Ma trận, đặc tả, đề thi có đáp án hướng dẫn đầy đủ, cụ thể, sát với yêu cầu của bộ cuối kì 1 lịch sử 8 kết nối
Trang 1UBND QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TÂY SƠN
KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 8 – Phân môn Lịch sử
I MỤC TIÊU CỦA ĐỀ KIỂM TRA
1 Kiến thức
Đánh giá kết quả học tập của học sinh về các nội dung:
Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII; Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế
kỉ XVIII; Phong trào Tây Sơn; Kinh tế, văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII; Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc; Các nước Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
2 Năng lực
- Hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua bài làm của học sinh
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ thực tế để giải thích các sự kiện, các vấn đề liên quan đến nội dung bài kiểm tra
3 Phẩm chất
- Giáo dục học sinh phẩm chất tự học, trung thực và tự giác trong làm bài kiểm tra
- Điều chỉnh quá trình dạy học phù hợp với năng lực, phẩm chất của học sinh
II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA
Đề kiểm tra kết hợp dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan (20%) và tự luận (30%)
III MA TRẬN VÀ BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA
IV ĐỀ KIỂM TRA
V DÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Trang 2BẢNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ KIỂM TRA CUỐI KÌ I – PHÂN MÔN LỊCH SỬ 8
TT Chương/ chủ đề
Nội dung/đơn vị kiến thức
Mức độ đánh giá
Mức độ nhận thức
Tổng
% điểm Nhận biết
(TNKQ) Thông hiểu (TL) Vận dụng (TL) Vận dụng cao (TL) TNK
Phân môn Lịch Sử
3: VIỆT
NAM TỪ
ĐẦU THẾ
KỈ XVI
ĐẾN THẾ
KỈ XVIII
- Những nét chính trong quá trình mở cõi từ thế kỉ XVI đến thế
kỉ XVIII
Nhận biết
- Trình bày được khái quát
về quá trình mở cõi của Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
2TN
Thông hiểu
- Mô tả và nêu được ý nghĩa của quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của các chúa Nguyễn
- Khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Nhận biết
- Nêu được một số nét chính (bối cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa) của phong trào
2TN*
Trang 3nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
Thông hiểu
- Nêu được ý nghĩa của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII
1TL*
Vận dụng
- Nhận xét được tác động của phong trào nông dân
ở Đàng Ngoài đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII
- Phong trào
Tây Sơn Nhận biết: - Trình bày được một số
nét chính về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Tây Sơn
2TN*
Thông hiểu
- Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
Vận dụng
- Đánh giá được vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung trong phong trào Tây Sơn
1TLa
Trang 4Vận dụng cao:
- Liên hệ, rút ra được bài học từ phong trào Tây Sơn với những vấn đề của thực tiễn hiện nay
1TLb
- Kinh tế,
văn hoá, tôn giáo trong các thế kỉ XVI – XVIII
Nhận biết:
- Nêu được những nét chính về tình hình kinh tế trong các thế kỉ XVI -XVIII
2TN*
Thông hiểu
- Mô tả được những nét chính về sự chuyển biến văn hoá và tôn giáo ở Đại Việt trong các thế kỉ XVI – XVIII
1TL*
4: CHÂU
ÂU VÀ
CÁC
NƯỚC MỸ
TỪ CUỐI
THẾ KỈ
XVIII ĐẾN
ĐẦU THẾ
KỈ XX
- Sự hình thành của chủ nghĩa đế quốc
Thông hiểu
- Mô tả được những nét chính về quá trình hình thành của chủ nghĩa đế quốc
1TL*
- Các nước
Âu – Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu
Nhận biết
- Nêu được những chuyển biến lớn về kinh tế, chính sách đối nội, đối ngoại
3TN*
Trang 5thế kỉ XX của các đế quốc Anh,
Pháp, Đức, Mỹ từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX
Thông hiểu
- Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập nhà nước kiểu mới – nhà nước của giai cấp vô sản đầu tiên trên thế giới
Trang 6UBND QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TÂY SƠN
KIỂM TRA CUỐI KÌ I – NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 8 – Phân môn Lịch sử
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề có 01 trang)
Học sinh làm bài trên giấy kiểm tra
ĐỀ CHÍNH THỨC
I TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau:
Câu 1 Căn cứ ban đầu của nghĩa quân Tây Sơn thuộc tỉnh nào?
A Bình Định B Kom Tum C Phú Yên D Gia Lai
Câu 2 Hệ thống thuộc địa của Anh đứng thứ mấy thế giới?
A Thứ nhất B Thứ hai C Thứ ba D Thứ tư
Câu 3 Ở Đàng Ngoài bên cạnh Thăng Long (Kẻ Chợ), đô thị nào cũng trở thành trung tâm
buôn bán lớn?
A Phố Hiến B Thanh Hà C Hội An D Gia Định
Câu 4 Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, Mỹ vươn lên đứng đầu thế giới về
A sản xuất nông nghiệp B sản xuất công nghiệp
C tổng sản phẩm quốc dân D thu nhập bình quân đầu người
Câu 5 Cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía Nam dải
Hoành Sơn đến
A Thừa Thiên Huế B Quảng Nam
Câu 6 Tình trạng diễn ra ngày càng phổ biến trong nông nghiệp ở Đàng Ngoài là
A nông dân được chia ruộng đất B ruộng đất tư biến thành ruộng đất công
C hình thành tầng lớp địa chủ lớn D ruộng đất công biến thành ruộng đất tư
Câu 7 Năm 1771, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa
nhằm
A lật đổ ách cai trị của quân Minh B lật đổ ách cai trị của quân Thanh
C chống lại chính quyền Lê - Trịnh D chống lại chính quyền chúa Nguyễn
Câu 8 Trong công cuộc khai phá vùng đất phía Nam, năm 1611, đã diễn ra sự kiện gì ?
A Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên B Chúa Nguyễn làm chủ vùng đất Nam Bộ
C Chúa Nguyễn lập phủ Gia Định D Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuân Hoá
II TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm) Phong trào nông dân Đàng Ngoài có kết quả, ý nghĩa lịch sử và tác động
như thế nào đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XVIII?
Câu 2 (1.5 điểm) Bằng những kiến thức đã học về phong trào Tây Sơn, em hãy cho biết:
a Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc?
b Việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung tại Bình Định có ý nghĩa gì?
Trang 7UBND QUẬN HẢI CHÂU
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TÂY SƠN
HƯỚNG DẪN CHẤM CUỐI HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: Lịch sử và Địa lí 8 - Phân môn Lịch sử
A TRẮC NGHIỆM: (2,0 điểm)
B TỰ LUẬN: (3,0 điểm)
Câ
u
điểm
1 Kết quả
- Phong trào nông dân ở Đàng Ngoài kéo dài hàng chục năm nhưng cuối cùng
đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử
Ý nghĩa và tác động
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công; buộc chúa Trịnh phải thực
hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về
quê làm ăn,…
- Giáng đòn mạnh mẽ, đẩy chính quyền Lê – Trịnh lún sâu vào cuộc khủng
hoảng toàn diện, chuẩn bị mảnh đất thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển
mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII
0.5
0.5
0.5
2a a Vai trò của Nguyễn Huệ - Quang Trung đối với lịch sử dân tộc
- Nguyễn Huệ là một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào nông dân
Tây Sơn, lật đổ các chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê; đặt cơ sở cho sự nghiệp
thống nhất đất nước
- Nguyễn Huệ là người có tài năng thao lược, ông có cống hiến rất lớn trong việc
đề ra kế sách và lãnh đạo, chỉ huy quân Tây Sơn giành thắng lợi trong các cuộc
kháng chiến chống quân xâm lược Xiêm và Mãn Thanh
0.5
0.5
2b b Ý nghĩa của việc xây dựng Bảo tàng Quang Trung là:
- Ghi nhận và tri ân những đóng góp của phong trào nông dân Tây Sơn đối với
lịch sử dân tộc
- Tuyên truyền và giáo dục thế hệ sau hãy tiếp nối lòng yêu nước và ý thức bảo
vệ độc lập, chủ quyền của quốc gia, dân tộc
0.25 0.25