BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM NGUYỄN THỊ KIM HOA DẠY HỌC HỖ TRỢ KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuy
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ KIM HOA
DẠY HỌC HỖ TRỢ KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
Mã số : 62 14 01 02
HÀ NỘI – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ KIM HOA
DẠY HỌC HỖ TRỢ KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử giáo dục
Mã số : 62 14 01 02
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
PGS.TS LÊ VĂN TẠC
Chữ kí:
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu
và kết quả trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội ngày 10 tháng 2 năm 2016
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Hoa
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 5DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng số 2.1 Quy định về cách tính điểm kỹ năng đọc thành tiếng 55 Bảng số 2.2 Số lượng học sinh được khảo sát ban đầu 56 Bảng số 2.3 Tương quan giới theo biến tổng điểm 58 Bảng số 2.4 Thống kê các loại lỗi đọc thành tiếng 68 Bảng số 2.5 Tương quan giữa các tiểu kỹ năng đọc thành tiếng 70 Bảng số 2.6 Biện pháp dạy kèm kỹ năng đọc thành tiếng 73
Bảng số 2.8 Đề xuất của GV về hoạt động dạy kèm 77 Bảng số 3.1 Danh sách khách thể thực nghiệm 122 Bảng số 3.2 Tốc độ đọc thành tiếng của HS tính theo tuần 136 Bảng số 3.3 Kết quả đọc thành tiếng của HS trong 3 lần đánh giá 139 Bảng số 3.4 Kết quả số lỗi đọc của HS trong 3 lần đánh giá 141 Bảng số 3.5 Đánh giá về sự tiến bộ trong kỹ năng đọc thành tiếng của HS
sau 15 tuần DHHT
145
Bảng số 3.6 Đánh giá của GV về sự tiến bộ của HS sau 15 tuần dạy DHHT 145
Trang 6DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Biểu diễn phân phối tỉ lệ học sinh khó khăn về đọc 57 Biểu đồ 2.2 So sánh phần trăm điểm đọc thành tiếng 59 Biểu đồ 2.3 Biểu diễn phân phối điểm đọc thành tiếng 60 Biểu đồ 2.4 Biểu diễn điểm nhận diện chữ cái 61 Biểu đồ 2.5 Biểu diễn đặc điểm nhận dạng dấu thanh 62
Biểu đồ 2.10 Mô tả các loại lỗi thường mắc 69 Biểu đồ 2.11 Biểu diễn tốc độ đọc thành tiếng 69 Biểu đồ 2.12 Mục tiêu dạy kèm kỹ năng đọc thành tiếng 72 Biểu đồ 2.13 Các biện pháp DH kỹ năng đọc thành tiếng 74 Biểu đồ 2.14 Tổ chức đánh giá kỹ năng đọc thành tiếng 76 Biểu đồ 2.15 Đánh giá của giáo viên về kiến thức và kỹ năng DHHN 78 Biểu đồ 3.1 Tốc độ đọc thành tiếng của 6 HS trong quá trình DHHT 137 Biểu đồ 3.2 Tốc độ đọc thành tiếng của 12 HS trong 3 lần đánh giá 137 Biểu đồ 3.3 Lỗi đọc thành tiếng của HS trong 3 lần đánh giá 140
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Mô hình quá trình nhận thức theo lý thuyết thông tin 34
Sơ đồ 1.2 Biểu diễn việc đọc to thành tiếng 38
Sơ đồ 3.1 Biện pháp DHHT kỹ năng đọc thành tiếng 90
Trang 7MỤC LỤC
MỤC LỤC 7
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu 1
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết nghiên cứu 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Phạm vi nghiên cứu 4
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4
8 Đóng góp mới về khoa học của luận án 6
9 Cấu trúc của luận án 7
Chương 1 8
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA DẠY HỌC HỖ TRỢ 8
KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC 8
1.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 8
1.1.1 Trên thế giới 8
1.1.2 Tại Việt Nam 14
1.2 HỌC SINH KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC 16
1.3 LÝ LUẬN VỀ DẠY HỌC HỖ TRỢ KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG 25
1.3.1 Dạy học hỗ trợ và dạy học kỹ năng đọc thành tiếng 25
1.3.2 Các lý thuyết liên quan đến dạy học kỹ năng đọc thành tiếng 33
1.3.3 Các giai đoạn hình thành kỹ năng đọc thành tiếng 37
1.3.4 Các thành tố dạy học hỗ trợ cho học sinh có khó khăn về đọc 41
1.3.5 Môi trường tổ chức dạy học hỗ trợ cho học sinh có khó khăn về đọc 42
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 44
Chương 2 46
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC VÀ DẠY HỌC HỖ TRỢ KỸ NĂNG 46
ĐỌC THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC 46
2.1 CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG Ở LỚP 1 46
2.1.1 Mục tiêu dạy đọc thành tiếng trong chương trình lớp 1 46
2.1.2 Nội dung dạy đọc thành tiếng trong chương trình lớp 1 46
2.1.3 Sách giáo khoa sử dụng trong dạy đọc thành tiếng ở lớp 1 48
2.1.4 Dạy học kỹ năng đọc thành tiếng ở lớp 1 49
2.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỸ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG 52
2.2.1 Khái quát về quá trình khảo sát 52
2.2.2 Kết quả khảo sát 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 80
Trang 8ĐỀ XUẤT VÀ THỰC NGHIỆM BIỆN PHÁP DẠY HỌC HỖ TRỢ KĨ NĂNG ĐỌC
THÀNH TIẾNG CHO HỌC SINH LỚP 1 KHÓ KHĂN VỀ ĐỌC 82
3.1 QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 82
3.1.1 Quan điển tiếp cận về biện pháp dạy học hỗ trợ 82
3.1.2 Nguyên tắc xây dựng biện pháp dạy học hỗ trợ 85
3.2 BIỆN PHÁP DẠY HỌC HỖ TRỢ KĨ NĂNG ĐỌC THÀNH TIẾNG 88
3.2.1 Nhóm biện pháp 1- tăng cường sự tự tin, nhu cầu và hứng thú học đọc 90
3.2.2 Nhóm biện pháp 2 - tăng cường khả năng tri giác đúng văn bản đọc 96
3.2.3 Nhóm biện pháp 3 - Sử dụng các bài tập dạy đọc đặc thù 100
3.2.4 Định hướng sử dụng biện pháp dạy học hỗ trợ 117
3.2.5 Các điều kiện đảm bảo sử dụng biện pháp dạy học hỗ trợ 121
3.3 THỰC NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HỖ TRỢ 121
3.3.1 Quá trình thực nghiệm 121
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 136
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 146
KHUYẾN NGHỊ 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
TIẾNG VIỆT 150
TIẾNG ANH 153
PHỤ LỤC 161
Trang 91
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Tính đến năm học 2013 - 2014, GDHN triển khai ở Việt Nam được hơn 20 năm, cả nước có khoảng 500.000 em (hơn 40% trên tổng số) trẻ khuyết tật được đi học hòa nhập trong các trường phổ thông [20] Chất lượng DHHN không ngừng được nâng cao Nhiều HS khuyết tật không chỉ tham gia học tập cùng các bạn mà còn đạt được thành tích cao trong các giải thi HS giỏi Tuy nhiên, trong GD tiểu học vẫn tồn tại một
bộ phận HS có những khó khăn đặc biệt về khả năng đọc, viết Để giúp những HS này học hòa nhập hiệu quả, nhà trường cần cung cấp những HT đặc biệt đáp ứng nhu cầu
và phát huy tối đa tiềm năng của các em
Đọc là kỹ năng học tập cơ bản nhất giúp HS chiếm lĩnh ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập Nhờ biết đọc, HS có thể học được các môn học khác và có khả năng tự học suốt đời Vì thế, biết đọc trở thành quyền cơ bản và mục tiêu giáo dục quan trọng bậc nhất đối với mỗi cá nhân Hội nghị GD Thế giới ở Dakar (Senegan, 2000), 164 quốc gia trên thế giới đã ký vào cam kết thống nhất “Biết đọc là mục tiêu
GD cho tất cả mọi người” Năm 2006 trong báo cáo GD toàn cầu về “Mục tiêu GD cho tất cả mọi người” nêu rõ: “Biết đọc, biết viết là quyền và nền móng cơ bản để phát triển GD cho mỗi cá nhân” Tinh thần đó được thể hiện rõ nét trong chương trình môn Tiếng Việt cấp Tiểu học [4] xác định mục tiêu hình thành phát triển ở HS các kỹ năng
sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi
Quá trình học đọc của trẻ được bắt đầu từ khi sinh ra (giai đoạn tiền đọc) nhưng phải đến khi vào trường tiểu học (lớp 1) thì việc học đọc mới thực sự bắt đầu với tư cách là một môn học [57] Không phải ngẫu nhiên mà thời lượng dành cho môn học này chiếm đa số thời gian trong chương trình giáo dục [4] Từ chỗ chưa biết hết các chữ cái đến cuối năm lớp 1 HS đã nắm bắt và làm chủ các âm vị, tự vị có thể kết hợp chúng với nhau theo đúng nguyên tắc để tạo ra các tiếng có nghĩa HS có thể đọc trơn, hiểu được nội dung của cả bài thơ hay đoạn văn xuôi có độ dài và nội dung phù hợp với lứa tuổi Đây quả là quá trình lột xác và có sự thay đổi thực sự về chất Những HS đạt được mục tiêu này sẽ tự tin để tiếp tục tham gia học lớp 2 và các lớp học cao hơn Ngược lại, những HS có KKVĐ ở lớp 1 sẽ ít có cơ hội theo kịp và hoàn thành chương trình lớp 2, các khối lớp khác hay đạt chuẩn chương trình tiểu học Nghiên cứu của
Trang 102 Chall, Jacobs & Baldwin (1990) [101] chỉ ra rằng những trẻ biết đọc sớm và không trải qua những khó khăn có khuynh hướng trở thành những người ham đọc và đọc thành công hơn hẳn so với những trẻ gặp KKVĐ ngay từ lớp 1 Vì thế, nếu khó khăn này không được khắc phục sớm thì cơ hội tiến bộ hoặc đuổi kịp các bạn cùng lứa của HS
sẽ giảm dần theo thời gian (Nagy và Anderson, 1984) [57]
Theo cuốn sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM – V [49] của Hiệp hội tâm thần Hoa Kỳ, KKVĐ là một trong những dạng khuyết tật học tập phổ biến nhất, đặc biệt ở HS cấp tiểu học Ở Hoa Kỳ, HS KKVĐ chiếm khoảng 80% – 85% tổng số HS nhận các dịch vụ GD đặc biệt KKVĐ được đặc trưng bởi những khó khăn trong việc diễn đạt hoặc tiếp nhận ngôn ngữ nói hoặc viết mặc dù trí thông minh
và khả năng trí tuệ của HS ở mức trung bình, trên trung bình, thậm chí cao HS KKVĐ chỉ được nhận diện khi những khó khăn trong hoạt động đọc, viết của chúng không thể giải thích được bằng các nguyên nhân như: thiếu khả năng trí tuệ, hoạt động giảng dạy không hiệu quả hoặc khiếm khuyết giác quan như khiếm thính, khiếm thị
Báo cáo của Bộ GD&ĐT [3], số HS có học lực yếu cấp Tiểu học ở nước ta còn khá cao khoảng 5,7% (417.115 HS), tình trạng HS ngồi nhầm lớp phổ biến ở các tỉnh thành trong cả nước Nhiều HS ở Phú Yên, Tây Ninh, Sóc Trăng, Bình Phước, Bình Định, Quảng Nam, Đà Nẵng, Hải Dương… không biết đọc, biết viết khi đã lên tới lớp
4, lớp 5 Các em đó chưa có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội tri thức, tư tưởng, tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản được đọc, chưa biết cách đọc diễn cảm tốt
HS thiếu kỹ năng đọc không chỉ gặp khó khăn trong việc học môn tiếng Việt mà còn hạn chế tiếp thu tất các môn học khác Vì thế, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia học tiểu học nếu không được phát hiện sớm và nhận được những HT phù hợp Trong số HS này nhiều em gặp KKVĐ nhưng không thể giải thích được bằng các nguyên nhân thông thường như: cha mẹ không quan tâm, lười học hay mắc các khuyết tật khác Chính điều này gây nên những thắc mắc và mâu thuẫn không đáng có giữa nhà GD, cha mẹ, bản thân HS và các cơ quan thông tin ngôn luận Tại Việt Nam các
Trang 113
Ở nước ngoài, hiện tượng KKVĐ đã được biết đến từ năm 1881 [99] và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu sâu sắc về đối tượng này [107] Các nghiên cứu tập trung vào việc mô
tả đặc điểm, lý giải nguyên nhân và hướng dẫn các biện pháp khắc phục KKVĐ Do tiếng Việt có đặc điểm riêng biệt so với các ngôn ngữ khác trên thế giới, nên những kết quả đó chỉ có giá trị tham khảo và định hướng cho công tác nghiên cứu mà không thể
áp dụng nguyên mẫu vào thực tiễn DHHN Việt Nam Ở trong nước, mười năm gần đây chủ đề này đã được quan tâm nghiên cứu Các công trình đã công bố tập trung vào việc mô tả đặc điểm phát triển và đề xuất một số hướng can thiệp hỗ trợ cá nhân trong môi trường đặc biệt Vậy các đề xuất đó có phù hợp với nhóm HS có KKVĐ lớp 1 trong trường Tiểu học hòa nhập không hay cần có những biện pháp dạy học khác? Vì các lí do đề cập trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “DHHT kĩ năng đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ” nhằm giúp HS có KKVĐ lớp 1 đọc tốt hơn, góp phần nâng cao kết quả học tập của các em trong môi trường GDHN
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp DHHT kỹ năng đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ nhằm nâng cao tốc độ; giảm thiểu số lỗi, tăng hứng thú khi đọc thành tiếng, góp phần nâng cao chất lượng GDHN trong nhà trường tiểu học
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu: Quá trình DH đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp dạy đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ
4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu các biện pháp dạy học hỗ trợ cho học sinh lớp 1 có khó khăn về đọc bao quát được những yêu cầu như: 1) Kích thích nhu cầu và hứng thú học đọc của HS; 2)
Hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng tri giác văn bản đọc bằng hệ thống bài tập đọc có tính chất và chức năng chuyên biệt; 3) Kết hợp các biện pháp dạy đọc đặc thù có tính
kèm cặp, can thiệp, chỉ đạo cụ thể để trẻ có nhiều cơ hội rèn luyện thì có thể hỗ trợ các
em cải thiện được kĩ năng đọc thành tiếng và đạt kết quả học tập tốt hơn
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu lý luận
Hồi cứu tài liệu trong nước và nước ngoài để làm rõ các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan làm cơ sở lý luận của đề tài Các khái niệm công cụ và vấn đề
Trang 124
lí luận cơ bản cần được làm rõ bao gồm: 1) Kỹ năng; 2) Đọc; 3) Kỹ năng đọc thành tiếng 4) Khó khăn về đọc; 5) DHHT; 7) HS có KKVĐ trong GDHN
5.2 Nghiên cứu thực tiễn
Nghiên cứu đánh giá khả năng đọc của HS và các nhân tố loại trừ ở HS lớp 1 có nguy cơ khó đọc nhằm phát hiện đúng HS KKVĐ
Đánh giá thực trạng khả năng; nhu cầu học đọc thành tiếng và thực trạng DH đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp DHHT
5.3 Đề xuất biện pháp DHHT
Đề xuất và thực nghiệm biện pháp DHHT kỹ năng đọc thành tiếng nhằm nâng cao kết quả đọc thành tiếng cho HS lớp 1 có KKVĐ
6 Phạm vi nghiên cứu
6.1 Địa bàn nghiên cứu khảo sát thực trạng của đề tài là các lớp 1 thuộc 20 trường
Tiểu học, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị
6.2 Phạm vi tiến hành thực nghiệm là 6 HS lớp 1 có KKVĐ ở Hà Nội
6.3 Giới hạn vấn đề nghiên cứu là biện pháp DHHT kỹ năng đọc thành tiếng, trong đó
tập trung vào các biện pháp chuyên biệt với những điều kiện của môi trường GDHN
7 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Tiếp cận duy vật biện chứng – cách tiếp cận tôn trọng những liên hệ nhân quả và
phụ thuộc biện chứng lẫn nhau giữa GD và người học, giữa biện pháp GD và kết quả
GD
7.1.2 Tiếp cận lịch sử cụ thể - Mỗi HS có quá trình, hoàn cảnh và tiền sử phát triển
khác nhau cũng như kinh nghiệm, phong cách, thói quen, khả năng học tập khác nhau
7.1.3 Tiếp cận tổng thể - nhìn nhận mọi HS trong mối quan hệ tổng hoà với xã hội
trên nhiều mặt, nhiều khía cạnh Điều này được thể hiện trong việc xây dựng các biện pháp sư phạm phù hợp với đặc điểm văn hoá, kinh tế xã hội, điều kiện vùng miền và nhất quán trong quá trình tổ chức DHHT
Trang 135
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Tổng quan lí luận các kết quả nghiên cứu thuộc các vấn đề liên quan đến lý luận
DH nói chung, lí luận DH cho HS có KKVĐ nói riêng Phân tích và đánh giá so sánh
để tìm hiểu kinh nghiệm quốc tế về can thiệp và HT cho HS tiểu học có KKVĐ Phân tích và khái quát hóa lí luận để xác định quan niệm khoa học và khung lí thuyết của nghiên cứu
7.2.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động học tập của HS: Phân tích, so sánh các sản phẩm hoạt động học tập của HS với chuẩn chương trình tiểu học về kỹ năng đọc thành tiếng của HS Vì tại Việt Nam chưa có công cụ chuẩn hóa để chẩn đoán HS có KKVH nên đây được coi là một trong những phương pháp nghiên cứu
bổ trợ nhằm đánh giá kỹ năng đọc của HS
- Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát và ghi chép hoạt động DH đọc được tiến hành trong điều kiện tự nhiên nhằm đánh giá các kỹ năng và thái độ học đọc của
HS Sau mỗi lần quan sát chúng tôi đều trao đổi với GV và HS để tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề cần nghiên cứu
- Phương pháp điều tra viết: Sử dụng hệ thống câu hỏi được in sẵn dành cho GV, CBQL để tìm hiểu về thực trạng DH đọc thành tiếng cho HS lớp 1 KKVĐ
- Phương pháp trắc nghiệm: 1) Sử dụng công cụ đánh giá kỹ năng đọc dành cho HS lớp 1 KKVĐ (bao gồm hệ thống bài tập, phiếu chấm điểm, bản hướng dẫn người thực hiện trắc nghiệm) tiến hành kiểm tra trực tiếp từng HS trong khoảng thời gian
từ 30 phút đến 45 phút tại địa điểm riêng nhằm đánh giá trình độ đọc, tốc độ đọc,
số lỗi sai, khả năng hiểu văn bản của HS lớp 1 có KKVĐ 2) Sử dụng trắc nghiệm
Raven màu và Wisc – IV (The Wechsler Intelligence Scale for Children - Version
IV) để xác định chỉ số thông minh (IQ) nhằm loại các HS khuyết tật trí tuệ ra khỏi
nhóm HS KKVĐ Đây được coi là phương pháp bổ trợ giúp lý giải một phần đặc điểm đọc của HS có KKVĐ
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Đây là phương pháp nghiên cứu đặc thù, được tiến hành trường diễn với một nhóm HS có KKVĐ nhằm thu thập, phân tích kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm sự tác động của các biện pháp DHHT lên nhóm đối tượng nghiên cứu