TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---o0o--- LÊ DZU NHẬT NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XANH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM TIẾP CẬN THEO LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT SỢ HÃI VÀ LÝ THU
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-o0o -
LÊ DZU NHẬT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XANH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM (TIẾP CẬN THEO LÝ THUYẾT KIỂM
SOÁT SỢ HÃI VÀ LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Hà Nội - 2020
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-o0o -
LÊ DZU NHẬT
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XANH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM (TIẾP CẬN THEO LÝ THUYẾT KIỂM
SOÁT SỢ HÃI VÀ LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI)
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Marketing)
Mã số: 9340101
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS TRƯƠNG ĐÌNH CHIẾN
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM KẾT
Tôi đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh
Lê Dzu Nhật
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn, đến Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án này
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trương Đình Chiến, người
hướng dẫn khoa học của luận án, đã giúp tôi những quy chuẩn về nội dung, kiến thức và phương pháp nghiên cứu để hoàn thành luận án này
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người!
Tác giả
Lê Dzu Nhật
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM KẾT I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT V DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC HÌNH VIII
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
1.2 Mục tiêu, câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu 5
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 5
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 5
1.2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 6
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 6
1.4 Khái quát về phương pháp nghiên cứu 6
1.5 Các kết quả nghiên cứu đạt được 8
1.6 Bố cục của luận án 10
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ ĐẾN Ý ĐỊNH MUA XANH (TIẾP CẬN THEO LÝ THUYẾT KIỂM SOÁT SỢ HÃI VÀ LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI) 11
2.1 Một số khái niệm cơ bản 11
2.1.1 Marketing xanh 11
2.1.2 Sản phẩm xanh 12
2.1.3 Tiêu dùng xanh và người tiêu dùng xanh 13
2.1.4 Ý định mua và ý định mua xanh 15
2.2 Lý thuyết kiểm soát sợ hãi và các yếu tố tác động đến ý định mua xanh theo lý thuyết kiểm soát sợ hãi 16
2.3 Lý thuyết học tập xã hội và các yếu tố tác động đến ý định mua xanh theo lý thuyết học tập xã hội 36
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 49
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
3.1 Quy trình nghiên cứu 50
3.1.1 Thiết kế nghiên cứu 50
Trang 63.1.2 Các bước thực hiện luận án 50
3.2 Phương pháp nghiên cứu 52
3.2.1 Phương pháp nghiên cứu định tính 52
3.2.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65
3.2.3 Nghiên cứu định lượng chính thức 67
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 73
4.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua xanh (tiếp cận theo lý thuyết kiểm soát sợ hãi) 73
4.1.1 Kết quả kiểm định mô hình và các thang đo 73
4.1.2 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 82
4.1.3 Kiểm định sự khác biệt của biến biến điều tiết (giới tính, tuổi, nghề nghiệp, học vấn) đến ý định mua xanh 86
4.2 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến ý định mua xanh tiếp cận theo SLT 91
4.2.1 Kết quả kiểm định mô hình và các thang đo 91
4.2.2 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 97
4.2.3 Kiểm định sự khác biệt về ý định mua xanh theo biến biến điều tiết tiếp cận theo SLT 99
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 101
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 102
5.1 Kết luận về kết quả nghiên cứu 102
5.1.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu 102
5.1.2 Những đóng góp mới của nghiên cứu 110
5.2 Khuyến nghị 111
5.2.1 Khuyến nghị với nhà quản lý và hoạch định chính sách nhằm gia tăng ý định mua xanh 111
5.3 Khuyến nghị cho các nghiên cứu tiếp theo 115
5.3.1 Các hạn chế của nghiên cứu 115
5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo 116
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định mua xanh liên quan
đến lý thuyết kiểm soát sợ hãi 19
Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố tác động đến ý định mua xanh theo lý thuyết kiểm soát sợ hãi 23
Bảng 2.3: Một số nghiên cứu về các yếu tố tác động đến ý định mua xanh liên quan đến lý thuyết học tập xã hội 39
Bảng 2.4: Tổng hợp các yếu tố tác động đến ý định mua xanh theo lý thuyết học tập xã hội 42
Bảng 3.1: Tiến độ nghiên cứu 50
Bảng 3.2: Đặc điểm mẫu nhóm thảo luận là các bạn sinh viên 55
Bảng 3.3: Đặc điểm mẫu nhóm thảo luận các bạn trẻ là nhân viên văn phòng, kinh doanh, giáo viên và các lĩnh vực khác 55
Bảng 3.4: Kiểm định sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 65
Bảng 3.5: Thống kê mẫu nghiên cứu 71
Bảng 4.1: Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 73
Bảng 4.2: Kiểm định KMO and Bartlett 76
Bảng 4.3: Ma trận xoay nhân tố 77
Bảng 4.4: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến quan trọng trong từng biến tiềm ẩn 79
Bảng 4.5: Trọng số chuẩn hóa 80
Bảng 4.6: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích được của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xanh tiếp cận theo TMT 81
Bảng 4.7: Giá trị phân biệt giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xanh tiếp cận theo TMT 81
Bảng 4.8: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa 83
Bảng 4.9: Trọng số chưa chuẩn hóa 84
Bảng 4.10: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa 84
Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình bằng Boostrap với N= 500 85
Bảng 4.12: Kết luận các giả thuyết nghiên cứu 86
Bảng 4.13: Kiểm định Chi-square đối với biến giới tính 87
Bảng 4.14: Kiểm định Chi-square đối với biến nhóm tuổi 87
Bảng 4.15: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến tuổi 88
Bảng 4.16: Kiểm định Chi-square đối với biến nghề nghiệp 88
Bảng 4.17: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến nghề nghiệp 89
Bảng 4.18: Kiểm định Chi-square đối với biến học vấn 89
Trang 9Bảng 4.19: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến học vấn 90
Bảng 4.20: Kiểm định Chi-square đối với biến thu nhập 90
Bảng 4.21: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến thu nhập 91
Bảng 4.22: Kiểm định các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 91
Bảng 4.23: Kiểm định KMO and Bartlett 92
Bảng 4.24: Ma trận xoay nhân tố 93
Bảng 4.25: Kết quả ước lượng hồi quy giữa các biến 94
Bảng 4.26: Trọng số chuẩn hóa 95
Bảng 4.27: Độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích được của thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xanh tiếp cận theo SLT 96
Bảng 4.28: Giá trị phân biệt giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua xanh tiếp cận theo SLT 96
Bảng 4.29: Bảng trọng số chưa chuẩn hóa 97
Bảng 4.30: Trọng số chưa chuẩn hóa 98
Bảng 4.31: Bảng các trọng số hồi quy chuẩn hóa 98
Bảng 4.32: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến nghề nghiệp 99
Bảng 4.33: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến học vấn 100
Bảng 4.34: Sự khác biệt giữa các nhóm khác nhau trong biến thu nhập 100
Bảng 5.1: Mức độ tác động của các yếu tố thông qua hệ số hồi quy chuẩn hóa 106
Bảng 5.2: Phân tích thống kê mô tả các thang đo nghiên cứu 108
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận án 7
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất tác động của các yếu tố đến ý định mua xanh của giới trẻ tiếp cận theo TMT 27
Hình 2.2: Quá trình dẫn đến hành vi của con người 39
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến ý định mua xanh của giới trẻ tiếp cận theo SLT 45
Hình 3.1: Các giai đoạn nghiên cứu của luận án 51
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 61
Hình 4.1: Kết quả phân tích đánh giá độ phù hợp của mô hình 78
Hình 4.2: Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) - Hệ số chuẩn hóa 82
Hình 4.3: Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) lần 3- Hệ số chuẩn hóa 83
Hình 4.4: Kết quả phân tích đánh giá độ phù hợp của mô hình 94
Hình 4.5: Phân tích mô hình cấu trúc (SEM) - Hệ số chuẩn hóa 97
Hình 4.6: Phân tích mô hình cấu trúc lần 3- Hệ số chuẩn hóa 98
Hình 5.1: Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến ý định mua xanh của giới trẻ tiếp cận theo TMT 104
Hình 5.2: Mô hình nghiên cứu tác động của các yếu tố đến ý định mua xanh của giới trẻ tiếp cận theo SLT 105
Trang 11CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Marketing xanh đã trở thành chủ đề nghiên cứu quan trọng trong gần ba thập kỷ qua và được hiểu theo nhiều cách khác nhau Vấn đề này đã thật sự được quan tâm từ sau những năm 1970 khi Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ tổ chức hội thảo lần thứ nhất về marketing sinh thái (Ecological Marketing) vào năm 1975 (Henion và cộng sự, 1976) Mặc dù xuất hiện khá sớm nhưng chỉ sau những năm 1980 marketing xanh mới thật sự phát triển bởi sự gia tăng nhu cầu, nhận thức về những sản phẩm xanh (Green products) của khách hàng và họ sẵn sàng chi trả cho những thuộc tính xanh (Green features) của sản phẩm
Trong thập kỷ qua, mức tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng đã tăng lên rất nhiều trên toàn thế giới, dẫn đến cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và thiệt hại nghiêm trọng đến môi trường (Chen và Chai, 2010) Một số trong những hậu quả nghiêm trọng của thiệt hại môi trường là sự nóng lên toàn cầu, gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm trong hệ thực vật và động vật (Chen và Chai, 2010) Nhiều nước khác nhau trên toàn cầu đã nhận ra mối đe dọa này và bắt đầu làm việc theo hướng giảm thiểu các tác động có hại của các hoạt động kinh doanh đối với môi trường Hành động quan tâm đến môi trường và xã hội đã dẫn đến sự xuất hiện của “phát triển bền vững”, trong đó nhấn mạnh cần phải thúc đẩy phát triển bền vững và nhấn mạnh hình thức của
sự phát triển đó là giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường và xã hội Phát triển bền vững hơn nữa khuyến khích đổi mới nhận thức về sinh thái và tiêu dùng xanh Đổi mới nhận thức về sinh thái tập trung vào việc kết hợp phương thức bền vững với môi trường ở mọi giai đoạn tạo ra các hàng hóa và dịch vụ (Veleva và Ellenbecker, 2001) Tiêu thụ xanh thường liên quan đến tiêu thụ có trách nhiệm với môi trường, ở đó người tiêu dùng xem xét các tác động đến môi trường trong hoạt động mua, sử dụng và xử lý các sản phẩm khác nhau, hoặc sử dụng dịch vụ xanh khác nhau (Moisander, 2007)
Chính sự gia tăng mạnh mẽ trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên cũng như
sự thờ ơ với vấn đề môi trường, những rủi ro liên quan đến sức khỏe con người và nguy cơ từ sự khắc nghiệt của hệ sinh thái làm cho con người phải quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề liên quan đến môi trường và sức khỏe (Ramin Rakhsha và Majidazar, 2011) Xuất phát từ vấn đề đó, nhiều doanh nghiệp muốn tìm kiếm lợi thế cạnh tranh
để gia tăng ý định mua của khách hàng, họ buộc phải quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường trong việc sản xuất các sản phẩm của họ và xem hành vi mua xanh như là một tiêu chí để tiến hành phân đoạn thị trường các sản phẩm (Ramin Rakhsha và Majidazar, 2011)
Trang 12“Mua xanh” (Green Purchasing - GP) đang là một xu hướng ngày càng phát triển trong hoạt động thương mại quốc tế và giao dịch trong lĩnh vực công tại các nước nhằm gia tăng việc sản xuất và hoạt động tiêu thụ các sản phẩm thân thiện với môi trường Ở Việt Nam, mặc dù chưa có những quy định riêng liên quan đến tiêu dùng xanh, tuy nhiên, nhiều nội dung liên quan đến tiêu dùng bền vững đã sớm đưa vào dòng chảy chính sách, được lồng ghép, quy định trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước
Thực trạng Việt Nam đang đứng trước tình hình tăng trưởng kinh tế gắn liền với nguy cơ sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng vấn đề ô nhiễm liên quan đến môi trường Tiêu dùng bền vững đã được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong chiến lược liên quan đến tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012 Chiến lược này đã vạch ra ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển
cơ sở hạ tầng xanh Để đạt được các mục tiêu của chiến lược đã vạch ra, một trong ba nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy sản xuất
và tiêu dùng bền vững
Tại Việt Nam, trong hơn 10 năm qua, các hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng xanh cũng được triển khai Một số chương trình liên quan đến tiêu dùng xanh như chương trình cấp Nhãn sinh thái (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhãn tiết kiệm năng lượng (thuộc Bộ Công Thương), Nhãn sinh thái cho hoạt động du lịch cũng được triển khai Để người tiêu dùng có thể hiểu rõ hơn và thực hiện hành vi liên quan đến tiêu dùng bền vững, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng bền vững là hết sức cần thiết và quan trọng Năm 2010, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã trở thành đơn vị bán lẻ tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch liên quan đến “Tiêu dùng xanh”, với mục tiêu đóng góp nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông qua vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm Ngoài ra, chương trình hành động về tiêu dùng bền vững cũng đã được phát động phổ biến trên cả nước và thu hút đông đảo người dân tham gia Chẳng hạn, tại thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức thành công chiến dịch tiêu dùng xanh hàng năm Qua 6 lần tổ chức từ năm 2010 đến năm 2015, với hơn 40.000 lượt tình nguyện viên tham gia các chiến dịch, đã thu hút hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng và mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh, tăng lên từ 40% đến 60% trong tháng diễn ra chiến dịch Ở Hà Nội, chương trình “Mạng lưới điểm đến xanh” đã ra đời nhằm hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức của doanh nghiệp và người tiêu dùng về các sản phẩm, dịch vụ xanh Do đó, có thể nói thị trường sản phẩm
Trang 13xanh tại Việt Nam là rất tiềm năng
Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu xanh của người tiêu dùng Việt Nam đòi hỏi các nhà sản xuất phải tiến hành nghiên cứu, phân tích, đánh giá tìm ra những yếu
tố có tác động đến ý định/ hành vi mua xanh của người tiêu dùng Cho đến nay, tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu được thực hiện kiểm định về mối quan hệ giữa những yếu
tố tác động đến ý định mua xanh (Nguyễn Thị Hương Giang - Hồ Ngọc Trân, 2014; Phạm Thị Lan Hương, 2014; Nguyễn Vũ Hùng và cộng sự, 2015; Nguyễn Thị Tuyết Mai và cộng sự, 2016; Nguyễn Thế Khải và Nguyễn Thị Lan Anh, 2016) và các nghiên cứu trên thế giới thực hiện ở các quốc gia khác nhau (Kim và Choi, 2005; Rahbar và Wahid, 2011; Rahbar và Abdul, 2011; Chen và Chang, 2012; Wang, 2013; Akbar và cộng sự, 2014; Kong và cộng sự, 2014; Kabadayıa và cộng sự, 2015; Rahimah và cộng
sự, 2018) Tuy nhiên, mỗi nghiên cứu chỉ ra tác động của những yếu tố khác nhau tới ý định mua xanh của khách hàng theo những mức độ khác nhau
Lý thuyết kiểm soát sợ hãi (Terror Management Theory - TMT) được đưa ra bởi Greenberg, Sheldon Solomon và Tom Pyszczynski (1986), là lý thuyết nghiên cứu yếu tố tâm lý học của con người Lý thuyết kiểm soát sợ hãi cho rằng tiềm năng của sự
lo lắng là do sự liên kết của nhận thức về tử vong, là khả năng duy nhất của con người
có thể thực hiện được nhờ các khả năng nhận thức và suy nghĩ trừu tượng bẩm sinh để tồn tại TMT được xây dựng và phát triển để giúp làm sáng tỏ nhu cầu phổ biến và ý nghĩa về lòng tự trọng rằng con người cố gắng một phần trong nỗ lực bảo vệ tâm lý bản thân khỏi những lo ngại xuất phát từ nhận thức về tử vong (Burke, Martens và Faucher, 2010) TMT đề xuất rằng một xung đột tâm lý cơ bản là kết quả của việc có bản năng tự bảo tồn bản thân trong khi nhận ra rằng cái chết là không thể tránh khỏi và ở một mức
độ nào đó không thể đoán trước Xung đột này tạo ra sự sợ hãi, và sự sợ hãi sau đó được kiểm soát bằng cách nắm lấy các giá trị văn hóa, hoặc các hệ thống biểu tượng hoạt động để cung cấp cho cuộc sống với ý nghĩa và giá trị lâu dài
Trong bối cảnh Việt Nam, khi mà biến đổi khí hậu tác động rõ rệt đến cuộc sống người dân, ô nhiễm môi trường đang rất nghiêm trọng, đặc biệt là môi trường nước và không khí Nhiều địa điểm ở nội thành, không khí ô nhiễm ở mức có hại cho sức khoẻ Thực phẩm bẩn cũng là vấn đề đáng báo động và mang tính thời sự Tử vong
do bệnh tật ngày càng tăng, đặc biệt là bệnh ung thư Theo thống kê mới nhất của Tổ chức ghi nhận ung thư quốc tế, tính đến năm 2018, Việt Nam có thêm khoảng 164.000 người mắc ung thư Theo số liệu của WHO, năm 2018, Việt Nam có thêm khoảng 115.000 người tử vong do ung thư Chính vì vậy, việc quan tâm đến vấn đề sức khỏe,
sự lo ngại tử vong, nhận thức tử vong do ô nhiễm tác động đến thái độ, hành vi của