANH MỤC TAI LIEU THAM KHẢO 2-22-5522 22 x22 82

I Tài liệu Tiếng Việt -¿- 2 ST TT 1 11111111011 111111 xe 82

TI Tài liệu trên các websÏ(e - - - c - + tt HH HH ri et 85

ill

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

EVFTA: Hiệp định Thuong mai tự do giữa Việt Nam va

Liên minh châu Âu

UKVFTA: Hiệp định thương mai tự do Việt Nam — Vuong

Hiệp định TRIPS: Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương

mại của quyền sở hữu trí tuệ (AGREEMENT ON

TRADE — RELATED ASPECTS OF IPR — TRIPS)

Hiệp ước WIPO: Hiệp ước của WIPO vê Quyên tác giả (WCT)

(1996) với Các tuyên bố đã được thông qua củaHội nghị ngoại giao thông qua Hiệp ước và Các

quy định của Công ước Berne (1971) dẫn chiếu

trong Hiệp ước

EU: European Union (Liên minh châu Au)

1V

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tự do hóa thương mại toàn cầu là xu hướng tất yéu cho quá trình pháttriển của các quốc gia trong đó có Việt Nam, trong bối cảnh đó cũng đặt ra

cho từng quốc gia phải tăng cường hợp tác song phương, đa phương, khu vực

và thế giới Đây cũng là cơ hội nhưng cũng là thách thức đặt ra cho nước ta

trong quá trình hội nhập.

Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa, từng bước tham gia hội nhập sâu, rộng với các tổ chức khu vực và thếgiới trong xu hướng phát triển của thời kỳ công nghệ thông tin như vũ bão, thìlĩnh vực sở hữu trí tuệ là vẫn đề quan trọng hàng đầu, các tập đoàn lớn của thếgiới sở hữu khối tài sản lớn không 16 không phải là những tài sản hữu hình

như: bất động sản, xe mà số tài sản lớn sở hữu chính là sở hữu trí tuệ, thương hiệu, bản quyền.

Những năm gần đây ở nước ta về lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã rất được quan tâm và chú trọng Pháp luật cũng đã từng bước hình thành, sửa đối, bổ sung tạo thành hành lang pháp lý tương đối

day đủ dé điều chỉnh về lĩnh vực này

Tuy các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến sở hữu trí tuệ nóichung và quyền tác giả nói riêng đã tương đối đầy đủ, nhưng thực tiễn ápdụng các quy định pháp luật để bảo hộ quyền tác giả vẫn còn những hạn chế

và vướng mac Từ thực trạng nêu trên, nghiên cứu một cách có hệ thống, khoa

học các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh thực thi

các Hiệp định thương mại tư do thế hệ mới là vấn đề cấp bách cần được quan

tâm, đầu tư dé từng bước hoàn thiện các quy định pháp luật cho phù hợp với

thực tế

Liên quan đên bảo hộ quyên tác giả, có rât nhiêu công trình nghiên cứu,

Trang 8

tuy nhiên đây là lĩnh vực khá rộng và phức tạp nên tham gia nghiên cứu, hoànthiện dan các quy định liên quan đến bảo hộ quyền tác giả vẫn là van dé cấp thiết.

Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tếquốc tế, Việt Nam đã tham gia đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thương

mại tự do và đặc biệt phải kể đến các FTA thế hệ mới có ảnh hưởng toàn diện

và sâu rộng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình

Dương - Hiệp định CPTPP, có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/01/2019,

FTA giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - Hiệp định EVFTA, được ký kết

vào ngày 30/6/2019 và mới nhất là Hiệp định UKVFTA ký kết giữa Việt Nam

và Vương Quốc Anh vào ngày 29/12/2020 và chính thức có hiệu lực vào ngày1/5/2021 Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã trở thành cơ hội lớnvới Việt Nam nhưng cũng là thách thức đối với nền lập pháp về hoàn thiện

thé chế và điều chỉnh hệ thống pháp luật cho tương thích với các quy định

trong Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và Hiệp định UKVFTA và cần

thiết để bảo đảm tính thống nhất, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống pháp luật

Việt Nam và thể hiện tinh thần chủ động, nghiêm túc thực hiện các điều ước

quốc tế của Việt Nam.

Quyền tác giả là một trong những chế định nền tảng của xã hội hiện đại

Ở Việt Nam, pháp luật về quyền tác giả còn đang chịu những tác động to lớn

do các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết trong các hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới Qua thực tiễn thi hành, Luật Sở hữu trí tuệ đã phát huyvai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động sáng tạo, khai

thác, sử dụng và thụ hưởng các tác phẩm, cuộc biểu diễn, ban chi âm, ghi

hình, chương trình phát sóng, thực thi pháp luật trong nước và hội nhập quốc

tế: cho các tô chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,

tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất, kinh doanh,góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đây mạnh chuyên giao công nghệ,

Trang 9

thu hút đầu tư nước ngoài, thúc day su phat triển kinh tế - xã hội của đất

nước Bên cạnh đó, Luật Sở hữu trí tuệ còn là nền tảng đưa hệ thống bảo hộ

sở hữu trí tuệ của Việt Nam đạt chuẩn mực theo Hiệp định về các khía cạnhliên quan tới thương mai của quyền SHTT (TRIPS) của Tổ chức Thương maiThế giới (WTO) cũng như đáp ứng các nghĩa vụ theo cam kết của Việt Namtrong các hiệp định thương mai tự do (FTA) thế hệ mới gần đây

Với mục đích từng bước hoàn thiện hơn hành lang pháp lý trong lĩnh

vực Sở hữu trí tuệ một cách toàn diện và kịp thời, áp dụng tốt vào thực tiễn ở

nước ta hiện này, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự

do thế hệ mới” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ luật học với mongmuốn sẽ góp phan hoàn thiện hơn các quy đỉnh pháp luật hiện hành phù hợp

với xu thế phát triển của thế giới hiện đại Đồng thời qua đó nhằm góp phần

phát hiện ra những hạn chế của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cũng nhưnhững khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi các quy định hiện hành ở

Việt Nam Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ

thống pháp luật và thực tiễn thi hành để phát huy được vai trò tối đa các quyđịnh và đảm vệ tốt nhất quyền tác giả

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài

Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo hộquyền tác giả, đồng thời khai thác sâu hơn về quyền tác giả trong nền kinh tếhội nhập và đáp ứng tính cấp thiết khi Việt Nam tham gia và ký kết các Hiệp

định quốc tế Luận văn chọn lọc va dé cập đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

* “Bao hộ quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số theo Điều ướcquốc tế và pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Phương Lan, công bố năm

2018, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật.

Trang 10

Nội dung của công trình liện quan đến bảo hộ quyền tác giả bối cảnh

thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: Tác giả khẳng định rằng

bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam còn nhiều bất cập, mang tính hình thức và

dé ra một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Công trình có ý nghĩa dé tác giảtham khảo khi đánh giá quy định pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả

và sẽ trích dẫn đầy đủ tại Luận văn.

%* Công trình “Quyền tác giả của Việt Nam - pháp luật và thực thi” của tác giả Trần Văn Nam công bố năm 2014, Nhà xuất bản Tư pháp.

Nội dung của công trình liện quan đến quyền tác giả: Tác giả đã nghiên cứu khái quát về lich sử pháp triển pháp luật quyên tác giả tại Việt Nam, thực

trạng thực thi pháp luật quyên tác giả, quyền liên quan ở Việt Nam cũng như

đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Các vấn đề tác giả đặt ra trong cuốn sách là nguồn tham khảo bồ ích, tuy nhiên, vấn đề quyền tác giả trong

bối cảnh thực thi các Hiệp định FTA thế hệ mới lại chưa được đề cập

%* Công trình “Bảo hộ quyền tác giả bằng biện pháp dân sự tại Việt Namtrong bối cảnh gia nhập hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái

Binh Dương (CPTPP)”, Luận văn thạc sĩ Luật học của Đỗ Hoàng Anh, công

bố năm 2022

Nội dung của công trình liên quan đến việc nghiên cứu sâu các biện pháp

thực thi bảo hộ quyền tác giả: Tác giả làm rõ và phân tích các biện pháp bảo

vệ quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ Việt Nam và quy định trong Hiệp định CPTPP; so sánh đối chiếu dé thấy sự tương thích của các quy định, đồng thời

đề xuất biện pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam Các vấn đề mà tác giả đặt

ra trong Luận văn cũng là nội dung quan trọng trong việc hoàn thiện các quyđịnh của pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả khi ký kết và gia nhậpcác Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới Tuy nhiên phạm vi nghiên cứucủa công trình tập trung chuyên sâu vào biện pháp bảo vệ, do vậy tác giả đã

Trang 11

chọn lọc thông tin và sử dụng và trích dẫn đầy đủ thông tin trong một phần

Luận văn của mình.

Mặc dù đề tài mang tính cấp thiết, song, hiện nay những công trìnhnghiên cứu để làm rõ quy định về bảo hộ quyền tác giả trong cả cả hai Hiệpđinh CPTPP và EVFTA hiện nay vẫn chưa nhiều Ngoài các công trình tiêu

biéu dẫn chiếu trên, ngoài ra còn có rất nhiều những công trình nghiên cứu khác liên quan đến bảo hộ quyền tác giả ở phạm vi rộng hoặc chỉ nghiên cứu

ở một vài khía cạnh: như môi trường internet, không gian ảo, tác phẩm âmnhạc, báo chí hoặc một số công trình chỉ mới bình diện so sánh được phápluật chung về SHTT với Hiệp định CPTPP hoặc EVFTA Có thé ké đến như:

Pháp luật Quốc tế và kinh nghiệm một số nước về bảo hộ quyền tác giả đối VỚI tác phẩm âm nhạc, Luận văn thạc sĩ của Trần Thùy Dương, Luật Quốc tế

DHQGHN, Hà Nội công bố năm 2016; Nguyễn Thị Thu Trang với côngtrình: Rà soát pháp luật Việt Nam với các cam kết của Hiệp định Đối tácXuyên Thái Bình Dương (TPP) về Sở hữu trí tuệ, Nhà xuất bản Công thương,

Hà Nội năm 2016.

3 Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và mới nhất là Luật Sửa đôi,

bồ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành ngày 16 tháng 6

năm 2022, quyền tác giả là một quyền rộng bao gồm nhiều đối tượng trong

các lĩnh vực như: văn học, nghệ thuật, khoa học Cũng như mục tiêu của đề

tài, hiện nay, Việt Nam đã ký kết 15 Hiệp định thương mại tự do và trong sỐ

đó có 03 Hiệp định được xem là Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệmới, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái BìnhDương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minhchâu Âu (EVFTA) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — Vương QuốcAnh (UKVFTA) Tuy nhiên, do các quy định về Sở hữu trí tuệ tại EVFTA và

Trang 12

UKVFTA gan như tương đồng nhau nên trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,tác giả chỉ lựa chọn và tập trung nghiên cứu hai FTA thế hệ mới là CPTPP và

EVFTA.

Đồng thời, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả cũng tập trung

vào quyền tác giả theo nghĩa hẹp đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật mà không dé cập đến quyền liên quan trong đề tài Cụ thé, tác giả tập trung làm

rõ những vấn đề chung về bảo hộ quyền tác giả, bối cảnh hình thành những nội dung cơ bản của bảo hộ quyền tác giả trong các Hiệp định thương mại tự

do thế hệ mới, là: quyền cơ bản của chủ thé quyền tác giả, thời han bảo hộquyên tác giả, bảo hộ các biện pháp công nghệ nhằm bảo hộ quyền tác giả,các giới hạn và ngoại lệ bảo hộ quyền tác giả trong các Hiệp định thương mại

tự do thế hệ mới Trong phạm vi không gian, phạm vi nghiên cứu của luận

văn liên quan đến các quy định về bảo hộ quyên tác giả theo quy định của pháp luật Việt Nam dưới góc độ so sánh, đối chiếu tính tương thích với các quy định pháp luật của quốc tế, đặc biệt là các Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết và gia nhập dé hoàn thiện quy định pháp luật trong nước.

Thông qua việc nghiên cứu trong phạm vi dé tài một cách nghiêm túc,khoa học, tác giả mong muốn góp phần nhỏ bé công sức và trí tuệ của mình

để tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp, từng bước kiến nghị xây dựng

và hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả

4 Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

Đề có thể đạt được mục đích đặt ra khi nghiên cứu đề tài, đòi hỏi luận

văn phải giải quyết các vấn đề sau:

Thứ nhất: Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả, về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và vai trò của các quy định về bảo hộ quyền tác

giả trong các Hiệp đỉnh thương mai tự do thế hệ mới đến việc hoàn thiện phápluật Việt Nam

10

Trang 13

Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộquyền tác giả và đối sánh, tham chiếu với các quy định trong các Hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới

Thứ ba: Nêu và bình luận về thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ

quyền tác giả ở Việt Nam Trên cơ sở đó phân tích nguyên nhân, định hướng

hoàn thiện và kiến nghị hoàn thiện dé xây dựng và củng cố cơ sở pháp lý về

bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam trong bối cảnh thực thi hiệp định thương

mại tự do thế hệ mới

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề đạt được các mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình

nghiên cứu luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vậtlịch sử của chủ nghĩa Mac - Lênin, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chủtrương của Dang, lay tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tang đạo đức cho bàiluận văn của mình Theo đó, người nghiên cứu đặt vẫn đề và giải quyết vấn đềtrong mối quan hệ biện chứng

Một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu được áp dụng:

Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải: Những phương pháp

nay được sử dụng phô biến trong việc làm rõ các quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả.

Phương pháp đánh giá, phương pháp so sánh: Những phương pháp này

được người viết vận dụng dé đưa ra ý kiến nhận xét quy định của pháp luật

hiện hành có hợp lý hay không, đồng thời nhìn nhận trong mối tương quan sosánh giữa chế tài pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyên tác giả theo pháp luậtvới hệ thống pháp luật các quốc gia trên thé giới

Phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch: Được vận dụng để triển

khai có hiệu quả các van đề liên quan về bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật

việt nam hiện hành, từ đó đưa ra các đê xuât nhăm hoàn thiện hơn.

11

Trang 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả đạt được của luận văn góp phần làm sáng tỏ phương diện lýluận trong khoa học pháp lý về các khái niệm liên quan đến bảo hộ quyền tácgiả, phân tích thực trạng điều chỉnh của pháp luật đối với van dé này, chỉ ra

những bất cập của các quy định pháp luật và đưa ra giải pháp nhằm từng bước

hoàn thiện hơn.

Ngoài ra, những giải pháp hoàn thiện pháp luật là cơ sở quan trọng dé

các cơ quan chức năng trong phạm vi, thâm quyền của mình sửa đổi, bổ sung,

hoan thiện pháp luật trong lĩnh vực tương ứng Bên cạnh đó, luận văn sé là tài liệu tham khảo hữu ích không chỉ với đội ngũ giảng viên, sinh viên đặc biệthơn là các tác giả có thể tham khảo, nghiên cứu về đề tài này để bảo vệ tốthơn quyền của mình trong quá trình sáng tác, chuyên giao

7 Cơ cau của luận van Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả trong bối cảnh thực

thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả trongbối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Chương 3: Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở ViệtNam và kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong bối cảnh thực thi các hiệp định

thương mại tự do thế hệ mới.

12

Trang 15

CHUONG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VE BẢO HỘ QUYEN TÁC GIÁ

TRONG BÓI CẢNH THỰC THỊ CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ

DO THE HỆ MỚI

1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả

Đề làm rõ bản chất việc bảo hộ quyền tác giả, trước tiên cần làm rõ khái niệm về quyền tác giả và một số đặc điểm về quyền tác giả Theo khái niệm

chung của các nước thì quyền tác giả là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhânđối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sởhữu, thường gọi là bản quyền tác giả

Ở Việt Nam, khái niệm về quyền tác giả cũng đã được biết đến từ trước

năm 1945 Dưới chế độ dân chủ, nhân dân thì quyền tác giả được coi trọng và

là động lực thúc day việc tạo ra những tác phẩm có giá trị phục vụ trực tiếp cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước ngày càng phát triển trên

mọi lĩnh vực.

Căn cứ vào những quy định của pháp luật về quyền tác giả thì quyền tác

giả được hiểu theo hai phương diện:

— Về phương diện khách quan: Quyền tác gia là tng hợp các quy phạmpháp luật về quyền tác giả nhằm xác nhận và bảo vệ quyền của tác giả, củachủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủ thé trong việc

sáng tạo và sử dụng các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học Quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm phạm.

— Về phương diện chủ quan: Quyền tác giả là quyền dân sự cụ thé (quyền tài sản và quyền nhân thân) của chủ thê với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu

quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, công trình khoa học vàquyền khởi kiện hay không khởi kiện khi quyền của mình bị xâm phạm

13

Trang 16

Quyên tác giả còn được hiểu là quan hệ pháp luật dân sự Đó là quan hệ

xã hội giữa tác giả, giữa chủ sở hữu quyên tác giả với các chủ thé khác trong

xã hội thông qua tác phẩm, dưới sự tác động của quy phạm pháp luật, quan hệgiữa các tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả với các chủ thé khác được xác định

Quyền tác giả nói chung được hiểu là quyền nhân thân và tài sản đối với một tác phâm của tác giả mà tác phẩm đó là kết quả của hoạt động sáng tạo của

chính mình, như: quyền sao chép tác pham và quyền phân phối hoặc phô biến

các tác phẩm đến công chúng bằng bất kỳ phương tiện nào và cũng còn được

hiểu là quyền về việc cho phép người khác sử dụng các tác phẩm theo nhữngcách thức cụ thé Quyền tác giả cũng là một loại quyền sở hữu trí tuệ cũnggiống như các loại quyền sở hữu trí tuệ khác như quyền đối với sáng chế,

quyền đối với giải pháp hữu ích hay nhãn hiệu hàng hóa Các tác phẩm văn

học, nghệ thuật là đối tượng của quyên tác giả bao gồm các tác phẩm văn học

như bài báo, sách, truyện , các tác phẩm nghệ thuật như bai hát, bản nhạc, bức tranh, ảnh, phim Chủ thé của Quyền tác giả là người sáng tạo, hoặc người sở hữu tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.

Quyền tác giả là một trong ba trụ cột của quyền sở hữu trí tuệ Quyền

tác giả là tong hợp các quy phạm pháp luật nhằm xác nhận và bảo vệ quyềncủa tác giả, của chủ sở hữu quyền tác giả, xác định các nghĩa vụ của các chủthé trong viéc sang tao va su dung cac tac pham van hoc, nghé thuat, khoahọc Quyền tác giả còn bao gồm cả quyén tài sản và quyền nhân thân của chủ

thé với tư cách là tác giả hoặc chủ sở hữu quyên tác gai đối với tác phẩm văn

học, nghệ thuật, công trình khoa học.

Như vậy, quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh: copyright) có thé định

nghĩa là khả năng được pháp luật bảo hộ cho tác gia, chủ sở hữu tác phẩm độcquyền khai thác lợi ích vật chất và tinh thần từ các tác phẩm văn học, nghệthuật do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu Tương tự cách hiểu trên, ghi nhận tại

14

Trang 17

Khoản 2, khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi, bổsung năm 2009, 2019 và 2022 (sau đây gọi chung là Luật Sở hữu trí tuệ) quyđịnh: “Quyên tác giả là quyên của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mìnhsáng tạo ra hoặc sở hữu ”

Đề phân biệt quyền tác giả với các quyền sở hữu trí tuệ khác nói riêng

và các quyền pháp lý nói chung thì nhất thiết phải hiểu được đặc điểm của quyền tác giả để năm được đặc trưng và bản chất của nó Quyền tác giả có các đặc điểm sau:

Thứ nhất, đối tượng của quyền tác giả luôn mang tính sáng tạo, đượcbảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật Đối tượngcủa quyền tác giả là các tác phâm van học, nghệ thuật, khoa học Tác pham làthành quả lao động sáng tạo của tác giả được thé hiện dưới hình thức nhất

định Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi

cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vảo giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phâm [1; tr.24] Tác phẩm phải do tác giả trực tiếp thực hiện bằng lao động trí tuệ của mình mà không phải sao chép

từ tác phẩm của người khác Những nội dung thể hiện trong tác phẩm đi

ngược lại lợi ích dân tộc, bôi nhọ vĩ nhân, xúc phạm danh dự, nhân phẩm củangười khác, có nội dung trái pháp luật, đạo đức xã hội sẽ không được bảo

hộ [2; tr.7] Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, sử dụng nếu có nội dungphong phú và hình thức thể hiện sáng tạo được kết hợp bởi giá trị nghệ thuật,khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả Đây là đặc trưng dé nhận

biết nhất của quyền tác giả

Thứ hai, không phải bất kỳ đối tượng nào cũng thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả Điều 15 Luật SHTT liệt kê nhóm các đối tượng không

thuộc phạm vi bảo hộ như: tin tức thời sự, văn bản quy phạm pháp luật, quytrình, hệ thống, phương pháp hoạt động, Sở di chúng không được bảo hộ

15

Trang 18

bởi đó là các đối tượng cần được phô biến, phổ cập cho cộng đồng; giúp cộng

đồng có thêm hiéu biết, thông tin cần thiết, mặt khác trên cơ sở đó tạo cơ hộisáng tạo ra những tác phẩm có thé được bảo hộ và hơn hết việc công nhận va

bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tô chức, cá nhân phải trên cơ sở bảo đảm hài hoà lợi ích của chủ thê quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng.

Thứ ba, quyền tác giả chỉ được bảo hộ về hình thức, không bảo hộ về nội dung, ý tưởng Tức là khi một tác phẩm được định hình dưới một hình thức nhất định thì quyền tác giả phát sinh Đây cũng là đặc thù của quyền tác

giả Khi một cuốn sách được bảo hộ bởi quyền tác giả thì cái được bảo hộ làlời văn, cách hành văn của cuốn sách Bản thân nội dung câu chuyện, cáchxây dựng bố cục của cốt truyện là ý tưởng của cuốn sách, mặc di là phần cốt

lõi của cuốn sách, song lai không được bảo hộ Vì thế quyền tác giả phát sinh

khi tác phâm được thể hiện đưới một hình thức nhất định Pháp luật về quyềntác giả không quy định điều kiện về nội dung đối với tác pham được bảo hộ,trong khi đó quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng Điềunay lý giải nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dungnhưng có sự sáng tạo trong hình thức thé hiện đều được pháp luật bảo vệ [3;

tr.12].

Thứ tr, quyền tac giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối Đối với các tác phẩm đã được công bó, phổ biến và tác pham không bị cắm sao chụp thì cá nhân, t6 chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử

dung đó không nhăm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sửdụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợiích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả Khi tác phẩm

được công bố và cấm sao chép thì một đối tượng khác có thé được phép sử dụng tác phẩm nếu việc sử dụng sản phâm không phục vụ cho mục đích kinh

doanh thu lợi nhuận, gây ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi của tác giả hay

16

Trang 19

chủ sở hữu chăng hạn việc sử dung tác phẩm cho mục đích nghiên cứu, tuyên

truyền, cổ động; sử dung tác phẩm dé phục vụ cho chính sách văn hóa, chính

trị hay kinh tế đối với người dân; hoặc cá nhân đọc truyện, nghe nhạc, xemphim dé thưởng thức nghệ thuật, tăng cường hiểu biết khoa học Những hành

vi như trên thì không bị xem là xâm phạm quyền tác giả

1.1.2 Khái niệm và đặc điểm của bảo hộ quyền tác gid

Theo Từ điển Tiếng Việt thì “bảo hộ” có nghĩa là sự che chở và không

dễ bị tốn thất Như vậy, bảo hộ quyền tác giả chính là sự đảm bảo của Nhà

nước đối với các tác phẩm dé các tác phẩm đó không bị xâm phạm hay tonthất bởi người khác Thông qua các quy định của pháp luật để xác định cácquyền của các chủ thé đối với tác phẩm, xác định hành vi bị coi là xâm phạmcũng như thiết lập các phương thức bảo vệ quyền của tác giả, Nhà nước thựchiện nhiệm vụ bảo hộ của mình một cách thuyết phục nhất Ở Việt Nam, khái

niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ lần đầu được quy định trong Phần thứ V,

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam [4; tr.8] Trước đó, những khái niệm được sử

dụng thường xuyên là “bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ” và “thực thi quyền sở hữu trí tuệ” Công ước Berne, Hiệp ước WCT đều sử dụng khái niệm bảo hộ

quyền tác giả và thực thi quyền tac giả

Dưới góc độ pháp lý, thi bảo hộ quyền tác giả chính là tổng hợp các quyđịnh pháp luật nhằm bảo hộ bằng pháp luật những quyên, lợi ích chính đángcủa tác giả, chủ sở hữu đối với toàn bộ hoặc một phần tác phẩm của họ

Như vậy, bảo hộ quyên tác giả (tiếng anh: “Copyright protection”) được

định nghĩa một cách chung nhất, là việc Nha nước ban hành các quy phạm

pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc xác lập, công nhận và bảo vệ quyên, lợi

ích hợp pháp cho các tổ chức, cá nhân đối với tác pham do họ sáng tạo

Bao hộ quyên tác giả gồm các nội dung:

(i) Xác lập, công nhận quyên tác gia cho các cá nhân, tô chức;

17

Trang 20

(ii) Quan ly, su dung, khai thac quyén tac gia;

(iii) | Bảo vệ quyền tác giả chống lai các hành vi xâm phạmBảo hộ QTG được xem là một trong những nội dung quan trọng của bảo

hộ quyền sở hữu trí tuệ trong sự vận động của nền kinh tế thé giới Bảo hộquyền tác giả nhằm mục đích khuyến khích hoạt động sáng tạo của tác giả,

tạo động lực thúc day quá trình sáng tạo tác phẩm trong cộng đồng Đồng thời, hướng tới một cộng đồng tôn trọng “tài sản trí tuệ”, thúc đây quá trình sáng tạo nghệ thuật của các cá nhân, tô chức trong xã hội.

Bên cạnh đó, bảo hộ quyền tác giả còn có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, bảo hộ quyền tác giả là sự bảo hộ dành cho tác giả - người sángtạo ra tác phâm và chủ sở hữu quyền tác giả Quyền tác giả coi người sáng tạo ratác phẩm - tác giả là trung tâm và bảo hộ tất cả các quyền về cả quyền nhân thân

và quyên tài sản Quyền tác giả tập trung vào việc bảo hộ quyền của tác giả đối với tác phâm của mình, những giá trị tinh thần, quyền nhân thân gắn liền giữa tác giả và tác phẩm [5; tr I8].

Thứ hai, đề được bảo hộ quyền tác giả đối với một tác phẩm, tác giả của tác phẩm đó không phải đăng ký với bất kỳ cơ quan nhà nước nào Đăng ký

bản quyên tác giả là hình thức không bắt buộc, theo quy định tại điều 6 Luật

sở hữu trí tuệ, Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo vađược thé hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nộidung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa

công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký [6; tr.20] Vì vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm và mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó Đây là đặc thù của việc bảo hộ quyền tác giả, khác với thủ tục phải đăng ký dé được bảo hộ của quyền sở hữu công

nghiệp như nhãn hiệu, chỉ dan địa lý, kiểu đáng công nghiệp [5; tr.25]

Thứ ba, bảo hộ quyền tác giả mang tính lãnh thổ Việc bảo hộ quyền tác

18

Trang 21

giả là cam kết của một nhà nước bảo vệ các quyền của người đã sáng tạo ratác phâm Đương nhiên, mỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật khác nhau,không thé mang các thiết chế pháp luật về bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam

dé áp dụng cho Anh hay Mỹ Một tác phẩm được bảo hộ với nội dung các

quyền và cơ chế bảo hộ thế nao chỉ có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia mà thôi Một hành vi được gọi là vi phạm quyền tác giả đối với một tác phâm hay không tùy thuộc vào quy định của hệ thống pháp luật có hiệu lực tại quốc gia nơi có yêu cầu bảo hộ [7; tr.42]

Theo Luật sở hữu trí tuệ thì các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyềntác giả bao gồm các tác pham van học, nghệ thuật và khoa học Đối tượngđược bảo hộ quyên tác giả là các tác phẩm — là sản phẩm được “sáng tạo”

trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học không phân biệt nội dung, chất

lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã

đăng ký hay chưa đăng ký — và được bảo hộ kể từ thời điểm tác phẩm ấy được

thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định

1.2 Khái quát chung về các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Nhận thức được tính khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế, ngay từĐại hội VII (1991), Đảng ta đã đề ra chủ trương “đa dạng hóa và đa phươnghóa quan hệ kinh tế với mọi quốc gia”, “tạo môi trường va điều kiện thuận lợicho người nước ngoài vào Việt Nam đầu tư, hợp tác kinh doanh” và “gia nhậpcác tô chức và hiệp hội kinh té quéc tế khác khi cần thiết va có điều kiện”

Nhờ chính sách tăng trưởng dựa vào xuất khâu, GDP bình quân đầu người đã tăng gấp 4 lần, từ 500 đô la Mỹ năm 1992 lên tới 2500 đô la Mỹ trong năm

2018 Trong khi đó, tỷ lệ nghèo ở ngưỡng nghẻo đói là 1,9 đô la Mỹ một ngày

đã giảm mạnh trong cùng một thời kỳ từ 52,9% xuống còn 2% Hơn nữa, các

ngành sản xuất, đặc biệt là dệt may, giày dép, chế biến thực phẩm và điện tử,

đã được hưởng lợi từ quá trình nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, giúp

19

Trang 22

cho Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào các chuỗi giá trị toàn cầu Thànhtựu ngoạn mục này có được phần lớn nhờ công cuộc đôi mới nói chung vàquá trình tự do hóa thương mại được củng cố thông qua việc thực hiện một SỐhiệp định thương mại tự do nói riêng.

1.2.1 Bối cảnh hình thành các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại không chỉ là động lực quan trọng nhất thúc đây nền kinh tế thế giới phát triển trong thế kỷ XXI mà còn là xu hướng tat yếu của quá trình tập trung, chuyên môn hóa sản xuất và phân công

lao động quốc tế Trong bối cảnh đó, liên kết thương mại đa tang thông quacác Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương ngày cảngđược các nước thúc day mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm và tham gia của nhiều

quốc gia, trong đó có Việt Nam Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang ngày càng hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới với rất nhiều nỗ lực

dé bắt kịp xu thé đó Sự gia nhập vào chuỗi liên kết toàn cầu, việc Việt Nam

ký kết các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement — FTA) song phương và đa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam

mở rộng thị trường, tiếp cận được thị trường khu vực va thị trường toan cầu

cũng như được tiếp cận thị trường dịch vụ của các nước đối tác thuận lợi hơn,qua đó, giúp cho Việt Nam thúc đây tăng trưởng kinh tế

Các hiệp định FTA thế hệ mới là những FTA với những cam kết sâu rộng

và toàn diện, bao hàm những cam kết về tự do thương mại hàng hóa và dịch vụ;

mức độ cam kết sâu nhất (cắt giảm thuế gần như về 0%, có thé có lộ trình); có cơ chế bảo đảm thực thi chặt chẽ và bao hàm đa lĩnh vực [8; tr.64] “FTA thé hé mới — còn được gọi là FTA thế hệ thứ ba” được sử dụng để nói về các FTA có

phạm vi toàn diện, vượt ra ngoài khuôn khổ tự do hóa thương mại hàng hóa,phạm vi mà các FTA này đề cập sâu và rộng hơn các FTA thế hệ trước ViệtNam hiện nay đã tham gia ký kết một số FTA, trong đó nổi bật là Hiệp định Đối

20

Trang 23

tác toàn điện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thươngmại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA.

Có 2 bối cảnh chính trị - pháp lý dẫn đến sự hình thành các Hiệp địnhthương mại tự do thế hệ mới, đó là: Xu hướng khu vực hóa và sự liên kết khuvực tự do thương mại.

1.2.1.1 Xu hướng khu vực hóa trong bồi cảnh phát triển hiện đại

Khu vực hoá là một khái niệm còn nhiều tranh cãi Số đông các tài liệu

hiểu khu vực hoá là sự liên kết giữa các quốc gia lãnh thé trong cùng khu vực

trên cơ sở bình đăng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi, tự nguyện trong đó cácquốc gia gắn kết một phần chủ quyền với nhau, thông qua các quy định chặtchẽ của các điều ước quốc tế Cách hiểu như thế là chỉ mang tinh một chiều,

đó là sự gan kết được thực hiện một cách chủ quan của con người va như vậy

nó mang màu sắc chủ nghĩa khu vực Thực tế, cũng như toản cầu hoá, khu

vực hoá là một quá trình mang tính khách quan Nó cũng có những nguyênnhân kinh tế, xã hội nhất định Quá trình khách quan ấy được các chính phủ

nhận thức và có các biện pháp điều khiển Một trong những cách ấy chính là

sự liên kết khu vực của các quốc gia, lãnh thé Như Vậy, có thể coi khu vực

hoá là một quá trình tăng lên mạnh mẽ và rộng rãi các mối liên hệ, ảnh hưởngtác động qua lại lẫn nhau của các thực thể, các hiện tượng, các quá trình diễn

ra ở các nước trong khu vực Quá trình ấy làm các lãnh thổ trong một khu vựcgắn kết với biểu hiện bằng những nét đặc thù của khu

Quá trình khu vực hoá được hiểu dưới 2 khía cạnh Thứ nhất, có thé coi khu vực hoá là “giai đoạn mở đầu của quốc tế hoá”, là quốc tế hoá ở cấp độ

thấp, cấp độ khu vực, là một nội dung tất yếu dé quéc tế hoá ở cấp độ cao

hơn, tức là cấp toàn cầu hoá Roboson gọi khu vực hoá là toàn cầu hoá có tính

địa phương Toàn cầu hoá cấp hành tinh là cái chung, khu vực hoá là cái riêngtrong đó Mặt khác, khu vực hoá có thể được coi như một phản ứng tự vệ

21

Trang 24

đối với hiện tượng toàn cầu hoá Toàn cầu hoá là quá trình khăng định cái

chung, cái toàn cầu nên nó có thé làm anh hưởng đến sự tồn tại của cái riêng,

cái địa phương Vì vậy, các quốc gia trong cùng khu vực, có chung bản sắc,

chung quyên lợi liên kết với nhau dé bảo vệ những cái chung của khu vực

Trong trường hợp này khu vực hoá đối lập với toàn cầu hoá và từ đó hình thành chủ nghĩa khu vực Khu vực hoá là quá trình bao trùm lên nhiều lĩnh vực bao gồm cả kinh tế, xã hội và các vấn đề nhân văn nói chung.

Quá trình khu vực hóa diễn ra và định hình tại 3 khu vực lớn: khu vực

Châu Âu, khu vực Châu Mỹ và khu vực Phương Đông Sau một thời gian đaithì mô hình khu vực hóa của Châu Âu dần dà phát triển hơn và chuyền đổi từviệc hình thành khu vực mậu dịch tự do sang liên kết chính trị Thực tế đãchứng minh khu vực hóa thực sự đã được xem xét như một xu thế phát triển

song song cùng với tiến trình toàn cầu hóa Hơn thế nữa rất nhiều vấn đề của toàn cầu hóa lại mang tính chất khu vực hóa, vừa phụ thuộc lại vừa thống

nhất Chính quá trình khu vực hóa đã tạo ra sức hút và buộc các quốc giatham gia phải liên kết lại với nhau, từ đó hình thành các cụm và liên kết mới.Trong bối cảnh hiện nay, Sự xuất hiện ngay một nhiều các liên kết khu vựcmới vẫn tiếp tục tăng nhanh tạo nên sự cạnh tranh Và theo quy luật của tựnhiên, ở đâu có cạnh tranh, ở đó có phát triển Chính điều này bước đầu đã tạonên bối cảnh chính trị - pháp lý của các Hiệp định thương mại tự do sau này

1.2.1.2 Sự hình thành và phát triển của các liên kết khu vực tự do thương mại

Quá trình hình thành và phát triển các liên kết khu vực tự do thương

mại hóa cũng được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tiền khu vực hóa, giai đoạn khu vực hóa cô điển và giai đoạn khu vực hóa hiện đại.

Vào cuối thé ky thứ XIX, đầu thế ky XX với sự xuất hiện của các tô

chức tư bản lũng đoạn quốc tế và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tôchức này, các nước tư bản lại chuyển từ chính sách tự do hóa thương mại

22

Trang 25

sang chính sách bảo hộ mau dich mang tính chất áp đặt (điều mà V.I Lê-ningọi là chính sách mau dịch “siêu bao hộ”) [9; tr.12] Đặc trưng của chính sách

“siêu bảo hộ” là sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước vào hoạt động ngoạithương, vào thương mại quốc tế thông qua một hệ thống biện pháp hạn chế

nhập khẩu, thúc day xuất khẩu, tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế quốc gia

mở rộng thương mại ra nước ngoài Chính sách bảo hộ mậu dịch từ chỗ có

tính bảo vệ đã chuyền sang chính sách bảo hộ mậu dịch có tính cực đoan.

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với sự hình thành của hệ thống xã hội

chủ nghĩa thế giới, sự tan rã của hệ thống thuộc địa, với xu hướng mở rộngchuyên môn hóa và hợp tác quốc tế, các nước tư bản phát triển lại chuyền từchính sách mậu dịch “siêu bảo hộ ” sang chính sách tự do hóa thương mại

(chủ yếu giữa các nước trong các khối liên kết kinh tế khu vực và liên khu vực), có sự kết hợp với chính sách bảo hộ mậu dịch “có điều kiện” (còn gọi là

“bảo hộ mau dịch ôn hòa”) [8; tr.13].

Trên thế giới đã hình thành nhiều khối liên kết khu vực và liên khu vực

ở các châu lục, trong đó tiêu biểu là: 1- Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) hay khối thị trường chung, thành lập năm 1957 - một liên minh kinh tế hùng

mạnh với 12 thành viên sáng lập, chiếm 20,9% tổng sản phẩm quốc gia(GNP) của thế giới; 2- Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), thành lậpnăm 1959, gồm 6 nước công nghiệp phát triển Bắc và Trung Âu; 3- Hiệp hội

các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ban đầu gồm 5 thành viên và nay mở

rộng gồm 10 thành viên Tháng 11/2001, các nhà lãnh đạo của ASEAN và

Trung Quốc đã thành lập khu vực mậu dịch tự do (gọi tắt là ACFTA) Ngày

31/12/2015, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community

-AEC) được thành lập; 4- Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), thành

lập năm 1992, bao gồm Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô Sau 14 tháng đàm phán,

Mỹ, Ca-na-đa và Mê-hi-cô đã đạt đồng thuận về một hiệp định tự do mậu dịch

23

Trang 26

Bắc Mỹ mới - Hiệp định Mỹ - Mê-hi-cô - Ca-na-đa (USMCA) thay thế choNAFTA vào cuối năm 2018; 5- Hiệp định thương mại tự do lục địa châu Phi(ACFTA) là một khu vực thương mại tự do bao gồm 54 trong số 55 quốc giathuộc Liên minh chau Phi [9; tr.65]

Trén binh dién toan cau, Hiép dinh chung vé Thué quan va Thuong mai(GATT) có hiệu lực ngày 1-1-1948, với sự cam kết của các nước thành viênkhông trở lại chính sách mậu dịch “siêu bảo hộ” của những thập niên đầu thế

kỷ XX, là sự phản ánh xu hướng tự do hóa thương mại, đồng thời vẫn chấp

nhận chính sách bảo hộ mậu dịch có tính tự vệ bằng các biện pháp thuế quan.Năm 1995, GATT được thay thế bằng Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)theo các điều lệ mới Tổ chức Thương mai thé giới không phải là sự mở rộngcủa GATT ma hoản toàn thay thế GATT và có những khác biệt quan trọng,thúc đây mạnh mẽ hơn quá trình tự do hóa thương mại giữa các nước thành

viên tự nguyện tham gia WTO.

Do tác động của cách mạng khoa học - công nghệ và quá trình toàn cầu hóa các quá trình sản xuất khu vực và toàn cầu, thương mại thế giới từ đầu thập kỷ 1990 tới nay đã có những biến đổi to lớn, đặc biệt đã hình thành các

mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu, hàng hóa trung gian hiện nay chiếmtới trên 50% khối lượng giao dịch thương mại thế giới (không kể dầu lửa)

Dé hướng quá trình khu vực hoá theo hướng có lợi cho các quốc giatrong bối cảnh quốc tế hoá hiện nay, người ta thực hiện các liên kết khu vực

Các tổ chức liên kết khu vực thường mang tính chuyên ngành nhưng nhiều tổ chức cũng hướng tới liên kết đa lĩnh vực Các liên kết kinh tế khu vực hiện

nay phố biến ở lĩnh vực thương mại hình thành thông qua các thoả thuận

thương mại khu vực Các thỏa thuận thương mại tự do chủ yếu hiện nay có

thoả thuận về số lượng khu vực mậu dịch tự do, liên minh thuế quan, khói thịtrường chung Khu vực mau dich tự do (Free Trade Area) là khu vực ma các

24

Trang 27

nước bãi bỏ hoàn toàn hàng rào thuế quan Hàng hoá do vậy được tự do lưuthông giữa các nước Mức thuế của hàng nhập từ các nước ngoài khu vực dotừng nước tự quyết định Thế giới ngày nay hình thành nhiều khu vực mậudịch tự do như AFTA, NAFTA Cần phân biệt FTZ và FTA FTZ (Free Trade

Zone) là khu vực nằm trong một nước được tách ra thực hiện buôn bán miễn thuế Về một mặt nào đó, nó tương tự như khu chế xuất Liên minh thuế quan,

ngoài nét giống với FTA, các nước trong liên minh phải thống nhất cả mức

thuế quan với hàng của các nước ngoài liên minh Khối thị trường chung là

khối trong đó không chi hàng hoá mà toàn bộ các yếu tố của sản xuất được tự

do luân chuyền Sự tồn tại của EEC (Cộng đồng Kinh tế châu Au, tiếng Anh:European Economic Community) là ví dụ điển hình Liên minh kinh tế đượchình thành trong quá trình phát triển, khi các liên kết đã nâng dan từ liên kết

thương mại sang liên kết kinh tế toàn diện dưới dạng liên minh kinh tế hay hợp nhất kinh tế hoàn toàn [10; tr.38-tr.41] Liên minh kinh tế chang những bao hàm các van đề liên kết về thị trường mà còn liên kết cả về các chính sách kinh tế khác như tài chính, tiền tệ, xã hội EU hiện nay là mô hình liên minh

kinh tế rõ rệt nhất thế giới Mô hình hợp nhất hoàn toàn hiện nay chưa xuấthiện, người ta có thé trông chờ nó qua sự nâng tầm liên kết của EU Các liênkết khác được tăng cường thông qua việc kí kết các hiệp ước an ninh khu vực,các hiện định về văn hoá Trong bối cảnh hiện nay liên kết về an ninh, vănhoá hay giải quyết các van đề xã hội ngày cảng có vai trò quan trọng Mặc dù

chưa có một tô chức nao là hoàn hảo nhưng hiện nay một số tô chức khu vực

đã hướng tới sự hợp tác ngày càng toàn diện Những tổ chức này thực hiện các mối liên kết bao trùm nhiều lĩnh vực của con người Các ví dụ có thê thấy

như EU, ASEAN

Theo cấp độ phát triển của nền kinh tế, xã hội và xu hướng tự dothương mại hóa, đã cho thấy những cấp độ phát triển của các liên kết khu vực

25

Trang 28

khác nhau Giai đoạn phát triển nhất gan liền với sự xuất hiện của quá trìnhhội nhập quốc tế và chủ nghĩa “siêu khu vực” Xu hướng khu vực hóa đã dần

chuyền dịch chỗ dựa trên các nền tảng gần gũi về chính trị, văn hóa, dia lý ở giai đoạn đầu, với xây dựng các khối liên kết dựa trên nên tảng chính trị là

ràng buộc kinh tế - thương mại, bất chấp những khác biệt về chính trị, văn hóa

và khoảng cách địa lý Xu hướng đó cũng cho thấy các tác động bên trong và

bên ngoài ảnh hưởng đến hau hết các khía cạnh quan trọng của đời sống quốc

gia và đó chính là nguyên nhân dé thúc day các quốc gia mở rộng, phải tăng

cường, phải đa dạng hóa các liên kết của họ

Các liên kết khu vực đã thê hiện rõ những thế mạnh của mình như: đápứng nhanh chóng nhu cầu của các bên, đạt được mục tiêu trọng điểm cùngmỗi thời kỳ một, giúp kiềm chế hoặc giảm bớt sự phụ thuộc vào các đối thủ

tiềm tàng Qua những phân tích trên có thể thấy sự hình thành và phát triển của các liên kiết khu vực là tự nhiên và tất yếu theo quá trình phát triển và vận

hành của kinh tế - chính trị - xã hội, và đây cũng là một trong hai bối cảnh lớn

quan trọng và là tiền đề để dẫn đến sự hình thành của các FTA và sau này

phát triển lên thành các FTA thế hệ mới

1.2.2 Khái quát chung về nội dung bảo hộ quyền tác giả trong các Hiệpđịnh thương mại tự do thế hệ mới

Những năm vừa qua, Việt Nam đã tích cực tham gia các FTA lớn, đượcđánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới nền kinh tế nói chung và hệ thống SHTT

nói riêng, như Hiệp định CPTPP năm 2018 và Hiệp định EVFTA năm 2019.

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia 15 FTA theo tổng

hợp tại trang thông tin tin tức của WTO, trong đó đặc biệt Việt Nam là một

trong số ít nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tham gia và thực

hiện ba FTA thế hệ mới [1 1; tr.38] Cụ thé được thể hiện ở bảng sau:

26

Trang 29

Bang 1 Các FTA mà Việt Nam đã tham gia tính đến tháng 1/2023

STT| Tên viết tắt Tên day đủ Năm có

hiệu lực

1 |AFTA Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN 1993

2 ACFTA Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN- | 2003

aa a

4 | AJCEP Hiệp định Đối tac kinh tê toàn điện ASEAN | 2008

5 | VJEPA Hiệp định Đôi tác Kinh tế Việt Nam-Nhật | 2009

SeiAIFTA Hiép dinh Thuong mai Tu do ASEAN - An | 2010

“neeAANZFTA Hiệp định Thương mai Tự do ASEAN - | 2010

FTA Lién minh Kinh té A Au

1 |CPTPP (Tiên | Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ | 2018

thân là TPP) xuyên Thái Bình Dương

12 |AHKFTA Hiệp định Thương mại tự do ASEAN và | 2019

Hồng Kông (Trung Quốc)

13 | EVFTA Hiệp định Thuong mai tự do Việt Nam - | 2020

Liên minh Châu Âu

14 |UKVFTA Hiệp định Thương mai tự do Việt Nam — | 2021

M Vương Quốc Anh

15 |RCEP Hiệp định Đôi tác Kinh tế Toàn diện Khu | 2022

vực

16 | VN-EFTA FTA | Hiệp định Thuong mại Tự do giữa Việt

Nam và Khối EFTA Đang đàm

17 | VIFTA Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt phán

Nam và Isarel

Nguôn: Trung tâm WTO và Hội nhập

27

Trang 30

Thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng lần đầu tiên từ năm 2007với các hiệp định thương mại tự do mà Liên minh châu Âu đã đàm phán vớicác đối tác thương mại của mình Việc các thành viên của WTO thiếu đi sựđồng thuận dẫn đến sự bề tắc trong các vòng đàm phan Doha ké từ năm 2001.

Đây được cho là nguyên nhân chính dé thúc day EU thực thi một chiến lược

thương mại mới và chiến lược này chính thức được công bố từ năm 2006

Theo đó, EU cam kết phát triển và nâng cao quan hệ thương mại song phương với các đối tác Từ đó, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại của

các nước EU trên toàn cầu Với mục tiêu đó, vào năm 2007, EU bắt đầu khởiđộng các vòng đàm phán các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” với cácnước là đối tác thương mại của mình như Ấn Độ, Hàn Quốc và các nướcASEAN với cách tiếp cận toàn diện, gồm nhiều nội dung đổi mới về sở hữutrí tuệ, cạnh tranh, đầu tu, mua sam chính phủ, hay phát trién bền vững

Ké từ đó, thuật ngữ “FTA thế hệ mới” được sử dụng một cách tương đối dé phân biệt các FTA được ký kết trong phạm vi toàn diện hơn so với những khuôn khổ tự do hoá thương mại đã được thiết lập trong các hiệp WTO hay

FTA truyền thống

Ngoài các hiệp định thương mại tự do của EU với các đối tác thươngmại như EU-Nhật Bản, EU-ASEAN, EU-Án Độ, FTA EU-Hàn Quốc, thìcác hiệp định thương mại tự do được đàm phán sau đó giữa nhiều đối tácthương mại lớn như Hiệp định đối tác thương mại và đầu tư xuyên Đại TâyDương (T-TIP), Hiệp định đối tác toàn diện tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

(CPTPP), cũng áp dụng cách tiếp cận toàn diện này Đây đều được coi là các hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”.

Do đó, căn cứ vào những căn cứ dé phân biệt các FTA va FTA thế hệ

mới ma dé tài đã chỉ ra và lựa chon tập trung nghiên cứu hai Hiệp địnhCPTPP và EVFTA Và trong hai Hiệp định này, tác giả lựa chon và nghiên

28

Trang 31

cứu ở phạm vi hẹp các nội dung về bảo hộ quyền tác giả trong lĩnh vực vănhọc, nghệ thuật Tổng hợp các quy định về bảo hộ quyền tác giả trong haiHiệp định này có thể nhận thấy các cam kết tập trung ghi nhận đến 05 vấn đềchính, cũng là những vấn đề mà tác giả sẽ đề cập sau đây, bao gồm: thứ nhất,các nghĩa vụ liên quan đến thực thi và gia nhập các điều ước quốc tế về quyền

tác giả; thứ hai, các quyền cơ ban của chủ thé quyền tác giả; thứ ba, thời hạn bảo hộ quyền tác giả; thứ tư, bảo hộ các biện pháp công nghệ nhằm bảo hộ quyên tác giả; thứ năm, các giứi han và ngoại lệ Sau đây, tác gia sẽ tập trung

làm rõ các cam kết chính này trong phạm vi nghiên cứu của đề tài là quyềntác giả về tác phẩm văn học, nghệ thuật mà không đề cập đến quyền liên quan(bao gồm các đối tượng bảo hộ của quyền liên quan: buổi biểu diễn, bản ghi

tr.97].

Trong CPTPP, nội dung thực thi quyền SHTT nói chung được quy địnhtại Chương 18, từ Điều 18.71 đến Điều 18.82 Riêng tại điều 18.7 có quy định

về 2 nhóm nghĩa vụ liên quan đến các điều ước quốc tế trong lĩnh vực quyền

tác giả như sau: (1) Các bên tham gia phải khăng định rằng mình đã phê chuẩn hoặc gia nhập Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật ngày 9.9.1986, được sửa đổi bé sung lần cuối tai Pari ngày 24.7.1971 và (2) Các bên tham gia phải phê chuẩn hoặc tham gia vào WCT trước thời điểm

Hiệp định này có hiệu lực đối với các Bên liên quan

Tương tự như CPTPP, EVFTA quy định những nghĩa vụ về thực thi

29

Trang 32

quyền tác giả ma các quốc gia phải tuân thủ (Điều 12.5) Do là, (1) Các Bênphải tuân thủ các quyền và nghĩa vụ quy định tại Công ước Berne và Hiệpđịnh TRIPs (2) Các bên phải gia nhập điều ước quốc tế trong thời hạn 3 năm

kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, cụ thé là Hiệp ước của WIPO về quyềntác giả.

Ngày 17/11/2021, Việt Nam đã ký văn kiện gia nhập Hiệp ước về quyền tác giả 1996 (the WIPO Copyright Treaty - WCT) của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, trở thành thành viên thứ 111 của WCT Do đó, tính đến thời điểm

hiện tại, Việt Nam đã hoàn thành và đáp ứng điều kiện về nghĩa vụ thực thi

và gia nhập các điều ước quốc tế về quyên tác giả trong các Hiệp định thươngmại tự do thế hệ mới Việt Nam bước đầu có các giải pháp bắt kịp xu hướngchung của thế giới Ngày 17/2/2022, Hiệp ước WIPO về quyền tác giả (WCT)

có hiệu lực tại Việt Nam đánh dấu việc Việt Nam chính thức tham gia sân chơi bảo vệ bản quyền quốc tế, thực thi các cam kết về bảo vệ bản quyền

1.2.2.2 Các quyén cơ bản của chủ thé quyển tác giả trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Pham vi đề tài tập trung làm rõ Quyền tác giả đối với các tác phẩm vanhọc, nghệ thuật mà không đề cập đến quyền liên quan Hiệp định CPTPP vaEVFTA dành han những mục riêng về các chuẩn mực bảo hộ Quyền tác giảnói riêng và quyền tác giả và quyền liên quan nói chung tương ứng tại Mục HChương 18 về SHTT trong CPTPP và tiểu mục 1 Mục B Chương 12 về SHTT

trong EVFTA Hầu hết các quy định tại đây đều tập trung vào các nhóm quyền cơ bản về tài sản đối với tác phẩm như sau: Quyền sao chép; quyền phân phối và quyền truyền đạt, phố biến tới công chúng

%* Quyên sao chép (Right of Reproduction)

Các Hiệp định CPTPP và EVFTA đều đề cập đến đầu tiên là quyền saochép của tác giả đối với tác phẩm cụ thể tại Điều 12.6 (a) của EVFTA và

30

Trang 33

Điều 18.58 của CPTPP, như sau:

“Mỗi Bên phải cho phép tác giả có độc quyền cho phép hoặc cam:

(a) Việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bang bat kỳ phương tiện hay hình thức

nào một phan hoặc toàn bộ tác phẩm của minh” (Điều 12.6 (a) EVFTA)

“Moi Bên quy định rằng các tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi

âm có quyên độc quyền cho phép hoặc cấm tat cả các bản sao chép tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghi âm của họ trong bat kỳ cách thức hoặc hình thức

nào, kế cả dưới dạng điện tử” (đ 18.58 CPTPP)

Theo d.18.58 CPTPP, tác giả được độc quyền cho phép hoặc cấm tất cảviệc sao chép tác phẩm của mình theo bất kỳ cách thức hoặc hình thức nào,bao gồm cả hình thức điện tử Còn theo EVFTA, tác giả có quyền sao chép

trực tiếp hoặc gián tiếp bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào một phần hoặc toàn bộ tác phẩm của mình Như vậy, quyền sao chép được đề cập trong

CPTPP và EVFTA đều có nội hàm khá tương đồng cho dù được áp dụng cho

tác phâm hay mở rộng ra là các đối tượng liên quan Ngoài ra, có thể nhận thấy các chuẩn mực về quyên sao chép trong EVFTA bao gồm cả nội ham

quyên sao chép trong CPTPP và có bé sung thêm những chuẩn mực cao hơn,

cụ thé hơn Theo đó, quyền sao chép có thé được hiểu là quyền đối với việctái tạo lại đối tượng quyền tác giả, quyền liên quan bằng bất cứ phương tiệnnao dưới hình thức gốc hoặc bat kỳ hình thức nào, trong đó có hình thức kỹ

thuật số [29].

* Quyên phân phối (Right of Distribution)

Các Hiệp định CPTPP và EVFTA đều đã đề cập tới quyền phân phối của tác giả đối với tác phẩm tại Điều 18.60 CPTPP và Điều 12.6 (b) EVFTA.

Tác giả xin trích dẫn lại các quy định như sau:

Điều 18.60 Hiệp định CPTPP: Quyên phân phối

31

Trang 34

“Mỗi Bên phải quy định cho tác giả, người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm độc quyên cho phép hoặc cam pho biến đến công chúng bản gốc

và bản sao tác phẩm, cuộc biểu diễn và bản ghỉ âm của mình thông qua việc bán hoặc các hình thức chuyển giao quyên sở hữu khác ”

Theo Điều 18.60 Hiệp định CPTPP, các quốc gia thành viên phải quy định cho tác giả độc quyền cho phép hoặc cắm phô biến đến công chúng ban

gốc va bản sao tác phâm của mình thông qua việc bán hoặc các hình thức

chuyên giao quyền sở hữu khác Theo giải thích của Hiệp định về hai thuật

ngữ “bản sao” và “bản gốc” trong phạm vi quyền phân phối đối với tác phamchỉ liên quan đến những bản sao đã được định hình và có thể đưa vào lưu

thông dưới dang vật thé hữu hình Hiệp định EVFTA cũng quy định về việc tác giả có độc quyền cho phép hoặc cắm “bất kỳ hình thức phân phối nào đến với công chúng thông qua việc bán hoặc chuyên giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm của minh.

Như vậy, tương tự như quyền sao chép, quyền phân phối trong cả hai

Hiệp định đều có nội hàm tương đồng cho dù được áp dụng cho tác phẩm hayđối tượng liên quan Các chuẩn mực về quyền phân phối trong cả hai Hiệp

định đều dé cập đến độc quyền cho phép hoặc cam các hành vi phân phối (phổ biến) bản gốc, bản sao tác phẩm của tác giả thông qua việc bán hoặc các

hình thức chuyền giao quyên sở hữu khác

32

Trang 35

%* Quyên truyền đạt, pho biến tới công chúng (Right of Communication to

the Public)

Quyên truyền đạt, phổ biến tới công chúng đều được ghi nhận trong

Hiệp định CPTPP và EVFTA, cụ thé như sau:

Thứ nhất, quyền truyền dat, phô biến tác phẩm tới công chúng theo điều 18.59 CPTPP và điều 12.6 (c) EVFTA:

“Không phương hại đến các Điều 11(1)(ii), Diéu 1I1bis(1)đ) va (ii), Điều IIter(1)(ii), Điều 14(1)(ii), va Điều 14bis(1) của Công ước Berne, mỗi

Bên phải quy định cho tác giả độc quyên cho phép hoặc cam truyền dat tớicông chúng tác phẩm của mình, bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến,bao gom cả việc pho biến đến công chúng tác phẩm của mình theo cách màcông chúng có thể tiếp cận các tác phẩm này từ địa điểm và tại thời điểm dochính họ lựa chon.” (D 18.59 CPTPP) Theo đó các thành viên tham gia phải

quy định cho tác giả độc quyền cho phép hoặc cắm truyền đạt tới công chúng tác phâm của mình bằng phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc phô biến tới công chúng tác phẩm của minh theo cách mà công chúng có thé tiếp cận các tác pham này từ địa điểm và tại thời điểm do chính họ lựa

chọn Trong đó, bản thân hành vi chỉ cung cấp trang thiết bị vật chất dé tạo

điều kiện hoặc để truyền dat không được coi là hành vi truyền đạt đến công

chúng Ngoài ra các bên tham gia CPTPP có thể đưa ra những quy định vềđiều kiện áp dụng độc quyền này theo d.11bis(2) của Công ước Berne Tuy

nhiên, cũng theo đ I Ibis(2) Công ước Berne, những điều kiện này (nếu có) thì cũng chỉ được áp dụng tại quốc gia ban hành quy định đó.

Và “Mỗi Bên phải cho phép tác giả có độc quyên cho phép hoặc cam:

(c) bat kỳ việc truyền đạt tác phẩm đến công chúng bang phương tiện vô

tuyến hoặc hữu tuyến, bao gôm cả việc phố biến đến công chúng tác phẩmcua mình theo cách mà công chúng có thé tự lựa chon địa diém và thời diém

33

Trang 36

tiếp cận tác phẩm” (12.6 (c) EVFTA) Cũng theo EVFTA, tác giả cũng có

độc quyền cho phép hoặc cam bat kỳ việc truyền dat tác phâm đến công

chúng bang phương tiện vô tuyến hoặc hữu tuyến, bao gồm cả việc phố biếnđến công chúng tác phẩm của mình theo cách mà công chúng có thê tự do lựa

chọn địa điểm và thời điểm tiếp cận tác phẩm.

Như vậy, các quy định của EVFTA và CPTPP đều tương đồng trong

cách tiếp cận về nội hàm, phạm vi cũng như mục đích của quyền truyền đạt,

phổ biến đối với các tác phẩm.

1.2.2.3 Thời hạn bảo hộ quyên tác giả trong các Hiệp định thương mai tự dothế hệ mới

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định trong Hiệp định EVFTA

tương tự như Công ước Berne, như sau: Quyền của tác giả là suốt cuộc đời tác

giả và tối thiểu 50 năm sau khi tác giả qua đời, không phụ thuộc vào ngày tác

phẩm được phô biến hợp pháp đến công chúng một cách hợp pháp Trong trường hợp tác phẩm đồng tác giả thì thời hạn được tính từ khi đồng tác giả cuối cùng qua đời.

Trong khi đó, thời hạn bảo hộ quyền tác giả trong CPTPP được quy địnhtại Điều 18.63 với sự gia tăng thời hạn bảo hộ so với Công ước Berne, trong

đó, thời hạn bảo hộ tác phẩm được phân ra thành hai nhóm: nhóm thứ nhất,bảo hộ trên cơ sở đời người: thời hạn bao hộ không ít hơn cuộc đời tác gia va

70 năm sau khi tác giả mất đi; nhóm thứ hai, bảo hộ không trên cơ sở đờingười: thời hạn bảo hộ không ít hơn 70 năm kể từ khi có tác phẩm được công

bố hợp pháp lần đầu tiên hoặc không ít hơn 70 năm ké từ khi các đối tượng này được tao ra nếu như chúng không được công bồ trong vòng 25 năm ké từ

ngày được tạo ra.

CPTPP tạm hoãn Điều 18.36 của TPP — điều khoản quy định thời hạnbảo hộ quyền tác giả là 70 năm sau khi tác giả qua đời Việt Nam chi cần đáp

34

Trang 37

ứng yêu cầu như một thành viên WTO theo Hiệp định về các khía cạnh

thương mại của quyền sở hữu trí tuệ, trong đó yêu cầu thời hạn bảo hộ quyềntác giả là ít nhất 50 năm sau khi tác giả qua đời

1.2.2.4 Bảo hộ các biện pháp công nghệ nhằm bảo hộ quyên tác giả trong các

Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới

Nhận thấy tầm quan trọng của việc ban hành quy định về các bảo hộ

biện pháp công nghệ và việc cần thống nhất đối với các biện pháp này ở cấp

độ quốc tế, tháng 12/1996, trong cuộc họp của 150 quốc gia tại Geneva về

việc đưa ra những cải cách về luật bản quyền trong môi trường kỹ thuật số đãthống nhất đưa bảo hộ biện pháp công nghệ vảo nội dung thỏa thuận Sau đó,một quy định mang tính quốc tế về các bảo hộ biện pháp công nghệ đã được

áp dụng trong Hiệp ước WIPO về Quyền tác giả (WIPO Copyright Treaty WCT) tại Điều 11 như sau:

-“Các Bên kỷ kết phải quy định sự bảo hộ pháp lý tương xứng và các biện pháp thực thi pháp lý hiệu quả đối với việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ được tác gid sử dụng trong việc thực thi các quyền của minh theo

Hiệp ưóc này hoặc Công ước Berne và ngăn chặn các hành vi mà không đượctác giả cho phép hoặc không được phép theo luật đối với tác phẩm”

Trên cơ sở phát triển các quy định về các biện pháp kỹ thuật trong Côngước WCT và WTTP, hai Hiệp định EVFTA và CPTPP đều dành các điềukhoản tương xứng để đưa ra các quy định về các chuẩn mực liên quan đến

bảo hộ các biện pháp công nghệ Theo đó các hiệp định này giải thích về mục tiêu, khái niệm và phạm vi các biện pháp công nghệ, mục đích, điều kiện,

phạm vi áp dụng các biện pháp công nghệ trong bảo hộ quyền tác giả cũng

như các chế tài có liên quan.

Thứ nhất, về mục tiêu bảo hộ các biện pháp công nghệ Theo điều12.12(1) của Hiệp định EVFTA và điều 18.68(1) Hiệp định CPTPP bảo hộ

35

Trang 38

các biện pháp kỹ thuật nhằm chống lại việc vô hiệu hóa bat kỳ biện pháp côngnghệ hữu hiệu nao mà chủ thể quyền tác giả sử dung dé thực hiện quyền củamình và hạn chế hành vi không được phép đối với tác phẩm, cuộc biéu diễn,bản ghi âm của mình.

Thứ hai, về khái niệm các biện pháp công nghệ được bảo hộ Theo điều 18.68(5) Hiệp định CPTPP và Điều 12.12(4) Hiệp định EVFTA đã làm rõ

khái niệm về các biện pháp công nghệ Tuy nhiên nội hàm lại có hơi khác

nhau Cụ thể Hiệp định EVFTA có nghĩa là bất kỳ công nghệ, thiết bị hoặc

linh kiện nào mà trong quá trình hoạt động bình thường của nó, được thiết kếnhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế các hành vi không được phép tác giả hoặcquyên liên quan đối với tác phẩm hoặc các đối tượng được bảo hộ khác theo

quy định của luật pháp quốc gia Sau đó, EVFTA mới nhấn mạnh tính “hữu hiệu” của các biện pháp công nghệ này Tính hữu hiệu này thể hiện ở việc kiểm soát thông qua ứng dụng kiểm soát truy cập hoặc quy trình bảo vệ như

mã hóa, xáo trộn dữ liệu, hoặc các hình thức biến đổi khác đối với tác pham hoặc các đối tượng được bảo hộ khác hoặc cơ chế kiểm soát sao chép nhằm

đáp ứng mục tiêu bao hộ Còn ở Hiệp định CPTPP lại không làm rõ khái nệmchung về các biện pháp bảo hộ mà tập trung vào khái niệm các biện pháp bảo

hộ hữu hiệu Biện pháp công nghệ hữu hiệu có nghĩa là bất kỳ công nghệ,thiết bị hoặc thành phần hiệu quả nào mà, trong quá trình hoạt động bìnhthường, được dùng dé kiểm soát việc tiếp cận tác phâm hoặc dé bảo hộ quyền

tác giả liên quan đến tác phẩm Tuy nhiên ở cả hai Hiệp định lại đều hướng đến việc “kiểm soát” truy cập hoặc tiếp cận đối tượng của quyền tác giả.

Thứ ba, nghĩa vụ bảo hộ các biện pháp công nghệ Hiệp định EVFTA tạiĐiều 12.12(1) yêu cầu các thành viên phải ban hành các quy định đầy đủchống lại việc vô hiệu hóa những biện pháp công nghệ này Nghĩa vụ nàycũng được quy định tương tự tại Hiệp định CPTPP, theo đó các quốc gia

36

Trang 39

thành viên phải thiết lập bảo hộ pháp lý đầy đủ và các chế tài pháp lý hiệu quảchống lại việc vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ hữu hiệu mà tác giả,người biểu diễn, nha sản xuất bản ghi âm sử dụng trong việc thực hiện quyềncủa mình và hạn chế hành vi không được phép đối với tác phẩm.

Thứ tw, về phạm vi và điều kiện áp dụng bảo hộ các biện pháp công nghệ VỀ phạm vi áp dụng bảo hộ các biện pháp công nghệ điều 12.12(2) EVFTA và điều 18.68(1b) CPTPP đều đưa ra quy định về việc ngăn cấm các hành vi trái phép liên quan đến các sản phẩm, linh kiện hoặc cung cấp các

dịch vụ nhằm vô hiệu hóa các biện pháp kỹ thuật mà chủ sở hữu quyền áp

dụng, bao gồm: sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán, cho thuê, chào bán hoặc

cho thuê tới công chúng, hoặc tảng trữ nhằm mục đích thương mại và cáchình thức cung cấp khác Theo quy định trên thì các dạng hành vi sẽ bị ngăn

cấm với các điều kiện sau:

- Được quảng bá, quảng cáo hoặc tiếp thị nhằm mục đích vô hiệu hóa bất kỳ biện pháp công nghệ hữu hiệu nào;

- Không có mục đích hay công dung chủ yếu trong thương mại đáng kê

nào khác ngoài mục đích vô hiệu hóa các biện pháp công nghệ hữu hiệu;

- Chủ yếu được thiết kế, sản xuất, điều chỉnh hoặc thực hiện nhằm mụcđích cho phép hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc vô hiệu hóa bất kỳ biệnpháp công nghệ hữu hiệu nào.

Ngoài ra CPTPP còn quy định tại điều 18.69(1a) một hành vi bị ngăn

cam là biết hoặc có lý do dé biết mà vẫn vô hiệu hóa không được phép bat kỳ

biện pháp công nghệ hữu hiệu nào dùng để kiểm soát việc truy cập tới tácphẩm

Thứ nam, về chê tài áp dụng Ở hai Hiệp định lại có sự khác biệt Hiệp

định EVFTA không đề cập tới các chế tài áp dụng đối với các hành vi vô hiệuhóa các biện pháp công nghệ mà chủ thể quyền áp dụng Trong khi đó CPTPP

37

Trang 40

lại ghi nhận tại d.16.86(1) yêu cầu áp dụng các thủ tục và chế tài hành chính,dân sự đối với các hành vi nêu trên Ngoài ra, nặng hơn CPTPP cũng yêu cầu

áp dung các chế tài hình sự đối với trường hợp cố ý và nhằm mục đích thươngmại hoặc thu lợi về tài chính trong bat cứ hoạt động nào

1.2.2.5 Các giới hạn và ngoại lệ trong các Hiệp định thương mại tự do thé

Thứ nhất, về phạm vi: CPTPP chỉ đưa ra quy định chung về việc các

quốc gia thành viên có thé quy định những giới hạn hoặc ngoại lệ đối với các độc quyên trong một số trường hợp đặc biệt Còn EVFTA thì đưa ra quy định

cụ thé hơn: trong những trường hop đặc biệt nhất định, mỗi bên có thể quy

định các giới hạn và ngoại lệ có thể được áp dụng cho tất cả các độc quyền

của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được quy định từ điều 12.6 đến 12.10

(bao gồm: quyền sao chép, quyền phân phối, quyền truyền dat tác phẩm tới

công chúng).

Thứ hai, về điều kiện áp dụng: Tại điều 18.65(1) CPTPP và điều12.14(1) EVFTA đều đề cập tới hai yêu cầu cơ bản tương tự như trong các

quy định của điều 9(2) Công ước Berne: các trường hợp giới hạn, ngoại lệ

không ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường của các đối tượng được bảo

hộ và không gây phương hại tới các quyền hợp pháp như phê bình, bình luận, báo cáo tin tức, giảng dạy, nghiên cứu và các mục đích tương tự khác, đồng

thời cần tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận với các tác phẩm đã được công bốđối với người mù, khiếm thị, bị khuyết tật khác không thé doc được tai liệu in

38

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w