1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản Lý Di Tích Bia Và Lăng Mộ Lê Thì Hiến, Xã Thọ Phú, Huyện Triệu Sơn.pdf

105 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HÓA

Hoàng Thị Dung

QUẢN LÝ DI TÍCH BIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾN, XÃ THỌ PHÚ, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Thanh Hóa, 2023

Trang 2

THANH HÓA

Hoàng Thị Dung

QUẢN LÝ DI TÍCH BIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾN, XÃ THỌ PHÚ, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 8229042

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Trúc Quỳnh

Thanh Hóa, 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những vấn đề được trình bày trong luận văn “Quản lý

di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa" là kết quả nghiên cứu của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn của

TS Nguyễn Thị Trúc Quỳnh Các số liệu, kết quả nghiên cứu và các dẫn chứng là hoàn toàn trung thực, có sự tham khảo, sưu tầm, thừa kế những nghiên cứu của các tác giả đi trước Bên cạnh đó những trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc hoặc chỉ rõ trong phần tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung đã được trình bày trong luận văn

Tác giả luận văn

Hoàng Thị Dung

Trang 4

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Những đóng góp của luận văn 7

7 Bố cục luận văn 7

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH BIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾNỞ XÃ THỌ PHÚ, HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 8

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa 8

1.1.1 Một số khái niệm liên quan 8

1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá 16

1.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa 18

1.2.1 Văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước 18

1.2.2 Văn bản của Thanh Hóa về vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa 20

1.2.3 Văn bản của huyện Triệu Sơn và xã Thọ Phú về vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa 22

1.3 Tổng quan về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá 24

1.3.1 Tổng quan về xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá 24

Trang 5

1.3.2 Tổng quan về Lê Thì Hiến và di tích bia và lăng mộ 26

Tiểu kết chương 1 33

Chương 2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCHBIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾN Ở XÃ THỌ PHÚ,HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 34

2.1 Phân cấp và bộ máy quản lý 34

2.1.1 Phân cấp quản lý 34

2.1.2 Bộ máy quản lý 37

2.2 Thực trạng công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến 43

2.2.1 Thực trạng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích 43

2.2.2 Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch, dự án bảo vệ và phát huy giá trị di tích 46

2.2.3 Thực trạng công tác tu bổ, trùng tu, tôn tạo di tích và tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với di tích 48

2.2.4 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân lực 53

2.2.5 Thực trạng hoạt động quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị di tích 56

2.2.6 Khai thác giá trị của di tích 58

2.2.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, khen thưởng 59

2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến tại xã Thọ Phú 61

2.3.1 Những kết quả đạt được 61

2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 63

Tiểu kết chương 2 66

Trang 6

Chương 3.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝDI TÍCH BIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾNỞ XÃ THỌ PHÚ, HUYỆN

TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HOÁ 67

Trang 7

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

BVHTT Bộ Văn hóa thông tin

BVHTT&DL Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch CHXHCN Cộng Hòa xã hội chủ nghĩa

VH,TT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa - Thông tin

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ phân cấp quản lý di tích trên địa bàn xã Thọ Phú 35

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Di tích lịch sử văn hóa (DTLSVH) là một bộ phận quan trọng trong hệ giá trị di sản văn hóa của mỗi quốc gia, cô đọng toàn bộ đời sống tinh thần, tư tưởng, phản ánh quá trình dựng nước và giữ nước của mỗi quốc gia, dân tộc Mỗi di sản văn hóa đều chứa đựng những giá trị lịch sử, văn hóa, tư tưởng của các quốc gia, dân tộc Chính điều này đã tạo nên những đặc trưng riêng, bản sắc văn hóa riêng của mỗi quốc gia, dân tộc Trên quan điểm kế thừa, phát huy những giá trị văn hóa của cha ông và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, văn bản pháp luật tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo tồn, tôn tạo hệ thống DTLSVH và đã đạt được những kết quả nhất định trong lĩnh vực này Để công tác gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa một cách bền vững, công tác quản lý nhà nước, đặc biệt là quản lý nhà nước đối với hệ thống DTLSVH tại các địa phương thông qua hoạt động nghiên cứu, đánh giá nhằm đánh giá được thực trạng công tác quản lý một cách toàn diện, trên cơ sở đó có những điều chỉnh, hoàn thiện bộ máy quản lý cũng như xây dựng kế hoạch, giải pháp cho công tác bảo vệ và phát huy các DTLSVH phù hợp với bối cảnh hiện nay

Tỉnh Thanh Hóa là một tỉnh có lịch sử lâu đời, gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam Theo thống kê của Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo vệ di sản văn hóa Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 1535 di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có 850 di tích được xếp hạng (139 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 711 di tích xếp hạng cấp tỉnh)

Trong số 1.535 DTLSVH & DLTC trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có di tích văn hóa bia và lăng mộ Lê Thì Hiến được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Đây là nơi chôn cất vị tướng trung quân ái quốc dưới triều vua Lê Thần Tông, Ông là người trung nghĩa, khảng khái, có trí lược, dũng

Trang 10

cảm, có tài ứng biến, trị quân hiệu lệnh nghiêm túc Mỗi khi xuất chinh thường lập công kỳ, danh vọng rất cao đứng đầu các tướng Được truy tặng Thái tể, tên thụy là Nghiêm Trí, phong làm phúc thần Lăng mộ Lê Thì Hiến rộng khoảng 7,5 ha, được bao bọc bởi sông nhà Lê Trước đây, di tích có 18 pho tượng được làm bằng đá khối, đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo, voi đá, ngựa đá ngồi chầu, bia đá… tuy nhiên, trải qua thời gian, dưới tác động của thời tiết và con người hiện nay di tích hầu như không còn gì Dấu tích còn lại đến ngày nay chỉ còn một số hiện vật: 2 tấm bia lớn nên không thể đặt trên lưng rùa được: Tấm thứ nhất mái vòm Chiều cao là 2,12,- rộng 1,3m và dày 0,95m Trước và sau bia thụt vào 0,25m để tránh mưa nắng không làm mòn mặt bia Trán bia khắc lưỡng long chầu nguyệt Tấm bia thứ 2 ghi chép công lao của những tướng sĩ cùng thời với ông Bia được ghép từ 6 tấm bia khác, có chiều dài tổng thể là 6m, chiều cao 1,8m cả mái Trong khuôn viên còn một đôi tuấn mã và đôi voi, 2 hương án đá và một sập đá được ghép 2 sập làm một nên rất rộng Hoa văn trang trí hai đầu, chân quỳ Có 2 phỗng đá bị mất đầu, trong tư thế quỳ, tạc từ đá sa thạch là thể hiện sự giao lưu với văn hóa Chăm

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến được các cấp các ngành quan tâm và có những kết quả đáng kể trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích Tuy nhiên, trong công tác này vẫn còn gặp không ít khó khăn, vướng mắc trong cơ chế quản lý, bộ máy nhân sự, tài chính Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới các cộng đồng sinh sống quanh khu di tích chưa được chú trọng nhiều Việc hưởng ứng tham gia bảo vệ, phát huy giá trị tại di tích còn hạn chế cả ở chính quyền và người dân Chính vì vậy, không ai nghĩ đây là di tích đã được xếp hạng quốc gia, bởi giờ đây nó như một khu đất bỏ hoang, với lởm chởm cỏ dại, gạch đá, nằm lạc

Trang 11

lõng trong khu đất rộng lớn Vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác tổ chức và quản lý tại khu di tích trong giai đoạn hiện nay cần được tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động để một di tích cấp quốc gia không bị lãng quên đồng thời đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân

Là một cán bộ hiện đang công tác trong lĩnh vực văn hóa nên bản thân xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về di sản văn hóa của địa phương trong giai đoạn mới hiện nay Vì vậy, học viên chọn đề

tài luận văn “Quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện

Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” làm luận văn tốt nghiệp chương trình đạo tạo thạc

sĩ chuyên ngành Quản lý văn hoá Hy vọng rằng đề tài sẽ góp phần trong công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa nói riêng và quản lý di tích ở Việt Nam nói chung

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Xứ Thanh vốn được mệnh danh là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, “vùng đất đế vương”, nơi đây luôn sản sinh nhiều bậc anh hùng, tuấn kiệt, làm rạng danh non sơn, gấm vóc Danh tướng Lê Thì Hiến, thời vua Lê Thần Tông cũng là một trong số bậc hào kiệt đó Danh dự và vinh quang của ông được ghi vào sử sách nên khi ông qua đời, nơi ông sinh ra không chỉ xây dựng lăng tẩm mà còn khắc bia đá để ghi ơn, thờ phụng và lưu danh ông

Việc nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của Lê Thì Hiến cũng như di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến được nhiều nhà sử gia, nhà nghiên cứu, các nhà quản lý quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau

Cuốn "Lịch triều hiến chương loại chí" của Phan Huy Chú đã khái

quát về cuộc đời và sự nghiệp của Lê Thì Hiến Trong đó có đoạn viết "Ông

là người trung nghĩa, khảng khái, có trí lược, dũng cảm, có tài ứng biến, trị quân hiệu lệnh nghiêm túc Mỗi khi xuất chinh thường lập công kỳ, danh vọng rất cao đứng đầu các tướng Được truy tặng Thái tể, tên thụy là Nghiêm Trí, phong làm phúc thần"[17]

Trang 12

Cuốn “Các vị thần thờ ở xứ Thanh” (Dịch từ cuốn Thanh Hóa Chư thần lục) do tác giả Lê Xuân Kỳ - Hoàng Hùng - Thích Tâm Minh, biên dịch xuất bản, nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, năm 2008 Cuốn sách đã viết tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp về Thái tế, Hào công Lê Thì Hiến [27]

Cuốn “Danh nhân Thanh Hóa, tập 5” do Ban nghiên cứu và Biên soạn Lịch sử Thanh Hóa biên soạn, nhà xuất bản Thanh Hóa, năm 2011 Cuốn sách đã viết tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp về Thái tế, Hào công Lê Thì Hiến

Cuốn sách “Lý lịch khoa học Di tích bia và lăng mộ Lê Thị Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa” do Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa xuất bản Đây là tài liệu khoa học đánh giá sơ bộ giá trị của di tích về các mặt: tên di tích; đặc điểm phân bố; đường tiếp cận di tích; loại hình di tích; hiện vật bên trong di tích; giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật và văn hóa; trạng thái bảo quản di tích; quy hoạch bảo vệ và sử dụng di tích; cơ sở pháp lý để các nhà quản lý văn hóa bảo vệ di tích văn hóa [6]

Cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Thọ Phú” do Ban Chấp hành Đảng bộ xã Thọ Phú và Nhà xuất bản Thanh Hóa ấn hành năm 2020, trong phần giới thiệu về lăng Lê Thì Hiến, cũng như viết về thân thế và sự nghiệp, truyền thống yêu nước của những người con xã Thọ Phú với ý chí kiên cường, họ đã có những đóng góp to lớn vào lịch sử dựng nước và giữ nước [1]

Ngoài ra, còn có các tài liệu khác cũng đề cập đến Thái tế, Hào công Lê Thì Hiến gồm: “Địa chí huyện Triệu Sơn” do Huyện ủy - Hội đồng nhân dân, UBND huyện Triệu Sơn, nhà xuất bản KHXH năm 2010; “Địa chí Thanh Hóa” do Tỉnh ủy - HĐND - UBND tỉnh Thanh Hóa chủ biên, tập II, nhà xuất bản KHXH, năm 2004; “Võ tướng Thanh Hóa” do tác giả Nguyễn Văn Thịnh, nhà xuất bản KHXH, năm 1998…

Nhìn chung, các sưu tầm nghiên cứu và ấn phẩm về Lê Thì Hiến trong các tài liệu nói trên đã công bố thân thế sự nghiệp của Lê Thì Hiến từ nhiều góc độ và quan điểm khác nhau, nhưng những tài liệu trên chưa thực hiện tìm

Trang 13

hiểu nghiên cứu sâu và toàn diện về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Những ấn phẩm trên giúp ích rất nhiều cho tác giả bài viết tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp của Lê Thì Hiến Tuy nhiên, chưa có công trình nào đề cập tới việc công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Chính vì vậy, vấn đề quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là một vấn đề mới, không trùng lặp với các công trình đã công bố

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật của quần thể di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa; Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích trong giai đoạn này

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý về công tác quản lý di sản văn hóa nói chung và quản lý di tích lịch sử văn hóa nói riêng

- Nghiên cứu tổng thể không gian văn hóa - Địa điểm đặt di tích là thôn Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

- Khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng công tác quản lý tại quần thể di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến từ năm 1993 đến nay

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý loại hình di tích này trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 14

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian nghiên cứu: Không gian và cảnh quan văn hóa thôn Phú Hào, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa - Nơi di tích tồn tại

- Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ năm 1993 - Khu di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa được xếp hạng cấp Quốc gia cho tới ngày nay

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử dụng dân tộc học, văn hóa học, xã hội học và các phương pháp nghiên cứu liên ngành khác để thu thập số liệu, kiểm chứng, so sánh kết quả nghiên cứu thông qua phỏng vấn, khảo sát… và làm rõ vấn đề trong bài báo thông qua tư liệu viết Mặt khác, để hiểu thấu đáo lịch sử của một mảnh đất, một nhân vật lịch sử, một di tích lịch sử cần có sự tác động qua lại giữa điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội và hoàn cảnh lịch sử

Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Gặp gỡ và phỏng vấn trực tiếp với các cán bộ văn hóa xã và những người dân địa phương để tìm hiểu và thu thập tài liệu về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Đặc biệt gặp và trao đổi trực tiếp với người đang trực tiếp trông coi, quản lý lăng mộ nhằm thu thập thông tin nhằm nghiên sâu, hiểu k hơn về lăng mộ và vùng đất Thọ Phú

Phương pháp thực địa: Đây là ghi chép thực địa của tác giả trong nhiều cuộc điều tra, được sử dụng để so sánh và xác minh thông tin không rõ ràng hoặc không chính xác trong các tài liệu bằng văn bản với bằng chứng, lịch sử và đánh giá, và để thu thập thêm tài liệu lịch sử thực địa Chúng tôi đã có những chuyến đi khảo sát thực tế ở di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 15

6 Những đóng góp của luận văn

6.1 Về mặt khoa học

Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu toàn diện nhất về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa Việc hoàn thiện kết quả nghiên cứu và luận án sẽ giúp các nhà quản lý, nghiên cứu và những người quan tâm đến di tích có được hệ thống tư liệu tương đối đầy đủ về không gian cảnh quan, giá trị văn hóa, nghệ thuật, điêu khắc về di tích

Kết quả của luận văn là cơ sở để ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa tại đền thờ danh tướng Kể từ đó, những thành tựu to lớn của di tích đã được khẳng định Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích, nhằm phát huy hiệu quả giá trị của di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến tại xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa, giáo dục của địa phương

6.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn là nguồn tư liệu khoa học đầy đủ cho các nhà quản lý văn hóa ở địa phương và công tác quản lý di tích lịch sử cấp cơ sở Đồng thời, luận văn cũng góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu, viết về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

7 Bố cục luận văn

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương :

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử và tổng quan về di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 2: Thực trạng công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến ở xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ VÀ TỔNG QUAN VỀ DI TÍCH BIA VÀ LĂNG MỘ LÊ THÌ HIẾN Ở XÃ THỌ PHÚ,

HUYỆN TRIỆU SƠN, TỈNH THANH HÓA

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý di tích lịch sử văn hóa

1.1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1.1 Di tích, di tích lịch sử văn hóa * Khái niệm di tích:

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam: “Di tích là dấu vết có giá trị văn hóa, lịch sử còn sót lại dưới lòng đất hoặc trên bề mặt của quá khứ” [29]

Di tích lịch sử là những địa điểm, vật thể, trang phục, sự việc, trong lòng đất hoặc trên mặt đất (gọi chung là dấu vết của quá khứ), là những thứ được lưu lại thời kỳ rất nhiều năm trước và vẫn còn tồn tại cho tới hiện nay

Từ điển Bách Khoa thì: “Di tích văn hóa là dấu vết của quá khứ, là đối tượng nghiên cứu khảo cổ, lịch sử Di tích văn hóa là di sản văn hóa, lịch sử được pháp luật bảo vệ, không ai được tự ý di chuyển, thay đổi, hủy hoại” [24, Tr.667]

* Khái niệm di tích lịch sử - văn hoá:

Trong hiến chương Venice - hiến chương quốc tế về Bảo vệ và Trùng tu di tích và di chỉ (năm 1964), tại Điều 1 có định nghĩa: Di tích lịch sử không chỉ là một công trình kiến trúc mà còn là một khu vực đô thị hoặc nông thôn nơi tìm thấy bằng chứng về một nền văn minh cụ thể, sự phát triển quan trọng hoặc sự kiện lịch sử [18]

Trong Giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa của Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Trịnh Thị Minh Đức, Phạm Thu Hương đưa ra một khái niệm khoa học về di tích lịch sử như sau: “Là không gian vật chất cụ thể,

Trang 17

khách quan, chứa đựng những giá trị lịch sử tiêu biểu; do tập thể hoặc cá nhân hoạt động lịch sử để lại” [20, tr.17]

Tại Điều 4, Luật Di sản văn hóa đã ghi nhận: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [28, tr.13]

Tóm lại, di tích lịch sử văn hóa là không gian vật chất cụ thể và cảnh quan thiên nhiên, chẳng hạn như các công trình kiến trúc, di tích và di tích văn hóa, cổ vật và bảo vật, v.v Cảnh quan trong khuôn viên cảnh quan thiên nhiên, khu dân cư hoặc nơi diễn ra các hoạt động của con người, địa điểm liên quan đến các sự kiện lịch sử Hay những nhân vật lịch sử, danh lam thắng cảnh lịch sử, danh nhân văn hóa và những giá trị văn hóa tinh thần liên quan đến công trình, địa điểm hay còn gọi là văn hóa phi vật thể

Trong đó, “Điều 29 của Luật Di sản văn hóa được sửa đổi năm 2009 đã quy định tiêu chuẩn xếp hạng di tích như sau:

(1) Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm: - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương;

- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương

(2) Di tích quốc gia là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia, bao gồm: - Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

Trang 18

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa khảo cổ;

- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù

(3) Di tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật Việt Nam;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;

- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.”

* Các tiêu chí của di tích lịch sử - văn hoá:

Để được coi là một hiện vật lịch sử, hiện vật phải đáp ứng một trong các tiêu chí được quy định trong mục 28 của Đạo luật Di sản Văn hóa 2013, như sau:

Trang 19

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của quốc gia hoặc địa phương;

- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế, sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển quốc gia hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử;

- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu;

- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật [28]

1.1.1.2 Bảo vệ, phát huy giá trị di tích

Có nhiều khái niệm, định nghĩa về thuật ngữ “bảo vệ” và bảo vệ di sản văn hóa

Bảo vệ di sản (heritage preservation) được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó Bảo vệ và giữ gìn sự tồn tại của sự vật hiện tượng theo dạng thức vốn có của nó Bảo vệ là giữ lại, không để mất đi, không để bị thay đổi, biến hóa hay biến thái [16]

Các đối tượng bảo vệ (tức là các giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) cần đáp ứng hai điều kiện:

Thứ nhất, phải xem xét bản chất, giá trị thực của nó, được nhìn nhận minh bạch, không thắc mắc, tranh chấp

Thứ hai, nó phải chứa đựng khả năng, hay ít nhất là tiềm năng, về sự trường tồn theo thời gian, một giá trị biểu hiện nhiều lần trước những biến đổi tất yếu của đời sống vật chất thuần túy (tức là giá trị trường tồn) Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra vô cùng sôi động

Trang 20

Bảo vệ di sản văn hóa lịch sử - yếu tố quan trọng để phát triển bền vững Xét từ góc độ di tích văn hóa có giữ được chức năng vốn có của mình ngay từ đầu hay trong suốt quá trình tồn tại hay không, người ta chia di tích văn hóa thành hai loại: di tích văn hóa “sống” và di tích văn hóa “chết” Di tích lịch sử Việt Nam rất đa dạng, phong phú về loại hình, nhưng di tích văn hóa “chết” không nhiều, phần lớn là di tích văn hóa “sống” Các công trình tôn giáo như nhà công vụ, đền, chùa, miếu các công trình phục vụ dân sinh như nhà cửa, cầu cống, cửa hàng những công trình có lịch sử hàng trăm năm được coi là di tích văn hóa, còn đối với người dân thì đó là di tích văn hóa, nơi ở, nơi tổ chức các sự kiện cộng đồng, đời sống tinh thần và tâm linh

Dưới góc độ hình thức tồn tại, di sản văn hóa được chia thành hai loại: di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể (di tích văn hóa) Tuy có sự khác nhau nhưng giữa hai loại hình luôn tồn tại mối quan hệ hữu cơ, biện chứng, chúng cùng tồn tại và tác động qua lại Mỗi di tích do tổ tiên tạo ra đều liên quan đến nhu cầu về một loại hoạt động tâm linh nào đó Di tích lịch sử văn hóa là sản phẩm vật chất nhưng bao giờ cũng mang yếu tố phi vật chất, đó là thông tin, tính sáng tạo, nhận thức xã hội, đời sống tinh thần, đời sống tâm linh do thế hệ trước truyền lại

Vì vậy, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích văn hóa không chỉ bảo tồn các sản phẩm vật thể mà còn góp phần làm thăng hoa các di sản văn hóa phi vật thể, trong đó tính dân tộc, truyền thống, tinh hoa, bản sắc văn hóa dân tộc của các di sản văn hóa được vun đắp và kế thừa - quan trọng một phần của nhân tố không thể thiếu để phát triển bền vững Bảo tồn và phát triển là hai yếu tố chiến lược quan trọng của mọi quốc gia Trong lĩnh vực di sản văn hóa, việc bảo vệ và phát huy giá trị các di tích văn hóa (đúng cách) sẽ có tác dụng thiết thực đối với sự phát triển kinh tế, xã hội

Trang 21

Tại Việt Nam, theo thống kê đến năm 2022 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cả nước có 2.795 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng Ngoài ra, còn có hàng nghìn cổ vật khác nằm rải rác khắp các vùng miền, đất nước gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng Trong những năm qua, công tác bảo vệ di tích văn hóa đã được nhà nước và toàn xã hội coi trọng, đã thực sự tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới đất nước Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đáng ghi nhận, vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục Luật Di sản Văn hóa (2001), Nghị định 92/NĐ -CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều khoản của Luật Di sản Văn hóa (2002), và Quy định về bảo vệ, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh (2003) đã được ban hành và thực hiện, là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ các di tích văn hóa Nhưng hiện nay, việc bảo vệ di tích văn hóa vẫn là đối tượng điều chỉnh của trật tự quản lý đầu tư và xây dựng, thực tế còn nhiều bất cập Bảo vệ di tích là một lĩnh vực khoa học chuyên ngành, có những đặc thù riêng khác với xây dựng thông thường Vì vậy, cần có cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác này và nâng cao hiệu quả

1.1.1.3 Quản lý

Thuật ngữ “quản lý” thường được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy theo các quan điểm khoa học và phương pháp của các nhà nghiên cứu Quản lý là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội và tự nhiên Mỗi lĩnh vực khoa học đều có định nghĩa riêng về quản lý và nó ngày càng phát triển sâu rộng trong mọi hoạt động của đời sống xã hội

Mác cho rằng: “Mọi loại lao động trực tiếp xã hội hay lao động tập thể dù có quy mô lớn hay ít đều cần có sự quản lý để phối hợp hoạt động của các cá nhân, liên hệ với nhau giữa quá trình tái sản xuất và các chức năng chung do toàn bộ sự vận động tạo ra” khác nhau, và các nhạc công tự điều khiển, nhưng dàn nhạc phải có nhạc trưởng [2, tr.23]

Trang 22

Từ quan điểm trên của Mác, quản lý là phối hợp những người lao động riêng lẻ và thực hiện sự thống nhất của toàn bộ quá trình sản xuất Ở đây, Mác

khám phá khái niệm quản lý từ góc độ mục đích quản lý Theo giáo trình

quản lý hành chính nhà nước: Quản lý nhà nước là sự tác động có tổ chức, có

tính quy phạm của quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hoạt động của con người nhằm duy trì, phát triển các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật Luật pháp là luật điều chỉnh việc nhà nước thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước trong các chủ trương xã hội Xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa [21, tr 4]

Từ cơ sở trên có thể thấy rằng quản lý nhà nước là hoạt động mang bản chất của quyền lực nhà nước, và quyền lực nhà nước được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội Quản lý nhà nước được coi là hoạt động chức năng của nhà nước trong quản lý xã hội, có thể coi là hoạt động chức năng đặc biệt Dưới góc độ khái niệm quản lý và quản lý quốc gia, khái niệm quản lý quốc gia về di sản văn hóa có thể được định nghĩa là: quản lý di sản văn hóa của quốc gia là một quá trình trong đó quốc gia vận hành và tác động thông qua các văn bản pháp luật và thể chế Là tổ chức quản lý, bảo vệ và giữ gìn di sản văn hóa, đồng thời phát huy giá trị của di sản văn hóa một cách tích cực và ngày càng hiệu quả trong đời sống xã hội

Theo giáo trình Quản lý hành chính nhà nước của Học viện Hành

chính Quốc gia, hoạt động quản lý bao gồm các yếu tố sau:

Chủ thể quản lý: Là tác nhân tạo ra các tác động quản lý Chủ thể luôn là

con người hoặc tổ chức Chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý bằng các công cụ với những phương pháp thích hợp theo nguyên tắc nhất định

Đối tượng quản lý: Tiếp nhận trực tiếp sự tác động của chủ thể quản lý

Tùy từng loại đối tượng khác nhau mà người ta chia thành các dạng quản lý khác nhau

Trang 23

Khách thể quản lý: Chịu sự tác động hay điều chỉnh của chủ thể quản

lý, đó là hành vi của con người hoặc quá trình xã hội

Mục tiêu quản lý: là cái đích phải đạt tới tại một thời điểm nhất định

cho chủ thể quản lý định trước Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản lý cũng như lựa chọn các phương pháp quản lý thích hợp Quản lý ra đời chính là hướng đến hiệu quả nhiều hơn, năng xuất cao hơn trong công việc [22, tr.15]

1.1.1.4 Quản lý di tích lịch sử văn hóa

QLDT LSVH là một hoạt động nằm trong công tác quản lý DSVH Theo quan điểm khoa học, quản lý DSVH không chỉ đơn thuần là quản lý những giá trị vật thể mà quan trọng hơn là người làm công tác quản lý phải quan tâm đến những giá trị văn hóa phi vật thể để có tác động tích cực đến đời sống của cộng đồng Đặc biệt hơn là các DT LSVH luôn tổ chức lễ hội tại không gian thiêng liêng và tự nhiên của di tích

Quản lý DSVH về bản chất là sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý để tác động đến đối tượng bị quản lý để đạt được mục tiêu đặt ra là bảo vệ lâu dài các yếu tố gốc cấu thành giá trị DSVH và phát huy giá trị phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các tầng lớp cư dân trong xã hội

Ở nước ta, quản lý DSVH là quá trình xuyên suốt trong đời sống xã hội ở tất cả các cấp độ, các địa phương Công tác này giúp cho đời sống văn hóa của xã hội có được nền tảng ổn định bền vững để tồn tại và phát triển Di sản văn hóa là tài sản của quá khứ để lại, lưu giữ dấu ấn thời gian nhưng cũng trở thành đối tượng bị thời gian tàn phá cho nên chúng ta cần có những biện pháp bảo tồn thích hợp để có thể gìn giữ lâu dài Đồng thời phải làm cho các di sản đến từ quá khứ phải trở thành một phần quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại Như vậy, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là hoạt động thiết

Trang 24

thực nhằm hướng tới xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào việc giữ gìn, làm phong phú cho kho tàng di sản văn hóa nhân loại Tuy nhiên, công tác quản lý DSVH không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn những giá trị đặc sắc mà còn phải tiến hành những động thái tích cực, phù hợp để bổ sung, nâng cao những giá trị đó phù hợp với yêu cầu của xã hội đương đại

Quản lý DT LSVH là sự định hướng, tạo điều kiện tổ chức, điều hành việc bảo vệ, giữ gìn các di tích lịch sử văn hóa, làm cho các giá trị của di tích được phát huy theo chiều hướng tích cực và thực sự trở thành mục tiêu và động lực phát triển Các DT LSVH cần được tôn trọng và bảo vệ vì đây là tài sản vô giá, là tài nguyên kinh tế du lịch không bao giờ cạn kiệt nếu như chúng ta biết cách khai thác Việc bảo vệ, khai thác, sử dụng có hiệu quả những di tích có ý nghĩa quan trọng trong việc giáo dục truyền thống, phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch, đáp ứng nhu cầu thẩm m và văn hóa của nhân dân Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước như đặc thù của nước ta hiện nay thì văn hóa cần được quản lý và định hướng để phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời bảo tồn được các giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc Như vậy, về thực chất, việc quản lý di tích nhằm hướng tới mục đích chính: Một là, bảo tồn, gìn giữ các di tích chống lại sự tàn phá của thiên nhiên, con người; Hai là, khai thác, phát huy có hiệu quả các di tích phục vụ sự phát triển của đất nước

1.1.2 Nội dung quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hoá

Di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận của di sản văn hóa Vì vậy, nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa cũng bám sát các nội dung quản lý di sản văn hóa

Nội dung quản lý nhà nước về DSVH được đề cập tại Điều 54, Mục 1 Chương V “Luật di sản văn hóa” năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 gồm:

Trang 25

1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa

3 Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa

4 Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hóa

5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá

8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa [28, tr.33]

Có thể thấy, quản lý bao gồm 3 yếu tố cơ bản: hệ thống và mô hình quản lý; văn bản quản lý; hoạt động quản lý Quản lý di sản văn hóa ở cấp quốc gia bằng việc vận dụng các cơ chế, chính sách của cơ quan quản lý tác động theo hướng cộng đồng xã hội nhằm đạt mục tiêu đã đề ra mà không làm thay đổi cộng đồng Mục tiêu cao nhất của quản lý di sản văn hóa là bảo vệ những yếu tố gốc cấu thành nên giá trị di sản trường tồn, lấy giá trị di sản làm kim chỉ nam cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Nếu không thống nhất quản lý trên cả nước sẽ khó hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa Vì vậy, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ giá trị di sản văn hóa là nhiệm vụ trọng tâm nhằm giữ gìn và bảo vệ giá trị di sản văn hóa dân tộc

Trang 26

1.2 Cơ sở pháp lý về công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa

1.2.1 Văn bản pháp lý của Đảng và Nhà nước

Trong thời gian qua, nhà nước đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích LSVHDT của dân tộc, cụ thể:

Nghị định số 519-TTg ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định các luật lệ cơ bản cho hoạt động bảo tồn di tích Đây là một văn bản pháp lý quan trọng, có giá trị nền tảng cho hoạt động bảo vệ di tích nói riêng và bảo tồn, bảo tàng nói chung

Luật di sản văn hóa năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa năm 2009 Những nội dung cơ bản của Luật đã cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hóa các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DSVH, mở rộng phạm vi điều chỉnh cả DSVH phi vật thể là một vấn đề mà đã được nhiều quốc gia đề cập tới Luật tạo cơ sở pháp lý để triển khai các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân và chủ sở hữu đối với DSVH, chỉ rõ những việc được làm và không được làm, những hành vi bị nghiêm cấm, cơ chế khen thưởng, tôn vinh những người có công, xử phạt các hành vi vi phạm di tích; trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành có liên quan ở trung ương và UBND các cấp trong việc bảo tồn DSVH Tuy nhiên, trong quá trình đưa Luật áp dụng vào thực tiễn bên cạnh những mặt tích cực, cũng nảy sinh một số hạn chế như chưa xử lý thỏa đáng mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển dẫn đến tình trạng thương mại hóa di tích Vì vậy, năm 2009, Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa

Quyết định số 1706/2001/QĐ-BVHTT, ngày 24 tháng 7 năm 2001 của Bộ

trưởng Bộ VHTT (nay là Bộ VHTT&DL) phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo vệ

và phát huy giá trị lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đến năm 2020;

Trang 27

Thông tư liên tịch 07/2015/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 14 tháng 09 năm 2015 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Phòng văn hóa và Thông tin trực thuộc ủy ban nhân dân huyện, quận, thành phố trực thuộc tỉnh;

Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử- văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 08 năm 2918 của Chính phủ quy định quy định về quản lý và tổ chức lễ hội;

Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa;

Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI , ngày 09 tháng 06 năm 2014 về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước;

Nghị định số 61/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh;

Thông tư số 04/2017/TT-BVHTTDL ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc lập kế hoạch chương trình bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh;

Thông tư số 15/2019/TT-BVHTTDL ngày 31 tháng 12 năm 2019 quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích;

Nghị đinh 67/2022/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2022 sửa đổi bổ sung Điều 4 Nghị định số 166/2018/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Chính

Trang 28

phủ quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

Thông tư số 04/2023/TT-BTC ngày 07 tháng 02 năm 2023 về hướng dẫn quản lý, thu chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội và tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội;

Các văn bản nêu trên cho thấy, các quy định tổng thể về quản lý di sản văn hóa ngày càng được nhà nước, các cấp, các ngành quan tâm và ngày càng chi tiết, cụ thể, toàn diện hơn Nói cách khác, công tác quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh đã được cả hệ thống chính trị coi trọng

1.2.2 Văn bản của Thanh Hóa về vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa

Căn cứ từ các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý di tích lịch sử văn hóa UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện trong công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh:

Quyết định số 1130/QĐ-UBND Ngày 02 tháng 04 năm 2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt danh sách tu bổ, tôn tạo và chống xuống cấp các di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

Quyết định số: 5382/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa, quy chế ban hành quy định tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Kết luận số: 82-KL/TU ngày 30/05/2017 của Ban thường vụ tỉnh ủy Thanh hóa về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2025

Kế hoạch số 207/KH-UBND ngày 12/12/2017 về việc triển khai công tác bảo tồn tôn tạo và phát huy các giá trị di sản trên địa bàn Tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2018 -2020

Trang 29

Quyết đinh số 42/2019/QĐ -UBND ngày 23/12/2019 quy định về quản lý bảo vệ di tích và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chỉ thị số 19/CT-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2021 của UBND tỉnh Thanh Hóa Về việc tăng cường công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa Chỉ thị đã chỉ rõ chức năng nhiệm vụ của từng cấp

Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18 tháng 08 năm 2022 của UBND tỉnh, trong đó: "Giao Sở VHTT&DL chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, hướng dẫn các đơn vị, địa phương thực hiện trình tự, thủ tục đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích nằm trong danh mục Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh đảm bảo chặt chẽ, đúng với các quy định của pháp luật"

Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Thanh Hóa đã có công văn số 1904/UBND-THKH ngày 24 tháng 4 năm 2023 về việc trình tự, thủ tục đầu tư tu bổ, tôn tạo các di tích nằm trong danh mục Kế hoạch số 201/KH-UBND ngày 18/8/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 5924/ SVHTTDL-DSVH ngày 19 tháng 12 năm 2022 về việc hướng dẫn thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Công văn số 1106/SVHTTDL-DSVH ngày 14/3/2023 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn tỉnh Trong đó có nội dung: Kiện toàn hoặc thành lập mới Ban/tổ quản lý, trông nom tại di tích theo nội dung chỉ đạo tại văn bản số 2946/BVHTTDLDSVH ngày 27/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc kiện toàn bộ máy quản lý di tích; không để tình trạng khoán trắng bảo vệ di tích cho cá nhân; ban hành quy chế hoạt động của

Trang 30

các Ban/tổ quản lý di tích (Quy chế hoạt động phải quy định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân trong việc quản lý, tham gia quản lý bảo vệ, phát huy giá trị di tích ) Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn; đảm bảo di tích được thường xuyên chăm sóc, bảo vệ; mở cửa để phục vụ Nhân dân và khách tham quan; có nội quy hướng dẫn bảo vệ, phát huy giá trị di tích; hàng quán dịch vụ được sắp xếp đúng quy định; vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường tại di tích được thực hiện đúng quy định; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác trưng bày bổ sung cho di tích và thuyết minh, hướng dẫn tại di tích; gắn việc phát huy giá trị di tích với việc phát triển du lịch, đồng thời đưa di tích trở thành địa chỉ giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương

Quyết đinh số: 46 /QĐ-SVHTTDL ngày 13 tháng 01 năm 2023 về việc Kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội, hoạt động tín ngưỡng đầu Xuân Quý Mão 2023 tại một số di tích trên địa bàn các huyện, thị xã của tỉnh Thanh Hóa

1.2.3 Văn bản của huyện Triệu Sơn và xã Thọ Phú về vấn đề quản lý di tích lịch sử văn hóa

Công văn số : 01/CV-VHTT ngày 13/01/2014 của phòng Văn hóa thông tin huyện Triệu Sơn về công tác hướng dẫn và phát huy giá trị di tích danh thắng năm 2014

UBND huyện Triệu Sơn ban hành Công văn số:400/UBND-VX ngày 14/03/2016 về việc tăng cường công tác quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016

Công văn số: 1975/UBND-VHTT ngày 19 tháng 9 năm 2017 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về việc thống kê, báo cáo tình hình sử dụng đất của di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện

Trang 31

Công văn số: 671/UBND-VHTT ngày 12 tháng 4 năm 2020 của Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện

Công văn số Số: 2106/UBND-VHTT ngày 19 tháng 04 năm 2022 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và hoạt động bảo quản, tu bổ , phục hồi di tích trên địa bàn huyện Triệu Sơn

Công văn số Số: 6326/UBND-VHTT ngày 22 tháng 12 năm 2022 về việc triển khai thực hiện văn bản số 5924/SVHTTDL-DSVH ngày 19/12/1022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội tại di tích trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Công văn số 433/UBND - VHTT ngày 13/02/2023 của UBND huyện Triệu Sơn về việc kiểm tra, rà soát di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn huyện Triệu Sơn Với nội dung trọng tâm là rà soát, thống kê báo cáo các di tích lịch sử - văn hóa chưa được xếp hạng báo cáo cả các di tích chưa được thống nhất chủ trương khôi phục và di tích đã được thống nhất chủ trương khôi phục

Công văn số 908: /UBND-VHTT ngày 15 tháng 03 năm 2023 về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện Công văn nêu rõ: tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quản lý, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị di tích tại địa phương; Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, chấn chỉnh công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện

Hướng dẫn số: 2431/HD-UBND ngày 06 tháng 06 năm 2023 hướng dẫn thực hiện Kết luận số 221-KL-HU ngày 19/4/20223 của Ban Thường vụ Huyện ủy về quản lý, tu bổ, phục hồi và chống xuống cấp di tích lịch

Trang 32

sử - văn hóa trên địa bàn huyện Triệu Sơn Trong Hướng dẫn cũng đã nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn về việc quản lý và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện

1.3 Tổng quan về vùng đất Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa và di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến

1.3.1 Tổng quan về xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Thọ Phú là xã đồng bằng nằm ở phía bắc của huyện Triệu Sơn cách Trung tâm huyện 6 km về phía bắc Thọ Phú có vị trí tiếp giáp với các xã cùng trong huyện Triệu Sơn là: phía bắc giáp xã Thọ Vực, phía nam giáp xã Dân Lực, phía đông giáp xã Thiệu Hòa, Huyện Thiệu Hóa, phía tây giáp xã Xuân Thịnh và xã Thọ Thế

Tổng diện tích tự nhiên 479,48 ha (trong đó đất nông nghiệp là 326,76 ha chiếm 68,15%, đất phi nông nghiệp là 152,34ha chiếm 31,8%, đất chưa sử dụng 0,38 ha chiếm 0,07%)

Toàn xã có 1.176 hộ với dân số là 3.474 người với 2.359 lao động sinh sống ở 11 thôn Đảng bộ xã Thọ Phú có 304 đảng viên sinh hoạt tại 14 chi bộ (Trong đó có 11 chi bộ thôn và 3 chi bộ trường học) [1]

Cũng chính vì nằm ở vị trí cửa ngõ của trung tâm vùng giáp ranh nên từ xa xưa, vùng đất nơi đây đã nhanh chóng hội tụ đủ các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và trở thành vùng đất cởi mở, hẹn hò và gặp gỡ Hàng ngày, dòng người, dòng họ vô tận từ muôn phương đến khai phá, mở mang, lập nghiệp, tồn tại và xây dựng, phát triển thành những bản, làng giàu đẹp Trải qua hàng nghìn năm bị phong kiến đô hộ, trên vùng đất Thọ phú ngày nay, ngoài hệ thống giao thông đường thủy sông Hoàng (dân gian vẫn gọi là sông Lê) Giờ đây, với ưu thế về vị trí địa lý và hệ thống giao thông kết nối thuận lợi, Thọ Phú có khả năng giao lưu, hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững gấp nhiều lần so với thời quá khứ [25]

Trang 33

Trong xã có lăng mộ Quận công Lê Thì Hiến, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích văn hóa cấp quốc gia Xã Thọ Phú có nhiều đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống M , nhiều lão thành cách mạng, đặc biệt là cố lão thành cách mạng Hoàng Sĩ Oánh (tức Bản Toàn - xóm 3A) vừa là lão thành cách mạng, vừa là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên năm 1946 Xã có 1 trường mầm non, 1 trường tiểu học, 1 trường trung học cơ sở phục vụ đào tạo học sinh xã Trên địa bàn xã có sông Lê (còn gọi là sông Hoàng) chảy dọc theo xã, qua Cầu S , Cầu Thiều và có quốc lộ 45 đi qua Ngoài đền thờ và lăng mộ Hào Quận Công Lê Thì Hiến tại xã Thọ Phú, còn có các di tích và đền thờ các tướng thời Lê, nay là thôn 3a, đình Long Cung thờ Thần Cao Tử, tức Đại Công Nhà công, hồn quê, là niềm tự hào của người dân Thọ Phú, nhà công Trung Thành nay là thôn 5 Ở làng Thượng, nay là thôn 2 có Phủ Cồn Thuận (tên thường gọi là Phủ Bà), thờ Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh và Đức Thánh Trần Đi về phía Tây có một ngôi chùa cạnh bến sông Nhà Lê hay còn gọi là bến chùa Phật, làng Thượng cũng có miếu thờ thần, một lăng nấu bằng rượu nguyên chất nay đã được trang hoàng lộng lẫy, làng M Hào ở thôn 7 có chùa bản thổ, thôn 8 có đình họp Miếu Bà ở thôn Hoàng Thanh Hoa, nay là thôn 9 thường được người dân địa phương đến cầu phúc và tỏ lòng kính trọng - tương truyền miếu Bà thờ công chúa Quỳnh Hoa của nhà vua, rất linh thiêng [25]

Kênh nhà Lê (tức sông nhà Lê) là một công trình giao thông đường thủy từ Thanh Hóa vào Nghệ An (trong đó có Hà Tĩnh) được nạo vét, đào đắp từ những ngày đầu tiên của Tiền Lê, Lê Sơ và Lê Trung Hưng Năm 983 sau Công nguyên, Lê Hoàn đào một con kênh từ sông Mã đến sông Bà Hòa qua núi Dồng Cổ Năm 1438, Lê Thái Tông đào một con kênh ở Thanh Hóa Năm 1445, Lê Nhân Tông cử các quan đốc thúc binh lính đào kênh trên đường Thanh Hóa và đường Nghệ An Năm 1744, vua Lê Hiển Tông tiếp tục cho mở

Trang 34

kênh đào từ Thanh Hóa vào Nghệ An, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển, buôn bán từ các tỉnh Bắc Trung Bộ ra Bắc [25]

Xã nằm bên kênh nhà Lê, con đường thủy đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từ Thanh Hóa vào Nghệ An, được coi là tuyến đường Hồ Chí Minh trên sông do có nhiều đóng góp cho chiến tranh nhân dân Việt Nam

1.3.2 Tổng quan về Lê Thì Hiến và di tích bia và lăng mộ

Thanh Hóa nổi tiếng là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, là nơi sinh ra nhiều người con tuấn kiệt làm rạng danh non sông, đất nước Dưới thời vua Lê Thần Tông, Thanh Hóa cũng sản sinh ra nhiều người tài giỏi, trong đó không thể không kể đến danh tướng Lê Thì Hiến (còn gọi là Lê Thời Hiền)

Lê Thì Hiến (chữ Hán: 黎時憲, 1609-1674) là tướng nhà Lê Trung Hưng trong lịch sử Việt Nam Lê Thì Hiến người làng Phú Hào huyện Lôi Dương (nay là xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa [31; tr 138-139]

Dưới triều đại của Lê Thần Tông, Lê Thì Hiến là một vị tướng của triều đại Lê Trung Hưng Ông được phong làm tướng trấn giữ Kỳ Hoa Khi đó, tướng Đàng Trong là Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Hữu Dật dẫn quân tấn công hoàng cung, Lê Thì Hiến bị đánh bại và phải rút lui Vì việc này ông bị mất chức

Năm 1655, quân Đàng Trong lại ra đánh Quân Nguyễn do Nguyễn Hữu Dật và Nguyễn Hữu Tiến chỉ huy đang đánh ra bắc, đã chiếm được 7 huyện ở Nghệ An

Em chúa Trịnh Tạc là Trịnh Toàn cầm quân ra chống Bồi tụng Phạm Công Trứ bèn tiến cử Lê Thì Hiến, ca ngợi tài năng của ông và khuyên triều đình bỏ qua lỗi cho ông Lê Thì Hiến lại được trọng dụng Ông ra trận cùng Trịnh Toàn giao tranh với quân Nguyễn ở Thạch Hà, cứu viện cho Đào Quang Nhiêu, giành thắng lợi Nhờ công lao trận này, ông được thăng Đô đốc đồng tri, tước Hào quận công

Trang 35

Ngay sau đó, Trịnh Toàn bị Trịnh Tạc cách chức và trở về kinh, nơi con trai của Trịnh Tạc là Trịnh Căn kế vị Lê Thì Hiến được thăng Hữu đô đốc giúp Trịnh Căn Vào thời điểm đó, quân Nguyễn đã xây dựng các công sự trên bờ biển để bảo vệ bờ nam sông Lam Ông Hoàng Nghĩa Giao tấn công tường thành, các tướng đánh Thanh Chương và Nam Hoa (Nghệ An), thắng lợi, tướng Đàng Trong bỏ chạy [32]

Năm 1658, Nguyễn Hữu Dật vượt sông đánh vào M Dụ Tướng giữ đồn là Trịnh Kiêm (em Trịnh Căn) thua chạy Hoàng Nghĩa Giao và Lê Thì Hiến tiến lên chặn đánh được quân Nguyễn, quân Nam phải lui về

Mùa đông năm 1658, Lê Thì Hiến lại cùng Đào Quang Nhiêu chia nhau ra quân, đánh tan quân Nguyễn ở làng Tuần Lễ (Hà Tĩnh)

Năm 1659, Lê Thì Hiến được thăng làm Thiếu bảo Năm 1660, Trịnh Căn phát đại quân tiến công quân Nguyễn Lê Thì Hiến vượt cửa biển Hội Thống, theo đường Tả Ao thuộc huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) mà đánh, đụng độ quân Nguyễn Hai bên giao chiến dữ dội, Lê Thì Hiến phá được lũy Hùng Lộc, đốt dinh trại bắt được rất nhiều voi, ngựa và khí giới [32]

Tháng 11 cùng năm, quân Trịnh lại chia quân tấn công Lê Thì Hiến từ bờ biển trở về Cương Gián, huyện Nghi Xuân, và Hoàng Nghĩa Giao đã thiết lập một vị trí vững chắc ở làng Yên Điềm, đánh bại quân Nam Sau đó, hai tướng hội quân, đánh nhau ác liệt, đại thắng ở thượng xã Phù Lưu Thượng, giết và bắt sống nhiều quân Nguyễn Nguyễn Độc Giang chạy trốn đến Hoành Sơn Đây là chiến thắng lớn nhất mà quân Trịnh đạt được trong trận chiến với quân Nguyễn Quân Trịnh đã thu hồi được bảy khu vực đã bị chiếm đóng vào năm 1655

Nhờ chiến công đó, Lê Thì Hiến được phong làm Phó tướng, Thiếu úy, được mở dinh ở Tả Trung Năm 1664, ông lại được thăng làm Tả đô đốc Tây quân

Trang 36

Năm 1672, Trịnh Tạc lại rước Lê Gia Tông đi đánh Đàng Trong, sai ông làm thống suất Nghệ An Cuối năm, quân Trịnh tiến đến lũy Thầy Lê Thì Hiến thúc các tướng ra sức tiến công, nhưng cuối cùng quân Nguyễn phòng thủ kiên cường không thể công phá Quân Trịnh phải rút về bắc, Lê Thì Hiến được sai ở lại trấn giữ Nghệ An [32]

Ông chia quân đóng đồn phòng giữ nghiêm ngặt, giữ ranh giới tại sông Gianh

Năm 1667, chúa Trịnh Tạc cất quân đánh họ Mạc ở Cao Bằng, sai Lê Thì Hiến làm thống lĩnh, theo đường Thái Nguyên tiến lên Ông cùng Đinh Văn Tả chia quân 4 mặt cùng đánh, phá tan quân Mạc, bắt được nhiều quân địch

Thắng trận trở về, ông được giao đi trấn thủ Sơn Tây Năm 1670, ông làm thống suất Tây đạo, cùng Nguyễn Đức Triêm đi đánh tù trưởng Tuyên Quang là Ma Phúc Lan, chém chết Lan và ổn định tình hình địa phương

Năm 1674, ông được thăng làm thái phó

Tháng 9 năm 1675, Lê Thì Hiến qua đời, thọ 66 tuổi, được truy tặng làm Thái tể, tên thụy là Nghiêm Trí, phong làm phúc thần

Ông là một trong những vị tướng có tài thao lược, đánh đông dẹp bắc đều toàn thắng

Trong sự nghiệp binh đao của mình, ông đã được triều Hậu Lê phong tặng nhiều huân danh cao quý như: Đô đốc Đồng tri, tước Hào Quận Công, rồi thăng Hữu Đô đốc Năm Kỷ Hợi 1659, ông được phong Thiếu bảo, trấn thủ ở Nghệ An, Sơn Tây, Tuyên Quang Năm Giáp Dần 1674, ông được thăng Thái phó Sau khi mất được truy tặng Thái tể thụy là Nghiêm Trí và được chính quyền phong kiến lúc bây giờ, xây dựng văn bia, lăng mộ (năm 1677) để tưởng nhớ công lao của ông

Con trai Lê Thì Hiến có nhiều người thành đạt Lê Thì Kinh được bổ nhiệm làm thống đốc, phong là Trịnh Tường hầu Lê Thì Hải (1640-1717) được phong là Thạc quận công và trấn thủ Cao Bình, Thái Nguyên, Sơn Tây

Trang 37

và Kinh Bắc Lê Thì Liêu (1647-1723) bảo vệ Sơn Tây và Nghệ An, được thăng chức đô đốc, tước Trung quận công

Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét về ông như sau: “Ông là trung

nghĩa, khẳng khái, có trí thức, dũng cảm, có tài ứng biến, trị quân hiệu lệnh nghiêm túc Mỗi khi xuất chinh thường lập công tài kỳ, danh vọng đứng rất cao trong các tướng” [17]

Di tích bia và lăng mộ Lê Thì Hiến - là nơi an nghỉ cuối cùng của danh tướng Lê Thì Hiến từ giữa thế kỷ XVII đến đầu XVIII Khu di tích nằm gọn trong thắt cổ hầu của sông Nhà Lê Sông chảy từ Tây qua Bắc sang Đông, vòng lên Nam rồi đổ về Đông Di tích bao gồm tường bao, nghi môn, đền thờ, bia và lăng mộ

* Đền thờ:

Đền là ngôi nhà 5 gian hướng Đông, dài 15m, rộng 7m Diện tích 105m2 Khu sân đền dài 30m, rộng 40m Nghinh môn là 1 ngôi nhà 1 gian rộng vuông cao 3 lớp mái, có 6 cột to Hiện còn nền móng khu vực Đền và nghinh môn

*Bia:

Bia là một khối đá liền được chạm trổ 2 mặt gắn liền với mái theo hình Parapol Bia và mái chiều cao 2,12m; ngang 1,82m; dày 1,10m có khối lượng toàn bộ tấm bia nặng khoảng 10 tấn Đế bia là một khối đá liền ngang 2,42m; dày 1,72m; cao (sâu) dương 0,4m; âm, 0,2m

Bia chạm trổ 2 mặt theo 2 hướng Tây, Đông Mặt trước hướng Tây, quay mặt về phía từ đền thờ Hai mặt Tây Đông được chạm trổ hoa văn tinh vi, văn hoa uyển chuyển họa tiết trang trí Hoa cúc và hoa sen, dây leo chuyển tiếp vòng tròn theo hình parapol Hai mặt giống nhau, trang trí lớp trong phần chán bia là hình họa tiết lưỡng long chầu Nhật (Nguyệt) tiếp đến dưới mặt trước đề: Lê lệnh công khắc sâu 0,02m; mặt sau đề: Sự nghiệp, khắc sâu 0,01m; đáy bia có 1 đường riềm trang trí hoa văn

Trang 38

Nội dung văn bia ngắn gọn, đầy đủ nói lên sự nghiệp và công danh của Lê Lệnh công (Lê Thì Hiến) Bia được dựng năm Đinh Tị, triều Lê Hy Tông (1967-1705) niên hiệu Vĩnh trị năm thứ 2 (1677)

Người soạn bia: Nguyễn Viết Thứ, tiến sĩ khoa Giáp Thìn (1664), Hoàng giáp khoa Bính Thìn (1676), Đệ nhị danh Đông các, Hiền cung Đại phu, bồi tụng Đông các học sĩ phương Đông

Người viết chữ : Đặng Trịnh

Người ghép đá: Nguyễn Bạu, Lê Thời Sắc * Lăng mộ:

Lăng Lê Thì Hiến xây lệch về phía Bắc của đền thờ và bia Lăng là công trình kiến trúc 5 gian ngang hướng Nam Và 7 gian dọc tạo thành kiến trúc chữ T bao trùm lên hương án tiền và chính tẩm

+ Hương án tiền: là một khối đá liền với kích thước dài 1,16m; rộng 0,68m; cao 1,33m Trên mặt phẳng đục 4 lỗ tròn 4 góc có đường kính 0,15m làm nơi đặt đồ thờ như chân nến, lọ hoa Trang trí hoa văn: phía trên hương án là một đường riềm trang trí cao 0,1m; vòng quanh 4 mặt có điểm hội tụ; phía trước là một đóa sen hoa cách điệu hài hòa, trên nở xòe, dưới thắt lại theo hình đài hoa Mặt là một đường riềm xoi kép lẹp cạnh vòng quanh 4 mặt, đường gờ tràn ra rộng hơn mặt hương án Tiếp đến đường gờ hình răng cưa chen lẫn ô vuông rồi đến đường trang trí hoa văn hoa cúc, có cúc cách điệu nối tiếp nhau, lượn vòng 4 mặt chính giữa Bệ hương án thắt lại, hai bên là đố đứng ở giữa mặt trước là hình chữ nhật nằm trang trí hoa văn - hoa lá cách điệu trong khuôn hai đầu Hương án là 2 bông sen cách điệu Phần dưới cho đến chân cuốn quỳ là trang trí hoa văn vân hoa, chim thú, hoa quả

+ Hương án chính: là một khối đá liền Dài 1,15m; rộng 0.73m; cao 1,15m Trên mặt chạm 2 ô tròn ở 2 mép ngâng hương án sâu 0,03m Mặt tràn ra so với thân là lớp mặt dầy 0,10m Tiếp đến là hoa văn trang trí cách hoa sen cách điệu lượn 4 mặt trên nở ra, dưới thu lại, chính giữa trước là cánh hoa kép

Trang 39

ở giữa hình lá đề hình nổi chữ tạo hóa, tiếp 3 lớp chỉ là đến lớp gờ nổi bằng mặt chạm canh lượn 4 mặt, trổ chìm 4 chữ “Phú, Thọ, Khang, Ninh” nghĩa là giàu sang thịnh vượng sống lâu Nét chữ trau chút rõ ràng nằm trong ô tròn trạm cạnh Tiếp đến là hoa văn răng cưa và hoa văn cúc dây lượn 4 mặt Phần giữa hương án là một khối thắt lại, hai bên là đố chữ nhật đứng trang trí bông sen hóa, riềm là hoa cúc dây và lá, chính giữa là hình chữ nhật nằm, bao khuôn gờ kép, trạm 4 cạnh Ở giữa 5 đóa sen hoa vân, nét uyển chuyển Phía dưới phình dần ra lượn theo 4 chim cuốn quỳ cả không gian rộng lớn, là một bức tranh cảnh vật chim thú hoa quả, long hoa vân ở 4 chân, một hình chim én hàm thư đang bay lượn, hoa nở, quả chín Ở hai hồi thì là 2 bông sen nở xòe

+ Sập: là 2 khối đá liền ghép vào sát nhau Mỗi tấm có kích thước ngang 2,84m; sâu (rộng) 1,85m; một tấm x 2 tấm là 3,7m; cao 0,8m (phần nổi trên mặt đất) trang trí theo 4 lớp Mặt là mặt phẳng không trang trí Bao lấy mặt là một gờ liệng tròn nổi 5cm; rộng (cao) 1cm, có chỉ kép, tinh vi Tiếp đến lớp trang trí răng cưa xen lẫn hình ô vuông Lớp tiếp theo là một hoa văn hình ống, hoa thị kép 5 cặp giữa, hai cặp bền Phần thân tiếp giáp đến chân cuốn chân quỳ, là một cuốn thư, hoa cúc có 3 lớp, lớp ngoài 2 cánh, 1 lớp trong có 8 cánh, ở giữa lá dài hơn Chân sập hoa văn nổi cuộn chéo vào nhau phía trên là hình hoa lá cách điệu, kiểu văn hoa long

Hai bên của hương án bài trí:

Ngoài cùng phía trước là 2 ông voi quỳ phục chầu, vòi cuộn tròn mắt sáng, cổ đeo vòng ngọc, hai bên có hai quả chuông nhỏ Đầu ngước lên, tai ép sát đầu để đợi lệnh, voi không có bành Kính thước cao 1,40m; dài 2m; rộng 1,8m

Tiếp theo là ngựa: đầu ngước cao, trán có lớp lông che sát mặt, mắt sáng Bờm xuôi, cổ đeo vòng ngọc có 7 đục đạc, con ngựa đóng yên có bành và nơi để chân Bên trong có lá chắc, chân chụm Kích thước dài 1,70m; cao 1,55m; dày 0,42m Hai bên có 18 võ sĩ chầu, có long đao Hiện tại không còn

Trang 40

Ở giữa có 2 quan phục chầu đầu tóc xoăn, cổ ngước, mắt sáng Hai tay vòng trước ngực, chân quỳ Kích thước cao 0,85m; tượng tròn đế vuông 0,44m x 0,44m Bia và lăng mộ Lê Thì Hiến là một di tích lưu niệm về quê hương, dòng họ và thân thế sự nghiệp của ông Lê Thì Hiến - Ông là vị tướng trung quân ái quốc dưới triều vua Lê Thần Tông, có công đánh đâu thắng đó Đó là bằng chứng hùng hồn chứng minh truyền thống kiên cường bất khuất chống ngoại xâm của ông cha ta thuở trước Trải qua 6 đời vua từ đời Lê Thần Tông (1619 - 1643); Lê Chân Tông; Lê Huyền Tông; Lê Gia Tông; Lê Hy Tông, Lê Dụ Tông (1705 - 1729) Bố con, ông cháu các cụ dòng họ Lê Thì ở Phú Hào (Thọ Phú) đã hết lòng tận tụy phò Vua Lê, chúa Trịnh dẹp loạn giúp nước, giúp dân bình yên đất nước Trải qua hơn 100 năm mà tiếng thơm muôn thuở về lòng trung thành, tài thao lược, giỏi võ nghệ, thông minh giúp nước, ơn huệ với dân địa phương và các miền biên thùy cũng như đối với nước

Trong những tấm bia đã ghi lại tiểu sử công danh của ông, đồng thời ơn huệ đó được 33 xã, thôn tình nguyện công đức hàng ngàn mẫu ruộng, hàng vạn quan tiền cổ và vài vạn ngày công lao động tạo nên công trình kiến trúc nghệ thuật làm nơi thờ Lê Thì Hiến còn lưu giữ được tới ngày nay là bức tranh nghệ thuật về nghề điêu khắc đó ở cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII tại Thanh Hóa

Ngày đăng: 02/05/2024, 21:17

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w