1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Phòng, chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam

138 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 138
Dung lượng 30,91 MB

Nội dung

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đã nêu, trong đó, không thé loại trừ nguyên nhân quá trình xây dựng pháp luật chịu tác động, ảnh hưởng không chính đáng từ các nhóm lợi ích.. Thán

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ LINH NHÂM

PHONG, CHONG TAC ĐỘNG TIỂU CỰC CUA

CAC NHOM LOTICH TRONG XAY DUNG

LUAN VAN THAC Si LUAT HOC

HA NOI - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT

LÊ THỊ LINH NHÂM

Chuyên ngành: Quản trị nhà nước và phòng chong tham những

Mã số: 8380101.09

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Công Giao

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luan van là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các

kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào

khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Trường Đại Học Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét dé tôi có thé bảo vệ Luận văn.

Xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Lê Thị Linh Nhâm

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Em xin gửi lời cám ơn chân thành đến các Thầy, Cô Khoa Hiến pháp —

Hành chính và Khoa Lý luận chung về Nhà nước và Pháp luật đã nhiệt tình

truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong suốt khóa học Thạc sĩchuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham nhũng

Đặc biệt, em xin gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Vũ CôngGiao đã tin tưởng em và nhiệt tình tao điều kiện, quan tâm, hướng dẫn, độngviên em để có thể hoàn thành Luận văn với kết quả tốt nhất

Em cũng xin cám ơn các Thay, Cô ở Phòng Dao tạo, các Anh, Chi, Em

học viên lớp Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Nhà nước và Phòng chống tham

nhũng K27 và các đồng nghiệp, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong suốt

khóa học, đồng thời cung cấp những thông tin, tài liệu hữu ích liên quan đến

dé tài Luận văn

Cuối cùng, xin cám ơn gia đình đã ủng hộ, động viên, khích lệ trong

suốt quá trình học tập và thời gian hoản thành Luận văn này

Xin chân thành cám on!

Lê Thị Linh Nham

Trang 5

MỤC LỤC

CHUONG 1 NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NHÓM LỢI ÍCH VA PHÒNG, CHÓNG TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA NHÓM LỢI ÍCH TRONG XÂY DỰNG

PHAP LUAT 01107 12 1.1 Khái lược về nhóm lợi ích ¿ 2++£+©++++tttEEEk+tttttEkkrrtrtttkrrrrtriirrrriie 12

1.L1 Khai niệm nhóm lợi ích và loi ÍCh nhom << << 111611331111 EEKkkE E31 kkree 12 1.1.2 Phân loại nhom lot ÍCHh - - - << << k3 111K E E5 1K KH KĐT 5 6k ket 14

1.1.3 Tính chất khách quan của nhóm lợi ÍCHh - 5: 5+ ©5<+S++SE++x++EteExe+Ee+rterkerxeereered 16 1.1.4 Các yếu tô tác động đến nhóm lợi Íchh +: 2: ©5£+<+Sk+£E££E++EE£EEtEEtEEerkerrerrerred 17

1.1.5 XuHg AG LOT ÍCỈ, KH HH HH HH 21

1.2 Khái lược về xây dựng pháp luật - 2 2 2 ©E£+EE+EE£EEE£EE+EEEEEEEEEEEEEEErrkrrrkrrkee 23 1.2.1 Khái niệm và bản chất hoạt động xây dựng pháp luật -. 2 csss+c+cszcszcees 23 1.2.2 Đặc điểm của quá trình xây dựng pháp luật - + + ce+s+cteEeEeEeErrrrerrerrees 25 1.2.3 Các yếu t6 ảnh hưởng đến quá trình xây dựng pháp luật -ccz©cz+cscsa 27

1.3 Mục tiêu, cách thức tác động của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật 30 IENN 3.1.4.2 .aaunnntddd®Ÿ 30

1.3.2 Cách thức tác (ỘNg cv TH TH TH TH TH nh HH 30

1.4 Tác động của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật 2-5 +<++<x+<+2 32

1.5 Kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong

XAy dung phap 1uat 0 1d .dA 36 1.5.1 Thừa nhận vai trò và hoạt động của các nhóm lỢi ICH eo ceecceecceecetee te eete testes teeeneees 36

1.5.2 Thể chế hóa hoạt động vận động hành lang của các nhóm lợi ích «-~««- 38 1.5.3 Kiểm soát xung đột lợi ích trong hoạt đỘnNg CONG VU 5c seisseesseesse 41 1.5.4 Công khai, minh bach quy trình xây dung pháp luật, dam bảo sự tham gia bình dang

71;0x2Ể,1IREREREEEREERREREEh 44

1.5.5 Chống độc quyên, bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh 47 1.5.6 Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và các cơ quan truyễn thông - - 48 TIỂU KET CHUONG - S2 SE +EEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEESEEEkrkerree 51

Trang 6

CHUONG 2 NHAN THỨC, THUC TRẠNG NHÓM LỢI ÍCH; PHÒNG, CHONG TAC DONG TIEU CUC CUA NHÓM LỢI ÍCH TRONG XÂY DỰNG PHAP LUẬT

Ở VIỆT NAM HIEN NAY -c 25<-222ss222EEC2edd995E222222293999000222222999900022222288890tp 53

2.1 Nhận thức và thực trạng nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay - ‹- 53

2.1.1 Nhdin thitc vé nh6m low na na na 53

2.1.2 Thực trạng nhóm lợi ích tại Việt Nam hién nay eeccesccecccesceseeeseetetseceseeeseeeeeess 56

2.2 Thực trạng quy định của pháp luật về phòng, chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi

ich & Viét Nam hién nay 60

2.2.1 Quy trình xây dựng văn bản pháp lUGt ccccccccccccscccsccesseesseeseeeeseseessesssessesesssesenss 60

2.2.2 Các quy định khác về kiểm soát quyên lực và xung đột lợi ích, đảm bảo công khai, mình bạch, trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước và chống cạnh tranh không lành

mạnh trong hoạt động Kinh (ÌO@HÌH - «+ + +3 ng Hiệp 67

2.3 Thực trạng tác động của nhóm lợi ích đến việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong những năm gan đâyy - 2 2© ¿+ E+EE£EE£EEE2EEEEEE2E12717171121171171111 11.1 Tre 72 2.4 Những nguyên nhân khiến các nhóm lợi ích có thê tác động tiêu cực đến việc xây

dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay .- 6 5 5 3E 91 2 2v ng ng rkp 83

TIEU KET CHUONG 2 -22 22222+E 2v HEEE H rre 97

CHUONG 3 QUAN DIEM, GIẢI PHÁP PHÒNG, CHONG TAC ĐỘNG TIEU CỰC CUA NHÓM LỢI ÍCH TRONG VIỆC XÂY DUNG PHAP LUAT Ở VIET NAM

HEN TNA Y 5< 5< ESEA.99E2039002840 0E74.0g0g20.00g07240g0029.0g0724 00099.000039060994.00037020000440E 99

3.1 Quan điểm phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong việc xây dựng

pháp luật ở Việt Nam hiện nay - n3 HT HT HH ng nưệp 99

3.1.1 Phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong việc xây dựng pháp luật can bám sát đường lỗi, chính sách có liên quan của Đảng - -2+-5255c©5e+Se+ctecccccesred 99 3.1.2 Phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong việc xây dựng pháp luật can áp dụng dong thời các giải pháp dé xử ly toàn diện các nguyên nhân 102 3.1.3 Phòng, chong tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong việc xây dựng pháp luật can

uu tiên giải quyết những van dé nổi cộm của Việt Naim -5-©52©2255552+csccsecsee: 104 3.2 Một số giải pháp về pháp luật để phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích

trong việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay - 5 5555 S+svcssesses 107

Trang 7

3.2.1 Hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật bảo nguyên tắc công khai, mình bạch,

trách nhiệm giải trình trong xây dựng pháp luật, đảm bảo sự tham gia của xã hội vào b1)8⁄/771582/17280/711800000n0n0n8n8Ẻ8 Ầ.Ầ.Ầ 107

3.2.2 Xây dựng cơ chế pháp lý về ban hành các văn bản hành chỉnh 109 3.2.3 Hoàn thiện các quy định về kiểm soát xung đột lợi ích và kiểm soát quyền lực 110 3.2.4 Xây dựng, hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động của các nhóm lợi ích chính thức, tạo môi trường bình dang giữa các nhóm lợi ích đó 5-©2-5s+c<+c<+552 111 3.2.5 Nâng cao sức cạnh tranh của các thành phan kinh tế, chong cạnh tranh không

lành THẠIHH, Gv KT KH KT TK 113

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Chữ viết tắt Chữ đầy đủ

HĐND Hội đồng nhân dân

OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

QPPL, Quy phạm pháp luật

TANDTC Tòa án nhân dan tối cao

UBND Ủy ban nhân dân

UBTVQH | Ủy ban Thường vụ Quốc hội

VBQPPL Văn bản quy phạm pháp luật

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VKSNDTC Viện kiêm sát nhân dân tôi cao

Trang 9

DANH MỤC BIEU, BANG

Biểu đồ 1.1: Tam giác sắt trong chính trị Hoa Kỳ Trang 36

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tàiXây dựng pháp luật là quá trình phức tạp, bao gồm nhiều bước,nhiều giai đoạn có tính độc lập tương đối nhưng cũng có ảnh hưởngqua lại lẫn nhau, do nhiều chủ thé có vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn khác nhau thực hiện, nhằm đặt ra các nguyên tắc pháp lý, được thể

hiện dưới dạng các văn bản pháp luật Quá trình này phản ánh ý chí của

nhà nước nhưng cũng cần thé hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân

dân, bảo đảm tính tương xứng, độc lập, khách quan, dựa trên nguyêntắc bình đăng, công bằng xã hội, không làm tốn hại đến lợi ích công cộng và phù hợp với xu hướng phát triển tự nhiên của đời sống xã hội.

Hiện nay, pháp luật Việt Nam cũng đã đặt ra những quy định,

yêu cầu nhăm kiểm soát quá trình xây dựng pháp luật Những quy địnhnày chủ yếu tập trung tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và

các văn bản hướng dẫn thi hành luật này Tuy nhiên, quá trình giám sát

của Quốc hội và tự kiểm tra của các Bộ, ngành, địa phương được thựchiện hang năm cho thấy tỷ lệ văn bản quy phạm pháp luật có vi phạm

về nội dung, thủ tục và thâm quyền vẫn còn khá cao Có nhiều nguyên

nhân dẫn đến tình trạng đã nêu, trong đó, không thé loại trừ nguyên

nhân quá trình xây dựng pháp luật chịu tác động, ảnh hưởng không

chính đáng từ các nhóm lợi ích Chính vì vậy, Kết luận 19-KL/TW

ngày 14/10/2021 của Bộ Chính trị về Định hướng chương trình xâydựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV (sau đây gọi là Kết luận19) đã đề ra nhiệm vụ “Siét chặt kỷ luật, kỷ cương, dé cao trách nhiệm,nhất là người đứng dau, trong xây dựng pháp luật; chống tiêu cực ngay

trong công tác xây dựng pháp luật, không bị chỉ phối, tác động bởi các

Trang 11

hành vi không lành mạnh của bất cứ tổ chức, cá nhân nào, không déxảy ra tình trạng long ghép "lợi ích nhóm", lợi ích cục bộ của cơ quan

quản lý nhà nước trong văn bản pháp luật ” Bộ Chính trị hiện nay cũng

đang xây dựng quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “loi ích

nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Tháng 8/2022, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã ban hành hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực đối với cơ quan, tô chức, cán bộ, đảng viên, công

chức, viên chức, theo đó đưa ra 19 hành vi tiêu cực cần tập trung chỉđạo phòng, chống, trong đó có hành vi “Chạy theo mục tiêu trước mat,trong ngắn hạn dé thu ven lợi ích cho bản thân, gia đình, cho nhóm lợiích mà bỏ qua những mục tiêu, lợi ích dài hạn của tập thể, cộng đồng

va dat nước; cầu kết với doanh nghiệp, đối tượng khác dé trục lợi” vàhành vi “Chu tri ban hành hoặc tham mưu ban hành văn bản có nộidung trái với chủ trương, đường lỗi, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có nhiễu sơ hở, bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước,

tổ chức, cá nhân; "lợi ích nhóm", "tw duy nhiệm kp" trong xây dựngchính sách, pháp luật ”.

Hiện nay trong hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa cóquy định cụ thé và trực tiếp điều chỉnh vấn đề phòng, chống lợi ich

nhóm hay ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật,

nhưng cũng đã đặt ra những thiết chế nhằm kiểm soát quyền lực, nâng

cao tính minh bạch, khách quan của quy trình xây dựng pháp luật Tuy

vậy, với những hậu quả và sự ảnh hưởng tiêu cực mà các nhóm lợi ích

có thể tạo ra, cũng như dé triển khai thực hiện đường lối, chính sách

của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xâydựng pháp luật, việc hoàn thiện thé chế xây dựng pháp luật tại Việt

Trang 12

Nam là rất cần thiết Trong bối cảnh đó, học viên đã lựa chọn đề tài

“Phòng, chong tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong xây dựngpháp luật tại Việt Nam ” dé thực hiện luận văn thạc sĩ của mình, vớimong muốn góp phan giải quyết những câu hỏi nghiên cứu sau đây:

(1) Nhóm lợi ích có thê tác động như thế nào đến hoạt động xâydựng pháp luật ở Việt Nam?

(2) Lam thé nào dé phòng, chống hiệu quả tác động tiêu cực của

các nhóm lợi ích đến việc xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay?

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Trên thế giớiCác nghiên cứu về nhóm lợi ích và ảnh hưởng của nhóm lợi íchđến chính sách công từ lâu đã được nhiều học giả quốc tế thực hiện,

trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc quốc tế (Shapovalova (2015)

“Advocacy and interest group influence in EU foreign policy ”; Thomas

L Brunell (2005), “The Relationship Between Political Parties and

Interest Groups: Explaining Patterns of PAC Contributions to Candidates for Congress”; Heike Kluver (2011), “Lobbying in

coalitions: Interest group influence on European Union

_policy-making ”; Pablo T Spiller and Sanny Liao (2006), “Buy, Lobby or Sue: Interest Groups’ Participation in Policy Making - A_ Selective

Survey” )

Liên quan đến anh hưởng của nhóm lợi ich đến chính sách trên

phạm vi toàn cầu, tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International) và Trung tâm Nguồn lực chống tham nhũng(AntiCorruption Resource Centre), trên trang www.U4.no đã đăng tải

một số nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhóm lợi ích trong xây dựngchính sách, điển hình như bai viết “Jn pursuit of policy influence: Can

Trang 13

lobbying be a legitimate alternative to corruption in developing

countries?” (tạm dich: “Theo đuổi ảnh hưởng chính sách: Vận độnghành lang có thể là giải pháp thay thế hợp pháp cho tham nhũng ở cácnước đang phát triển không?”) của Giáo sư Nauro F.Campos [73]; bài

viết “Influence of interest groups on policy-making” (tạm dich: “Ảnh

hưởng của các nhóm lợi ich đến hoạch định chính sách”) của Giáo sưMaira Martini [86] Trong những bài viết này, các tác giả đã trình bày

một số quan điểm về nhóm lợi ích; cách thức các nhóm lợi ích tác động

đến việc xây dựng chính sách, pháp luật ở các quốc gia; những tác động

tích cực, tiêu cực của các nhóm lợi ích cũng như các biện pháp pháp lý

mà một số quốc gia đã áp dung dé kiểm soát tác động tiêu cực của cácnhóm lợi ích đến quá trình xây dựng chính sách, pháp luật

2.2 Tại Việt Nam

Từ trước khi cụm từ “lợi ích nhóm” xuất hiện trong các bài phát

biéu của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng va văn kiện các kỳ Hội nghị

trung ương Đảng khóa XI (2011 — 2016), tại Việt Nam đã xuất hiện

một số nghiên cứu về lợi ích nhóm và các nhóm lợi ích.

Giai đoạn này các nghiên cứu có cách tiếp cận khá đa dạng, từ

nhóm lợi ích với xung đột lợi ích (ví dụ: Hoàng Văn Luân (2015),

“Nhóm lợi ích và xung đột lợi ích trong phát triển ”; Trần Thị Bích Huệ(2015), “Madu thuẫn lợi ích giữa các nhóm xã hội trong quá trình phát

triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay ”; Hồ Bá Thâm và cộng sự

(2011), “Máu thuần, xung đột lợi ích nhóm - Thực trạng, xu hướng và

giải pháp”); môi quan hệ giữa lợi ích nhóm, nhóm lợi ích với tham

nhũng, kiểm soát quyền lực (vi dụ: Nguyễn Hữu Khién (2015) “Lợi ích

nhóm và nhóm lợi ích dưới dạng tham những”; Dang Quang Dinh

(2014) “Lợi ích nhóm với vấn dé tham những ở Việt Nam hiện nay” );

Trang 14

tác động của lợi ích nhóm, nhóm lợi ích (ví dụ: Lê Quốc Lý và cộng sự

(2014), “Lợi ích nhóm — Thực trạng và giải pháp ”; Nguyễn Văn Giang

(2014), “Ảnh hướng của lợi ích nhóm đến sự lãnh đạo của Đảng camquyên”; Vũ Ngọc Hoang (2015), “Lợi ich nhóm va chủ nghĩa tư bản

thân hữu — cảnh báo nguy cơ”; Nguyễn Thị Lan Huong (2015), “Sw

tác động của nhóm lợi ích đến thực hiện công bằng xã hội”; Lương

Đình Hải (2015) “Tac động của nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay”;

Nguyễn Ngọc Hà và cộng sự (2015) “Lợi ích nhóm và nhóm lợi ích ở

Việt Nam hiện nay”; Nguyễn Thị Thu Huyền (2016) “Anh hưởng củalợi ích nhóm đến chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay” ) từ đó đưa

ra các giải pháp kiểm soát nhóm lợi ích, xung đột lợi ích trong các lĩnh

vực khác nhau.

Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có một số đề tài nghiên cứu tập trung

vào van dé lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật Điền hình trong giai đoạn gần đây có thể ké đến các đề tài khoa học cấp Bộ “Lợi ích nhóm

và tham những trong hoạch định chính sách ở Việt Nam hiện nay”

(2015) do Trần Thị Hằng làm chủ nhiệm; “Lợi ích nhóm trong xây

dựng pháp luật — Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” do Viện

Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp chủ trì (2015 — 2016); “Phòng, chốngtham những trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam” do Viện chién lược

và khoa học thanh tra — Thanh tra Chính phủ chủ trì (2018) Các dé tài

nói trên đã bước đầu phân tích những vấn đề lý luận, đánh giá nguy cơ

từ thực tiễn, từ đó đưa ra một số giải pháp phòng, chống tham nhũng

trong xây dựng pháp luật ở nước ta Cụ thê:

- Đề tài của Trần Thị Hằng phân tích thực trạng lợi ích nhóm và

tham nhũng trong hoạch định chính sách ở Việt Nam, trong đó trình

bày những tác động tiêu cực của lợi ích nhóm và tham nhũng đến quá

Trang 15

trình hoạch định chính sách trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa

- xã hội, phân tích nguyên nhân và đề ra giải pháp để hoàn thiện cơ chếkiểm soát lợi ích nhóm, phòng, chống tham nhũng trong hoạch định

chính sách.

- Đề tài của Bộ Tư pháp trực tiếp phân tích vấn đề lợi ích nhóm

trong xây dựng pháp luật, có tham khảo một số kinh nghiệm quốc tế

Đề tài đã đánh giá, phân tích quy trình xây dựng văn bản quy phạmpháp luật theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015

(hiện nay văn bản này đã được sửa đối, bổ sung) Các giải pháp liênquan đưa ra khá toàn diện, bao gồm từ hoàn thiện các quy định/chếđịnh pháp luật đến thực thi pháp luật

- Đề tài của Thanh tra Chính phủ có phạm vi nghiên cứu rộng

hơn, bao gồm các vấn đề tham những trong xây dựng pháp luật nói chung chứ không chỉ tập trung vào lợi ích nhóm Phần đánh giá thực

trạng có chỉ ra một số tồn tại của pháp luật về xây dựng pháp luật hiện

nay là nguy cơ để xảy ra tham nhũng Các giải pháp đưa ra mang tính

vi mô, không chỉ bao gồm hoàn thiện về thé chế mà còn về mặt quản trị

nhà nước.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Kết luận 19 cũng như Bộ Chínhtrị quyết định tiến hành nghiên cứu xây dựng quy định về kiểm soátquyên lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong

công tác xây dựng pháp luật, đã có thêm một số nghiên cứu liên quan đến phòng, chống ảnh hưởng của lợi ích nhóm đến quá trình xây dựng pháp luật được công bố ở nước ta Điển hình có thé ké đến sách chuyên khảo “Phòng, chống tham những trong xây dựng pháp luật”

của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Văn [36] Trong cuốn sách này, phạm vi cácvấn đề và giải pháp đưa ra rất rộng, không chỉ trong lĩnh vực pháp lý

Trang 16

mà còn về quản trị nhà nước và vai trò lãnh đạo của Đảng Tuy nhiên,tác giả cũng đã đánh giá một số hạn chế của quy định pháp luật hiệnhành là nguy cơ gây tham nhũng và đề xuất các giải pháp để hoànthiện hệ thống pháp luật.

Ngoài ra, cũng đã có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành về vấn đề phòng, chống tham nhũng trong

xây dựng chính sách, pháp luật ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến

thực trạng nhóm lợi ích, lợi ích nhóm tại Việt Nam và những giải pháp

dé kiểm soát tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích trong xây dựngpháp luật tại Việt Nam như: Loạt bài về “Phòng, chống tham những

và kiểm soát vận động chính sách trong quy trình xây dựng phápluật” của PGS.TS.Nguyễn Quốc Sửu đăng trên Tạp chí Cộng sản năm

2022 [37]; “Phòng, chống tham những trong xây dựng chính sách,pháp luật ở Việt Nam” của TS.Dinh Văn Minh đăng trên Tạp chí

Thanh tra năm 2022 [12] vv

Như vậy, có thé thấy các công trình nghiên cứu tập trung vào van

đề nhóm lợi ích, lợi ích nhóm trong hoạt động xây dựng pháp luật tạiViệt Nam vẫn còn hạn chế, chưa bao quát và phân tích sâu sắc đượcmột số nội dung quan trọng, đặc biệt là quy trình xây dựng pháp luậthiện hành và một số quy định pháp luật liên quan Luận văn này sẽ bổ

sung, củng cô các kết quả nghiên cứu trong nước, góp phan hoàn thiện thê chế để phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong côngtác xây dựng pháp luật.

3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Trang 17

Luận văn nhăm xác định cơ sở lý luận, thực tiễn, từ đó đề xuấtcác giải pháp phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích đến việc

xây dựng pháp luật ở Việt Nam.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục tiêu nêu trên, luận văn cần giải quyết các nhiệm

vụ nghiên cứu sau đây:

- Nghiên cứu làm rõ được những vấn đề lý luận cơ bản về nhóm

lợi ích; xây dựng pháp luật; pháp luật phục vụ nhóm lợi ích; mục tiêu,

cách thức các nhóm lợi ích tác động đến quá trình xây dựng pháp luật;

- Nghiên cứu làm rõ những tác động tiêu cực của các nhóm lợi

ích đến quá trình xây dựng pháp luật và kinh nghiệm một số quốc giatrên thế giới về phòng, chống những tác động tiêu cực của nhóm lợi ích

trong xây dựng pháp luật;

- Nghiên cứu đánh giá nhận thức về nhóm lợi ích và sự phát triển

của nhóm lợi ích tại Việt Nam hiện nay; phân tích quy trình xây dựng pháp luật hiện hành, thực trạng tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích

đến quy trình xây dựng pháp luật và nguyên nhân của những tác động

đó; thực trạng quy định pháp luật của Việt Nam trong việc phòng,

chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích đến quy trình xây dựng

pháp luật.

- Đề xuất những quan điểm, giải pháp về pháp luật để phòng,

chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích đến việc xây dựng pháp

luật phù hợp với bối cảnh chính trị, xã hội tại Việt Nam

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 18

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận, pháp lý,thực tiễn liên quan đến phòng, chống tác động tiêu cực của các nhómlợi ích đến hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay.

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu pháp luật Việt

Nam liên quan đến phòng, chống tác động của các nhóm lợi ích đếnhoạt động xây dựng pháp luật, không mở rộng sang các vẫn đề khác

Về không gian, đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phòng,chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích đến quá trình xây dựng phápluật tại Việt Nam hiện hành Việc đề cập đến kinh nghiệm quốc tế chỉmang tính chất khái quát, làm nền tảng tham chiếu với tình hình thực tế

tại Việt Nam.

Về thời gian, luận văn tập trung nghiên cứu các quy định hiện

hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến phòng, chống tác động củacác nhóm lợi ích đến hoạt động xây dựng pháp luật

5 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ

nghĩa Mác — Lênin làm cơ sở phân tích các vẫn đề nghiên cứu đặt ra.Bên cạnh đó, tác giả cũng dựa vào lý thuyết về kiểm soát quyền lực,quản trị tốt và phòng chống tham nhũng dé làm định hướng cho hoạt

động nghiên cứu.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu pho biến của khoa học xã hội, trong đó đặc biệt là tổng hợp, thống kê, phân tích,

so sánh để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trang 19

6.1 Ý nghĩa lý luận

Hướng nghiên cứu về nhóm lợi ích, nhóm lợi ích trong xây dựngpháp luật là van đề hiện đang được Đảng va Nhà nước ta rất quan tâm

Nghiên cứu nay góp phan làm sáng tỏ các van đề lý luận, thực

tiễn về phòng, chống tác động của nhóm lợi ích đến hoạt động xây

dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay Vì vậy, nó có ý nghĩa quan trọng

trong việc xây dựng, sửa đôi các chính sách, văn ban pháp luật về hoạt

động xây dựng pháp luật ở Việt Nam trong thời gian tới.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các nhà lập pháp ở Việt Nam

có cái nhìn tổng quan về hoạt động xây dựng pháp luật tại Việt Nam,đặc biệt trong việc phòng, chống tác động tiêu cực của các nhóm lợi ích

đến việc xây dựng pháp luật, từ đó có thé sửa đổi, bổ sung, thay thé các

quy định hiện hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật mới, triển khaithực hiện có hiệu quả đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta

về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tình hình mới.

Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tải liệu tham khảo cho

việc giảng dạy, nghiên cứu về quản trị nhà nước và phòng, chống tham

nhũng ở Trường Đại học Luật — ĐHQG Hà Nội và các cơ sở dao tạo khác của nước ta.

7 Cau trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương I Những vấn đề lý luận về nhóm lợi ích và phòng, chống tác động tiêu cực của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật

10

Trang 20

Chương 2 Nhận thức, thực trạng nhóm lợi ích; phòng, chống tác

động tiêu cực của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Chương 3 Quan điểm, giải pháp phòng, chống tác động tiêu cực

của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

11

Trang 21

CHƯƠNG 1

NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VẺ NHÓM LỢI ÍCH VÀ PHÒNG, CHONG TÁC ĐỘNG TIỂU CỰC CUA NHÓM LỢI ICH TRONG

XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

1.1 Khái lược về nhóm lợi ích

1.1.1 Khai niệm nhóm lợi ích và lợi ích nhom

Nhóm lợi ích (interest group) hiện dang được sử dụng khá phô

biến bởi nhiều tổ chức quốc tế va học giả trên thé giới.

Trước đây, nhóm lợi ích thường chỉ được hiểu theo nghĩa hẹp,chỉ các hiệp hội tư nhân được hình thành nên một cách chính thức và

đặc thù Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều hội, nhóm ngoài khu vực tư

nhân thường được hình thành và hoạt động vì các mục tiêu khác nhau.Lịch sử chỉ ra rằng các lực lượng anh hưởng nhất đến chính sách của bất kỳ hệ thống chính trị nào là các tổ chức công quyền (từ trung ương đến địa phương) Bên cạnh đó, bat kỳ xã hội nào cũng ton tại các nhóm

không chính thức, bản chất cũng hoạt động dựa trên lợi ích, như giớitinh hoa, học giả, mà đóng vai trò rất quan trọng trong việc gây anhhưởng không chính thức đến chính sách công Vì vậy, cách hiểu hẹp

như trên không còn phù hợp [98].

Theo Baroni L và cộng sự [70], nhìn chung các học giả có hai

cách tiếp cận khác nhau khi định nghĩa nhóm lợi ích, đó là tiếp cận dựa

trên hành vi và tiếp cận dựa trên các đặc điểm về tô chức Cách tiếp cận

thứ nhất là cách tiếp cận dựa trên hành vi, theo đó định nghĩa nhóm lợi

ích trên cơ sở các hoạt động liên quan đến chính sách có thé thấy được,

cụ thé là tác động đến kết quả của chính sách Với cách tiếp cận nay,

nhóm lợi ích được các học giả quốc tế định nghĩa theo hướng là bất kỳ

12

Trang 22

nhóm nào “hành động hoặc hướng tới hành động” “đưa ra những yêu

sách nhất định đối với các nhóm khác trong xã hội” hay bất kỳ tô chứcnào “tim cách gây ảnh hưởng đến chính sách” hoặc đến hoạt động

“vây dựng và thực thi chính sách công” Cách tiếp cận thứ hai chi tập

trung vào các đặc điểm về tổ chức Các học giả tiếp cận theo cách này

cho rằng việc tập trung vào việc gây ảnh hưởng đến chính sách của cácnhóm lợi ích có thé không bao ham được hết các nhóm lợi ích hoạt

động vì mục tiêu phi chính tri.

Tuy nhiên hiện nay, đa số tô chức và học giả khi nói về quản trịquốc gia và phòng chống tham nhũng đều tiếp cận và định nghĩa nhómlợi ích theo cách tiếp cận thứ nhất Cách tiếp cận này cũng được một sỐ

từ điển sử dụng khi định nghĩa nhóm lợi ích Từ điển Oxford [92] định

nghĩa “nhóm lợi ích là một nhóm người hoạt động cùng nhau dé đạt được một điều cụ thể gi đó mà họ cùng mong muốn, đặc biệt là thôngqua việc tao ap lực lên chính phủ” Còn theo Bách khoa toàn thư

Britannica [98], nhóm lợi ích được hiểu là “bá: kỳ tap thể nào gom các

cá nhân, tổ chức được hình thành dựa trên một hoặc nhiễu mối quan

tâm chung và nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính sách công theo hướng

có lợi cho nhóm họ” Ti điền Bách khoa Việt Nam [55] định nghia:

“Nhóm lợi ích là một tập thể gom nhiều cá nhân, tổ chức, chia sẻ mộtmoi quan tâm chung và cùng nhau thúc day các mục tiêu đó bằng cách

tác động vào các chính sách của Chính phú, là những nhóm vận độnghành lang dé tạo ra hay thay đổi những luật lệ và cách thức có lợi cho phe nhóm mình, nhằm tạo dựng một vài đặc quyên, đặc lợi dé thụhưởng ”.

Trong phạm vi luận văn nay, tác giả sử dụng định nghĩa nhóm lợi ích trong Bách khoa toàn thư Britannica (nêu ở trên) làm cơ sở, vì theo

13

Trang 23

tác giả, đó là định nghĩa có tính bao quát hơn cả Từ định nghĩa này, có

thé khái quát những dấu hiệu cơ bản nhất dé xác định một nhóm lợi íchlà: (i) Bao gom hai hoặc nhiều tập hợp cá nhân, tô chức; (ii) các thành

viên có cùng chung lợi ích (gọi là lợi ích nhóm); (11) có mục tiêu là tìm cách tác động tới chính sách theo hướng có lợi cho nhóm mình.

Như vậy, “loi ích nhóm” (group interest) là thuật ngữ hẹp hơn

“nhóm lợi ích”, là một trong các yếu tô cau thành của thuật ngữ “nhóm

lợi ích” Lợi ích nhóm chỉ những gì có lợi chung cho một nhóm cá nhân

hoặc tô chức mà vì thế nhóm cá nhân hoặc tô chức gan két voi nhau décùng giành lay hoặc bảo vệ

“Lợi ích nhóm” khác với “lợi ích cá nhân” Lợi ích nhóm đề cậpđến đối tượng thỏa mãn nhu cầu của ít nhất hai chủ thể trở lên, trongkhi “lợi ích cá nhân” chỉ nói đến nhu cầu của một người riêng lẻ

Nhưng nếu các cá nhân có lợi ích tương đồng nhau liên kết lại thành

nhóm lợi ích thì khi lợi ích nhóm được thỏa mãn, lợi ích của từng cá nhân trong nhóm cũng được thỏa mãn, và ngược lại [40].

1.1.2 Phan loại nhóm lợi ích

Tuy vào cách tiếp cận mà các học giả có cách phân loại nhóm lợiích khác nhau Cách tiếp cận phổ biến là theo chủ thể hoặc lợi ích, hayđộng co, ma các nhóm theo đuổi Ví du, Chari, R.; Hogan, J.; Murphy,

G [77] phân loại thành nhóm lợi ich về kinh tế, bao gồm các công ty vàhiệp hội doanh nghiệp ; nhóm lợi ích về chuyên môn, bao gồm các

liên đoàn lao động, hội nông dân ; nhóm lợi ích về lợi ích cộng đồng,

bao gồm các tô chức hoạt động vì môi trường, bình đăng giới, quyềncon người VV

Với cách tiếp cận rộng hơn, Thomas, C.S [98] phân loại nhómlợi ích và lợi ích ở tất cả các loại hình hệ thống chính trị thành 05 nhóm

14

Trang 24

lớn gồm: nhóm lợi ích kinh tế (economic interests); nhóm lợi ích cộngđồng (public interests); nhóm lợi ích của tổ chức tư nhân và công lập

(private and public institutional interests); và nhóm lợi ích của các chủ

thé phi hiệp hội (non-associational groups and interests) Theo tác giảnày, các nhóm lợi ích kinh tế là phổ biến và nổi bật nhất ở tất cả các

quốc gia, có thể chia thành nhóm nhỏ hơn theo thành phần kinh tế như

nhóm lợi ích kinh doanh, nhóm lợi ích lao động, nhóm lợi ích nông dân, nhóm lợi ích chuyên môn Có những nhóm lợi ích đại diện cho

một bộ phận của xã hội, có mục đích hoạt động phi lợi nhuận và thường

tập trung thúc đây một lý tưởng, giá trị cụ thể, thường là các nhóm tôngiáo hoặc hoạt động vì những vấn đề đặc thù, riêng biệt như bảo đảmquyền cho người khuyết tật, hoặc thậm chí hẹp hơn như ủng hộ hay

phản đối quyền phá thai của phụ nữ.vv Nhóm lợi ích cộng đồng, ngược lại, thường hoạt động vì những vấn đề lớn và phù hợp với lợi ích

công cộng như quyền lợi người tiêu dùng, quyền con người, bảo vệ môi

trường vv Đối với các nhóm lợi ích của tổ chức tư nhân và công lập,

về bản chất không phải là nhóm hình thành từ các thành viên mà chính

là các doanh nghiệp hay cơ quan công quyền Tuy nhiên, tương tự nhưcác nhóm lợi ích khác, họ cũng nỗ lực gây ảnh hưởng đến chính sáchcông theo hướng có lợi cho họ Cuối cùng là các nhóm lợi ích của cácchủ thê phi hiệp hội, mặc dù chiếm tỷ lệ ít nhưng tầm ảnh hưởng cũngrất quan trọng, đặc biệt khi thành viên của nhóm thường là những cựu

quan chức hay học giả, giới tinh hoa của xã hội.

Theo tác giả, cách tiếp cận của Thomas, C.S mặc dù khá rộng(phân loại chung interest groups va interests) nhưng lại khá phù hợp vì

có diém chung vê động cơ, mục tiêu hoạt động.

15

Trang 25

Một số học giả nước ngoài khác phân loại nhóm lợi ích theo bảnchất lợi ích mà nhóm đó theo đuôi, bảo vệ Theo cách đó, có nhóm lợi

ích tập trung hay nhóm lợi ích đặc biệt (concentrated/special interest

groups) đại diện cho những lợi ích của một ngành, nghề hay lĩnh vực

chuyên môn cụ thê trong xã hội (như ngành công nghiệp hóa chat, lĩnh vực thủy sản ) Thành viên của các nhóm này hạn chế, thường là các doanh nghiệp, tô chức kinh tế, được tổ chức một cách chuyên nghiệp,

mỗi thành viên đều có tính toán chi phí, lợi ích khi đề xuất chính sách

Bên cạnh đó, còn có nhóm lợi ích phân tan hay nhóm nguyên nhân

(diffused/cause interest groups) bao gồm những người có niềm tin,nguyên tắc rộng hơn (như bảo vệ quyền con người, bảo vệ môitrường ) Số lượng thành viên của những nhóm này có thê rất lớn, có

thé được tô chức chuyên nghiệp (ví dụ như các tổ chức phi chính phủ) hoặc không, nhưng đa số hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận [76].

Ngoài ra, một số học giả Việt Nam có cách phân loại nhóm lợiích dựa vào động cơ, mục đích và cách thức hoạt động của các nhóm

lợi ích Ví dụ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà [35] phân loại nhóm lợi ích

thành nhóm lợi ích tích cực và nhóm lợi ích tiêu cực Theo đó, những

nhóm lợi ích nào đạt được lợi ích của nhóm mình mà không làm tôn hạiđến lợi ích chung của xã hội, cộng đồng là những nhóm lợi ích tích cực

và thường là những nhóm hoạt động công khai Ngược lại, những nhómnào hoạt động chỉ vi lợi ích đặc biệt của nhóm minh, gây tồn hại đến lợi

ích của nhóm khác, đặc biệt là đến lợi ích chung của quốc gia, dân tộc

là những nhóm lợi ích tiêu cực.

1.1.3 Tính chất khách quan của nhóm lợi ích

Theo C.Mác và Ang-ghen “loi ích là động lực sâu xa thúc đẩy

con người hoạt động No là yêu tô liên kết các thành viên xã hội, tao cơ

16

Trang 26

sở cho việc xác lập các quan hệ xã hội” [11] Do vậy, việc các thành

viên liên kết lại với nhau thành nhóm lợi ích là tất yếu, khách quan khi

họ nhận thay lợi ích cua minh không thể đạt được nếu đứng tách biệt,độc lập TS.Nguyễn Quốc Văn trong sách chuyên khảo của mình đãdẫn lời A.Bentley dé khang định “không hình thành, ton tại các nhóm

dung ngoài lợi ích Xã hội - đó là một tổng hợp của các nhóm lợi ích khác nhau, số lượng của chúng bị quy định và giới hạn bởi một chỉ số duy nhất: lợi ích - cái mà từ đó chúng liên kết, hình thành và hoạt

động” [36] Con Thomas, C.S [98] cho rằng “Lợi ích là một khía cạnhphổ biến, lâu dài và thiết yếu của tat cả các hệ thong chính trị— các chế

độ dân chủ, độc tài và toàn trị Hơn nữa, các nhóm lợi ích tổn tại ở tắt

cả các cấp chính quyên— quốc gia, tiểu bang, tinh và địa phương—và

họ ngày càng chiếm một vai trò quan trọng trong các van đề quốc tế ”

Về phía học giả trong nước, GS.TS Nguyễn Hữu Khién [32]

cũng khẳng định rằng nhóm lợi ích được hình thành nên từ “muc dich

liên kết tự nhiên, tất yếu phải dựa vào nhau từ mục đích riêng của từng

cá thể riêng lẻ Họ hop lại, lập ra nhóm chỉ đề làm những việc mà cả

nhân không thể làm được, hoặc để hợp sức, chia sẻ trách nhiệm ” Tuynhiên cũng theo Giáo sư, mặc dù sự ton tại của các nhóm lợi ích làkhách quan, nhưng chưa chắc đã vô hại, vì cần phải xem xét động cơ,mục đích hoạt động của họ (khi liên kết với nhau) có đồng thuận với lợi

ích của xã hội, của cộng đồng hay không.

1.1.4 Các yếu tô tác động đến nhóm lợi ích

Dur A và Bievre D [78] chỉ ra 3 yếu tố tác động, quyết định ảnh

hưởng của nhóm lợi ích, gồm (i) thé chế chính sách; (ii) đặc điểm củanhóm lợi ích va (iii) các van đề cụ thé mà nhóm đó gây ảnh hưởng Các

tác giả đã trích dẫn quan điểm của một sô học giả và liên hệ với thực

17

Trang 27

tiễn tại Hoa Kỳ và châu Âu dé chứng minh cho luận điểm nêu trên, cụthé như sau:

Thứ nhất, về thé chế chính sách, nhiều tác giả chi ra rằng yếu tốthé chế của một quốc gia có ảnh hưởng đến sự cân bằng các lợi ích của

quốc gia đó Theo đó, thé chế của một quốc gia sẽ trao quyền hoặc tước quyền của các nhóm lợi ích cụ thê (Ví dụ, Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ đảm bảo tự do cá nhân về van dé tôn giáo, ngôn

luận, báo chí, hội họp trong hòa bình và quyền được tự do “kiến nghịvới chính quyên sửa chữa những điều gây bat bình ” [58] Quy định này

là hành lang pháp lý quan trong dé các nhóm lợi ích thực hiện các hoạtđộng gây tác động đến chính sách công)

Bên cạnh đó, thể chế chính sách có thê tăng cường hoặc hạ thấpkhả năng tiếp cận của các nhóm lợi ích trong nước đến các nhà hoạch

định chính sách Có quan điểm cho rằng hệ thống nhóm lợi ích đa nguyên ở Hoa Kỳ giúp nâng cao khả năng tiếp cận của các nhóm lợi ích đến các chính khách Tuy nhiên, bằng việc cho phép các nhóm lợi ích

quyên tiếp cận bình đăng, khung thé chế của Hoa Kỳ cũng đảm bảo cácnhóm lợi ich đặc biệt (concentrated special interests) không thé thaotúng quá trình xây dựng chính sách Các học giả khác chỉ ra rằng việccác nước EU áp dụng quy trình ra quyết định nhiều cấp (multi-leveldecision-making) tao điều kiện thuận lợi cho các nhóm lợi ich phân tán

(diffuse interests) tao ảnh hưởng đến nội dung chính sách.

Cuối cùng, thé chế chính sách có thé định hình các nhu cầu về nguồn lực của các chính trị gia Nếu quy định các những người ra quyết định phải phụ thuộc vao nguồn lực của các nhóm lợi ích, các nhóm lợi

ích có thé dành được sự ảnh hưởng đến nội dung chính sách

18

Trang 28

Thứ hai, theo một vài tac giả, những đặc điểm của nhóm lợi ích

có vai trò nhất định đối với mức độ ảnh hưởng của nhóm lợi ích Cụthể, các nhóm lợi ích có nguồn lực mạnh sẽ có ảnh hưởng lớn hơn so

với các nhóm lợi ích có nguồn lực yếu hơn Các nhóm lợi ích sử dụng

các nguồn lực khác nhau của mình như gây quỹ chiến dịch tranh cử,

thông tin về các lợi ích của cử tri (constituency interests), chuyên gia về

các vấn đề chính sách và thông tin về các nhà hoạch định chính sách khác, để gây ảnh hưởng đến nội dung chính sách, cho dù các chính trị

gia phụ thuộc vào các nguồn lực nay cho mục dich tái cử hay các mục

viên ở cơ sở (grassroot members) và sở hữu “nền tảng đạo đức cao” Các tác giả còn chỉ ra rằng các nhóm kinh doanh — một loại nhóm lợi

ích tập trung đặc biệt, có thể hưởng lợi từ năng lực về tô chức '(structural power) của các doanh nghiệp Họ có thé sử dụng mối đe dọacủa các doanh nghiệp trong việc tái phân bổ đầu tư và việc làm xuyênquốc gia để gây ảnh hưởng Tuy nhiên, trong trường hợp việc thực thi

các chính sách có thé thúc đây sự cạnh tranh của nền kinh tế thì nănglực đó không đi ngược lại với các lợi ích phân tán.

! Xem thêm “năng lực về tổ chức” tại mục 1.3.2 tài liệu này

19

Trang 29

Thứ ba, mức độ ảnh hưởng của nhóm lợi ích phụ thuộc vào chínhsách mà nhóm đó gây ảnh hưởng là chính sách phân phối” (distributive policy), chính sách điều tiết` (regulatory policy) hay chính sách tái phân phối” (redistribution policy) Theo đó, đối với các chính sách điều tiết,

sự tồn tại của các lợi ích không đồng nhất (heterogeneous interests)

giữa các khu vực bau cử lớn có thé tạo điều kiện cho các chủ thé nha

nước theo đuổi các chính sách mà họ mong muốn, băng việc đền bù

cho đối thủ và thành lập liên minh ủng hộ các lựa chọn chính sách cụthể Ngược lại, đối với các chính sách phân phối, các nhóm dễ dàngliên minh ủng hộ lẫn nhau khi các khu vực bầu cử lớn có lợi ích đồngnhất (homogeneous interests) Trong tình huống đó, ảnh hưởng của cácnhóm liên minh này là rất lớn Bên cạnh đó, các chính sách tái phânphối có thé khiến cho nhiều người hưởng lợi nhưng lợi ích đạt được làrất nhỏ, trong khi chi phí cần bỏ ra rất lớn Do vậy, mức độ ảnh hưởng

của các nhóm lợi ích đến các chính sách tái phân phối là ít hơn so với

02 nhóm chính sách còn lại.

Ngoài ra, các tác giả còn dẫn ra ý kiến mức độ nỗi bật của một

vấn đề (hay sự tham gia của công chúng), yêu cầu kỹ thuật của một vấn

đề (nguồn lực triển khai giải quyết van dé) hay các phương thức được

sử dụng trong vận động hành lang cũng có mối liên hệ với mức độ ảnh

hưởng của nhóm lợi ích.

? Chính sách phân phối là việc phân bd cac nguồn lực một cách trực tiếp cho các cá nhận hoặc tô chức hoặc thông qua trang bị cơ sở hạ tầng có thể tiếp cận một cách rộng rãi, những nguồn lực này

được giả định là phân chia vô hạn (bình đăng giữa các chủ thé) [83].

3 Chính sách điều tiết là các chính sách sử dụng quy định, pháp luật và các quy định khác dé thúc

đây phát triển kinh tế, xã hội, từ đó nâng cao đời sông của người dân và doanh nghiệp [90]

* Chính sách tái phân phối là ‘ 'công cụ chính sách nhằm thúc day binh dang thông qua tái phân phối

thu nhập và tăng cường sự bình đăng về cơ hội bằng cách thúc đây việc phân phối các tài sản tạo ra thu nhập như von nhân lực, của cải giữa các cá nhân cũng như giữa khu vực tư với khu vực công” [105]

20

Trang 30

1.1.5 Xung đột lợi ích

Theo Nguyễn Đức Giang [29], đa số các học giả, nhà nghiên cứutại Việt Nam định nghĩa “xưng đột lợi ích là một tình huong, bối cảnhkhách quan mà ở đó một người khi dua ra một quyết định, hành động

có khả năng hoặc bị tác động một cách tiêu cực bởi các lợi ích cá nhâncủa họ, làm ảnh hưởng đến tính đúng đắn của quyết định, hành độngđược đưa ra.”

Một cách khái quát nhất, xung đột lợi ích là tình huống mà trong

đó, lợi ích cá nhân của một người đối lập với những nghĩa vụ mà người

này phải gánh vác và có trách nhiệm bảo vệ [44] Theo C.Mác, con

người luôn ích kỷ và nghĩ đến lợi ích của cá nhân mình, không nghĩ đếnlợi ích của chủ thể khác là bản tính tự nhiên và đó “là cơ sở khách quan

của xung đột lợi ich trong xã hội” [17] Trong hoạt động công vụ,

OECD định nghĩa “xung đột lợi ích là xung đột giữa nhiệm vụ công va

lợi ích cá nhân của công chức mà lợi ích cá nhân của công chức đó cóthể ảnh hưởng không thích hợp đến cách người này thực hiện các nghĩa

vu và trách nhiệm cua ho” [92].

Như vậy, khi nói đến xung đột lợi ích là thường nói đến lợi ích

cá nhân Tuy nhiên, như đã phân tích ở phan trên, khi cá nhân là thànhviên một nhóm lợi ích thì lợi ích cá nhân gan với lợi ích nhóm mà họtham gia Bên cạnh đó, chủ thê trong tình huống xung đột lợi ích cũng

có thê là một tổ chức - trong bối cảnh đó đối tượng của xung đột lợi ích

chính là lợi ích nhóm Cụ thể, theo định nghĩa của Tổ chức Minh bạch

quốc tế, xung đột lợi ich là “tinh trạng cá nhân hoặc tổ chức nơi họ làm việc, dù là chính phủ, doanh nghiệp, cơ quan truyền thông, hay tổ

chức xã hội, phải đối mặt với việc lựa chọn giữa nghĩa vụ và yêu cầu

của vị trí công việc với lợi ích cá nhân cua họ” Và xung đột lợi ích có

21

Trang 31

thê xảy ra “khi một cá nhân, tổ chức có trách nhiệm chính là phục vụcộng đồng lại tham gia vào hoạt động mà có khả năng gây ảnh hưởngtiêu cực đến phán đoán chuyên môn và sự khách quan, độc lập của

họ ”[99] Điều này đặc biệt thường xảy ra trong xây dựng pháp luật, khi

mà cơ quan chủ trì xây dựng một văn bản pháp luật trên lĩnh vực do

mình quản lý cố tình “cài cắm” lợi ích của cơ quan mình vào nội dung

văn bản, day những yếu tố không thuận lợi cho doanh nghiệp, ngườidân hoặc cơ quan nhà nước khác.

Một trong những tình huống dễ tạo ra nguy cơ xung đột lợi íchnhất theo nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đó là tình trạng “cửa xoay”(revolving door) Trong chính trị, thuật ngữ “cửa xoay” dùng để chỉtình trạng nhân sự di chuyên qua lại giữa 2 vai trò, một bên là nhà lậppháp và quản lý nhà nước, bên còn lại là thành viên của các công ty tư

nhân, tương tự như khi họ di chuyển qua cửa xoay, mục đích nhằm khai

thác khoảng thời gian làm việc trước đây để mang lại lợi ích cho người

quản lý hiện tại của họ Các ngành, lĩnh vực được đánh giá là dễ xảy ra

hiện tượng cửa xoay nhất là y tế, nông nghiệp, tài chính, năng lượng vàquốc phòng Tình trạng này gây ra nhiều rủi ro, trong đó có việc cácquan chức nhà nước sẽ có xu hướng ra các quyết định có lợi cho một sốcông ty hoặc ngành, lĩnh vực nhất định mới mong muốn có được một vịtrí làm việc sau khi họ về hưu hoặc những người từng làm quản lý trong

các doanh nghiệp, khi được bé nhiệm vào các cơ quan nha nước sẽ có

khả năng thiện vị hơn cho doanh nghiệp hoặc ngành, lĩnh vực họ từng làm việc khi xây dựng chính sách, pháp luật [103].

22

Trang 32

1.2 Khái lược về xây dựng pháp luật

1.2.1 Khái niệm và bản chất hoạt động xây dựng pháp luật

Về cơ bản khái niệm và bản chất hoạt động xây dựng pháp luậtđược nhận thức một cách tương đối thống nhất trong khoa học pháp lý

ở Việt Nam.

Bản chất của hoạt động xây dựng pháp luật, theo quan điểm của

các học giả Việt Nam nhìn chung được thé hiện trên 2 khía cạnh chính

trị và kỹ thuật pháp lý Ở khía cạnh chính trị, đó là hoạt động “thê hiện

ý chí của nhà nước”, đồng thời cũng là quá trình “nhận thức và thé hiệncác lợi ích” của xã hội, nhóm xã hội Ở khía cạnh pháp lý, đó là “quátrình sáng tạo pháp luật hình thành hệ thống các quy định pháp luật”[34] Ngoài ra, theo cách tiếp cận xã hội học pháp lý, có tác giả quanniệm bản chất xã hội của xây dựng pháp luật là quá trình “tạo nên các

quy tắc của hành vi tác động vào các quan hệ xã hội, làm chúng đi theo

khuôn khô mà xã hội mong muốn” [50]

Từ nhận thức nói trên, xây dựng pháp luât được định nghĩa là

“một quá trình hoạt động vô cùng quan trọng, phức hợp, bao gom rất

nhiễu hoạt động kế tiếp nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau, do nhiễu tổchức và cá nhân có vị tri, vai trò, chức năng, quyển hạn khác nhaucùng tiến hành, nhằm chuyển hóa ý chi của Nhà nước, của nhân dânViệt Nam thành những quy định pháp luật dựa trên những nguyên tắc

nhất định và được thể hiện dưới những hình thức pháp lý nhất định mà chủ yếu là văn bản quy phạm pháp luật” [34].

Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng nhận thức như trên là đúng

nhưng chưa đủ, cần phải quan niệm theo hướng “xây đựng pháp luật làmột quá trình ra quyết định, và pháp luật là các quyết định của nhà

nước ” [41] Theo tác giả, quan niệm này có cơ sở khoa học khi đôi

23

Trang 33

chiếu với định nghĩa cơ bản về ra quyết định (decision making), theo

đó, ra quyết định là quá trình đưa ra các lựa chọn, đặc biệt là các lựachọn quan trọng, thông qua việc xác định vấn đề cần giải quyết, thuthập các thông tin liên quan, và đánh giá các giải pháp thay thé [86]

Các quyết định được thực hiện ở mỗi bước trong quy trình xây dựng pháp luật cũng là kết quả của quá trình đưa ra các lựa chọn, lựa chọn vấn đề cần xử lý, lựa chọn quan hệ xã hội cần điều chỉnh, lựa chọn lợi ích cần được bảo vệ, lựa chọn cách thức giải quyết van đề, hình thức

thể hiện, chủ thé thực hiện, phương thức bảo đảm thực hiện Nhậnthức theo hướng trên sẽ giúp nhận diện và giải quyết các van đề tôn tại

trong quá trình xây dựng pháp luật hiện nay được chính xác và rõ ràng hơn [41].

Trong sách chuyên khảo của mình [36], Tiến sĩ Nguyễn Quốc

Văn đã dẫn đến một nghiên cứu về phương pháp ra quyết định, trong

đó chỉ ra 02 điều kiện tối thiểu người ra quyết định phải đáp ứng nếu muốn ra một quyết định hợp lý:

Thứ nhất, người ra quyết định (hoặc tham gia vào quá trình ra

quyết định) phải có thông tin đầy đủ về vấn đề cần ra quyết định nhưvan đề cần giải quyết là gì; nguyên nhân của van đề đó; tác hai của van

đề nếu không được giải quyết; đối tượng chịu tác động bởi những tác

động đó; mức độ đồng đều trong sự phân bố các tác động đó; các giải pháp đề giải quyết vẫn đề; nguồn lực sử dụng để giải quyết vấn đề.

Thứ hai, người ra quyết định phải có năng lực xử lý các thông tin

do tự mình thu thập được hoặc được cung cấp dé nhận diện đúng vấn

đề, chọn lựa được giải pháp tối ưu xử lý vấn đề.

Tương tự, đối với quy trình xây dựng pháp luật, để lựa chọn

được nội dung, chính sách đưa vào văn bản pháp luật, cân đảm bảo việc

24

Trang 34

tổng kết thực tiễn thi hành (đối với văn bản kế thừa) hoặc khảo sát thựctiễn (đối với chính sách mới), nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế, đánhgiá tác động chính sách, hay các hoạt động lay ý kiến góp ý, thâm định,đánh giá tác động cần thực hiện một cách thích đáng và cung cấpđược những thông tin cần thiết và quan trọng nhất, phản ánh được thực

tế khách quan và giúp cho những người hoạch định chính sách có thê lựa chọn được chính sách tối ưu nhất Trên cơ sở đó, thể hiện các chính sách đã được lựa chọn dưới các quy định cụ thể một cách đúng đắn với

cách hiểu và áp dụng thống nhất

Tuy nhiên, thực tế vẫn xảy ra trường hợp những người có thâmquyền ra quyết định có đủ các thông tin và năng lực cần thiết nhưngvẫn ra quyết định mang tính chủ quan, duy ý chí Một trong nhữngnguyên nhân có thé là quá trình ra quyết định đã bị tác động tiêu cực

bởi các nhóm lợi ích.

1.2.2 Đặc điểm của qua trình xáy dựng pháp luật

Hoạt động xây dựng pháp luật nhìn chung mang các đặc điểm

cơ bản sau đây:

- Chủ thể: Chủ thê ra quyết định trong hoạt động xây dựng phápluật là những người có chức vụ, quyền hạn hoặc cơ quan nhà nước cóthâm quyên (trừ một số quốc gia quy định công dân có quyền trực tiếpxây dựng va thông qua Hiến pháp) Các chủ thé khác trong xã hội, bao

gồm cá nhân, tô chức, và không loại trừ các nhóm lợi ích, tham gia vào hoạt động xây dựng pháp luật thông qua việc bầu ra người đại diệntrong cơ quan lập pháp, góp ý dự thảo văn bản hoặc thông qua các vận

động hành lang đề tác động đến nội dung văn bản pháp luật theo ý họ

25

Trang 35

- Đối tượng: Đôi tượng hướng đến của quá trình xây dựng phápluật là các quan hệ xã hội, các vấn đề mà xã hội đặt ra cần phải giảiquyết bằng pháp luật.

- Khách thể: Khách thé của quá trình xây dựng pháp luật là các

cá nhân, tô chức bên trong các quan hệ xã hội được pháp luật điều

chỉnh, hoặc chính là những chủ thé gây ra các vấn dé mà pháp luật

hướng tới hoặc điều chỉnh.

- Mục đích: Quá trình xây dung pháp luật thé hiện ý chi của Nhà

nước nhằm giải quyết các vẫn đề mà xã hội đặt ra, hướng tới mục đíchcao nhất là hài hòa các lợi ích của các bên trong các quan hệ xã hộiđược điều chỉnh Tuy nhiên thông thường mục đích này khó đạt được

mà thường sẽ hướng về lợi ích của nhóm chiếm đa số hoặc nhóm cóquyền lực lớn hơn Đồng thời các giải pháp đặt ra cần phải đảm bảophù hợp với thực tiễn nhưng cũng phải dự báo được những vấn đề cóthê phát sinh trong tương lai gần

- Kết quả: Kết quả của hoạt động xây dựng pháp luật là các chính sách, quy định, nội dung được thé hiện dưới hình thức nhất định (gọi

chung là văn bản pháp luật), bao gồm văn bản quy phạm pháp luật và

các văn bản cá biệt khác, trong đó văn bản quy phạm pháp luật là chủ

yếu và quan trọng nhất, có chứa quy phạm pháp luật là những “quy tắc

xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và được Nhà nước bảo đảm thực hiện” [52].

- Nguyên tac: Dé đảm bảo đạt được mục đích dé ra và đảm bao chất lượng, quá trình xây dựng pháp luật cần tuân thủ những nguyên tắc

cơ bản như: đúng thâm quyền; đúng trình tự, thủ tục; đảm bảo tươngxứng giữa hình thức và nội dung (ví dụ, không được ban hành văn bản

cá biệt có chứa quy phạm pháp luật); đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp;

26

Trang 36

công khai, minh bạch, và đặc biệt là tính khách quan, hay có thể dự

đoán trước Theo C.Mác, “nhà lập pháp phải coi mình như là nhà khoa

học tự nhiên Ong ta không làm ra luật, ông ta không phát minh rachúng mà chỉ nêu chúng lên; ông ta biểu hiện những quy luật nội tại

của những moi quan hệ tinh than thành những đạo luật thành văn có ÿ thức Chúng ta sẽ phải chê trách nhà làm luật là vô cùng tùy tiện, nếu như ông ta thay thế bản chất của sự vật bằng nhiều điều bia đặt cuamình ” [36] Hay nói cách khác, pháp luật phải dựa trên những quy luật của xã hội, quy luật của tự nhiên [65].

Hiện nay ở Việt Nam, thâm quyên, trình tự, thủ tục cũng nhưnguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật được

quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản

quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Đối với các văn bản cá biệt

(hay còn gọi là văn bản hành chính, văn bản áp dụng pháp luật) thì nhìn

chung hiện nay chưa có quy định điều chỉnh trực tiếp (trừ hình thức văn

bản theo quy định của Chính phủ về công tác văn thư) mà sẽ thực hiện theo các văn bản khác có liên quan là căn cứ dé ban hành văn ban đó.

1.2.3 Các yếu tổ tác động đến quá trình xây dựng pháp luật

Quá trình xây dựng pháp luật chịu tac động bởi nhiều yếu tô khácnhau, từ chính trị đến xã hội, kinh tế, văn hóa, pháp luật trong đó có

một số yếu tố nôi bật như:

- Đảng phái chính trị: Như đã trình bày ở phần trên, bản chất

chính trị của hoạt động xây dựng pháp luật là phản ánh ý chí của Nhà

nước, Nhà nước do Đảng lãnh đạo, chỉ đạo Hiến pháp Việt Nam quy

định rõ Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã

hội Do vậy ở Việt Nam, pháp luật của Nhà nước là sự thể chế hóađường lối, chính sách của Đảng, chuyển hóa từ ý chi của Đảng thành ý

27

Trang 37

chí của Nhà nước, do vậy pháp luật Việt Nam thê hiện quyết tâm và sựthống nhất cao về mặt tư tưởng, chính trị Ở các quốc gia theo chế độchính trị đa đảng, mối tương quan giữa các đảng phái chính trị có ảnhhưởng lớn đến nội dung chính sách trong văn bản pháp luật, theo đó

đảng cầm quyền hoặc đảng chiếm đa số sẽ giành được ưu thế trong việc

hướng các nội dung văn bản pháp luật có lợi cho đảng phái của mình

[36].

- Thể chế chính trị và quy trình xây dựng pháp luật: Hệ thống

chính trị ôn định, bền vững sẽ góp phan tạo lập môi trường thuận lợicho hoạt động xây dựng pháp luật [50] Bên cạnh đó, các quy định vềtrình tự, thủ tục, thâm quyền, cũng như trách nhiệm pháp lý trong xâydựng pháp luật có ý nghĩa quan trọng đến chất lượng và cách thức xâydựng pháp luật Nếu quy trình pháp luật được xây dựng với mức độ dân

chủ cao, cởi mở thông tin, sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đa chiều, quan tâm đến những đối tượng yếu thế, bảo đảm tính công khai, minh bạch và

trách nhiệm giải trình sẽ tạo ra những văn bản pháp luật có chất lượng,

hài hòa được các lợi ích khác nhau trong xã hội.

- Nhóm lợi ích trong xã hội: Sự tham gia và tắc động của các chủ

thê khác, trong đó có các nhóm lợi ích vào quá trình xây dựng pháp luậtcủa Nhà nước là tất yêu va cần thiết Bởi chủ thé ra quyết định tronghoạt động xây dựng pháp luật, dù là một cá nhân hay nhóm người nhấtđịnh, “cụ thể trong một không — thời gian cụ thé” luôn hữu hạn vềthông tin, hữu hạn về năng lực phân tích và xử lý thông tin, do đó văn

bản được ban hành nếu không được đối thoại, tư vấn, góp ý thì sẽ hữu

hạn về hiệu lực, hữu hạn về hiệu quả và tính khả thi [17] TheoZinnbauer.D [110], sự tác động của nhóm lợi ích đến quá trình xâydựng chính sách, pháp luật ở các quốc gia về bản chất không phải là

28

Trang 38

hành vi tham nhũng hay bat hợp pháp, mà ngược lại, đây là một yếu tô

có tính tất yếu, khách quan và có vai trò quan trọng trong quá trình đó

- Năng lực và ý thức pháp luật của các chủ thé: Khi nói đếnnăng lực của các chủ thé trong quá trình xây dựng pháp luật, hiểu theonghĩa rộng, bao gồm chủ thé ra quyết định (chủ thé nha nước) và chủthê tham gia từ phía xã hội

Năng lực của chủ thể nhà nước trong xây dựng pháp luật bao

gồm năng lực pháp lý, năng lực chính trị, năng lực hành vi và năng lựctài chính, được thé hiện qua việc tô chức và sử dụng các nguồn lựcphục vụ quá trình xây dựng pháp luật [36] Những cá nhân trực tiếpsoạn thảo và ban hành văn bản ngoài việc nắm rõ quy trình, thủ tục, kỹthuật soạn thảo còn cần có kiến thức chuyên môn sâu kết hợp với kinhnghiệm thực tiễn không chỉ trong lĩnh vực soạn thảo mà còn cần hiểubiết liên ngành (tránh tính cục bộ và chồng chéo, mâu thuẫn giữa các

văn bản) Đồng thời, tư duy phản biện, sự khách quan, công tâm và kỷ luật công tác cũng là những phẩm chat cần thiết của những người làm công tác xây dựng pháp luật Đối với cơ quan nhà nước chủ trì soạn

thảo văn bản pháp luật, đó là năng lực tổ chức, điều hành, phân bổ và

huy động tài chính, kỹ thuật, đặc biệt trong thực hiện đánh giá tác động

chính sách và lay ý kiến phản biện đối với chính sách [36]

Đối với các chủ thé khác tham gia vào quá trình xây dựng phápluật, ngoài trình độ dân trí, sự hiểu biết pháp luật, còn cần thái độ, ý

thức trách nhiệm trong việc tham gia vào các bước của quá trình xâydựng pháp luật Các cá nhân, tổ chức khi tham gia góp ý, phản biện,

vận động chính sách trong văn bản pháp luật thay vì chỉ quan tâm đến

lợi ích của cá nhân hay nhóm lợi ích mà mình tham gia cũng cân có

29

Trang 39

trách nhiệm đối với xã hội, cộng đồng qua việc đảm bảo cạnh tranhcông bằng, bình đăng và quan tâm đến những đối tượng yếu thé.

1.3 Mục tiêu, cách thức tác động của nhóm lợi ích trong xây dựng pháp luật

1.3.1 Mục tiêu tác động

Từ định nghĩa đã nêu tại mục 1.1, có thé thay rang nhom loi ich

tồn tại và hoạt động vì mục tiêu tạo ra hoặc thay đổi chính sách theo hướng có lợi cho nhóm họ Mặc dù đa số các nhóm lợi ích có thể ban

đầu không đặt ra mục tiêu gây ảnh hưởng đến chính sách nhưng sau đó

họ đều nhận ra rằng việc tham gia vào các hoạt động chính trị là cáchhiệu quả nhất và thậm chí là duy nhất để đạt được hoặc bảo vệ lợi ích

mà họ hướng đến [98]

Mục tiêu tác động của các nhóm lợi ích có thé là gây ảnh hưởng

đến chính sách mang lại lợi ích riêng cho các thành viên trong nhómhoặc một bộ phận xã hội (ví dụ nới lỏng điều kiện đầu tư, kinh doanh

trong lĩnh vực giáo dục), nhưng cũng có thể là chính sách vì lợi ích chung cộng đồng (vi dụ như dam bảo tiếp cận giáo dục bình dang).

1.3.2 Cách thức tác động

Các cách thức được các nhóm lợi ích sử dụng rất đa dạng, tùyvào hệ thống chính trị hoặc đặc điểm thé chế, nhưng nhìn chung cácnhóm lợi ích thường nỗ lực tác động đến việc xây dựng chính sách,

pháp luật của quốc gia theo hướng có lợi cho nhóm họ bằng cách tự

mình thực hiện hoặc thuê các cá nhân hay tô chức vận động hành lang

Theo OECD, vận động hành lang là “nỗ lực của các nhóm lợi

ích hay các chủ thể khác gây ảnh hưởng đến các quyết định của chính

quyên, đặc biệt trong việc xây dựng chính sách, pháp luật hay trongviệc giao thâu ” [89]

30

Trang 40

Ở Hoa Kỳ, thuật ngữ “vận động hành lang" dùng dé chỉ hànhđộng có chủ ý nhằm tạo ảnh hưởng đối với người ra quyết định củachính phủ; việc thực hiện nhiều hình thức quan hệ chính phủ như vậnđộng bầu cử; các hoạt động vì mục đích chính tri, kinh té, thuong

mại Mục đích của vận động hành lang là tiếp cận được với những người có quyền hoặc khả năng đưa ra quyết định thuyết phục họ những

lợi ích mà họ đại diện để những lợi ích đó được phản ánh trong luật

pháp và chính sách của chính phủ [28].

Ở Canada, hoạt động vận động hành lang được định nghĩa là sựliên lạc, kết nối nhằm gây ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạntrong cơ quan nhà nước có hoạt động liên quan đến hoạch định chínhsách nhằm các mục đích: đưa ra các sáng kiến lập pháp; xây dựng, bãi

bỏ hoặc sửa đôi các dự án luật, nghị quyết; xây dựng, sửa đôi các quy

định dưới luật; xây dựng, sửa đổi chính sách, chương trình, kế hoạch hoạt động: trao các giải thưởng, các khoản đóng góp hoặc các nguồn lợi

tài chính khác [46].

Vận động hành lang có thể được thực hiện thông qua những cách

thức khác nhau, bao gồm trực tiếp tác động đến các cơ quan, nhà hoạchđịnh chính sách; tham gia các phiên thảo luận công khai; thể hiện ýkiến trên các phương tiện truyền thông đại chúng; thực hiện các chiến

dịch gây quỹ, gửi dự thảo, cung cấp thông tin hay chuyên gia về chính sách, văn bản pháp luật mà họ mong muốn đến các cơ quan, quan chức

có liên quan [77].

Đối với những nhóm lợi ích có nguồn lực mạnh, hoạt động vậnđộng hành lang của họ thậm chí có thé di ra ngoài khuôn khổ luật phápnhư mua chuộc quan chức trong bộ máy nha nước dé ban hành các

chính sách có lợi cho nhóm mình, hay thậm chí “cài” người thuộc

3l

Ngày đăng: 03/05/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN