1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận thực trạng và một số giải pháp về hoạt động quản trị chiến lược tại vietcombank từ nay đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực trạng và một số giải pháp về hoạt động quản trị chiến lược tại Vietcombank từ nay đến 2025, tầm nhìn đến năm 2030
Tác giả Đỗ Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn Ngô Thúy Lân
Trường học Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bà Rịa-Vũng Tàu
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 2,38 MB

Cấu trúc

  • I. CƠ SỞ LÝ LUẬN (7)
    • 1. CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA (7)
    • 2. VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH (7)
    • 3. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG, MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI (7)
      • 3.1. Môi trường bên trong (7)
      • 3.2. Môi trường bên ngoài (8)
    • 4. Các phương pháp phân tích chiến lược sản xuất kinh doanh (9)
  • II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK (9)
    • 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM (9)
      • 1.1. Giới thiệu chung (9)
      • 1.2. Cơ cấu tổ chức (10)
      • 1.3. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2020-2023 (12)
        • 1.3.1. Ngành nghề kinh doanh tại vietcombank (12)
        • 1.3.2. Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2020-2023 (12)
    • 2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH (14)
      • 2.1. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Vietcombank (14)
        • 2.1.1. Sơ đồ tư duy về tầm nhìn của Vietcombank (16)
      • 2.2. Phân tích các ảnh hưởng từ môi trường bên trong đến hoạt động kinh (18)
        • 2.2.1. Đánh giá tác động của môi trường Vi mô đến năng lực cạnh tranh của (18)
        • 2.2.2. Ma trận các yếu tố bên trong IFE của Vietcombank (19)
        • 2.2.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Vietcombank..........................................17 2.3. Phân tích các ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, ma trận EFE của ngân hàng Vietcombank 18 (20)
        • 2.3.2. Ma trận EFE của ngân hàng Vietcombank (22)
      • 2.4. Phân tích ma trận BCG, ma trận SWOT, ma trận QSPM của ngân hàng Vietcombank (23)
        • 2.4.1. Ma trận BCG của ngân hàng Vietcombank (23)
        • 2.4.2. Ma trận SWOT của ngân hàng Vietcombank (24)
        • 2.4.3. Ma trận QSPM của ngân hàng Vietcombank (27)
      • 2.5. Kết luận (32)
  • III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ (33)
    • 1. Định hướng phát triển của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2023- (33)
    • 3. Kiến nghị (34)
    • 4. Kết luận chung (34)
  • IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO (34)

Nội dung

Phân tích các ảnh hưởng từ môi trường bên trong đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, ma trận IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh của ngân hàng Vietcombank...152.2.1.Đánh gi

CƠ SỞ LÝ LUẬN

CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA

- Chiến lược sản xuất là một hoặc một số đề xuất đã được thống nhất, mang tính khái quát và cơ bản nhằm dẫn dắt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được mục đích chung của tập thể dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty.

- Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong một thời gian dài.

VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT KINH DOANH

- Một chiến lược kinh doanh đúng đắn đảm bảo sự tồn tại lâu bền của doanh nghiệp trên thịtrường, củng cố vị trí của họ mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp.

- Chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trongvtương lai, là cơ sở cho những quyết định sản xuất và đạt được mục tiêu cụ thể nhất định.

- Dựa vào chiến lược đã được định hướng, doanh nghiệp có khả năng khai thác những cơ hội và giảm bớt những rủi ro gắn liền với môi trường Hoàn cảnh môi trường doanh nghiệp phải đương đầu luôn thay đổi, nó bao hàm những cơ hội và những mối đe dọa.

- Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định thống nhất và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh Nó còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả tài nguyên để đưa đến mức lợi nhuận cao hơn.

- Chiến lược sản xuất kinh doanh được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các chiến lược khác của doanh nghiệp Chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng trong một thời gian dài hoặc cho vài năm dưới dạng các phương án kinh doanh

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG, MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

3.1.Môi trường bên trong a Khái niệm

Môi trường bên trong của một doanh nghiệp: bao gồm tất cả các yếu tố và hệ thống bên trong của nó:

- Các hoạt động quản trị, tài chính, kế toán, SXKD, R & D, marketing…

- Hệ thống thông tin, hệ thống quản lý, các bộ phận chức năng. b Vai trò của phân tích môi trường bên trong

- Biết được các điểm mạnh của doanh nghiệp: Bí quyết, kỹ năng, kinh nghiệm; cơ sở vật chất; nguồn nhân lực; tổ chức, quản lý; thương hiệu; các mối quan hệ

- Biết được các điểm yếu của doanh nghiệp: Thiếu hụt kỹ năng, kinh nghiệm; không đủ nguồn lực, yếu về tổ chức quản lý; hoạt động marketing yếu; không có nguồn cung ứng ổn định; không có tài sản vô hình có giá trị

- Chọn điểm mạnh để phát triển lợi thế cạnh tranh. c Các phương pháp phân tích:

- Phân tích môi trường bên trong theo hoạt động chức năng: hoạt động Marketing, hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất, quản trị nguồn nhân lực, R & D, thông tin, quản trị tổng quát.

- Phân tích môi trường bên trong theo chuỗi giá trị của Michael Porter

Phân tích các hoạt động chủ yếu: hoạt động đầu vào, vận hành, các hoạt động đầu ra, Marketing, dịch vụ.

Phân tích các hoạt động hỗ trợ: quản trị tổng quát, quản trị nhân sự, phát triển công nghệ, thu mua.

- Phân tích các tỷ số tài chính: Các tỷ số khả năng thanh toán, các tỷ số nợ, các tỷ số về hiệu quả hoạt động, các tỷ số về khả năng sinh lợi, các tỷ số về mức tăng trưởng.

- Thiết lập ma trận các yếu tố bên trong IFE.

3.2.Môi trường bên ngoài a Khái niệm

- Môi tường bên ngoài gồm các lực lượng và thể chế bên ngoài doanh nghiệp nhưng tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp b Vai trò của phân tích môi trường bên ngoài

- Phân tích môi trường bên ngoài là một quá trình xem xét và đánh giá các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài của tổ chức để xác định các xu hướng tích cực (cơ hội) hay tiêu cực (mối đe dọa hoặc nguy cơ) có thể tác động đến kết quả của tổ chức.

- Thuận tiện cho việc phân tích, dự báo, các nhà khoa học tiếp tục phân chia môi trường bên ngoài thành môi trường vĩ mô, môi trường vi mô (môi trường cạnh tranh hay môi trường ngành) và môi trường kinh doanh quốc tế c Môi trường vĩ mô

- Gồm 4 yếu tố của PEST : chính phủ (politocal), kinh tế (economic), social (xã hội) và công nghệ (technology) Và môi trường cạnh tranh toàn cầu.

- Tác động của môi trường vĩ mô:

Tạo ra các cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp.

Tác động lên tất cả các doanh nghiệp trong ngành. Mức độ tác động lên các doanh nghiệp khác nhau. Doanh nghiệp ít thay đổi được môi trường vĩ mô d Môi trường vi mô

- Gồm các yếu tố trong ngành liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành những mục tiêu của doanh nghiệp như: khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và sản phẩm thay thế.

- Tác động của môi trường vi mô

Tạo ra các cơ hội và nguy cơ cho doanh nghiệp. Ảnh hưởng trực tiếp đến ngành kinh doanh và quyết định tính chất cạnh tranh của ngành. e Các phương pháp phân tích

- Phân tich các yếu tố của môi trường vĩ mô

- Phân tích các yếu tố của môi trường vi mô

- Phân tích dựa vào ma trận EFE

- Phân tích dựa vào ma trận hình ảnh cạnh tranh

Các phương pháp phân tích chiến lược sản xuất kinh doanh

- Xác lập hệ thống dữ liệu thông tin từ MTKD bên ngoài và bên trong DN làm cơ sở cho xây dựng chiến lược Sử dụng các kỹ thuật phân tích đã được tổng kết như ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE – External Factors Environmental), ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE – Internal Factors Environmental), ma trận hình ảnh cạnh tranh (CPM – Competitive Picture Matrix).

- Phân tích, xác định các kết hợp giữa thời cơ, cơ hội, đe dọa của MTKD với các điểm mạnh, điểm yếu… của DN để thiết lập các kết hợp có thể làm cơ sở xây dựng các phương án chiến lược của DN Sử dụng các kỹ thuật phân tích như ma trận SWOT (Strengths – Weakness – Opportunities – Threats), ma trận BCG (Boston Consulting Group).

- Xác định các phương án, đánh giá, lựa chọn và quyết định chiến lược Từ các kết hợp ở giai đoạn 2, có thể hình thành một hoặc nhiều phương án chiến lược Doanh nghiệp cần phân tích, đánh giá các thế mạnh của các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược dựa vào hệ thống các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên.

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIETCOMBANK

GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

- Tên đầy đủ bằng Tiếng Việt : Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

- Tên đầy đủ bằng Tiếng Anh : Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Viet Nam.

- Tên viết tắt tiếng Anh : Vietcombank – VCB

- Trụ sở chính : 198 Trần Quang Khải, Quận Hoàn Kiếm, HN

- Website : www.vietcombank.com.vn

- Đăng ký kinh doanh : Giấy đăng ký kinh doanh số 105922 do trọng tài kinh tế Nhà nước cấp ngày 03 tháng 04 năm 1993,cấp bổ sung lần thứ nhất ngày 25 tháng 11 năm1997 và cấp bổ sung lần thứ hai ngày 08 tháng 05năm 2003.

- Mã số thuế : Mã số thuế 0100112437 tại Cục Thuế HN

- Tài khoản : Số 453100301 mở tại Sở Giao Dịch NHNN

Sơ đồ tổ chức do chính Vietcombank cung cấp gồm có 3 cấp lãnh đạo, quản lý cùng rất nhiều phòng ban, khối chuyên môn nghiệp vụ Hình 1: Sơ đồ minh họa cơ cấu tổ chức của Vietcombank Để đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng, công tác quản trị điều hành tại Vietcombank đã thay đổi hoàn toàn cách làm việc truyền thống, hướng đến phương thức vận hành hiện đại Ngoài việc thực thi nhiều chính sách linh hoạt, ngân hàng còn tích cực cải tiến hệ thống để tạo ra nền tảng vững chắc cho các hoạt động khác.

- Các công ty con thuộc ngân hàng Vietcombank:

Công ty con Chứng khoán Vietcombank.

Công ty con Cho thuê Tài chính Vietcombank. Công ty con Quản lý nợ và Khai thác tài sản

Công ty con Tài chính Việt Nam Vinafico trụ sở tại Hồng Kông.

Công ty con Liên doanh TNHH Cao Ốc VCB 198.

Công ty con Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Vietcombank.

- Các chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng và đơn vị thành viên:

Trụ sở chính Vietcombank tại Hà Nội

1 văn phòng đại diện ở phía Nam (trong nước).

1 văn phòng đại diện ngân hàng ở Singapore

1 văn phòng đại diện ở Mỹ

Các trung tâm xử lý tiền mặt ở Hà Nội, Hồ Chí Minh.

1.3 Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2020-2023

1.3.1 Ngành nghề kinh doanh tại vietcombank a Dịch vụ tài chính

- Trọng tâm là hoạt động ngân hàng thương mại với lĩnh vực truyền thông là ngân hàng bán buôn (phục vụ khách hàng doanh nghiệp)

- Hoạt động ngân hàng bán lẻ

Dịch vụ cho vay cần cố tài sản, cho vay tiêu dùng

Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm

Kinh doanh và đầu tư chứng khoán

Hoạt động quản lí tài sản, quỹ đầu tư

Dịch vụ mua, bán, chia tách, sáp nhập công ty b Dịch vụ phi tài chính

- Kinh doanh, đầu tư bất động sản

- Đầu tư xây dựng và phát triển các dự án kết cấu hạ tầng

1.3.2 Hoạt động kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2020-2023 a Năm 2020

Trải qua năm 2020 đầy biến động và thách thức, hoạt động kinh doanh của Vietcombank vẫn bảo đảm an toàn, hiệu quả và trở thành điểm sáng trong toàn ngành ngân hàng, tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng vượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán. Tổng tài sản vượt 1,3 triệu tỷ đồng, tăng 8,5% so năm 2019; huy động vốn thị trường I đạt 1.053.451 tỷ đồng, tăng 10,9% so năm

2019, đạt 104,6% kế hoạch năm 2020; thu nợ ngoại bảng đạt 2.418 tỷ đồng; lợi nhuận hợp nhất đạt trên 23 nghìn tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD), tương đương mức năm 2019, tiếp tục giữ vị trí quán quân là ngân hàng kinh doanh hiệu quả nhất và là ngân hàng Việt Nam duy nhất lọt vào nhóm 200 ngân hàng có quy mô lợi nhuận lớn nhất toàn cầu. b Năm 2021

Năm 2021, hầu hết các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh của Vietcombank đạt và vượt kế hoạch Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) và HĐQT giao như: Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo đúng định hướng; huy động vốn thị trường I đạt gần 1.154.000 tỷ đồng, tăng 9,5% so với năm 2020 Tỉ trọng huy động vốn không kỳ hạn (KKH) bình quân đạt 32,2%, tăng 3,3 điểm % so với năm 2020 Ngân hàng đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng từ đầu năm; chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng an toàn, hiệu quả; kiểm soát và nâng cao chất lượng tín dụng; dư nợ tín dụng đạt khoảng 963.670 tỷ đồng, tăng 14,99% so với cuối năm 2020, góp phần cung ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, đồng thời tuân thủ giới hạn tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN.

Vietcombank kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng: Tỉ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,34%; tỉ lệ nợ xấu ở mức 0,63%.

Ngân hàng trích lập đủ 100% dự phòng cụ thể của dư nợ cơ cấu theo Thông tư 03 - sớm trước 2 năm so với thời hạn quy định của NHNN

Tỉ lệ quỹ dự phòng bao nợ xấu nội bảng đạt mức cao nhất hệ thống ngân hàng (424%); doanh số thanh toán và sử dụng thẻ tăng 19,2% so với 2020… Đáng chú ý, trong năm 2021, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình chịu tác động của dịch COVID-19 Tổng dư nợ khách hàng vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ là xấp xỉ 10.540 tỷ đồng… Tổng số tiền lãi lũy kế hỗ trợ khách hàng năm 2020-2021 là 10.800 tỷ đồng. c Năm 2022

Năm 2022, tăng trưởng tín dụng của Vietcombank lần đầu tiên vượt mốc 1 triệu tỷ đồng (1,15 triệu tỷ đồng) với mức tăng 19% so với năm 2021 Trong đó, tín dụng bán buôn tăng trưởng 18,5%, tín dụng bán lẻ tăng trưởng ở mức 19,4% so với năm 2021 Năng lực tài chính vững mạnh, quản trị rủi ro tốt, rót vốn chủ yếu cho lĩnh vực ưu tiên khiến Vietcombank được NHNN cấp room tín dụng ở mức cao nhất hệ thống.

Mặc dù lãi suất huy động luôn được Vietcombank duy trì ở mức hợp lý, thấp hơn nhiều ngân hàng TMCP tư nhân khác, song huy động vốn của Vietcombank năm 2022 vẫn tăng trưởng tốt Huy động vốn thị trường I đạt khoảng 1,26 triệu tỷ đồng, tăng 9,1% so với năm 2021, đạt 100% kế hoạch năm 2022. Đáng lưu ý, năm 2022, trong khi rất nhiều ngân hàng thương mại khác bị sụt giảm tỷ trọng huy động vốn không kỳ hạn (CASA) thì tỷ lệ CASA bình quân của Vietcombank vẫn đạt 34%, tăng 1,8 điểm % so với 2021

Không chỉ tăng trưởng mạnh tín dụng, hoạt động kinh doanh ngoài lãi của Vietcombank cũng tăng trưởng mạnh, là nguyên nhân giúp ngân hàng tăng trưởng lợi nhuận bền vững.

Năm 2022, thu nhập ngoài lãi của Vietcombank tăng 9,2% so với năm 2021, hoàn thành 108,7% kế hoạch năm 2022.

Năm 2022, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại lớn nhất hệ thống với doanh số đạt

135 tỷ USD, tăng 31,8% so với 2021 Thị phần đạt mức 18,5%, tăng 3,11 điểm % so với năm 2021 Doanh số mua bán ngoại tệ của ngân hàng đạt 73 tỷ USD, tăng 20,4% so với 2021 Thu thuần kinh doanh ngoại tệ tăng trưởng 31,7% so với năm 2021, hoàn thành 124% kế hoạch năm 2022 Thu hồi nợ ngoại bảng đạt khoảng 2.393 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm 2022… Kết thúc năm 2022, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ của Vietcombank tăng 39% so với năm 2021 và đạt 119% kế hoạch năm 2022, các chỉ số sinh lời đểu duy trì ở mức cao (Chỉ số ROAA và ROAE lần lượt 1,84% và 24,25%) Các công ty con của ngân hàng cũng tiếp tục hoạt động hiệu quả với tổng lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 976 tỷ đồng; trong đó, 05/9 công ty hoàn thành trên 100%. d 6 tháng đầu năm 2023

Tuy năm 2023 được dự báo là 1 năm khó khăn với nền kinh tế Thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng nhưng không vì thế mà tình hình kinh doanh của Vietcombank sụt giảm Tổng lợi nhuận sau thuế của Vietcombank vẫn dẫn đầu toàn ngành với hơn 16.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Thu nhập lãi thuần tăng 14%, đạt 28.223 tỉ đồng giúp bức tranh kinh doanh của VCB trong 6 tháng khả quan, bên cạnh việc lãi đến từ kinh doanh ngoại hối, chứng khoán kinh doanh đều đi lên. Ở chiều ngược lại, mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ 61 tỉ đồng, trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 10%, còn 3.078 tỉ đồng Kỳ này, chi phí dự phòng rủi ro cũng giảm 9%.

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH

2.1.Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của Vietcombank a Tầm nhìn

Xây dựng Vietcombank trở thành tập đoàn đầu tư tài chính ngân hàng đa năng trên cơ sở áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất, duy trì vai trò chủ đào tạo tại Vietj Nam và trở thành một trong 70 định chế tài chính hàng đầu châu Á, có phạm vi hoạt động quốc tế.

Vietcombank xác định chiến lược phát triển tập trung vào các nôi dung:

- Tiếp tục đổi mới và hiện đại hóa toàn diện mọi mặt hoạt động- bắt kịp với trình độ khu vực và thế giới.

- Tranh thủ thời cơ, phát huy lợi thế sẵn có của Vietcombank cũng như của các cổ đông mới, phát triển, mở rộng lĩnh vực hoạt động một cách hiệu quả theo cả chiều rộng và chiều sâu. b Sứ mệnh

- Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt

- Bảo đảm tương lai trong tầm tay cuẩ khách hàng

- Sự thuận tiện trong giao dịch và các hoạt động thương maiij trên thị trường c Mục tiêu của Vietcombank từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

- Mục tiêu chiến lược của Vietcombank đến năm 2025

Số 1 về quy mô lợi nhuận và thu nhập phi lợi nhuận Đứng đầu về trải nghiệm khách hàng

Số 1 về bán lẻ và ngân hàng đầu tư Đứng đầu về chất lượng nguồn nhân lực Đứng đầu về ngân hàng số

Quản trị rủi ro tốt nhất

- Tầm nhìn đến năm 2030: Xác lập trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, 1 trong 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á, 1 trong 300 tập đoàn tài chính - ngân hàng lớn nhất thế giới,

1 trong 1.000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu, có đóng góp lớn vào sự phát triển bền vững của Việt Nam

- Ngoài ra, Ban lãnh đạo Vietcombank xác định thời điểm hiện tại là thời cơ để Vietcombank hợp tác với các đối tác bảo hiểm nhân thọ/phi nhân thọ với mục tiêu đứng đầu về thị phần bancassurance đến năm 2025 Vietcombank đã cơ bản hoàn tất lựa chọn đối tác có năng lực, dự kiến sớm ký hợp đồng hợp tác phân phối bảo hiểm có giá trị lớn nhất từ trước đến nay tại thị trường Việt Nam.

2.1.1 Sơ đồ tư duy về tầm nhìn của Vietcombank

Mục tiêu 1: Mang đến chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, tham gia Vietcombank Priority.

+ Hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ tài chính chuyên biệt, hoàn tiền tới 0,5% giá trị giao dịch

Mục tiêu 2: Lấy khách hàng làm trọng tâm.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật số

+ Doanh thu thuần bán lẻ đạt 7000 tỉ

+ Sử dụng mô hình phân khúc khách hàng hiện đại

Mục tiêu 3: Chính sách hỗ trợ đối với khách hàng

+ Liên tục triển khai giảm lãi suất để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch và thiên tai

+ Đồng hành chính sách giảm phí của NHNN

Sứ mệnh 2: Cán bộ công nhân viên Mục tiêu 1: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

+ Nâng cao trung tâm đào tạo,hình thức đào tạo đa dạng

+ 2020 có 70 bài E-learning , 380 khóa đào tạo, tổng số h được là 120,4% so với kế hoạch

Mục tiêu 2: Chế độ lương, phúc lợi

+ Lương được tính theo vị trí công việc và hiệu quả + Thu nhập bình quân: 32,6 triệu/người/tháng + Phúc lợi: Chế độ bảo hiểm, thai sản, thưởng lễ tết,…

+ 2020 tổ chức thành công 60 đợt tuyển dụng

+ VCB chú trọng quy hoạch và bố trí quản lí nhân viên n hàng chiếm 60% toàn hệ thống cho thấy sự bình đẳng và

Mục tiêu 1: Chia cổ tức 18,1% bằng cổ phiếu

+ Ngân hàng phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức.

+ Cổ đông sở hữu 1000 cổ phiếu tại ngày chốt quyền được nhận thêm 181 cổ phiếu mới.

Mục tiêu 2: Nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng

+ Tăng vốn điều lệ từ hơn 47.000 tỷ lên mốc 75.000 tỷ.

+ Sau khi tái cơ cấu thành công Vietcombank có thể sáp nhập, bán lại hoặc duy trì tổ chức tín dụng này như một ngân hàng con.

Sứ mệnh 4: Cộng đồng Mục tiêu 1: Vietcombank dành hàng trăm tỷ đồng tác an sinh xã hội

+ Trao 10 tỷ đồng cho lễ phát động tham gia phòn dịch covid 19.

+ Hướng tới các lĩnh vực y tế, giáo dục, hỗ trợ xây

Mục tiêu 2: Vietcombank giải ngân cho vay lĩnh v nghiệp, ứng dụng công nghệ cao hơn 2.500 tỷ đồn+ Dự án chăn nuôi bò thịt 500 tỷ

2.2 Phân tích các ảnh hưởng từ môi trường bên trong đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank, ma trận IFE và ma trận hình ảnh cạnh tranh của ngân hàng Vietcombank

2.2.1 Đánh giá tác động của môi trường Vi mô đến năng lực cạnh tranh của VCB theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter a Tác nhân từ các phía đối thủ tiềm ẩn

Nguy cơ từ các ngân hàng mới sẽ phụ thuộc vào “độ cao” của rào cản gia nhập ngành Chính vì vậy, các ngân hàng mới càng dễ thâm nhập thị trường, thì mức độ cạnh tranh sẽ các cao.

- Nguy cơ từ các ngân hàng nước ngoài: Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì ngành ngân hàng đã và đang có những thay đổi cơ bản khi bắt đầu xuất hiện các tổ chức tài chính nước ngoài nắm giữ cổ phần của các ngân hàng Việt Nam và các ngân hàng 100% vốn nước ngoài

- Nguy cơ từ ngân hàng nội địa: Việc xuất hiện nhiều các NHTM mới sẽ là mối đe dọa về khả năng thị phần bị chia sẻ

Khi nhận diện được các đối thủ cạnh tranh, Vietcombank có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng với sản phẩm dịch vụ, xây dựng thương hiệu bền vững, thiết lập các phân khúc thị trường mục tiêu, khai thác các lợi thế cạnh tranh của ngân hàng về chi phí thấp, quy mô lớn hoặc thông qua các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước Khi đó các ngân hàng mới sẽ mất chi phí chuyển đổi rất lớn để lôi kéo khách hàng và do đó họ bắt buộc phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định gia nhập thị trường b Tác nhân từ đối thủ cạnh tranh

Có thể nói đây là mối lo thường trực của các NHTM trong kinh doanh khi mà thị trường càng ngày càng được nhiều người khai thác Chính vì vậy, ngân hàng nào có ưu thế hơn thì sẽ giành được sự ưu đãi nhiều hơn Đối thủ cạnh tranh vừa là mối lo nhưng cũng chính là động lực để thúc đẩy ngân hàng phải quan tâm thường xuyên đến chất lượng dịch vụ, nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng c Tác nhân từ phía khách hàng

Ngân hàng là một ngành dịch vụ đặc thù Các cá nhân, tổ chức kinh tế hay người tiêu dùng sẽ vừa là người mua, vừa là người bán các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Chính điều này tạo nên áp lực cho các ngân hàng khi nhu cầu của khách hàng sẽ luôn là muốn nhận được lãi cao và chi trả lãi suất thấp lúc này sẽ xuất hiện những mâu thuẫn, ngân hàng sẽ phải tìm cách huy động được nguồn vốn rẻ nhất trong khi vẫn phải đảm bảo hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả và tạo ra lợi nhuận cao Nếu huy động nhiều mà giải ngân ít, sẽ xảy ra hiện tượng ứ đọng vốn, không sinh lãi, khả năng trả tiền cho khách hàng gửi tiền sẽ bị hạn chế Điều này đặt ra cho ngân hàng nhiều khó khăn trong việc định hướng cũng như đề xuất chiến lược trong tương lai. d Quyền lực nhà cung cấp

- Quyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Hệ thống NHTM nói chung và Vietcombank nói riêng phụ thuộc và bị tác động bởi các chính sách của Ngân hàng Nhà nước thông qua tỷ lệ dự trữ bắt buộc, chính sách tỷ giá, chính sách lãi suất,… Ngoài ra, do là ngành dịch vụ đặc thù, quyền lực thương lượng hoàn toàn dựa vào Ngân hàng Nhà nước.

- Quyền lực đại cổ đông: Hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều nhận đầu tư từ một tập đoàn hoặc một ngân hàng khác lớn hơn Do đó quyền lực của nhà đầu tư sẽ tăng lên rất nhiều nếu số lượng cổ phần mà nhà đầu tư lớn Vietcombank có sự liên kết với các ngân hàng khác để hỗ trợ nhau cùng phát triển nhưng Vietcombank là ngân hàng hàng đầu nên quyền lực thương lượng nghiêng về Vietcombank

- Quyền lực nhà cung cấp thiết bị: Hiện tại ở Việt Nam, các ngân hàng thường tự đầu tư thiết bị và tự chọn nhà cung cấp riêng Điều này làm giảm quyền lực nhà cung cấp e Nguy cơ bị thay thế

- Sự ra đời ồ ạt của nhiều tổ chức tài chính trung gian và các NHTM làm yếu tố làm tăng sự cạnh tranh, giảm thị phần của các NHTM

2.2.2 Ma trận các yếu tố bên trong IFE của Vietcombank

STT Các Yếu Tố Tầm quan trọng

Hệ số phân loại Điểm số

1 Đội ngũ quản lý dồi dào kinh nghiệm, chuyên môn cao 0.09 3 0.27

2 Quản trị quan hệ khách hàng hiệu quả 0.1 3 0.3

3 Tỷ lệ nhân viên làm trái ngành học nhiều 0.08 1 0.08

4 Bộ phận Marketing còn yếu kém 0.08 3 0.24

5 Tiên phong trong lĩnh vực số hóa, công nghệ 4.0 0.09 3 0.27

Sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú nhất trong ngành ngân hàng 0.1 2 0.2

7 Vietcombank đứng đầu về lợi nhuận trong ngành ngân hàng 0.11 4 0.44

Mạng lưới của Vietcombank có hơn 600 chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện 0.08 2 0.16

9 Thủ tục mua bán ngoại tệ đơn giản, nhanh chóng, an toàn 0.09 3 0.27

10 Vốn điều lệ thấp nhất trong số các ngân hàng nhà nước 0,1 3 0.3

Vcb cho vay với lãi suất ưu đãi hấp dẫn, chỉ khoảng 0.76 –

- Bảng trên cho thấy, điểm yếu của Vietcombank phân tích là “ tỷ lệ nhân viên làm trái ngành học nhiều”, có hệ số phân loại cùng bằng (1) Trong khi đó điểm mạnh nhất của doanh nghiệp là “ Vietcombank đứng đầu lợi nhuận trong ngành ngân hàng” (4).

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Định hướng phát triển của ngân hàng Vietcombank trong giai đoạn 2023-

Trong giai đoạn 2021-2030, Vietcombank phấn đấu đạt các mục tiêu cơ bản: Giá trị tổng tài sản tăng khoảng 13%-14%/năm; Lợi nhuận trước thuế khoảng 30%/năm; Tăng trưởng vốn huy động đạt khoảng 21%-22%/năm; Tỷ lệ nợ xấu hạ xuống mức thấp hơn hiện nay và ở mức khoảng dưới 1%; ROA đạt khoảng 0,3%-0,4%; ROE đạt khoảng 5%-6%; Cơ bản hoàn thành các mục tiêu quản trị gồm: Tiếp tục giảm 1/3 thời gian hội họp; Giảm thiểu quyết sách sai và đưa về mức 0%

2 Một số giải pháp nâng cao chiến lược kinh doanh tại Vietcombank

- Hoàn thiện bộ máy và cơ chế hoạt động và mô hình quản trị theo chuẩn quốc tế Tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của Ngân hàng Cơ cấu lại Hội đồng quản trị với số thành viên tham gia sao cho hợp lý Hội đồng quản trị ban hành Nghị quyết chỉ đạo hoạt động kinh doanh và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên; đồng thời, thực hiện giám sát Ban điều hành tổ chức thực hiện, tuân thủ các quy định tại Điều lệ Ngân hàng, Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Quy chế quản trị nội bộ và các quy định khác của Vietcombank. Thêm vào đó, các thành viên Hội đồng quản trị và Ban điều hành luôn phải đặt lợi ích của cổ đông, của Nhà nước và Ngân hàng làm mục tiêu hoạt động hàng đầu, thực hiện tốt công tác chỉ đạo điều hành của mình và hoàn thành các chức trách, nhiệm vụ được giao Hoàn thiện các Ủy ban nhân sự, Ủy ban chiến lược, Ban điều hành Đồng thời hoàn thiện cơ chế, quy chế hoạt động quản trị của Vietcombank

- Phát triển nhân lực chất lượng cao Trước hết, nâng cao nhận thức của lãnh đạo về quản trị ngân hàng Thành viên Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Ban kiểm soát, kế toán trưởng, giám đốc các chi nhánh cần nỗ lực, tăng cường tìm hiểu, nâng cao nhận thức và nâng cao hiệu quả hoạt động Tiếp theo, nâng cao tính chuyên nghiệp của hội đồng quản trị, tiếp tục tăng cường tính chuyên nghiệp của Hội đồng quản trị thông qua minh bạch, rõ ràng trách nhiệm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban Kiểm soát Hội đồng quản trị cần tiếp tục phát triển "văn hóa kinh doanh" thích hợp.

- Chuyển đổi số và hiện đại hóa quản lý, điều hành Thực hiện Chiến lược số hóa, đầu năm 2020, Vietcombank đã thành lập Ban Chỉ đạo chuyển đổi số với các thành viên đến từ Hội đồng quản trị và Ban điều hành, trong đó Chủ tịch Hội đồng quản trị trực tiếp tham gia chỉ đạo Cùng với đó, Vietcombank đã thành lập Trung tâm Ngân hàng số với mục tiêu tăng cường năng lực số hóa cho cả hệ thống ngân hàng và trực tiếp đề xuất, triển khai các nền tảng số áp dụng công nghệ hiện đại.

- Mở rộng hợp tác quốc tế Vietcombank tìm kiếm các đối tác chiến lược để cùng thực hiện hóa những cam kết trong việc phát triển kinh doanh ngân hàng nói chung và học hỏi, ứng dụng và phát triển công tác quản trị điều hành ngân hàng hiệu quả theo thông lệ quốc tế Trên cơ sở xây dựng được chiến lược phát triển thị trường, mở rộng thị phần sang các quốc gia hợp tác.

Kiến nghị

Hàng năm, Ngân hàng cần mở các cuộc gặp mặt trao đổi chuyên sâu và mở rộng đối tác liên kết Vietcombank cần tích cực tham gia các diễn đàn, hội nghị kinh tế, kinh doanh trong và ngoài nước nhằm vừa nắm bắt các xu thế phát triển, vừa tìm kiếm thêm đối tác, cơ hội kinh doanh và chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp đối tác Tham gia các hội nghị và diễn đàn là cơ hội thúc đẩy hợp tác giữa ngành ngân hàng Việt Nam và các doanh nghiệp, tập đoàn tài chính hàng đầu thế giới và khu vực với tiềm lực tài chính, công nghệ Tăng cường quảng bá hình ảnh của Vietcombank đến khu vực và thế giới Những năm trước mắt, nên mở rộng sự hiện diện của Vietcombank sang các quốc gia trong khu vực, sau đó phát triển sang các nước châu Phi và khu vực khác nếu có điều kiện.

Kết luận chung

Với mục tiêu, chiến lược phát triển kinh doanh và các kế hoạch dựa trên đánh giá nguồn lực cùn những nỗ lực không ngừng, Vietcombank đã và đang khẳng định và duy trì vai trò chủ đạo của mình tại Việt Nam đồng thời định vị uy tín thương hiệu Vietcombank trên trường quốc tế

Ngày đăng: 03/05/2024, 12:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tổ chức do chính Vietcombank cung cấp gồm có 3 cấp lãnh đạo,  quản lý cùng rất nhiều phòng ban, khối chuyên môn nghiệp vụ Hình 1: Sơ đồ minh họa cơ cấu tổ chức của Vietcombank - tiểu luận thực trạng và một số giải pháp về hoạt động quản trị chiến lược tại vietcombank từ nay đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030
Sơ đồ t ổ chức do chính Vietcombank cung cấp gồm có 3 cấp lãnh đạo, quản lý cùng rất nhiều phòng ban, khối chuyên môn nghiệp vụ Hình 1: Sơ đồ minh họa cơ cấu tổ chức của Vietcombank (Trang 11)
2.1.1. Sơ đồ tư duy về tầm nhìn của Vietcombank - tiểu luận thực trạng và một số giải pháp về hoạt động quản trị chiến lược tại vietcombank từ nay đến 2025 tầm nhìn đến năm 2030
2.1.1. Sơ đồ tư duy về tầm nhìn của Vietcombank (Trang 16)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w