1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế Phát Triển Thương Mại Theo Hướng Bền Vững Ở Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Quốc Tế.pdf

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Tác giả Lê Nguyễn Diệu Anh
Người hướng dẫn PGS.TS Hà Văn Sự, PGS. TS Phạm Thuý Hồng
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 429,74 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

LÊ NGUYỄN DIỆU ANH

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

HỘI NHẬP QUỐC TẾ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Hà Nội, Năm 2020

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

-

Lê Nguyễn Diệu Anh

PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án ―Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế‖ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu và trích dẫn trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận án

Lê Nguyễn Diệu Anh

Trang 4

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 22

1.1 BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA HIỆN NAY 22

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về phát triển và phát triển bền vững 22

1.1.2 Bản chất của phát triển thương mại theo hướng phát triển bền vững 29

1.1.3 Sự cần thiết của phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của các quốc gia hiện nay 32

1.2 NỘI DUNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG CỦA CÁC QUỐC GIA TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 40

1.2.1 Nội dung và các tiêu chí phản ánh sự phát triển thương mại theo hướng bền vững của các quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế 40

1.2.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững của một quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế 47

1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO VIỆT NAM ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 50

1.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia 50

1.3.2 Bài học rút ra cho Việt Nam 64

Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY 65

2.1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ 65

Trang 5

2.1.1 Khái quát về quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam 65

2.1.2 Thực trạng phát triển thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam 71

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 76

2.2.1 Thực trạng phát triển quy mô thương mại theo hướng bền vững 76

2.2.2 Thực trạng phát triển cơ cấu thương mại theo hướng bền vững 80

2.2.3 Thực trạng phát triển chất lượng thương mại theo hướng bền vững 86

2.2.4 Thực trạng chính sách phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam 98

2.2.5 Phân tích kết quả tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 114

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM THỜI GIAN VỪA QUA 124

2.3.1 Những thành công và hạn chế về thực trạng phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam thời gian vừa qua 124

2.3.2 Nguyên nhân của những hạn chế về phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế 131

Chương 3 NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 134

3.1 MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 134

3.1.1 Một số dự báo về phát triển thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo 134

3.1.2 Những quan điểm và mục tiêu chủ yếu phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo 141

3.1.3 Những định hướng căn bản nhằm phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam đến năm 2025 và những năm tiếp theo 144

Trang 6

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT

NAM ĐẾN NĂM 2025 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO 148

3.2.1 Nhóm giải pháp chung về phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế 148

3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển bền vững thương mại nội địa 155

3.2.3 Nhóm giải pháp phát triển bền vững thương mại xuất nhập khẩu 163

Trang 7

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do

IISD International Institute for Sustainable Development

Viện Quốc tế về Phát triển bền vững

LDC Least Developed Country Nước kém phát triển nhất SIA Sustainability Impact Assessments Đánh giá tác động bền vững

thương mại

SIDS Small Island Developing states Quốc đảo nhỏ đang phát triển SVE Small Vulnerable Economic Nền kinh tế nhỏ và dễ bị tổn

thương UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển

Programme

Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

Development Organization

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc

Environment and Development

Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới

WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới ASEM The Asia-Europe Meeting Diễn đàn hợp tác Á - Âu

Cooperation

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương

Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Trang 8

MDG Millennium Development Goals Mục tiêu thiên niên kỷ IUCN International Union

for Conservation of Nature and Natural Resources

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế

GATT General Agreement on Tariffs and

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.2 Tổng hợp các vụ kiện liên quan đến biện pháp phòng vệ thương mại Việt Nam đến 31/12/2019

107

Bảng 2.3 Tổng hợp biến, thang đo và nguồn số liệu cho cácu biến trong mô hình nghiên cứu

113

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Tăng trưởng GDP của Việt Nam so sánh với các nước 68 Hình 2.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam so với

một số nước trong khối ASEAN năm 2019

72

Hình 2.3 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam 73 Hình 2.4 Tổng mức luân chuyển hàng hoá bán buôn bán lẻ 75 Hình 2.5 Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2018 77 Hình 2.6 Cơ cấu hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam theo nhóm hàng

Hình 2.8 Cơ cấu hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương 81 Hình 2.9 Cơ cấu hàng nhập khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương 81

Hình 2.11 Đóng góp thương mại trong GDP của Việt Nam giai đoạn

Hình 2.13 Xuất khẩu tài nguyên Việt Nam giai đoạn 1995 - 2019 87 Hình 2.14 Mối tương quan giữa sản lượng gỗ khai thác và diện tích

rừng tự nhiên giai đoạn 1995 - 2019

Trang 11

quốc gia

Hình 2.18 Thu nhập bình quân lao động thương mại trong khu vực

Trang 12

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết nghiên cứu của luận án

Toàn cầu hoá đang trở thành một xu thế của các quốc gia trên thế giới Tham gia toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia như phát triển xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường, góp phần thúc đẩy lực lượng sản xuất … Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của nó đến hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, môi trường cũng không nhỏ, đặc biệt đối với các nước đang và kém phát triển Hội nhập quốc tế góp phần thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nguyên liệu thô và hàng sơ chế, dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên và huỷ hoại môi trường nghiêm trọng Những cảnh báo về một sự phát triển không bền vững đang là thách thức đối với các quốc gia tham gia vào hội nhập quốc tế

Phát triển bền vững là quá trình thế hệ hôm nay phát triển mà không làm phương hại đến thế hệ tương lai Với quan niệm đó, phát triển bền vững đòi hỏi sự phối hợp, lồng ghép ba vấn đề cơ bản: Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường Trong quá trình hội nhập quốc tế, thương mại đã trở thành lĩnh vực tiên phong, quan hệ thương mại đi trước mở đường cho quan hệ ngoại giao chính thức giữa các quốc gia Là một ngành của nền kinh tế quốc dân, thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Phát triển thương mại chính là con đường để khai thác những tiềm năng và thế mạnh của quốc gia, thu hút đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững Việc mở cửa thị trường, tăng cường hội nhập cùng với mục tiêu đảm bảo phát triển thương mại theo hướng bền vững là một vấn đề bức thiết, thu hút sự quan tâm của Nhà nước, tổ chức và mọi thành viên trong xã hội Các quốc gia cần thiết phải xây dựng chiến lược phát triển thương mại theo hướng bền vững phù hợp với thực lực và lợi thế của quốc gia mình Một chính sách thương mại thực sự bền vững cũng sẽ tránh được sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên thiên nhiên, cam kết các tiêu chuẩn môi trường cao trong các hiệp định thương mại và hạn chế ô nhiễm không khí và nước

Liên hệ với Việt Nam, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã đem lại những bước tiến đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam Sau khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam đã mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, ký các hiệp định song phương, đa phương Tính đến tháng 02 năm 2020, Việt Nam đã tham gia 16 FTA song phương và đa phương, nếu 16 FTA có hiệu lực thì tổng số đối tác của Việt Nam tăng lên 57 quốc gia Từ một quốc gia nghèo đói và thiếu lương thực sau chiến

Trang 13

tranh năm 1975, Việt Nam đã trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu thế giới như gạo, cà phê Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng của Việt Nam những năm gần đây nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, kim ngạch xuất khẩu năm 2019 đạt 263,45 tỷ USD, tăng 8,1% so với năm 2018 và là năm thứ tư liên tiếp xuất siêu Năm 2019, Việt nam có độ mở kinh tế là 200%; GDP tăng 7,02%; vốn đầu tư cho phát triển với tổng số vốn đăng ký là 362,58 tỷ USD với 30.827 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực Hội nhập quốc tế góp phần tạo nên nhiều phương thức kinh doanh hiện đại (năm 2019, cả nước có khoảng 1.089 siêu thị, 240 trung tâm thương mại và hàng nghìn cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện lợi) (GSO, 2020)

Tuy nhiên, những tác động của hội nhập quốc tế ảnh hưởng ngày càng sâu sắc đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam Những mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chiếm vị thế trên thế giới là dầu thô, khoáng sản, dệt may, da giày, đồ gỗ Đây là những nhóm hàng thâm dụng tài nguyên, yêu cầu lao động giản đơn với số lượng lớn, nhưng đem lại giá trị gia tăng thấp Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu chủ yếu từ các thị trường công nghệ trung gian, công nghệ thấp Cơ cấu xuất khẩu, nhập khẩu theo thị trường diễn biến ngày càng tiêu cực Xuất khẩu lệ thuộc quá mức vào thị trường thế giới, gây những rủi ro khi có những biến động thị trường Hệ thống chính sách thương mại còn hạn chế Chính sách thúc đẩy phát triển thương mại nội địa chưa được quan tâm đúng mức; môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ Ngoài ra, Việt Nam tham gia các cam kết quốc tế đặc biệt các FTA thế hệ mới mang tính bị động, chưa tận dụng tốt các ưu đãi trong FTA để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu thương mại theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững Hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tài nguyên khoáng sản có nguy cơ cạn kiệt, diện tích rừng tự nhiên đang bị suy thoái và mất đi với tốc độ không bền vững Hệ thống chính sách về bảo vệ môi trường cong nhiều vướng mắc, bất cập và chưa theo theo kịp với biến đổi nhanh của thực tiễn, thể chế kinh tế thị trường và yêu cầu của hội nhập quốc tế Bất bình đẳng kinh tế kéo theo bất bình đẳng về cơ hội, phân phối thu nhập Khoảng cách thu nhập bình quân tính theo đầu người giữa thành thị và nông thôn tăng từ 292.000 đồng năm 1999, lên 1.060.000 đồng năm 2010 và 1.900.000 đồng năm 2019 Do đó, cần xây dựng chiến lược, giải pháp phát triển thương mại theo hướng bền vững trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

Trên phương diện lý thuyết, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về

Trang 14

phát triển thương mại theo hướng bền vững dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau Chính sách thương mại của từng quốc gia có sự khác biệt do bị phụ thuộc vào tính đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của quốc gia đó Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việc nghiên cứu chuyên sâu về phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam, trong bối cảnh hội nhập quốc tế là rất cần thiết, góp phần phát triển lý luận và giải quyết các tình huống quản lý thực tế

Chính vì vậy, đề tài “Phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu, nó có ý nghĩa cả

về lý luận và thực tiễn

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Cho đến nay, đã có nhiều tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học của tác giả trong nước và ngoài nước nghiên cứu về lĩnh vực phát triển thương mại theo hướng bền vững ở Việt Nam dưới nhiều khía cạnh và góc độ tiếp cận khác nhau Cụ thể sẽ được tóm tắt sơ lược ở dưới

2.1.1 Phát triển bền vững

Thời gian qua, vấn đề về phát triển thương mại bền vững đã được quan tâm và nghiên cứu ở ngoài nước dưới các góc độ, phạm vi khác nhau Năm 1987, Hội đồng thế giới về môi trường và phát triển Liên hợp quốc (WCED) trong báo cáo ―Tương lai của chúng ta‖ (Our common future), đã phân tích các nguy cơ và thách thức đe doạ sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới Trong đó, khái niệm về phát triển bền vững được xây dựng, đó là ―sự đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ mai sau‖ đang được sử dụng rộng rãi hiện nay

Nghiên cứu của Tatyana P Soubbotina năm 2004 ―Beyond Economic

Growth: An Introduction to Sustainable Development‖ về phát triển kinh tế bền

vững Cuốn sách này được chuẩn bị như một phần của dự án quốc tế thuộc về chương trình giáo dục phát triển cuả ngân hàng thế giới Những tiền đề cơ bản của cuốn sách này là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, sự phát triền phải được toàn diện – sự phát triển phải là sự cân bằng của các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường Sự phát triển được hiểu khác nhau giữa nhưng quốc gia và thậm chí giữa

Trang 15

những cá nhân, nhưng thực sự nó vượt xa mục tiêu tăng thu nhập bình quân thậm chí là những thứ như tự do, y tế, giáo dục và những thứ khác

Peter P Rogers, Kazi F Jalal và John A Boyd (2007) đã đưa ra những kiến thức cơ sở về phát triển bền vững, trong đó tập trung phân tích những vấn đề đo lường và chỉ số đánh giá tính bền vững; vấn đề về đánh giá, quản lý và chính sách đối với môi trường; cách tiếp cận và mối liên kết với giảm nghèo; những ảnh hưởng và phát triển cơ sở hạ tầng; các vấn đề về kinh tế, sản xuất, tiêu dùng và thị trường

Về mặt học thuật, phát triển bền vững được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường bền vững‖ (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp Hà Nội Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I‖ (2003) do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường Đồng thời cũng đề xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt Nam "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động quản lý môi trường cho phát triển bền vững Công trình này đã xác định phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của World Bank Các công trình nghiên cứu này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo Brundtland, tuy nhiên còn mang tính liệt kê, chưa làm rõ được tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là về phát triển thương mại theo hướng bền vững

Ngày đăng: 29/04/2024, 18:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w