1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh nam định

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Sinh Kế Và Nghèo Tại Các Huyện Ven Biển Tỉnh Nam Định
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 605,78 KB

Nội dung

Với lý do đó, đề tài “Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định” đã được lựa chọn cho luận án nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại của các sinh kế hiện... Luận án t

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Được quan niệm là cách thức mỗi cá nhân và gia đình duy trì cuộc sống, sinh

kế là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu về phát triển và nghèo quan tâm Cách tiếp cận sinh kế giúp nhà nghiên cứu có cái nhìn toàn diện về các hoạt động kinh tế của các chủ thể phát triển, phát hiện những khó khăn cụ thể của từng đối tượng trong quá trình tăng trưởng kinh tế nói chung và giảm nghèo nói riêng Khi tiếp cận vấn đề phát triển dưới góc nhìn sinh kế, hướng tập trung không chỉ là sự tăng trưởng mà còn là phúc lợi của người dân

Là một tỉnh duyên hải Đồng bằng Sông Hồng (ĐBSH), cộng đồng ven biển là một bộ phận quan trọng của dân cư Nam Định Với ba trong tổng số mười huyện thị giáp biển, vùng ven biển tập trung tới 34,1% tổng dân số cả tỉnh Được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển phong phú, lại có nhiều khả năng phát triển nền nông nghiệp thuận lợi, các huyện ven biển Nam Định có cơ cấu kinh tế đa dạng với thế mạnh là các ngành kinh tế biển Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của các huyện đạt con số đáng khích lệ (khoảng 10-14%/năm, cao hơn tốc độ phát triển kinh

tế toàn tỉnh) Trên cơ sở ấy, sinh kế của người dân khu vực ven biển Nam Định có nhiều điều kiện để phát triển theo hướng đa dạng, năng động và hiệu quả, trong đó nổi bật là nhóm sinh kế liên quan đến nguồn lợi biển Các sinh kế đã có những tác động tích cực đến công cuộc giảm nghèo của các địa phương, khiến tỉ lệ nghèo ở các huyện giảm nhanh, trung bình 2-3%/năm trong giai đoạn 2010 – 2015

Tuy nhiên, những sinh kế của người dân ven biển Nam Định hiện nay còn thiếu tính bền vững do những bất cập trong việc tiếp cận tài nguyên của người dân địa phương Bên cạnh đó, cộng đồng dân cư ven biển rất dễ bị tổn thương bởi những biến đổi của tự nhiên do tính nhạy cảm của các hệ sinh thái (HST) ở vị trí giáp ranh giữa đất liền và đại dương Tính không bền vững của những sinh kế tại địa phương còn được tạo ra bởi sự bất hợp lý trong cách thức khai thác nguồn lợi, bởi sự chồng chéo

và xung đột nhau của các lĩnh vực kinh tế và trong nhiều trường hợp, bởi sự yếu kém của hệ thống quản lý và quy hoạch Đồng thời, quá trình phát triển sinh kế của người dân ven biển đang làm nảy sinh những xung đột với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cũng như xung đột giữa các cộng đồng dân cư, làm tăng nguy cơ thiệt hại do những tác động bất lợi của tự nhiên và xã hội Điều này đã làm hạn chế các thành quả của công tác giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân Trong điều kiện ấy, việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp giảm thiểu nguy cơ tổn thương của dân cư ven biển dưới tác động của các biến đổi bất lợi của tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội (KTXH) là yêu cầu cần thiết đối với sự phát triển của các huyện ven biển Với lý do

đó, đề tài “Nghiên cứu sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định” đã

được lựa chọn cho luận án nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại của các sinh kế hiện

Trang 2

tại, tìm giải pháp phát triển sinh kế và nâng cao đời sống nhân dân của vùng ven biển Nam Định

Luận án tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu chính sau:

- Các sinh kế tại các huyện ven biển Nam Định đang chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào, hiện nay đang phát triển ra sao và có tác động gì đến tình trạng nghèo của các địa phương?

- Các hộ gia đình tại các huyện ven biển Nam Định đang sử dụng những nguồn vốn nào để thực hiện chiến lược sinh kế và đạt được kết quả sinh kế ra sao? Các sinh

kế có mối quan hệ như thế nào với tình trạng nghèo của các hộ gia đình tại địa phương?

- Những giải pháp nào cần được thực hiện nhằm phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển Nam Định?

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Luận án phân tích dưới góc độ địa lý các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo, hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định nhằm phát hiện những vấn đề tồn tại và tìm ra các giải pháp cho phát triển sinh kế và giảm nghèo tại khu vực này

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Đúc kết, hệ thống hóa cơ sở lý luận về sinh kế và nghèo; xác định các nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá sinh kế và nghèo; phân tích các đặc điểm sinh kế

và nghèo ở vùng ven biển

- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo; phân tích hiện trạng và

sự phân hóa không gian của các sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định; đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo tại các địa phương

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Về nội dung nghiên cứu:

Luận án tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề chính: sinh kế và nghèo

- Về sinh kế: Việc phân tích sinh kế tập trung ở cấp huyện, cấp xã và hộ gia đình

Ở chương 2 của luận án, do phạm vi phân tích ở cấp cao (cấp huyện) và khả năng tiếp cận với các nguồn tài liệu của nghiên cứu sinh (NCS), các hoạt động kinh

tế của địa phương được quan niệm là sinh kế của người dân và các hoạt động này được phân tích dựa trên nguồn tài liệu thứ cấp đã thu thập Phần phân tích này tập trung vào 3 nội dung: các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo, các sinh kế chính tại các huyện và hiện trạng nghèo tại các địa phương

Trang 3

Do việc phát triển sinh kế tùy thuộc vào nguồn vốn cũng như chiến lược lựa chọn của từng hộ gia đình nên trong chương 3, khi phân tích hiện trạng phát triển sinh

kế, NCS đi sâu nghiên cứu trường hợp cụ thể của 3 xã thuộc 3 huyện và được phân tích ở cấp độ hộ gia đình dựa trên kết quả nghiên cứu thực địa Sở dĩ ba xã Giao Xuân, Hải Chính và Nghĩa Hải được chọn để nghiên cứu sâu vì ba xã này có sinh kế đa dạng

và tiêu biểu cho khu vực ven biển của tỉnh Nam Định Những thành công cũng như những bất cập, hạn chế trong quá trình phát triển sinh kế của người dân các xã là những bài học kinh nghiệm cho nhiều địa phương khác

- Nội dung về nghèo được nghiên cứu như là kết quả của các sinh kế, vì vậy NCS chủ yếu tập trung phân tích tỉ lệ nghèo và đánh giá mối quan hệ giữa sinh kế và nghèo ở cả cấp cộng đồng và hộ gia đình

3.2 Về không gian:

Luận án tập trung vào địa bàn ba huyện ven biển của tỉnh Nam Định với 82 xã, thị trấn: Giao Thủy (22 xã, 9 xã giáp biển), Hải Hậu (35 xã, 6 xã giáp biển) và Nghĩa Hưng (25 xã, 4 xã giáp biển) Trong đó, NCS đi sâu nghiên cứu trường hợp ba xã giáp biển: Giao Xuân (Giao Thủy), Hải Chính (Hải Hậu) và Nghĩa Hải (Nghĩa Hưng) Trong nghiên cứu, NCS đã chú ý đặt các huyện ven biển trong bối cảnh (mối quan hệ) với toàn tỉnh Nam Định và vùng ven biển ĐBSH

3.3 Về thời gian:

Các phân tích định tính được giới hạn từ năm 2000 đến 2015, định hướng đến

2020 và tầm nhìn đến 2030

Để đảm bảo tính thống nhất, liên tục và chính thống của số liệu, hầu hết các số liệu thống kê đều tập trung trong giai đoạn 2010 – 2015, phần định hướng và giải pháp đến năm 2020 và 2030

4 Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:

4.1 Quan điểm tiếp cận

4.1.1 Quan điểm hệ thống

Mỗi đối tượng nghiên cứu là một chỉnh thể thống nhất được tạo thành bởi nhiều yếu tố, đồng thời cũng là bộ phận của một chỉnh thể lớn hơn Vì vậy khi nghiên cứu bất kì đối tượng nào cần phải đặt trong hệ thống mới có thể xem xét một cách sâu sắc

và toàn diện Tính hệ thống thể hiện trong nghiên cứu còn là sự nhất quán trong cách nhìn nhận, sự đồng bộ, tính hợp lý và logic của hệ thống số liệu, tài liệu

Quan điểm hệ thống trong đề tài được thể hiện thông qua cách nhìn nhận vấn

đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định là một bộ phận của những

hệ thống lớn hơn như nền kinh tế và công cuộc giảm nghèo của toàn tỉnh, toàn vùng Mặt khác, sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển là một hệ thống được cấu thành bởi nhiều nhân tố tự nhiên và KTXH khác nhau mà mối quan hệ giữa các nhân tố này sẽ

có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống

Trang 4

4.1.2 Quan điểm tổng hợp lãnh thổ

Vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển được xem xét như một bộ phận của chiến lược phát triển KTXH toàn tỉnh Nam Định cũng như mối quan hệ với vùng ĐBSH và toàn quốc Khi nghiên cứu vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển, những đặc điểm chung về kinh tế và nghèo của vùng ven biển ĐBSH giúp nhà nghiên cứu có những nhận định xác đáng Quan điểm này cũng yêu cầu nhà nghiên cứu tìm

ra sự phân hóa không gian của các sinh kế và nghèo tại các địa phương trên cơ sở sự khác biệt của tự nhiên và các điều kiện KTXH

4.1.3 Quan điểm lịch sử – viễn cảnh

Quan điểm lịch sử – viễn cảnh được vận dụng vào nghiên cứu đề tài thể hiện ở việc thấy được những thay đổi trong quá trình phát triển KTXH và công cuộc giảm nghèo của tỉnh Nam Định và các huyện ven biển qua từng thời kì Từ đó đánh giá đúng hiện trạng sinh kế và nghèo của các huyện ven biển tỉnh Nam Định Trên cơ sở

đó đưa ra triển vọng của việc phát triển sinh kế và giảm nghèo trong tương lai

4.1.4 Quan điểm phát triển bền vững (PTBV)

PTBV ngày nay đã trở thành xu hướng tất yếu, vừa là mục tiêu - cái đích để hướng tới, vừa là quan điểm phát triển cho mọi hoạt động của nhân loại

Đối với đánh giá sinh kế và nghèo, vận dụng quan điểm này trở thành vấn đề sống còn Quán triệt quan điểm PTBV trong luận án được thể hiện việc đánh giá các nguồn vốn sinh kế hoặc phân tích thực trạng sinh kế hay đề xuất các giải pháp Tính bền vững được đánh giá trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường

4.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, NCS đã áp dụng một số phương pháp nghiên cứu chính sau:

4.2.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu:

Phương pháp này được tiến hành theo các bước:

- Xác định các đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập: các tài liệu liên quan đến cơ sở lí luận về sinh kế và nghèo; về đặc điểm sinh kế và nghèo của vùng ven biển; về nguồn vốn và hiện trạng sinh kế các huyện ven biển tỉnh Nam Định;

về hiện trạng nghèo tại các huyện ven biển; về định hướng và quy hoạch phát triển

- Tiến hành thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập từ tháng 6/2013 đến tháng 12/2016

+ Các tài liệu bao gồm những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước

về vấn đề sinh kế và nghèo; những văn bản về công cuộc giảm nghèo ở Việt Nam của các tổ chức quốc tế như UNDP, WB, UN, Oxfarm, DFID, SIDA, AusAID… và của Chính phủ cũng như các Bộ, ban ngành ở Việt Nam

Trang 5

+ Đối với tỉnh Nam Định, NCS thu thập những số liệu về nghèo tại các cuộc điều tra của Sở và Phòng LĐ, TB & XH các huyện; những báo cáo hàng năm, giai đoạn và quy hoạch phát triển KTXH toàn tỉnh, các huyện cũng như từng ngành; Niên giám thống kê của tỉnh và các huyện; các báo chí chuyên ngành và của tỉnh… Những tài liệu thu thập đảm bảo tính chính xác, cập nhật với những thay đổi của địa phương + Các tài liệu liên quan đến sự phát triển KTXH, đặc điểm dân cư, sinh kế và nghèo của một số xã cụ thể mà NCS lựa chọn làm trọng tâm cho nghiên cứu đã được thu thập trong khoảng thời gian tháng 6/2016 – tháng 12/2016

- Đánh giá, xử lí tài liệu đã thu thập được: Đây là bước rất cần được chú trọng, bởi vì tài liệu (nhất là số liệu thống kê) thu thập được mới chỉ là số liệu thô Trong nhiều trường hợp, cùng một số liệu thống kê, trong các nguồn khác nhau lại rất khác nhau Vì vậy, để có số liệu chính xác cần phải có bước xử lí

4.2.2 Phương pháp phỏng vấn:

Các cuộc phỏng vấn được thực hiện với các cán bộ quản lý địa phương từ cấp

huyện tới cấp xã và cấp thôn dựa trên Nội dung phỏng vấn các cán bộ quản lý cấp huyện, xã, thôn (Phụ lục 1) với các bước như sau:

- Bước 1: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp huyện nhằm các mục đích: + Nắm bắt khái quát đặc điểm KTXH của các địa phương ven biển; thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề sinh kế và nghèo tại các huyện

+ Xác định các xã nghiên cứu: Được sự tham vấn của các cán bộ quản lý, NCS

đã lựa chọn 3 xã tại 3 huyện để nghiên cứu: Giao Xuân, Hải Chính và Nghĩa Hải

- Bước 2: Phỏng vấn một số cán bộ quản lý cấp xã tại 03 xã nêu trên nhằm: + Hiểu khái quát đặc điểm tự nhiên cũng như tình hình phát triển KTXH của địa phương; thu thập các tài liệu thứ cấp có liên quan

+ Xác định các thôn (xóm) tiến hành điều tra xã hội học: NCS đã lựa chọn 6 thôn để tiến hành điều tra: xóm Xuân Phong và xóm Xuân Hoành (Giao Xuân); xóm

1 và xóm Tây Ninh (Hải Chính); thôn Ngọc Lâm và thôn Phú Thọ (Nghĩa Hải)

- Bước 3: Phỏng vấn cán bộ quản lý cấp thôn tại 06 thôn đã xác định ở trên nhằm hiểu khái quát đặc điểm kinh tế và nghề nghiệp của dân cư trong thôn

Bên cạnh việc phỏng vấn các cán bộ quản lý địa phương, NCS tiến hành phỏng vấn sâu một số cá nhân là những người có hiểu biết sâu sắc về cộng đồng dân cư nhằm nằm bắt được lịch sử phát triển của địa phương và những vấn đề liên quan đến sinh

kế cũng như đời sống người dân, những thay đổi của các sinh kế so với trước kia

4.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học:

Việc điều tra xã hội học là một yêu cầu cần thiết nhằm góp phần kiểm định các

số liệu đã thu thập, phát hiện các “lỗ hổng” trong nghiên cứu để bổ sung kịp thời nhằm đưa ra được các kết quả có độ tin cậy NCS đã thực hiện theo các bước sau đây:

Trang 6

a) Xác định nội dung điều tra

- Mục đích điều tra: nhằm bù đắp các thông tin thiếu hụt hoặc chưa đủ để phục

vụ phân tích nguồn lực sinh kế, chiến lược sinh kế, kết của sinh kế và mối quan hệ giữa sinh kế và hiện trạng nghèo của các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu

- Đối tượng điều tra: các hộ gia đình tại các xã nghiên cứu đã được xác định ở trên bởi vì mỗi hộ là một chủ thể trong việc sử dụng các nguồn vốn sinh kế để thực hiện các chiến lược sinh kế Tại mỗi hộ tiến hành khảo sát trực tiếp theo mẫu phiếu điều tra

- Nội dung điều tra:

+ Những thông tin chung về hộ như số thành viên trong hộ, họ tên, tuổi, giới tính, số năm đi học, sức khỏe, tình hình tham gia BHYT, công việc và nơi làm việc của từng thành viên hộ (là nguồn vốn con người), tình hình chuyển cư cũng như mức

độ tham gia vào các tổ chức xã hội (nguồn vốn xã hội), nguồn vốn sản xuất, nguồn vay… (nguồn vốn tài chính)

+ Các chiến lược sinh kế: là các hoạt động sản xuất của hộ gia đình Theo kết quả phỏng vấn các cán bộ quản lý, có các loại hình sinh kế sau:

• Sinh kế nông nghiệp: gồm loại cây trồng, vật nuôi, quy mô, và TN

• Sinh kế nuôi trồng thủy sản (NTTS): đối tượng nuôi, quy mô và TN

• Sinh kế khai thác thủy sản (KTTS): phương tiện, đối tượng và TN

• Sinh kế làm muối: diện tích, thời gian và TN

• Sinh kế tự kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp: lĩnh vực, nghề, TN

• Sinh kế làm thuê: lĩnh vực, thời gian, TN

• Sinh kế di cư: nơi làm việc, công việc, số tiền gửi về

+ Những thông tin về khó khăn, nguyện vọng, thay đổi sinh kế của hộ

+ Những thông tin về tác động của sinh kế đến nghèo

- Chọn mẫu: Sau quá trình phỏng vấn các cán bộ thôn, NCS đã tiến hành lập danh sách các hộ tại các thôn kể trên theo sinh kế chính đã được xác định ở trên (được tính là sinh kế mang lại nguồn TN lớn nhất cho hộ) Sau đó tác giả tiến hành lựa chọn các hộ điều tra theo tỉ lệ các hộ theo nhóm sinh kế này

- Thời gian điều tra: tháng 6,7,8 năm 2016

b) Xây dựng phiếu điều tra

Trên cơ sở nội dung đã đề ra, NCS xây dựng Phiếu điều tra hộ gia đình (Phụ

lục 2)

c) Tiến hành điều tra theo kế hoạch

Điều tra theo phương pháp phỏng vấn trực tiếp, đến gặp chủ hộ hoặc thành viên trong hộ để phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu (số phiếu cụ thể tại từng địa phương được thể hiện ở Phụ lục 3)

Trang 7

d) Xử lí kết quả điều tra

Từ các phiếu điều tra thu thập được, NCS xử lí bằng phần mềm SPSS (theo các bước: khởi tạo biến, nhập và làm sạch dữ liệu, mã hóa dữ liệu, xử lí và phân tích dữ liệu) để phân chia thành các nhóm hộ khác nhau, từ đó đánh giá, phân tích

4.2.4 Phương pháp quan sát:

NCS đã trực tiếp quan sát một số sinh kế chính của người dân vùng ven biển: nông nghiệp, làm muối, NTTS, KTTS thủ công ven bờ, buôn bán cá tại các bến cá, chợ cá, cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (TTCN)… để hiểu được cách thức sản xuất của người dân

NCS tiến hành quan sát hệ thống cơ sở hạ tầng (CSHT) và cơ sở vật chất kĩ thuật được địa phương và các hộ gia đình sử dụng trong phát triển sinh kế

NCS cũng đã trực tiếp chứng kiến và cảm nhận sự ảnh hưởng và sức tàn phá của cơn bão số 1, tháng 7/2016 đối với người dân địa phương

4.2.5 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp

Sau khi thu thập và xử lí, từ hệ thống tài liệu liên quan, NCS sử dụng hàng loạt phương pháp như phân tích, tổng hợp, so sánh (theo thời gian, không gian, theo các đối tượng cùng loại) để phát hiện những kết luận mới Trên cơ sở những số liệu đã thu thập, sử dụng các phương pháp thống kê để có hệ thống số liệu phục vụ nghiên cứu Các biện pháp xử lý số liệu giúp cho người nghiên cứu tìm ra được những số liệu chính xác nhất, phản ánh đúng bản chất của vấn đề Việc xử lý số liệu thể hiện trong việc hệ thống hoá các số liệu thành các bảng hay trực quan hoá thành các biểu đồ thông qua hai phần mềm là SPSS và Microsoft Excel

4.2.6 Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình nghiên cứu, NCS trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến các nhà khoa học có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài Trong nghiên cứu thực địa, NCS đặc biệt chú ý việc phỏng vấn, thảo luận với các chuyên gia, các cán bộ thuộc UBND các huyện ven biển; Phòng Nông nghiệp, Phòng Công thương, Phòng LĐ, TB

&XH các huyện và nhà quản lí các cấp - những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về phát triển kinh tế và giảm nghèo để tiếp thu thêm phương pháp nghiên cứu, kế thừa nguồn tài liệu và học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn Nhờ đó, NCS đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra Danh sách các chuyên gia được thể hiện qua Phụ lục 4

4.2.7 Phương pháp bản đồ, GIS

Bản đồ được sử dụng trước hết như những tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu Sau đó, các kết quả nghiên cứu sẽ được thể hiện trực quan bằng các bản

đồ thông qua phần mềm MapInfo Nhờ hệ thống bản đồ này, những đặc trưng và đặc biệt là sự phân bố các sinh kế cũng như hiện trạng nghèo của địa phương sẽ được thể

Trang 8

hiện rõ Qua quá trình nghiên cứu, NCS đã xây dựng được 07 bản đồ và 03 sơ đồ như Danh mục các bản đồ và sơ đồ

5 Những đóng góp của luận án

5.1 Về mặt khoa học

- Tổng hợp và phân tích các cơ sở lý luận về sinh kế, nghèo cũng như mối quan

hệ giữa sinh kế và nghèo

- Làm rõ các đặc điểm về sinh kế và nghèo vùng ven biển để vận dụng vào nghiên cứu hiện trạng sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển Nam Định

5.2 Về mặt thực tiễn

- Làm rõ các nhân tố tác động đến sinh kế và nghèo tại khu vực ven biển, phân tích những thuận lợi cũng như khó khăn và hiện trạng sinh kế tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định, sự phân hóa của các sinh kế trên lãnh thổ các huyện

- Phân tích rõ hiện trạng sinh kế của các hộ gia đình tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định qua việc nghiên cứu trường hợp ba xã cụ thể, làm rõ những thành tựu, những khó khăn, trở ngại cần khắc phục trong quá trình phát triển các sinh kế, sự khác biệt về không gian của các sinh kế cũng như mối quan hệ của các sinh kế với hiện trạng nghèo của địa phương

- Trên cơ sở hiện trạng sinh kế và nghèo, dựa trên việc phân tích các tác động của xu hướng phát triển và giảm nghèo của cả nước cũng như toàn tỉnh Nam Định để

đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện ven biển theo hướng bền vững

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được cấu trúc thành 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về sinh kế và nghèo

Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh kế và nghèo Các sinh kế chính và hiện trạng nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định

Chương 3: Nghiên cứu trường hợp về sinh kế và nghèo tại các huyện ven biển tỉnh Nam Định

Chương 4: Định hướng, giải pháp phát triển sinh kế và giảm nghèo tại các huyện

ven biển tỉnh Nam Định

Trang 9

PHẦN NỘI DUNG Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ SINH KẾ VÀ NGHÈO 1.1 Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Về sinh kế

1.1.1.1 Về khái niệm sinh kế

Khái niệm sinh kế được phát biểu lần đầu tiên bởi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED, 1987) [158] Một định nghĩa đầy đủ hơn của Conway

Chambers (1992) về sinh kế trong công trình Sustainable rural livelihoods: Practical concepts for the 21 st century [128] đã trở thành khái niệm cơ sở cho những nghiên

cứu tiếp theo về sinh kế

Dựa trên khái niệm về sinh kế này, một số nhà nghiên cứu khác như Ashley và

Carney (1999) [126], Frank Ellis (1999) [131] cũng đưa ra những định nghĩa khác

nhau về sinh kế phù hợp với từng khu vực và bối cảnh nghiên cứu nhưng có nhiều điểm đồng nhất Năm 2001, Cơ quan Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID)

đưa ra khái niệm sinh kế để định hướng cho các hoạt động hỗ trợ phát triển [129] với

nhiều khía cạnh tương đồng với các nghiên cứu trên

Tuy nhiên, một số tác giả, tiêu biểu như Miranda Cahn (2002) đã nhận đi ̣nh rằng cần điều chỉnh khái niệm sinh kế khi áp dụng ở những khu vực khác nhau, ví dụ như khu vực Thái Bình Dương do có những đặc trưng về văn hóa và truyền thống Cahn cho rằng khi áp dụng khung SKBV ở khu vực Thái Bình Dương cần chú ý đến các yếu tố văn hóa, truyền thống (bao gồm cả đặc trưng về giới), vì các yếu tố này có tác động đến sinh kế ở nhiều khía cạnh khác nhau [143]

Một số nhà nghiên cứu về sinh kế ở Việt Nam đã tổng hợp những quan niệm về sinh kế trên cả khía cạnh học thuật và vận dụng trong cuộc sống Một nghiên cứu mang tính tổng hợp và phân tích cơ sở lý luận về sinh kế của các tác giả trên thế giới

là Khung SKBV: một cách phân tích toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo [73] của

Nguyễn Văn Sửu (2010) Chu Mạnh Trinh (2008) đã làm rõ sự thay đổi của thuật ngữ sinh kế từ nghĩa thông thường trước đây đến những khía cạnh khác trong các nghiên cứu hiện nay [81] Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng, đến các điểm mạnh, khả năng chịu đựng và những rủi ro trong cách kiếm sống của người dân Những yếu tố này có thể có tác động trực tiếp như nguồn vốn, công việc, hoạt động văn hóa, các trợ giúp để tiếp cận (hoặc hạn chế khả năng tiếp cận) nguồn vốn, hoặc gián tiếp như chính sách, thể chế, và các quá trình ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của người dân Định nghĩa sinh kế cũng được đề cập đến trong nghiên cứu của Mạng lưới các trung tâm NTTS Châu Á – Thái Bình Dương (2006) [41]

Từ khái niệm về sinh kế, nhiều tác giả cũng đề cập đến khái niệm sinh kế bền vững (SKBV - Sustainable Livelihood) để trả lời cho câu hỏi khi nào một sinh kế được coi là bền vững WCED cho rằng SKBV là một khái niệm lồng ghép và là phương tiện để đạt được 2 mục tiêu trong phát triển kinh tế: công bằng và bền vững

Trang 10

[158] Khái niệm này cũng được Scoones (1998) đề cập [137] và Hanstad (2004) diễn giải [154] với những nét tương đồng về tính chất lâu bền theo thời gian của các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn tự nhiên Các nhà nghiên cứu của DFID [129] lại quan niệm về tính bền vững của sinh kế dựa trên khả năng phụ hồi trước biến động, tính ít phụ thuộc và mối quan hệ với các sinh kế khác

1.1.1.2 Về việc đánh giá tính bền vững của sinh kế

Để đánh giá tính bền vững của sinh kế, các nhà nghiên cứu đã đề xuất khung SKBV Mặc dù có rất nhiều tổ chức sử dụng khung phân tích sinh kế với các mức độ vận dụng khác nhau, khung phân tích sinh kế có thành phần cơ bản giống nhau, trong

đó được quan tâm nhất là các nguồn vốn (tài sản) sinh kế Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng con người dựa vào năm loại vốn để đảm bảo sinh kế hay giảm nghèo Tuy nhiên, cách gọi tên của các nguồn vốn này không thực sự giống nhau trong các

nghiên cứu của Ian Scoones (1998) [137] và Anthony Bebbington (1999) [125]

Trong khi đó, DFID (2001) [129] và Julian Hamilton-Peach, Philip Townsley (2004)

trong An IFAD sustainable livelihood framework [140] đều tương đối thống nhất về

5 nguồn vốn: Vốn con người, Vốn tự nhiên, Vốn vật chất, Vốn tài chính, Vốn xã hội Khung phân tích sinh kế là mô hình toàn diện nhằm đặt con người ở vị trí trung tâm trong quá trình phân tích để xây dựng các chiến lược phát triển Năm 1998, khung

SKBV khu vực nông thôn được phát triển bởi Scoones [137] được xác định phù hợp

với điều kiện của khu vực nông thôn Trên cơ sở ấy, DFID (2001) đã xây dựng khung SKBV chung cho tất cả các sinh kế [129]

Tác giả Koos Neefjes (dịch giả Nguyễn Văn Thanh, 2003) trong Môi trường và sinh kế: các chiến lược phát triển bền vững [36] lại phát triển khung SKBV dựa trên

mối quan hệ chủ yếu với môi trường

Năm 2004, IMM đã sửa đổi lại khung phân tích của DFID để áp dụng cho các

cộng đồng ven biển, được gọi là “Khung SKBV vùng ven biển” (trích theo [3]) Ưu

điểm của khung sinh kế này là các chỉ báo được đề cập rất cụ thể và chi tiết Tuy nhiên cũng do tính chi tiết này nên việc phân tích khá phức tạp

Từ các khung sinh kế này, năm 2004, quỹ Phát triển Nông nghiệp quốc tế (IFAD) nỗ lực phát triển và kết hợp một số thay đổi so với khung SKBV của DFID

(An IFAD sustainable livelihood framework [140]) Khung phân tích SKBV mới

được IFAD đưa ra đầy đủ các yếu tố hơn, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa các yếu tố và làm rõ quan điểm lấy người nghèo làm trung tâm Đây được xem như một

mô hình để tham khảo trong quá trình phân tích sinh kế cộng đồng

Một cách khác để đánh giá tính bền vững của sinh kế là cách đánh giá dựa trên những khía cạnh của PTBV: môi trường, kinh tế, xã hội và thể chế cũng được DFID

đề xuất trong Susstainable livelihoods guidance sheets [129]

1.1.1.3 Về việc vận dụng khung lý thuyết sinh kế trong các nghiên cứu cụ thể

Xu hướng nổi bật của các nghiên cứu là vận dụng các lý thuyết này vào các trường hợp nghiên cứu cụ thể như Nguyễn Tường Huy (2013) ở khu vực đầm Nha

Ngày đăng: 29/04/2024, 18:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w