ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Tên học phần: Pháp luật đại cương
Đề tài thảo luận: Chế định về quyền sở hữu
Trang 21.Khái niêm về quyền sở hữu2 Nội dung của quyền sở hữu
3.Các căn cứ xác lâp quyền sở hữu4 Các hình thức sở hữu
5.Bảo vệ quyền sở hữu
Trang 31.Khái niệm quyền sở hữu
- Sở hữu được hiểu chính xác là việc chiếm giữ những sản vật tự nhiên , những thành quả lao động hay những tư liệu sản xuất của xã hội loài người
Theo pháp luât dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền sở hữu được hiểu theo 2 nghĩa sau :
- Quyền sở hữu trước hết là một phạm trù pháp lý , chỉ tổng hợp các quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ về sở hữu đối với các lợi ích về vật chất trong xã hội Quyền sở hữu chỉ ra đời khi có nhà nước và sẽ mất đi khi xã hội không còn sự phân chia giai cấp và không còn nhà nước
- Quyền sở hữu còn là mức độ sử xự mà pháp luật cho phép một chủ thể được thực hiện trong quá trình chiếm hữu , sử dụng và định đoạt , theo nghĩa này thì quyền sở hữu chính là những quyền năng dân sự chủ quan của một chủ thể cụ thể đối với môt tài sản cụ thể , đươc xuất hiên trên cơ sở do sự quy định của các quy phạm pháp luật khách quan
Trang 4Tài sản là hoa lơi tự nhiên và lợi tức VD : lúa ngô nông dân thu được sau vụ được và không chia được , vât tiêu hao và không tiêu hao , vât cùng loại và vật mặc định ,vât đồng bộ , quyền tài sản
Trang 52 Nội dung của quyền sở hữu
Quyền chiếm hữu
- Là quyền năng của chủ sở hữu trong việc nắm giữ quản lí tài sản Chủ sở hữu có quyền kiểm soát , làm chủ và chi phối vật đó theo ý chí của mình Có 2 loai chiếm hữu xảy ra trong thực tế :
+) Chiếm hữu hợp pháp là chiếm hữu dựa trên cơ sở pháp luật như : được chủ sở hữu giao vật trên cơ sở của một hợp đồng hợp pháp
VD : anh Quý đi chiếc ô tô của anh Bình do anh Bình là chủ sở hữu xe cho thuê.
Quyền chiếm hữu Quyền sở hữu
Quyền sử dụng
Quyền định đoạt
Trang 6Chiếm hữu hợp pháp dựa trên cơ sở mệnh lệnh của một cơ quan có thẩm quyền
VD : Chị Thảo lái chiếc ô tô Audi R7 do cơ quan giao cho chị.
- Chiếm hữu bất hợp pháp là việc chiếm hữu của người đó đối với tài sản mà không dựa trên những cơ sở của pháp luật Chiếm hữu bất hợp pháp thường xảy ra hai khả năng : chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình ( nếu
người chiếm hữu không biết , không buộc phải biết mình chiếm hữu từ người không có quyền dịch chuyển ) và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình ( nếu người chiếm hữu biết hoặc phải biết mình chiếm hữu từ một người không có quyền dịch chuyển )
VD : Một khách hàng đến quán nhà anh A chơi điện tử nhưng không hiểu lý do gì khách hàng này để quên xe ở quán anh A mà không quay lại lấy , do lâu không thấy người khách này quay lại lấy xe nên anh A đã tự ý lấy xe của người này làm phương tiện đi lại riêng của mình mà không báo công an để chả lại xe cho người chủ không những thế anh A còn vi phạm luật giao thông , lúc này anh A đã chiếm hữu bất hợp pháp đối với chiếc.
Trang 7 Quyền sử dụng
- Là quyền khai thác công dụng , hưởng hoa lợi , lợi tức từ tài sản Những lợi ích vật chất từ tản sản trên cơ sở pháp luật
Trang 8VD : Nhà Cô Mượt có một vườn nho sắp đến ngày thu hoạch , cho nên cô Mượt có quyền được hưởng lợi từ những qủa nho đó , cô có thể đem bán số nho đó hoặc cô có thể đem biếu họ hàng và hàng xóm
Việc sử dụng một tài sản thông thường là quyền của chủ sở hữu nhưng người khác cũng có thể được thực hiện quyền này nếu họ được chủ sở hữu chuyển dịch cho trên cơ sở một hơp đồng hợp pháp
VD :Thông qua hợp đồng thuê nhà ở mà người đi thuê có quyền sử dụng ngôi nhà đó.
Quyền định đoạt
- Quyền định đoạt là quyền của chủ sở hữu trong viêc quyết định số phận của tài sản đó Quyền định đoạt tài sản thể hiện ở cả 2 phương diện :
+) Một là , định đoạt về số phận thực tế của tài sản như tiêu dùng hết , hủy bỏ , từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản
VD : Anh Say sở hữu môt con chó làng do tháng này anh đánh lô đề cờ bạc đen , nên anh Say quyết định cuối tháng ăn thịt chó lúc này anh Say có quyền quyết định số phận của con chó có nên thịt nó hay không , hay là tiếp tục nuôi nó để trông nhà
+) Hai là , định đoạt số phận pháp lý của tài sản , tức là việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản từ người này sang người khác thông qua các giao dịch dân sự hoặc hành vi pháp lý đơn phương
Trang 9VD : Anh Hùng có một mảnh đất mang tên anh do anh đang nợ nần nên anh đã quyết định giao bán mảnh đất đó Lúc này anh Hùng đã thực hiện quyền định đoạt với số phân pháp lý của mảnh đất là chuyền nhượng mảnh đất cho người mua
3.Các căn cứ xác lập quyền sở hữu
Quyền sở hữu được xác lập dựa trên những căn cứ pháp lí nhất định Các căn cứ xác lâp quyền sở hữu có thể chia thành 3 nhóm
- Xác lập theo hợp đồng hoặc giao dịch một bên
+) Đó là hợp đồng mua bán , tặng cho , cho vay và việc nhận tài sản theo di chúc , trong hứa thưởng và thi có giải
- Xác lập theo quy định của pháp luật
+) Kết quả lao động , kinh doanh hợp pháp
+) Tài sản trong trường hợp sát nhập , trộn lẫn chế biến +) Tài sản không xác định được chủ sở hữu hoăc do bị chôm giấu , đánh rơi , bỏ quên sau một thời gian nhất định tương ứng với một sự kiện và giá trị tài sản
+) Người bắt được gia súc , gia cầm , vật nuôi bị thất lạc có thông báo công khai và sau một thời gian nhất định +) Do được thừa kế tài sản theo pháp luât
Trang 10- Xác lập theo căn cứ riêng biệt
+) Xác lập theo quyết định của tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sở hữu , hoặc theo thời hiệu pháp luật dân sự quy định
4 Các hình thức sở hữu
Sở hữu nhà nước ( sở hữu toàn dân )
- Nhà nước đại diện cho nhân dân nắm toàn bộ các tư liệu sản xuất sản xuất chủ yếu trong tay để thực hiện sứ mệnh
Sở hữu nhà nước ( sở hữu toàn
Trang 11lịch sử cao cả của mình ( Điều 17 hiến pháp năm 1992 và điều 200 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định tài sản thuộc sở hữu toàn dân bao gồm đất đai , rừng núi , sông hồ , nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất
Sở hữu tập thể
Trang 12- Là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân , hộ gia đình cùng góp vốn , góp sức hợp tác sản xuất kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung của tập thể được quy đinh trong điều lệ VD : Sở hữu của hợp tác xã đối với tài sản được hình thành từ nguồn đóng của các thành viên
Sở hữu tư nhân
- Là hình thức sở hữu của từng cá nhân về tư liệu sinh hoạt , tiêu dùng và nhưng tư liệu sản xuất đáp ứng những nhu cầu về vật chất và tinh thần của cá nhân
VD : cửa hàng tạp hóa thuộc sở hữu tư nhân
Trang 145 Bảo vệ quyền sở hữu
a) Quyền đòi lại tài sản ( Điều 256 BLDS )
- Chủ sở hữu được lấy lại tài sản khi có đủ các yếu tố sau : +) Vật rời khỏi chủ sở hữu rời khỏi người chiếm hữu hợp pháp ngoài ý chí của họ
+) Người thực tế đang chiếm giữ vật là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình
+) Vật hiện đang con trong tay người chiếm hữu không hợp pháp
VD : Anh Hùng có một chiếc xe máy wave mang biển số 12k50923 do em trai của anh Hùng là anh Thanh nghiện hút nên đã đến hiệu cầm đồ của anh Khánh cắm xe nhưng không có giấy tờ đầy đủ chứng minh đấy là xe của anh Thanh Khi anh Hùng biết chuyện đến đòi anh Khánh xe , anh Khánh không những không trả mà con dọa đánh anh Hùng Lúc này anh Hùng có thể nhờ đến pháp luật để đòi lại tài sản thuôc sờ hữu của mình
b) Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu hợp pháp , quyền chiếm hữu hợp pháp
Nếu người nào có hành vi trái pháp luật xâm phạm đến quyền sở hữu của chủ sở hữu mà không tự nguyên chấm dứt thì chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp còn có quyền yêu cầu tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm
Trang 15quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và buộc người có hành vi cản trở phải chấm dứt hành vi cản trở đó
VD : Ông Quân đang xây nhà để chuẩn bị cho đứa con trai tên Quang chuẩn bị lấy vợ , ông quân không những xây trên phần đất của nhà mình mà con lấn sang phần đất của nhà bà Quỳnh , bà Quỳnh đã phản đối nhưng ông Quân vẫn tiếp tục xây dựng, lúc này bà Quỳnh có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn hành vi lấn chiếm của ông Quân.
c) Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại ( Điều 260 BLDS ) Chủ sở hữu , người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu , quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại Tài sản rời khỏi chủ sở hữu và người chiếm hữu hợp pháp theo ý chí của họ
VD : Anh A di xe ô tô do xay rượu nên đã đâm phải tường rao nhà bà Lan , lúc này bà Lan có quyền yêu cầu anh A bồi thườnng thiệt hại cho bức tưởng bị đổ của nhà bà Lan Qua bài học này sẽ cho chúng ta nhận thức thế thế nào là sở hữu và các quyền của chúng ta đối với các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để từ đó biết được trách nhiệm của chúng ta đối với tài sản đó Không những thế thông qua bài học còn giúp ta biết thêm về cách bảo vệ các tài sản của chúng ta một cách hữu hiệu nhất.