1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

muốn phân bố một ngành sản xuất hay 1 cơ sở sản xuất cần phải dựa trên những nguyên tắc phân bố sản xuất nào

12 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

NỘI DUNG 1.Khái niệm phân bố sản xuấtPhân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh xí nghiệp, khu công nghiệ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI ~~~~~~*~~~~~~

TIỂU LUẬN

CHỦ ĐỀ :“Muốn phân bố một ngành sản xuất (hay 1 cơ sởsản xuất) cần phải dựa trên những nguyên tắc phân bố sảnxuất nào? Lấy ví dụ 1 cơ sở sản xuất ở địa bàn Anh/chị sinh

sống để phân tích.”

Sinh viên thực hiện : Lớp : Msv :

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1.Khái niệm phân bố sản xuất 2

2.Những nguyên tắc phân bố sản xuất 2

2.1 Nguyên tắc gần tương ứng 2

2.2 Nguyên tắc cân đối lãnh thổ 3

2.3 Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng 5

2.4 Nguyên tắc mở cửa và hội nhập 6

3.Cơ sở sản xuất Giấy Hải Tiến 7

3.1 Giới thiệu chung về Công ty Giấy Hải Tiến 7

3.2 Những đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất giấy 8

3.3 Môi trường kinh doanh giấy 8

KẾT LUẬN 10

Trang 3

MỞ ĐẦU

Phân bố sản xuất là những căn cứ lý luận để đề ra những chính sách, biện pháp nhằm phân bố các lực lượng sản xuất cân đối,hợp lý giữa các vùng Các yếu tố ảnh hưởng là Chiến lược phát triển kinh tế xã hội ; Các đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên - Trình độ phát triển khoa học và công nghệ ;Yếu tố lịch sử xã hội.Ngành giấy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó quyết định nền văn minh của đất nước nói riêng và của toàn nhân loại nói chung Giấy đóng vai trò rất quan trọng và góp phần thúc đẩy các nền kinh tế khác phát triển Nhân loại muốn phát triển thì các thành tựu khoa học, các thông tin văn hóa phải được truyền đạt rộng rãi Do vậy mà nhu cầu sử dụng giấy ngày càng tăng.Với những mục tiêu, kế hoạch kinh doanh hợp lý Công ty Giấy Hải Tiến đã không ngừng tăng trưởng Các sản phẩm giấy Hải Tiến đã được các bạn học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo yêu mến tin dùng Những sản phẩm vở ôly nổi tiếng Ban Mai, Sắc màu, Măng non, Tuổi Ngọc, 123, ABCD,hay các sản phẩm tập kẻ ngang Haplus, Newway, Pupil, Kế toán, Giáo án đã trở nên vô cùng quen thuộc với các bạn học sinh, sinh viên và các thầy cô giáo Bên cạnh đó các sản phẩm giấy văn phòng Hải Tiến và sản phẩm sổ tay như Sổ da Business, Classic, Meeting cũng đã trở nên rất quen thuộc với các công việc văn phòng tại các công sở.

Sau đây em xin trình bày đề tài : “Muốn phân bố một ngành sản xuất

(hay 1 cơ sở sản xuất) cần phải dựa trên những nguyên tắc phân bố sản xuấtnào? Lấy ví dụ 1 cơ sở sản xuất ở địa bàn Anh/chị sinh sống để phân tích.”

Trang 4

NỘI DUNG

1.Khái niệm phân bố sản xuất

Phân bố sản xuất, theo tầm vi mô, chính là việc các doanh nghiệp lựa chọn, định vị điểm xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh (xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất…) cho doanh nghiệp mình với mục tiêu tối đa hiệu quả sản xuất – kinh doanh.

Đứng trên góc độ vĩ mô, phân bố sản xuất là sự điều tiết lực lượng sản xuất cân đối trong từng ngành, trong từng vùng, hướng dẫn đầu tư đúng định hướng phát triển không gian kinh tế cho từng vùng và cho cả nước thông qua các quyết định, các chính sách, biện pháp phân bổ và quy hoạch tổng thể của cơ quan chính quyền các cấp.

2.Những nguyên tắc phân bố sản xuất

2.1 Nguyên tắc gần tương ứng

Đó là việc xem xét những yếu tố thường xuyên tác động đến chi phí đầu vào và đầu ra của việc sản xuất Xem xét gần hay xa chính là xem xét những khoảng cách cần thiết cho mỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả: Giúp cho nhà doanh nghiệp có thể sản xuất nhanh, nhiều với giá thành thấp nhất, có nhiều khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác Nó mang lại lợi ích cho cả nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Nguyên tắc này yêu cầu khi lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất, cần lưu ý: - Có gần nguồn nguyên liệu hay không?

- Có gần nguồn nhiên liệu, năng lượng, nguồn nước hay không? - Có gần nguồn lao động, thị trường?

Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc

- Giảm bớt chi phí vận tải xa và chéo nhau giữa nguyên liệu và sản phẩm, nghĩa là loại bỏ một nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, đội giá thành của sản phẩm - Tiết kiệm và sử dụng hợp lý các nguồn lực tự nhiên – kinh tế - xã hội trong vùng - Tăng năng suốt lao động trực tiếp và năng suốt lao động xã hội, mang lại lợi ích cho nhà doanh nghiệp và cho nền kinh tế xã hội của vùng.

Thực hiện nguyên tắc

Trang 5

Để thực hiện nguyên tắc này, phải tính toán cụ thể, tỉ mỉ bằng những dự án có tính khả thi, kết hợp những đặc điểm của ngành và điều kiện của từng vùng Xác định khoảng cách là bao nhiêu phải đảm bảo tương ứng theo ngành, theo vùng và theo hiệu quả sản xuất kinh doanh Mục tiêu của thực hiện nguyên tắc gần tương đối nhằm giảm chi phí ở đầu vào và chi phí vận chuyến sản phẩm đến nơi tiêu thụ Như vậy, đánh giá khoảng cách phải tổng hợp đầy đủ các yếu tố đầu vào và thị trường của từng hoạt động sản xuất: nguyên liệu; nhiên liệu, năng lượng; lao động, thị trường; cơ động và rộng khắp trong phân phối sản phẩm Tuy nhiên, trên thực tế, khó có địa điểm nào hội tụ đầy đủ lợi thế về tất cả các yếu tố trên, vì vậy, dựa vào đặc điểm phân bố của từng ngành và chia thành những nhóm ngành có những tiêu chí ưu tiên khi lựa chọn điểm phân bố:

-Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nguyên liệu: Bao gồm những ngành có khối lượng nguyên liệu sản xuất lớn gấp nhiều lần so với sản phẩm và chi phí vận chuyển nguyên liệu cao Cụ thể: Sản xuất gang thép, xi măng, mía đường, chế biến lâm sản…

- Nhóm ưu tiên phân bố gần nguồn nhiên liệu, năng lượng: Bao gồm những ngành sử dụng nhiều nhiên liệu, năng lượng và chi phí cho nhiên liệu và năng lượng chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Thông thường, trong nhóm ngành này, loại chi phí này chiếm từ 35 – 60% giá thành sản phẩm Cụ thể, ngành sản xuất điện năng, luyện kim, hóa dầu, tơ sợi hóa học, chất dẻo…

- Nhóm ưu tiên gần nguồn lao động, thị trường: Bao gồm những ngành cần nhiều lao động có tay nghề cao, sản phẩm có giá trị cao, khó vận chuyển và bảo quản, yêu cầu phải tiêu thụ kịp thời Chủ yếu gồm các ngành cơ kim khí, điện tử, dệt da, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, nông sản tươi sống, các ngành bưu điện, thương mại, dịch vụ…

- Nhóm ngành ưu tiên phân bố chủ động, rộng khắp: Không đòi hỏi khắt khe trong nhân công, nguyên liệu là phổ biến và thị trường phân tán như chế biến lương thực thông thường, sản xuất vật liệu đồ gia dụng, cơ khí sửa chữa…

2.2 Nguyên tắc cân đối lãnh thổ

Trang 6

Phân bố sản xuất theo nguyên tắc cân đối lãnh thổ có nghĩa là phân bố phù hợp với điều kiện của từng vùng, tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng theo từng giai đoạn phát triển và định hướng phát triển chung của tổng thể nền kinh tế Mọi quốc gia đều muốn điều tiết sự phân bố các lực lượng sản xuất cân đối giữa các vùng, các vùng kém phát triển vươn lên, đuổi kịp các vùng phát triển khác Tuy nhiên, nguồn lực luôn có hạn, những điều kiện về lợi thế so sánh như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay nguồn lao động, quy mô lãnh thổ….của từng vùng khác nhau là khác nhau Vì vậy, cần kết hợp giữa việc ưu tiên phát triển vùng kinh tế động lực và lan tỏa kinh tế phát triển các vùng có trình độ phát triển kém hơn Đặc biệt, ở những quốc gia và vùng có quy mô lãnh thổ lớn càng cần thiết xem xét nguyên tắc này.

Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc

Sử dụng được mọi nguồn lực trên mọi vùng của đất nước, phát huy lợi thế riêng biệt của từng vùng, đặc biết là đối với những nguồn lực tiềm ẩn ở những vùng chưa phát triển, khai thác và đầu tư phát triển tại những vùng miền núi, các vùng trước đây chưa được quan tâm đầu tư… Từ đó góp phần làm giảm chênh lệch mức sống, giảm dần khoảng cách về trình độ phát triển sức sản xuất giữa các vùng Ngoài ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội, cân đối lãnh thổ còn làm tăng cường khối đoàn kết, thống nhất toàn dân, tạo điều kiện ổn định chính trị, tránh những xung đột tạo ra do sự chênh lệch giữa các vùng, phát triển ổn định và bền vững cho tổng thể nền kinh tế.

Thực hiện nguyên tắc

Nguyên tắc cân đối lãnh thổ yêu cầu có những biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển vào những vùng còn lạc hậu bên cạnh việc phát triển những vùng kinh tế trọng điểm Thông qua những biện pháp ưu đãi nhằm thu hút vốn và lao động có trình độ về những vùng còn nhiều khó khăn Đồng thời, ưu tiên phát triển và đầu tư có trọng điểm , tạo ra những vùng kinh tế động lực thông qua chính sách đầu tư có quy hoạch, phát triển cân đối giữa các vùng phải dựa trên sự kết hợp lợi ích riêng của mỗi vùng vào định hướng phát triển chung của cả nền kinh tế: Vùng thuận lợi có thể phát triển trước và tạo hiệu ứng lan tỏa giữa các vùng Đặc biệt là

Trang 7

những ảnh hưởng nhờ sự phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng từ sự đầu tư của những vùng trọng điểm sang vùng lân cận, chuyển giao công nghệ, giáo dục đào tạo và y tế Sự phát triển vùng này không làm hạn chế sự phát triển của vùng kia hay ảnh hưởng xấu tới sự phát triển chung của cả nước.

Trên thế giới, có nhiều quốc gia đã vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này, như Nhật Bản, Trung Quốc… Những năm đầu, nền kinh tế NB chỉ phát triển tập trung ở những vùng trung Honsu với các thành phố công nghiệp khổng lồ Tokyo, Osaka, Kobe, Nagoia trong khi đó các bộ phận lãnh thổ phía Bắc và phía Nam vẫn chìm đắm trong lạc hậu và chậm phát triển Nhưng sau thập niên 70, 80, bộ mặt của các vùng kinh tế Bắc và Nam NB đã thay đổi hẳn, không còn chênh lệch lớn giữa các vùng Nước láng giềng Trung Quốc, họ cũng thừa nhận có sự chênh lệch giữa các vùng và quan điểm phát triển kinh tế vùng của TQ là “giàu trước, giàu sau và cùng giàu có”.

2.3 Nguyên tắc kết hợp theo ngành và theo vùng

Nhu cầu hợp tác cùng phát triển giữa các ngành, các vùng lãnh thổ trở thành một yêu cầu tất yếu trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất ngày càng sâu sắc và là yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế Tạo ra mối liên kết phát triển giữa các vùng là tiền đề cho một sự phát triển đồng bộ và bền vững cho doanh nghiệp sản xuất, cho từng vùng kinh tế và cho cả nền kinh tế.

Sơ đồ những mối liên kết đó bao gồm: kết hợp giữa nông nghiệp và công nghiệp; thành thị và nông thôn; kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng hợp vùng; kết hợp phân bố kinh tế và quốc phòng; kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường…

Lợi ích của việc thực hiện nguyên tắc

Kết hợp giữa công nghiệp và nông nghiệp làm hiện đại hóa ngành nông nghiệp, ứng dụng được những tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa, điện khí hóa ngành nông nghiệp làm tăng năng suất lao động Kết hợp nông nghiệp – công nghiệp chế biến – xuất khẩu, làm gia tăng tính hàng hóa và giá trị cho sản phẩm nông nghiệp, và đảm bảo cung nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp.

Trang 8

Kết hợp nông thôn và thành thị mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm hàng tiêu dùng, sử dụng hợp lý nguồn lao động ở nông thôn bổ sung cho các ngành công nghiệp thương nghiệp và dịch vụ ở các đô thị Góp phần làm giảm bớt sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.

Kết hợp chuyên môn hóa và phát triển tổng thể vùng kinh tế sẽ sử dụng được lợi thế riêng của vùng để phát triển ngành chuyên môn hóa Đồng thời, tận dụng những nguồn lực nhỏ trong vùng còn phân tán phát triển tổng hợp nhiều ngành sản xuất, kinh doanh tạo ra một khối kết hợp sản xuất đa dạng và hiệu quả.

Bên cạnh sản xuất, kinh doanh, có sự kết hợp chặt chẽ giữa phân bố sản xuất với quốc phòng nhằm tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển bền vững Kết hợp mục tiêu tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường cũng là yêu cầu không thể thiếu, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cân đối giữa hiện tại và tương lai.

Thực hiện nguyên tắc

- Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị rộng khắp trên tất các vùng trong cả nước, hình thành các vành đai nông nghiệp bao quanh hoặc giãn cách giữa các khu công nghiệp và đô thị lớn.

- Hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý cho vùng trên cơ sở phát hiện những điểm mạnh, lợi thế của vùng và các nguồn lực nhỏ, phát triển đa dạng ngành sản xuất kinh doanh có tỷ trọng hợp lý và hiệu quả cạnh tranh cao.

- Không nên tập trung quá mức các lực lượng kinh tế tại quá ít các khu vực mà nên hình thành nhiều khu vực tập trung khác nhau trên những vùng rộng lớn của cả nước

Tập trung hóa có mức độ theo lãnh thổ và quy mô hợp lý 2.4 Nguyên tắc mở cửa và hội nhập

Trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới, tới tất cả các vùng kinh tế, các ngành và các doanh nghiệp, cơ sở sẩn xuất kinh doanh Vì vậy, khi quyết định phân bố sản xuất phải đặc biệt chú ý những tác động của hội nhập và mở của Bất kì ý định khép kín nền kinh tế đều dẫn tới sự chậm phát triển, trì trệ và lạc hậu.

Lợi ích của thực hiện nguyên tắc

Trang 9

Mỗi nước phát huy được lợi thế so sánh trở thành điểm mạnh riêng, kết hợp được nội lực và ngoại lực cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đuổi kịp với bạn bè năm châu Đặc biệt là với nước đang phát triển như Việt Nam, có thể vận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, bài học phát triển kinh tế từ các quốc gia phát triển, đi tắt đón đầu…

Thực hiện nguyên tắc phải biết lựa chọn những đối tác thích hợp, vận dụng một cách hợp lý những kinh nghiệm phát triển nước ngoài vào trong nước phù hợp với điều kiện từng lĩnh vực, nguyên tắc thận trọng, khoa học và khách quan Mở rộng quan hệ với những đối tác thích hợp, xác định phân loại sản phẩm và xác định vùng thị trường có lợi thế nhất, đảm bảo được tính độc lập và tự chủ.

3.Cơ sở sản xuất Giấy Hải Tiến

3.1 Giới thiệu chung về Công ty Giấy Hải Tiến

Bắt đầu từ năm 1989 thế kỉ XX, thương hiệu Giấy Hải Tiến đã xuất hiện trên thị trường qua sự ra đời của cơ sở sản xuất giấy Hải Tiến Cơ sở Hải Tiến bắt nguồn từ nghề truyền thống của một gia đình được cho là một trong những gia đình làm giấy lâu năm ở Hà Nội.

Sau khi thành lập tổ hợp tác xã, thương hiệu Hải Tiến ngày một phát triển và khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Sản phẩm Hải Tiến đã có mặt khắp các tỉnh thành trên cả nước Đầu năm 2001, Tổ hợp tác xã Hải Tiến đã chuyển đổi mô hình hoạt động thành công ty Công ty Cổ phần Giấy Hải tiến được thành lập ngày 24/4/2001.

Sau gần 30 năm hoạt động hiệu quả, thương hiệu Giấy Hải Tiến đã khẳng định được chỗ đứng vững chắc trên thị trường cả nước đặc biệt là Hà Nội, Miền Bắc, Miền Trung nơi công ty chiếm được thị phần lớn Để hoạt động hiệu quả hơn, năm 1993 cơ sở sản xuất Hải Tiến đã chuyển đổi thành Tổ hợp tác xã Hải Tiến.

Được thành lập chính thức ngày 24/04/2001 Có mã số thuế 0101127355 được cấp vào ngày 31/05/2001, cơ quan Thuế đang quản lý: Chi cục thuế Quận Long Biên Địa chỉ trụ sở công ty đặt tại Khu Công nghiệp Sài Đồng B, Phường Long Biên, Quận Long Biên, Hà Nội

Tổng số vốn điều lệ: 89.000 tỷ đồng.

Trang 10

Tổng giám đốc: Ông Tống Gia Huy Tổng.

Tổng số cán bộ công nhân viên: Trên 500 cán bộ công nhân viên.

Công ty Cổ phần Giấy Hải Tiến đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại KCN Sài Đồng B, Long Biên, Hà Nội Nhà máy sản xuất có diện tích 30.000m2 với trên 500 cán bộ công nhân viên Công ty đã có những đầu tư lớn vào máy móc, công nghệ sản xuất và hiện đang sở hữu một dây chuyền sản xuất giấy vở hiện đại bậc nhất Việt Nam.

Đặt phương châm chất lượng sản phẩm là ưu tiên hàng đầu, các sản phẩm Giấy Hải Tiến có nhiều ưu điểm: độ láng bóng, mịn, ít thấm nước, không nhòe khi viết, mực in bền lâu, không bị bạc màu Vì vậy Hải Tiến luôn nhận được sự tin tưởng và yêu mến của khách hàng.

3.2 Những đặc điểm của ngành công nghiệp sản xuất giấy

Sản xuất giấy là ngành đòi hỏi đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm nên không hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, do đó ngành công nghiệp giấy trong nước vẫn là sân chơi của các doanh nghiệp Việt Nam

Ngành giấy có mức độ ô nhiễm cao và dễ gây tác động đến con người và môi trường xung quanh do ô nhiễm từ nguồn nước thải.

Đòi hỏi phải có sự đầu về vốn rất nhiều và sự phát triển dài hạn.

Đặc trưng của ngành giấy Việt Nam là quy mô nhỏ.Việt Nam có tới 46% doanh nghiệp có công suất dưới 1.000 tấn/năm, 42% có công suất từ 1.000-10.000 tấn/năm và chỉ có 4 doanh nghiệp có công suất trên 50.000 tấn/năm sẽ ngày càng gia tăng do quá trình đầu tư tăng trong giai đoạn 2006-2007 Quy mô nhỏ làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh sản xuất do chất lượng chi phí sản xuất và xử lý môi trường cao.

3.3 Môi trường kinh doanh giấy Thị trường quốc tế: ➢

Cùng xuất phát điểm với Việt Nam, Indonesia đã đưa sản lượng lên gấp 10 lần Việt Nam, còn Trung Quốc thì chỉ mặt hàng giấy in báo cũng đã có công sản xuất trên 2.5 triệu tấn Với công nghệ hiện đại hơn các nước đã cho ra các sản phẩm đa dạng có chất lượng cao hơn về độ bền, mẫu mã Do có công nghệ cao

Ngày đăng: 01/05/2024, 21:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w