TỔNG QUAN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
- Ngày nay, việc áp dụng nhiều phương pháp dạy học đã cho phép học sinh viên có khả năng tiếp thu tốt hơn, đồng thời cũng giúp cho người dạy dễ dàng truyền đạt nội dung bài học đến cho người học.
- Ngày nay cùng với những tiến bộ của khoa học, kĩ thuật thì nhu cầu của con người càng ngày càng cao Chính vì thế mà các hãng ô tô hiện nay ngày càng quan tâm đặc biệt đến tính tiện nghi cho người sử dụng và để đảm bảo cho sự vận hành ổn định của xe thì hệ thống cung cấp điện đóng một vài trò rất quan trọng trên xe.
Ý nghĩa của đề tài
- Đề tài giúp sinh viên năm cuối có thể củng cố kiến thức, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức ngoài thực tế, xã hội.
- Hoàn thành đề tài đã giúp cho em được hiểu biết sâu hơn về hệ thống cung cấp điện trên xe cũng như quá trình chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa cho hệ thống cung cấp điện.
Mục tiêu của đề tài
- Đọc và hiểu mạch, nguyên lý của máy phát
- Dựng mô hình của máy phát điện
- Tiến hành kiểm tra, sửa chữa các hư hỏng của máy phát
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu : Hệ thống cung cấp điện.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phương pháp kiểm tra, sửa chữa hệ thống cung cấp điên Honda City 2020 và hoàn thiện mô hình hệ thống trên xe.
Phương pháp nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên lý của hệ thống cung cấp điện
- Lên phương án thiết kế mô hình máy phát
- Lên phương án kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp điện
- Từ kết quả trên tiến hành khắc phục sửa chữa hư hỏng
Nội dung nghiên cứu
Nội dung chính của đề tài gồm 3 chương, kết luận và kiến nghị như sau:
Chương 1: Tổng quan chung về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết hệ thống cung cấp điện
Chương 3: Quy trình kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa hệ thống cung cấp điện trên xe Honda City 2020
Kết luận và kiến nghị
CƠ SỞ LÝ THUYẾT HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN
Hệ thống cung cấp điện trên xe Honda City 2020
2.2.1 Các bộ phận chính của hệ thống cung cấp điện trên xe HONDA CITY 2020
Hình 2.7 Ắc quy trên xe Honda City
Khởi động ô tô: Công dụng của ắc quy trên ô tô đầu tiên đó chính là giúp khởi động xe ô tô Ắc quy sẽ kích điện để tác động đến bộ phận đánh lửa của hệ thống khởi động, giúp xe hoạt động bình thường và an toàn
Cung cấp điện phục vụ các chức năng của ô tô: Ắc quy cũng cung cấp điện cho các chức năng như điều hòa, chiếu sáng, hệ thống âm thanh, Kể cả khi xe ô tô không nổ máy, thì đèn cũng như hệ thống chức năng khác vẫn hoạt động bình thường nhờ có ắc quy.
Nguồn điện dự phòng: Nếu xe ô tô chở quá tải, vượt quá định mức điện năng tiêu thụ do máy phát tạo ra, thì ắc quy sẽ kích hoạt nguồn điện để bổ sung lượng điện năng thiếu sót Nhờ đó các thiết bị tiêu thụ điện năng trên xe vẫn được đảm bảo điện năng đủ dùng
Bảo vệ hệ thống điện: Ắc quy ô tô còn giúp bảo vệ các linh kiện, cũng như hệ thống điện bên trong ô tô Trong trường hợp xảy ra sự cố, dòng điện tăng lên đột ngột thì ắc quy sẽ giống như một chiếc cầu chì ngắt điện để bảo vệ hệ thống phát điện, tránh phát nổ
Cung cấp tạo ra nguồn điện một chiều cấp cho các thiết bị để đảm bảo an toàn và tiện nghi khi hoạt động
Nó không chỉ cung cấp điện cho các hệ thống, các thiết bị khác mà còn nạp điện cho ắc quy trong lúc động cơ đang hoạt động.
2.2.1.3 Cấu tạo của máy phát điện trên xe Honda City -2020
Hình 2.8 Bố trí máy phát điện trên xe Honda City -2020
1 Máy phát điện – 2 Dây đai truyền động – 3 Bô căng đai tự động – 4 Puli ngắt
2.2.2 Sơ đồ mạch điện và nguyên lí hoạt động
Hình 2.9 Sơ đồ mạch hệ thống cung cấp điện
Khi bật khóa điện ON (trạng thái IG) động cơ chưa nổ máy lúc này dòng điện được cấp từ ắc quy tới chân IG của khóa điện tới chân B và qua thông qua chân LIN làm cho đèn báo nạp ở bảng táp lô sáng chứng tỏ hệ thống chưa hoạt động, chưa phát điện và nguồn điện dự phòng lúc này sẽ là bình ắc quy cấp cho toàn bộ hệ thống.
Khi ta đề nổ máy lúc này động cơ hoạt động sẽ có điện từ bình ắc quy đi theo đường qua chân B cấp vào dương chờ cuộn kích từ và sẽ được điều khiển cấp qua chân F của bộ tiết chế Khi động cơ nổ sẽ làm cho Rotor quay đồng thời do Rotor là nâm châm điện nên là sẽ tạo ra từ trường biến thiên và từ trường biến thiên này chuyển động quanh những cuộn dây Stator nhằm tạo ra dòng điện xoay chiều 3 pha Dòng điện này sẽ được chỉnh lưu qua hệ thống 12 điot và điện áp phát ra luôn là 14V ở mọi chế độ hoạt động của động cơ nhờ vào Bộ tiết chế.
Bộ tiết chế điều chỉnh điện áp của dòng điện như sau: Điều chỉnh nhờ vào cuộn kích từ khi hệ thống nhận thấy được là điện áp dưới 14V thì điều khiển tăng kích từ lên (tăng từ trường) bằng cách cấp mát (-) cho chân F để tăng dòng kích từ và khi điện áp lớn hơn 14v thì sẽ ngắt chân mát (-) nhằm giảm dòng kích từ Quá trình này cứ lập đi lập lại và chân F này là chân điều khiển dạng xung.
Khi hệ thống phát ra điện thì chân P sẽ lấy điện từ nguồn của cuộn dây đưa về bộ tiết chế, bộ tiết chế sẽ nhận biết phát điện qua chân P và điều khiển đóng hoặc ngắt chân LIN xuống mát (-) điều khiển đèn báo nạp (khi đèn báo nạp sáng thì chứng tỏ là hệ thống cung cấp điện không có phát điện)
+ Cổng CAN cho ra tín hiệu dến ECU
+ Các relay bên trong hộp cầu chì thứ nhất dùng để phân biệt các dòng khác nhau khi xảy ra sự cố, để dễ dàng xác định cầu chì nào bị đứt
+ PCM thu thập dữ liệu hệ thống vận hành xe và xác định tỷ lệ nạp yêu cầu Dựa vào dữ liệu, PCM ra lệnh cho máy phát điện để cấp tỷ lệ nạp cụ thể (điện áp) giữa12,5 và 14,5 vôn, sử dụng 0,1 vôn tăng dần Trong một số điều kiện vận hành, máy phát điện có thể bỏ qua điều khiển PCM và sử dụng một giá trị mặc định Tùy thuộc và tình trạng của xe, điều khiển biến thiên không được kích hoạt Khi máy phát điện bị lỗi, (các) DTC sẽ được lưu.
QUY TRÌNH KIỂM TRA, CHẨN ĐOÁN, SỬA CHỮA HỆ THỐNG
Các dạng hư hỏng thường gặp của hệ thống cung cấp điện
Bảng 3.1 Các hư hỏng thường gặp của máy phát điện
Hư hỏng Nguyên nhân Tác hại
Chổi than tiếp xúc không tốt.
- Dính đầu vào vòng tiếp xúc, làm cổ góp bị mòn không đều.
- Kênh chổi than hoặc giảm sức căng lò xo chổi than.
- Làm tăng điện trở mạch kín máy phát điện.
- Làm giảm cường độ của dòng kích.
- Làm cho công suất máy phát giảm xuống.
- Xảy ra ở đầu các cuộn kích dính vào với các vòng tiếp xúc.
- Làm từ thông giảm xuống.
- Điện áp nhỏ dòng điện không đi ra mạch ngoài gây ảnh hưởng quá trình hoạt động của các động cơ khác.
- Sức điện động giảm xuống.
- Máy phát điện sẽ không đủ cung cấp điện cho các động cơ gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc.
Cuộn Stato bị đứt - Làm việc lâu ngày bị bám bụi.
- Nếu đứt một phần thì làm cho hai pha mắc nối tiếp điện trở stato tăng lên điện áp cũng tang lên dễ chọc thủng rơle chỉnh lưu
- Nếu đứt cả hai pha thì mạch cuộn stato đứt máy phát không hoạt động.
Cuộn Stato bị chạm mát
- Do hư hỏng về cơ hoặc về nhiệt của cuộn dây hoặc ở đầu ra.
- Làm giảm công suất của máy phát
Quy trình tháo hệ thống cung cấp điện
3.2.1 Tháo máy phát điện khỏi xe
- Sau khi tắt khóa điện OFF, phải đợi một khoảng thời gian nhất định trước khi tháo cáp ra khỏi cực âm ắc quy Vì vậy, hãy đọc kỹ các chú ý về quy trình ngắt cực âm ắc quy trước khi tiến hành công việc
Bước 1 : Ngắt cáp ra khỏi cực âm ắcquy
Bước 2 : Tháo nắp che quy láp số 2.
Bước 3 : Tháo đai V cho quạt và máy phát.
Bước 4 : Tháo dây điện động cơ:
Hình 3.1 Tháo nắp che điện cực
- Ngắt giắc nối của máy phát.
- Nhả khớp 2 kẹp hãm để tháo dây điện động cơ ra khỏi kẹp và đường ống góp nạp.
- Tháo đai ốc để ngắt dây điện động cơ ra khỏi cực B.
Hình 3.2 Ngắt giắc kết nối
Bước 5 : Tháo thanh điều chỉnh đai quạt:
Tháo bu lông, đai ốc và thanh điều chỉnh đai quạt ra khỏi cụm máy phát và bơm dầu.
Hình 3.3 Tháo thanh điều chỉnh đai quạt
Bước 6 : Tháo bu lông và tháo máy phát điện ra khỏi thân máy.
Hình 3.4 Tháo máy phát điện
- Tháo rời máy phát điện
Bước 1: Tháo kẹp: Tháo bu lông và kẹp ra khỏi stato máy phát.
Bước 2: Tháo puli máy phát:
+ Cố định máy phát lên êtô giữa các tấm nhôm.
LƯU Ý: Không xiết êtô quá chặt.
+ Lắp SST1-A và SST2-B lên trục rôto máy phát như hình minh họa.
Hình 3.6 Tháo puli máy phát
+ Giữ SST 1-A bằng cân lực, và siết SST1-B theo chiều kim đồng hồ đến mômen xiết tiêu chuẩn.
+ Mômen xiết: 64 N*m (653 kgf*cm, 47 ft.*lbf)
+ Kiểm tra rằng SST được bắt chặt vào trục rôto của máy phát.
Hình 3.7 Tháo puli máy phát
*1 Trục rôto máy phát *a: Giữ; *b: Quay
+ Đặt SST 2 lên đai ốc.
+ Lắp chắc chắn SST vào puli máy phát và trục rôto máy phát.
+ Trong khi giữ cố định SST2,hãy vặn SST1-A theo hướng như tron hình minh họa để nới lỏng đai ốc.
Hình 3.8 Tháo puli máy phát LƯU Ý: Để tránh làm hư hỏng trục rôto máy phát, không nới lỏng đai ốc quá nửa vòng. + Tháo SST2 ra khỏi đai ốc
+ Giữ SST1-A, vặn SST1-B theo hướng như trong hình minh họa và tháo SST1-A và SST1-B ra khi trục rô to máy phát.
Hình 3.9 Tháo puli máy phát
*a Giữ; *b Quay +Tháo đai ốc và puli máy phát ra khỏi trục rô to máy phát.
+ Tháo cụm máy phát ra khỏi ê tô.
Bước 3: Tháo nắp che phía sau máy phát:
+ Lắp khung đầu dẫn động máy phát lên puli máy phát.
+ Tháo 3 bu lông và nắp che phía sau của máy phát ra khỏi stato máy phát.
Hình 3.10 Tháo nắp che phía sau
Bước 4: Tháo cách điện của cực điện máy phát:
+ Lắp sứ cách điện của điện cực vào cuộn dây máy phát.
Bước 5: Tháo giá đỡ chổi than máy phát:
+ Tháo 2 vít và cụm giá đỡ chổi than máy phát ra khỏi cụm stato.
Hình 3.12 Tháo giá đỡ chổi than Bước 6: Tháo stato máy phát:
+ Tháo 4 bu lông ra khỏi cụm stato máy phát.
Hình 3.13 Tháo bulông+ Sử dụng SST, tháo stato máy phát ra khỏi khung đầu dẫn động máy phát.
+ Bôi mỡ lên các ren và đỉnh của bu lông giữa của SST trước khi dùng.
Hình 3.14 Tháo stato máy phát
*a: Giữ; *b: Quay + Tháo vòng bi che máy phát ra khỏi stato máy phát.
- LƯU Ý: Nếu vòng bi che máy phát bị nứt, hãy tháo hết những miếng vỡ,
- GỢI Ý: Vòng bi che máy phát có thể được lắp trên rôto máy phát.
Hình 3.15 Tháo vòng bi Bước 7: Tháo roto máy phát:
+ Tháo cụm rôto máy phát ra khỏi khung đầu dẫn động.
- LƯU Ý: Không để đánh rơi rôto máy phát.
Hình 3.16 Tháo rôto Bước 8: Kiểm tra vòng bi khung đầu dẫn động máy phát:
+ Kiểm tra rằng vòng bi khung đầu dẫn động không bị mòn. + Nếu vòng bi không quay êm, hãy thay thế cụm rôto máy phát.
Hình 3.17 Kiểm tra vòng biBước 9: Tháo vòng bi khung đầu dẫn động máy phát:
+ Tháo 4 vít và tấm hãm ra khỏi khung đầu dẫn động máy phát.
+ Dùng STT và búa, rút vòng bi khung đầu dẫn động ra khỏi khung đầu dẫn động máy phát.
Bước 2 : Xác định vị trí ắc quy cũ.
Bước 4: Xác định các cực nối.
Bước 5: Tháo cực âm trước.
Bước 7: Tháo rời ắc quy.
Quy trình kiểm tra, sửa chữa hệ thống cung cấp điện
3.3.1 Quy trình kiểm tra ắc quy
+ Vì axit của ắc quy là chất độc hại nên hãy cẩn thận khi chạm tay vào ắc quy
+Vì axit ắc quy có tính ăn mòn cao, thật cẩn thận khi để nó tiếp xúc với quần áo và dụng cụ
+ Khi axit ắc quy tiếp xúc với da, mắt, hay quần áo, thì phải xả ngay dưới dòng nước chảy Nếu axit vào mắt, rửa với nước trong vòng 15 phút và phải được đưa tới bệnh viện gần nhất
Bước 1: Kiểm tra tình trạng ắc quy
- Kiểm tra xem ắc quy có hư hỏng và biến dạng không Nếu hư hỏng nặng, biến dạng hoặc rò rỉ, hãy thay ắc quy.
- Kiểm tra mức dung dịch cho từng ngăn.
- Với loại ắc quy cần bảo dưỡng:
+ Nếu mức dung dịch ắc quy ở trên vạch thấp, hãy kiểm tra điện áp ắc quy khi động cơ quay khởi động Nếu điện áp nhỏ hơn 9.6 V, hãy nạp điện hoặc thay thế ắc quy.
- Với loại ắc quy không cần bảo dưỡng:
+ Nếu mức dung dịch ắc quy ở dưới vạch thấp, đổ thêm nước cất vào từng ngăn.Sau đó nạp lại ắc quy và kiểm tra tỷ trọng dung dịch.
+ Tỷ trọng riêng tiêu chuẩn: Từ 1.25 đến 1.29 ở 20°C
+ Nếu mức dung dịch ắc quy ở trên vạch thấp, hãy kiểm tra điện áp ắc quy khi động cơ quay khởi động Nếu điện áp nhỏ hơn 9.6 V, hãy nạp điện hoặc thay thế ắc quy
Hình 3.20 Kiểm tra ắc quy
+ Tắt khóa điện OFF và bật đèn pha ON trong khoảng 20 đến 30 giây Cách này sẽ loại trừ hiện tượng nạp bề mặt ra khỏi ắc quy.
+ Đo điện áp của ắc quy theo các giá trị trong bảng dưới đây.
Bảng 3.2 Điện áp tiêu chuẩn ắc quy
- Nối dụng cụ đo Điều kiện Điều kiện tiêu chuẩn
+ Cực dương (+) - Cực âm (-) 20°C Từ 12.5 đến 12.9 V
+ Nếu giá trị điện áp không như tiêu chuẩn, hãy nạp ắc quy.
Bước 2: Kiểm tra điện cực ắc quy và cầu chì
- Kiểm tra rằng các cực của ắc quy không bị lỏng hoặc bị ăn mòn.
+ Cực dương ắc quy : 5.4 N*m (55 kgf*cm, 48 in.*lbf).
+ Cực âm ắc quy : 5.4 N*m (55 kgf*cm, 48 in.*lbf).
+ Nếu các cực bị ăn mòn, hãy vệ sinh chúng.
+ Đo điện trở của các cầu chì.
+ Điện trở tiêu chuẩn: Dưới 1 Ω.
- Nếu kết quả không như tiêu chuẩn, hãy thay các cầu chì.
3.3.2 Quy trình kiểm tra máy phát
3.3.2.1 Kiểm tra cụm giá đỡ chổi than máy phát
- Đo chiều dài của cả hai chổi than (a).
Bảng 3.3 Các thông số kỹ thuật
Giá trị Thông số Kỹ thuật (Mới) Giới hạn Dịch vụ
- Nếu kết quả đo không nằm trong phạm vi thông số kỹ thuật, hãy thay giá đỡ chổi than.
Hình 3.21 Kiểm tra cuộn giá đỡ chổi than
3.3.2.2 Kiểm tra rôto máy phát a) Kiểm tra hở mạch của rôto máy phát
- Kiểm tra thông mạch giữa từng vòng kẹp (a, b), rô-to (c) và trục rô-to (d)
Bảng 3.3 Các thông số kĩ thuật
Vị trí Thông số kỹ thuật a – b Thông mạch a – c Không thông mạch a – d Không thông mạch b – c Không thông mạch b – d Không thông mạch
- Kết quả: Nếu bất thường, hãy thay rô-to
Hình 3.22 Kiểm tra rôto máy phát b) Kiểm tra xem vòng bi có bị rơ hoặc mòn không và xem vòng bi có quay êm không
+ Nếu rôto máy phát không quay êm, hãy thay mới
Hình 3.23 Kiểm tra vòng bi c) Dùng thước cặp, đo đường kính cổ góp
+ Đường kính tiêu chuẩn: 14.2 đến 14.8 mm
+ Đường kính nhỏ nhất: 14.0 mm
+ Nếu đường kính nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất, hãy thay rôto máy phát
Hình 3.24 Đo đường kính cổ góp
*a Đường khính d) Kiểm tra rằng cổ góp không đảo và xước
+ Nếu cổ góp bị đảo hoặc xước, hãy thay cụm rôto máy phát
Hình 3.25 Kiểm tra độ đảo
Quy trình lắp hệ thống cung cấp điện
- Bước 1: Lắp vòng bi khung đầu dẫn động máy phát:
+ Sử dụng SST và máy ép, ép vòng bi khung đầu dẫn động máy phát mới vào khung đầu máy phát cho tới khi bề mặt của vòng bi nằm ngang bằng với bề mặt của khung.
Hình 3.26 Lắp vòng bi khung đầu dẫn động máy phát
+ Hãy khớp các tai trên tấm hãm vào các rãnh cắt trên khung đầu dẫn động máy phát
+ Lắp tấm hãm vào khung đầu dẫn động máy phát bằng 4 vít
+ Mômen xiết: 2.3 N*m (23 kgf*cm, 20 in.*lbf).
- Bước 2: Lắp rôto máy phát:
+ Lắp khung đầu dẫn động máy phát lên puli máy phát
+ Lắp rôto máy phát vào khung đầu dẫn động của máy phát.
Hình 3.28 Lắp rôto máy phát
- Bước 3: Lắp Stato máy phát:
+ Lắp vòng che bi máy phát mới vào stato máy phát
- Gióng thẳng 3 vấu lồi của vòng che bi máy phát vào 3 rãnh của stato máy phát khi lắp
Hình 3.29 Lắp Stato máy phát
*a Vấu định vị; *b Rãnh hãm
+ Lắp tạm stato máy phát vào khung đầu dẫn động máy phát bằng 4 bu lông.
+ Dùng SST và máy ép, ép nhẹ nhàng vào cuộn stato máy phát
+ Mômen xiết: 5.6 N*m (57 kgf*cm, 50 in.*lbf).
Hình 3.31 Xiết chặt 4 bu long
- Bước 4: Lắp giá đỡ chổi than máy phát:
+ Trong khi ấn 2 chổi than vào giá đỡ chổi than máy phát, hãy cắm chốt có đường kính 1.0 mm vào giá đỡ chổi than máy phát.
Hình 3.32 Lắp giá đỡ chổi than máy phát
*a Chốt có đường kính 1.0 mm
+ Lắp cụm giá đỡ chổi than vào cuộn stato máy phát bằng 2 vít
+ Mômen xiết: 1.8 N*m (18 kgf*cm, 16 in.*lbf)
Hình 3.33 Lắp cụm giá đỡ chổi than vào cuộn stato
+ Kéo chốt có đường kính 1 mm ra khỏi giá đỡ chổi than máy phát.
Hình 3.34 Kéo chốt ra khỏi giá đỡ
*a Chốt có đường kính 1.0 mm; Kéo ra
- Bước 5: Lắp cách điện của cực máy phát:
+ Lắp sứ cách điện của điện cực vào cuộn dây máy phát
Hãy đảm bảo lắp chi tiết cách điện cho cực máy phát đúng hướng.
- Bước 6: Lắp nắp che phía sau của máy phát:
+ Lắp nắp che phía sau máy phát vào stato máy phát bằng 3 bu lông
+ Mômen xiết: 4.6 N*m (47 kgf*cm, 41 in.*lbf).
- Bước 7 : Lắp puli máy phát:
+ Cố định máy phát lên êtô giữa các tấm nhôm
+ Không xiết êtô quá chặt
+ Lắp puli máy phát lên trục rôto máy phát bằng cách siết chắt đai ốc bằng tay + Lắp SST1-A và SST1-B lên trục rôto máy phát như hình minh họa.
Hình 3.37 Lắp puli máy phát
+ Giữ SST 1-A bằng cân lực, và siết SST1-B theo chiều kim đồng hồ đến mômen xiết tiêu chuẩn
+ Mômen xiết: 64 N*m (653 kgf*cm, 47 ft.*lbf).
+ Kiểm tra rằng SST được bắt chặt vào trục rôto của máy phát
Hình 3.38 Lắp puli máy phát
*1 Trục rôto máy phát; *a Giữ; *b Quay
+ Đặt SST 2 lên đai ốc.
Hình 3.39 Lắp puli máy phát
+ Sử dụng cờ lê để siết chặt đai ốc bằng cách vặn SST1-A theo hướng mũi tên như trên hình vẽ
+ Mômen xiết: 132.5 N*m (1351 kgf*cm, 98 ft.*lbf).
+ Giữ mỏ lết tỳ vào êtô và xiết chặt đai ốc một cách chắn chắn
Hình 3.40 Lắp puli máy phát
+ Giữ SST1-A, vặn SST1-B theo hướng như trong hình minh họa và tháo SST1-A và SST1-B ra khỉ trục rô to máy phát
+ Quay puli máy phát, và kiểm tra rằng puli quay êm
+ Tháo cụm máy phát ra khỏi ê tô
Hình 3.41 Lắp puli máy phát
+ Lắp kẹp lên stato máy phát bằng bulông
+ Mômen xiết: 6.5 N*m (66 kgf*cm, 58 in.*lbf).
3.4.2 Lắp ráp máy phát điện lên ôtô
- Bước 1: Lắp máy phát điện:
+ Lắp tạm máy phát vào thân máy bằng bu lông
- Bước 2: Lắp thanh điều chỉnh đai quạt:
+ Lắp tạm thanh điều chỉnh đai quạt vào máy phát và bơm dầu bằng bu lông và đai ốc
+ Dịch chuyển máy phát về phía thân máy và xiết chặt đai ốc
+ Mômen xiết: 18.5 N*m (189 kgf*cm, 14 ft.*lbf).
Hình 3.43 Lắp máy phát điện lên ôtô
- Bước 3: Nối dây điện động cơ:
+ Lắp dây điện động cơ lên cực B bằng đai ốc
+ Mômen xiết: 9.8 N*m (100 kgf*cm, 87 in.*lbf).
+ Cài khớp 2 kẹp để nối dây điện động cơ vào kẹp và đường ống góp xả
+ Nối các giắc nối của máy phát
- Bước 4: Lắp đai V cho quạt và máy phát
- Bước 5: Điều chỉnh đai V cho quạt và máy phát
- Bước 6: Kiểm tra đai V cho quạt và máy phát
- Bước 7: Lắp nắp che quy láp số 2
- Bước 8: Nối cáp tới cực âm ắcquy
+ Mômen xiết: 5.4 N*m (55 kgf*cm, 48 in.*lbf).