Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

74 0 0
Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

PHẠM QUANG HUY

PHÁP LUẬT VE NO XAU TRONG HOẠT DONG CHO VAY CUA NGAN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ THUC TIEN ÁP DUNG TẠI NGAN HÀNG THƯƠNG

MAI CO PHAN PHƯƠNG ĐÔNG Chuyén nganh : Luật kinh tế Mã số : 60380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC: TS NGUYEN VĂN TUYẾN

HÀ NỘI - 2015

Trang 2

Trong quá trình hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đố,

cung cấp tài liệu, sự chỉ bảo tận tình của Thay giáo hướng dan là TS Nguyễn Van Tuyến, các anh (chị) và bạn bè đồng nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phan

Phuong Đông, các cán bộ Trung tâm thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội Em xin

gửi lời cam ơn chân thành nhất vì sự giúp đỡ quý báu này.

Mac dù đã hết sức có gang trong việc thu thập tài liệu và tìm tòi, nghiên cứu nhưng do thời gian nghiên cứu và nguôn tài liệu có hạn, cùng với những hạn chế của bàn thân tác giả, Luận văn chắc chắn khó tránh khỏi những khiếm khuyết can được xem xét, chỉnh sửa Em mong nhận được sự phê bình và góp ý của các Thay, cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để công trình khoa học này được hoàn

thiện hơn.

Em xin chân thành cam ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

PHẠM QUANG HUY

Trang 3

Tôi xin cam đoan đáy là công trình nghiên cứu khoa học của riêng cả nhân

tôi Moi tài liệu, số liệu trong luận văn là khách quan, trung thực Những kết quả, những đánh giá trong luận văn chưa được ai công bố ở bat kỳ một công trình

nghiên cứu khoa học nào.

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2015

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

PHẠM QUANG HUY

Trang 4

NHTM : Ngan hang thương mại

NHNN : Ngan hang nha nước

TSBD : Tai san bao dam

OCB : Ngan hang Phương Đông

TMCP : Thương mại cô phần

VAMC : Công ty Quan ly tai san

XLNX : Xử ly nợ xấu

Trang 5

KR C2 NN

Tén bang, biểu, sơ đồ

Bảng 1: Phân loại nợ theo WB

Bảng 2: Phân loại nợ theo Thông tư 02/2013

Bảng 3: Tình hình nợ xấu tại OCB năm 2012-2014 Bảng 4: Tỷ trọng nợ xấu tai OCB năm 2012 — 2014

335132

Trang 6

MỞ DAU | CHUONG 1 NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NO XAU TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CUA NGÂN HÀNG THUONG MAI VÀ PHÁP LUẬT VE NO XAU TRONG HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI 5

1.1 Những van đề lý luận về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hang

thương mại 5

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại 51.1.2 Phân loại nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại 9

1.1.4 Tác động của nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế - xã hội 14 1.1.5 Van đề xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương

mại 16

1.2 Những van đề lý luận liên quan đến pháp luật về nợ xấu trong hoạt động

cho vay của ngân hàng thương mại 21

1.2.1 Cơ sở khoa học cua việc ban hành các quy định về nợ xấu trong hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mại 21

1.2.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay

của ngân hàng thương mại 22

1.2.3 Nội dung cơ ban của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại 23

1.2.4 Các yếu tố tác động ảnh hưởng đến pháp luật về nợ xấu trong hoạt động

cho vay của ngân hàng thương mại 25

1.2.5 Kinh nghiệm trong điều chỉnh pháp luật đối với nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở một số nước trên thế giới và bài học cho

Việt Nam 26

Trang 7

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VE NO XAU CUA NGAN HANG THUONG MẠI Ở VIET NAM VÀ THỰC TIEN ÁP DUNG TẠI NGÂN HÀNG THUONG MẠI CO PHAN PHƯƠNG ĐÔNG 32

2.1 Thực trạng pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng

thương mại ở Việt Nam 32

2.1.1 Các quy định về khái niệm nợ xấu và phân loại, đánh giá nợ xấu trong

hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 32

2.1.2 Các quy định về quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại ở Việt Nam 34

2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cỗ phần Phương Đông 50 2.2.1 Tinh hình nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hang thương mai cô phần Phương Đông giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2014 50 2.2.2 Thực tiễn áp dung quy định về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông và một số nhận xét, đánh giá 32

KET LUẬN CHƯƠNG 2 55

CHƯƠNG 3 GIẢI PHAP HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE NO XAU VÀ NÂNG CAO HIỆU QUA XỬ LÝ NO XAU TRONG HOAT ĐỘNG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI VIET NAM 56

3.1 Những yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện pháp luật về nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam 56 3.2 Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay

của ngân hàng thương mại ở Việt Nam 58

3.3 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại ở Ngân hàng Thương mại cô phần Phương Đông nói

riêng và các Ngân hàng Thương mại nói chung 62KET LUẬN CHƯƠNG 3 64

KẾT LUẬN 65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường tài chính Việt Nam ngày càng phát triển nhanh chóng với sự gia tăng mạnh mẽ về số lượng, chat lượng va đa dạng hóa loại hình dịch vụ Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo những tiền đề thuận lợi, đồng thời cũng mang lại không ít thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng Trong những năm vừa qua, tình hình nợ xấu tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng bởi những lý do chủ quan và khách quan đòi hỏi pháp luật về nợ xấu phải có những điều chỉnh dé đáp ứng nhu cầm kiểm soát và xử ly nợ xấu.

Hoạt động ngân hàng là một loại hình kinh doanh có đối tượng kinh doanh

đặc biệt là tiền tệ Hoạt động kinh doanh này đóng vai trò là huyết mạch của nền kinh tế, bao gồm chức năng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, nó liên quan tới mọi hoạt động kinh doanh khác; tuy nhiên bản thân nó lại tiềm ân những rủi ro lớn không thể tránh khỏi NHNN Việt Nam với vai trò là ngân hàng trung ương, ngân hàng của các ngân hàng, là cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, hoạt động ngân hàng Một trong những mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng của NHNN Việt Nam đó là bảo đảm sự an toàn trong hoạt động hệ thống Ngân hàng, đảm bảo kiểm soát rủi ro và quản lý nợ xấu hiệu quả.

Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM tại Việt Nam hiện nay đã có những bước tiến quan trong tạo khung pháp lý cho hoạt động định hình và xử lý nợ xấu Tuy nhiên, hệ thống các quy phạm pháp luật về nợ xấu còn nhiều van dé cần phải hoàn thiện.

Xuất phat từ tam quan trọng của pháp luật về nợ xấu và quản lý nợ xấu học viên chọn đề tài: “Pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mai và thực tiên áp dụng tại ngân hàng thương mại cỗ phan Phương Đông” nhằm nghiên cứu những nét khái quát về lý luận về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng thương mại cô phần Phương Đông, từ đó đưa ra một số nhận xét về ưu điểm, tồn tại cũng như đề ra phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác xử lý nợ xấu.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về nợ xấu theo pháp luật Việt Nam như các dé tai cấp bộ, cấp cơ sở và các cơ quan chức năng đã tô chức những hội

thảo đê cập hoặc nghiên cứu một sô khía cạnh của pháp luật vê giải quyêt nợ xâu

Trang 9

cũng như thực trạng áp dụng pháp luật về xử lý nợ xấu trong hoạt động kinh doanh

của NHTM

Ở mỗi đề tài, mỗi tác giả đều có cách tiếp cận khác nhau Ví dụ như:

- Luận án tiến sỹ với dé tài “Quản lý nợ xấu tai Ngân hàng thương mại Việt Nam” của Thạc sỹ Nguyễn Thị Hoài Phương, Đại học Kinh té quốc dân;

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của các

ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam” của Phạm Thị Thương, Đại họcLuật Hà Nội;

- Luận văn thạc sĩ với đề tài: “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại cô phan Công Thương Việt Nam — Chi nhánh Da Nẵng” của

Lê Thị Hoài Diễm, Đại học Đà Nẵng;

- Bài viết: “Vấn đề xử lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”

của Nguyễn Van Nam , Học viện Ngân hang, Tap chi Khoa học và Dao tạo Ngân

hàng số 135 — tháng 8 năm 2013

Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu nói trên chỉ khảo sát, bình luận,

nghiên cứu về mặt lý luận và đưa ra các giải pháp mang tính chuyên ngành kinh tế tài chính hoặc tại thời điểm nghiên cứu chưa có những điều chỉnh pháp luật về nợ xau mang tầm vĩ mô như hiện nay Dé tài này của học viên phan nào đáp ứng được tính cấp thiết của việc nghiên cứu trong tình hình hiện nay, khi ma van đề nợ xấu đang ngày càng tăng về quy mô, pháp luật về nợ xấu đã và đang có những điều chỉnh hợp lý và hiệu quả nhằm hoạch định chính sách nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu hướng đến các mục tiêu áp sát tiêu chuẩn quốc tế về nợ xấu.

3 Mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu, thực trạng quy định của pháp luật hiện hành về van đề này Dong thời, qua việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông dé đưa ra những nhận xét, đánh giá về những quy định của pháp luật hiện hành áp dụng trên phạm vi cả nước nói chung Tổng hợp các phương pháp dé hoàn thiện pháp luật về nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm khoa học về nợ xấu và

quản lý nợ xấu; quy định của pháp luật Việt Nam về nợ xấu và quản lý nợ xấu nói riêng, tích hợp so sánh với quy định pháp luật trên thế giới từ đó rút ra kinh nghiệm diéu chỉnh pháp luật cho Việt Nam.

Trang 10

Thứ nhất, về mặt lý luận: luận văn nghiên cứu những van đề lý luận về nợ xau và quan lý nợ xấu của NHTM, cơ chế điều chỉnh của pháp luật về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM.

Thir hai, về mặt thực tiễn: luận văn nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật và đặc biệt là đánh giá hoạt động áp dụng pháp luật về nợ xấu và quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thương mại cỗ phan Phương Đông giai đoạn

2012 - 2014.

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề làm rõ các vấn đề nghiên cứu trên, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu được áp dụng pho biến trong khoa học xã hội và nhân văn như: phương pháp tổng hợp, phân tích, khái quát hóa, so sánh, đối chiếu, thống kê và

khảo sát

Các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa được sử dụng đề làm rõ các vấn đề lý luận về nợ xấu của NHTM, cơ chế và xu hướng điều chỉnh pháp luật và thực trạng pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM trong nền kinh tế thị trường.

Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, khảo sát được sử dụng để làm rõ các vấn đề thực tiễn về xử lý nợ xâu trong hoạt động cho vay của NHTM nói chung và NHTMCP Phương Đông nói riêng, trên cơ sở đó luận văn đề xuất các giải pháp nhăm hoàn thiện pháp luật về xử ly nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

6 Những đóng góp mới của đề tài

Luận văn có những đóng góp mới sau đây về mặt lý luận và thực tiễn:

Thứ nhất, luận văn nghiên cứu các quy định pháp luật về nợ xấu được điều chỉnh và hoàn thiện trong bối cảnh Việt Nam đang day mạnh công tác minh bach nợ xấu, thực hiện đề án xử ly nợ xấu và thành lập Công ty Quản lý tài sản VAMC.

Tư hai, luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu các van đề cốt lõi như hoàn thiện khung khô pháp lý, tạo thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu, nhất là các quy định về mua, bán, xử lý nợ, tài sản bảo đảm, trách nhiệm người đi vay và quyền hạn của chủ nợ; hoàn thiện chức năng tăng cường tiềm lực tài chính, nâng cao năng lực, phát triển vai trò của VAMC, trong đó có việc mua bán nợ theo cơ chế thị trường; phát triển

mạnh thị trường mua bán nợ xâu; khuyên khích các nhà đâu tư trong và ngoài nước

Trang 11

tham gia mua bán nợ xấu; công khai minh bạch về nợ xấu và kết quả xử lý, thực hiện giải pháp kiểm soát chất lượng tín dụng và thực hiện quy định pháp luật về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tại các NHTM; biện pháp tăng cường phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương trong xử lý các vấn đề liên quan và hỗ trợ các ngân hàng thương mại, VAMC trong xử lý nợ xấu, nhất là hoàn thiện hồ sơ pháp lý, thu hồi nợ

và xử ly tài sản bảo đảm

Thứ ba, luận văn đề xuất những giải pháp và kiến nghị có tính thực tiễn cao dé hoàn thiện pháp luật về nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong hoạt động

cho vay của NHTM.

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính của luận văn được kết cầu thành ba chương như sau:

Chương I: Những van đề lý luận về nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại và pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mai.

Chương 2: Thực trạng pháp luật về nợ xấu của Ngân hàng thương mại ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Ngân hang thương mại cổ phần Phương Đông.

Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về nợ xấu và nâng cao hiệu quả xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàn thương mại ở Việt Nam.

Trang 12

CHƯƠNG 1

NHUNG VAN ĐÈ LÝ LUẬN VE NO XÁU TRONG HOẠT DONG CHO VAY CUA NGAN HANG THUONG MAI VA PHAP LUAT VE NO

XAU TRONG HOAT DONG CHO VAY CUA NGAN HANG

THUONG MAI

1.1 Những vấn dé lý luận về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của nợ xấu trong hoạt động cho vay của

ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Các quan điểm về nợ xấu của ngân hang thương mại

Có nhiều quan điểm khác nhau về nợ xấu nói chung và nợ xấu của NHTM nói riêng Dưới góc nhìn từ phía NHTM thi nợ xấu có thé hiểu là những khoản cho

vay không có khả năng sinh lời hay những khoản cho vay không còn hoạt động Nói

cách khác, nợ xấu là những khoản cho vay trở nên không sinh lời khi người vay dừng việc thanh toán và khoản vay bắt đầu bị vỡ nợ.

Nợ xấu cũng có thé hiểu là các khoản nợ đưới chuẩn bị nghi ngờ về kha năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, thường xảy ra khi người vay nợ tuyên bố phá sản hoặc đã bán dần tài sản [7 tr.1] Về bản chất, nợ xấu là khái niệm dùng dé chỉ các khoản nợ của ngân hàng đang đối diện với nguy cơ rủi ro cao trong việc thu hồi lại cả gốc và lãi do khách hàng gặp khó khăn, làm ăn thua lỗ hoặc phá sản Sau đây là một số quan điểm về nợ xấu trên thế giới với những cách tiếp cận khác nhau:

Theo định nghĩa của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB), nợ xấu trong các NHTM bao gồm:

- Những khoản nợ không thé thu hôi được: Những khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc những khoản nợ không có căn cứ đòi bồi thường từ nợ; người mac nợ trốn hoặc mất tích, không còn tài sản dé thanh toán no; những khoản nợ mà ngân hàng không thê liên lạc được với người mac nợ hoặc không thé tim được người mac no; những khoản ng mà khách nợ chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ dé trả nỢ;

- Nợ có thể không thanh toán day đủ cho ngân hàng: Là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ; người mắc nợ không liên lạc với ngân hàng dé trả lãi hoặc sốc có thời hạn thanh toán, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thé thu hồi đầy đủ [22, tr I]

Như vậy, theo quan điểm của ECB thi nợ xấu được định nghĩa thông qua hai

Trang 13

yếu tố: (i): khoản nợ vay không có kha năng thu hôi, và (ii): mặc dù được thu hồi nhưng giá trị thu hồi là không đầy đủ Như vậy, quan điểm về nợ xau của ECB được tiếp cận dựa trên kết qua thu hồi nợ của ngân hàng.

Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF): “Mộ khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hon đã được tái cơ cấu hoặc gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghỉ ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đây du” [L7, tr 31]

Về co bản, nợ xấu theo quan điểm của IMF được tiếp cận dựa trên thời gian quá hạn trả nợ va khả năng trả nợ của khách hang Khả năng trả nợ ở đây có thé hiểu là khách hàng hoàn toàn không trả được nợ hoặc trả nợ không đầy đủ Như vậy, so với quan điểm của ECB thì quan điểm về nợ xấu của IMF cũng dựa trên kết qua thu hồi nợ của ngân hàng, nhưng có bổ sung thêm yếu tô về thời gian quá hạn trả nợ Đây được coi là định nghĩa có tính pho bién va hién đang được thừa nhận rộng rãi trên thế giới.

Theo định nghĩa về no xấu trong pháp luật thực định ở Việt Nam, “nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ)

và nhóm 5 (có khả năng mat von)” Như vay, ở Việt Nam nợ xấu cũng được xác

định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại Đây được coi là định nghĩa chính thức về nợ xấu theo quan điểm của

NHNN Việt Nam [10].

Tóm lại, từ các định nghĩa nói trên có thể nhận xét rằng quan niệm về nợ xấu là rất khác nhau Tuy nhiên, điểm thống nhất giữa các quan niệm về nợ xấu là ở chỗ, hầu hết các ý kiến đều thừa nhận rằng nợ xấu là những khoản nợ khó có khả năng thu hồi, do con nợ gặp khó khăn, làm ăn thu lỗ, phá sản hoặc cô tình chây ỳ không trả nợ Việc tiếp cận các khái niệm về nợ xấu đều hướng đến mục đích nhìn rõ bản chất của khoản nợ, từ đó đưa ra phương án giải quyết dứt điểm.

Theo quan điểm của tác giả luận văn, khái niệm nợ xấu cần được tiếp cận

dựa vào khả năng trả nợ của khách hàng Có nghĩa là một khoản nợ cho vay trong

hạn hoặc thậm chí mới cho vay, nhưng có dấu hiệu chứng tỏ răng khả năng trả nợ của khoản vay là đáng nghi ngờ thì cũng có thê coi là một khoản nợ xấu.

1.1.1.2 Đặc điểm của nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Khái quát được các đặc điểm của nợ xấu sẽ nhận biết được bản chất của nợ

xâu, từ đó làm tiên đê cho việc thiệt kê, xây dựng chính sách quản lý nợ xâu trong

Trang 14

Một cách khái quát, có thé nhận diện nợ xấu của NHTM thông qua các đặc điểm cơ bản sau đây:

Tư nhất, nợ xâu trong hoạt động cho vay của ngân hàng là những khoản nợ dưới chuẩn Theo quan niệm chung ở nhiều quốc gia trên thé giới, nợ dưới chuẩn được hiểu là nợ đã quá hạn trên 90 ngày mà con nợ vẫn không có dau hiệu trả được nợ Như vậy, những khoản nợ quá hạn đến 90 ngày và con nợ không có những dau hiệu để nghi ngờ về khả năng trả nợ thì vẫn chưa được xếp vào nhóm “nợ xấu”

trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Thứ hai, nợ xâu trong hoạt động cho vay của ngân hàng là những khoản nợ có bằng chứng nghi ngờ về khả năng tra nợ của con nợ, chang hạn như: con nợ bỏ trồn hoặc tau tán tài sản; con nợ thua lỗ dẫn đến nguy cơ phá sản; con nợ chấm dứt ton tại trong khi tài sản còn lại không đủ thanh toán nợ Đôi khi, sự chậm trễ bat thường va không có ly do trong việc cung cap các báo cáo tài chính và trả nợ theo

lịch đã thỏa thuận hoặc chậm trễ trong việc liên lạc với cán bộ tín dụng cũng được

xem là có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của con nợ.

Ngoài ra, theo một số tác giả thì khi có một trong các hiện tượng như liệt kê dưới đây thì cũng được xem là có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ của con nợ, chăng hạn như: Sự thay đổi bất thường trong khấu hao, kế hoạch trả lương và phụ cấp giá trị hàng tồn kho, tài khoản thuế và thu nhập; cơ cau lại nợ hay hạn chế thanh toán cô tức, hoặc có sự thay đôi vị trí xếp hạng tín nhiệm; giá cô phiếu của công ty thay đôi bat lợi; thu nhập ròng giảm một hay nhiều năm, đặc biệt là các chỉ tiêu như tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ sinh lời trên vốn cô phần hay lợi tức trước thuế và lãi suất [21, tr.4]; những thay đổi bat lợi trong cơ cấu vốn của người vay như ty lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ phải trả trên tổng tài sản, khả năng thanh

toán hay mức độ hoạt động; sự thay đôi thường xuyên về tô chức ban lãnh đạo

doanh nghiệp; có những bất đồng và mâu thuẫn trong ban lãnh đạo, tranh chấp

trong quá trình quản lý [23, tr.2]

1.1.2 Phan loại nợ trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai

Sau khi đã được nhận biết, nợ xấu sẽ được phân loại vào các nhóm nợ có mức độ rủi ro khác nhau Các quốc gia, các tổ chức tài chính quốc tế khác nhau đều có cách phân loại nợ xấu của riêng mình.

Theo cách phân loại nợ của Ngân hàng thanh toán quốc tế, nợ của NHTM bao gồm các nhóm sau đây: [17, tr 41]

Trang 15

- Nợ đủ tiêu chuẩn: Khoản vay có khả năng được thanh toán.

- Nợ cần chú ý đặc biệt: Các khoản cho vay với doanh nghiệp mà có thé có khó khăn trong việc thu hồi.

- Nợ dưới tiêu chuẩn: Các khoản cho vay mà tiền lãi hoặc gốc thanh toán đã

quá hạn 3 tháng Ngân hàng sẽ trích lập tỷ lệ 10% dự phòng cho các khoản vay bị

xếp vào loại đưới chuẩn.

- Nợ nghi ngờ: Là những khoản vay có nghi ngờ trong việc thanh toán và

được xác định là sẽ gây ton thất Ngân hàng trích ty lệ dự phòng là 50% cho các

khoản cho vay có nghĩ ngờ.

- Nợ có khả năng mất vốn: Các khoản nợ được đánh giá là không có khả năng thu hồi được áp dụng các biện pháp bảo vệ theo luật phá sản Các ngân hàng

sẽ trích tỷ lệ dự phòng là 100% cho các khoản vay này.

Với cách phân loại nợ của Ngân hàng thanh toán quốc tế, nợ xấu là các khoản nợ thuộc 3 nhóm cuối và chúng sẽ được đánh giá theo mức độ khó khăn khi thu hồi.

Bảng 1: Phân loại nợ theo Ngân hang thế giới (WB)

Khoản vay Những đặc thù và thời hạn

Đạt tiêu chuẩn - Không nghi ngờ về thời gian trả nợ.

- Tài sản được bảo đảm hoàn toàn bằng tiền hoặc tương

- Quá hạn dưới 90 ngày.

Can theo dõi - Những diém yếu tiêm tàng có thê ảnh hưởng tới khả năng trả

- Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn.

- Quá hạn dưới 90 ngày.

Dưới tiêu chuẩn | - Các nhược điêm rõ rệt về tín dụng có thê ảnh hưởng tới khả

năng trả nợ.

- Các khoản nợ đã được thỏa thuận lại;

- Quá hạn từ 90 đến 180 ngày.

Dang ngờ - Không chan thu hồi được toàn bộ nợ dựa trên các điêu kiện

kiện hiện tại;

- Có khả năng thất thoát; - Quá hạn từ 180 đến 360 ngày Mat von - Các khoản vay không thu hôi được;

- Quán hạn hơn 360 ngày.

Theo cách phân loại nợ ma WB đưa ra, thì nợ xâu được xêp loại lân lượt vàoba nhóm cuôi, và được phân loại theo tiêu chí: thời gian quá hạn trả nợ và khả năngtrả nợ Phân loại nợ theo Ngân hàng nhà nước Việt Nam: [10]

Trang 16

Trước năm 2005, việc phân loại nợ các khoản nợ xấu không căn cứ vào thời gian quá hạn cụ thể mà căn cứ vào tinh chất và khả năng thu hồi nợ thông qua các

biện pháp bảo đảm của khoản vay (có tài sản bảo đảm hoặc không có tài sản bảo

đảm) và tình trạng pháp lý khách hàng (không còn tồn tại hoặc còn tôn tại, hoạt động) dé phân loại thành 3 nhóm nợ với các cơ chế xử lý khác nhau, bao gồm: (i) Nợ tồn đọng có tai sản bảo đảm (nợ tồn động nhóm 1); (ii) Nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm va không còn đối tượng thu hồi (nợ tồn đọng nhóm 2); (iii) Nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm nhưng con nợ đang còn hoạt động, tồn tại (nợ tồn đọng nhóm 3) [10]

Từ năm 2005 đến nay, nợ xấu của các NHTM được xác định theo sát thông lệ quốc tế (phân loại căn cứ vào thực trạng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng chứ không chỉ căn cứ vào thời gian quá hạn của khoản cấp tín dụng) Theo đó, các khoản nợ của NHTM phân loại theo 05 nhóm nợ có thể dựa trên phương pháp phân loại nợ định lượng hoặc định tính: (i) Nợ nhóm 1: No đủ tiêu chuẩn Các khoản nợ trong hạn mà NHTM đánh giá đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn Khoản nợ khác được phân loại vào nhóm I khi khách hang trả đầy đủ nợ gốc và lãi, lãi treo kỳ hạn đã được cơ cau lai tối thiểu trong vòng | năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được NHTM đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại; (ii) Nhóm 2: No cần chú ý, bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; các khoản nợ cơ cau lại thời hạn trả nợ trong thời hạn theo thời hạn cơ cấu lại Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2; (iii) Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 — 180 ngày; các khoản nợ cơ cau lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn cơ cau lại Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3; (iv) Nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm các khoản nợ quá hạn dưới 180 — 360 ngày; các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn 90 — 180 ngày theo thời hạn cơ cấu lại Các khoản nợ khác được phân vào nhóm S [12]

Như vậy, nếu phân loại theo phương pháp định lượng nợ xấu được các NHTM Việt Nam phân loại vào ba nhóm cuối, và là các khoản nợ có thời gian quá

hạn từ 90 ngày trở lên.

1.1.3 Các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại

Việc nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến nợ xấu luôn là vẫn đề tiên quyết trong hoạt động nghiên cứu pháp luật về nợ xấu và xử lý nợ xấu Thành tựu nghiên cứu

các nguyên nhân dân đên nợ xâu sẽ tạo tiên đê đê giới lập pháp ban hành các quy

Trang 17

phạm pháp luật phù hợp để xử lý nợ xấu một cách hiệu quả Tựu chung nguyên nhân dẫn đến nợ xấu bao gồm các nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

1.1.3.1 Nguyên nhán chủ quan

Các nguyên nhân chủ quan được hiểu là những nguyên nhân bắt nguồn từ chính mỗi ngân hàng Các nguyên nhân chủ quan bao gồm:

Thứ nhất, hầu hết các khoản nợ xấu bắt nguồn thir khâu thâm định quá hoi

hợt của bộ phận tín dụng Do không xác định được quy mô kinh doanh thực sự của

khách hàng, khả năng cạnh tranh của khách hàng đối với ngành nghề mà họ đang kinh doanh, không xác định được nguồn thu của khách hàng từ đâu và về đâu dé có thê đưa ra một mức cho vay và cách thức giám sát hợp lý Cán bộ Ngân hàng đôi khi còn hời hợt trong phần kiểm tra mục đích sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện

kịp thời những khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm Hay các Ngân

hàng cũng không đánh giá được hiệu quả của đồng vốn đó như thế nào vì họ quan

niệm khi bỏ đồng vốn ra cho vay là hết nghĩa vụ, trách nhiệm, họ chỉ việc ngồi chờ

đồng vốn đó lớn lên mà quên hay có tình quên không làm một động tác nữa là luôn giám sát quỹ đạo của đồng vốn xoay chuyển sao cho nó luôn khép kín Không ít khách hàng, khi được kiểm tra về việc sử dụng von sau khi vay cho biết một phần vốn vay thực sự vào kinh doanh, phần khác dung cho mục đích sửa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là tiêu sài cá nhân Đến khi vốn đầu tư kinh doanh thu lỗ, không còn nguồn khác dé trả nợ Ngân hàng, thé là phát sinh nợ xấu Mặt khác, tư cách khách hàng là yếu tố quan trọng gắn liền với thiện chí hoàn trả tiền vay của khách hàng thường bi lãng quên trong quá trình thẩm định ban đầu.

Bên cạnh đó, chính mỗi ngân hàng cũng đã buông lỏng kỷ cương, kỷ luật trong

kiểm soát rủi ro khi cho vay, điển hình là các khoản cho vay không có bảo đảm băng tài sản Ngân hàng trực tiếp có trách nhiệm đối với các khoản nợ xấu trong hoạt động cho vay do không tiến hành thâm định chặt chẽ các khoản vay có liên quan tới doanh nghiệp thuộc khu vực Nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước, các chương trình, dự án đầu tư theo chỉ định của Chính Phủ (bao gồm các chỉ định chính thức hoặc chỉ định ngầm của Chính phủ); cho vay đối với doanh nghiệp là sân sau của các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc hoặc cho vay đối với người thân quen của lãnh đạo các ngân hàng thương mại; cho vay tràn lan đối với các khoản mục đầu tư vào chứng khoán, bất động sản mà không có kiểm soát rủi ro đối với các dự án đầu tư này.

Việc thâm định tài sản thế chấp có vấn đề do tại thời điểm cho vay chưa có sự thâm định đúng hoặc chưa có định vị đúng diễn biến kinh tế của tài sản thế chấp

Trang 18

đó nên nhiều khoản thé chấp có giá trị có thể sụt giảm mạnh khi bong bóng tài sản xì hơi hoặc được định giá quá cao hoặc rủi ro chính sách Một số ngân hàng chưa thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát vốn cho vay Một bộ phận cán bộ ngân hàng không tuân thủ đúng quy định của pháp luật về cho vay dẫn đến vốn vay sử dụng không đúng mục đích (cho vay tin dụng đen), sai về thủ tục pháp lý (sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để vay vốn), nhiều doanh nghiệp khó khăn về hoạt động sản xuất, kinh doanh và khả năng tài chính trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện, nên chưa có biện pháp kip thời dé thu hồi nợ.

Khả năng quản trị của một số ngân hàng còn nhiều bất cập so với quy mô: Một số ngân hàng thường hay sử dụng vốn huy động ngắn han dé cho vay trung va dài hạn, dẫn đến độ vênh lớn về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ, mất tính thanh khoản và tiém ấn rủi ro thanh toán rất lớn Bên cạnh đó, các ngân hàng cạnh tranh nhau bằng tăng lãi suất huy động và điều tất yếu là lãi suất cho vay cũng sẽ tăng làm cho các khách hàng đi vay rơi vào tình trạng phải trả lãi cao, cứ như thế kéo dài khách hàng sẽ mắt dần khả năng trả nợ ngân hàng, dẫn đến nợ xấu tăng mạnh.

Thứ hai, các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các chuẩn mực phân loại nợ theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể tạo tâm lý xem nhẹ nợ xấu và các rủi ro kèm theo Có rất nhiều dấu hiệu về tình trạng chưa thực sự bền vững của các NHTM Sự mất cân đối giữa huy động vốn chủ yếu là ngắn han (80% tổng nguồn vốn) và cho vay chủ yếu là trung và dai hạn (70% tông dư nợ) là đặc điểm rủi ro của các NHTM Việt Nam hiện nay Các ngân hàng cần xem lại việc cơ cấu kỳ hạn và cơ câu đồng tiền trong bảng cân đối tài chính Tình trạng sai lệch quá mức về cơ cấu thời hạn có thé thay ở việc nguồn vốn huy động không kỳ hạn và ngắn han vẫn chiếm một ty trọng rất lớn, khoảng 75% song được các NHTM sử dụng một ty trong qua mức dé cho vay trung và dài hạn Tình trạng này gây rủi ro lớn, đặc biệt khi nguồn vốn cho

vay các dự án có hiệu quả thấp, thiếu sự thâm định cần thiết Mức sai lệch về cơ cầu

đồng tiền rất nhạy cảm với biến động tỷ giá, lãi suất, nhất là trong bối cảnh tình trạng đô la hóa cao và tài khoản von được tự do hóa dần ở Việt Nam [17, tr.32]

Thứ ba, tình trạng sở hữu chéo - ngân hang này là chủ sở hữu (cô đông) của ngân hàng kia và ngược lại, hoặc một cô đông có các cô phần tại nhiều ngân hàng, tập đoàn kinh tế khác nhau đã tạo ra các nhóm lợi ích có thê chỉ phối thị trường, làm lu mờ tính minh bạch về quyền tài sản và quyền sở hữu trong cầu trúc tài chính của ngân hàng Các ngân hàng ngoài hoạt động chính là huy động vốn và cho vay thì

còn thực hiện hoạt động đâu tư Chính vì sở hữu chéo lân nhau nên một sô ngân

Trang 19

hàng thay vì dùng vốn huy động dé cho vay thúc đây sản xuất kinh doanh thi lại ủy thác cho các công ty con đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, mua cô phần của ngân hàng khác Sở hữu chéo không phù hợp sẽ đem lại nhiều rủi ro, khi đó làm chất lượng tín dụng giảm xuống dẫn đến nợ xấu.

1.1.3.2 Nguyên nhán khách quan

Các nguyên nhân khách quan được hiểu là nguyên nhân tác động từ bên ngoài mỗi ngân hàng và hệ thống ngân hàng Các nguyên nhân này có thể bắt nguồn từ chủ thé quản ly vĩ mô là Nhà nước, hoặc từ phía khách hang vay vốn là tô chức, cá nhân Cụ thé như sau:

a) Nhóm nguyên nhân từ phía chủ thé quan lý vĩ mô là Nhà nước Nhóm nguyên nhân này bao gồm:

Một là, do sự không hợp lý trong việc ban hành và tô chức thực thi chính sách vĩ mô, các quy định pháp luật của Nhà nước liên quan đến lĩnh vực kinh doanh ngân hàng Việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô không nhất quán sẽ không tạo được định hướng cho sự phát triển lâu dài của ngành ngân hàng dẫn đến hiện tượng chạy theo lợi nhuận, khó kiểm soát thanh tra giám sát góp phần làm nợ xấu tăng cao.

Hai là do chưa xác định rõ vị trí quan trọng của Ngân hàng nhà nước, cơ

quan quản lý về chính sách tiền tệ góp vai trò cốt yếu trong việc tái cơ cầu hệ thong ngân hàng, điều chỉnh thanh khoản, giám sát hoạt động cho vay của các tô chức tín dụng Mặt khác, các cơ quan hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô chưa có sự định hướng nguồn vốn tín dụng tới những khu vực kinh tế thực sự có hiệu quả trung và dài hạn, thả lỏng tăng trưởng tín dụng để các NHTM trở thành trung gian tích cực

của việc đầu cơ lợi ích ngắn hạn như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ mạnh đã

tạo ra cơn sốt thị trường ảo và gia tăng nợ xấu đáng kê.

Ba là, sự giám sát của các cơ quan quản lý chức năng chưa chặt chẽ.

Việc thực hiện giám sát trên cơ sở rủi ro, giám sát an toàn vĩ mô yếu kém; chủ yếu thiên về giám sát tuân thủ Giám sát vẫn chưa bao quát được hoạt động của các tập đoàn kinh tế, các tập đoàn kinh tế, tài chính xuyên quốc gia Giám sát các rủi ro sở hữu chéo (giữa các Ngân hàng, các định chế tài chính, tập đoàn và tổng công ty) yếu do thiếu minh bạch, công khai, đặc biệt thiếu sự phối kết hợp, liên

thông trong giám sát tài chính [17, tr.5]

Hiện cũng còn thiếu khuyết các công cụ phục vụ cho giám sát an toàn vĩ mô

và giám sát an toàn vi mô, nhất là đối với giám sát dựa trên rủi ro Các mô hình phân tích định lượng, dự báo, kiểm định như (mô hình cảnh báo khủng hoảng, kiểm

Trang 20

định khả năng chịu đựng các cú sốc tài chính - tiền tệ), giá trị có thé ton thất cho ca hệ thống tài chính và cho từng định chế tài chính Điều này khiến việc áp dụng các chỉ tiêu an toàn như tiêu chuẩn nợ xấu không mang lại kết quả như mong muốn, gây ra một số khó khăn khi thực hiện giám sát các tổ chức tài chính quốc tế có hoạt động tại Việt Nam Bản thân các cơ quan thanh tra giám sát còn hạn chế, trên cả phương diện kỹ thuật lẫn nguồn nhân lực Đến nay, công nghệ thu thập, xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động giám sát từ xa còn lạc hậu Ngoài ra, hoạt động giám sát các định chế tài chính ngày càng trở nên khó khăn do sự gia tăng các sáng tạo tài chính và công nghệ thông tin - truyền thông, tự do hóa kinh tế - tài chính, các bộ phận của hệ thống tài chính ngày càng đan xen chặt chẽ và các Ngân hàng cũng ngày trở nên đa năng, đa quốc gia Điều này đòi hỏi các cơ quan giám sát phải có

tầm nhìn toàn cầu, khu vực và sự phối hợp chặt chẽ từ việc lập chiến lược phát triển

tong thé hệ thống tài chính, vừa hợp tác thường xuyên trong việc quản ly, xử lý những vấn đề của thị trường và giám sát một cách có hiệu quả các đối tượng tham

gia và hoạt động đan xen trên thi trường.

b) Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn Nhóm nguyên nhân này bao gồm:

Một là, do khách hàng vay không coi trọng uy tín của mình trong quan hệ

hợp đồng, sẵn sàng vi phạm cam kết với ngân hàng khi có dấu hiệu khó khăn về tài chính Điều này đặc biệt hay xảy ra đối với khách hàng vay là cá nhân, hộ gia đình hoặc tô hợp tác, thậm chí là doanh nghiệp tư nhân.

Hai là, do khả năng quan trị yếu kém của khách hàng vay là chủ thể kinh doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đều không được dao tạo day đủ, cơ bản kiến thức về kinh tế thị trường và quản trị doanh nghiệp Sự yếu kém về quản trị thể hiện trong quản trị

nguồn vốn, quản tri kinh doanh, quan tri rủi ro và quản tri sự thay đôi trong thị trường

hội nhập quốc tế hiện nay Việc thiếu kiến thức, ít kinh nghiệm và không có khả năng chịu đựng các va đập trong kinh doanh đã dẫn đến hậu quả là gánh chịu rủi ro về tài chính nặng nề Từ đó dẫn đến việc không có khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng.

Ba là, do khách hàng vay để kinh doanh và đầu tư dàn trải, không có sự nghiên cứu bài bản, tầm nhìn hạn hẹp và hám lợi trước mặt Rất ít các doanh nghiệp Việt biết rõ tầm nhìn và giới hạn của công ty để có một kế hoạch phát triển lâu dai và bền vững Phần lớn các doanh nghiệp thường kinh doanh theo vụ việc một cách chộp giật, lấy ngắn nuôi dài, đi tắt đón đầu Các hợp đồng kinh tế có được thường dựa vào

Trang 21

quan hệ và quen biết Cách làm như vậy có thê tạo hiệu ứng nhất thời nhưng không có tính bền vững và làm cho doanh nghiệp đi quá xa ra khỏi mục tiêu va dé vướng vào khó khăn chung của bối cảnh thực tế Sự đầu tư vào những lĩnh vực không có sự hiểu biết kỹ, không nghiên cứu thị trường cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản hàng đầu khiến tài chính doanh nghiệp đi đến chỗ kiệt quệ Đơn cử như việc đầu tư vào sàn chứng khoán, sàn vàng, bất động sản là những ví dụ sinh động nhất cho việc đầu tư theo “hiệu ứng đám đông” của các doanh nghiệp Việt gây ra những hệ lụy không mong muốn cho nền kinh tế, góp phần đây tỷ lệ nợ xấu lên cao.

Với những yếu kém nội tại của doanh nghiệp trong cuộc khủng hoảng của kinh tế toàn cầu đã khiến cho hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, chi phí đầu vào cao, hiệu quả kinh doanh kém giảm khả năng về tài chính,

nên chậm trả nợ ngân hàng Thêm vào đó, sức mua của thị trường suy giảm, hàng hoá

tồn kho lớn khó tiêu thụ, nguồn tiền để trả nợ không thực hiện được theo kế hoạch xây

dựng trong dự án, phương án vay vốn nên doanh nghiệp cũng không có khả năng trả nợ đúng hạn Chưa kế đến một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ như: bất động sản, chứng khoán và các công trình có nguồn vốn ngân sách bị đình, hoãn, giãn tiến độ theo chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ, dẫn đến doanh nghiệp xây dựng, kinh doanh bat động sản gặp khó khăn do đã vay vốn ngân hàng dé thi công mà không thu hồi được vốn Tất cả những nguyên do trên tạo nên tỷ trọng lớn dư nợ cho vay dựa vào tài sản thế chấp là bất động sản, nay thị trường bất động sản đóng băng khiến ngân hàng gặp khó khăn trong việc xử lý tài sản để thu hồi nợ.

1.1.4 Tác động của nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hang thương mai doi với nên kinh tế - xã hội

1.1.4.1 Tác động của nợ xấu đối với ngân hàng

Thực tế cho thấy nợ xấu có tác hại rất lớn đối với ngân hàng Điều đó được thê hiện ở những khía cạnh chủ yêu sau đây:

Thứ nhất, khi gặp nợ xấu, Ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay, nhưng vẫn phải trả vốn và lãi cho khoản tiền huy động khi đến hạn, điều này làm cho Ngân hang mat cân đối trong việc thu chi Khi không thu được nợ thì vòng quay vốn tín dụng giảm làm Ngân hàng kinh doanh không có hiệu quả và thường rơi vào tình trạng mat khả năng thanh khoản, làm mất lòng tin người gửi tiền, ảnh hưởng đến uy tín ngân hàng.

Ngoài ra, đối với cấp dưới hay các nhân viên ngân hàng, do gặp phải rủi ro

tín dụng nên không có chê độ đãi ngộ tôt đôi với nhân viên, vì thê những người có

Trang 22

năng lực sẽ thuyên chuyền công tác, gây khó khăn cho Ngân hàng.

Thứ hai, nợ xâu làm giảm uy tín của Ngân hàng Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới, tình hình tài chính và đặc biệt các khoản nợ xấu của Ngân hàng đang ngày càng được minh bạch hóa hơn, người dân và các tô chức tin dụng khác có thé dé dàng được tiếp cận với những con số này Khi đó, nợ xấu sẽ khiến dân chúng thiếu lòng tin, nguồn vốn huy động sẽ giảm sút Các đối tác (đặc biệt là các tô chức tín dụng nước ngoài) sẽ giảm các mối quan hệ làm ăn, day Ngân hàng vào tình trang đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Thứ ba, nợ xâu làm giảm lợi nhuận và có khả năng khiến ngân hàng phá sản: Gia tăng nợ xấu sẽ kéo theo việc ngân hàng phải tăng cường sử dụng dự phòng rủi ro cho các khoản nợ này khiến lợi nhuận giảm và ảnh hưởng tới khả năng thanh toán của ngân hàng Điều này sẽ kéo theo rủi ro vỡ thanh khoản, vỡ cơ cấu kỳ hạn của ngân hàng trong trường hợp không thu hồi được nợ Ngoài ra, những ngân hàng có tỷ lệ nợ xâu cao thì cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và danh tiếng, đồng thời, khi những ngân hàng này gặp khó khăn nhất định thì khả năng xảy ra đồ vỡ cũng cao hơn những ngân hàng khác Và khi không đảm bảo được tính thanh khoản thì việc đối mặt với nguy cơ phá sản chỉ là sớm muộn Do những mối liên hệ trên thị trường tài chính nói chung và thị trường vay mượn tiền giữa các ngân hàng nói riêng, khi bất kỳ một ngân hàng nào gặp những rủi ro trên cũng đều có thể ảnh hưởng tới cả hệ thông.

Thứ tu, nợ xâu làm giảm cơ hội vươn ra thị trường tài chính thé giới: Mở cửa và hội nhập là xu thé tất yêu của một nền kinh tế thị trường hiện đại Khi mức độ tiền tệ hóa nền kinh tế của các nước ngày càng cao thì hoạt động của ngành tài chính nói chung và của ngân hàng nói riêng càng chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng Việc gia nhập vào mối trường kinh doanh kinh tế quốc tế các Ngân hàng sẽ được các t6 chức Tài chính, Kiểm Toán uy tín trên thế giới xếp hạng tín nhiệm hàng năm Hệ quả của việc xếp hạng này sẽ tác động đến khả năng hợp tác kinh doanh với đối tác nước ngoài, khả năng phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế của các ngân hàng Yếu tô nợ xấu là yếu tô tiên quyết trong việc đánh giá tín nhiệm ké trên.

1.1.4.2 Tác động của nợ xấu đối với nên kinh tế - xã hội

Hệ thống tài chính- ngân hàng là xương sống của nền kinh tế, khi nợ xấu gây tác hại tới ngân hàng hệ quả là nó sẽ làm cho nền kinh tế bị ảnh hưởng một cách tiêu cực, kéo theo các vấn đề xã hội Nghiên cứu tác hại của nợ xấu đối với nền kinh tế - xã hội cho phép chỉ ra các vấn đề sau:

Thứ nhát, nợ xau làm nên kinh tê suy thoái, giá cả tăng, sức mua giảm, that

Trang 23

nghiệp tăng, xã hội mat 6n định Hoạt động ngân hàng liên quan đến hoạt động

doanh nghiệp, các ngành và cá nhân, vì vậy khi một Ngân hàng lâm vào tình trạng

nợ xấu quá nhiều hay bị phá san thì người gửi dân sẽ rút hết tiền và gửi ở các ngân hàng khác, làm cho toàn bộ hệ thống ngân hang gặp khó khăn Ngân hàng phá sản sẽ ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tiền trả lương dẫn đến đời sống của công nhân gặp khó khăn Dé cắt giảm chi phí, họ phải cắt giảm nhân công khiến thất nghiệp gia tăng.

Thứ hai, khi no xâu ngân hàng gia tăng, các ngân hàng không mặn mà với việc cho vay đối với doanh nghiệp, dẫn đến hàng hóa, dich vụ khan hiếm do các doanh nghiệp không có vốn dé sản xuất làm giá cả tăng, người tiêu dùng lại càng thắt chặt chi tiêu hơn nữa và sức mua liên tục giảm Cứ như vậy, nó tạo thành một vòng luận quần trì trệ nền kinh tế, và dẫn đến suy thoái Như thế, sự hoảng loạn của các Ngân hàng ảnh hưởng rat lớn đến toàn bộ nền kinh tế, từ đó gây mat 6n định xã hội.

Thứ ba, khi nợ xâu ngân hàng gia tăng, do tác động dây chuyền mà nợ xấu của ngân hàng tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó làm giảm mức độ tăng trưởng kinh tế, dẫn đến đời sống nhân dân khó khăn, kinh tế trì trệ, chậm phát triển Day là hậu quả xấu nhất mà nền kinh tế và xã hội phải gánh chịu, dẫn đến các bất ồn về chính trị, an ninh xã hội.

1.1.5 Vấn đề xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại

1.1.5.1 Khái niệm xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng Bên cạnh khái niệm nợ xấu, khái niệm về xử lý nợ xấu cũng được đặt ra và được nghiên cứu trong khoa học pháp lý về nợ xấu.

Theo nghĩa rộng, xử lý nợ xâu trong hoạt động cho vay của NHTM là việc các chủ thể có liên quan (Nhà nước và các NHTM) sử dụng kết hợp các biện pháp vĩ mô và vi mô nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu của mỗi ngân hang và cả hệ thống ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng và thúc đây tăng trường kinh tế, ôn định xã hội Theo nghĩa này, việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của

NHTM không phải chỉ là công việc của mỗi ngân hàng mà còn là trách nhiệm chung

của Nhà nước và xã hội, trong đó Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng, vì có

những giải pháp xử lý nợ xấu vượt quá khả năng của mỗi ngân hàng và chỉ có Nha nước mới làm được Cũng theo nghĩa này, việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM có phạm vi rất rộng, bao gồm việc xử lý nợ xấu trong cả hệ thống ngân hàng chứ không phải chỉ là xử lý nợ xấu trong phạm vi một ngân hàng cụ thể.

Trang 24

Theo nghĩa hẹp, xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM là việc NHTM sử dụng những biện pháp nghiệp vụ tài chính lẫn công cụ pháp lý nhằm giảm tỷ lệ các khoản nợ được coi là nợ x4u của ngân hàng, góp phan lành mạnh hóa tình hình tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng trong nền kinh tế Theo nghĩa này, xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM chỉ là công việc có tính kỹ thuật - nghiệp vụ của từng ngân hàng riêng lẻ, vì thế việc xử lý nợ xâu chỉ do mỗi ngân hàng chủ động thực hiện chứ không phụ thuộc vào Nhà nước hay các chủ thé khác.

Trong khuôn khô luận văn này, học viên tiếp cận khái niệm xử lý nợ xấu

trong hoạt động cho vay của ngân hàng theo nghĩa hẹp, nghĩa là chỉ tập trung làm rõ

vấn đề xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng thương mại, với tư cách là một chủ thể kinh doanh độc lập.

1.1.5.2 Đặc điểm của xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng

thương mại

Từ các phân tích nêu trên, có thé cho rang xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng mang những đặc điểm cơ bản sau đây:

Một là, chủ thé tham gia xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng phải là chủ nợ - chính là các ngân hàng, bởi vì ngân hàng là chủ thể chính có sự liên quan trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích trong việc xử lý các khoản nợ đối với con nợ Ngoài ra, các chủ thé tham gia XLNX còn có thé là các chủ nợ thứ cấp (khi khoản nợ đã được chuyên giao), các cơ quan nhà nước có thâm quyền (tòa án, cơ quan thi hành án ) cùng hỗ trợ ngân hàng trong việc thu hồi nợ dé giảm tỷ lệ nợ xau ngân hàng.

Hai là, mục đích của việc XLNX là nhằm thu hồi các khoản nợ theo cam kết tại hợp đồng tín dụng và các khế ước nhận nợ Cho vay là hoạt động kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận nhưng thu hồi nợ chủ yếu là thu hồi được tối đa các khoản nợ vay, giảm chi phí thấp nhất trong quá trình xử ly nợ, nhanh chóng chuyên TSBD thành tiền để có thể lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng và hệ thống ngân hàng, giữ vững ôn định nên kinh tế xã hội.

Ba là, việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng đòi hỏi chủ thê xử lý nợ xấu phải kết hợp giữa các biện pháp nghiệp vụ kinh tế tài chính với các

công cụ pháp lý, giữa các biện pháp có tính phòng ngừa rủi ro với các biện pháp

khắc phục rủi ro Sự kết hợp giữa các biện pháp này sẽ cho phép đem lại hiệu quả

cao nhât cho quá trình xử lý nợ xâu của ngân hàng.

Trang 25

Bon là, xử ly nợ xâu trong hoạt động cho vay của ngân hang là một thủ tục

đặc biệt Sở dĩ, việc XLNX được xem là một thủ tục đặc biệt vì sẽ không có một

“quy định cứng” nào dé áp dụng cho tat cả các khoản nợ xấu Các biện pháp XLNX sẽ được xây dựng và quyết định áp dụng với con nợ sau khi ngân hàng đã xem xét đầy đủ các đặc điểm, tính chất, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu kết hợp với việc đánh giá ý thức, khả năng hoàn trả nợ của người vay Ngân hàng căn cứ trước hết vào những thỏa thuận xử lý nợ mà hai bên đã cam kết trong Hợp đồng tín dụng Bên cạnh đó, ngân hàng cũng phải xét đến yếu tố số lượng vay và tầm ảnh hưởng của khoản nợ đến tình hình hình kinh tế xã hội chung của quốc gia để từ đó các bên có sự nhận định khái quát nhất về nợ Sau cùng, các biện pháp XLNX phù hợp nhất sẽ

được đưa ra với từng khoản nợ [17, tr.12]

1.1.5.3 Vai trò của việc xử lý nợ xấu và các nguyên tắc xử lý nợ xấu Vai trò của việc xử lý nợ xấu

Về lý thuyết, việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng có những tác động đến lợi ích của nhiều chủ thé khác nhau, trong đó đáng kế nhất là ngân hang; khách hàng vay von và đối với nền kinh tế - xã hội.

Đối với ngân hàng thương mại, việc xử lý nợ xâu trong hoạt động cho vay của

ngân hàng giúp lành mạnh hóa tình hình tài chính và đảm bảo tính an toàn cao của

hoạt động Ngân hàng Giải quyết được nợ xấu cũng tạo điều kiện cho tăng trưởng tín

dụng, nâng doanh thu cho NHTM Trong quá trình xử lý nợ, NHTM có cơ hội ràsoát, đánh giá lại tình hình khách hàng từ đó phân loại khách hàng và rút ra những

kinh nghiệm dé xây dựng quy trình quản trị rủi ro áp dung cho tổ chức của mình Đối với các khách hàng vay vốn nói chung và doanh nghiệp vay vốn nói riêng, việc xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng nhằm lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản của các NHTM và doanh nghiệp, qua đó sẽ day mạnh tin dụng vào nền kinh tế, tháo gỡ sự ngưng trệ lưu chuyển vốn giữa Ngân hang và

Doanh nghiệp.

Đối với nên kinh tế xã hội, việc xử ly nợ xâu trong hoạt động cho vay của ngân hàng giúp đưa một nguồn vốn nhất định quay trở lại nền kinh tế Nền kinh tế suy kiệt nguồn vốn không phải do ngân hàng cô tình đóng băng tín dụng ma do hoàn cảnh sản xuất đình đón, kinh tế tăng trưởng thấp và nợ xấu tăng cao Thực tế cho thấy những doanh nghiệp cần tiếp cận nguồn vốn ngân hàng hau hết déu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, không có kha năng chi trả hoặc chưa thể thanh

toán được những món nợ xâu cho Ngân hàng.

Trang 26

Các nguyên tắc xử ly nợ xấu

Ở mức độ khái quát, có thé hình dung các nguyên tắc xử ly nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại bao gồm:

Thir nhất, nguyên tắc tuân thủ những nội dung thỏa thuận trong Hợp dong tin dụng Đây là nguyên tắc cơ bản, có tính nền tảng nhằm đảm bảo giúp ngân hàng và

khách hàng tránh sự xung đột, bất đồng về lợi ích do một bên hoặc cả hai bên vi

phạm hợp đồng Mặt khác, khi phát sinh nợ xấu thì việc xử lý nợ xấu cũng phải tuân thủ đúng các biện pháp xử lý đã cam kết trong hợp đồng tín dụng, chăng hạn như: phát mại tài sản thế chấp, phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, kê biên tài sản nhằm tránh sự tâu tán tài sản [23, tr.3]

Thứ hai, nguyên tac đảm bảo lợi ích của các bên tham gia hợp đồng tin dụng Nợ xấu là một vấn đề nghiêm trọng vì nó không chỉ liên quan đến lợi ích của một NHTM, một doanh nghiệp hay cá nhân mà nó có tính hệ thống, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc gia Vì vậy, XLNX càng nhanh thì càng giảm chi phí, ton thất và lưu thông nguồn vốn về với thị trường Hiểu được câu chuyện này, XLNX cần có

sự chung tay của cả NHTM, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước trên cơ sở haihòa lợi ích - NHTM chịu trích lập dự phòng rủi ro, chứng khoán hóa khoản nợ

doanh nghiệp cũng phải ha giá thành dé thanh ly sản pham kết hợp tái cơ cau tổ

chức Các cơ quan chức năng cũng phải tạo lập một hành lang pháp lý thông thoáng

và chặt chẽ dé triển khai quyết liệt công tác XLNX.

Thư ba, nguyên tắc xử lý công khai, khách quan Công khai, khách quan là yếu tố vô cùng quan trọng có tính tiên quyết về hiệu quả XLNX Trước hết NHTM phải công khai và khách quan trong việc công bố thông tin, báo cáo định kỳ về các con số nợ xấu, nguyên nhân gây nợ xấu và quy trách nhiệm cá nhân Các doanh nghiệp cũng phải xem xét lại hoạt động của mình, công khai số sách tài chính và báo cáo thực tình trạng tài chính doanh nghiệp và khả năng trả nợ đến đâu Điều này sẽ định hình về quy mô, mức độ nghiêm trọng cũng như nguyên nhân sâu xa để vạch ra kế hoạch và cách thức XLNX một cách hiệu quả nhất Và từ đó tiễn hành các bước XLNX dứt điểm.

1.1.5.4 Các phương thức xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân

hàng thương mại

Về lý thuyết cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy, việc xử lý nợ xấu có thé được thực hiện thông qua các phương thức chủ yếu sau đây:

Thử nhất, tỗ chức xử lý nợ sớm.

Trang 27

Biện pháp này được áp dụng với những khoản nợ xấu có khả năng thu hồi, mới phat sinh nợ xấu Ngân hàng xem xét khả năng hồi phục của khách hàng, sau đó sẽ tiễn hành thương lượng với khách hàng về giải pháp thực thi cũng như yêu cầu cam kết của khách hàng Trên cơ sở đó, ngân hàng có thé áp dụng các phương án sau:

() Gia hạn nợ: đây là phương án có lợi cho cả khách hàng và ngân hàng.

Theo phương án này, khách hàng có thê tránh được áp lực trả nợ để tiếp tục kinh

doanh còn ngân hàng thì giảm được nợ quá hạn Tuy nhiên, biện pháp này đượcgiới hạn bởi thời hạn được phép cho vay của ngân hàng.

(ii) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ thông qua việc hoãn (hoặc/và) giảm khối lượng nợ góc phải thanh toán của kì hạn nợ, nhưng không được giảm tổng số nợ phải trả.

(iii) Ngân hàng có thể xem xét cấp thêm tin dụng giúp khách hàng vượt qua khó khăn đồng thời tạo khả năng thu hồi được những khoản nợ trước Đây không phải là biện pháp tối ưu vì nó mang tính mạo hiểm cao.

(iv) Chuyển các khoản nợ xấu thành vốn cổ phan với các doanh nghiệp cô phần Ngân hàng áp dụng biện pháp này khi các khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh do nguyên nhân khách quan song có triển vọng phục hồi Trong thực tế, các ngân hàng hay sử dụng biện pháp này đối với những doanh nghiệp tạm thời sa sút, gặp “tai nạn đột xuất” không nghiêm trọng trong kinh doanh hoặc đối với các khách

hàng có nợ lớn mà vẫn còn cơ hội phục hồi.

Thứ hai, xử lý tài sản bảo đảm.

Khi các khoản nợ xấu không thé cơ cấu lại, khách hàng chây y không chịu trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ được nữa thì ngân hàng sẽ tiến hành thanh lý tài sản bao đảm Dé hỗ trợ cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngân hàng thường yêu cầu khách hàng cam kết thế chấp, cầm có hay bảo lãnh của bên thứ ba Ngân hàng bán TSBD trên thị trường hoặc qua trung tâm dich vụ bán dau giá tài sản hay

bán cho công ty mua bán nợ.

Thứ ba, bán các khoản nợ khó đòi cho chủ thé khác.

Bán nợ là việc các NHTM chuyền giao quyên chủ nợ đối với các khoản nợ hiện đang còn dư nợ hoặc đang theo dõi ngoại bảng tại ngân hàng cho tô chức hoặc cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu mua nơ Việc chuyền giao khoản nợ được tiến hành đồng thời với việc chuyển giao các nghĩa vu của bên mua nợ và các bên có liên quan Một khoản nợ có thể được bán toàn phần hoặc toàn bộ, bán cho nhiều bên mua nợ và có thé được mua bán nhiều lần Phương thức bán nợ có thể được thực hiện thông qua đấu giá các khoản nợ theo quy định về dau giá tài sản hoặc

Trang 28

thông qua đàm phán trực tiếp giữa bên bán và bên mua hoặc thông qua môi giới Giá mua bán nợ có thé do các bên thỏa thuận trực tiếp hoặc thông qua môi giới hoặc giá cao nhất trong trường hợp khoản nợ được bán theo phương thức đấu giá.

Ti tư, bù đắp băng quỹ dự phòng.

Khi các biện pháp thu hồi khác không có hiệu quả, ngân hàng có thể dùng nguồn quỹ DPRR tài sản để bù đắp thiệt hạn cho các khoản nợ xấu Do tính chủ động cao nên biện pháp này thường được các NHTM vận dụng tối đa nhằm xử lý nợ nhanh chóng Nhưng thực chất của biện pháp này là dùng nội lực của ngân hàng để khắc phục gánh nặng nợ xấu nên sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng Việc sử dụng quá nhiều giải pháp này làm giảm lợi nhuận của ngân hàng trong khi vốn vay vẫn không thu hồi được Vì vậy, ngân hàng nên chú trọng vào các biện pháp thu hồi nợ có tính triệt dé hơn.

Thư năm, sử dụng giải pháp pháp ly dé đòi nợ.

Biện pháp kiện khách hàng ra tòa được ngân hàng lựa chọn khi các biện pháp

trên không khả thi Ngân hàng có thé nhờ tòa án can thiệp buộc khách hang trả nợ, chuyên giao TSBĐ tiền vay hoặc nếu khách hàng là doanh nghiệp không trả được nợ thì ngân hàng với tư cách là chủ nợ có thể làm đơn xin tòa án mở thủ tục tuyên bố phá sản theo luật phá sản Trên thực tế, việc phải sử dụng đến giải pháp này thường không đem lại hiệu quả cao cho việc đòi nợ của ngân hàng vì thủ tục rắc rỒi, khách hàng thường là không còn khả năng trả nợ, TSBĐ có tranh chấp về pháp lý hoặc không đủ giá trị bù đắp cho khoản vay.

1.2 Những vấn đề lý luận liên quan đến pháp luật về nợ xấu trong hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mại

1.2.1 Cơ sở khoa học của việc ban hành các quy định về nợ xấu trong

hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại

Trong thời đại ngày nay sự 6n định và phát triển của nền kinh tế ở mỗi quốc gia gắn liền với vai trò tác động tích cực của nhà nước Lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực nợ xấu và quản lý nợ xấu nói riêng là một phần hữu cơ của nền kinh tế và sự vận động của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có nhiều ảnh hưởng quan trọng đến toàn bộ nền kinh tế Sự phát triển và ôn định của hệ thống pháp luật về nợ xấu tạo tiền dé cho sự phát triển một hệ thống tài chính, kinh tế minh bạch phát triển lành mạnh Ban hành các quy định pháp luật về nợ xấu cần

dựa trên cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn

Về cơ sở lý luận, đặc tính của các quan hệ xã hội phát sinh khi phát sinh nợ

Trang 29

xấu nằm trong các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực ngân hang là bộ phận của

pháp luật ngân hàng Căn cứ vào nội dung của pháp luật ngân hàng thực định mà

các nhà nghiên cứu lập pháp tổng hợp ban hành các quy định pháp luật về nợ xấu khi van dé nợ xấu phát sinh đòi hỏi cần có những quy phạm pháp luật điều chỉnh nhằm mục đích định nghĩa, đặt chuẩn, và giải quyết các vấn đề liên quan đến nợ xấu Về mặt lý luận, các quy phạm pháp luật về nợ xấu tại các nền kinh tế phát triển , các tô chức có hàng trăm năm tôn tại và phát triển vững mạnh cũng luôn là một cơ sở khoa học vững chắc dé các nhà lập pháp nghiên cứu, làm cơ sở để ban hành các quy phạm pháp luật về nợ xấu sao cho phù hợp với nền kinh tế, với hoàn cảnh phát triển của từng vung lãnh thé, từng quốc gia.

Về cơ sở thực tiễn, cơ sở dé Nhà nước ban hành các quy định pháp luật về nợ xau là tình hình kinh tế vĩ mô, hội nhập kinh tế quốc tế Bối cảnh kinh tế thị trường hội nhập, đặt ra cho Nhà nước yêu cầu sử dụng pháp luật bảo đảm an toàn cho hoạt động kinh doanh ngân hàng Do sự tiềm an nguy cơ rủi ro và sự tác động có tinh dây chuyền các hoạt động kinh doanh ngân hàng nên đòi hỏi nhà nước phải sử dụng

pháp luật làm công cụ kích thích những tác động tích cực, đặt rào cản, khoanh vùng

hạn chế và kiểm soát chặt chẽ những yếu tổ tiêu cực tiến đến xử lý dứt điểm những yếu tố đó Trong bối cảnh phát triển hội nhập kinh tế toàn cầu, nguy cơ kinh doanh ngân hàng đối mặt với rủi ro càng tăng cao, dé ra nhưu cầu các quy phạm pháp luật về nợ xấu phải có sự phát triển và hoàn thiện đạt chuẩn quốc tế để làm điểm tựa cho hệ thống tài chính ngân hang và cả nền kinh tế Nếu tiến bộ pháp luật về nợ xấu chậm hơn các yếu tố tiêu cực, các tác hại mà nợ xấu gây ra sẽ kéo lùi sự phát triển của toàn bộ hệ thông kinh tế và dẫn đến các hệ lụy khôn lường khác.

1.2.2 Đối tượng điều chỉnh của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho

vay của ngân hàng thương mại

Tương tự như các lĩnh vực pháp luật khác, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại chính là các quan hệ xã hội liên quan đến nợ xấu giữa ngân hàng (bên chủ nợ) với khách hàng vay (bên mắc nọ).

Căn cứ vào tính chất của quan hệ xã hội do pháp luật về nợ xấu điều chỉnh và phương thức tác động của pháp luật, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về nợ xấu gôm 02 nhóm chính: Các quan hệ quản lý nhà nước về nợ xấu; các quan hệ về tin dụng trước và sau khi nợ xấu phát sinh: chủ thé giao kết, quyền và trách nhiệm giũa các bên khi phát sinh nợ xấu.

Trang 30

- Các quan hệ quản lý nhà nước về nợ xấu: là các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước về nợ xấu Ví dụ: quy định về phân loại nợ, quy định mức trích lập dự phòng mà các tô chức tin dung phải thực hiện, quy định về ngưỡng nợ xấu cho phép [24, tr 50]

- Các quan hệ về tín dụng trước và sau khi phát sinh nợ xấu: chủ thê giao kết, quyền và trách nhiệm giữa các bên khi phát sinh nợ xấu Chủ thê giao kết hợp đồng tín dụng là các ngân hàng thương mại và nhóm khách hàng doanh nghiệp hay cá nhân Quan hệ tín dụng được xác lập sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên Khi nợ xấu phát sinh, pháp luật về nợ xấu sẽ điều chỉnh quy định các quan hệ ké trên Ví dụ: Quy định về gia hạn nợ, cơ cau nợ, xử lý tài sản bảo đảm

1.2.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay

của ngân hàng thương mại

Căn cứ vào cơ sở khoa học ban hành các quy định pháp luật về nợ xấu, căn cứ vào đối tượng điều chỉnh của nhóm quy phạm pháp luật này, pháp luật về nợ xấu bao gồm những nội dung cơ bản sau:

(i) Các quy định VỀ nợ xấu và phân loại nợ xấu: Việc xác định thế nào là nợ xấu và phân loại các khoản nợ mang ý nghĩa định vị nợ xấu từ đó là cơ sở để ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh nợ xâu một cách phù hợp Theo thông lệ quốc tẾ, việc phân loai nợ xấu căn cứ và tiêu chí định lượng (số ngày quá hạn) và định tính (khả năng trả nợ của khác hàng) Như trình bày ở phần trên, nợ xấu là nợ

nhóm 3, 4, 5 nghĩa là từ 90 ngày trở lên và các khoản nợ khác có căn cứ khách hàngcó khả năng khó khăn trong việc trả nợ.

(ii) Các quy định về quản lý nợ xấu: Đây là nội dung quan trọng nhất của pháp luật về nợ xấu trong hoạt động cho vay của NHTM Nhóm quy phạm này bao gồm một số nội dung cụ thê như sau:

Tư nhất, các quy định về thanh tra, giám sát nợ xấu Pháp luật về thanh tra giám sát nợ xấu quy định cơ cấu tổ chức của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hang; chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền thanh tra; phương pháp thanh tra nợ xấu nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý giám sát tình hình nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại

của NHNN và Chính phủ.

Thứ hai, các quy định về cơ cấu gia hạn nợ Việc cơ cấu và gia hạn nợ là một trong những phương án xử lý nợ tối ưu Pháp luật về nợ xấu quy định về cơ cấu , gia hạn nợ nhăm tạo điều kiện cho các bên trong quan hệ tín dụng thỏa thuận lại

cách trả nợ , cơ câu lại phương án kinh doanh một cách tôi ưu khi xảy ra hoặc có

Trang 31

nguy cơ xảy ra việc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ của bên vay Cơ cau nợ: cơ cau lại phương thức trả góc, lãi đến hạn, cơ cấu lại phương án kinh doanh trả nợ Gia hạn nợ: gia hạn thời gian trả nợ gốc, lãi đến hạn theo hướng dài hơn so với thỏa thuận trong hợp dong tin dụng.

Thứ ba, các quy định về trích lập quỹ dự phòng rủi ro Dự phòng là khoản tiền được trích lập dé dự phòng cho những ton thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm Dự phòng rủi ro gôm có dự phòng chung va dự phòng cụ thé theo đó dự phòng chung va dự phòng cụ thé được hạch toán vào chi phí hoạt động của ngân hàng Như vậy, một khi đã tính vào chi phí hoạt động, các khoản dự phòng chung va dự phòng cụ thé là có lợi cho ngân hàng, bảo vệ ngân hàng khỏi bị rủi ro tối đa.

Thir tw, các quy định về mua bán nợ Khung pháp lý về hoạt động mua bán

nợ đang được hoàn thiện trên cơ sở sự ra đời của Công ty quan lý tài san VAMC.

Pháp luật về nợ xấu điều chỉnh vấn đề này nhăm mở ra thị trường mua bán nợ tại Việt Nam Hoạt động bán nợ cho VAMC trong thời gian gần đây đang là phương án xử lý nợ hiệu quả nhất nhăm mục tiêu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3%.

Thủ năm, các quy định về xử lý tài sản bảo dam Xử lý tài sản bảo đảm là hệ quả pháp lý của hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, day đủ nghĩa vụ của bên bảo đảm với bên nhận bào đảm Việc xử lý tài sản bảo đảm có thể do các bên tự thỏa thuận chủ động bán dé trả nợ, bán qua tổ chức đấu giá độc lập hoặc thanh lý qua thủ tục tố tụng dân sự, thi hành án, hoặc chuyển giao cho bên nhận bảo đảm dé can trừ nợ

Thứ sáu, các quy định về thủ tục xử lý nợ xấu Các quy định này bao gồm thủ tục xử lý nợ khi các bên có thể thỏa thuận và khi các bên không thể thỏa thuận.

Việc xử lý nợ theo thỏa thuận được quy định rõ ràng khi các bên tham gia vào quan

hệ tín dụng và được cụ thể hóa bằng hợp đồng tín dụng Khi nợ xấu phát sinh, nếu thỏa thuận được hai bên sẽ căn cứ vào hợp đồng tín dụng và các quy định pháp luật về nợ xấu có liên quan dé xử lý Trường họp hai bên không thé thỏa thuận, pháp luật về nợ xấu và xử ly nợ xấu cũng quy định những cơ chế xử lý khoản nợ thông qua con đường tố tụng tòa án hoặc trọng tài hoặc sử dụng các chế tài khác phù hợp

theo quy định của pháp luật.

Trang 32

1.2.4 Các yếu tô tác động ảnh hưởng đến pháp luật về nợ xấu trong hoạt

động cho vay của ngân hàng thương mai

Môi trường pháp lý điều chỉnh các vấn đề liên quan đến nợ xấu là tổng hợp các yêu tô pháp ly có tác động và bị tác động ngược trở lại bởi các yếu tố chính sách kinh tế, lợi ích của các bên trong quan hệ tín dụng môi trường xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, yêu tỗ chính sách kinh tế của chính phủ và lợi ich của các bên

trong quan hệ tín dụng và các bên có liên quan.

Trong nền kinh tế thị trường, chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ đóng vai trò quyết định đối với hoạt động của nền kinh tế quốc dân nói chung và lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, tín dụng của các ngân hàng thương mại nói riêng qua đó tác động trực tiếp đến xu hướng lập pháp các quy phạm pháp luật về nợ xấu.

Chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ bao gồm các chính sách về kinh tế, tài chính tiền tệ, kinh tế đối ngoại Chỉ cần chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và người chịu tác động trực tiếp là các ngân hàng thương mại và hoạt động kinh doanh của ngân hàng khác nhau luôn gắn bó mật thiết với hoạt động của các doanh nghiệp Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đây sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả,

giá tri thang dư được tạo ra nhiều, dòng tiền lưu thông tốt sẽ làm cho tình trạng nợ

xấu suy giảm, các chính sách quy định pháp luật về nợ xấu sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với chính sách, tình hình kinh tế tại từng thời điểm Có thể nói, nếu kinh doanh tốt, dòng tiền tốt, lợi ích các bên được bảo đảm thì tỷ lệ nợ xấu luôn nằm trong ngưỡng an toàn mà pháp luật về nợ xấu tại thời điểm đó quy định, các quy định về ngưỡng an toàn tối thiêu, tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ có sự điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế, nguồn tiền, dong tiền lưu thông giữa khách hang và Ngân hàng thương mại Các quy định về xử lý tài sản bảo đảm và thủ tục pháp lý xử lý nợ sẽ có xu hướng điều chỉnh theo hướng nới lỏng hơn.

Môi trường kinh tế ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công đối với người cho vay Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh cũng ảnh hưởng tới lợi nhuận của người vay và do vậy cũng quyết

định khả năng trả nợ của người đi vay Trong thời kỳ khủng hoảng khả năng hoàn trả

của người đi vay giảm sút có thể băng không Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng

Trang 33

của khủng hoảng, tính chất của khủng hoảng và trường độ của khủng hoảng mà việc

ảnh hưởng lên khả năng thanh toán các khoản nợ cũng ở mức khác nhau Mức độ

khủng hoảng càng cao, giá trị hàng hóa, bất động sản cũng giảm do sức mua giảm sút Lợi ích giữa các bên liên quan trong quan hệ tín dụng tùy vào từng thời điểm sẽ có tác động đến pháp luật về nợ xấu Trong thời kỳ kinh tế phát triển, lãi suất huy động cao làm cho lãi suất cho vay cao mặc dù biên độ lợi nhuận của Ngân hàng

không tăng không giảm làm cho người đi vay thua thiệt vì phải vay lãi cao, lập tức

pháp luật về tài chính ngân hàng nói chung và pháp luật về nợ xấu nói riêng lập tức quy định về mức lãi suất cơ bản của ngân hang nhà nước dé tránh tình trạng kê trên.

Thir hai, yêu tô môi trường xã hội — hội nhập kinh tế quốc tế.

Những biến động lớn về kinh tế chính trị trên thế giới luôn có ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp và các ngân hàng từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến pháp luật về nợ xấu và quản lý nợ xấu Ngày nay, cùng với sự mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa chính trị giữa các nước đời sống kinh tế thế giới cũng có nhiều biến đôi Muốn phát triển kinh tế một cách toàn diện cần thực hiện mở cửa nền kinh tế để tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại trình độ lập pháp, quản lý kinh tế vĩ mô Việc gia nhập, hội nhập các tô chức như WTO, tham gia các công ước về kinh tế, tài chính ngân hàng tác động trực tiếp đến pháp luật về nợ xấu Hội nhập đặt ra yêu cầu cần có sự điều chỉnh về mặt pháp lý đề van dé minh bạch tài chính chuẩn nợ xấu tiếp cận được với chuẩn quốc tế dé hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung có sự phát triển bền vững và minh bạch.

1.2.5 Kinh nghiệm trong điều chỉnh pháp luật đối với nợ xấu trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mai ở một số nước trên thé giới và bài học

cho Việt Nam

Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cũng như lịch sử phát triển ngành tài chính ngân hàng chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng với quy mô không chỉ dừng lại ở mỗi quốc gia mà còn lan ra cả thế giới Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 hay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã đem lại cho các quốc gia nhiều bài học từ đó đúc kết được vô vàn kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với nợ xấu cho Việt Nam Trong khuôn khổ luận văn, tác giả xin nghiên cứu những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với nợ xấu tại Mỹ và Nhật Bản qua các giai đoạn của sự phát triển kinh tế với những ảnh hưởng khác nhau của nợ xấu.

Kinh nghiệm của Mỹ

Các khoản nợ xấu của NHTM Mỹ có mối liên hệ mật thiết với tình hình

Trang 34

khủng hoảng của nền kinh tế Khủng hoảng kinh tế Mỹ những năm 1990, khủng hoảng Dotcom 2000 hay khủng hoảng tin dụng bat động sản năm 2008 đều kéo theo tỷ lệ nợ xấu tăng vọt tại các NHTM ở Mỹ Cụ thé, ty lệ nợ mat vốn ròng trong giai

đoạn khủng hoảng 1990 là 1,6% - 1,9%, giai đoạn khủng hoảng Dotcom 2000 là

0,6% - 1.3% và giai đoạn khủng hoảng cho vay bất động sản năm 2008 tỷ lệ lên toi

2,8% [17, tr 86]

Việc phát sinh nợ xấu tại các NHTM ở Mỹ trong các giai đoạn ké trên là do một số nguyên nhân từ chính sách pháp luật về nợ xấu như sau:

Thứ: nhất, chính sách tín dụng của các NHTM Mỹ khá dé dai, lỏng lẻo và kém hiệu quả Các NHTM Mỹ đã vi phạm nghiêm trọng quy tắc đảm bảo an toàn

trong hoạt động tín dụng, sẵn lòng cho vay cả với những khách hàng có hạng mức

tín nhiệm dưới tiêu chuan, miễn là khách hàng đó chấp nhận chi phí cao Ngoài ra, những nới long của pháp luật Mỹ bat đầu từ thập niên 1980, chang hạn như việc hủy bỏ đạo luật Glass — Steagal von tách biệt NHTM chuyên thực hiện những hoạt động cho vay an toàn với ngân hàng đầu tư chuyên thực hiện những nghiệp vụ đầu tư rủi ro cao, đã góp phần khuyên khích hoạt động dau cơ và tạo điều kiện cho xung đột lợi ích phát triển.

Thit hai, các NHTM Mỹ quá lạm dụng đòn bay tài chính Các ngân hàng Mỹ đã sử dụng đòn bây tài chính quá cao, sẵn sang sử dụng vốn huy động để tài trợ cho

tăng trưởng tài sản quá lớn, gây rủi ro cho ngân hàng khi tài sản suy giảm Theo quy

định từ năm 1975, các ngân hàng đầu tư tại Mỹ không được phép có tỷ lệ đòn bây tài chính cao hơn 15 lần Tuy nhiên, từ năm 2004 Ủy ban chứng khoán Mỹ đã bãi bỏ quy định này, làm cho các ngân hàng có thể sử dụng đòn bây tài chính khá cao,

lên đến 30 lần, thậm chí hai đại gia bat động san Freddie Mac, Fannie Mae đã sử

dụng đòn bay lên đến 60 lần — cao gấp đôi so với các ngân hàng dau tư khác.

Thi ba, thiếu chính sách giám sát chặt chẽ từ phía các cơ quan quản lý Các NHTM Mỹ sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm, nới lỏng chính sách tín dụng dé theo đuôi mục tiêu lợi nhuận trước mat Điều này đã khiến nhiều khoản cho vay tiềm ấn rủi ro xuất hiện Không những vậy, khi thực hiện công nghệ “chứng khoán hóa các khoản cho vay”, các ngân hàng đã vô hình chung đưa rủi ro dịch chuyền từ hệ thống ngân hàng sang các tổ chức tài chính khác như công ty tài chính, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư Tất cả những trung gian tài chính này đều lao vào vòng quay chạy đua tìm kiếm lợi nhận cao trên thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán mà không gặp phải sự cản trở hay kiểm soát chặt chẽ nào từ

Trang 35

phía chính phủ Mỹ và Fed (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ).

Từ những nguyên nhân phát sinh nợ xấu ké trên, Chính phủ Mỹ đã có những điều chỉnh chính sách pháp luật về nợ xấu dé làm công cụ, phương pháp quản lý nợ xấu như sau:

Một là, cùng với các nước khác, Mỹ đã sửa đổi các quy định hiện hành dé bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền nhằm ngăn chặn nguy cơ rút tiền hàng loạt của dân chung trong thời gian ngắn (tăng mức bảo hiểm tiền gửi, hoặc cam kết bảo đảm an toàn tiền gửi và chi tra day đủ tiền gửi tiết kiệm cho dân chung, cho các ngân hàng và các tô chức tài chính vay tiền).

Hai là, tiễn hành quốc hữu hóa các NHTM trên diện rộng, nha nước mua lại các khoản nợ xấu của ngân hang, mua lại cổ phần chi phối và nam quyên điều hành Ngoài ra, chính phủ cũng khuyến khích các ngân hàng, các tô chức tài chính, doanh nghiệp mua lại các tô chức đồ vỡ và phá sản.

Ba la, NHTW tiến hành cơ cấu lại các ngân hàng và hệ thống tài chính trong nước; cơ cấu lại hệ thông quản trị các ngân hàng, đặc biệt là tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát Các NHTM quy định lại các hệ số bảo đảm an toàn, cơ cấu lại các khoản vay, cắt giảm nhân viên, tiết kiệm chi phí, chan chỉnh lại các quyết định nội bộ

Với việc chấn chỉnh và hoàn thiện hành lang pháp lý kế trên cho thấy vai

trò chủ đạo của Chính phủ Mỹ với khả năng “phán đoán” va “phản ứng”) kip thời

với những biện pháp xử lý nợ xấu một cách sáng tạo và hiệu quả, là bài học kinh nghiệm sáng giá cho công tác hoạch định điều chỉnh pháp luật về nợ xấu ở Việt

Nam [17, tr 90]

Kinh nghiệm của Nhat Bản

Trong hơn một thập kỷ ké từ năm 1990, ngành công nghiệp ngân hang ở Nhật Bản đã phải đương đầu với những khoản nợ khó đòi, bên cạnh những nguyên

nhân như quản lý rủi ro kém, việc tập quán kinh doanh dựa trên sự tin cậy lẫn nhau

hay sự tăng giá bất thường của các tài sản bảo đảm đặc biệt là bat động san thi

nguyén nhan lién quan đến chính sách pháp luật về nợ xấu của Nhật Bản giai đoạn đó cũng đóng vai trò lớn trong việc phát sinh nợ xấu tại nước này Cụ thể là:

Thứ nhất, chính sách tự do hóa tài chính những năm 1980 đã tạo điều kiện cho các tô chức tài chính nhỏ mở rộng phạm vi kinh doanh sang những khu vực mới như kinh doanh nhà đất Trào lưu này diễn ra cung cấp cho ngành Ngân hàng một lượng khách hang khống 16 Chính phủ đỡ bỏ cơ chế quản lý lãi suất và những rào cản cho vay phi ngân hàng nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các Ngân

Trang 36

hàng và khu vực tài chính Trước những động thái này, các Ngân hàng đã bắt đầu mở rộng các khoản vay mạo hiểm như cho vay tiêu dùng, cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khi các quy tắc điều hành và giám sát chưa kịp thay đổi với điều kiện

Thir hai, những thay đổi của thị trường vốn đã cho phép các công ty và tập đoàn lớn nhanh chóng chuyền sang thị trường mới — thị trường trái phiếu nội địa và thị trường trái phiếu Euro dé huy động vốn Sự thay đổi này khiến các Ngân hàng chính phải nhanh chóng chuyển hướng dòng vốn cho vay của mình sang các doanh nghiệp không đủ khả năng tham gia vào các thị trường vốn trong và ngoài nước — các doanh nghiệp vừa và nhỏ Kết quả là Ngân hàng có them những khách hàng là những doanh nghiệp phi sản xuất thay vì các doanh nghiệp sản xuất trước đây, hoạt động tín dụng chuyên từ khu vực ít mạo hiểm sang khu vực mạo hiểm hơn nhiều.

Thứ ba, thực té cho thấy, các Ngân hàng thương mại Nhật Bản chỉ dựa vào

tài sản bảo dam dé cho vay, không có sự kiểm soát các doanh nghiệp Không có sự quan tâm giám sát hay có chế tài pháp luật ép họ tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hoạt động tin dụng như: vốn vay phải được sử dụng đúng mục dich có hiệu quả; vốn vay phải được đảm bảo bằng giá trị vật tư hàng hóa tương đương; vốn vay phải được hoàn trả đủ cả gốc và lãi đúng kỳ hạn cam kết

Ngoài ra, hệ thống Ngân hàng Nhật Bản không chịu đổi mới phong cách

hoạt động, quản lý cũng như các loại hình dịch vụ Ngân hàng chỉ theo thông lệ từ

trước, theo chủ nghĩa kinh nghiệm vì vậy khi nền kinh tế vận động phát triển thì

các Ngân hàng vẫn dậm chân tại chỗ không thích ứng kịp, không dự đoán được

các rủi ro [4, tr 36]

Các điều chỉnh về mặt pháp luật, chính sách để đối phó và xử lý nợ xấu của

chính phủ Nhật Bản đã diễn ra như sau:

Một là, cũng giống như Mỹ, Nhật ban hành các đạo luật nhằm bảo đảm cho quyền loi của người gửi tiết kiệm như sửa đổi Luật bảo hiểm tiền gửi vào tháng 6 năm 1996 cho phép các khoản tiền gửi tại các Ngân hàng có nguy cơ phá sản được bảo hiểm cho tới tháng 3 năm 2001, lãi suất bảo hiểm tăng từ 0,012% tới 0,048% Cũng trong thời điểm này, chương trình PCA được thực hiện — một khuôn khổ pháp lý mới cho phép kịp thời thực hiện các biện pháp xử lý mức độ an toàn vốn giảm dưới tiêu chuẩn 8%.

Hai là, thực hiện tái câu trúc hệ thống ngân hàng Chương trình tái cau trúc

được thực hiện theo các bước chính: (i) Tái cơ câu tô chức với các hình thức sap

Trang 37

nhập, lập chi nhánh, liên kết với các đối tác trong và ngoài nước; (ii) Tái cơ cấu hoạt động nhằm nâng cao chỉ số lợi nhuận trên vốn tự có gom: giam chi phi hanh chính cho các cơ quan cao cấp, chi phí nhân su, chi phí hoạt động va các chi phí

hành chính hoạt động ở nước ngoài.

Thứ ba, nang cao vai trò của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) Một

trong những mắt xích quan trọng nhất của việc xử lý nợ xấu ở Nhật Bản là Ngân hàng Nhật Bản Theo Luật Ngân hàng Nhật Bản, nhiệm vu của BOJ là quan lý tiền tệ và nuôi dưỡng hệ thống tín dụng phù hợp với chính sách của Nhà nước Tuy nhiên, trong một thời gian dài, BOJ thiếu quyền tự chủ và hoạt động như một cơ quan trực thuộc Bộ Tài Chính và các chính khách của Nhật Bản Trước nhưu cầu gắt gao của việc xử lý nợ xấu, năm 1995 BOJ đã triển khai một loạt phương án như sau: Trước tiên BOJ đã trợ giúp các Ngân hàng thương mại trong van đề thiếu vốn băng cách giảm lãi suất triết khấu để bơm tiền cho các Ngân hàng thương mại Tháng 9/2015, BOJ đã hạ lãi suất xuống mức kỷ lục là 0,5% dé ngan chan suy thoái Tháng 2/1999 BOJ đã bắt đầu áp dụng chính sách lãi suất 0% va trở thành nước đầu tiên trên thế giới thực hiện chính sách này với hy vọng cứu cánh cho các Ngân hàng đang chim trong vũng lầy no nan Thứ hai, hàng năm BOJ luôn có kế hoạch mua lại cổ phần của các Ngân hàng và kêu gọi Chính phủ cho phép dùng tiền thuế dé trợ giúp các Ngân hàng xử lý nợ xấu BOJ luôn sẵn sàng cho các khoản vay nóng mua cô phiếu nhằm hạn chế mất mát, sụt giảm vốn của các Ngân hàng khi chỉ số cổ phiếu Nikkei sụp giảm liên tục [4, tr.39]

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Sau khi nghiên cứu và trình bày các xu hướng điều chỉnh pháp luật và nợ xấu ở một số nước trên thế giới như Mỹ và Nhật Bản, tác giả nhận thấy Việt Nam cần cú ý một số kinh nghiệm trong điều chỉnh chính sách pháp luật về nợ xấu như sau:

- Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo các đề án đã được chính phủ phê duyệt, phù hợp cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế nhăm tạo ra các ngân

hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh trên thị

trường trong nước và quốc tế.

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quan tri rủi ro, quản tri tai sản nợ, tai sản có, trích lập dự phòng, kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng theo chuẩn quốc té

- Tăng cường, củng có khả năng giám sát và dự báo của NHNN do NHNN

trước hêt là người đâu tiên nhận thức được quy mô rủi ro và khả năng bât ôn trong

Ngày đăng: 29/04/2024, 13:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan