1. Trang chủ
  2. » Biểu Mẫu - Văn Bản

Dự Án trường mầm non quốc tế

62 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 6,09 MB

Nội dung

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline: 0918755356 - 0936260633 ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN - Tư vấn lập dự án vay vốn ngân hàng - Tư vấn lập dự án xin chủ trương - Tư vấn dự án đầu tư - Tư vấn lập dự án kêu gọi đầu tư - Tư vấn giấy phép môi trường - Lập và đánh giá sơ bộ ĐTM cho dự án - Thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 - Dịch Vụ Lập Dự Án Đầu Tư - Tư vấn các thủ tục môi trường Website: http://lapduandautu.com.vn/ Website: http://www.lapduan.com.vn/ Homepage: http://duanviet.com.vn/ Email: lapduanviet@gmail.com Hotline: 0918755356 - 0903034381 CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN ĐẦU TƯ DỰ ÁN VIỆT Địa Chỉ: 28B Mai Thị Lựu - Phường Đakao – Quận 1 – Tp. HCM Dự Án Việt – nơi bắt đầu của những thành công vượt bậc!

Trang 1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ

Địa điểm:

Trang 2

TRƯỜNG MẦM NON QUỐC TẾ

Địa điểm:

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

0918755356 - 0903034381

Trang 3

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 4

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯ 4

II MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN 4

III SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ 5

IV CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ 7

V MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁN 7

5.1 Mục tiêu chung 7

5.2 Mục tiêu cụ thể 8

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN 10

I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN DỰ ÁN 10

1.1 Điều kiện tự nhiên vùng thực hiện dự án 10

1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án 13

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG 14

III QUY MÔ CỦA DỰ ÁN 16

3.1 Các hạng mục xây dựng của dự án 16

3.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư 17

IV ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 21

4.1 Địa điểm xây dựng 21

4.2 Hình thức đầu tư 21

V NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO.21 5.1 Nhu cầu sử dụng đất 21

5.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án 22

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ 23

Trang 4

II PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ 24

2.1 Với giáo dục nhà trẻ 24

2.2 Giáo dục mẫu giáo 27

2.3 Các phân khu chính 28

CHƯƠNG IV CÁC PHƯƠNG ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN 34

I PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG, TÁI ĐỊNH CƯ VÀ HỖ TRỢ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG 34

1.1 Chuẩn bị mặt bằng 34

1.2 Phương án tổng thể bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư: 34

1.3 Phương án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 34

1.4 Các phương án xây dựng công trình 34

1.5 Các phương án kiến trúc 35

1.6 Phương án tổ chức thực hiện 37

1.7 Phân đoạn thực hiện và tiến độ thực hiện, hình thức quản lý 38

CHƯƠNG V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 40

I GIỚI THIỆU CHUNG 40

II CÁC QUY ĐỊNH VÀ CÁC HƯỚNG DẪN VỀ MÔI TRƯỜNG 40

III TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG 41

3.1 Giai đoạn xây dựng dự án 41

3.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 43

IV CÁC BIỆN PHÁP NHẰM GIẢM THIỂU Ô NHIỄM 44

4.1 Giai đoạn xây dựng dự án 44

4.2 Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng 45

V KẾT LUẬN 47

CHƯƠNG VI TỔNG VỐN ĐẦU TƯ – NGUỒN VỐN THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ CỦA DỰ ÁN 48

I TỔNG VỐN ĐẦU TƯ VÀ NGUỒN VỐN 48

II HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ VÀ XÃ HỘI CỦA DỰÁN 50

Trang 5

2.1 Nguồn vốn dự kiến đầu tư của dự án 50

2.2 Dự kiến nguồn doanh thu và công suất thiết kế của dự án: 50

2.3 Các chi phí đầu vào của dự án: 50

2.4 Phương ánvay 51

2.5 Các thông số tài chính của dự án 52

KẾT LUẬN 55

I KẾT LUẬN 55

II ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 55

PHỤ LỤC: CÁC BẢNG TÍNH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH 56

Phụ lục 1: Tổng mức, cơ cấu nguồn vốn thực hiện dự án 56

Phụ lục 2: Bảng tính khấu hao hàng năm 60

Phụ lục 3: Bảng tính doanh thu và dòng tiền hàng năm 64

Phụ lục 4: Bảng Kế hoạch trả nợ hàng năm 68

Phụ lục 5: Bảng mức trả nợ hàng năm theo dự án 69

Phụ lục 6: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn giản đơn 70

Phụ lục 7: Bảng Phân tích khả năng hoàn vốn có chiết khấu 73

Phụ lục 8: Bảng Tính toán phân tích hiện giá thuần (NPV) 79

Phụ lục 9: Bảng Phân tích theo tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR) 82

Trang 6

CHƯƠNG I MỞ ĐẦU

I GIỚI THIỆU VỀ CHỦ ĐẦU TƯI MÔ TẢ SƠ BỘ THÔNG TIN DỰ ÁN

Tên dự án:

“Trường Mầm Non Quốc Tế”

Địa điểm thực hiện dự án:.

Diện tích đất, mặt nước, mặt bằng dự kiến sử dụng:,0 ha.

Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý điều hành và khai thác Tổng mức đầu tư của dự án:

Trong đó:

+ Vốn tự có (30%) : 150.000 đồng.

+ Vốn vay - huy động (70%) : 351.313.946.000 đồng Công suất thiết kế và sản phẩm/dịch vụ cung cấp:

Doanh thu từ khối mầm

I SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ.

Căn cứ chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/06/2012:

“Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp củaĐảng, Nhà nước và của toàn dân Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quảnlý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xãhội trong phát triển giáo dục Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển Thựchiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư vàchính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dụcphổ cập và các đối tượng đặc thù.

Triển khai các chính sách cụ thể để hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục đại học,dạy nghề và phổ thông ngoài công lập, trước hết về đất đai, thuế và vốn vay.Xác định rõ ràng, cụ thể các tiêu chí thành lập cơ sở giáo dục, bảo đảm chất

Trang 7

lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và các tổ chức kinh tế - xã hộitham gia thành lập trường theo quy hoạch phát triển của Nhà nước.”

Theo chủ trương xã hội hóa, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, huy động các nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm đáp ứng nhu cầu về học tập phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -văn hóa xã hội Thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa là phương châm chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo từ nay đến năm 2025 theo định hướng chung của thành phố Bảo Lộc nói riêng và cả nước nói chung.

Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển theo hướng hiện đại hóa, trong giai đoạn 2014-2017 trung bình mỗi năm có khoảng một triệu lao động Việt chuyển từ ngành nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp Xu hướng đô thị hóa sẽ tiếp tục lan rộng với tốc độ chóng mặt, phát triển giáo dục quốc gia vì vậy trở thành ưu tiên hàng đầu để nâng cao kỹ năng lực lượng lao động và tăng năng suất làm việc.

Với quy mô dân số lớn – trên 94 triệu người và cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang có nhiều lợi thế để phát triển mảng giáo dục; tuy vậy cần hướng đến trọng tâm là cải thiện chất lượng.

Khi nền giáo dục nước nhà còn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế, nhiều gia đình khá giả đã chọn giải pháp cho con đi du học Theo số liệu của Viện Thống kê của UNESCO, số lượng du học sinh Việt Nam đã tăng trung bình 12%/năm từ 50 ngàn học sinh năm 2012 lên đến xấp xỉ 80,000 học sinh năm 2016 Những con số này cho thấy ngành giáo dục tại Việt Nam cần có những phương án thay thế và càng nhấn mạnh hơn nữa tiềm năng đầu tư trong lĩnh vực này

Với 41% dân số thuộc “thế hệ vàng” (dưới 24 tuổi), số lượng người giàu và gia đình trung lưu ngày một tang mạnh, người Việt Nam sẽ sớm có khả năng chi trả nhiều hơn cho việc học tập của con cái theo một tiêu chuẩn giáo dục cao hơn Dự kiến nguồn cầu cho giáo dục bậc cao tại Việt Nam sẽ duy trì ở mức cao

Trang 8

Tại thành phố Bảo Lộc nói chung và cả nước nói riêng, công tác xã hội hóa giáo dục nói chung, xã hội hóa giáo dục theo chương trình quốc tế đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội ngày một đòi hỏi tăng cao về chất lượng.

Từ những thực tế trên, chúng tôi đã lên kế hoạch thực hiện dự án

“Trường Mầm Non Quốc Tế”tại nhằm phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, đồng thời góp phần phát triển hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật thiết yếu để đảm bảo phục vụ cho ngành giáo dụccủa tỉnh.

II CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

 Luật Xây dựng số 62/2020/QH11 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội;

 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày ngày 17 tháng 11 năm 2020của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hộinước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 ngày 17 tháng 06 năm 2020 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;

 Văn bản hợp nhất 14/VBHN-VPQH năm 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập doanh nghiệp do văn phòng quốc hội ban hành;

 Nghị định số148/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 12 năm 2020 về sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai;

 Hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp;

 Căn cứ Thông tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

 Thông Tư 16/2019/TT-BXD ngày 26 tháng 12 năm 2019, về hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng;

 Quyết định 65/QĐ-BXD ngày 20 tháng 01 năm 2021 ban hành Suất vốn đầu tư xây dựng công trình và giá xât dựng tổng hợp bộ phận kết cấu công trình

Trang 9

năm 2020;

III MỤC TIÊU XÂY DỰNG DỰ ÁNI.1 Mục tiêu chung.

Góp phần thực hiện tốt Quy hoạch tổng thể phát triển giáo dục và đào tạo của thành phố và của Việt Nam Với mục tiêu cụ thể như sau:

Xây dựng một nền giáo dụcphát triển con người toàn diện, nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững KT-XH của địa phương; thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; có khả năng hội nhập với nền giáo dục trong Khu vực và Thế giới.

Tạo cơ hội bình đẳng tham gia giáo dục cho mọi người, duy trì và củng cố vững chắc thành quả giáo dục, tăng dần tỷ lệ trẻ em được đến trường đúng độ tuổi

Nâng cao chất lượng giáo dục, giảm dần chênh lệch về chất lượng giáo dục giữa các vùng miền, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.

I.2 Mục tiêu cụ thể.

Xây dựng mới Trường mẫu giáoáp dụng chương trình giáo dục theo chuẩn Singapore Trường học cải thiện tỷ lệ phân bố trường học, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập của các em Thông qua đó, góp phần đẩy mạnh việc phổ cập hóa cho con em nhân dân trên địa bàn thành phố Bảo Lộc nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung Đồng thời góp phần gián tiếp trong việc tạo sự phù hợp về mặt phân bố trường học với các mặt địa lý, dân cư, hoàn chỉnh mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo của thành phố bảo Lộc.

Việc đầu tư xây dựng mới trường học đạt tiêu chuẩn quốc tế với cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại phù hợp với quy mô đáp ứng nhu cầu sử dụng trong hiện tại cũng như phát triển trong tương lai góp phần hoàn chỉnh mạng lưới trường học ngành giáo dục và đào tạo của quận cũng như quy hoạch chung của thành phố đến năm 2025.

Trang 11

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM VÀ QUY MÔ THỰC HIỆN DỰÁN I ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG THỰC HIỆN

Trang 12

- Phía Đông, phía Nam và phía Bắc giáp huyện Bảo Lâm - Phía Tây giáp: huyện Đạ Huoai.

Thành phố Bảo Lộc có diện tích 23.256 ha, chiếm 2,38% diện tích toàn tỉnh Lâm Đồng.

Thành phố Bảo Lộc được biết đến là mảnh đất trù phú trên cao nguyên Di Linh, là đầu mối giao thông quan trọng của Lâm Đồng trong việc phát huy tiềm năng, mở rộng giao lưu với các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ Với khí hậu ôn hòa, quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình cả năm 21- 220C, Bảo Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

 Địa hình

Địa hình thành phố Bảo Lộc thuộc cao nguyên Di Linh, có ba dạng địa hình chính: núi cao, đồi dốc và thung lũng.

- Núi cao: Phân bố tập trung ở khu vực phía Tây Nam thành phố Bảo Lộc, bao gồm các ngọn núi cao (từ 900 đến 1.100 m so với mặt nước biển) độ dốc lớn (cấp IV đến cấp VI) Diện tích khoảng 2.500 ha, chiếm 11% tổng diện tích toàn thành phố.

- Đồi dốc: Bao gồm các khối bazan phong hóa bị chia cắt mạnh tạo nên các ngọn đồi và các dải đồi dốc có đỉnh tương đối bằng với độ cao phổ biến từ 800 đến 850 m Độ dốc sườn đồi lớn (từ cấp II đến cấp IV), rất dễ bị xói mòn, dạng địa hình này chiếm 79,8% tổng diện tích toàn thành phố, là địa bàn sản xuất cây lâu năm như chè, cà phê, dâu.

- Thung lũng: Phân bố tập trung ở xã Lộc Châu và xã Đại Lào, chiếm 9,2% tổng diện tích toàn thành phố Đất tương đối bằng phẳng, nhiều khu vực bị ngập nước sau các trận mưa lớn, nhưng sau đó nước rút nhanh Vì vậy thích hợp với phát triển cà phê và chè, nhưng có thể trồng dâu và cây ngắn ngày.

 Khí hậu

Trang 13

Nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng do độ cao trên 800 m so với mặt nước biển và tác động của địa hình nên khí hậu Bảo Lộc có nhiều nét độc đáo với những đặc trưng chính như sau:

Nhiệt độ trung bình cả năm 21-22°C, nhiệt độ cao nhất trong năm 27,4°C, nhiệt độ thấp nhất trong năm 16,6°C.

Số giờ nắng trung bình 1.680 giờ/năm, bình quân 4,6 giờ/ngày (tháng mùa mưa: 2-3 giờ/ngày, các tháng mùa khô: 6-7 giờ/ngày), mùa khô nắng nhiều nhưng nhiệt độ trung bình thấp tạo nên nét đặc trưng độc đáo của khí hậu Bảo Lộc.

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, lượng mưa trung bình hàng năm 2.513 mm, số ngày mưa trung bình cả năm 190 ngày, mưa nhiều và mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9.

- Độ ẩm trung bình hàng năm khá cao từ 80-90% - Gió: gió chủ đạo theo hai hướng chính:

+ Gió Đông Bắc thịnh hành từ tháng 1 đến tháng 4 + Gió Tây Nam thịnh hành từ tháng 6 đến tháng 9

- Nắng ít, độ ẩm không khí cao, nhiều ngày có sương mù, cường độ mưa lớn tạo nên những nét đặc trưng riêng cho vùng đất Bảo Lộc.

 Thủy văn

a Nước mặt

- Hệ thống sông DaR’Nga: Phân bố ở phía Đông thành phố Bảo Lộc, là ranh giới giữa thành phố và huyện Bảo Lâm, các phụ lưu lớn của sông DaR’Nga trong thành phố Bảo Lộc gồm có: suối DaSre Drong, suối DaM’Drong, suối DaBrian Các suối này có nước quanh năm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

Hệ thống suối Đại Bình: Phân bố chủ yếu ở phía Nam Quốc lộ 20, bắt nguồn từ dãy núi cao ở phía Nam và Tây Bảo Lộc Các phụ lưu gồm: suối DaLab, suối Tân Hồ, suối Đại Bình có lượng nước phong phú, có thể sử

Trang 14

Hệ thống suối ĐamB’ri: Là vùng đầu nguồn của suối ĐamB’ri, phân bố tập trung ở xã ĐamB’ri, phần lớn các nhánh suối chỉ có nước vào mùa mưa Suối ĐamB’ri có nhiều ghềnh thác, trong đó có thác ĐamB’ri là cảnh quan có giá trị rất lớn về du lịch.

b Nước ngầm

Nhìn chung khu vực Bảo Lộc có trữ lượng nước ngầm khá, chất lượng nước tương đối tốt có thể vừa phục vụ cho sinh hoạt vừa phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

 Dân số:

Dân số thành phố Bảo Lộc đến cuối năm 2019 là 158.981 người.

I.4 Điều kiện kinh tế - xã hội vùng dự án.

 Hoạt động của các doanh nghiệp và thu hút đầu tư:

Hoạt động của các doanh nghiệp:Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động trên địa bàn thành phố là 1.615 doanh nghiệp (Thành lập mới 160 doanh nghiệp, giải thể 518 doanh nghiệp); trong đó, có 36 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực nông nghiệp, có 349 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực công nghiệp, có 146 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực xây dựng, tư vấn thiết kế, có 593 doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thương mại, dịch vụ, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 15.022 tỷ đồng.Các doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực chế biến chè, cà phê, dâu tằm, sản xuất hàng may mặc, chế biến khoáng sản, hoạt động thương mại-dịch vụ góp phần tiêu thụ nông sản của nông dân, tạo sự tăng trưởng cho thành phố Trong năm 2019, đã thành lập thêm 04 Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, nâng tổng số HTX, Liên hiệp HTX trên địa bàn là 32 (16 HTX nông nghiệp, 05 HTX tiểu thủ công nghiệp, 04 HTX vận tải và 07HTX tín dụng); tổng số Tổ hợp tác đang hoạt động là 19 (Đều hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp).

 Giáo dục:

Đã hoàn thành kế hoạch năm học 2018 - 2019 với những kết quả tích cực, chất lượng các cấp học được duy trì, ổn định (Tỷ lệ học sinh tiểu

Trang 15

học hoàn thành chương trình lớp học đạt 99,87%, tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học đạt 100%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đạt 99,79%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt 99,29%); Có 195 em học sinh lớp 9 đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố, 62 em học sinh giỏi cấp tỉnh, 231 em học sinh lớp 12 đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh và 05 em đạt học sinh giỏi cấp quốc gia Chỉ đạo ngành giáo dục xây dựng Đề án, Phương án bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ quản lý và điều động, luân chuyển giáo viên nhân viên các trường học để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy và công tác phục vụ tại các trường học (Đội ngũ hiện có 2.528 người; trong đó, 155 cán bộ quản lý, 1.905 giáo viên và 468 nhân viên) Công tác đầu tư cơ sở vật chất và xây dựng trường chuẩn quốc gia tiếp tục được UBND thành phố quan tâm triển khai thực hiện; đến nay, tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 92%; có thêm 05 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nâng tổng số trường công lập đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn là 44/52 trường, đạt tỷ lệ 84,6% và có thêm 03 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 (Tổng số trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia là 46 trường; trong đó, ngoài công lập 02 trường và công lập 44 trường, tỷ lệ chuẩn quốc gia tính chung là 46/69 trường, đạt 66,7%).

II ĐÁNH GIÁ NHU CẦU THỊ TRƯỜNG

Tính đến 31/12/2019, Việt Nam đã có 525 dự án hợp tác đầu tư còn hiệu lực của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 4,4 tỉ USD, tăng 321 dự án FDI so với 5 năm trước, số vốn đăng ký đầu tư cũng tăng trên 3,5 tỷ USD Việt Nam hiện có 05 cơ sở giáo dục đại học và gần 100 cơ sở giáo dục ở các bậc học mầm non, phổ thông có vốn đầu tư nước ngoài và hơn 450 chương trình đào tạo quốc tế được giảng dạy tại 70 cơ sở giáo dục đại học.

Với chính sách thúc đẩy xã hội hóa giáo dục, đến nay Việt Nam đã có gần 3.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập ở tất cả các địa phương trong cả nước Hệ thống cơ sở giáo dục ngoài công lập đã góp phần bổ sung

Trang 16

nguồn lực cho giáo dục, cung cấp thêm cơ hội cho người học Một số cơ sở giáo dục phổ thông ngoài công lập đã khẳng định được chất lượng chương trình và phương pháp giảng dạy qua việc tích hợp giữa chương trình giảng dạy của Việt Nam với chương trình giảng dạy của các nước tiên tiến (như Singapore, Vương quốc Anh, Hoa Kỳ, Autralia, Phần Lan ).

Chính sách hội nhập quốc tế trong giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện thứ hạng của Việt Nam trên bản đồ giáo dục thế giới Việt Nam đã có 3 cơ sở được xếp hạng vào danh sách 1000 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới và 8 cơ sở được xếp hạng trong nhóm 500 trường đại học hàng đầu Châu Á Đối với giáo dục phổ thông, học sinh Việt Nam luôn đạt thành tích cao trong các cuộc thi quốc tế và khu vực và được xếp hạng cao trong chương trình đánh giá quốc tế PISA.

Việt Nam với truyền thống hiếu học luôn mong muốn tạo điều kiện cho con học tại một môi trường tốt nhất Trong xu thế hội nhập toàn cầu hiện nay, với điều kiện thu nhập khá giả, nhiều bậc phụ huynh sẵn sàng chi tiền cho con học tập tại các trường đạt tiêu chuẩn nơi họ tin rằng chất lượng và môi trường tối ưu sẽ giúp trẻ em phát triển một cách tốt nhất Một môi trường không chỉ đơn thuần giáo dục về kiến thức mà còn về kỹ năng sống, kỹ năng mềm, phát triển toàn diện thể chất, tinh thần cho trẻ Qua Cuộc khảo sát tìm hiểu về quan điểm và xu hướng lựa chọn trường học của các bậc phụ huynh cho thấy cái nhìn tổng quan về mức độ quan tâm và đầu tư của phụ huynh đối với việc học của con em mình hiện nay Đặc biệt việc họ sẵn sàng đón nhận và tiếp thu các xu hướng giáo dục mới; và đặt kỳ vọng vào con cái thông qua mong muốn cho con được học tại các tổ chức giáo dục đạt chuẩn và quốc tế để có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa và giáo dục đa dạng hơn đạt tiêu chuẩn theo nền tảng giáo dục Singapore Các phụ huynh cho biết, họ sẵn sàng bỏ ra chi phí cao để mong muốn con cái mình được học tập một cách tốt nhất, điều này thể

Trang 17

hiện rõ ở mức chi tiêu của một số trường hợp ở các thành phố lớn trên toàn quốc Xu hướng lựa chọn này hứa hẹn sẽ tiếp tục tăng nhanh và mạnh trong thời gian tới tại Việt Nam Bên cạnh đó, cũng có tỉ lệ phụ huynh mong muốn cho con đi du học nước ngoài, đây là tín hiệu về cơ hội tốt cho các tổ chức liên kết giáo dục, các trung tâm tư vấn du học, cung cấp dịch vụ du học mở rộng hoạt động của mình, nhưng cũng đối diện nhiều thách thức khi phụ huynh ngày càng am hiểu hơn dịch vụ này và mức độ yêu cầu về chất lượng của các chương trình du học ngày càng khắt khe hơn Tiêu chí lựa chọn trường học tập trung nhiều vào các yếu tố thuộc về chất lượng giảng dạy và cơ sở vật chất, ngoài ra các yếu tố: Uy tín, danh tiếng, chương trình học thực tế của trường cũng chiếm tỷ lệ cao trong tiêu chí lựa chọn, điều này cho thấy yêu cầu ngày càng cao của các bậc phụ huynh đối với các tổ chức giáo dục

Tóm lại, với xu hướng toàn cầu hóa nhu cầu học ở những trường quốc tế ngày càng gia tăng, đây chính là cơ hội tốt cho các các nhà đầu tư giáo dục có ý định tham gia vào thị trường giáo dục với định vị cao.

II QUY MÔ CỦA DỰ ÁN

II.1 Các hạng mục xây dựng của dự án

Diện tích đất của dự án gồm các hạng mục xây dựng như sau:

TTNội dung Diện tích Tầng caotích sànDiệnĐVT

Trang 18

TTNội dung Diện tích Tầng caotích sànDiệnĐVT

Trang 19

II.2 Bảng tính chi phí phân bổ cho các hạng mục đầu tư

Trang 20

TTNội dung Diện tích Tầng caoDiện tíchsànĐVT Đơn giá Thành tiền sauVAT

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả

Chi phí lập báo cáo nghiên cứu khả thi

0,354 (GXDtt+GTBtt) * ĐMTL%

1.265.429

Trang 21

TTNội dung Diện tích Tầng caoDiện tíchsànĐVT Đơn giá Thành tiền sauVAT

Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền

Chi phí thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả

Trang 22

TTNội dung Diện tích Tầng caoDiện tíchsànĐVT Đơn giá Thành tiền sauVAT

Trang 23

III ĐỊA ĐIỂM, HÌNH THỨC ĐẦU TƯ XÂY DỰNGIII.1 Địa điểm xây dựng

Dự án“Trường Mầm Non Quốc Tế” được thực hiệntại Thành phố Bảo

Lộc, Lâm Đồng.

Vị trí vùng thực hiện dự án

III.2 Hình thức đầu tư

Dự ánđượcđầu tư theo hình thức xây dựng mới.

IV NHU CẦU SỬ DỤNG ĐẤT VÀ PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ĐẦUVÀO

IV.1 Nhu cầu sử dụng đất

Bảng cơ cấu nhu cầu sử dụng đất

1 Khối trường mẫu giáo 5.000,0 5,00%

4 Công viên, khu vườn thực nghiệm 8.000,0 8,00% 5 Khuôn viên cây xanh 85.139,0 85,14%

IV.2 Phân tích đánh giá các yếu tố đầu vào đáp ứng nhu cầu của dự án

Các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, vật tư xây dựng đều có bán tại địa phương và trong nước nên các yếu tố đầu vào phục vụ cho quá trình thực hiện là tương đối thuận lợi và đáp ứng kịp thời.

Đối với nguồn lao động phục vụ quá trình hoạt động sau này, dự kiến sử dụng nguồn lao động của gia đình và tại địa phương Nên cơ bản thuận lợi cho quá trình thực hiện.

Trang 24

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNGCÔNG TRÌNHLỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG

I PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH

Bảng tổng hợp quy mô diện tích xây dựng công trình

Trang 25

III PHÂN TÍCH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ.

III.1 Với giáo dục nhà trẻ.

Phương pháp, nghiệp vụ sư phạm mầm non luôn đóng vai trò rất quan

trọng trong việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ tại các trường mầm non Có được những điều này đòi hỏi giáo viên mầm non phải luôn luôn học hỏi, phát huy sự sáng tạo để cải tiến và đổi mới những phương pháp giáo dục trẻ phù hợp và hiện đại hơn.

Thực tế cho thấy những kiến thức mà họ có được khi học trung cấp mầm non hoặc các bậc học cao hơn khi đem ra thực tế áp dụng là chưa đủ vì ở lứa tuổi này trẻ có rất nhiều hình thái biểu lộ tâm sinh lý Dưới đây là một số phương pháp giáo dục trẻ mà giáo viên mầm non có thể tham khảo để xây dựng cho mình những phương pháp hiệu quả hơn.

Phương pháp tâm lý:

Trang 26

Người giáo viên luôn phải có những hành động, cử chỉ, âu yếm, thân thiện chứa đựng sự yêu thương với trẻ, tạo cho trẻ những cảm xúc tin tưởng, gần gũi, thân thiện, có cảm tình khi tiếp xúc với mình hoặc những người xung quanh.

Dùng lời nói: (kể chuyện, trò chuyện với trẻ).

Hãy sử dụng những lời nói và lời kể diễn cảm hoặc dùng câu hỏi gợi mở phù hợp với cử chỉ, điệu bộ nhằm khuyến khích, động viên trẻ mạnh dạn khi giao tiếp với đồ vật, với những người xung quanh Tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành dộng cụ thể Điều đó giúp ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạch lạc và trôi chảy hơn.

Phương pháp trực quan, minh họa:

Trang 27

Sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật, … làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện sự nhạy cảm của các giác quan của bé.

Phương pháp thực hành:

Sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác và phân loại đồ vật để giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn.

Các trò chơi:

Sử dụng các trò chơi thích hợp để kích thích trẻ hoạt động và mở rộng hiểu biết về môi trường xung quanh, điều này tốt cho sự phát triển về lời nói, sự tư duy của trẻ.

Trang 28

Luyện tập:

Giáo viên cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các câu nói , những động tác, cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung giáo dục và kích thích sự hứng thú của trẻ.

Phương pháp đánh giá nêu gương:

Hãy tỏ thái độ đồng tình, khích lệ khi trẻ có những việc làm, lời nói và hành vi tốt Đồng thời phải hướng dẫn, chỉ ra những điều chưa tốt cho trẻ hiểu, tiếp thu và sửa chữa, tuyệt đối tránh những cử chỉ thô bạo như la mắng, văng lời thô tục vì như vậy trẻ sẽ nhanh chóng học theo những điều xấu.

III.2 Giáo dục mẫu giáo.

Ở lứa tuổi này, thì những phương pháp giáo dục cũng có thể lấy tương tự như giáo dục nhà trẻ nhưng cần nâng cao hơn để làm bước đệm khi các em đến tuổi đi học sau này.

Phương pháp dùng tình cảm:

Sử dụng cử chỉ, lời nói để khuyến khích, động viên và ủng hộ trẻ hoạt động, khơi gợi cho trẻ có niềm tin và cảm nhận được sự quan tâm đến từ cha mẹ và mọi người xung quanh.

Phương pháp thực hành:

Trang 29

Việc thao tác với đồ vật, đồ chơi hàng ngày giúp cho trẻ phối hợp các giác quan, hành động với đồ vật, đồ chơi nhằm rèn luyện sự tư duy và cung cấp các kinh nghiệm cảm tính cho trẻ.

Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm kích thích trẻ tự nguyện, hứng thú tìm tòi học hỏi và sự tư duy tích cực.

Nêu tình huống:

Luôn đưa ra các tình huống cụ thể nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, tìm tòi và sáng tạo để giải quyết vấn đề đặt ra.

Phương pháp luyện tập:

Là phương pháp cho trẻ thực hiện lặp lại nhiều lần các động tác, cử chỉ, điệu bộ thông qua những yêu cầu cụ thể mà giáo viên đặt ra để nâng cao vốn hiểu biết và kỷ năng thực hành trong công việc

Trực quan minh họa:

Sử dụng các phương tiện, hành động, hình ảnh… để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng các giác quan kết hợp với lời nói nhằm nâng cao vốn hiểu biết và sự tư duy của trẻ.

Dùng lời nói:

Sử dụng các phương tiện nghe, nhìn có tính truyền đạt thông tin nhằm kích thích trẻ suy nghĩ, chia sẽ ý tưởng và bộc lộ cảm xúc bằng lời nói với mọi người xung quanh.

III.3 Các phân khu chính

 Khu phòng học

Trang 30

 Thư viện

 Khu thể dục thể thao

Trang 31

Nhà trường sẽ có khu đa năng cho học sinh tham gia các hoạt động thể dục thể thao, các chương trình ngoại khóa Học sinh dễ dàng chọn lựa và tham gia các câu lạc bộ thiên về thể chất như bóng đá, bóng rổ, cầu lông, bơi lội, hay các câu lạc bộ sáng tạo giải trí như nghệ thuật và thủ công, âm nhạc, nhảy múa và phim ảnh, Những em mong muốn được trau dồi kỹ năng tư duy có thể tham gia gia các câu lạc bộ cờ vua, trò chơi trí tuệ, khoa học CLB do các giáo viên nước ngoài và Việt Nam đảm nhiệm hướng dẫn

Ngày đăng: 02/05/2024, 14:51

w