1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Bảo đảm quyền học tập của trẻ em từ thực tiễn huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ HẠNH

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

HA NỘI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HA NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ HẠNH

Chuyén nganh: Luat Hién phap - Luat Hanh chinh

Mã so: 8380101.02

LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS CHU HONG THANH

HÀ NOI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của

riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trình nào khác Các số liệu, vi dụ và trích dẫn trong

Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã

hoàn thành tat cả các môn học và đã thanh toán tat cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

Kính đề nghị Trường Đại học Luật xem xét để tôi có thể bảo

vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Hạnh

Trang 4

Chương 1: MOT SO VAN DE LÝ LUẬN VE BAO DAM QUYEN HOC TAP CUA TRE EM - 2 2S<2EEcEEeEEEEZEErrkrrkerkered 7 1.1 Khai niém tré em, quyén tré em va bao dam quyén hoc tap CUA CE 2.01 7

1.1.1 Khải niệm tré em occ cccccccccsssccecsssceccesssseccesseseceessesscessssseesseees 7 1.1.2 Quyền trẻ em, quyền học tập của trẻ em, bảo dam quyền học tập CUA FO TT - G1 TH nh k 9 1.2 Pháp luật bảo đảm quyền học tập của trẻ em - 17

1.2.1 Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật quốc tê - 17

1.2.2 Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật Việt Nam - 22

1.3 Những bảo đảm quyền hoc tập của trẻ em tại Việt Nam 31

1.3.1 Những bao đảm quyền học tập của trẻ em từ Nha nước 31

1.3.2 Những bảo đảm quyền học tập của trẻ em từ các thiết chế xã hội 35

Kết luận Chương I 2-2 s+SE+2E£+E+E2EE2E12E12717171211211211 1x xe 40 Chương 2: THUC TRẠNG VA MOT SO GIẢI PHÁP BAO DAM

QUYEN HOC TAP CUA TRE EM TU THUC TIEN HUYEN

CAM THUY, TINH THANH HÓA - 2-5 seceEczxcxx2 42 2.1 Một số đặc điểm của huyện Cẩm Thủy ảnh hưởng đến bảo

đảm quyền học tập của trẻ em 2-5 5 25z+£+£zzxsrxecsee 42 2.2 Thực trạng thực hiện pháp luật bảo đảm quyền học tập của

trẻ em tại huyện Cam Thủy, -2- 2 + ©s+Ex+EE+E+Eerxerxerxereee 44

Trang 5

2.3 Thue trạng hoạt động bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở

huyện Cam Thủy, tỉnh Thanh Hóa 2-2 55522522522 46

2.3.1 Thực trạng hoạt động bảo đảm quyền học tập của trẻ em từ thiết

chế nhà nước ở huyện Cam Thủy, tỉnh Thanh Hóa 46

2.3.2 Thực trang bao đảm quyền học tập của trẻ em từ các thiết chế xã

hội ở huyện Cam Thủy, tỉnh Thanh Hóa 2- 2-5525: 56

2.4 Thành công và hạn chế trong hoạt động bảo đảm quyền học

tập trẻ em ở huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa 70

2.4.1 Những thành công - - + + SE EEiEsresreerrrersrerrrere 70

2.4.2 Những hạn chế ¿- 2-2 +E2+EE2EEEEEEEEEEEEEE211211211211 111 xe 72

2.4.3 Nguyên nhân của những thành công va hạn chế - 76

2.5 Một số giải pháp bảo đảm quyền học tập của trẻ em 78

2.5.1 Hoàn thiện pháp luật bảo đảm quyền học tập của trẻ em 78 2.5.2 Giải pháp bảo đảm thực hiện quyền học tập cho trẻ em bang các

thiết chế nhà nước -+22++++ttEEkkerttEEtiirrtrrrriirre 82

2.5.3 Giải pháp bảo đảm quyền học tập cho trẻ em ở gia đình, nha

trường VA Xã hỘỘI - c3 S191 vn ng ngư, 88

2.5.4 Một số giải pháp Khac o ecceccecceccccsessessesssesessessessessessessecseessessessesseses 91 Kết luận Chương 2 - 2-2-5 2E2E12E12E1171717121121121111 1111 TExe 96

4000.905 97

TÀI LIEU THAM KHAO 2: 5£ ©5S£2E£+EE£EE£EEtEEEeEkrrrerrkerrerred 99

Trang 6

DANH MỤC CAC TU VIET TAT

CBQL: Can bộ quản lý

CSVC: Cơ sở vật chất

CRC năm 1989: Công ước về quyền trẻ em năm 1989

CESCR năm 1966: Công ước về Quyền kinh tế, xã hội va

văn hóa năm 1966

DINT: Dân tộc nội trú

GD&DT: Giáo dục và đào tạo

GD: Giáo dục

GDMN: Gido duc mam non

GDNN-GDTX: Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục

SHCM: Sinh hoạt chuyên môn

SKKN: Sáng kiến kinh nghiệm

TH: Tiểu học

THCS: Trung học cơ sở

THPT: Trung hoc phé thong UBND: Uy ban nhân dân

Trang 7

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lời nói đầu của Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (Convention on

the Rights of the Child — CRC năm 1989) đã nêu rõ “tre em, do còn non not

về thể chất và trí tuệ, cần phải được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” [4, tr.179], Công ước cũng đưa ra định nghĩa “7rẻ em có nghĩa là bat kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định

tuổi thành niên sớm hon” (Điều 1) [4, tr.179] Theo đó, trẻ em có những đặc điểm cơ bản sau: (1) Là người còn non nớt về thể chất và trí tuệ; (2) cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt; (3) là người từ 0 đến dưới 18 tuổi.

Như vậy, trẻ em là một nhóm người dễ bị tổn thương của xã hội, các quyền của trẻ em cần được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ đặc biệt Pháp luật

quốc tế và pháp luật hầu hết các quốc gia trên thế giới quy định độ tuổi trẻ em là dưới 18 tuổi Tùy thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội, đặc thù của mỗi nước

mà tuôi trẻ em có thể được quy định cao hơn hoặc thấp hon 18 tuổi, ví dụ,

Thụy sỹ quy định trẻ em là người dưới 20 tuổi Ở Việt Nam, trẻ em được hiểu là những người dưới 16 tuổi [21, Điều 1], điều này được quy định trong Luật

Trẻ em năm 2016.

Trẻ em là chủ nhân của hiện tại và là những người xây dựng tương lai,

việc ghi nhận và bảo đảm quyên học tập của trẻ em chính là bảo đảm tương

lai của loài người; bao đảm cho trẻ em trở thành những chủ thé của quyền, có khả năng tạo dựng cuộc sống phủ hợp; phát huy tai năng, trí tuệ dé khám phá,

chinh phục thiên nhiên, cải tạo xã hội, thúc đây sự phát triển của quốc gia, dân tộc và của cả nhân loại trong tương lai đồng thời là chìa khoá dé tiếp cận,

hưởng thụ các nhóm quyên về dân sự, chính trị, kinh tê, xã hội và văn hóa.

Trang 8

Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống hiếu học, cha ông ta luôn coi trọng giáo duc và xác định hiền tài là nguyên khí quốc gia, Chủ tịch Hồ Chi Minh đã nói “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [17, tr.8] Đảng và Nhà nước ngay từ những năm ta nhận thức sâu sắc về vai trò của quyền giáo dục,

luôn quan tâm tôn trọng và thực hiện quyền giáo dục, xác định phát triển giáo

dục, đào tạo cùng với khoa học công nghệ là “quốc sách hàng đầu” để xây dựng và phát triển đất nước Đảng và Nhà nước ta đã ban những chính sách,

pháp luật tiến bộ phù hợp với pháp luật quốc tế và điều kiện của nước ta dé chăm lo, phát triển, bảo đảm quyền giáo dục nói chung và của trẻ em nói riêng.

Tuy nhiên, việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều thách thức và rào cản như: chênh lệch sự phát triển về kinh tế, xã hội giữa các địa phương trong cả nước dẫn đến có biểu hiện bất bình đăng

về cơ hội tiếp cận và hưởng thụ quyền học tập của trẻ em giữa nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đã chi phối đến quyền học tập của trẻ em; trong đó, quan trọng là rào cản từ thể chế, rào cản từ thiết chế bảo đảm quyền học tập của trẻ em Ví dụ việc lựa chọn bộ sách giáo khoa dé giang day la vi

dụ điển hình dang gây xôn xao dư luận hiện nay làm ảnh hưởng đến quyền

học tập của trẻ em, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa.

Một ví dụ khác điển hình cho việc bảo đảm quyền học tập của trẻ em, trong hon 2 năm diễn ra đại dịch Covid 19, mặc dù chúng ra đã rất cô gang dé bảo đảm quyền học tập nhưng việc học tập nói chung và học tập của trẻ em

nói riêng đã có những lúc bị gián đoạn Bộ GD&DT, các cơ sở dao tạo đã có

rất nhiều có gắng thúc đây giáo dục số cho tat cả mọi loại hình giáo duc trong đó đặc biệt là giáo dục trẻ em từ mầm non đến trung học phô thông dé dam bảo quyên học tập của trẻ em không bị gián đoạn Phương thức hoc tập mới —

E-learning - đặt ra một thách thức liên quan đến khả năng tiếp cận và chất

lượng học tập và giáo dục cho trẻ em Ví dụ, việc học trực tuyến chưa đảm

Trang 9

bảo được sự bao phủ cũng như chất lượng cho những nhóm trẻ thiệt thòi nhất, đặc biệt các nhóm trẻ có hoàn cảnh kinh tế xã hội đặc biệt (như trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em tới từ các hộ gia đình nghèo) Hay như, giáo viên, đặc biệt

ở những vùng khó khăn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giảng dạy trực tuyến Không ít những giáo viên các tỉnh vùng sâu và vùng xa cho biết họ không sử dụng các công nghệ hiện đại trong lớp học trước đại dịch Covid 19 Điều này

đã làm ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy trực tuyến Bên cạnh đó, các học sinh dân tộc thiểu số không thể hưởng lợi từ việc học trực tuyến dựa trên

tiếng mẹ đẻ vì thiếu các tài liệu học trực tuyến Ngoài ra, các gia đình có trình độ học vấn thấp, nghèo và ở vùng núi hoặc nông thôn thường ít tiếp cận với máy tính và công nghệ số hơn Họ không có thiết bị công nghệ thông tin hoặc có điều kiện công nghệ thông tin kém (thiết bị đời cũ và không có kết nối Internet) nên con cái họ khó khăn trong việc tham gia các lớp học trực tuyến Với những trẻ em sống trong khu vực cách ly tập trung, các thiết bị học tập của

các em cũng đều bị gián đoạn trong suốt giai đoạn cách ly Điều này cũng dẫn đến tỷ lệ bỏ học tăng cao và ảnh hưởng tới quyền được học tập của trẻ em.

Huyện Cam Thủy, Thanh Hoa là một huyện miền núi nghẻo, mặc dù được sự quan tâm của chính quyền địa phương cũng như chính quyền trung ương nhưng việc đảm bảo quyền học tập của trẻ em gặp rất nhiều khó khăn.

Cùng với những khó khăn chung ở trên, đồng thời, từ vi trí việc làm là cán bộ phòng giáo dục huyện Cam Thủy, tỉnh Thanh Hóa, em lựa chon đề tài “Bao dam

quyền học tập của trẻ em từ thực tiễn huyện Cẩm Thiy, tỉnh Thanh Hoá” dé

làm luận văn tốt nghiệp.

2 Tình hình nghiên cứu

Vấn đề bảo đảm quyền học tập của trẻ em Việt Nam cũng đã được một

số tác giả đề cập đến như: Nguyễn Thị Tố Như (2013), Bao đảm quyên hoc

tập cua trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật,

Trang 10

Đại học quốc gia Hà Nội; Lê Quang Cảnh, Nguyễn Văn Thắng, Tôn Thu Hiền (2019) “Hiệu quả chi giáo dục phổ thông ở Việt Nam: nghiên cứu từ các địa phương cấp tỉnh”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, số 265/2019 Hà Nội; Lê Thị Anh Đào (2018) “Quyền được giáo dục theo quy định của Luật quốc tế và cơ

chế bảo đảm thực hiện”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 3+4 (355+356) Ha

Nội; Nguyễn Thuy Dương - Vũ Công Giao (2018) “Giáo dục và quyền được giáo dục trong cách mạng công nghiệp lần thứ bốn”, Tạp chí Nhân quyên Việt

Nam, số 3/2018; Lê Ngọc Hùng (2015) “Bat bình đẳng cơ hội trong giáo dục

ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học xã hội, số 1, Hà Nội; Chung Phi Long (2019) “Bảo đảm quyên giáo dục cho trẻ em khuyết tật trên dia bàn tỉnh Bình Dương ”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn

Thị Hiền Mai (2019) “Bảo đảm quyên học tập của trẻ em là con của người

lao động tạm tru trên địa ban tinh Bình Dương”, Luận văn thạc si, Học viện

Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Dương Thị Quý (2018) Thực thi chính sách

hỗ trợ trong giáo duc phổ thông đối với học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Bắc Sơn tỉnh Lạng Sơn, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia

Hồ Chi Minh; Chu Hồng Thanh, Những bat cập về pháp ly trong mô hình liên thông 9 của giáo dục nghé nghiệp, Tạp chí Luật sư Việt Nam, số tháng 5/2021; Chu Hồng Thanh, Pháp luật về bảo vệ quyên riêng tu, Tạp chí Luật sư Việt Nam, Số tháng 10/2022 Chu Hồng Thanh “Hiển pháp năm 2013 với việc thực thi các diéu ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam”, Thực hiện các quyền Hiến định trong Hiến pháp 2013, Nxb Lý luận chính trị, 2017.

Các dé tài nghiên cứu trên đã quan tâm đến bảo vệ quyên học tập của trẻ em dưới nhiều góc độ khác nhau: dưới giác độ pháp luật quốc tế, kinh tế phát triển, hoạt động lập pháp và ban hành chính sách, giáo dục phô thông,

giáo dục chuyên biệt Mac dù vậy, chưa có đề tài nghiên cứu cụ thể về

bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở đặc thù trên địa bàn một huyện cụ thé.

Trang 11

Lần đầu tiên Luận văn này nghiên cứu Bảo đảm quyền học tập của trẻ em từ thực tiễn huyện Câm Thủy, là một huyện miền núi có tính đặc thù rất cao

của tỉnh Thanh Hóa, trong đó quyên học tập của trẻ em ở đây cần có một sự

quan tâm đặc biệt.

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn3.1 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền học tập của trẻ em và

nghiên cứu thực trạng bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở huyện Cẩm Thủy,

tỉnh Thanh Hóa từ đó có những đề xuất về giải pháp bảo đảm quyền học tập

của trẻ em.

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu bảo đảm quyền hoc tập của trẻ em

từ trước đến nay, đặc biệt trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến nay gắn

với sự ra đời của Luật trẻ em.

- Về không gian: Luận văn nghiên cứu tình trạng bảo đảm quyền học

tập của trẻ em ở huyện Câm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu4.1 Phương pháp luận

Luận văn sẽ được trình bay trên cơ sở phương pháp cua Lý luận Chủ

nghĩa Mac- Lenin về Nhà nước và pháp luật, trên nền tảng quan điểm của Đảng và Nhà nước về con người và sự phát triển con người, gắn với những

quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về bảo đảm quyền con người của trẻ em, chủ yếu là quyền học tập.

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn là phương pháp

duy vật biện chứng, phương pháp phân tích đối chiếu, phương pháp tổng hop, phương pháp hệ thống và phương pháp so sánh, nghiên cứu pháp luật thực

Trang 12

định gan với các báo cáo và thực tế ở địa phương về Bảo quyền học tập của trẻ em trên địa bàn huyện Câm Thủy.

5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

5.1 Ý nghĩa lý luận

Là công trình nghiên cứu về quyền trẻ em, bảo đảm quyền học tập của

trẻ em ở địa ban cụ thé, ở mức độ nhất định, có thé được sử dụng làm tai liệu

tham khảo.

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

Những giải pháp trình bày trong luận văn có thê tham khảo và áp dụng trong thực tiễn bảo đảm quyền học tập của trẻ em ở huyện Câm Thủy và

những dia ban tương tự.

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn dự kiến gồm 2 chương.

Chương 1 Một số vẫn đề lý luận về bảo đảm quyền học tập của trẻ em.Chương 2 Thực trạng và một số giải pháp bảo đảm quyền học tập củatrẻ em từ thực tiễn huyện Câm Thủy, tỉnh Thanh Hóa.

Trang 13

Con người trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển với những

đặc thù riêng của mỗi giai đoạn đó Có nhiều tiêu chí khác nhau dé phân biệt

các giai đoạn tùy thuộc vào mục đích của các lĩnh vực, trong đó phổ biến nhất

là dựa trên tiêu chí độ tuôi Hầu hết các quốc gia trên thế giới dựa vào tiêu chí độ tuổi dé phân biệt các giai đoạn phát triển của con người Thuật ngữ "trẻ

em" dùng để chỉ người chưa trưởng thành, còn non nớt về mặt thê chất, trí tuệ, dé bi ton thuong, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể ca sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời [4, tr.179] Tiêu chí về

độ tuổi của trẻ em không có sự đồng nhất giữa các quốc gia, điều này có thể

lý giải bởi điều kiện cụ thể, đặc thù của mỗi quốc gia về kinh tế, xã hội, sự phát triển thé chất, Trong các văn kiện quốc tế, như Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ

về quyền trẻ em năm 1924, CRC năm 1989 khái niệm trẻ em được sử dụng tương đối thông nhất và đều định nghĩa trẻ em là những người dưới 18 tuổi,

trừ trường hợp pháp luật [của các quốc gia thành viên] áp dụng với trẻ em có quy định tuôi trưởng thành sớm hơn.

Trẻ em được phân chia thành nhiều giai đoạn với thuật ngữ tương ứng,

có đặc thù riêng, phù hợp với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và bảo vệ của pháp

luật trong từng giai đoạn phát triển: Trẻ sơ sinh là những đứa trẻ ở giai đoạn đầu tiên sau khi sinh ra và còn non nớt về mọi phương diện; Nhi đồng là trẻ

em ở giai đoạn từ 4 đến 10 tuôi; Thiếu niên là trẻ em ở giai đoạn từ 10 đến 14tuổi [3, tr.1571], thuật ngữ thiếu niên được đề cập đến trong năm quốc tế của

Trang 14

trẻ năm 1985; Vị thành niên được hiểu là những người dưới 18 tuổi, thuật ngữ này nhắc đến trong Quy tắc tôi thiêu của Liên Hợp Quốc về bảo vệ quyền tự do không bị tước đoạt của trẻ em vi thành niên Quan điểm chung của các tô chức quốc tế và của các quốc gia là trẻ em là những người chưa trưởng thành, do vậy họ không thé tu minh quyét định và hành động một cách tốt nhất, do đó, trẻ em là đối tượng được pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia

bảo vệ, đảm bảo quyền của trẻ em trong cuộc sống bình thường cũng như

khi vi phạm pháp luật.

Đối với các quốc gia, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa mà có quy định riêng đối với độ tuổi trẻ em Da số các quốc gia quy định trẻ

em là người dưới 18 tuổi nhưng ở một số nước có thê quy định độ tuôi kết thúc giai đoạn trẻ em thấp hơn hoặc cao hơn Ví dụ, ở Thụy sỹ, trẻ em là người dưới

20 tudi, ở Việt Nam, trẻ em là người đưới 16 tuổi Uy ban về quyền con người

trong Điều 1 CRC năm 1989 quy định: "Trẻ em là những người dưới 18 tuôi,

trừ trường hợp pháp luật áp dụng quy định tuổi trưởng thành sớm hơn” Ở một cách hiểu khác, theo tai liệu hướng dẫn thực hiện CRC năm 1989 của UNICEF thì mốc 18 tuổi đánh dấu sự kết thúc của tuổi thơ dé trở thành người đã thành

niên CRC năm 1989 không khuyến khích hay cho phép các quốc gia thành viên hạ thấp độ tuổi tre em Theo đó, các quốc gia của CRC năm 1989 có thé quy định tuôi trẻ em sớm hơn nhưng phải có nghĩa vụ tuân thủ các quy định

của công ước CRC năm 1989 đối với người dưới 18 tuổi Trong Bình luận chung số 4 do Ủy ban về Quyền trẻ em ban hành năm 2003 nêu rõ "Những người đến 18 tuôi là chủ thé của tat cả các quyền được nêu trong CRC năm 1989; các em được hưởng các biện pháp bảo vệ đặc biệt và có thể từng bước thực hiện các quyền phù hợp với năng lực phát triển của mình" [30, p.1].

Dưới góc độ tâm lý hoặc pháp lý thì tuổi 18 vẫn là một hình thức của tiêu

chuẩn trẻ em [34, p-6], dé đảm bao trẻ em được phat trién hoan thién nhat vé

Trang 15

thé chat lẫn tinh than, theo các quy định quốc tế và kinh nghiệm chung thé giới, theo học viên, nên định nghĩa trẻ em: "Trẻ em là người đến 18 tuổi" Điều 1 năm 1989 là kết quả của một thỏa thuận quốc tế về trẻ em Thỏa thuận này là nhân tố quyết định gan chặt quyền của trẻ em và những bù đắp pháp lý có thé

sử dụng được cho trẻ em với tư cách là một bộ phận cua xã hội [31, p.32].

1.1.2 Quyền tré em, quyền học tập của trẻ em, bảo đảm quyền học

tập của trẻ em

1.1.2.1 Quyên trẻ em

"Quyên" theo nghĩa phổ quát là lẽ công bằng, chính đáng, một người được làm, được hưởng, được từ bỏ và được yêu cầu, đòi hỏi chủ thể khác phải tôn trọng, thực hiện hay đảm bảo cho mình [9, tr.17-18] Quyền con người được hiểu là nhu cầu và lợi ich bam sinh, vốn có mà mọi thành viên của nhân

loại đều được hưởng, mà không chịu bất kỳ sự tước bỏ, hạn chế, tùy tiện bởi

bất kỳ chủ thé nao, ké cả nhà nước [9, tr.18] Trẻ em cũng là con người, là

một phần của nhân loại, của xã hội và vì vậy quyền trẻ em là quyền con

người hay quyền con người của trẻ em, điều này được khẳng định trong các văn kiện quốc tế về quyền con người "Moi người đều có quyén " Quyền

của trẻ em có một số sự khác biệt đối với quyền của người lớn, điều này xuất phát từ việc trẻ em còn non nớt về mặt thé chat và tinh thần, do đó, trẻ em có những quyền mà người lớn không có (quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng ) và ngược lại trẻ em cũng chưa được thực hiện các quyền mà chỉ người lớn

mới có (quyền bau cử, ứng cử )

Tuy nhiên, định nghĩa quyền trẻ em hay sự phát triển về quyền trẻ em lại phụ thuộc vào sự phát triển trong nhận thức của nhân loại và được tiếp cận

từ nhiều góc độ khác nhau:

- Tình thương: Trẻ em được coi như đối tượng được hưởng tình thương

của người lớn và xã hội Trẻ em là đôi tượng được hưởng sự ưu ái của xã hội

Trang 16

chưa phải là chủ thể của quyền tương xứng như người lớn và mang tính chất thụ động, phụ thuộc vào người lớn Trong cách tiếp cận này, việc tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và giải pháp giải quyết các vấn đề về quyền trẻ em

chưa phải là nghĩa vụ của người lớn, của xã hội.

- Nhân đạo: Trẻ em được xem là đối tượng cần được bảo vệ Cách tiếp cận nay chu yếu tập trung vào việc bảo vệ trẻ em khỏi tình trạng nguy hiểm,

vì vậy, nó không phán ánh được đầy đủ đối tượng được hưởng quyền là tất cả trẻ em Quan niệm này chỉ thuần túy là vì lòng nhân đạo, vì vậy, việc bảo vệ trẻ em, bảo đảm quyên trẻ em chưa là nghĩa vụ của người lớn, của cộng đồng.

- Phát triển: Trẻ em là đối tượng cần phải có các điều kiện thích hợp để sống còn, phát triển và trưởng thành, trở thành những công dân có ích, có năng lực như người lớn Như vậy, quan điểm phát triển đảm bảo trẻ em là chủ

thể có quyền tương xứng như người lớn Khi xem xét quyền trẻ em từ quan điểm của người lớn dẫn đến các quyền gắn với đặc thù về sự phát triển tinh thần, thể chất không được tiếp cận, xem xét dẫn đến một số quyền không phù hop với trẻ em và một số quyền trẻ em không có, có thé gây tôn hại cho sự

phát triển của trẻ.

- Sự song còn và phát triển: Trẻ em được xem là chủ thé của quyền tương xứng như người lớn và được hưởng các quyên riêng có do đặc điểm còn non not và thé chat và tinh thần Do đó, quyền trẻ em cần được ghi nhận và thực hiện theo cách thức phù hợp với đặc thù của trẻ, nhằm đảm bảo cho

sự song con va phat triển toàn diện của trẻ [9, tr.19].

Như vậy, quyền trẻ em cần được tiếp cận từ quan điểm về sự sống còn và phát triển Trẻ em cần được xem là chủ thể có quyền tương xứng như

người lớn với những đặc điểm riêng là non not về thé chat và trí tuệ Pháp luật quốc gia sử dụng thuật ngữ "Công dân" để đề cập đến quyền và nghĩa vụ của

các cá nhân bao gôm cả người lớn và trẻ em Vì vậy, trẻ em cũng phải có

10

Trang 17

quyền như những người trưởng thành, phẩm giá và vị thế của một con người không chỉ bắt đầu khi người đó đến tuôi trưởng thành mà bắt đầu khi người

đó được sinh ra [31, p.34].

Xem xét quyền con người của trẻ em cần phải dựa trên các đặc điểm và

nhu cầu của trẻ em:

- Trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào người lớn, chưa đủ khả năng thể hiện và bảo vệ đầy đủ quyền của mình, do đó, gia đình và xã hội phải tạo điều kiện tốt nhất dé bảo vệ trẻ em.

- Trẻ em có những quyền đặc thù để đảm bảo cho sự phát triển bình thường, vì vậy, quyền của trẻ em được quy định riêng trong các văn kiện quốc tế.

- Giới hạn về quyền con người của trẻ em chỉ được nhằm mục đích bảo đảm sự phát triển bình thường của trẻ và sự vận động của toàn xã hội.

Trên cơ sở các phân tích trên đây, có thể định nghĩa quyền trẻ em: quyên trẻ em là tất cả nhu cầu và lợi ich bam sinh vốn có dé trẻ em được sống

và phát triển lành mạnh và an toàn Định nghĩa này cơ bản đã bao quát được

các khía cạnh liên quan đến quyền trẻ em, cụ thê là:

Thứ nhất, trẻ em còn non nớt về thể chất và trí tuệ, là đối tượng dễ bị

tốn thương, vì vậy, cần có giải pháp bảo đảm thực hiện quyền trẻ em trước những nguy cơ có thể ảnh hưởng tới trẻ, đảm bảo sự phát triển bình thường và mang lại lợi ích tốt nhất cho trẻ.

Thứ hai, trẻ em được chăm sóc, nuôi dưỡng, tạo điều kiện dé phát triển bởi gia đình, xã hội; việc tiếp cận với trẻ em phải dựa trên quyền trẻ em trẻ.

Thứ ba, cơ chế pháp lý trên phương diện quốc tế cũng như ở mỗi quốc gia dé bảo đảm quyền trẻ em là cần thiết dé trẻ em được sông, phát triển một

cách an toàn, lành mạnh.

1.1.2.2 Quyển học tập của trẻ em

Quyên học tập vừa là một yếu tố có tác dụng tăng cường quyền con

11

Trang 18

người cho mọi cá nhân, vừa là điều kiện không thể thiếu dé thực hiện các quyền con người khác và dam bảo phẩm giá con người Quyền học tập còn là phương tiện quan trọng nhất mà nhờ đó, những người bị gạt ra ngoài lề xã hội có thé tự mình thoát ra khỏi tình trạng nghèo đói và tham gia đầy đủ vào cộng

đồng Đối với xã hội, quyền học tập là nền tảng cho sự phát triển của kinh tế

-xã hội và nhân loại, đồng thời là yếu tố then chốt dé đạt được hòa bình lâu dai

và phát triển bền vững.

Quyên học tập được đề cập lần đầu trong Tuyên ngôn toàn thế giới về

quyền con người năm 1948:

Mọi người đều có quyền được học tập Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở Giáo dục tiểu

học phải là bắt buộc [24, Điều 26, Khoản 1].

Tiếp đó, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế — xã hội và văn hóa

năm 1966 quy định:

Các quốc gia hội viên ký kết Công ước này thừa nhận cho mọi người quyền được hưởng giáo dục Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách và nhân phẩm, tăng cường sự tôn trọng nhân

quyền và những quyền tự do căn bản [15, Điều 11].

Cụ thé hóa quyền giáo dục của trẻ em, Công ước quyền trẻ em quy định:

Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được học hành, và dé từng bước thực hiện quyền nảy trên co sở bình đăng về cơ hội, phải: a Thực hiện chính sách giáo dục tiểu học bắt buộc,

sẵn có và miễn phí cho tất cả mọi người; [16, Điều 28-29].

Quyền hoc tập ngày càng được thừa nhận rộng rãi và quy định trong nhiều điều ước toàn cầu và khu vực [29] Có ít nhất 42 văn kiện toàn cầu và

khu vực [35] có điều khoản bảo vệ quyền học tập, bao gồm 7 trong số 9 điều

ước hạt nhân của Liên hiệp quôc vê quyên con người bao gôm cả quyên học

12

Trang 19

tập nói chung và quyền học tập của nhóm người trong hoàn cảnh cụ thé (Điều 10, Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt với phụ nữ (CEDAW, 1979); Điều 24 Công ước về Quyền của người khuyết tật (2006); Điều 28 & 29 Công ước về Quyền trẻ em (CRC NĂM 1989, 1989); Công ước quốc tế về

Bảo vệ các quyền của tất cả các lao động đi cư và thành viên trong gia đình họ (1990); Công ước về Bảo vệ những người bị cưỡng bức mất tích (2006)

Công ước quốc tế về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc (1965); Công ước về Chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,

vô nhân đạo, hoặc hạ nhục con người (1984); các Công ước cua Tổ chức lao động quốc tế (ILO) và luật nhân đạo quốc tế ) Hiện nay, khi đề cập đến

quyền được giáo dục, CESCR năm 1966 và CRC năm 1989 là các điều ước được viện dẫn rộng rãi nhất Trong số 193 thành viên của LHQ, 163 quốc gia

đã phê chuân CESCR năm 1966 và gần như tất cả các quốc gia đó cũng là

thành viên của CRC năm 1989 [32].

Đại hội VUI, Dang ta đã xác định giáo dục dao tạo là quốc sách hàng

đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, quan điểm này tiếp tục được

thé hiện nhất quán va phát triển trên con đường phát triển đất nước sau nay.

Các văn kiện quan trọng khác của Đảng, Nhà nước trong các nhiệm kỳ đại hội

tiếp tục cụ thé hóa chủ trương đôi mới giáo dục va dao tạo Hội nghị TW 6,

khóa XI khăng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là một

yêu cau khách quan và cap bách”, đòi hỏi phải: đổi mới tư duy, đôi mới mục

tiêu đào tạo; hệ thống tổ chức, loại hình giáo dục và dao tạo; nội dung, phương pháp dậy và học; cơ chế quản lý; xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ

quản lý; cơ sở vật chất, nguồn lực, điều kiện đảm bao , trong toàn hệ thống,

tiếp tục cần được cụ thé hóa trong từng giai đoạn

Đại hội XIII của Dang tiếp tục khẳng định vi trí, vai trò quan trọng của

giáo dục và đào tạo, yêu cầu phải “Xdy dựng đồng bộ thể chế, chính sách để

13

Trang 20

thực hiện có hiệu qua chủ trương giáo duc và dao tạo cùng với khoa học và

công nghệ là quốc sách hàng dau, là động luc then chốt dé phát triển dat nước ” [7, tr.136] Trước đây chỉ đề cập phương hướng chung: “giáo duc là quốc sách hàng dau” Văn kiện lần này yêu cầu xác định rõ mục tiêu của giáo

dục và đào tạo trong giai đoạn tới nhằm xây dựng con người Việt Nam phát

triển toàn diện, có sức khoẻ, năng lực, trình độ, có ý thức, trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc “Chu trọng giáo dục phẩm chat,

năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo duc tinh than yêu nước,

tự hào, tự tôn dân tộc, khơi dậy khát vọng phát triển, xây dựng và bảo vệ T: 6 quốc ” [7, tr.234] Yêu cầu phải gắn giáo duc tri thức dao đức, thâm mỹ, kỹ năng sống với giáo dục thê chất, nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Hệ thống giáo dục quốc dân phải

được cu thé hóa, hệ thống trường học phải sắp xếp lại, giáo dục công lập và

ngoài công lập cần phát triển hài hoà, giữa các vùng, miền, ưu tiên các vùng

đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo và các đối tượng

chính sách, các loại hình dao tạo phải da dạng hóa Đặc biệt chú trọng giáo

dục mầm non, tiểu học trong điều kiện mới, tạo tiền đề và bảo đảm điều kiện

thuận lợi, dé mỗi người dân đều được thụ hưởng một cách công bằng thành quả của nên giáo dục Thúc đây xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời; chất lượng phổ cập giáo dục được nâng cao.

Các quan điểm trên không chỉ thể hiện sự phát triển về tư duy, nhận

thức, kế thừa chủ trương nhất quán của Đảng ta qua các giai đoạn lịch sử, coi trọng sự nghiệp giáo dục và đào tạo, vừa là vấn đề mang tính chiến lược xuyên suốt, bám sát xu thế phát triển của nhân loại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, luôn đặt ra yêu cầu phải tiếp tục day mạnh đổi mới căn bản, toàn điện

giáo dục và đào tạo.Quyền trẻ em trong lĩnh vực học tập ở Việt Nam thé hiện

bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, khi mỗi trẻ em — mỗi chủ nhân tương

14

Trang 21

lai của đất nước đều có quyền được tiếp cận một nền giáo dục cơ bản, có chất lượng dé trở thành công dân có đức, có tài, năm chắc khoa hoc kỹ thuật va công nghệ mới phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên tích cực tham gia và thực

hiện CRC năm 1989 với phương châm, coi “giáo dục, đào tạo là quốc sách

hàng đầu”, từ đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến quyền được giáo dục của trẻ em, như bản

Hiến pháp năm 1946: “Trẻ em được quyền săn sóc, giáo dưỡng” (Điều 14), thực hiện “ nền sơ học cưỡng bách và không học phí Học sinh nghèo được Chính phủ giúp ” (Điều 15) Các bản Hiến pháp sau này tiếp tục khăng định và phát triển những nguyên tắc hiến định đậm tinh than vì trẻ em Hiến pháp năm 2013 khăng định: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em Nghiêm

cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em" (Điều 37) Điều 16 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “Trẻ em có quyền và bình dang về cơ hội được giáo dục,

học tập dé phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân”.

Quy định này thé hiện việc Nhà nước trao quyên học tập cho trẻ em và bảo dam mọi trẻ em được bình dang trước các cơ hội hưởng quyên học tập dù hoàn cảnh và điều kiện sống khác nhau.

Dé có thé thực thi quyền con người, quyền công dân một cách hiệu quả

thì quyền học tập và bảo đảm quyền học tập phải là trung tâm, đặc biệt là đối tượng trẻ em, quyền học tập bảo đảm trẻ em phát triển toàn diện nhất, là tiền để để bảo đảm quyền công dân, quyền con người Lĩnh vực giáo dục là một

lĩnh vực rộng lớn, bao quát từ mục tiêu, hệ thong giao duc quéc dan, nội dung

và phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục, đến quyền va nghĩa vụ học

tập của công dân, quản lý nhà nước về giáo dục, trách nhiệm của nhà trường,

15

Trang 22

xã hội Do đó, Nhà nước cần thiết tạo ra chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn, tích cực để tạo điều kiện phát triển về cả thê chất, tinh thần cho trẻ

em, phù hợp với từng đối tượng trẻ.

Từ những phân tích trên có thể hiểu quyền học tập của trẻ em là nhu

cầu khách quan của con người được ghi nhận trong pháp luật quốc tế và quốc gia, được Nhà nước và các chủ thể có trách nhiệm trao quyền bảo đảm cơ hội bình đắng tiếp cận và hưởng thụ tiêu chuẩn, chất lượng giáo dục, nâng cao kiến thức, kỹ năng ở mọi cấp học, đưới nhiều hình thức,

hướng tới xây dựng, phát triển nhân cách của mỗi người, thúc day sự hiểu biết, khoan dung giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc và giữa các quốc gia trong cộng đồng nhân loại.

1.1.2.3 Bảo đảm quyên học tập của trẻ em

Dưới góc độ ngôn ngữ, trong cuốn Đại từ điển Tiếng Việt và cuốn Từ Điền tiếng Việt của GS Hoàng Phê đều có cách hiểu "Bảo đảm" được hiểu là làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc có đầy đủ những gì cần thiết và chịu trách nhiệm [8, tr.79], [19, tr.54] Theo nguyên tắc của Luật nhân quyền quốc tế, nhà nước có nghĩa vụ hang đầu trong việc bảo đảm các quyền

con người, quyền công dân trong đó có quyền học tập của trẻ em Điều 2, Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị năm 1966 quy dinh:“1 Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng và bảo đảm cho mọi người trong phạm vi lãnh thổ và thâm quyên tài phán của mình các quyền đã

được công nhận trong công ước này ” [14, tr.496] Trong khoa học pháp lý,

bảo đảm quyền được hiểu là "các điều kiện khách quan và phương tiện (công

cụ) tổ chức và các công cụ khác không chỉ nham mục đích công bố, ghi nhận

về mặt pháp lý các quyền và tự do cơ bản của công dân mà còn nhằm mục dich

bảo vệ các quyên, tự do cơ bản đó một cách toàn diện và thực thi chúng trong

cuộc sông" [12, tr.27] hoặc: "Bảo đảm các quyền con người, quyền công dân là

16

Trang 23

việc tạo ra các tiền đề, điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội, pháp lý và tổ chức dé cá nhân, công dân, các tô chức của công dân thực hiện được các quyên tự

do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghi nhận" [23, tr.1].

Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau nhưng điểm chung của các nhà

nghiên cứu đều cho rằng bảo đảm quyền con người là việc tạo ra các tiền đề,

điều kiện cần thiết để con người thực hiện được quyền của mình trên thực tế Tóm lại, qua những phân tích trên, có thê hiểu "bảo đảm quyền học tập

của trẻ em là việc các chủ thể (nhà nước, các tô chức chính trị - xã hội, xã hội

- nghề nghiệp, hiệp hội quần chúng, các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân) tạo ra các tiền đề, điều kiện cần thiết để trẻ em chắc chắn thực hiện được quyền học tập của mình đã được pháp luật ghi nhận trên thực tế",

Như vậy, trách nhiệm bảo đảm quyền học tập của trẻ em trước hết và

chủ yếu thuộc về nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề

nghiệp, hiệp hội quần chúng, các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân tùy theo

vị thế, chức năng của mình, có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và góp phần thúc đây quyền học tập của trẻ em Chủ thé được bao đảm quyên trong trường hợp này là trẻ em Đề quyền học tập của trẻ em được tôn trọng, bảo

vệ và được thực thi đầy đủ trên thực tế thì các bảo đảm phải được xây dựng day đủ, từ nhiều phía.

1.2 Pháp luật bảo đảm quyền học tập của trẻ em

1.2.1 Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật quốc tế 1.2.1.1 Pháp luật quốc tế về quyên trẻ em

Trong thời gian dài cua lịch sử, trẻ em chỉ được coi là đối tượng phụ

thuộc, được coi là tài sản của cha mẹ và chiu sự chi phối hoản toàn vào người

lớn Đến thế kỷ XV, sự phát triển công nghiệp hóa ở Châu Âu đã kéo theo

tình trạng bóc lột sức lao động của trẻ em trên khắp thế gidi, cudc chién thé

giới lần thứ I đã đây hàng triệu trẻ em vào hoàn cảnh khốn cùng Đứng trước

17

Trang 24

vấn đề đó, năm 1919 một tô chức cứu trợ trẻ em được ra đời ở Anh và Thụy Điền Tuy nhiên, phải đến năm 1924, khi Tuyên bố Giơnevơ về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua thì vấn đề bảo vệ “quyền trẻ em” mới chính thức được đề cập và đây được coi là văn kiện đầu tiên về quyên trẻ em Văn

kiện được xây dựng xuất phát từ tình trạng bóc lột lao động, mua bán và mại

dâm trẻ em phổ biến trên thế giới Trong Tuyên bé này, van đề quyền trẻ em

được liệt kê cụ thể theo 5 nhóm, tuy nhiên, do là bản tuyên ngôn nên văn kiện

này chỉ mang tính chất khuyến cáo mà không có hiệu lực thi hành.

Ngay từ khi thành lập năm 1945, Liên Hợp Quốc đã đặt vấn đề bảo vệ

trẻ em vảo trung tâm hoạt động của mình thông qua việc thành lập Quỹ Nhi

đồng Liên Hợp Quốc Năm 1948, Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người và khang định “Mọi người đều được hưởng tat cả

các quyền và quyền tự do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, như về chủng tộc, màu đa, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, gốc gác dân tộc hoặc xã hội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác” [24] Trẻ

em là con người, do đó, có đầy đủ các quyền con người, được bình dang như các thành viên trong xã hội khác Đồng thời, Liên Hợp Quốc cũng xây dựng

và thông qua bản Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em năm 1959 trên cơ sở kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Gionevo năm 1924 và chỉ rõ

"nhân loại cần dành cho trẻ em những gì tốt nhất mà mình có" và "trách nhiệm chăm sóc và bảo vệ trẻ em trước hết thuộc về gia đình cũng như của

từng quốc gia và cả nhân loại" Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em năm 1959 đã thúc đây các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em

trong Hiến pháp và pháp luật.

Những năm 1970 cuối thé kỷ XX, cùng với sự phát triển của thế giới

làm nảy sinh những vấn đề mới trong việc bảo vệ, bảo đảm quyên trẻ em Trước tình hình đó, Liên Hợp Quốc đã công bố Tuyên ngôn năm 1974 về bảo

18

Trang 25

vệ phụ nữ và trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt và trong thời kỳ có xung đột vũ

trang và Tuyên ngôn 1986 về các nguyên tắc xã hội và pháp lý liên quan đến

việc bảo vệ và sự an nhiên của trẻ em trong các trường hợp nhận nuôi con

nuôi của người cùng quốc tịch hoặc người nước ngoài Mặc dù vậy, các tuyên bố chỉ mang tính chất khuyến nghị và các vấn đề chỉ mang tính chất chung chung, cần phải phải có các quy phạm quốc tế nhằm ghi nhận day đủ hơn các

phương thức và đòi hỏi trong việc bảo vệ các quyền của trẻ em Ngày

20/11/1989, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua CRC năm 1989 và có hiệu lực vào ngày 02/09/1990, là văn bản quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyên trẻ em; là những chuẩn mực quốc tế cho hành động của các quốc gia và là công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhất cho việc thúc đây và bảo vệ quyền trẻ em [33, p.12] Cho đến nay, với những nỗ lực bảo vệ lợi ích tốt nhất cho

trẻ em, cộng đồng quốc tế đã ban hành hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đến quyền trẻ em.

1.2.1.2 Quyên học tập của trẻ em theo Công ước quốc tế về quyên trẻ

em 1989

Khoản 1 Điều 26 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 nêu:

Mọi người đều có quyền được học tập Giáo dục phải được miễn phí, ít nhất là ở các bậc tiểu học và trung học cơ sở Giáo dục tiều

học phải là bắt buộc Giáo dục kĩ thuật và dạy nghề phải mang tinh

phổ thông và giáo dục đại học hay cao hơn phải theo nguyên tắc

công bằng cho bắt cứ ai có khả năng.

Khoản 2 Điều này đề cập mục tiêu giáo dục và Khoản 3, cha mẹ có

quyền ưu tiên lựa chọn các hình thức giáo dục cho con Đây là lần đầu tiên quyền học tập (quyền giáo dục) được ghi nhận Công ước quốc tế về các

quyên kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1966 quy định quyền được học tập và thừa nhận quyền được học tập của mọi người, đồng thời cụ thé hóa quyền phô cập

19

Trang 26

giáo dục tiêu học (Điều 13, Điều 14) và các quốc gia thành viên phải cam kết đề thực hiện pho cap giao duc tiéu hoc va mién phí cho mọi người.

Tiếp nối tinh thần các Công ước trên, CRC năm 1989 ghi nhận quyền học tập của trẻ em tại các Điều 28, 29 Theo đó, giáo dục tiêu học phải được các quốc gia thành viên đảm bảo miễn phí, sẵn có và bắt buộc; giáo duc trung

học được khuyến khích tô chức những hình thức giáo dục khác nhau và thuận

tiện và đến với mọi trẻ em; thi hành các biện pháp thích hợp như thực hiện giáo dục không mất tiền va tài tro trong trường hợp cần thiết [16, Điều 28 và 29].

Thành viên tham gia Công ước phải có biện pháp phổ biến rộng rãi đến

tất cả trẻ em những thông tin cũng như định hướng về giáo dục chuyên

nghiệp Kỷ luật nhà trường phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm của trẻ em.

Các cam kết mục tiêu việc học tập của trẻ em phải hướng tới [27, tr.12]:

- Phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể

chất của trẻ em.

- Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các quyền tự do cơ bản,

tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc.

- Phát triển sự tôn trọng đối với cha mẹ trẻ em, tôn trọng bản sắc văn

hóa, ngôn ngữ và các giá trị của bản thân trẻ em, tôn trọng những giá trị quốc

gia của đất nước mà trẻ em đang sống và của đất nước là nguyên quán của trẻ em, tôn trọng những nền văn minh khác với nền văn minh của bản thân trẻ đó.

- Chuan bị cho trẻ em sống một cuộc sống có trách nhiệm trong xã hội

tự do, theo tinh thần hiểu biết, hòa bình, khoan dung, bình đăng nam nữ va

hữu nghị giữa các dân tộc, các nhóm chung tộc, dân tộc, tôn giáo va nhữngngười bản địa.

- Phát triển sự tôn trọng đối với môi trường tự nhiên.

Với mục tiêu như vậy, trẻ em được xác định là trung tâm, việc học tập

không chỉ còn ở môi trường nhà trường, việc phát triển kiến thức, nhân phẩm,

lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ là để nhằm trao quyền cho trẻ.

20

Trang 27

Công ước đưa ra các quy định nhằm đảm bảo việc học hành của trẻ em như "Các quốc gia thành viên công nhận quyền trẻ em được bảo vệ không bị bóc lột về kinh tế và không phải làm bất kỳ công việc gì nguy hiểm ảnh

hưởng đến việc học hành của trẻ em” [16, Điều 32].

CRC năm 1989 là Công ước đầu tiên đề cập đến việc bảo vệ quyền của

trẻ em khuyết tật Trẻ em tàn tật về tinh thần hay thể chất được hưởng một

cuộc sống tron ven và day đủ trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đây khả năng tự lực va tạo điều kiện cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng

đồng [16, Điều 23] CRC năm 1989 yêu cầu các quốc gia “Trên cơ sở thừa nhận các nhu cầu đặc biệt của trẻ em tàn tật, sự giúp đỡ dành cho trẻ em tàn tật phải được cung cấp miễn phí, bất kỳ khi nào có thẻ, tính đến khả năng tài

chính của cha mẹ hay những người khác chăm sóc trẻ em tàn tật và sẽ được

trù tính sao cho đảm bảo rằng trẻ em tàn tật được tiếp cận hiệu quả và được

giáo dục, dao tạo” [16, Điều 23, Khoản 3] Trẻ em khuyết tật thuộc nhóm

người dé bị ton thương và chịu nhiều thiệt thoi trong đó có thiệt thoi về quyền

học tập Giống như trẻ em bình thường khác, trẻ em khuyết tật có quyền học

tập và được bảo đảm quyền học tập dựa trên cơ sở hòa nhập và có những điều

chỉnh phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Chăm sóc, học tập của trẻ em ngày nay được tiếp cận là lay trẻ em làm trung tâm; chăm sóc, học tập một cách toàn diện, không chỉ chú ý đến bồi

dưỡng, truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn phải thường xuyên giáo dục về đạo đức, thé chất, thâm mỹ và tổ chức vui chơi, giải trí để trẻ phát triển toàn diện CRC năm 1989 có quy định các quốc gia thành viên công nhận

quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và tiêu khiển, được tham gia vui chơi và

những hoạt động giải trí phù hợp với lứa tuổi, được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và văn nghệ; phải tôn trọng và thúc đây quyền của trẻ em được tham gia đầy đủ vào sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật, phải khuyến khích việc

21

Trang 28

dành những cơ hội bình đăng, thích hợp cho hoạt động văn hóa, nghệ thuật, giải trí và tiêu khiển [16, Điều 31].

Với CRC năm 1989, quyền trẻ em nói chung, quyền học tập của trẻ em được quy định rõ ràng, đầy đủ, chi tiết, là cơ sở vững chắc bảo vệ quyền trẻ

em trên thế giới; là bản tuyên ngôn day tính nhân văn về quyền con người.

1.2.2 Quyền học tập của trẻ em trong pháp luật Việt Nam

1.2.2.1 Từ quy định của Công ước về quyên trẻ em năm 1989 đến pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em

CRC năm 1989 là văn kiện toàn diện, bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em, bao gồm: quyền sống còn (Điều 6); quyền được có họ tên và quốc tịch (Điều 7); quyền giữ gìn bản sắc (Điều 8); quyền không bị cách ly khỏi cha mẹ (Điều 9); quyền được đoàn tụ gia đình (Điều 10, 11);

quyền tự do phát biểu, tự do bày tỏ ý kiến (Điều 12, 13); quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 14); quyền tự do kết giao và tự do hội họp hòa bình (Điều 15); quyền được bảo vệ đời tư (Điều 16); quyền được tiếp cận

thông tin (Điều 17); quyền được học tập (Điều 28) CRC năm 1989 đề cập

toàn điện từ quyên trẻ em nói chung quyền của trẻ em thuộc nhóm người dé bi

tôn thương như trẻ em tàn tật, trẻ em bị mat môi trường gia đình, trẻ em mại

dâm, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em bị bóc lột.

Các quyền trong CRC năm 1989 dan xen và bổ sung cho nhau, gan bó, quan hệ mật thiết với nhau vì thế việc phân chia các nhóm quyền trong Công

ước chỉ là tương đối dé phục vụ mục đích nghiên cứu, có thể phân chia theo

bốn nhóm cơ bản sau:

- Nhóm quyền được sống còn (các Điều 5, 6, 24, 26, 27) Khái niệm "bảo đảm sự sống còn" của trẻ em bao gồm: bảo đảm không bị tước đoạt về

tính mạng, được cung cấp chất dinh dưỡng và sự chăm sóc sức khỏe và y tế ở mức cao nhat Các quyên trẻ em vê van đê này đêu thuộc phạm vi nhóm

22

Trang 29

quyền được sống còn của trẻ em và các quốc gia phải có nghĩa vụ đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của trẻ.

- Nhóm quyền được bảo vệ (các Điều 2, 7, 8, 9, 10, 11, 16, 19, 20, 21,

22, 23, 25, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40), bảo vệ trẻ em trong công ước

được hiểu theo nghĩa rất rộng, bao gồm việc ngăn ngừa xâm hại về thể chất,

tinh thần, khắc phục điều kiện bat lợi đối với trẻ em, bảo vệ trẻ em khỏi hình

thức bóc lột, lạm dụng, sao nhãng, bỏ mặc khỏi sự phân biệt đối xử và bảo vệ trẻ em trong các trường hợp đặc biệt như bị mất môi trường gia đình, trong

các hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai

- Nhóm quyền được phát triển (các Điều 17, 18, 28, 29, 31, 32): các quy định trong nhóm quyền về sự phát triển của trẻ em là toàn diện, không chỉ về thể chất mà còn về trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xã hội bao gồm ba khía

cạnh: cung cấp chất dinh dưỡng (phát triển về thé chất), giáo dục (phát triển về trí tuệ) và cung cấp các điều kiện vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật (phát triển về tinh than).

- Nhóm quyền được tham gia (các Điều 12, 13, 14, 15, 17, 30) Nhóm quyền giúp trẻ em có thể biểu đạt (đưới mọi hình thức) những ý kiến của bản

thân các vấn đề liên quan đến cuộc sống của trẻ Bảo đảm thực hiện nhóm quyên này là: giúp trẻ có điều kiện tiếp nhận thông tin; giúp trẻ được biểu dat ý kiến, quan điểm; tôn trọng lang nghe và xem xét ý kiến, quan điểm của trẻ.

Thành viên CRC năm 1989 có nghĩa vụ sử dụng một cách tối đa các

nguồn lực sẵn có, yêu cầu sự trợ giúp quốc tế dé bảo đảm các quyền của trẻ em CRC năm 1989 lập ra Uy ban về quyền trẻ em dé theo dõi, giám sát các quốc gia trong quá trình thực hiện, bảo đảm quyền trẻ em Ủy ban về quyền trẻ em có trách nhiệm theo dõi sự tiễn bộ của các quốc gia thành viên trong

việc thực hiện CRC năm 1989 thông qua cơ chế xem xét các báo cáo định ky do cac quéc gia thanh vién dé trinh lén về việc thực hiện CRC năm 1989;

23

Trang 30

Đưa ra những khuyến nghị với các quốc gia thành viên trong việc thực hiện

CRC năm 1989,

Việt Nam là dân tộc tôn trọng quyền con người, quyền công dân, đấu tranh tích cực cho việc thực hiện quyền con người Nhận thức sâu sắc gia tri

của CRC năm 1989 dem lại, Việt Nam tích cực đóng góp ý kiến thông qua việc chuyên tải các quy định pháp luật tiến bộ của mình được quy định

trong Hiến pháp và Pháp lệnh Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ năm 1979

cho Liên Hợp Quốc Vào ngày 20/02/1990, Việt Nam phê chuẩn CRC năm 1989 và là nước đầu tiên ở Châu Á, nước thứ hai trên thế giới tham gia vào

CRC năm 1989.

Là nước thành viên CRC năm 1989, Việt Nam đã tích cực thực hiện

cam kết của mình thông qua việc nhanh chóng triển khai hàng loạt hành động

cụ thể đưa CRC năm 1989 đi vào đời song xã hội của đất nước Các hoạt động truyền thông về CRC năm 1989 được thúc đây thông qua các kênh sách,

báo, tài liệu, phương tiện truyền thông, ; các chương trình hành động dé đưa

CRC năm 1989 vào đời sống được tiến hành như chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 1991- 2000, Chiến lược phát triển giáo dục

2001-2010, Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người giai đoạn

2003-2015; các chương trình, chính sách xã hội, các dự luật được xây dựng và

ban hành đồng bộ để phù hợp với CRC năm 1989 nhằm mục đích bảo đảm quyền trẻ em, quyền học tập của trẻ em.

Các quyền của trẻ em trong CRC năm 1989 được Việt Nam nội luật

hóa có tính đến sự phù hợp với tình hình kinh tế- xã hội, đặc điểm văn hóa,

truyền thống và phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam Trẻ em Việt Nam cũng được hưởng day đủ các nhóm quyền, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em năm 2004 và sau này là Luật Trẻ em năm 2016 đã cụ thé hóa các nhóm quyên trẻ em trong CRC năm 1989 bằng 10 quyền cơ bản gồm: quyền được

24

Trang 31

khai sinh và có quốc tịch; quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng: quyền được chung sống với cha mẹ; quyền chăm sóc sức khỏe; quyền được học tập; quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, văn nghệ: quyền có tai sản; quyền được tiếp cận thông tin, bay tỏ ý kiến và tham gia hoạt động xã hội.

Quyền thông thường gan voi nghia vu tuy khong nhất thiết là hoàn toàn tương ứng và máy móc, đo đó, quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam thường gan với bổn phận của trẻ em Quyền và bổn phận của trẻ em Việt Nam được

hình thành trên cơ sở mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân Trách nhiệm của Nhà nước là xây dựng và bảo đảm thực hiện quyền trẻ em và trẻ em có quyền hưởng thụ các quyền do Nhà nước trao cho và phải thực hiện các bổn phận theo quy định pháp luật, đây là sự phát triển độc đáo giá trị văn hóa Việt

Nam trong thực hiện Công ước Luật Trẻ em năm 2016 quy định rõ trách

nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

trẻ em; nêu cao trách nhiệm của các chủ thể, trước tiên là gia đình bởi trẻ em

được sinh và được nuôi dạy trước tiên trong môi trường gia đình.

Việt Nam đã hình thành một hệ thống các cơ quan, tổ chức từ trung

ương đến địa phương (phường, xã) dé bảo đảm quyên trẻ em Các cơ quan

dân cử: Quốc hội, HĐND các cấp quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo thâm quyền phân bổ ngân sách hàng năm dé thực hiện quyền trẻ em; xây dựng khung pháp lý, khởi động cho co chế thực hiện quyền trẻ em; giám sát thực hiện quyền trẻ em Chính phủ

thống nhất quản lý nhà nước về trẻ em và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quyền trẻ; chỉ đạo các Bộ, ngành trong việc thanh tra,

kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quyền trẻ

em Các Bộ, ngành có liên quan chịu trách nhiệm thực thi các quy định cua

pháp luật về quyền trẻ em cũng như các chính sách liên quan đến quyên trẻ em; thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp

25

Trang 32

luật về dân sé, gia đình và trẻ em Bên cạnh đó còn có Quỹ bảo trợ trẻ em Việt Nam góp phần tích cực vào việc thực hiện quyền trẻ em ở Việt nam, đặc biệt hướng đến các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em ở vùng sâu, vùng

xa Các cơ quan tư pháp thực hiện các biện pháp tư pháp phù hợp, vì lợi ích

tốt nhất cho trẻ em trong các trường hợp trẻ em vi phạm và pháp luật và xử lý

các vi phạm pháp luật về trẻ em.

Hiện nay, do sự tinh giảm cán bộ Nhà nước, Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em Việt Nam bị giải thể và sáp nhập các bộ phận vào Bộ Lao

động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế Tuy vậy, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em vẫn được sự quan tâm đặc biệt thông qua việc Nhà nước thành lập Ủy ban quốc gia về trẻ em Cơ quan này có trách nhiệm nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, điều phối giữa các bộ, ngành, địa phương dé giải quyết các van

đề về trẻ em và thực hiện quyền trẻ em.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác thông qua chức năng,

nhiệm vu có trách nhiệm thực hiện va bảo đảm quyền trẻ em Vai trò các tổ

chức này đối với việc thực hiện quyên trẻ em thông qua hoạt động giám sát,

phản biện, tham vấn, kiến nghị đối với cơ quan nhà nước trong việc xây dựng, thực hiện đường lối, chính sách pháp luật, phân bổ nguồn lực để đáp ứng quyên của trẻ em Theo Luật Trẻ em năm 2016, Trung ương Doan thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.

Chính quyền địa phương, chính quyền cơ sở có trách nhiệm triển khai thực hiện quyền trẻ em và các chương trình dành cho trẻ em Đặc biệt, chính quyền địa phương phải có trách nhiệm với trẻ em không có nơi nương tựa, đảm bảo các điều kiện cho trẻ em được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt

động văn hóa, văn nghệ, thé thao ở địa phương.

Trên thực tế, Việt Nam, với sự nỗ lực của mình, đã huy động được toàn

26

Trang 33

xã hội cùng tham gia vào việc thực hiện quyền trẻ em Đồng thời, Việt Nam còn nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ cộng đồng quốc tế, các quốc gia, các tổ chức quốc tế liên chính phủ cũng như phi chính phủ hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật; hỗ trợ nâng cao nhận thức của xã hội, của người dân và chính trẻ em về

quyền trẻ em cũng như giá trị của họ Kê từ khi phê chuân CRC năm 1989,

hàng chục triệu trẻ em Việt Nam đã được lớn lên, hàng trăm tô chức xã hội đã

được phát triển cùng với Công ước; Chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ và chăm sóc trẻ em ngày càng được hoàn thiện theo hướng

phù hợp hơn với các quy định của Công ước, tạo ra những thay đổi về nhận thức, hành động dé giải quyết các van đề trẻ em; Chất lượng cuộc sống của trẻ

em được cải thiện va phát triển đáng kẻ.

1.2.2.2 Hệ thống pháp luật Việt Nam về quyên học tập của trẻ em

Trước khi có CRC năm 1989, Hiến pháp năm 1946 đã quy định: "Trẻ

em duoc quyén săn sóc, giáo dưỡng” (Điều 14), thực hiện ” nền sơ học

cưỡng bach và không hoc phí Học sinh nghéo được Chính phủ giúp ”

(Điều 15) Những nguyên tắc hiến định tiến bộ, mang đậm tinh thần vì trẻ em đó tiếp tục được khăng định và phát triển trong các Hiến pháp sau này (năm

1959, 1980, 1992, 2013) Thé chế hóa các quy định của Hiến pháp, quyền trẻ em được quy định trong nhiều văn bản pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật khác nhau tạo thành một hệ thống các văn bản pháp luật về quyền trẻ em.

Ngay sau khi phê chuẩn CRC năm 1989, Việt Nam đã ban hành Luật

Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em và Luật Phổ cập giáo dục tiêu học (cùng vào năm 1991), Luật Giáo dục năm 2005, đồng thời sửa đối, bố sung nhiều văn bản khác nhau nhằm nội luật hóa nội dung của công ước và hệ thống pháp luật quốc gia; một số văn bản pháp luật: Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục; Nghị định số 88/2001/NĐ- CP ngày 22/11/2001 của

27

Trang 34

Chính phủ về thực hiện phô cập giáo dục trung học cơ sở; Nghị định số

61/2006/NĐ- CP ngày 20/6/2006 về chính sách với nhà giáo, các bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội

đặc biệt khó khăn Thêm vào đó, nhà nước còn xây dựng va tô chức thực hiện các chương trình hành động quốc gia vì trẻ em trong mỗi giai đoạn 10 năm, hiện đã hoàn hành chương trình Hành động Quốc gia vì trẻ em giai đoạn

1991- 2000; Chiến lược giáo dục 2001- 2010 và Kế hoạch hành động quốc gia giáo dục cho mọi người gia đoạn 2003- 2015; Chương trình mục tiêu quốc

gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025; Kế hoạch 1254/KH-BGDĐT 2021 Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn

2021-2030 của ngành Giáo duc; , tất cả trẻ em trong độ tuổi tiêu học đều được

đến trường; cải thiện cơ hội tiếp cận với trường tiểu học và nâng cao chất

lượng giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng như lồng ghép vấn đề

giáo dục trẻ em vào nhiều chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội khác của đất nước nhằm bảo đảm cho trẻ em được học tập một cách toàn diện Hiện tại, hệ

thống pháp luật Việt Nam có liên quan đến quyền trẻ em bao gồm hàng trăm văn bản pháp luật, trong đó nòng cốt là Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em

năm 2016, Luật Giáo dục năm 2019.

Pháp luật ở nước ta nghiêm cấm hành vi cản trở việc học tập của trẻ

em; quy định các chính sách dé bảo vệ quyền học tập của trẻ em, nhất là trách

nhiệm, nghĩa vụ của gia đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và các tổ

chức xã hội Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 nêu nghĩa vụ cha

mẹ với con cái Điều 99 Luật Trẻ em năm 2016 quy định: “2 Cha, mẹ, giáo

viên, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm bảo đảm cho trẻ em thực hiện

quyền học tập, hoàn thành chương trình giáo duc phô cập theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho trẻ em theo học ở trình độ cao hơn”.

28

Trang 35

1.2.2.3 Quyển học tập của trẻ em Việt Nam

Điều 59 Hiến pháp 1992 quy định: “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân Bậc tiểu học là bắt buộc, không phải trả học phí Công dân có quyền học văn hóa và học nghé bang nhiều hình thức Học sinh có năng khiếu

được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng Nhà nước có chích sách học phí, học bổng Nhà nước và xã hội tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác được học văn hóa và học nghề

phù hợp” Quy định trên của Hiến pháp được cụ thé hóa trong Luật Phố cập giáo dục tiểu học năm 1991, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004 Các quy định nay tiếp tục được kế thừa va phát triển trong Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016 và Luật Giáo

dục năm 2019.

Nội luật hóa quy định của CRC năm 1989 về giáo dục tiểu học, giáo dục tiêu học ở Việt Nam được phô cập và miễn phí Ngay từ năm 1991, Nha nước đã xác định phố biến, bắt buộc và miễn phí đối với giáo dục tiêu học: "Nha nước

thực hiện chính sách phé cập giáo duc tiều học bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 5 đối

với tất cả các trẻ em Việt nam trong độ tuổi từ 6 đến 14 tuổi” [20, Điều 1], việc

đạt trình độ giáo dục phé cập là quyền và nghĩa vụ của mọi trẻ em Kế thừa và phát triển quy định trên, Điều 14 Luật Giáo dục năm 2019 quy định "1 Giáo

dục tiểu học là giáo dục bắt buộc Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục mầm

non cho trẻ em 05 tuổi và phô cập giáo dục trung học cơ sở."

Với quyết tâm lớn, ngay từ ban đầu Nhà nước ta đã có các bước đi, biện pháp cần thiết để phổ cập giáo dục tiểu học đi vào đời sống của toàn xã

hội, trong đó "Nhà nước chịu trách nhiệm thực hiện giáo dục bắt buộc trong

cả nước; quyết định kế hoạch, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phô cập

giáo dục” [22, Điều 14, Khoản 2] Pháp luật Việt Nam cũng có nhiều quy định

cụ thé nhằm bảo đảm quyền được giáo dục tiêu học miễn phí cho trẻ em Việt

29

Trang 36

Nam Tắt cả trẻ em đều được bảo đảm giáo dục tiểu học phổ cập và miễn phí đến mọi đối tượng trẻ Đối với đối tượng là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt như

lý do sức khỏe, gia đình có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, trẻ em thuộc vùng

dân tộc thiêu số, vùng sâu, vùng xa, hải đảo hay như con liệt sĩ, con thương binh, trẻ em m6 côi, trẻ em tan tật, trẻ em không nơi nương tựa đều có

những quy định dé phô cập tiểu học tới họ.

Đề bảo đảm quyền bình dang và cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ khuyết tật, chúng ta đã tham gia Công ước Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết

tật năm 2006, đồng thời, Luật Người khuyết tật năm 2010 và Luật Trẻ em năm 2016 đều có những quy định nhằm bảo đảm sự chăm sóc và phúc lợi cho người khuyết tật, bảo đảm quyền bình đăng và cơ hội giáo dục đầy đủ cho

mọi công dân.

Ngoài ra, cơ quan nhà nước, tô chức chính trị, tô chức chính trị - xã hội,

tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tô chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp, tô chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân có trách nhiệm giúp nhà trường tô chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn,

ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến thanh niên, thiếu niên và

nhi đồng: tạo điều kiện để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể

dục, thé thao lành mạnh; hỗ trợ về tài lực, vật lực cho sự nghiệp phát triển giáo dục theo khả năng của mình.

Như vậy, các văn bản pháp luật hiện hành đã tập trung vào nguyên tắc bao đảm quyền và phúc lợi của trẻ em với quan điểm ưu tiên, bình đăng,

không phân biệt đối xử, chú trọng đến giáo dục, học tập Bên cạnh pháp luật,

một hệ thống các thiết chế được thành lập dé huy động các lực lượng, các co

quan nhà nước, các tô chức xã hội, các doanh nghiệp, các cá nhân để bảo đảm quyên giáo dục của trẻ em.

30

Trang 37

1.3 Những bảo đảm quyền học tập của trẻ em tại Việt Nam

1.3.1 Những bảo đảm quyền học tập của trẻ em từ Nhà nước

1.3.1.1 Bảo đảm quyên học tập của trẻ em từ các thiết chế nhà nước

Một trong các đặc điểm của cơ chế đảm bảo quyền con người ở Việt Nam là sự hiện điện và tham gia của hệ thống các thiết chế Xét từ góc độ cau trúc, hệ thống này bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước, các cơ quan bảo

vệ pháp luật, các tổ chức chính trị - xã hội Xét về góc độ chức năng, các

thiết chế trong hệ thống chính trị - xã hội tham gia vào cơ chế đảm bảo quyền con người trên hai phương điện chính, một là thúc đây quá trình hiện thực hóa quyền con người, hai là bảo vệ các quyền con người thông qua khả năng phản biện của các thiết chế xã hội nhằm giảm tối đa sự vi phạm quyền con người từ

phía nhà nước [13].

Hiện nay, Việt Nam chức năng bảo vệ quyền con người nói chung chủ yếu được giao cho hệ thống các cơ quan trong bộ máy nhà nước từ trung ương tới địa phương Hiến pháp và pháp luật Việt Nam quy định cụ thé chức

năng, nhiệm vụ của từng hệ thống cơ quan trong việc tham gia bảo đảm, bảo

vệ, thúc đây quyền học tập của trẻ em trên thực tế.

Quốc hội có chức năng ban hành luật nhằm xây dựng một khung pháp lý, khởi động cho cơ chế thực hiện quyền học tập của trẻ em; Chính phủ là cơ

quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất,

hoạt động của Chính phủ có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến việc hiện thực

hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước nhằm đảm bảo, thúc đây và phát triển quyền học tập của trẻ em Các cơ quan tư pháp, cụ

thể là Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng bảo vệ

quyền học tập của trẻ em Chính quyền địa phương có trách nhiệm tổ chức va

bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về bao đảm quyền học tập của trẻ em ở địa phương quy

3l

Trang 38

hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của các cơ sở giáo dục trên dia ban; có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy và học của các trường công lập thuộc phạm vi quản lý; phát triển các loại hình trường, thực

hiện xã hội hoá giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương.

1.3.1.2 Bao đảm về thể chế quyền học tập của trẻ em

Các văn kiện pháp lý quốc tế và quyền con người của Liên Hiệp quốc đã khang định việc bảo đảm và thúc day quyên con người, trước hết là trách

nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng

hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật

pháp quốc tế, đặc biệt là Hiến chương Liên Hiệp Quốc có tính đến hoàn cảnh của mỗi nước để đảm bảo cho người dân được thụ hưởng quyền con người

một cách tốt nhất [28] Như vậy, pháp luật đóng vai trò chính thức hóa, pháp lý hóa giá trị xã hội của các quyền tự nhiên, cơ bản của con người thông qua

việc ghi nhận quyền và tạo cơ chế pháp lý đảm bảo việc thực thi quyền con

người Theo đó, một môi trường thé chế thuận lợi bảo đảm quyền học tập phải

được thể hiện trước hết ở một hệ thống pháp luật ghi nhận tới mức tối đa quyên học tập trong tương quan với các hoàn cảnh quốc gia và quốc tế.

Nhà nước phải công nhận quyền học tập nói chung và quyền học học

tập của trẻ em là quyền hiến định Hiến pháp phải quy định rõ trách nhiệm

của mọi chủ thể phải tôn trọng quyền học tập của mọi người trong đó có

quyền học tập của trẻ em; ghi nhận mỗi chủ thé được hưởng quyền học tập

luôn luôn phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước (tuân thủ các quy định của nhà nước trong quá trình tiếp cận và hưởng thụ quyền học tập); nghĩa vụ thực hiện quyền học tập của bản thân và tôn trọng quyền học tập của người khác.

Đồng thời, quyền học tập được cụ thé hóa trong hệ thống các văn bản luật,

dưới luật để buộc các chủ thể phải tôn trọng và thực thi.

32

Trang 39

Hiến định quyền học tập của trẻ em theo từng lứa tuổi, từng đối tượng (trẻ em, nhóm trẻ em dễ bị tôn thương) theo từng cấp hoc: i) Giáo dục mam non (gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo); ii) Giáo dục phổ thông (gồm giáo dục tiêu học, giáo dục trung hoc cơ sở và giáo dục trung học phổ

thông); 11) Giáo dục nghề nghiệp (gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung

cấp, trình độ cao đăng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác).

Bên cạnh việc ghi nhận quyền, pháp luật còn là cơ sở bảo đảm cho

quyền được thực thi đầy đủ trên thực tế Quyền học tập của trẻ em khi đã

được pháp luật quy định, là ý chí chung của toàn xã hội, được xã hội thừa

nhận và phục tùng, được nhà nước tôn trọng, bảo vệ; tạo tiền dé dé người thu hưởng quyền đấu tranh, bảo vệ quyền của mình khi bi xâm phạm Pháp luật còn là công cụ sắc bén của nhà nước trong việc bảo vệ quyền học tập của trẻ

em Tính sắc bén của pháp luật được thể hiện ở các quy định liên quan đến việc thụ hưởng quyền và nghĩa vụ học tập trong pháp luật, được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy nhà nước Các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền học tập

khác như chính trị, kinh tế, văn hóa đều phải thông qua pháp luật mới trở thành giá trị xã hội én định, được hiện thực hóa trên quy mô toàn xã hội và

nhờ vậy, mới phát huy được vai trò và hiệu quả của chúng trong việc thực

hiện quyên học tập.

1.3.1.3 Bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình nội dung giáo dục phù hợp với từng đối tượng trẻ, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán

bộ quản lý giáo dục

Các cơ sở và chương trình giáo dục phải tiếp cận được với mọi người

mà không có sự phân biệt nào Tính tiếp cận được có ba khía cạnh:

(i) Không phân biệt đối xử: Mọi người phải tiếp cận được với giáo dục, đặc biệt là với các nhóm dễ bị tổn thương, cả về mặt pháp lý và trong thực tẾ,

mà không có sự phân biệt đôi xử dựa vào bât kỳ cơ sở nào;

33

Trang 40

(ii) Tiếp cận được về thé chất - giáo dục phải tiếp cận được trong phạm vi an toàn về thé chất, trong khoảng cách địa ly chấp nhận được hoặc qua

công nghệ hiện đại (ví dụ, tiếp cận qua chương trình đào tạo từ xa);

(iii) Tiếp cận được về kinh tế - chi phí giáo dục phải ở mức chi trả được với mọi người Khía cạnh này áp dụng ở các mức độ khác nhau với các cấp độ giáo dục quy định trong Khoản 2 của Điều 13 Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa: Trong khi giáo dục tiểu học bắt buộc phải “miễn phí với mọi người”, các quốc gia thành viên phải liên tục thực thi các biện pháp dé áp dụng giáo dục trung học và đại học miễn phi.

Hình thức và nội dung của giáo dục, bao gồm chương trình và phương pháp giảng dạy, phải chấp nhận được (nghĩa là, phù hợp, chấp nhận được về mặt văn hóa và có chất lượng tốt) với học sinh, và trong các trường hợp cần

thiết, với cha mẹ học sinh Nguyên tắc này áp dụng với mục tiêu và mục đích của giáo duc quy định trong Điều 13 khoản 1 và với các tiêu chuẩn giáo dục tối thiểu mà các quốc gia thành viên có thé thông qua theo Điều 13 (3) và (4) của Công ước Quốc tế về các Quyền Kinh tế, Xã hội và Văn hóa.

1.3.1.4 Kiểm soát của nhà nước đối với thực hiện quyên học tập của

trẻ em

Quốc hội giám sát việc ban hành và thực hiện chính sách, pháp luật về

quyền học tập của trẻ em: giám sát tối cao việc ban hành văn bản chính sách,

pháp luật và thực hiện chính sách, pháp luật của Chính phủ các bộ ngành

thuộc Chính phủ về quyền học tập của trẻ em; giám sát hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc thực hiện chính sách về giáo dục và đào tạo; thực hiện giám sát thông qua thâm tra, xem xét các báo cáo công tác hàng năm của các cơ quan về tình hình thực hiện chính sách pháp luật về

quyền học tập của Chính phủ (trực tiếp là Bộ GD&DT) Tại mỗi kỳ họp,

Quốc hội yêu cầu Chính phủ (trực tiếp là Bộ GD&DT) báo cáo giải trình về

34

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN