1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Bảo đảm tính đại diện của quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

190 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG MINH HIỂU

BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN

CUA QUOC HỘI DAP UNG YÊU CÂU XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN

XÃ HỘI CHU NGHĨA O VIET NAM HIEN NAY

LUAN AN TIEN SI LUAT HOC

HA NOI, 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

HOÀNG MINH HIẾU

BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN

CUA QUOC HOI DAP UNG YÊU CÂU XAY DUNG NHA NUOC PHAP QUYEN

XÃ HOI CHU NGHĨA O VIET NAM HIEN NAY

CHUYEN NGANH: LY LUẬN VA LICH SỬ NHÀ NƯỚC VA PHAP LUẬT MA SO: 62 38 01 01

LUAN AN TIEN SY LUAT HOC

Người hướng dan: GS.TS Thái Vinh Thang

HA NOI, 2014

Trang 3

Toi xin cam đoan đáy la công trình nghiên cứuđộc lập cua cá nhân tôi Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận án hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bat kỳ các công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Hoàng Minh Hiếu

Trang 4

¬ — ¬ c ®© œ ¬ DA c 0 BĐ

¬ ¬ "¬a BB W bd

CAC CHU VIET TAT TRONG LUAN AN Tir viét tat Nghia day đủ

CHLB Cong hoa lién bang ĐBQH Đại biéu Quốc hội

TSKH Tién si khoa hoc

TT-TV-NCKH Thông tin, Thu viện và Nghiên cứu Khoa hoc

Trang 5

MỞ ĐẦU

Chương 1: TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU DE TÀI

1.1 Nội dung cơ bản của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án

1.2 Đánh giá kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến dé tài luận án

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÉ TÍNH ĐẠI DIỆN VÀ VIỆC BẢO DAM TÍNH ĐẠI DIỆN CUA QUOC HỘI

2.1 Khái niệm tính đại diện của Quốc hội

2.2 Tính đại diện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 2.3 Các yêu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa

Chương 3: THỰC TRẠNG VIỆC BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI DIỆN CỦA QUOC HOI

3.1 Khuôn khô pháp luật về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Việt Nam từ 1945 đến nay

3.2 Đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay

Chương 4: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIÊN NGHỊ BẢO ĐẢM TÍNH ĐẠI

DIỆN CUA QUOC HỘI DAP UNG YÊU CÂU XÂY DỰNG NHÀ

NƯỚC PHAP QUYEN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM 4.1 Các yêu câu đặt ra đối với việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội 4.2 Các giải pháp bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội

Trang 6

CAC MINH HOA

Cac bang

Bang 3.1: Số lượng ĐBQH pháp định qua các thời ky Bảng 3.2: Nhiệm kỳ của Quốc hội từ năm 1945 đến nay Bảng 4.1: Các đơn vị bầu cử ở hải ngoại của Cộng hoà Pháp Các biểu đô

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ cử tri đi bầu trên cả nước qua các cuộc bầu cử Biểu đồ 3.2: Ty lệ ĐBQH là nông dân trong các nhiệm kỳ Quốc hội Biểu đồ 3.3: Ty lệ ĐBQH là công nhân trong các nhiệm kỳ Quốc hội Biểu đồ 3.4: Ty lệ ĐBQH là phụ nữ trong các nhiệm kỳ Quốc hội

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ ĐBQH là người dân tộc thiểu số các nhiệm kỳ Quốc hội Biểu đồ 3.6: Các tiêu chí lựa chọn người trúng cử ĐBQH của cử tri

Biểu đồ 3.7: Ty lệ tiếp nhận thông tin từ các cử tri ở các khu vực khác nhau Biêu đô 3.8: Việc sử dụng các nguôn thông tin đê tìm hiệu ý chí, nguyện

Trang 7

1 TINH CAP THIẾT CUA VIỆC NGHIÊN CỨU DE TÀI

Trong tiến trình thực hiện đường lỗi đổi mới đất nước, bat đầu từ Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (01/1994), Đảng ta đã khắng định sự cần thiết phải xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Sau đó, chủ trương này liên tục được khang định tại các kỳ đại hội của Dang Gan đây nhất, Đại hội đại biéu toàn quốc của Đảng lần thứ XI (01/2011) nhân mạnh: “Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” và trong công cuộc đổi mới đất nước, cần tiếp tục “đây mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [10, tr 52-53].

Một trong những nội dung quan trọng của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền là đôi mới tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Trong đó, đôi mới tô chức và hoạt động của Quốc hội có vai trò rất quan trọng do Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất.

Trong thời gian vừa qua, quá trình đôi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội mặc dù đã có những thành tựu nhất định nhưng chưa được như mong đợi Thực tiễn tô

chức và hoạt động của Quốc hội chỉ ra rằng, so với nhiệm vụ và quyên hạn mà Hiến

pháp và pháp luật qui định, thì tổ chức bộ máy của Quốc hội nhìn chung chưa ngang tam, chưa đáp ứng công việc một cách day đủ [87].

Trong khi đó, nhiều kết quả nghiên cứu gan đây cho thay dé đáp ứng được những yêu cầu của quá trình phát trién của đất nước, việc đối mới tô chức và hoạt động của Quốc hội trong thời gian sắp tới còn gặp nhiều thách thức.

Một trong những thách thức cơ bản đối với hoạt động của Quốc hội là việc bảo đảm và nâng cao tính đại diện của Quốc hội Khi nhận định về những thách thức đôi với Quốc hội trong thời kỳ đối mới tại dip kỉ niệm 60 năm bau cử Quốc hội khoá I, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã chỉ ra 3 thách thức và trong đó có đến 2 nội dung liên quan đến tính đại diện của Quốc hội Đó là các vẫn đề liên quan đến khả năng đại diện cho nhân dân của các đại biéu Quốc hội va sự chồng chéo của các mối quan hệ đại diện trong Quốc hội [126] Nhận định này cũng nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu

Trang 8

khác nhau [69] Bên cạnh đó, tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XI vừa qua, Đảng ta cũng đã nhận định cần tiếp tục “đối mới tô chức và hoạt động của Quốc hội, bảo đảm cho Quốc hội thực sự là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dan [ ] có cơ chế dé đại biéu Quốc hội gan bó chặt chẽ va có trách nhiệm với cử tri” [9].

Trên thực tế, xung quanh việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội nước ta đang có rất nhiêu van dé tồn tại Đó là những van dé về cơ cau thành phan của đại biêu, về mối quan hệ giữa đại biêu Quốc hội với cử tri, việc xác định đại diện cho lợi ich của địa phương và lợi ích của quốc gia v.v Đây vốn là những vẫn đề phức tạp, liên quan đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của thiết chế nghị viện từ quá trình bầu cử cho đến việc tô chức bộ máy và các hoạt động của Quốc hội Và thực tế cho thay dường như có mối liên hệ giữa khả năng đại diện của Quốc hội với hiệu quả hoạt động của Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các van dé quan trọng của đất nước Việc ban hành các đạo luật chưa đạt yêu cầu trong thời gian gan day duoc cho là có một phần nguyên nhân do các cuộc thảo luận tại Quốc hội chưa phản ánh hết thực

tế của cuộc sống Các hoạt động giảm sát của Quốc hội chưa được như mong muốn của

cử tri mà trong nhiều trường hợp là do những mối quan hệ đại diện chồng chéo, làm giảm động lực giám sát của các đại biêu Quốc hội.

Hon thé nữa, việc tăng cường tính đại diện của Quốc hội còn đồng nghĩa với việc

mở rộng dân chủ, và do vậy có thể gop phan nang cao chat lượng hoạt động lập pháp va

hoạt động giám sát của Quốc hội Đây là một trong những nội dung cơ bản của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đó, các van đề về tinh đại diện của Quốc hội nước ta lại là một trong những nội dung ít được tập trung nghiên cứu và đôi mới trong thời gian vừa qua Đã có khá nhiều báo cáo và các đề án tập trung nghiên cứu việc đôi mới chức năng lập pháp, giám sát, quyết định những van dé quan trọng của đất nước nhưng chưa có những chương trình, đề án nghiên cứu tổng thể liên quan đến việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội dé Quốc hội đại diện tốt hon cho nhân dân.

Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” là một yêu cầu hết sức cấp thiết Nội dung nghiên cứu cơ bản của đề tài này tập trung di sâu vào việc nghiên cứu, tìm hiệu, làm rõ tính đại diện cua Quoc hội, việc

Trang 9

bao đảm tính đại diện của Quôc hội; thực trạng việc bao đảm tinh đại diện cua Quoc hộiở Việt Nam; và các giải pháp cơ bản nhăm hoàn thiện cơ chê bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2 MỤC DICH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CUA LUẬN AN 2.1 Mục đích của luận án

Mục đích của Luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc bảo đảm

tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam Trên cơ sở đó, Luận án đưa ra những kiến nghị nhằm tăng cường việc bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu câu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

2.2 Nhiệm vụ của luận án

- Làm rõ cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội qua đó một số nội dung sẽ

được giải quyết như làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội, cau trúc của tinh

đại diện của Quốc hội; việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Phân tích, đánh giá việc bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội nước ta trong thời gian vừa qua cả về khuôn khổ chính sách, pháp luật và quá trình thực hiện trên thực tiễn - Phân tích làm rõ các yêu cầu của việc bao dam tính đại diện và mối quan hệ giữa việc bảo đảm tinh đại diện đỗi với công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Việt Nam.

3 ĐÓI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

Những van dé lí luận về tính đại diện và bảo đảm tinh đại diện của thiết chế Nghị viện sẽ được làm rõ trong nghiên cứu này Tuy nhiên, để đáp ứng mục đích chính của đề tài là nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội Việt Nam, Luận án sẽ chủ yếu tập trung phân tích, tìm hiểu và giải thích những nhận thức hiện tại về tính đại diện của Quốc hội trong bôi cảnh nước ta, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân được khởi xướng từ năm 1994 đến

nay.

Trang 10

4 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Việc giải quyết các vấn đề lí luận và thực tiễn về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong luận án được thực hiện trên cơ sở nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác — Lênin với các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp phân tích theo hệ thông, phương pháp kết hợp

lý luận với thực tiễn, phương pháp lịch sử

Phương pháp so sánh pháp luật được sử dụng trong luận án dé so sánh, tìm hiểu việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội ở một số nước đề từ đó đề xuất những giải pháp nhăm tăng cường bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Đề có những luận cứ thuyết phục liên quan đến việc giải quyết những vấn đề về tính đại diện của Quốc hội, phương pháp phân tích các trường hợp điển hình sẽ được áp dụng trong quá trình nghiên cứu của đề tài này Thông qua việc quan sát hoạt động của Quốc hội, các thông tin về tiễn trình làm việc, các tình huống thực tế trong hoạt động của Quốc hội sẽ được ghi nhận dé xây dựng các lập luận của Luận án.

Đề những lập luận của Luận án bảo đảm tính khoa học, tác giả Luận án đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập số liệu về nhận thức của các đại biéu Quéc hội đối với một số van dé thuộc nội dung của luận án Cuộc điều tra xã hội học đã được tiễn hành tai kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khoá XIII vào tháng 5 năm 2013 với số phiếu phát ra là 318 phiếu, số phiếu thu về là 310 phiếu Các số liệu thu thập được làm sạch và xử lý bang phan mém SPSS (xem thêm Phụ lục về Phiếu khảo sát việc bảo đảm tính đại điện của Quốc hội).

5 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Y NGHĨA CUA LUẬN ÁN

Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về khái niệm tính đại diện của Quốc hội và các yêu cầu bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Luận án có những đóng góp mới về khoa học như sau:

Thứ nhất, xây dựng được khái niệm tính đại diện của Quốc hội và phân tích, làm rõ câu trúc của tính đại diện của Quoc hội.

Trang 11

Tứ hai, phân tích, làm rõ yêu cầu bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Tht ba, xây dựng được một cách khoa học và tổng thé các yếu tố bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Thư tu, phan tích, làm rõ thực trạng việc bao đảm tính đại diện cua Quốc hội trong giai đoạn hiện nay, đánh giá những ưu điểm, thành tựu cũng như các nhược điểm, hạn chế đối với từng yêu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội.

Thứ năm, nêu lên được các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm và tăng cường tính đại diện của Quốc hội và đề xuất các giải pháp góp phần bảo đảm và tăng cường tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào lý luận về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn có giá trị tham khảo cho quá trình xây dựng và hoàn thiện khuôn khô pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội, góp phần thúc đây công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Luận án có thé được dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động nghiên cứu giảng dạy và học tập trong các cơ sở đào tạo luật.

6 KET CẤU CUA LUẬN ÁN

Luận án gồm có: Phần mở đầu; Bốn chương; Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục của Luận án Cụ thê:

Chương 1: Tông quan tình hình nghiên cứu dé tài luận án

Chương 2: Cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội và việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;

Chương 3: Thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;

Chương 4: Các giải pháp và kiến nghị bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Trang 12

TONG QUAN VE TINH HINH NGHIÊN CUU DE TAI

1.1 NỘI DUNG CƠ BAN CUA CÁC CONG TRINH NGHIÊN CỨU CÓ

LIÊN QUAN TRỰC TIẾP DEN DE TÀI LUẬN ÁN

Với vi trí là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, Quốc hội là đối tượng được rất nhiều công trình nghiên cứu về chính trị, pháp lý ở nước ta đề cập đến Đặc biệt, trong thời gian gân đây, với định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhiều công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ vị trí, vai trò của Quốc hội trong mô hình Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, phù hợp với khuôn khổ phạm vi của Luận án này, việc khảo sát các công trình nghiên cứu về Quốc hội sẽ được tập trung vào các nội dung sau đây:

Thứ nhất, về khái niệm tinh đại diện và các yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quốc hội;

Tht hai, việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong quá trình xây dựng Nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa;

Thu ba, thực trạng việc bảo dam tính đại diện cua Quốc hội;

Thi tu, các giải pháp, kién nghị tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội.

1.1.1 Luận văn, luận án, đề tài khoa học

Trong những năm vừa qua, có khá nhiều luận án tiễn sỹ, luận văn thạc sĩ luật học và đề tài khoa học nghiên cứu về tô chức và hoạt động của Quốc hội Tuy nhiên, như một nhà nghiên cứu đã nhận xét, các công trình nghiên cứu về Quốc hội thường ít quan tâm đến tính đại diện nhân dân của Quốc hội mà chú ý nhiều hơn đến các chức năng, nhiệm vụ Hiến định của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các van đề quan trọng của đất nước [64] Vì vậy, chỉ một SỐ luận văn, luận án, đề tài có nội dung liên

quan trực tiếp đến các vấn đề thuộc nội dung của dé tài luận án Có thê kê đến gồm:

Thứ nhất, Luận án tiễn sỹ của Chu Văn Thành: Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ta hiện nay, bảo vệ vào năm 1992 (105 trang) [7].

Trang 13

Luận án này nghiên cứu các van dé liên quan đến quá trình đổi mới các cơ quan đại diện ở nước ta trong giai đoạn từ năm 1946 đến năm 1992 Trong Luận án, khái nệm dân chủ đại diện cũng đã được tác giả tập trung phân tích, qua đó khang định dân chủ đại diện là phương thức chủ yếu đề thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa Tuy nhiên, Luận án này được thực hiện trước khi công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa được thực hiện ở nước ta nên có một số nội dung không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Thứ hai, Luận án tiễn sỹ của Trương Thị Hồng Hà: Hoàn thiện cơ chế pháp lý bảo đảm chức năng giám sát của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ vào năm 2007 (197 trang) [112].

Luận án đưa ra nhiều vẫn đề lý luận cơ bản về tô chức và hoạt động của Quốc hội và quyền giám sát tối cao của Quốc hội; nghiên cứu kinh nghiệm tô chức và hoạt động của bộ máy giám sát của Nghị viện nước ngoài; đánh giá thực trạng của cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội; tìm ra nguyên nhân yêu kém của cơ chế pháp lý, đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội Mặc dù không nghiên cứu trực tiếp về tính đại diện của Quốc hội nhưng trong phan cơ sở lý luận, tác giả đã dành một dung lượng khá lớn để phân tích về tính đại diện và các biêu hiện của tính đại diện của Quốc hội Tuy nhiên, các phân tích này chủ yếu dé cập đến tinh đại diện của Quốc hội theo quan niệm truyền thông trong mô hình nhà nước Xô-Viết.

Thứ ba, Luận án tiên sỹ của Vũ Văn Nhiêm: Chế độ bdu cử ở nước ta: Những van dé lý luận và thực tiên, bảo vệ vào năm 2009 (221 trang) [128].

Luận án làm rõ cơ sở lý luận về chế độ bầu cử trong xã hội dân chủ nói chung và ở Việt Nam nói riêng: thực tiễn tô chức thực hiện chế độ bầu cử ở Việt Nam; đưa ra những kiến nghị nhăm đổi mới chế độ bầu cử để phát huy dân chủ Luận án cũng dành một dung lượng khá lớn để phân tích về việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội thông qua cơ chế bầu cử Tuy nhiên, đề tài mới chỉ đề cập đến chế độ bầu cử nên tính đại diện của Quốc hội trong luận án chưa được đề cập ở góc độ tổng thê.

Thứ tw, Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Huong: Nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại điện cua đại biểu Quốc hội ở nước ta hiện nay, bảo vệ nam 2006 (119 trang) [63].

Trang 14

Luận van nghiên cứu về co sở lý luận và cơ sở pháp ly của việc nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biéu Quéc hội Đồng thời, Luận văn cũng tập trung đánh giá thực trạng hoạt động và năng lực đại diện của đại biêu Quốc hội ở nước ta hiện nay (chủ yếu là hoạt động của đại biéu Quốc hội khóa X và khóa XI) Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực đại diện của đại biểu Quốc hội Phù hợp với khuôn khổ của một bản luận văn thạc sĩ luật học, các van đề lý luận về tính đại diện của Quốc hội mới dừng lại ở mức độ chung, chưa đi sâu phân tích các lý luận nén tang tạo nên tinh đại diện của Quốc hội.

Thứ năm, Đề tài cấp nhà nước: “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa của dân, do dan và vì dân ở nước ta” (năm 2004), do GS.TS Trần Ngọc Đường làm Chủ nhiệm đề tài [98];

Công trình này làm rõ cơ cau tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội trong Nha nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Dé tài đã phan nao dé cập đến cơ sở lí luận về tính đại diện của Quốc hội nói chung và ở nước ta nói riêng Tuy nhiên, nội dung về tính đại diện của Quốc hội không phải là trọng tâm của nghiên cứu này nên tính đại diện của Quốc hội chưa được tập trung phân tích, làm rõ.

Thứ sáu, Đề tài cấp bộ: “Cơ sở ly luận và thực tiên về vị trí, vai trò, nhiệm vu, quyên han của Quốc hội trong bộ máy nhà nước và hệ thong chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp), (năm 2002) do TS Ngô Đức Mạnh làm Chủ nhiệm [51].

Đề tài đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội qua bốn bản Hiến pháp Trong phân cơ sở lý luận, đề tài đã có những phân tích sơ bộ về những biéu hiện của tinh đại điện của Quốc hội VỀ cơ sở thực tiễn, đề tài đã có sự khảo sát đầy đủ và khoa học về quá trình hình thành và phát triển của Quốc hội theo các giai đoạn gắn với sự phát triển của Hiến pháp ở nước ta Tuy nhiên, cũng như nhiều công trình nghiên cứu khác, đề tài này tập trung nhiều vào các nội dung liên quan đến các chức năng Hiến định của Quốc hội mà chưa tập trung phân tích sâu về tính đại diện của Quôc hội.

Trang 15

Tổ chức và hoạt động của Quốc hội là một trong những chủ đề được rất nhiều sách tham khảo trong và ngoài nước dé cập đến Ở trong nước, chủ đề về tính đại diện của Quốc hội chưa được nhiều nhà nghiên cứu chú trọng Trong khi đó, ở nước ngoài, việc nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội là khá phong phú, đa dạng Ngoài các tác phẩm kinh điển về dân chủ đại diện của Jean J acques Rousseau, A Hamilton, J.Madison, John Stuart Mill , trong thời gian gần đây đã có nhiều công trình tập trung nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ở nước ngoai cũng có nhận xét tương tự rang “đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghị viện tập trung vào thiết chế nghị viện và mối

quan hệ của nó với hành pháp nhưng có ít nghiên cứu tập trung vào mỗi quan hệ giữa

nghị sĩ với các công dân” [157].

Trực tiếp liên quan đến đề tài của luận án này có một SỐ công trình nôi bật sau: Thứ nhất, cuôn: “Chức năng đại điện của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyên” (2007) do Văn phòng Quốc hội xuất bản [120] Cuén sách là tập hợp các bài viết tại Hội thảo cùng tên được thực hiện vào năm 2007 với sự tham gia của các nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế Các bài nghiên cứu trong Hội thảo này tập trung làm rõ khái niệm chức năng đại diện và thực tiễn bảo đảm tính đại diện ở Quốc hội một số nước và Việt Nam Đây là tập hợp các bài nghiên cứu của nhiễu tác giả khác nhau tại một cuộc hội thảo nên chưa hình thành tính hệ thống các quan điểm về tính đại điện của Quốc hội.

Thứ hai, cuốn: “M6 hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2007) do GS.TSKH Đào Trí Úc làm chủ biên [13] Các tác giả của cuốn sách đã phân tích, làm rõ mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Trong đó, Quốc hội đóng một vai trò quan trọng Mặc dù không đi sâu phân tích về cơ sở lý luận của tính đại diện nhưng các nhà nghiên cứu đã cho rằng để Quốc hội hoạt động hiệu quả trong Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa thì việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội là rất quan trọng, là điều kiện nhằm bảo đảm chủ quyền thuộc về nhân dân.

Thứ ba, cuỗn: “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyên” (2007) do GS.TS Nguyễn Đăng Dung làm chủ biên [56] Trong cuốn sách này, các tác giả đã phân tích những yêu cầu chung đối với Quốc hội theo những tiêu chí của Nhà nước pháp

Trang 16

quyền, chỉ ra những đòi hỏi của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Cuốn sách cũng đề xuất, làm rõ những cách thức làm cho Quốc hội thực hiện tốt sự uỷ thác của nhân dân trong điều kiện của việc xây dựng Nhà nước pháp quyên ở Việt Nam.

Thứ tư, cuỗn: The Concept of Representation, của Hana Pitkin xuất bản năm 1967 [143] Trong công trình nghiên cứu toàn diện nhất về khái niệm đại diện chính trị này, tác gia Hana Pitkin đã dé xuất khái niệm đại diện chính trị va phân tích cầu trúc của khái niệm này một cách thấu đáo Cách tiếp cận của bà đã được chấp nhận một cách phô biến trong các phân tích về sau đối với tính đại diện của Quốc hội Tuy nhiên, theo một sỐ nhà nghiên cứu thì trong tác phẩm này, Pitkin mới tập trung nghiên cứu về mặt lý luận

mà chưa khảo nghiệm các lý luận đó trên thực tiễn [138].

Thứ năm, cu6n: Parliaments and Citizens in Western Europe, (2002) do Philip Norton làm chủ biên [157] Các tác giả của cuốn sách đã làm rõ mối quan hệ giữa nghị viện với các công dân ở các quốc gia Tây Âu có nền dân chủ lâu đời Van dé được dé cập sâu trong cuén sách này là về ban chất của mỗi quan hệ giữa nghị sĩ và cử tri cũng như mức độ của nó dé bao đảm nghị viện có thé đại diện tốt nhất cho người dân Tuy nhiên, phạm vi của các bài viết trong cuốn sách này chi mới được giới hạn ở các nước Tây Âu mà chưa đề cập đến mỗi quan hệ đại diện giữa các đại biéu Quéc hội với cử tri ở các nước khác với mức độ phát triển và văn hoá chính trị khác nhau.

Thứ sáu, cuỗn: Representation: Key Concepts, (2008) của Monica Brito Vieira và David Runciman [155] Nội dung của cuốn sách tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đại diện chính trị như khái niệm đại diện; quan hệ đại diện giữa các cá nhân; quan hệ đại diện đối với một tập thé và đại diện cho một quốc gia Cũng như nghiên cứu của Hana Pitkin, cuỗn sách này cũng chưa đề cập đến việc khảo sát thực tế về mức độ

đại diện của Quốc hội trong mối quan hệ với các cử tri.

Thứ bay, cuỗn: Political Representation, (2009) do Ian Shapiro làm chủ biên [146] Sách là một tuyến tập các bài nghiên cứu được phân chia theo tiến trình phát triển của khái niệm đại diện chính trị, từ đại điện trước khi hình thành nền dân chủ đại điện,

cho đến các luận thuyết về dân chủ đại diện và các vẫn đề lý luận, thực tiễn liên quan

đến đại diện chính trị hiện nay Do là một tuyển tập nên các bài nghiên cứu chưa có tính hệ thông, xuyên suôt về các quan điêm về tính đại diện của Quoc hội.

Trang 17

Thứ tám, cuỗn: Representation And Institutional Design, (2011) của Rebekah L Herrick [158] Trong cuốn sách này, tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của việc thiết kế các thiết chế đối với tính đại diện của Quốc hội Thông qua việc thông kê số liệu, phân tích các xu hướng, tác giả đã đánh giá và phân tích ảnh hưởng của các yếu tô như bầu cử, cơ cấu tô chức của Quốc hội, nhiệm kỳ của Quốc hội v.v tới việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Đây là công trình nghiên cứu thực định, có giá trị tham khảo cao nhưng phân lớn các số liệu được giới hạn trong phạm vi Nghị viện Liên bang và một sô tiêu bang của Hoa Ky.

1.1.3 Bài báo khoa học

Trong những năm vừa qua, đã có một số bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập đến một số nội dung cụ thê về tính đại diện của Quốc hội nước ta, trong đó, có thê nêu ra một số bài báo như sau:

Thứ nhất, bài: “Phát huy vai tro đại diện nhán dan của đại biểu Quốc hội trong hoạt động lập pháp”, (2007) Tạp chí Cộng sản, của GS.TS Trần Ngọc Đường [99] Bài viết đã tập trung phân tích về mối quan hệ giữa vai trò đại điện cho nhân dân của Quốc hội và hoạt động lập pháp

Thứ hai, bài: “Ban về tính đại điện nhân dân của Quốc hộ”, (2001), Nghiên cứu lập pháp, của Nguyễn Quang Minh [64] Bài viết mang tính gợi mở về những van dé cần nghiên cứu về tính đại diện nhân dân của Quốc hội, những biểu hiện của tính đại diện của Quốc hội và các kiến nghị, giải pháp nhằm tăng cường tính đại diện nhân dân của Quốc hội.

Thứ ba, bài: “Những yếu tô ảnh hưởng đến chức năng đại điện của Quốc hội”, (2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Trần Thị Hạnh Dung [102] Tác giả của bài viết đưa ra nhận định đại diện phải được xem là một chức năng của Quốc hội và liệt kê, phân tích những yếu tô ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội.

Thư tư, bài: “Tiêu chí và yếu tô bảo đảm hiệu quả tính đại diện của Quốc hội”, (2010), Nghiên cứu Lập pháp, của Vũ Văn Nhiêm Trong bài viết này, tác giả đã phân tích khái niệm tính đại diện của Quốc hội và cố gang xác định các tiêu chí và yếu tố bảo đảm tính đại diện của Quôc hội.

Trang 18

Thứ năm, bài: “Dân chủ đại diện và van dé bầu cử” (2011), Dán chủ và Pháp luật, cua Trần Nho Thìn [101] Bài viết phân tích sự tác động hai chiều giữa dân chủ đại diện va van dé bau cử, từ đó đề xuất một số giải pháp nham tăng cường hiệu quả của nền dân chủ đại diện.

Thứ sau, bài: “Power and Representation at the Vietnamese National Assembly: The Scope and Limits of Political Doi Moi’, (2007), cua Matthieu Salomon, trong cuốn Vietnam’s New Order: International Perspectives on the State and Reform in Vietnam[154] Trong nghiên cứu này, tac gia đã tập trung phân tích thực trạng việc thực hiện quyên lực và đại diện của Quốc hội nước ta trong thời kỳ đôi mới Tác giả cũng đã đưa ra một số nhận định và bình luận về các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội Việt Nam trong thời gian tới.

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết có liên quan đăng trên các tạp chí chuyên ngành ở nước ngoài Tuy không trực tiếp nghiên cứu về tính đại điện của Quốc hội Việt Nam nhưng những lý luận và thực tiễn được đề cập trong các nghiên cứu này có giá trị tham khảo và so sánh to lớn trong quá trình thực hiện đê tài luận án.

1.2 ĐÁNH GIA KET QUÁ CUA CAC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN TRỰC TIẾP DEN DE TÀI LUẬN ÁN

1.2.1 Về cơ sở lý luận về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội a) Về tính đại diện của Quốc hội

Có một điểm thống nhất dễ nhận thấy trong các nghiên cứu về tính đại điện của Quốc hội là xác định tính đại diện là một tính chất quan trọng của Quốc hội Các nhà nghiên cứu đều cho rằng tính đại diện là một trong những đặc tính quan trọng nhất của Quốc hội GS.TS Trần Ngọc Đường nhấn mạnh: “Tính đại diện cao nhất của nhân dân xuyên suốt quá trình thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước và giảm sát tối cao toàn bộ hoạt động của nhà nước” [99] Có nha

nghiên cứu đã mạnh dạn cho rằng: “tính đại diện nhân dân là tính chất cơ bản nhất, đặc

trưng nhất, quan trọng nhất của Quốc hội nước ta” [64] Những người khác lai khang định: “Đại diện là “sứ mệnh” của Quốc hội - sứ mệnh bao trùm lên hoạt động lập pháp, giám sát và các hoạt động khác của Quốc hội” [130]; “Tính đại diện đã mang lại tính quyên lực nhà nước cho Quôc hội” [104]; hoặc “chức năng đại diện chính là cội nguôn

Trang 19

của các chức năng khác” của Quốc hội [102] Không dừng lại ở việc nhận định, TS Ngô Huy Cương đi xa hơn khi phân tích: “chức năng đại diện là quan trọng nhất bởi nó xác định vai trò, vị trí của Quốc hội Còn các chức năng khác là sự phát triển logic từ chức năng đại diện, mang tính phái sinh” [53] Nhu vậy, có thể nói cơ sở của các nhận định về tầm quan trọng của tính đại diện là ở chỗ Quốc hội là cơ quan được nhân dân bầu ra để thay mặt nhân dân, thực thi quyên lực của nhân dân trong việc quản lý nhà nước, biến ý chi của nhân dân thành pháp luật dé điều chỉnh mọi quan hệ xã hội vì lợi ích của nhân dân và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.

Một điểm thống nhất khác trong các nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội đó là phan lớn các nhà nghiên cứu đều nhận xét rang, ở nước ta trong thời gian vừa qua việc nghiên cứu về tính đại điện của Quốc hội còn chưa tương xứng với tầm quan trọng của vấn đề này TS Nguyễn Quang Minh đã nhận xét rằng các công trình nghiên cứu về Quốc hội thường ít quan tâm đề cập đến tính đại diện nhân dân của Quốc hội mà dành sự quan tâm nhiều hơn đến các chức năng, nhiệm vụ, quyền han của Quốc hội [64] Tiến sĩ Bùi Xuân Đức quyên cũng có nhận định tương tự:

“các nhà khoa học pháp lý dựa theo quy định trong Hiến pháp hiện hành [ ] chỉ ra 3 chức năng cơ bản của Quốc hội là: chức năng lập pháp, chức năng quyết định các van đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tôi cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước, hay 4 chức năng là: lập hiến và lập pháp, thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước; quyết định những vấn đề quan trong của quốc gia, và thực hiện quyên giám sát tối cao mà không thay nhắc riêng chức năng đại diện” [6].

Tình trạng nói trên đã dẫn đến một thực tế là khi bàn về tính đại diện của Quốc hội, các tác giả thường xem đại diện là một tính chất đương nhiên của Quốc hội mà ít khi lí giải sâu về cơ sở lí luận và nguồn gốc của tính chất này Đúng như một tác giả đã nhận xét: “hiện nay vẫn chưa có sự nhận thức chính xác và thấu đáo về tính đại diện của thiết chế nghị viện Và như vậy, tất yếu dẫn đến một hệ quả là vai trò của Quốc hội trong bộ máy nhà nước ta chưa được đặt đúng vi trí của nó” [130, tr 22].

Sự chưa thấu đáo trong nhận thức về tính đại diện của Quốc hội được thê hiện trước hét ở những quan diém khác nhau về van dé này.

Trang 20

Trước hết, trong khi một số nhà nghiên cứu cho răng đại điện cần phải được xem là một tính chất hay một thuộc tính của Quốc hội thì một số khác lại nhận định đại điện phải là một chức năng của Quốc hội.

Ý kiến cho răng đại diện là một tính chất của Quốc hội là tương đối phô biến.

Một nhà nghiên cứu đã khăng định “Đại diện cao nhất của nhân dân là thuộc tính cơ bản

trong tô chức và hoạt động của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

[99] Việc xem đại diện là một tính chất, hay thuộc tính của Quốc hội được các tác giả

lí giải thông qua cơ cau thành phan của Quốc hội và cách thức hình thành nên Quốc hội Theo đó, tính đại diện của Quốc hội được thé hiện qua tính chất phản ánh day đủ thành phân, tầng lớp nhân dân của Quốc hội Quốc hội được xem là một “hình ảnh thu nhỏ” của xã hội, bao gồm những đại biéu ưu tú thuộc mọi thành phan, giai cấp, dân tộc rộng lớn trong cả nước do nhân dân cả nước bau nên [1 12, tr 28].

Trong khi đó, một s6 tác gia lại cho rang khong thé xem đại diện là một thuộc tinh của Quốc hội vì bản thân cơ cau thành phân của Quốc hội không thực sự phản anh một cách “đồng dạng” thành phần của toàn xã hội [20], hoặc vì néu xem đại diện như một thuộc tính của Quốc hội thì đã mở quá rộng phạm vi của khái niệm này [6] Củng cô thêm, có tác giả đã chỉ ra những hoạt động cụ thé mà các đại biéu Quốc hội phải thực hiện như là một phương diện hoạt động chính của mình như: Liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri; Thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội và các cơ quan Nhà nước hữu quan; Thực hiện chế độ tiếp xúc và báo cáo với cử tri về hoạt động của mình và của Quốc hội; Trả lời những yêu cầu và

kiến nghị của cử tri; Xem xét, đôn đốc, theo dõi việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của

công dân và hướng dẫn, giúp đỡ công dân thực hiện các quyên đó (quy định tại Điều 97, Hiến pháp 92) Từ đó, một số tác giả còn nhận định: “néu xem đại diện là một tính chất hay thuộc tính thì sẽ không nói lên được tầm quan trọng của đại diện, tính đại diện sẽ không đây đủ” [102, tr 15].

Bên cạnh đó, cũng có tác giả lại quan niệm không có sự phân biệt giữa việc xem đại diện là một thuộc tính hay là chức năng của Quốc hội Điều này được thê hiện qua nhận định sau đây của TS Lương Minh Tuân: “Thuéc tinh đại diện cua Quốc hội là chức năng quan trọng nhất mà đại biểu phải thực hiện” [44].

Trang 21

Mặc dù việc nhận định đại diện là một thuộc tính của Quốc hội được thừa nhận một cách khá phố biến, nhưng phan lớn các nhà nghiên cứu chưa đưa ra một khái niệm cụ thé về thuộc tinh này Thay vào đó, phân lớn các tác giả tập trung phân tích những biểu hiện của nó Khi nghiên cứu về những thuộc tính của Quốc hội, TS Trương Thị Hồng Hà đã đưa ra ba biểu hiện cơ bản của thuộc tinh đại diện là: (i) do nhân dân cả nước trực tiếp bau nên; (ii) thành phân đại biểu Quốc hội phản ánh một cách day đủ cơ cầu của xã hội, và (11) được biểu hiện thông qua việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội [112, tr 28 - 36] Cách thức tiếp cận này cũng được một số nhà nghiên cứu khác chia sẻ tuy góc độ phân tích có sự khác biệt nhất định Chăng hạn, có tác giả đã phân tích các biểu hiện của tinh đại diện của Quốc hội thông qua: (i) các hoạt động của đại biểu Quốc hội; (ii) các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, và (iii) các hoạt động thực tiễn của Quốc hội [64].

Đối với các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, tính đại diện của nghị viện nói chung cũng có tính thu hút rất cao mặc dù đây không phải là van dé mới Đại diện cũng được các nhà nghiên cứu nước ngoài xem là một trong những tính chất quan trọng của nghị viện GS.Phillip Norton và TS Cristina Leston-Bandeira nhận xét: “Chức năng đại diện là trung tâm của các lí đo vì sao Quốc hội tồn tại” [84].

Nghiên cứu sâu về tính đại diện của nghị viện, các nhà nghiên cứu nước ngoài cho rang tinh dai dién cua nghi vién dugc hinh thanh nén ttr hai nén tang ly luan co ban, đó là lý thuyết về đại diện chính trị và lý thuyết về chủ quyền nhân dân [133, tr 10].

và lý thuyết đại diện chính trị, theo nhiễu nha nghiên cứu, sự ra đời của lý thuyết

này ban đâu là nhằm giải thích cho tính chính đáng của quyên lực của các thế lực cầm quyền trong xã hội Diém lại quá trình phát triển của lý thuyết đại diện chính tri, Rebekka Gohring cho rang trong lịch sử có một số dạng đại diện chính trị cơ bản là: (i) đại diện biéu tượng, (11) dai diện hap thu, (111) dai diện chức nang, và (iv) dân chu đại diện, trong đó dân chủ đại diện là hình thức phát triển nhất [159, tr 42-44].

Về lý thuyết chủ quyền nhân dân, tác giả nồi tiếng nhất của lý thuyết này là Jean Jacques Rousseau (1712 — 1778) với tác phẩm Bàn về khế ước xã hội [32] Trong tác phẩm của minh, Rousseau đã khang định chủ quyền nhân dân là tổng cộng tất cả mọi phân số chủ quyền của mỗi một cá nhân trong xã hội, mỗi công dân nắm trong tay một phân số của chủ quyên, có quyên tham gia thiết lập nên ý chí chung của xã hội Do đó,

Trang 22

mọi quyết định phải được mọi công dân chấp thuận Đây là quan điểm chủ trương về một nên dân chủ trực tiếp, thể hiện quyên lực tuyệt đối của nhân dân Tuy nhiên, ngay bản thân Rousseau cũng nhận xét nền dân chủ như vậy chỉ có thé thực hiện được trong những điều kiện lý tưởng [32, tr 136 - 137].

Khi không có những điều kiện lý tưởng như vậy, dân chủ đại diện là một giải pháp hữu hiệu Lý thuyết dân chủ đại diện bắt đầu được phố biến vào thé kỷ 18 — 19, đặc biệt là trong giai đoạn sau Cách mạng tư sản Hoa Kỳ (1776) và Cách mạng tư sản Pháp (1789) gắn liền với tên tuổi của nhiều nhà triết học về chính trị pháp lý nối tiếng như Emmanuel Sieyes, John Stuart Mill, James Madison.

Về co bản, lý thuyết dân chủ đại diện được xây dựng trên cơ sở thừa nhận chủ

quyền thuộc về nhân dân như các lập luận của Rousseau Tuy nhiên, chủ quyền nhân dân chỉ có thé thực hiện được một cách hiệu quả trên thực tế thông qua những người đại diện Thậm chí, Emmanuel Sieyes, dựa trên các lập luận về ưu thế của sự phân công lao động, còn khăng định răng dân chủ đại diện có nhiều điểm ưu việt hơn dân chủ trực tiếp [159, tr 50] Chia sẻ quan điểm này, trong tác phẩm Người Liên bang nỗi tiêng của mình, James Madison đã nhận xét nền dân chủ trực tiếp chỉ phù hợp với các nhà nước thành bang quy mô nhỏ và luôn nồi bật với những hỗn loạn và tranh cãi thường trực về các quyết định vội vàng, nóng vội và không sáng suốt Trong khi đó, một chính thê đại diện được xây dựng như trong bản hiến pháp (của Hoa Kỳ) sẽ không chỉ cho phép xây dựng một nên cộng hòa rộng lớn mà còn cho phép điều chỉnh quan điểm của những người dân bình thường thông qua một bộ lọc là những người đại diện có trách nhiệm, tỉnh hoa và thông thái, có thể nhận thức được những lợi ích đúng đắn nhất của đất nước [131, tr 43-45].

Từ những cơ sở lý luận về chủ quyền nhân dan và đại diện chính tri như trên, một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã đi sâu phân tích khái niệm về tính đại diện của Quốc hội Hanna Patkin, trong tác phẩm nối tiếng của mình đã định nghĩa chung về đại diện chính trị của Quốc hội là tinh chất làm cho các tiếng nói, các ý kiến và các quan điểm của người dân được thể hiện trong quy trình xây dựng chính sách Hanna Patkin thậm chí còn phân tích rất kĩ càng về cầu trúc của tinh đại diện Bà cho rằng đại diện có bốn dạng cơ bản gồm: (i) Đại diện hình thức, (ii) đại điện biểu tượng, (iii) đại diện đồng

Trang 23

dạng, va (iv) đại diện nội dung [143] Day là cách thức tiếp cận có ảnh hưởng nhất hiện nay về tính đại điện của Quốc hội.

Quan điểm cho rang tính dai diện của nghị viện chính là đại diện cho các tiếng nói, các ý kiến và các quan điểm của người dân cũng được nhiều nhà nghiên cứu khác

chia sẻ Chang hạn, trong cuộc Hội thao về chức năng đại diện và mối quan hệ giữa lập

pháp và hành pháp do Văn phòng Quốc hội và Dự án UNDP tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004, GS John K Johnson, Dai học Quốc gia New York cũng khang định tính chất đại diện của Quốc hội là tính đại diện cho những sự khác biệt vào quá trình làm luật Hay nói cách khác, tính đại diện của Quốc hội được thé hiện như “những đầu dây thần kinh của xã hội” với trách nhiệm lắng nghe và trả lời những nhu cầu của các cá nhân và các nhóm trong xã hội [33].

b) Về các yếu tô bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội

Về các yếu tô tác động đến tính đại diện của Quốc hội, hiện tại ở trong nước cũng như ở nước ngoài đã có khá nhiều nghiên cứu dé cập đến van dé này Trong bài viết về “Những yếu tô ảnh hưởng đến chức năng đại diện của Quốc hội”, tác gia Trần Thị Hạnh Dung đã phân tích mười yếu tô ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng đại diện gồm:

1) Các đại biểu phải được bầu trực tiếp, tự do, bình dang thông qua bau cử phổ thông và bỏ phiêu kín;

2) Nhiệm kỳ của các đại diện không nên quá dài; 3) Tần suất hoạt động của Quốc hội;

4) Các đại biểu hoạt động chuyên trách và luôn tiếp xúc với cử tri;

5) Sự trung thành của đại biéu đối với cử tri trước các nhóm lợi ích khác nhau;

6) Nguồn lực đảm bảo cho hoạt động của các đại biểu;

7) Quốc hội cần hoạt động công khai; 8) Tính đại diện đa dạng trong Quốc hội; 9) Cơ chế dân chủ trực tiếp;

10) Sự kiểm soát, chế ngự quyền lực của cơ quan đại diện.

Tuy nhiên, phải nói rang các yêu tổ này mới được đưa ra theo dạng liệt kê mà chưa có sự phân tích về cách thức tác động đến tính đại diện của Quốc hội Đồng thời, dường như chưa có sự thống nhất trong việc xác định các tiêu chí ảnh hưởng đến tính

Trang 24

đại diện Chang han, yếu tố “tính đại diện đa dạng của Quốc hội” mang tính yêu cầu nhiều hơn là yếu tố tác động đến tính đại điện của Quốc hội Hơn nữa, do các phân tích này chưa có tính hệ thông nên chưa chỉ ra mối liên hệ, tác động qua lại của những yếu tố này đến các hình thức đại diện khác nhau của Quốc hội.

Một tác giả khác đã tiên hành phân tích kĩ hơn các yếu tô bảo đảm tính đại diện của Quốc hội với bốn yêu tố bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội là:

Một là, tính đại diện theo đảng phái là yêu tố quan trọng quyết định hiệu quả của su uy tri;

Hai la, bao dam su binh dang va cơ hội như nhau cho các dai biéu Quốc hội; Ba là, cơ ché ràng buộc chế độ trách nhiệm của đại biểu trước cử tri đã bau ra họ; Bon là, bảo đảm tính đại diện cho các tầng lớp “yếu thế: trong xã hội như phụ nữ, dân tộc thiêu số, nông dân [130, tr 26 - 27].

Một nghiên cứu khác lại phân tích những yêu tố đảm bảo tính đại điện của Quốc hội thông qua một số yếu tô như:

Một là, cơ câu đại biểu trong mỗi khóa Quốc hội là một trong những yếu tố quan trọng xác định tính đại diện của Quốc hội;

Hai là, mô hình tô chức một viện hay hai viện;

Ba là, chất lượng đại biêu Quốc hội là yếu tố có ý nghĩa quyết định đỗi với việc thực thi vai trò đại diện của Quốc hội;

Bon là, nâng cao trách nhiệm của đại biêu Quốc hội trước cử tri, tạo cơ chế, kiểm tra, giám sát của cử tri đối với các đại biéu Quốc hội [38, tr 224 - 238].

Do việc xác định các yếu tô này chưa dựa trên các phân tích có tính hệ thống nên rõ rang còn thiếu một số yếu tố nhất định ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội Chang hạn như các yêu tố liên quan đến cách thức tổ chức và hoạt động của Quốc hội, về tính công khai trong hoạt động của Quốc hội

Việc xác định các yếu tô tác động đến tính đại điện của Quốc hội cũng được các nhà nghiên cứu ở nước ngoài rất quan tâm GS John K Johnson đề cập đến ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến tính đại điện của Quốc hội như sau:

Thứ nhất, hệ thông bau cử Theo đó, hệ thống tranh cử sẽ ảnh hưởng đến cách các đại biêu Quôc hội đại diện cho các cử tri và tính độc lập của họ khi được bâu.

Trang 25

Thứ hai, hệ thong chính trị Theo đó, mức độ ngăn cách và thống nhất giữa các nhánh quyên lực lập pháp và hành pháp cũng ảnh hưởng đến cách thực hiện các chức năng đại diện của những nhà làm luật.

Thứ ba, các nguồn lực và năng lực kỹ thuật của nghị viện Theo đó, việc tô chức các phiên họp mở, thiết lập các văn phòng ở khu vực bau cử dé tạo điều kiện tiếp xúc, gặp gỡ với cử tri và các nhóm xã hội, sử dụng ý kiến đóng góp của họ dé xây dựng hoặc sửa đôi dự án luật đều có những tác động đến tính đại diện của Quốc hội [33].

Trong một số nghiên cứu của mình, Liên minh nghị viện thê giới (IPU) cũng đã xác định những nội dung gan tương tự như: (i) quy tắc và thủ tục bau cử; (ii) tính công bằng và toàn diện của các quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội [148, tr 13 - 20].

Theo một cách tiếp cận khác, một số nhà nghiên cứu ở ngoài nước đưa ra những tiêu chi dé đánh giá mức độ đại diện của Quốc hội, qua đó phan nao cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến tinh đại diện của Quốc hội GS.TS Jugen Meyer đưa ra 8 tiêu chi để thực hiện công việc này, gồm:

i) Nghị sĩ phải được bầu trực tiếp, tự do, bình đăng và thông qua bau cử phố thông và bỏ phiêu kín;

ii) Đại biểu phải là chuyên trách;

11) Mức độ tiếp xúc cử tri ở khu vực cử tri;

1V) Đại biéu được quyền thê hiện chính kiến của mình;

v) Các đại biểu được trang bị day đủ các nguén lực dé hoàn thành nhiệm vụ của mình;

vi) Sự tin tưởng của người dân;

vii) Hệ thống đại diện cho toàn quốc hay địa phương:

viii) Sự tham gia của người dân vào các quyết định của Quốc hội (dân chủ tham gia) [35, tr 239 - 247].

1.2.2 Về thực trạng bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Việt Nam

Rất nhiều nghiên cứu ở Việt Nam trong thời gian vừa qua thống nhất với nhận định “hiện nay vẫn chưa có sự nhận thức chính xác và thấu đáo về tính đại diện của thiết chế nghị viện” [130, tr 22] Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu đánh giá về mức độ

Trang 26

đại điện của Quốc hội nước ta là không nhiều Trong hệ thống dé tài nghiên cứu khoa học do Văn phòng Quốc hội chủ trì thực hiện cũng chưa có một đề tài nghiên cứu nào tiến hành đánh giá về thực trạng bảo đảm tính đại diện của Quốc hội nước ta Bên cạnh đó, do chưa tiếp cận các yếu tô ảnh hưởng đến tính đại điện của Quốc hội một cách tổng thể như là một cơ chế nên việc đánh giá thực trạng bảo đảm tính đại diện của Quốc hội còn theo nhiều xu hướng khác nhau Cụ thể, các công trình nghiên cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào một số điểm sau đây:

- Về bau cử và các tác động đến tính đại diện của Quốc hội, trong luận án của mình, TS Vũ Văn Nhiêm đã có sự đánh giá rất chi tiết về những tác động của cơ chế bau cử đến tính đại điện của Quốc hội [128] Phát hiện nổi bật nhất trong công công trình nghiên cứu này là thực trạng đại diện không đồng đều giữa các cử tri ở các địa phương khác nhau trong cả nước Chang han, trong cudc bau ctr Quéc hội khóa XII, néu ở thành phô Hồ Chí Minh, mỗi dai biéu Quốc hội dai diện cho 226.581 người dân thi ở tỉnh Đắc Nông, tỉ lệ này 66.250 người Như vậy, tính một cách số học thì mức độ được đại diện của người dân ở Dac Nông dang gấp 3,5 lần so với người dân ở thành phố Hỗ Chí Minh [127].

Bên cạnh đó, cách thức thành lập các khu vực bầu cử ở nước ta hiện nay cũng dẫn đến một số hạn chế nhất định đối với tính đại điện của Quốc hội Một số nhà nghiên cứu đã nhận xét việc thiết lập các khu vực bầu cử trùng khít với các khu vực hành chính đã dẫn đến tình trạng các đại biêu Quốc hội có thiên hướng đại diện cho các địa phương nhiều hơn là đại diện cho lợi ích của Quốc gia Điều này được phản anh qua việc các đại biểu thường phát biểu dé bảo vệ cho lợi ích của địa phương nhiều hơn là lợi ích của quốc gia khi tham gia thảo luận tại Quốc hội [65].

Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu cũng đánh giá việc bầu cử theo hình thức mỗi khu vực bầu cử bau ra nhiều hơn một đại biéu cũng dẫn tới tình trạng mức độ liên kết giữa các cử tri và các đại biéu Quéc hội không được chặt chẽ [130] Hệ qua của van dé nay là, như TS Nguyễn Ngọc Điện đã nhận định, cho đến nay, dai biểu Quốc hội ở nước ta vẫn chưa có điều kiện xây dựng đội ngũ cử tri trung thành của mình [62].

- Vé cơ cấu thành phần các đại biếu Quốc hội và tính đại diện của Quốc hội, các nghiên cứu hiện tại đã có những đánh giá khác nhau về tác động của cơ cấu thành phan của các đại biêu Quôc hội tới tính đại diện cua Quôc hội Nhiêu nhà nghiên cứu cho răng

Trang 27

tinh da dang trong co cầu của các thành phân đại biểu Quốc hội là một điểm ưu việt trong tính đại diện của Quốc hội nước ta Nó thê hiện sự đại diện “đồng dạng” với các thành phân trong xã hội, nói lên “tiếng nói” của day đủ các thành phan trong xã hội [99] Mặc dù vậy, các ý kiến này mới chi dừng lại ở góc độ phân tích lí luận mà chưa đưa ra các thực tiễn chứng minh vẻ sự phản ánh ý kiến của người dân thuộc các thành phan mà các đại biêu được cơ cấu.

Trong khi đó, nhiều ý kiến khác lại cho rang việc mang nhiều “gánh nặng về mặt cơ cấu” thực ra lại có ảnh hưởng tiêu cực đến tính đại diện của Quốc hội Bởi vi, dé lựa chọn được một cơ câu phù hợp phải có sự can thiệp chủ quan và do vậy phân nào đã bỏ qua quyền của người dân trong việc tự lựa chọn người đại diện của mình cũng như có thé bỏ qua những người có năng lực thực sự dé có thé làm đại biểu [56, tr 422 - 430].

Ngoài ra, việc cơ câu dé đảm bảo day đủ các thành phan trong xã hội cũng được một số nhà nghiên cứu nhận định sẽ dẫn tới tình trạng xung đột về mặt lợi ích và đo vậy ảnh hưởng đến tính đại điện của Quốc hội Chăng hạn, những người được xem là mang trong mình cơ cấu của một ngành thường gặp rất nhiều khó khăn và rào cản trong việc tiễn hành chat vẫn đối với bộ trưởng của ngành mình [69].

Cuối cùng, một số nghiên cứu dựa trên việc thống kê cũng cho thay các nỗ lực dé thiết lập một cơ câu cho phép Quốc hội có thể đại điện một cách “đồng dạng” với các thành phan trong xã hội là rất khó khăn Chang hạn, mặc dù vào thời điểm hiện tại ở nước ta có khoảng 70% dân số đang làm việc trong khu vực kinh tế nông nghiệp nhưng tỉ lệ đại biêu Quốc hội trong lĩnh vực này càng ngày càng giảm Ngược lại, trong khi số lượng quân nhân ngày càng trở nên chuyên nghiệp, tinh gọn thì tỉ lệ đại biểu Quốc hội là quân nhân vẫn luôn ở mức độ từ 10 đến 12% [107].

- Về cơ cấu tổ chức của Quốc hội với tính đại diện của Quốc hội, các nhà nghiên cứu hiện nay cũng có những đánh giá khác nhau về van dé này Đánh giá về mô hình tổ chức Quốc hội một viện như hiện nay ở nước ta, tác giả Nguyễn Quang Minh cho rằng “với cách thức tô chức và hoạt động như vậy, tô chức và hoạt động của Quốc hội dường như được gan kết, là một khâu trong sinh hoạt xã hội, không tách rời hoặc đứng bên trên sinh hoạt xã hội, đứng bên trên đời sống của nhân dân” [64] Tuy nhiên, một số tác giả khác lại cho rang việc tô chức mô hình tổ chức một viện sẽ không đảm bảo được sự đại diện can đôi giữa đại diện cho toàn thê quôc dân và đại diện cho các địa phương Thậm

Trang 28

chí, xuất phát từ đánh giá này GS.TS Nguyễn Dang Dung còn dé nghị cần phải thành lập một viện thứ hai của Quốc hội [57, tr 320 - 321].

- Về moi liên hệ giữa các cử tri với đại biểu Quốc hội, có thé nói đây là nội dung nhận được nhiều sự đánh giá nhất và có tính tương đồng nhất Hau hết các nhà nghiên cứu đều cho răng tiếp xúc cử tri như hiện nay ở nước ta còn mang nặng tính hình thức, không di vào thực chất và do vậy làm giảm tính đại diện của Quốc hội Điều này được phân tích khá rõ trong Dé án đổi mới công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội Theo đó, nội dung, chương trình hội nghị tiếp xúc cử tri còn đơn điệu, thông tin chuyển tải đến cử tri chưa đáp ứng được nhu cau của cử tri, chưa dành nhiều thời gian dé cử tri phát biểu tâm tư, nguyện vọng của minh [2, tr 11].

Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn tiếp cận vấn đề này ở góc độ rộng hơn, đó là về sự giám sát của các cử tri đối với hoạt động của các đại biêu Quốc hội Đánh giá về cơ chế giám sát hiện hành, nhiều chuyên gia nhấn mạnh hiện nay việc quy định cử tri có thê bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội là một ưu điểm làm tăng tính đại diện của Quốc hội GS.TS Trần Ngọc Đường nhận xét: “Bãi nhiệm là một chế định pháp ly thé hiện bản chất ưu việt và mang tinh chất dân chủ của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Đại biéu được nhân dân bau ra phải chịu sự giám sát của nhân dân, khi đại biéu

không được sự tín nhiệm của nhân dân thì bị nhân dân bãi miễn” [100].

Một góc độ đánh giá khá đặc biệt trong mối quan hệ giữa các đại biểu Quốc hội và cử tri có liên quan đến tính đại diện của Quốc hội nước ta đó là về sự quan tâm của người dân tới hoạt động của Quốc hội nói chung và các đại biêu Quốc hội nói riêng.

Theo tác giả Đặng Đình Luyến, sự quan tâm, đánh gia cua cử tri đôi với hoạt động của

Quốc hội có tác động rất lớn đối với hiệu quả hoạt động của đại biéu Quéc hoi Su quan tâm nay được thực hiện thông qua quá trình tiếp xúc cử tri cũng như qua các phương tiện thông tin đại chúng Tuy nhiên, trên thực tế vẫn cần có những nỗ lực dé tiép tuc nâng cao su quan tâm của công chúng tới các hoạt động của Quốc hội [11].

- Về thời gian hoạt động của Quốc hội và tính đại điện, nhiều tác giả đã nhận xét rằng với thời gian hoạt động chỉ là 2 kì họp, mỗi kì họp thường kéo dài một tháng như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến tính đại diện của Quốc hội Việc có thời gian làm việc dài hơn sẽ giúp cho Quoc hội giải quyết tot các chức năng của mình, dam bảo ban hành các

Trang 29

chính sách, pháp luật và ra các quyết định nhanh chóng, kịp thời, đáp ứng được nguyện vọng va lợi ich chính đáng của cử tri [102, tr 15].

- Diéu kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội cũng là một yếu tố được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến khi khảo sát về thực trạng việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Khi thảo luận vé van dé này, TS Nguyễn Si Dũng đã so sánh thực trạng điều kiện hoạt động hiện tại của các đại biểu Quốc hội nước ta với một số nước khác trên thé giới Việc không có điều kiện tài chính dé phục vụ cho khu vực bầu cử của mình làm cho “việc thực hiện chức năng đại diện ở nước ta là khó khăn hơn” [66].

- Liên quan đến các chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, việc đánh gia về đảm bao tinh đại diện cua Quốc hội trong việc thực hiện các chức năng của Quốc hội cũng được nhiều công trình nghiên cứu dé cập Tuy nhiên, có thé thấy rang đa số các công trình nghiên cứu hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính đại diện của Quốc hội như là một điều kiện dé hỗ trợ thêm cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác của Quốc hội Nói cách khác, trọng tâm của các nghiên cứu này không phải là về bảo đảm tính đại diện của Quốc hội mà là các chức năng, nhiệm vụ khác của Quốc hội.

Trong hoạt động lập pháp, một báo cáo nghiên cứu mang tính toàn diện về việc sửa đôi quy trình, thủ tục lập pháp của Quốc hội vào năm 2006 (phục vụ cho việc sửa đối, bô sung Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) đã đưa ra những số liệu cụ thê về mức độ phản ánh ý kiến của người dân trong các chính sách lập pháp của Quốc hội Theo đó, một tỉ lệ lớn người dân được hỏi cho rằng họ cảm thây chưa được đại diện một cách hữu hiệu trong hoạt động lập pháp của Quốc hội Kết quả điều tra của nghiên cứu này cho thấy có tới 77.5% số công chức, viên chức, cán bộ nghiên cứu và 63.7% số đại biéu Quốc hội được hỏi cho rang viéc lay y kiến nhân dân vào các du án luật, pháp lệnh thời gian qua còn mang tính hình thức; 84.3% số công chức, viên chức, cán bộ nghiên cứu được hỏi đã cho rang việc tiếp thu và giải trình còn hạn chế hoặc hầu như it tiếp thu các ý kiến của họ vào các dự án luật, pháp lệnh [106, tr 61 - 68].

Trong một nghiên cứu hiểm hoi lây việc đánh giá tính đại diện của Quốc hội làm trọng tâm dé xem xét việc thực hiện chức năng lập pháp của Quốc hội, GS.TS Trần Ngọc Đường đã đánh giá cần phải xem lại nhận định Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, Quốc hội cần phải tự mình làm lấy luật Từ góc độ đại diện, cần phải quan niệm: “Quốc hội lập pháp có nghĩa là Quốc hội đại diện cho nhân dân tiến hành

Trang 30

kiểm tra các dự án luật, đảm bảo cho các dự án luật khi đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành thể hiện đầy đủ, đúng với ý chí, nguyện vọng của nhân dân” [99].

Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội, các đánh giá về tính đại điện hiện nay chủ yếu được nhìn nhận dưới góc độ thiếu sự liên hệ giữa các đại biéu và cử tri nên ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động giám sát của Quốc hội [39] TS Trương Thị Hồng Hà, trong luận án của mình, đã nhận xét rang trong khi có các đại biéu kiêm nhiệm có thé bị xung đột về lợi ích nên không tiễn hành tốt hoạt động chất van, thì có các đại biểu khác được bau làm đại biểu do “lợi thế về cơ cau” mà không do “lợi thé năng lực” nên không có đủ năng lực cần thiết trong việc tiến hành hoạt động giám sát [112, tr 314 - 315].

- Bên cạnh các nghiên cứu đánh giá thực trạng mang tính định tính như trên, cũng có một số nghiên cứu đánh giá về thực trạng đại diện của Quốc hội mang tính định lượng Góc độ tiếp cận của các nghiên cứu này có tính thực tiễn hơn Theo đó, việc đo lường tính đại diện của Quốc hội được khảo sát bằng việc đo mức độ hài lòng của người dân đối với sự đại diện của Quốc hội Đây cũng là cách đánh giá tương đối phố biến ở nước ngoài và được Liên minh nghị viện thế giới khuyên khích sử dụng [149].

Trong một báo cáo nghiên cứu được tô chức vào năm 2006, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số số liệu đáng chú ý như: 75% số đại biểu Quốc hội thường tiếp xúc cử tri theo đoàn hơn là tiếp xúc cử tri mang tính cá nhân, 50% số đại biêu Quốc hội tiếp xúc cử tri từ 1 đến 2 lần mỗi tháng, 66% cử tri trả lời không biết tên đại biểu Quốc hội do mình bau ra, 54% cử tri đô thị chưa bao giờ tham gia các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội [73, tr 57-60].

Một nghiên cứu có tính cập nhật hơn cũng cho thấy những số liệu không may khả quan từ phía người dân khi đánh giá về tính đại điện của Quốc hội Chang hạn, chỉ có 36,8% số người dân được hỏi trả lời dung vi tri của Quốc hội là cơ quan đại diện cho ý chi và nguyện vọng của nhân dân; chỉ có 21% số người dân được hỏi nhớ được từ 1 đến 5 tên người dai biéu ở địa phương mình, có đến 92,5% số người dân không biết đến trụ sở của Đoàn đại biéu Quốc hội ở địa phương; có khoảng 71,3% người dân chưa bao giờ tham gia các hoạt động tiếp xúc cử tri (cao hơn số liệu của nghiên cứu năm 2006) Đặc biệt, có đến 88,5% số người được hỏi cho rằng đại biểu Quốc hội cần tìm hiểu sâu sát nguyện vọng của người dân hơn [109] Điều này cho thay mặc dù về mặt lí luận, các nhà nghiên cứu có thê có những đánh giá kha lạc quan về tính đại diện nhân dân của

Trang 31

Quốc hội, tuy nhiên, trên thực tế đánh giá của bản thân người được đại diện thì số liệu cho thay chưa han đã có sự tương xứng giữa việc đánh giá định tính và định lượng.

1.2.3 Về các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội

a) Về yêu cầu tăng cường tinh đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyên ở Việt Nam

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, trong thời gian vừa qua đã có khá nhiều nghiên cứu về các yêu cau đặt ra đối với Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trong những yêu cầu đó, nhiều tác giả đã dành thời gian dé phân tích về yêu cầu tăng cường tính đại diện của Quốc hội.

Khi bàn về mô hình tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, GS.TSKH Đào Trí Uc đã xem việc đảm bảo tính đại diện của Quốc hội là một trong những nguyên tắc của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Theo đó, trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyên, tính đại điện của Quốc hội càng phải thê hiện rõ nét không chỉ dưới góc độ tô chức, phương thức hoạt động mà còn ở các sản phẩm lập pháp [13, tr 321 - 322].

Cùng với GS.TS Nguyễn Đăng Dung, các tác giả của công trình nghiên cứu “Quốc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyền” cũng đánh giá: “Quốc hội trong nhà nước pháp quyên phải biết phát huy chức năng đại diện” [56, tr 478] Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu này chưa làm rõ nguyên nhân tại sao cân phải tăng cường tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Trong khi đó, các tác giả của công trình nghiên cứu “Xây dựng mô hình tổ chức, phương thức hoạt động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta” cho rang sự ton tai của Quéc hội với vi tri là cơ quan dai diện cao nhất của nhân dân là đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, nhưng có sự phân công và phối hợp trong việc dé cao quyền con người, quyên công dân [98, tr 17 - 40]

Trang 32

b) Về một số dé xuất kiến nghị, giải pháp

Xuất phát từ thực tiễn chưa có các cơ sở lý luận đây đủ và thấu đáo về tính đại diện của Quốc hội, nhiều nghiên cứu đã đặt ra van đề đầu tiên trong việc nâng cao tính đại diện của Quốc hội là cần phải nghiên cứu, làm rõ về tính đại điện của Quốc hội về mặt lí luận Một số tác gia còn đề nghị thê hiện nội dung này vào Hiến pháp theo hướng nên tách hăn đoạn quy định “ Quốc hội là cơ quan đại biêu cao nhất của nhân dân” trong Hiến pháp 1992 thành một điều riêng biệt, đặt ở vị trí đầu tiên trong Chương về Quốc hội của Hiến pháp dé nhắn mạnh tính đại diện của Quốc hội [130].

Đi vào các nội dung cu thé, trong các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế bảo đảm tính đại diện của Quốc hội, nội dung được nhiều tác giả đề cập đến nhất là cần phải nang cao vị thể, năng lực của các đại biéu Quéc hoi.

Hau hết các nhà nghiên cứu đều nhấn mạnh đến giải pháp này PGS.TS Bui Xuân Đức cho rang dé nâng cao chức nang dai diện cua Quéc hội, cần có “cái tâm và cái tam của đại biểu” [6] Nhận xét này được nhiều nhà nghiên cứu khác chia sẻ Trong đề tài nghiên cứu cấp bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyên hạn của Quốc hội trong bộ máy Nhà nước và hệ thống chính trị Việt Nam (qua 4 bản Hiến pháp)”, TS Ngô Đức Mạnh cũng nhắn mạnh “đổi mới Quốc hội phải nhăm mục đích phát huy dân chủ đại diện, mà trước hết đòi hỏi đại biêu Quốc hội phải thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các tâng lớp nhân dân thuộc các dân tộc, tôn giáo, các vùng, miền khắp trong cả nước” [51, tr 105 - 107] Trong khi đó, PGS.TS Lê Minh Thông kết luận răng: “chất lượng đại biểu Quốc hội là yếu tô có ý nghĩa quyết định đối với việc thực thi vai trò đại diện của Quốc hội” [38] Di xa hơn một số nghiên cứu trước, PGS.TS Lê Minh Thông còn đưa ra các phương diện cụ thé dé xác định năng lực đại diện của các đại biéu Quốc hội như:

i) Năng lực nam bắt, phân tích, đánh giá ý chí, nguyện vọng, mong muốn va lợi ich của các cử tri mà người đại biểu đại diện;

ii) Năng lực diễn đạt, trình bày, dé xuất các van đề mà cử tri quan tâm; iii) Năng lực kết hợp lợi ích của cử tri với lợi ích của quốc gia;

iv) Năng lực của người đại biểu trong đảm bảo thực hiện day đủ, đúng đắn và kịp thời các quyết định của Quốc hội liên quan đến lợi ích và quyên hợp pháp của các cử tri mà người đại biéu đại diện [38].

Trang 33

Bên cạnh đó, năng lực của người đại biểu Quốc hội là một vẫn đề có sự gan két chặt chẽ với van dé cơ cấu thành phần của Quốc hội O đây, các nhà nghiên cứu khác nhau còn có những phân tích, nhận định khác nhau Một số tác giả, một mặt yêu cầu tăng cường năng lực của các đại biểu, nhưng mặt khác cũng đề nghị cần phải đảm bảo tính đa dang trong cơ cầu thành phần của Quốc hội Các đại biểu Quốc hội phải có thành phân đa dạng, đại diện cho “các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, bảo đảm thích hợp các đại biéu Quốc hội là phụ nữ, người dân tộc, người ngoài Đảng trong Quốc hội; cần tăng cường số đại biéu Quốc hội là cán bộ đang công tác trong các cơ quan của Đảng, tổ chức chính trị, xã hội, hội đồng nhân dân” [11] Trong khi đó, một số tác giả yêu cầu phải xem xét lại tính cơ cấu trong thành phân của các đại biểu và xem việc phải gánh trên mình quá nhiều “cơ câu” chính là yêu tô ảnh hưởng đến chất lượng của đại biểu Quốc hội Ở góc độ này, có tác giả đã nhắn mạnh: “Không nên quan niệm rang cứ phải có một chị nông dân trong Quốc hội thì mới có người đại diện cho giai cấp nông dân, cũng như không phải cứ có một nhà khoa học ngồi trong Quốc hội thì mới có tiếng nói của tầng lớp trí thức trong Quốc hội “Đại diện” ở đây cần là đại diện cho cái “tâm”, cái “trí”, cái “ding” hơn là đại diện bởi con người cụ thể” [64] Tác giả này cũng dé nghị cần giảm bớt số lượng các đại biéu Quéc hội là công chức nha nước bởi vì như vậy vô hình chung thành phần tính đại diện của Quốc hội đã trở thành “đại diện cho các cơ quan nhà nước” chứ không phải là “đại điện cao nhất của nhân dân”.

Tuy không đề nghị cần phải đảm bảo tính cơ câu trong thành phân của Quốc hội phải “đồng dang” với cơ cầu thành phan của xã hội, nhưng một số nhà nghiên cứu đưa ra lưu ý cần phải dành sự đại diện nhất định cho những thành phan yếu thé trong xã hội trong Quốc hội [130] Đây là một lưu ý chính đáng bởi vì việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội bao gồm cả việc bảo đảm bình đăng giữa những người dân trong đó có việc bảo đảm ý kiến của nhóm thiêu số được ghi nhận Chi tiết hơn đề nghị này, các nhà nghiên cứu dé nghị cần tính đến giải pháp dành một số ghế nhất định trong Quốc hội cho một số đối tượng đặc biệt như phụ nữ, dân tộc thiêu số, nông dân, hoặc cho người Việt định cư ở nước ngoài [130, tr 27].

Cần phải thay răng nếu đi đến tận cùng của việc làm thế nào dé có được những đại biểu Quốc hội có chất lượng thì van đề sẽ trở lại với việc đôi mới cơ chế bầu cử đại biêu Quôc hội ở nước ta Chỉ thông qua cơ chê bâu cử tự do trong đó có sự tôn trọng

Trang 34

quyền tranh cử của các ứng cử viên thì mới có thê giúp các cử tri có thể tìm ra được những đại biểu Quốc hội xứng đáng Trong luận án của mình, TS Vũ Văn Nhiêm cũng đã đưa ra những dé xuất cu thé trong cơ chế bau cử nhằm tăng cường tính đại diện của Quốc hội Trong đó, có hai dé xuất có tính đột phá là:

Thứ nhất, cần chuyên đơn vi bau cử nhiều đại diện sang đơn vị bau cử một đại diện Với cách thức tô chức đơn vị bầu cử như vậy, các đại biêu Quốc hội sẽ có mỗi quan hệ “máu thịt” hơn giữa các đại biéu với cử tri, tạo cơ chế rõ ràng hơn về ché độ trách nhiệm và chế độ giải trình của các đại biéu Quéc hội GS.TS Thai Vinh Thang cũng nhân mạnh đến kiến nghị này ở góc độ việc tô chức các khu vực bau cử đơn danh sẽ tăng thêm khả năng lựa chọn của công dân, tức là quyền làm chủ của người dân sẽ được thê hiện mạnh mẽ hơn [91, tr 14 -15];

Thứ hai, đảm bảo hợp lý về tính đại diện Theo đó, chế độ bầu cử cần phải được thiết kế sao cho kết quả bầu cử phải phản ánh tính đại điện của nhân dân trong dia dư bầu cử [128, tr 170 - 175].

Đề dam bao tính đại diện đồng đều của Quốc hội, nhiều tác giả cũng đề xuất cần phải thành lập mô hình Quốc hội hai viện ở nước ta Theo đó, dé hạn chế tình trạng cơ chế đại diện có xu hướng dịch chuyển về việc bảo vệ lợi ích của các địa phương, nên thành lập thêm Viện thứ hai dé cân băng giữa lợi ích của quốc gia và lợi ích của các địa

phương Hoặc một giải pháp có tính dung hòa hơn là vẫn giữ mô hình một viện như hiện

nay nhưng phải dành cho Ít nhất là một nửa số đại biểu được bầu không theo các địa phương cấp tỉnh [57, tr 321 - 322].

Cùng với cơ chế bầu cử, việc tạo điều kiện để tăng cường sự giám sát của nhân dân đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội cũng là một giải pháp quan trọng dé tăng cường tính đại diện của Quốc hội Trong đó, một trong những giải pháp quan trọng là cần phải tăng cường tính công khai trong hoạt động của Quốc hội, chang hạn như việc tô chức truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, tổ chức các phiên điều trần công khai v.v [68, tr 7 - 10] Bên cạnh đó, giải pháp bổ sung các quy định pháp luật dé hiện thực hóa quyền bãi nhiệm các đại biểu Quốc hội của các cử tri cũng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến Theo họ, đây có thể được xem là biện pháp mạnh nhất nhăm tăng động lực đại diện của các đại biéu Quéc hoi [100].

Trang 35

Ở nhóm các giải pháp mang nhiều tính kĩ thuật hơn, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều luận điểm khác nhau nhằm tăng cường tính đại diện của Quốc hội Chang han, co tac gia dé nghi cần đôi mới nhiệm vu va quyền hạn của Quốc hội theo hướng dé Quốc hội có thực quyên hơn, làm tròn mọi nhiệm vu được nhân dân giao cho [64].

Có tác giả dé nghị cần giảm bớt thời gian nhiệm ki của đại biêu Quốc hội dé người dân có thể trực tiếp lựa chọn người đại diện của mình một cách dày hơn; thời gian hoạt động của Quốc hội trong mỗi năm cần phải kéo dài hơn, không chỉ ở mức hơn hai tháng như hiện nay dé có thé phản ánh được tốt hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri; đối mới cách thức tiếp xúc cử tri theo hướng cân phải tạo ra cơ chế tiếp xúc cử tri một cách liên tục, ở nhiều địa điểm khác nhau [102].

Một van dé kĩ thuật nhưng cũng có tính quan trọng tác động đến tính đại diện của Quốc hội là cần tao ra những điều kiện làm việc thuận lợi đối với các đại biêu Quốc hội để họ có thể đại diện một cách thuận lợi cho các cử tri Ở đây, có hai góc độ thường được các nhà nghiên cứu đề cập đến.

Thứ nhất, đó là các điều kiện về vật chất giúp các đại biéu Quốc hội có thê tiếp xúc một cách thuận lợi với công chúng dé tìm hiểu về ý chí, nguyện vọng của các cử tri của mình Các nội dung cụ thể thường được nhắc đến gồm các khoản kinh phi dé hỗ trợ cho các đại biểu trong việc phục vụ cử tri [66]; các điều kiện về văn phòng làm việc ở khu vực bầu cử để thuận lợi cho việc tiếp xúc cử tri [102] v.v

Thứ hai, đó là các điều kiện để các đại biểu có thê tự do phát biêu những suy nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của cử tri mà không bi hạn chế hoặc can thiệp của một bên thứ ba Điều này được coi là một trong những điều kiện rất quan trọng đối với hoạt động của Quốc hội Hiện tại, pháp luật Việt Nam chưa có các quy định cụ thê về vẫn đề này Do vậy, các nhà nghiên cứu đề xuất cần bô sung thêm quy định này vào Hién pháp [22] Cuối cùng, việc tăng cường tinh đại điện của Quốc hội còn có sự gan bó chặt chẽ với năng lực của những người được đại diện là các cử tri Theo nhiều nhà nghiên cứu, khi các cử tri trở nên hiểu biết hơn về thiết chế đại diện thì họ cũng đặt ra nhiều yêu cầu hơn đối với những người đại diện cho mình Điều này có nghĩa là tính đại điện của Quốc

hội từ đó được tăng cường mạnh mẽ hơn TS Nguyễn Sĩ Dũng phân tích: “Những người

chủ có ý thức sẽ là những người chủ đòi hỏi nhiều hơn Người dân đang mong muốn Quốc hội đại diện cho mình tốt hơn [31].

Trang 36

Như vậy, từ việc khảo sát các nghiên cứu hiện nay có liên quan đến dé tài luận án, có thé nhận thây vẫn còn nhiều vẫn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến tính đại diện của Quốc hội cần được làm rõ Trước hết, khái niệm về tính đại diện của Quốc hội cần phải được nghiên cứu, làm rõ trên cơ sở phân tích nền tang lý luận của việc hình thành nên cơ quan đại diện của dân chúng Các yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa cũng can được xác định để qua đó làm rõ các yếu tố cụ thé dé bảo đảm tính đại diện của Quốc hội Việc đánh giá thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay cũng cần được thực hiện một cách tổng thể, trên mọi góc độ của khái niệm về tính đại diện của Quốc hội để qua đó hình thành nên các kiến nghị, giải pháp cụ thê nhăm tăng cường bảo đảm tính đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu câu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Kết luận Chương 1:

1 Qua khảo sát có thể nhận thấy các nghiên cứu về Quốc hội nước ta từ trước đến nay chủ yếu tập trung vào các chức năng được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp mà ít đề cập đến tính đại diện của Quốc hội Các công trình nghiên cứu về tính đại diện của Quốc hội ở Việt Nam chủ yếu mới là các bài viết nghiên cứu ngắn, đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành hoặc tại một số cuộc hội thảo khoa học mà chưa có những công trình nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về nội dung này Một số bài viết đã tập trung làm rõ những van đề lí luận về tính đại điện của Quốc hội Tuy nhiên, xung quanh tính đại diện của Quốc hội còn có khá nhiều tranh luận Một số tác giả cho rang đại diện chỉ là thuộc tính của Quốc hội mà không phải là chức năng của Quốc hội Trong khi đó, một số tác giả lại cho rằng không thê xem đại diện là một thuộc tính của Quốc hội vì bản thân cơ cầu thành phan cua Quéc hội không thể được xem là đương nhiên đại diện cho toàn xã hội, hoặc vì néu xem đại diện như một thuộc tính của Quốc hội thì đã mở quá rộng phạm vi của khái niệm này Trong khi đó một số tác giả lại quan niệm không có sự phân biệt giữa việc xem đại diện là một thuộc tính hay là chức năng của Quốc hội Như vậy, có thé thấy rằng trong các nghiên cứu đã có hiện nay, xung quanh việc nhận thức về chức năng đại diện của Quốc hội còn có những vấn đề lí luận chưa được giải quyết.

2 Mỗi liên hệ giữa việc bảo đảm tính đại diện và hiệu quả hoạt động của Quốc hội cũng đã được đê cập đên trong một sô nghiên cứu Ví dụ như vê môi quan hệ giữa

Trang 37

đại diện và hoạt động lập pháp của Quốc hội, về sự chồng chéo trong đại diện sẽ gây ra những khó khăn cho việc thực hiện chức năng giám sát Tuy nhiên, cần phải thấy rằng sự tác động của chức năng đại diện đến hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ quyên hạn khác của Quốc hội xứng đáng phải được nghiên cứu ở mức độ toàn diện hơn, không chỉ về mặt lí luận mà còn cả từ những thực tiễn trong hoạt động của Quốc hội Việt Nam dé có được nhận định chính xác về mối liên hệ giữa bảo đảm tính đại diện của Quốc hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.

3.Ở phạm vi quốc tế, tính đại diện, chức năng đại diện của nghị viện là một trong những nội dung được tập trung nghiên cứu từ khá lâu trong lĩnh vực nghiên cứu về nghị viện Điều này có thé được giải thích một cách đơn giản là vì chức năng đại diện là một trong những chức năng cơ bản của thiết chế nghị viện Phillip Norton và Cristina Leston-Bandeira, hai nhà nghiên cứu nồi tiếng về nghị viện đã nhận xét: “chức năng đại diện là trung tâm của các lí do vì sao nghị viện ton tại” Vì vậy, chức năng đại diện và các vẫn dé liên quan đã được đề cập đến nhiều trong một số tác phẩm nổi tiếng từ thé ki XIX như của John Stuart Mill, Edmud Burke Trong thời gian gần đây hon, lí luận về đại diện có lẽ được dé cập một cách tổng thé nhất trong tác phẩm của Hanna Patkin Tuy nhiên, những tác phẩm này chủ yếu đề cập đến những vấn đề chung của thiết chế nghị viện, đặc biệt là ở những quốc gia có nền dân chủ nghị viện lâu đời Đối với các nước có điều kiện đặc biệt như Việt Nam và một số nước có điều kiện tương tự, các van dé vé bao dam tinh dai dién cua Quéc hội chưa được dé cập nhiều.

4 Từ việc khảo sát các nghiên cứu hiện nay có liên quan đến đề tài luận án, nhiệm vụ đặt ra đối với Luận án là phải làm rõ khái niệm về tính đại diện của Quốc hội trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ nên tảng lý luận về chủ quyền nhân dân và dân chủ đại diện; xác định yêu cầu của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa; xác định các yếu tô cụ thé dé bảo đảm tính đại điện của Quốc hội; đánh giá một cách tổng thê thực trạng của việc bảo đảm tính đại diện của Quốc hội trong giai đoạn hiện nay dé qua đó hình thành nên các kiến nghị, giải pháp cu thé nhằm tăng cường bảo đảm tinh đại diện của Quốc hội đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Trang 38

¬¬ ¬ Chương 2 ;

-CO SO LY LUAN VE TINH DAI DIEN VA VIEC BAO DAM

TINH DAI DIEN CUA QUOC HOI

2.1 KHAI NIEM TINH DAI DIEN CUA QUOC HOI

Khi nói đến vi trí, tinh chất của Quốc hội, tính đại điện cao nhất của nhân dân luôn được đề cập đến như là một tính chất cơ bản Điều này được ghi nhận một cách trang trọng trong Hiến pháp một số nước Chang hạn, Điều 94, Hiến pháp Liên bang Nga quy định: “Quốc hội liên bang là cơ quan đại diện và lập pháp của Liên bang Nga”; Điều 4 của Đạo luật Công cụ chính quyền của Thuy Điển quy định: “Quốc hội là dai diện cao nhất của nhân dân” Một số bản Hiến pháp khác mặc dù không quy định một cách cụ thé như vậy nhưng tính đại diện của Quốc hội vẫn được thé hiện một cách rõ nét qua tinh thần của Hiến pháp.

Ở nước ta, các bản Hiến pháp từ năm 1980 đến nay luôn ghi nhận Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 82, Hiến pháp năm 1980, Điều 83 Hiến pháp năm 1992 và Điều 69 Hiến pháp năm 2013) Điều này cho thây tính đại diện của Quốc hội đã được xác định và ghi nhận một cách rõ ràng Tuy nhiên, về mặt lý luận, cách hiểu về tính đại diện của Quốc hội hiện nay ở nước ta còn có nhiều quan điểm chưa thống nhất và chưa được thấu đáo.

Trước hết, tiếp cận từ góc độ xem đại diện như là một phương diện hoạt động chủ yếu của Quốc hội, một số nhà nghiên cứu cho rang đại dién la một trong những

chức năng cơ ban cua Quốc hội Lập luận này xuất phát từ thực tế là các đại biéu Quốc

hội đang phải dành một lượng lớn thời gian của mình để thực hiện việc tiếp xúc và phản ánh tâm tư và nguyện vọng của cử tri Theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội (ban hành năm 2001 và được sửa đối, bồ sung năm 2007), các đại biểu Quốc hội phải liên hệ chặt chẽ với cử tri, chịu sự giám sát của cử tri, thường xuyên tiếp xúc với cử tri, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của cử tri; thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri với Quốc hội và cơ quan nhà nước hữu quan (Điều 51); mỗi năm ít nhất một lần đại biểu Quốc hội phải báo cáo trước cử tri về việc thực hiện nhiệm vu đại biểu của mình (Điều 52).

Trang 39

Trong khi đó, về mặt lý luận, theo quan điểm phô biến hiện nay thì khi một nội dung trở thành phương diện hoạt động chủ yêu của một cơ quan thì nó phải được xem là chức năng của cơ quan đó [102, tr 14-17] Với những nội dung và tan suất thực hiện như trên, việc xem đại diện là một chức năng cơ bản của Quốc hội là một lập luận có tính lô-gíc.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nễu xem đại diện là một chức năng của Quốc hội chỉ bởi việc tiếp xúc cử tri là một phương diện hoạt động chu yếu của Quốc hội Bản thân

việc sắp xép, hinh thanh nén Quéc hội cũng đã toát lên tính đại diện của Quốc hội Các

đại biéu Quốc hội ngay sau khi nhận sự uỷ nhiệm của các cử tri qua các cuộc bầu cử đã đương nhiên được xem là những người đại diện của cử tri Vì vậy, rõ rang tính đại diện của Quốc hội có phạm vi rộng hơn so với các hoạt động duy trì mối liên hệ với cử tri của các đại biéu Quốc hội Những hoạt động thường xuyên, liên tục đề phản ánh tâm tư, nguyện vọng của cử tri mới chỉ là một phần trong tổng thé các biểu hiện của tinh đại diện của Quốc hội.

Hon thé nữa, khi được quan niệm là một chức năng của Quốc hội, tính đại diện đã được đặt ngang hàng và độc lập với những chức năng khác của Quốc hội Tuy nhiên, những chức năng khác của Quốc hội như lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, ở những mức độ nhất định, đều thê hiện tính đại diện của Quốc hội Chăng hạn, trong hoạt động lập pháp, khi ban hành các đạo luật, rõ ràng Quốc hội đã thé hiện ý chí chung của nhân dân dé đặt ra những quy tắc xử sự chung của các thành viên trong xã hội Điều đó có nghĩa là Quốc hội đã đại diện, thay mặt cho nhân dân dé thé hiện ý chi chung của nhân dân.

Thứ hai, ở góc độ khác, một số nhà nghiên cứu xem đại diện là một tính chất hay là một thuộc tính của Quốc hội [99], [64] Nhận định này được xuất phát từ hai cơ sở:

1) Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra; và

ii) Quốc hội có cơ cấu thành phan phản ánh cơ cấu thành phan của xã hội [112, tr 28 - 37].

Đây là những đặc điểm riêng có của Quốc hội Một số co quan khác trong bộ máy nhà nước cũng có thê được hình thành thông qua hình thức bầu cử (chăng hạn như Tổng thống ở mô hình chính thể Tổng thống) song chỉ có Quốc hội có cơ cầu thành phần phản ánh được một phân nào đó cơ câu của xã hội (có thê là phản ánh theo các tiêu chí

Trang 40

khác nhau như lãnh thé, dân tộc, giới tính, nghề nghiệp v.v ) Hoặc có những cơ quan phản ánh được một phan nao đó cơ cấu của xã hội nhưng lại không được nhân dân uỷ quyên thông qua cơ chế bau cử (chang hạn như Mặt trận Tô Quốc ở nước ta).

Song cách hiểu về tinh đại diện của Quốc hội như vậy cũng chưa phản ánh đầy đủ tính đại điện của Quốc hội Nếu chỉ tiếp cận trong phạm vi hạn chế đó sẽ không giải thích được vì sao Quốc hội lại được trao thấm quyền ban hành những quy tắc xử sự chung của xã hội, quyết định những van dé quan trọng của đất nước.

Giải thích cho thực trạng việc nghiên cứu về tính đại điện của Quốc hội ở nước ta chưa được thấu đáo, một số nhà nghiên cứu đã cho răng lý do cơ bản là trong các bản Hiến pháp Việt Nam, đại diện chưa được nhắc đến như là một chức năng độc lập của Quốc hội [102, tr 14-17] Tuy nhiên, nhận định này chi mới đề cập đến những biéu hiện bên ngoài Hơn nữa, nó còn có phần mâu thuẫn với lý luận về xây dựng pháp luật Theo đó, những quy định của Hiến pháp hoặc của bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào đều là kết quả của quá trình nghiên cứu cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn và thường được xem là kết quả của “quá trình nhận thức các quy luật xã hội ” [37, tr 414-415] Do vậy, có thé nói lý do cơ bản nhất của việc chưa làm rõ cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội ở nước ta là do bản thán việc nghiên cứu về nội dụng này chưa được thoả dang hơn là do những tôn tại, thiếu sót từ pháp luật thực định.

Tuy nhiên, cần phải nhận thay rang vé mat lý luận, tinh dai diện cua Quéc hội là một khái niệm “có bản chất đa dạng và phức tạp, khó có thê được định nghĩa một cách tường tận và thấu đáo” [138, tr 1] Sự đa dang và phức tạp đó xuất phát từ việc tinh đại diện của Quốc hội có liên quan đến nhiều yếu tô khác nhau trong tô chức và hoạt động

của Quốc hội Mức độ đại diện cho nhân dân của Quốc hội không được quyết định bởi một hành động đơn lẻ, bởi một chủ thê riêng biệt mà xuất phát từ một cau trúc tổng thê,

mang tính hệ thống, có sự tham gia của nhiêu yếu tố khác nhau.

Do vậy, dé tìm hiểu một cách cặn kẽ cơ sở lý luận về tính đại diện của Quốc hội, theo chúng tôi, cần phải xem xét khái niệm này một cách thấu đáo từ quá trình hình

thành các học thuyết về tính đại diện của Quốc hội cho đến việc sử dụng và bảo đảm nó trong thực tiễn hiện nay.

Ngày đăng: 29/04/2024, 14:16

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN